1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc phưu lưu của chú lính chì dũng cảm (Bút ký của Coldman)

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Sweet_fa, 08/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Qc_Man

    Qc_Man Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Không biết à, thế thì cứ đọc tiếp đi rồi sẽ biết.
    Vụ này hoành tráng dữ, lâu lắm rùi mới có cái để đọc đây...
    Mùa này Paris vẫn còn tuyết à, Có người sẽ lạnh đây.
  2. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    ....................

    Hôm sau, tôi thức dậy vào lúc 8h30 khi mà tuyểt rơi như dày hơn hôm qua. Marc và tôi ăn sáng. Marc bảo ở Pháp, người ta ăn sáng bằng vài mẩu bánh mì với mứt, sau đó uống Cafe. Tôi không ăn bánh mì vì bình thường ở Hà Nội, tôi cũng không ăn sáng. Nhưng ngược lại, tôi uống 2 cốc cafe. Cafe ở Pháp phần lớn được nhập từ Châu Phi hoặc Nam Mĩ chứ không thấy nói đến Cafe Việt Nam cho dù Việt Nam là nước xuất khẩu cafe lớn thứ nhất nhì thế giới.
    Sau đó, chúng tôi đi ra ga gần nhà Erick để mua vé tàu đi vào Paris. Hệ thống đường sắt của Pháp rất phức tạp và bao gồm nhiều phương tiện giao thông. Có những phương tiện giao thông đường sắt chạy trong đô thị như metro (tàu điện ngầm), hoặc tramway (tàu điện chạy trên mặt đất). Có những tàu chạy ở cự li ngắn để nối trung tâm thành phố lớn với các đô thị ngoại vi. Có những tàu chạy cự li dài để nối giữa các thành phố với nhau. SNCF giống như một tổng công ty đường sắt Việt nam quả lý tất cả các phương tiện này và có một hệ thống quản lí bán vé, mua vé cực kì hiệu quả. Tàu đi từ ga gần nhà Erick đến Paris là loại tàu cự li ngắn. Chúng tôi sẽ cần mua vé tàu khứ hồi đến Paris và trở lại. Ngoài ra, chúng tôi cần mua một vé cho một ngày đi tàu điện ngầm (muốn đi bao nhiêu lần cũng được, chuyến nào cũng được). Toàn bộ chi phí là 13,/người (tức khoảng 260KVND). Với những chuyến tàu ngắn như thế này, không có người kiểm soát vé. Chúng tôi mua vé và đợi lên tàu. Không có rào ngăn như chúng ta vẫn thấy như ở Việt Nam vì sợ trốn vé tàu.
    Thông thường, đi tàu sẽ nhanh hơn đi ô tô thế nên Marc quyết định để ô tô ở ga. Trước đó, vào buổi sáng, đài thông báo sẽ có cuộc bãi công của những người làm trong đường sắt, chuyến tàu mà Marc lên kế hoạch 10 ngày trước bị huỷ bỏ và chúng tôi phải lên một chuyến tàu khác.
    Ở Pháp, bãi công xẩy ra như cơm bữa, đôi khi người ta không được báo trước về chuyện bãi công này. Trong sân ga hôm đó, có một chú Pháp tức điên người khi biết có bãi công và chuyến tàu của chú này bị huỷ bỏ.
    Các nhà ga ở Paris được bố trí hết sức hợp lí: các ga lớn cũng là đầu mối tàu điện ngầm để khi xuống ga, ta có thể chuyển ngay sang tàu điện ngầm đi tiếp. Tại mỗi ga tàu điện ngầm đều có người bán vé và các máy bán vé tự động. Tại chỗ bán vé, ta có thể xin bản đồ miễn phí về các tuyến xe điện ngầm ở Paris.
    Việc xác định cần phải đi chuyến tàu điện ngầm nào giữa hai địa điểm ở Paris nên được xác định trước trước khi đi. Điều này có vẻ giống như hệ thống xe bus ở Hà Nội nhưng ở Paris, hệ thống này phức tạp hơn rất nhiều. Trên mỗi tuyến tàu điện ngầm, cần phải xác định được một chuyến tàu cụ thể sẽ đi từ đâu đến đâu. Điều đó sẽ giúp ích cho việc chọn cửa vào ga thích hợp. Việc kiểm soát vé trên các cửa ga tàu điện ngầm rất chặt chẽ. Khi có vé trong tay, bạn có thể đưa vào máy kiểm tra rồi lấy lại vé.
    Tuy nhiên, vẫn có thể gian lận. Một lần, Marc không tìm thấy vé ngày (nghĩa là vé đi trong ngày) của mình trong khi tôi đã vào trước, tôi tuồn vé ra đưa cho Marc dùng. Nhưng hệ thống không cho phép qua. Có lẽ đó là vì khoảng thời gian giữa hai lần kiẻm soát một thẻ gần nhau quá. Nếu khoảng cách giữa hai lần mà lớn thì có lẽ mọi thứ đều ổn. Lần khác, Olivier không muốn mua vé trong khi tôi có vé ngày, thế là Olivier đi sát phía sau tôi và cả hai cùng qua cửa dễ dàng. Tất nhiên, những người khác quay lại nhìn và bạn sẽ không cảm thấy dễ chịu tẹo nào.
    Lên trên mặt đất, chúng tôi đi thăm Invalides trong khi tuyết rơi tầm tã, có vẻ nặng hơn hôm qua. Invalides là nơi ở của Napoleon và các tướng tá Pháp. Xung quanh có hào bao bọc với các khẩu đại bác vươn nòng. Chúng tôi đi thăm một vài nơi khác nữa mà tôi không nhớ tên trước khi ăn trưa tại một nhà hàng có bán thức ăn nhanh ?" sandwich. Đó là nhà hàng của một người Do Thái với chiếc mũ chỏm trên đỉnh đầu. Các món ăn ở các nhà hàng ở Paris thường có những tên nghe rất lạ do chính nhà hàng đặt ra. Ví dụ, trong quán này có sandwich tên gọi là Formule Etudiant bao gồm một Sandwich và một đồ uống. Giá mỗi suất là 6.5, mà hôm đó, tôi nhận tôi sẽ trả tiền. Tiếc đứt hết cả ruột. Về chuyện tiền nong, Marc bao tôi hết cả. Ngoài việc ăn ở miễn phí trong nhà, tiền xăng xe, tàu xe... Marc đều nhận trả. Từ khi ở Paris, tôi mới trả tiền mua vé tàu 13, và lần này tiền ăn khoảng 14, cho hai người. Khi tôi nói tôi sẽ trả tiền ăn, Marc hỏi lại tôi: «Hải, mày có rất nhiều đấy hả». Tôi trả lời: «Không, nhưng tao nghĩ nên làm như vậy». «Tại sao?» - Marc hỏi. Tôi bảo, tôi không biết ;-).
    ..................
  3. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    .......................

    Sau đó, chúng tôi lại chui xuống đất, bắt tàu điện ngầm và đến ga Louvre. Các ga tàu điện ngầm ở Paris nói riêng, các ga tàu ở nước Pháp nói chung đều có tên gợi đến địa danh có ga đó. Ga Louvre cho phép ngay lập tức chui lên khỏi mặt đất là vào đến cửa Viện bảo tàng Louvre.
    Olivier đang đợi tôi ở đó. Tôi, từ đó, dưới trách nhiệm hướng dẫn của Olivier. Đó là một người Paris nói tiếng Pháp rất chuẩn và dễ nghe. Có lẽ Olivier đã được Marc yêu cầu từ trước, không để tôi trả tiền cái gì. Vào Louvre, giá vé vào cửa là 8.5, và Olivier là người trả. Bù lại, thật không lãng phí chút nào khi vào Louvre. Đó là một cuốn sách về lịch sử và nghệ thuật vĩ đại. Lịch sử từ hơn 4000 năm trước công nguyên đến tận sau thời kì phục hưng đã được giới thiệu thông qua các tác phẩm nghệ thuật.
    Chúng tôi không có nhiều thời gian nên chỉ tham quan được 3 khu vực: Khu vực tượng của thời kì La mã, Khu trưng bày tranh và khu trưng bày các di vật của thời kì Ai Cập cổ đại của các Pharaon. Các bức tượng La mã đều được làm từ đá cẩm thạch, nghệ thuật đạt được độ tinh xảo cao. Có những bức tượng mô tả thần Zớt, có những tượng mô tả các hoàng đế La Mã, cũng có những bức tượng mô tả các nô lệ. Tôi đã có dịp vào Non Nước-Đà Nẵng xem đẽo đá và càng nhận thấy sự tài hoa của các nghệ sĩ châu âu vào khoảng năm 500 sau công nguyên. Có những nguyên bản của những bức tượng tôi vẫn hay gặp. Tượng thần vệ nữ nguyên bản cũng không có tay nhưng nó khác hẳn so với những thứ mà ta vẫn thường thấy: độ tinh xảo, sự khéo léo và vẻ đẹp của bức tượng. Có những bức tượng rất to mà trông vẫn rất tự nhiên, chứ không gò bó hoặc tạo cảm giác sẽ không có người thật như thế.
    Chúng tôi đi sang khu vực trưng bày tranh ?" nơi trưng bày rất nhiều tranh được vẽ từ trước công nguyên cho mãi tới tận thời kì thế kỉ 16. Bức tranh được nhiều người quan tâm nhất đó là bức tranh của về Monalisa mà trong tiếng Pháp người ta gọi đó là Joconte. Olivier lắc đầu nguầy nguậy khi tôi hỏi tại sao nhiều người quan tâm đến nó như vậy. Tôi biết đến bức tranh này với hai điểm đặc biệt: 1-mắt nàng Monalisa sẽ nhìn vào bạn cho dù bạn đứng ở bất kì vị trí nào phía trước nàng, 2- bạn sẽ có cảm giác rằng nàng đang cười với bạn. Tôi đã thử và tôi đảm bảo điều thứ nhất là đúng. Nhưng với điều thứ hai, tôi không biết, thỉnh thoảng, tôi cũng thấy nàng cười với tôi thật. Thực ra, xem các tranh của Leonardo de Vinci, bạn đều có thể nhận ra đôi môi đó, cái mồm đó đang mỉm cười thầm kín với bạn. Có lẽ đấy là hai điều làm cho «Joconte» khác với những bức tranh khác.
    Có một điều tôi thắc mắc: nàng Monalisa là Madame hay Mademoiselle? Olivier chịu chết, Marc chịu chết. Đến bây giờ tôi cũng vẫn chưa biết!
    Bỏ lại nàng đằng sau, chúng tôi tập trung vào bức tranh Jesus hồi nhỏ đang được mẹ bế trên tay. Mẹ Jesus là một cô gái xinh đẹp, nó có thể làm cho bạn muốn ăn tươi nuốt sống được. Olivier bảo còn bức tranh nữa về nàng và thế là chúng tôi tìm nàng và chiêm ngưỡng.
    Tôi bảo Olivier rằng tôi muốn xem các tượng Ai Cập cổ đại. Cậu ta dẫn tôi đến khu vực đó. Các tượng thời kì này rất nhỏ và chủ yếu mang tính hình hượng chứ không mang tính mô tả. Tôi nhìn thấy các quan tài bằng đá trên đó có khắc hình và các kí tự. Có một điều tôi chưa hiểu nổi: sự khác biệt giữa các tượng đầu người, thân động vật (như tượng nhân sư) với các hình vẽ thân người đầu động vật. Olivier cho biết các hình thân người,đầu động vật là biểu tượng của thần linh...
    Điều thôi thúc tôi nhất khi đi vào khu vực văn hoá Ai Cập cổ đại là phải tìm cho được xác ướp Ai Cập. Tôi đã thấy! Tôi đã chụp ảnh với xác ướp! Tôi có dặn Olivier rằng một ngày nào đó cậu ta viết thư cho tôi mà không thấy hồi âm, tức là khi đó xác ướp đã đưa tôi đi rồi -malédiction
    ....................
  4. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    ..........................
    Tôi rủ Olivier đi uống cafe tại một quán Cafe gần bảo tàng Louvre. Đi ra khỏi cửa bảo tàng - một cửa khác so với cửa khi chúng tôi vào từ tàu điện ngầm - mới thấy bên ngoài bảo tàng louvre cũng rất tuyệt. Hoa văn của các cột, các bức trạm trổ trên tường hết sức tinh tế. Ngay gần bảo tàng, có một cửa hàng chuyên bán các cổ vật của tất cả các thời. Tôi nhìn thấy các quan tài đựng xác ướp, các bức tượng thời Ai Cập cổ đại, các bức tượng thời La Mã và cả các tác phẩm nghệ thuật thời phục hưng. Một số trong số đó là các tác phẩm chế bản, còn lại là những nguyên bản. Tất nhiên, giá của chúng sẽ không cho phép chúng ta mang chúng về nhà.
    Chúng tôi uống bia trong quán cafe - một cốc bia Carlsberg cho mỗi người. Cafe ở Paris giá khoảng từ 1-3,/ly. Cái tên nghe càng lạ, giá của nó càng đắt. Giống như món ăn, có rất nhiều kiểu pha chế cafe khác nhau và mỗi quán cafe đều nặn ra một cái tên lạ hoắc để rút tiền từ túi khách hàng. Một cốc bia, giá khoảng 4,. Như thế là rất đắt, về sau, tôi đi siêu thị ở Grenoble thì thấy chỉ phải mất có hơn 3, là có được một kiện Heineken gồm 6 lon loại 0,33 lít. Nghĩa là giá mỗi lon chỉ khoảng hơn 10 000VND, tương đương thậm chí còn là rẻ hơn ở Việt Nam. Có lẽ, khi tôi về Việt Nam, bụng sẽ to hơn rất nhiều vì uống bia là hợp lí nhất.
    Chúng tôi nói đủ thứ chuyện: chuyện chính trị, chuyện kinh tế, chuyện về nước Trung Quốc vĩ đại, chuyện về các khu phố đặc biệt ở Paris. Olivier kể chuyện về một khu rừng ở trong Paris mà ở đó buổi tối toàn gái điếm. Rồi cậu ta kể về những thành phố châu âu mà cậu ta đã đi. Cậu ta chưa đi Barcelona nên tôi đề nghị vào mùa hè, cậu ta sẽ cho tôi tham gia nhóm bạn cậu ta đi đến đó...
    Tôi nhận thấy xung quanh đầy mùi thuốc lá. Đó là do những người ngồi xung quanh đang hút thuốc. Có một điều thường thấy trong các quán cafe ở đây là người ta thường chia không gian thành hai phần: có hút thuốc và không hút thuốc. Nhưng thực tế, theo Olivier nói, chẳng có ai, nhất là những người hút thuốc thèm để ý tới điều đó cả.
    Chúng tôi rời khỏi quán và đến điểm hẹn gặp Michèle tại một quán cafe khác gần ga, nơi mà tôi sẽ bắt tàu về nhà Erick. Chẳng phải đợi lâu, chúng tôi đã gặp Michèle ở đó và thế là lại đi vào một quán cafe khác. Chúng tôi gọi trà, một loại trà giống như lipton nhưng của một hãng khác mà tôi không nhớ tên. Giá của cốc trà như vậy là khoảng 4,.
    Tôi trao quà cho Olivier và Michèle. Họ rất thích các sản phẩm này. Chúng tôi lại nói chuyện tiếp, những thứ liên quan đến tôi và liên quan đến Việt Nam. Olivier luyện tiếng Pháp cho tôi bằng cách bảo tôi kể lại những thứ tôi đã nhìn thấy ở Louvre khi Michèle đặt câu hỏi về hoạt động của tôi ở Paris. Chúng tôi rời quán và cả hai giúp tôi tìm thấy chuyến tàu trở về nhà Erick. Tôi tạm biệt họ, hẹn gặp lại và lên tàu.
    ..............
  5. IG_Shit

    IG_Shit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    2.201
    Đã được thích:
    1
    Chúc coldman "đi đến nơi,về đến chốn" hehe kheo khéo ko lại vương vấn bởi ánh mắt xanh hay mái tóc vàng nào đó mà lại quên béng mất cái vị ngọt khé cổ của cục đường phèn,nhờ Sweet nhờ
  6. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    .....................

    Chuyến tàu trở nên rất đông do hành khách phải dồn lại vì cuộc bãi công. Mặt khác, lúc đó là 6h42 cũng là lúc mà người ta bắt đầu đi làm về. Tôi quên mất tên của ga cần đến (Không phải đơn giản khi phải nhớ một cái tên Pháp vừa dài vừa khó đọc)! Tôi bắt đầu lo lắng vì ga đến của tôi không phải là ga cuối cùng. Không khéo, tôi sẽ được đưa đến một thành phố khác lạ hoắc. Nhưng tôi chợt nhớ ra giờ đến ga của chuyến tàu là 19h50. Và thế là đủ để tôi yên tâm vì các chuyến tàu ở Paris (những nơi khác thì tôi không biết, ở Grenoble tàu điện nổi hoặc xe bus thường xuyên đến trễ giờ đến cả chục phút) thường đến và đi rất đúng giờ. Nghĩa là khi tàu dừng ở một ga nào đó mà đồng hồ chỉ 19h50 cộng/trừ 1 phút thì chỉ việc xuống tàu và yên tâm là đã đến đúng ga.
    Giống như khi đi với Marc lúc đến Paris, không có ai hoặc cái máy nào kiểm soát vé của tôi. Đến nơi tôi phải đợi mất một lúc trước khi Erick, thay Marc đến đón tôi ở sân ga.
    Erick từng tốt nghiệp kĩ sư về Công nghệ thông tin, nay đang đứng đầu một nhóm lập trình của hãng Pơ-giô-Citroel (Tôi quên mất từ này trong tiếng Pháp). Lương hiện nay của Erick, theo Marc cho biết, là khoảng 2500,/tháng sau thuế. Công việc của Erick hiện nay là quản lí ngân sách của nhóm, phân công công việc cho từng thành viên. Các phần mềm do nhóm thực hiện được dùng cho các đại lí phân phối ô tô trong các hoạt động sau khi mua hàng... Chúng tôi nói chuyện một hồi về chuyên môn thì về đến nhà. Marc đang đi đâu đó ra ngoài, tôi trèo lên phòng chuẩn bị gói ghém đồ đạc cho ngày hôm sau đi Grenoble. Đợi đến lúc Marc về, Erick đã chuẩn bị một bữa tiệc nhỏ chiêu đãi tôi.
    Chúng tôi khai vị bằng rượu mạnh, một loại whisky của scotland mà tôi chưa từng biết với đồ ăn cùng là một loại biscuit mặn. Khi đó chúng tôi còn đang ngồi ở phòng khách và xem tivi. Vừa uống, Marc vừa kể lại những chuyện đã làm trong ngày. Erick và Christine ngồi nghe chăm chú. Trông họ thật đầm ấm. Bước tiếp theo trong bữa ăn là chúng tôi ra bàn ăn và ăn món chính. Đó là món FONDUE, trong từ điển Pháp Việt nghĩa là ?omón pho mát rượu(để nhúng bánh mà ăn)?. Thực tế đúng là như thế: format được đun nóng chảy, bánh mì được cắt từng miếng nhỏ đủ nhét vào mồm. Khi ăn, lấy dĩa cắm vào miếng bánh mì rồi nhúng vào phomát chảy sao cho fomát bao bọc xung quanh miếng bành mì, để nguội một chút rồi cho vào mồm mà ăn. Chiếc nồi đun format giống như nồi lẩu nên khi chưa tra từ điển tôi cứ nghĩ đó là món lẩu format ;-)! Món ăn này thường kèm theo thức uống là rượu vang trắng. Ăn xong, Erick mang món tráng miệng là kem chocolat và mấy quả táo, quýt. Cuối cùng, khi ăn hết, Erick lấy thêm một chút rượu lên men từ hoa quả. Đấy là rượu nặng, lên tới 45o. Nhưng mùi rượu rất thơm.
    Marc khi đến Việt Nam đã ăn cơm ở nhà tôi vào một ngày cuối tuần. Mọi thứ hoàn toàn khác so với một bữa tiệc ở đây. Hồi đó, ở nhà tôi, tất cả nhà tề tựu. Các anh, chị tôi cùng gia đình của họ đều có mặt. Đó là hình ảnh của một gia đình đông đúc: 3 đứa cháu là trẻ con, người lớn có đến 5 cặp (của 4 đứa con và bố mẹ tôi). Ngoài ra, có vài người anh em họ hàng gần. Thức ăn ở nhà tôi được bày ra rất nhiều, nhiều món, nhiều đĩa, nhiều bát. Đồ uống thì hoặc là rượu, hoặc là bia, không theo thứ tự nào hết. Marc rất ấn tượng về tất cả những điều đó và nói với tôi rằng sẽ tổ chức một bữa tiệc gia đình như vậy khi tôi sang. Tôi tưởng tượng ra cảnh thức ăn thừa mứa ở nhà Marc, với rất nhiều món được chuẩn bị để đáp lại buổi tiệc ở nhà tôi. Nhưng không, buổi tiệc ở Pháp là như thế và chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều trong khi ăn (có lẽ rượu đã cải thiện tiếng Pháp của tôi chăng?!!).
    Khi buổi tiệc kết thúc, Marc dặn tôi rất nhiều về những thứ ở Pháp như trộm cắp, giao thông,... Nhất là chuyện trộm cắp, Paris là số một. Phần lớn những chuyện trộm cắp đều là do dân Ả Rập gây ra. Tại những nơi công cộng như bến tàu, các điểm du lịch,... trộm cắp như rươi. Có lần, tại một ga tàu điện ngầm, Marc chỉ cho tôi thấy cảnh một tên Arập da đen một tay đang ôm cô bạn gái da trắng, tóc vàng còn tay kia thò vào túi móc lấy ví. Ở các ga điện ngầm có các camera tự động theo dõi. Thỉnh thoảng, tôi nghe thấy tiếng loa thông báo đề nghị hành khách cẩn thận vì vừa có một vụ móc túi xẩy ra. Erick cũng khuyên tôi như thế, cần phải phải cất tiền tại những nơi như túi áo trong. Erick còn bảo tôi dùng cái thắt lưng của anh ta mà anh ta đã dùng khi sang Canada. Phía mặt trong của cái thắt lưng có một cái khoá (giống như khoá quần) cho phép mở ra để nhét tiền vào mặt trong của thắt lưng. Ngoài ra, khi đi ra nơi công cộng không được lôi ra nhiều tiền.
    Sáng hôm sau, tôi thức dậy lúc 6h00 sáng để chuẩn bị đi ra ga ở Paris để lên tàu đi Grenoble lúc 8h30. Marc đưa tôi ra ga bằng ô tô, mất khá nhiều thời gian so với khi đi tàu. Tuy nhiên, đó là lựa chọn phù hợp hơn cả vì với hai túi xách và 3 vali, sẽ thật khó xoay xở khi phải đổi tàu liên tục. Tôi ra ga và lên tàu, mọi thứ đều ổn. Sau 3 giờ đồng hồ, tôi đã đến Grenoble. Dọc đường đi, cảnh vật thay đổi theo hướng mọi thứ đều sáng hơn: đó là do tuyết. Ở Grenoble, tuyết rơi rất dày. Cảm nhận đầu tiên của tôi là thành phố này rất dễ chịu. Tôi sẽ ở đây 6 tháng và sẽ khám phá dần thành phố này.
    Thế là hết hai ngày ở Paris. Không nhiều lắm nhưng tôi đã hiểu hơn về Văn hoá Pháp, về cuộc sống trong gia đình ở Paris. Tôi sẽ trở lại nơi đây, chí ít là trước khi tôi trở về Việt Nam vì đằng nào tôi cũng sẽ phải qua sân bay Charles De Gaulle. Marc và Olivier đã chỉ cho tôi thấy sự nhiệt tình của những người bạn Pháp. Tôi cảm thấy mình được coi trọng cứ như sang Pháp để làm vua vậy! Hồi trước, khi Marc đến Việt Nam vào dịp Tết, có lần tôi đã hứa đưa Marc ra sân bay để về Pháp, những rút cục, tôi đã ngủ dậy muộn và khi đến nơi chỉ kịp chào Marc trước khi xe ô tô chở Marc về Nội Bài. Nghĩ lại, thấy mình thật đáng xấu hổ.
    Có thể một thời gian nữa cảm nhận về Paris và nước Pháp nói chung của tôi sẽ khác. Nhưng không sao, tôi cứ viết để ghi lại những cảm xúc và những kinh nghiệm của mình ở nơi đây sau mấy ngày đầu. Hãy nhớ rằng, tôi đang trở nên yêu nước Pháp. Hãy đợi một thời gian nữa xem sao!
    Hết./.
  7. Qc_Man

    Qc_Man Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nhớ đã từng đọc ở đâu đó Monalisa là một thiếu phụ, vì khi được đề nghị vẽ bức tranh này, bà/cô/nàng là vợ của một quý tộc, tuổi gần 30
  8. XIM

    XIM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Hì hì đọc những cảm nhận của Coldman rất hay và rất tinh tế, thú thật là tớ cũng ko cảm nhận được nhiều như CM ngay cả trong lần đầu tiên đến Pháp. Tớ chỉ nhớ là lần đầu tiên đó ngày nào cũng mệt phờ, đi khắp đó đây Paris, ngày nào cũng mệt phờ và ngày nào cũng kết thúc công việc của một "TA ba lô" bằng một bát phở Hùng ở quận 13. Lần đầu tiên ăn bát phở to như cái chậu, choáng vì nó to thôi còn vị của loại phở đó thì hệt như phở bạn vẫn ăn trong SG vậy, ăn kèm rau thơm, giá và tương đen, tớ thích uống cả sữa đậu nành ở đó nữa hì hì. Phở ở quận 13 ko ngon như ở HN nhưng lâu ko ăn cũng thấy nhớ, ở đây tớ chỉ thích mỗi phở và fondu chinois (gọi là lẩu nhưng vị cũng khác nhiều).
    CM rất may là được thưởng thức cuộc sống hàng ngày của người dân Pháp, tớ cũng đã phải ở famille d''accueil một thời gian nên thấy rằng, thường thì khi có khách họ mới làm một bữa ăn lình đình và hoành tráng theo đúng kiểu truyền thống của Pháp (plat tra***ionnel) thôi, như bữa mà CM được ăn ý, còn bình thường họ cũng ăn uống đơn giản nhanh gọn lắm, thậm chí là pizza hay fast foods nữa.
    Một bữa ăn truyền thống được bắt đầu bằng "apéritif" với rượu mạnh "spiritueux" như Pasti, uống kèm với các loại nuts hay chips hay một loại bánh ngũ cốc mặn, sau màn rượu này là đến "entrée" thường là salade, tiếp đó là đến món chính "plat principal" có thể là thịt, cá hay gì đó khác, với dân Pháp thì fo-mat "fromage" là món ko thể thiếu để kết thúc plat principal, ăn kèm với bánh mỳ, có rất nhiều loại fromage có gout khác nhau, nhẹ như Etorki hay Emmental còn mạnh như Camembert hay cả Roquefort, ở nhà mình chỉ có bò cười "la vache qui rit" thì ở Pháp ko được gọi là chuẩn fromage hì hì nhưng mà tớ vẫn măm suốt vì dễ ăn. Sau fromage là đến "dessert" có thể là kem, hoa quả, bánh, sữa chua, kem tươi, caramel .. nói chung đồ tráng miệng của Pháp thì phải nói là tuyệt cú mèo!! Kết thúc bữa ăn là màn "digestif", bạn dùng một loại thức uống thật mạnh như là ******** hay Absolut, cái này giúp tiêu hoá tốt bữa ăn lặc lè của bạn vừa rồi, để bữa ăn thực sự kết thúc, người ta dùng trà hoặc cà phê
    Một điều nhỏ mà tớ nhận thấy là khi có khách mời, bao giờ cả nhà chủ nhà cũng đợi bạn và mọi người khác ăn xong từng lượt món một rồi mới mang món tiếp theo ra, vừa ăn vừa nói chuyện chính vì thế mà bữa ăn của họ thường mất cả buổi và họ rất enjoy nói chuyện trong khi ăn, họ có thể nói về bất cứ thứ gì ở trên đời, thật ra khi mình còn e dè cứ sợ nói chuyện linh tinh họ ko quan tâm nhưng thực sự bọn Pháp là bọn buôn chuyện trời ơi nhất so với đám foreigners mà tớ từng quen.
    Tớ cũng rất thích món fondu mà CM đã được nếm, Pháp cũng có nhiều món ngon nhưng thực sự tớ vẫn thích đồ ăn châu Á hơn vì nó đậm đà, gia vị nhiều chua cay mặn ngọt, lâu ko ăn là thấy nhớ hic hic
    Đọc bài của CM thấy lại được một số cảm giác tớ cũng đă trải qua, CM thấy món nouille thế nào? đã thử ăn kebad của người Thổ Nhĩ Kỳ thường bán trong các hiệu ăn của người Ả Rập chưa? Các cửa hàng mà có các khối thịt nướng to và quay quay ý, tớ cũng thích món này hì hì tớ thấy trong văn hoá của người Ả Rập và Châu Á có rất nhiều nét tương đồng, ẩm thực cũng vậy, nấu nướng cầu kỳ và dùng rất nhiều gia vị, rất ngon, chỉ có điều họ ko ăn thịt lợn hic hic chúng ta thì măm tuốt
    Khi vào cửa hàng mua sandwich làm sao CM biết được ông chủ là người Do Thái? Tớ chỉ phân biệt được người Do Thái qua tên họ của họ thôi, và thường thì họ cũng che giấu tất cả các yếu tố để nhận biết họ là người Do Thái, dù cùng chung một nguồn gốc nhưng người Ả Rập trông lại khác hẳn, Do Thái trông gần giống như người Ả Rập thiểu số gốc Barbarre ý, da sáng, tóc sáng và mắt sáng, thậm chí mắt xanh. Hôm trước tớ xem tivi có một nhân vật hài kịch nói là người do thái thì chạy ko nhanh bằng người châu Phi vì người do thái có nhiều tiền để trong túi nên nặng ko chạy nhanh được, ko phải tất cả nhưng người Do Thái ở đâu cũng được biết đến là những người giàu có và làm ăn buôn bán giỏi, đầu óc thông minh sáng láng (Albert Einstein chẳng hạn)
    Khi đi tàu điện ngầm, nếu CM có vé abonnement, nếu muốn cho người khác dùng thì giữa hai lượt dùng phải chờ khoảng từ 2-5 phút, nhưng phải cẩn thận vì bọn contrôleurs nó bắt được nó phạt thì khổ
    Bên này dân mình sang đi uống cà phê toàn chê là nhạt nhẽo, đúng thế họ đâu có uống loại cà phê Trung Nguyên chim sẻ đánh số như ở nhà, chúng nó uống xong chắc say lăn quay mất hì hì, ở đây họ chỉ xài Capuccino hay Espresso, loại đấy thì tớ cũng uống được hì hì
    Ở Pháp thuốc lá đắt kinh khủng vì thuế cao, nói chung ở Châu Âu là đắt, Scotland cấm thuốc lá ngay cả trong các nhà hàng quán bar chính vì thế bọn bạn tớ toàn mua thuốc lá lậu từ khu vực của người A Rập (bên này gọi là bọn Rệp), hay là chúng no mua gói lá thuốc và vỏ thuốc rồi tự cuốn (như nhà mình ngày xưa ý), thuốc lá đắt thế nhưng bọn trẻ trẻ hút nhiều kinh khủng, vào các pubs hay bars khói mù mịt, mùi thuốc ám đầy người, bọn bạn gái của tớ thì phải 90% là nghiện thuốc, thậm chí còn hút cả canabis hay marriwanna, hay bọn Scandinavians toàn dùng loại thuốc lá ngậm, thấy chúng nó nói rất ngon nhưng ngửi mùi thì disgusting, tớ ko hề nói sai ... tất cả các loại này tớ chưa bao giờ thử, nói chung tớ cũng là loại ko biết kiềm chế, bản lĩnh kém, sợ thử rồi nghiện thì tiêu.
    Con của ông chủ nhà quen với CM tên là Erick hay Eric? Anh ý làm ở Peugeut Citroen, và bức tranh của Leonard Da Vinci vẽ nàng Mona Lisa tên là La Gioconde
    CM sang đó đi học ah? Hay đi làm hay công tác, trao đổi hay thực tập? Chúc CM có một chuyến đi vui vẻ và thành công nhé!
  9. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    GRENOBLE ?" THÀNH PHỐ CỦA SINH VIÊN
    Tôi đến Grenoble vào buổi trưa thứ sáu, trời âm u, tuyết rơi tầm tã. Trước khi sang đến Pháp, tôi đã đề nghị Giáo sư của tôi ?"Michel SIMONET - ra đón tại nhà ga. Tôi rảo mắt tìm kiếm một người Pháp mà trên tay có tờ giấy ghi chữ IFI. Không có ai như vậy. Tôi tiến bước ra cửa với đống vali kéo theo, khệ nệ và vật vã, nhìn quanh và trong đầu nẩy ra ý định gọi điện cho Michel vì tôi có vẻ như đang ở ?otrong trường hợp có vấn đề?. Phải mất tới 5 phút, tôi mới nhìn thấy một người đang tiến đến với vẻ mặt tìm kiếm. Tôi giơ cả hai tay lên trời vẫy và người kia, như một phản xạ tự nhiên, lôi tờ giấy ra giơ trước ngực. ..
    Thế là tôi đã bắt đầu những ngày ở Grenoble. Và tuần đầu tiên của tôi ở Grenoble cũng diễn ra tương tự như thế: lúc đầu là lạ lẫm, rối rắm sau đó là sự khám phá và cho đến lúc này, sau hơn một tuần ở Grenoble, tôi đã có những bữa ăn với đồ ăn hoàn toàn do tôi nấu, đã có thể nhớ những địa danh và đi đến đó và quan trọng hơn, đã giúp một thằng cùng lớp sang sau tôi được vài ngày.
    Phải nói rằng đây là chuyến đi đầy may mắn vì tôi đã được giúp đỡ rất nhiều ngay từ khi đến Pháp. Ở Paris, tôi có Marc, Olivier. Còn ở Grenoble, Michel là người đầu tiên trong số những người như thế. Chúng tôi chào hỏi nhau rồi Michel giúp tôi đưa vali, túi xách lên xe. Đấy là con người dễ mến, ngay từ cái nhìn đầu tiên tôi đã nhận ra điều đó. Michel vẫn còn đang đi làm nên chắc chắn là còn trẻ (tôi chưa hỏi tuổi). Nhưng bộ mặt của ông chứa đựng nhiều lo âu, tính toán. Michel là người đứng đầu nhóm OSIRIS thuộc phòng thí nghiệm TIMC, nằm trong trung tâm nghiên cứu IMAG ở Grenoble. Ông nhanh nhẹn và có chút hài hước, cho dù không nhiều nhưng rất quan trọng đối với một người làm việc quản lí.
    Việc đầu tiên mà chúng tôi làm là đi về khu nhà sinh viên Houille Blanche mà Michel đã dặt trước cho tôi. Tôi làm thủ tục nhận phòng. Cô thư kí của Houille Blanche khi biết tôi là sinh viên từ Việt Nam đã in cho tôi một bản danh sách những sinh viên Việt Nam đang cư trú tại khu nhà.
    Đó là căn phòng xinh xắn 12m2. Trong phòng có một chiếc giường đơn mà nếu bạn là người nằm ngủ không nghiêm túc, (tức là hay lăn lộn) thì sẽ lăn xuống đất trong khi ngủ. Đối diện với cửa ra vào là một chiếc cửa sổ chiếm một nửa bề ngang của căn phòng. Từ trên tầng bốn này, tôi có thể nhìn ra phía Bắc, phía Đông và phía Đông Nam của thành phố Grenoble. Đó là những phía có núi bao bọc và nếu thời tiết đẹp, trời quang mây thì cửa sổ của phòng tôi như một bức tranh sơn cước của Trung Quốc như ta vẫn hay thấy bày bán trên các vỉa hè Hà Nội.
    Giường được đặt sát tường và một đầu kê sát cửa sổ. Cửa sổ có một lớp rèm sắt phía bên ngoài, có thể cuộn lên được. Bên trong có cửa kính cách âm hai lớp. Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi thường cuộn rèm lên cao để sáng hôm sau, những tia nắng bình minh sẽ vào tận nơi đánh thức tôi . Đối diện với giường, ở phía bức tường bên kia là một chiếc bàn dài, cũng có một đầu nằm sát cửa sổ với một chiếc giá sách nhỏ đặt ở góc bàn. Cái bàn này dài hơn cả cái giường, nên một đầu, đoạn gần cửa sổ, tôi xếp các loại sách vở. Ở giữa là nơi làm việc: tôi hay ngồi ở đó với chiếc máy tính của mình. Đầu kia của chiếc bàn tôi dùng vào những việc khác như ăn uống (mặc dù việc ăn trong phòng không được kí túc xá khuyến khích lắm), để ấm chén uống nước, uống Cafê. Ngay tiếp cái bàn là một chiếc giá sách nữa, mà đúng hơn có thể gọi nó là một cái kệ. Trên đó cũng có các ngăn như giá sách, nhưng lại có các lỗ để có thể luồn dây điện qua. Người ta có thể đặt vào đó một cái đài, một cái tivi hoặc đầu đĩa,... Tôi thì thường đặt vào đó những quần áo cần phải giặt, hoặc quần áo đang mặc như áo len vì treo áo len lên mắc quần áo thì chẳng mấy chốc mà nó giãn hết . Ngăn cuối cùng của các kệ, tôi đặt vào đó giày, dép của tôi. Cuối đuôi giường, người ta đặt một chiếc tủ quần áo. Cái tủ này có nhiều ngăn, một trong các ngăn của nó rất cao cho phép treo quần áo, nếu không muốn gập vì sợ nhàu. Cái tủ được đặt cách giường một đoạn để sao cho người ta có thể đứng giữa tủ mà vẫn có thể mở toang cánh ra được. Bên cạnh cái tủ, phía lối đi ở giữa, người ta lắp thêm một cái giá nhỏ, có các ngăn mà tôi hay đặt vào đó những dồ uống như bia, sữa, nước. Chiếc tủ cùng với cái giá này giống như chiếc bình phong che bớt những cái nhìn có thể có từ phía cửa ra vào tới giường nằm. Có thể coi từ chỗ cái tủ trở vào phía cửa sổ là nơi hoạt động văn hoá, xưởng làm việc, nghỉ ngơi của tôi. Phía sau cái tủ là một chiếc chậu rửa mặt to với một chiếc gương chiếm toàn bộ phần diện tích tường còn lại. Dưới chậu rửa, có một tủ lạnh cá nhân, nơi tôi thường tống một đống thức ăn, rau quả mỗi khi đi chợ về. Cạnh chỗ đứng rửa mặt, phía sau cái giá sách gắn với tủ, có một cái kệ nữa mà tôi để đấy nào là bột canh, bát, đũa, ... tất cả những thứ có thể phục vụ cho ăn uống và vệ sinh. Khi mở cửa ra vào, người ta có thể nhìn thấy tất cả bát đũa của tôi. Phía bên kia cánh cửa, người ta cho tôi một chiếc giá treo quần áo mà mỗi khi đi về, tôi treo áo khoác. Những ngày này, nhiệt độ bên ngoài khoảng 7-8oC, trong khi bên trong được sưởi ấm đến hơn 20oC. Vậy nên, có thể mặc áo phông cộc tay với lại quần cộc trong nhà. Sàn nhà có trải thảm, có hôm có đứa bạn đến chơi, tôi đã trải cho nó một chiếc khăn trải giường xuống sàn cho nó ngủ ở đấy.
  10. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    ..............

    Nhà sinh viên Houille Blanche là một khu kí túc xá rất tiện nghi và được bảo vệ tốt. Tôi được phát một chiếc khoá phòng, một chiếc khoá hòm thư và một thẻ từ ra vào khu kí túc. Để đi từ ngoài đường vào đến phòng của tôi, tôi cần phải vượt qua 3 chiếc cửa quan trọng. Đầu tiên, tôi phải qua một chiếc cửa sắt dành cho người đi bộ từ ngoài đường vào trong khu nhà. Khu nhà này có đến 6 toà nhà và tôi thì ở khu F. Sau đó, tôi cần phải làm thế nào đó để đi được vào khu nhà F, rồi lên thang máy đến phòng của mình. Hai chiếc cửa này đều cần đến thẻ từ mới có thể mở được. Sau đấy, với chìa khoá phòng, tôi có thể vào phòng của mình. Thỉnh thoảng, khi đi về nhà, tôi thấy có những người đứng đợi trước cánh cổng sắt hoặc trước cửa vào khu nhà F. Họ đợi có ai đi vào để đi vào cùng. Đó thường là những người quên chìa khoá hoặc là bạn của những người trong khu nhà.
    Trong khuôn viên của khu nhà, có rất nhiều các tiện nghi dành cho giải trí. Có một phòng xem tivi mà cứ mỗi tối xem cúp C1 (ở Pháp là khoảng 8h tối), lại đông nghẹt người xem cho dù kênh truyền hình Pháp chỉ truyền hình trực tiếp các trận của các đội như Lyon, Paris St Germain, Bordeaux, Monaco,... - những đội Pháp đá cực dở!
    Bể bơi nằm ngay cạnh khu F, nhưng vào thời điểm này, người ta đang phủ bể bơi lại để tránh tuyết rơi vào. Giống như thế, sân chơi bóng chuyền, bóng rổ được biến thành bãi đậu ô tô của sinh viên vì vào mùa này, không thể chơi những môn thể thao đó dưới tuyết. Ngược lại, có những trò chơi ở trong nhà. Trong khu F, có các bàn bia, bàn bóng đá trên bàn. Ở một khu khác có các bàn bóng bàn...
    Về mặt vệ sinh, ăn uống mọi thứ cũng rất ổn. Trên mỗi tầng nhà có khoảng 20 phòng cho 20 sinh viên, có thể có thêm những người bạn đến ngủ nhờ. Mỗi tầng có 4 nhà tắm với vòi hoa sen, 4 lavabo và hai bếp. Trong mỗi bếp, có hai bếp điện, một chậu rửa hai ngăn: ngăn rửa rau và ngăn rửa bát. Ngoài ra, thú vị hơn là có một lò vi sóng và một lò nướng. Hàng tuần, sẽ có người đến quét dọn và làm vệ sinh trong phòng. Người ta sẽ hút bụi, vứt rác, lau bàn, lau gương, lau cửa sổ,.. Người ta cho tôi mượn bát, đũa, thìa, dĩa, cốc uống nước, nồi, chảo, chăn, màn, đệm... với điều kiện là tôi phải đặt cược cho họ một khoản tiền khá lớn, lên đến gần 600,.
    Sau mọi thủ tục về nhà cửa, Michel đưa tôi về phòng thí nghiệm để làm quen với mọi người. Lúc đó là vào khoảng 11h30 trưa thứ sáu. Tất cả vẫn chưa ai đi ăn cơm hoặc về nhà. Tôi đã gặp gỡ, chào hỏi tất cả họ. Họ rất dễ mến và cởi mở đối với tôi. Họ giới thiệu với tôi hàng loạt cái tên mà đến bây giờ tôi cũng chưa thể nhớ hết. Đó cũng là lúc giờ ăn trưa, Michel bảo với người quản trị mạng ở đó, Sylvain, dẫn tôi đi ăn trưa tại một nhà ăn sinh viên. Sylvain không phải là người grenoble, nhưng anh đã sống ở đây vài năm. Dọc đường đi, anh nói chuyện với tôi rất cởi mở. Anh giải thích cho tôi những thứ tối thiểu về các nguyên tắc cơ bản ở phòng thí nghiệm. Đầu giờ chiều, tôi hỏi mượn sylvain một cái máy tính để có thể viết thư về nhà, vì đã 4 ngày chưa có liên lạc gì với mọi người ở Việt nam.
    Michel có vẻ bận rộn, ông giao nhiệm vụ giúp đỡ tôi cho một cô gái người Algerie tên là Radja giúp đỡ tôi. Đấy là một cô gái có nhiều nét Á Đông. Mũi vẫn cao như người châu Âu, nhưng đôi mắt to và khuôn mặt tròn làm tôi tưởng cô này có bố hoặc mẹ hoặc ông bà là người Trung Quốc. Chúng tôi nói chuyện với nhau và Radja bắt đầu một cách đầy tính chính trị thân thiện. Radja bảo Việt Nam và Algerie đều giỏi giống nhau ở chỗ cả hai đều đã đánh thắng thực dân Pháp và rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Algerie hiện nay là hết sức tốt đẹp. Tôi tỏ ý đồng tình và hy vọng, tôi và cô ấy sẽ góp phần làm tốt đẹp hơn mối quan hệ này!
    Việc đầu tiên chúng tôi làm là đi mua vé xe bus và tàu điện. Để đi được đến chỗ mua thì chúng tôi cũng phhải bắt xe bus. Michel không ngần ngại lấy cái vé cho 10 lần đi đưa cho tôi. Và cuối cùng tôi đã kiếm được cái vé tháng xe bus và tàu điện, không được giảm giá vì theo Radja, tôi đã quá già (trước 26 tuổi mới được giảm giá). Rồi chúng tôi đi đến ngân hàng tên là BNP để tạo một tài khoản và làm thẻ euro card. Mọi thứ không ổn vì ở đây người ta đòi tôi phải có thẻ cư trú, trong khi tôi mới đến và không thể có được.
    .................

Chia sẻ trang này