1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc phưu lưu của chú lính chì dũng cảm (Bút ký của Coldman)

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Sweet_fa, 08/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Bạn đến Cré*** Lyonnais mà mở compte
    Còn nếu có carte de séjours rồi thì mở ở La Poste, mọi phí sẽ rẻ hơn.
  2. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    ............

    Về mặt đối ngoại, đời sống sinh viên ở Grenoble rất phức tạp. Đây là một trung tâm đào tạo công nghệ cao của Pháp. Xét trên bình diện châu Âu, Grenoble là trung tâm nguyên tử lớn nhất. Sinh viên ở thành phố này rất đông trong đó có tới 10% sinh viên là người nước ngoài. Trên tầng nhà tôi ở, có mỗi mình tôi là người Việt - một điều khá may mắn vì tôi có nhiều cơ hội nói tiếng Pháp hơn. Sinh viên Pháp chiếm phần lớn, khoảng 7 hay 8 người. Tiếp đến là sinh viên Hàn Quốc với khoảng 4 người, hai người Thái Lan, một người Anh, một người Thổ Nhĩ Kỳ...
    Sinh viên Châu Á nói chung là nhút nhát và ... nói tiếng Pháp kém. Những sinh viên Thái, Hàn, Việt, Trung Quốc, Nhật thường tụ tập nhau lại thành cộng đồng của mình. Điều đó giúp cho họ dễ vượt qua những khó khăn có thể gặp phải, hoặc có thể tăng cường sức mạnh cho họ. Nhưng ngược lại, việc đó giống như lập ra một vương quốc nhỏ ở Grenoble và người ta liên tục nói tiếng mẹ đẻ của mình. Hệ quả tất yếu của nó là họ không thực hành nhiều nên nói tiếng Pháp rất kém. Có những sinh viên châu Á đã từng học đại học và đang học Cao học ở Grenoble mà nói vẫn rất kém. Trước kia, tôi vẫn nghĩ khi ta sống ở một nước thì ta sẽ dễ dàng nói được thứ tiếng của nước đó. Những sinh viên Châu Á ở Grenoble cho thấy điều đấy chưa chắc đã đúng. Tôi mới quen một cô gái Hàn Quốc cùng tầng tên là Hasa (phát âm tiếng việt nó như thế) là sinh viên khoa Tiếng Pháp của Đại học ngoại ngữ Seoul, đang sang Pháp để học tiếng Pháp. Thật khó khăn để nói chuyện bằng tiếng Pháp cho dù thì cuối cùng tôi cũng biết được vài điều về cô ta như ở trên. Còn có một cậu nữa người Thái Lan cũng cùng tầng, là một người rất nhiệt tình. Khi tôi hỏi han, cậu ta chỉ cho tôi tất cả điều cần thiết, chẳng hạn như dẫn tôi đến tận phòng thằng quản trị mạng (một thằng Pháp) để tôi có thể truy cập vào mạng nội bộ kí túc xá, dẫn tôi đến giới thiệu từng người một cùng tầng (trong đó có cả cô Hàn Quốc vừa kể). Nhưng mỗi khi cậu ta nói tiếng Pháp, tôi đều thấy cậu ta rất khó khăn. Như một bức tường vô hình, giới sinh viên bị chia làm hai phái : những người có tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ và những người còn lại. Ví dụ, tôi hay lân la với mấy chú Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ... và họ cũng vậy.
    Đối với sinh viên Pháp, bọn thổ địa ở đây, thú vui của họ là những cuộc đi chơi, đi trượt tuyết và buổi tối cuối tuần, họ tụ tập nhậu nhẹt, nói toàn chuyện linh tinh và có vẻ như rủ rê bạn bè nơi khác về. Những người Pháp trong khu nhà chơi với nhau theo nhóm riêng và có vẻ không muốn kết nạp những người nói tiếng Pháp còn kém vào nhóm của họ, cho dù hàng ngày họ vẫn rất thân thiện và tôi đã nhờ vả (hoặc giả vờ nhờ vả ;-) ) họ khá nhiều.
    ..........
  3. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    ...........

    Quan điểm của tôi về những người Việt Nam ở đây là càng tránh xa họ càng tốt. Thời gian của tôi ở đây không nhiều và vì thế tôi cần môi trường để có thể nói tiếng Pháp tốt hơn. Khi tôi nói chuyện với một người Thái Lan chẳng hạn, tôi sẽ không bị lệ thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ, tôi sẽ phải cố diễn đạt bằng tiếng Pháp. Và hơn thế những người Thái hoặc những người Hàn, người Trung Quốc có thể chỉ cho tôi những thứ mà một người Việt cần vì họ cũng giống như người Việt. Nếu tôi có thể ở đây một hai năm, việc xây dựng cộng đồng sẽ là cần thiết. Có lần, tôi đi trên một chuyến xe bus, ngồi hàng ghế bên cạnh là 3 cô người Việt. Tôi nhận ra họ là những người sống trong cùng khu nhà Houille Blanche. Họ nói tiếng Việt nhanh hơn bất kì người Pháp nào nói tiếng Pháp! Họ nhìn sang tôi, rót tiếng Việt vào tai tôi như vẻ đang ra dấu «Đây là những người Việt, đằng ấy có phải người Việt không?». Còn tôi lặng thinh. Dường như giữa những người Việt với nhau vẫn có những cảm quan nào đó giúp nhận ra nhau. Tôi cố tình lảng tránh, nhưng bỗng cảm thấy điều gì đó như tội lỗi vì không tiếp nhận cộng đồng mình. Thế là tôi quay sang hỏi họ, bằng tiếng Pháp, rằng họ có phải người Việt hay không. Tôi bảo với họ, tôi là sinh viên Lào, hồi cấp 2 có được học tiếng Việt nên có hiểu đôi chút, nhưng không nói được. Có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ gặp lại họ, ở Grenoble hoặc ở Hà Nội, nói với họ bằng tiếng Việt thì chắc tôi sẽ không bị coi là «khinh người», mà họ có thể sẽ cười nữa ý chứ.
    .........
  4. _tocdairangden_

    _tocdairangden_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    ts.....chưa thoát khỏi vòng đã cong đuôi.......có tí hơi Tây đã giở giọng mất gốc...........
  5. tu_dinh_huong

    tu_dinh_huong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.752
    Đã được thích:
    0
    Uốn lưỡi trước khi đưa ra nhận xét nhé. Có hiểu người viết định nói gì ko, hay cố tình hiểu chệch đi để lấy lý do mà xỏ xiên người ta?????
    Đọc kỹ lại cụm từ "thời gian... ngắn"
    Và tìm lại phần nào có chữ "2 năm"

    Được tu_dinh_huong sửa chữa / chuyển vào 02:16 ngày 31/03/2005
  6. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    Lớp 3 cô giáo bỏ về xuôi hay sao mà không học đến văn cảnh nhỉ? Rõ dớ dẩn
  7. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    ..................
    Có những chuyện rất tình cờ nhưng lại rất vui như câu chuyện tôi sắp kể. Đó là vào buổi tối thứ 6, tôi ở Lab về muộn, khoảng 9h30 tối. Lúc đấy chỉ còn một chuyến xe bus cuối ngày vào lúc 10h15. Tôi đợi đến khoảng gần 10h00 thì bắt đầu hoang mang: trời thì lạnh mà nếu tôi phải đi bộ về nhà thì thật bất hạnh. Thế rồi tôi bắt gặp một cô và một cậu sinh viên Tây đang đi về phía bến đỗ. Tôi dừng họ lại hỏi giờ và hỏi về chuyến cuối cùng bằng tiếng Pháp. Họ lúng túng rồi chuyển sang tiếng Anh. Họ cũng đợi bus và tôi bắt chuyện. Họ là những người Ba Lan, sang Pháp học 6 tháng theo diện trao đổi đào tạo. Họ nói tiếng Anh cũng kém, nhưng tiếng Pháp còn kém hơn. Họ mới sang Grenoble được hai tuần. Chúng tôi nói chuyện một lúc thì xe bus đến nơi. Tất cả cùng lên một chuyến. Trên xe, họ trao đổi với nhau bằng tiếng Ba Lan (trước đấy họ có nói xin lỗi tôi vì điều này) và cuối cùng, họ quay sang mời tôi cùng tham gia với họ đi leo núi vào sáng mai, tức là sáng thứ 7. Chúng tôi thống nhất địa điểm và bắt đầu từ đó đến tận bây giờ, chúng tôi có một tình bạn đẹp.
    Sáng hôm sau, tôi đi tìm Trung, cậu bạn cùng lớp mới sang để rủ cậu ta đi cùng. Tôi đã hứa với cậu ta sẽ dẫn cậu ta đi thăm một số siêu thị vào sáng đó vì cậu ta mới đến sau tôi nhưng tôi đã đơn phương thay đổi quyết định. Tôi may thay nhìn thấy Trung đang lang thang trên đường, rủ cậu ta đi luôn, không một chút chuẩn bị. Tối qua, trên xe bus, tôi và những người Ba Lan chưa kịp hỏi tên nhau thì đã đến điểm dừng. Vì vậy, chúng tôi gặp nhau tại điểm hẹn và việc đầu tiên là hỏi tên nhau. Họ là Pierre và Margaret, những sinh viên công nghệ thông tin ?" cùng ngành với chúng tôi.
    Hôm đó, tôi đề nghị họ làm một bữa ăn Ba Lan và chúng tôi sẽ làm một bữa ăn Việt Nam. Bữa ăn Ba Lan diễn ra một tuần sau tại khu kí túc xá làng Olympics cũ (năm 1968, Grenoble tổ chức Thế Vận Hội mùa Đông), khu nhà từng dành cho đoàn vận động viên Thuỵ Sỹ. Đó là bữa ăn hoàn toàn đơn giản: họ nấu một nồi nước dùng gồm có một cái đùi gà, một ít bơ cùng với cà chua và những gia vị cần thiết khác mà tôi chả thể biết đó là cái gì. Họ luộc sẵn mì (giống như mì nouille), cho ra bát rồi chan nước dùng lên mà chén. Tôi, do buổi trưa chưa ăn gì, làm liền hai bát vì rất đói. Trung, một phần cũng là vì đã ăn trưa, một phần là do không thích bơ, đã bỏ dở nửa bát. Hai xu hướng khác nhau rõ rệt làm cho những người Ba Lan khó đánh giá được mức độ thoả mãn của những người Việt. Ăn xong, chúng tôi tính đến chuyện mua rượu về uống vì chỗ ở của Pierre rất gần với siêu thị CarreFour - một trong những hệ thống siêu thị rẻ nhất.
    Nói về rượu với những người Ba Lan (mà chúng tôi gặp ;-) ) chẳng khác nào như nói chuyện về thời bao cấp với các bậc cha chú của chúng ta. Phòng của Pierre có một ban công và một cánh cửa đi ra ban công. Phía sau cánh cửa đó, ta có thể nhìn thấy có đến vài chục cái vỏ chai rượu đủ nhãn mác, có cả rượu vang (Vin) lẫn những chai rượu mạnh (alcool). Hãy nhớ rằng họ mới đến Pháp được ba tuần. Pierre thao thao bất tuyệt, bằng thứ tiếng Anh ngắt quãng, về các loại Vodka ở Ba Lan, về cách uống 100% một vại rượu Vodka rồi ngay sau đó là 100% vại nước trắng... Chúng tôi đi ra siêu thị và mua hai chai rượu vang. Rượu ở Pháp rẻ hơn rất nhiều so với ởViệt Nam. Ví dụ, những chai mà chúng tôi mua giá khoảng 3.5,, tức là 70KVNĐ trong khi những chai vang Bordeau ở Việt Nam với chất lượng kém hơn có thể có giá 80KVNĐ trở lên. Dọc đường, Pierre hỏi chúng tôi rất nhiều về khả năng uống rượu của chúng tôi và những thứ khác đặc biệt thú vị đối với họ như: «Mày thử kể tao nghe những động vật nào mà chúng mày không ăn thịt?» (chó, mèo, chuột, rắn, ếch... người Việt đều ăn cả mà ;-) ), «Chúng mày ăn thịt chó hàng ngày à?», vv.vv..
    Mua xong rồi chúng tôi lại quay lại phòng Pierre và uống. Hai chai cho 3 người rưỡi vì Margaret không uống được nhiều. Và trong lúc uống, chúng tôi nói chuyện về chính trị. Pierre hỏi về dân chủ ở Việt Nam, chúng tôi, thay vì trả lời, hỏi lại họ rằng ?nước Mĩ có thực sự dân chủ không??, «Ba Lan có dân chủ không?». Nói chung, chúng tôi, Trung và tôi, đã vẽ lên trong đầu họ một nước Việt Nam mạnh mẽ và trẻ trung hơn so với những gì họ tưởng. Ba Lan là một nước Đông Âu và đã có nhiều thay đổi từ 1990 song đến nay, đất nước này không có gì nổi bật so với sự phát triển của Việt Nam chúng ta. Có lẽ tôi đã nói hơi nhiều về chính trị nhưng một khi chúng ta đi ra ngoài và có nhiều bạn bè thì chính trị là điều khó tránh khỏi trong các câu chuyện. Vì trong khi đi tìm những điểm chung cụ thể hơn, những câu chuyện về đất nước mình sẽ giống như miếng trầu khơi chuyện. Có lần, trên xe bus, có một nhà truyền giáo người Mĩ cố thuyết phục tôi tin vào chúa (tôi không viết chữ hoa vì đến giờ này tôi vẫn chưa tin ;-) ) và có hỏi một câu ngoài lề như thế này, «Tao nghe nhiều về Việt Nam, mọi thứ đều ổn chứ?». Tôi «Yes» ngay lập tức và có nói thêm «Không có gì đáng để tao phải phàn nàn».
    ..................
  8. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    ..............

    Chúng tôi kết thúc hai chai rượu vang ở phòng Pierre và ra về cho kịp xe bus. Bữa ăn Việt Nam sẽ được tổ chức vào thứ 7 tuần sau đó ở phòng tôi - rộng rãi và tiện nghi hơn nhiều so với phòng của Pierre, và nhất là không có chai rượu dựng la liệt. Tuy nhiên thì để buổi tiệc thành công tốt đẹp, tôi đã mua sẵn một chai rượu vang để uống trong khi ăn và một chai Vodka 40o cho lúc sau khi ăn. Trước đó, chiều thứ 6, sau khi ở lab về, tôi hẹn với Trung đi vào một chợ Việt Nam để mua đồ. Chúng tôi quyết định sẽ làm món phở. Chúng tôi mua những thứ cần thiết như vị phở, hành ta, bánh phở tươi, nước mắm Phú Quốc, dấm, tỏi, gừng, tương ớt, 4 cái chân gà. Hoá ra, một bát phở ngon, chất lượng cao, làm dễ ợt! Đầu tiên cần phải «chế tạo» nước phở. Chúng tôi cho 4 cái đùi gà vào trong một cái nồi luộc. Trong khi luộc, chúng tôi nướng gừng rồi thả vào nồi luộc. Sau đó, để cho nước sôi, cho thêm hành khô, một ít gia vị và cả vị phở vào nồi luộc. Thỉnh thoảng, Trung vớt bỏ bọt nước luộc ra. Khi đùi gà chín, tôi vớt đùi ra đĩa, lấy dao ăn, dĩa ăn tách thành từng miếng thịt nhỏ. Trung làm nhiệm vụ thái rau: rau thơm, hành ta và trần phở. Sau đó, các vị khách đến, họ rất khoái trí. Chúng tôi cho phở vào bát to (tôi chỉ có 3 bát to, Trung phải mang thêm một cái đến hỗ trợ), cho thịt gà vào, rắc rau lên trên rồi chan nước phở. Kết quả thật là mĩ mãn: vị phở ra vị phở, nước dùng từ 4 cái đùi gà ngọt như thể cho vào đấy một túi mì chính. (Phải công nhận là gà ở Pháp, dù là gà công nghiệp, thịt rất ngọt). Món phở này ngon hơn hẳn bất kì loại phở nào đang được phục vụ tại... Paris hoặc Grenoble, nếu có thua thì cũng chỉ thua phở gà Thìn ở Hà Nội là cùng.
    Pierre đặc biệt bị kích động bởi đây là lần đầu tiên cậu ta dùng đũa. Thậm chí đến lúc ăn xong, cậu ta xin luôn đôi đũa cậu ta đã dùng mang về làm kỉ niệm. Món phở này ăn với tương ớt hoặc ketchup (tức là tương cà chua). Nhưng vì ở Ba Lan, ketchup quá phổ biến nên họ ăn cùng tương ớt. Có điều tôi không để ý khi đi chợ, đó là rượu vang mà chúng tôi uống hôm đó, với phở gà, lại là rượu vang đỏ! Margaret ăn không được nhiều, còn Pierre, chúng tôi dành cho cậu ta bát to nhất, và ngoài Margaret, mỗi người ăn hai bát. Chúng tôi vừa ăn, vừa nói chuyện một cách hoan hỉ trong phòng ăn trên tầng tôi ở, đến nỗi một cậu Hàn Quốc đi vào nấu ăn tối (khi đó chúng tôi đã dùng xong bếp rồi) nghe được cũng tủm tỉm cười theo, nhất là khi tôi nói với Pierre rằng «mẹ chúng tao sẽ rất tự hào vì chúng tao với lần đầu nấu phở như thế này», dù đã cố ra vẻ «tao không thèm để ý».
    Phần đặc biệt quan trọng sau bữa ăn là phần rửa bát. Chúng tôi đã trót nhỡ tay bày rất nhiều bát đũa. Pierre chỉ sang Margaret nói đùa với chúng tôi: «sở thích của Margaret là rửa bát». Chúng tôi cũng vẫn đùa với họ kiểu như vậy, cái này ở VN người ta hay gọi là rải đinh. Thế là trong lúc Margaret chưa cười xong, tôi chạy ù về phòng lấy chai nước và giẻ rửa bát mang ra. Trong lúc chúng tôi ăn táo, thì Margaret đứng dậy dọn rửa. Tôi tỏ vẻ áy náy thì cô này nói «đúng đấy, đấy là sở thích của tao». Và gần như ngay lập tức, tôi chả tội gì mà áy náy nữa, cho dù tôi chưa bao giờ thấy sở thích của ai đó là rửa bát!
    Đến phần Vodka! Chúng tôi phải vào phòng tôi để uống rượu vì việc uống rượu mạnh ở kí túc xá không được khuyến khích và hơn nữa, vào phòng thì đỡ lạnh hơn. Chúng tôi không nói chuyện chính trị nữa mà nói những chuyện về chuyên môn, về máy tính xách tay, và về những kế hoạch khám phá Grenoble trong những tuần tới... Chúng tôi cũng không quên đóng chặt cửa sổ phòng lại vì biết đâu, ai đó trong số 3 chúng tôi, sau khi uống Vodka, lại muốn biến thành bồ câu trắng (loại chim này đầy ở Grenoble)...
    Đấy là mối quan hệ sinh viên tốt đẹp nhất của tôi từ khi đến Grenoble (không kể đến những mối quan hệ ở lab của tôi). Pierre và Margaret đang dần trở nên thân thiết đối với chúng tôi. Ngoài ra, tôi cũng đã và đang cố gắng làm quen với những người khác. Chẳng hạn, bằng món nước trà Thái Nguyên, hoặc trà Hoa Nhài, trà Hoa Cúc mà tôi mang đi từ Việt Nam, tôi đã đánh đổi lấy được món salad Thổ Nhĩ Kì của một cô người Thổ có chiều cao gấp đôi của tôi, tên là Tuba. Chuyện là thế này, tại tầng tôi ở, có một ban công ở phía bếp mà buổi chiều nắng chiếu vào ấm áp. Từ phía đó có thể nhìn ra cả 3 hướng núi bao quanh Grenoble ?" môt vị trí tuyệt đẹp. Sinh viên nói chung hay ra đấy ngồi sưởi nắng và đọc sách. Có lần tình cờ tôi và cô này cùng ngồi ở đấy, tôi muốn pha một ấm trà để uống và tôi đã mời cô này uống cùng. Tôi mới mua ở một cửa hàng người Trung Quốc đủ bộ ấm, chén. Cô ta uống, rồi nói chuyện một lát, rồi lại việc ai nấy làm. Thế rồi cô ta bảo là đói, muốn làm ít salad để ăn và muốn mời tôi. Tôi tỏ ý muốn thử tí xem sao và thế là cô ta vào bếp. Khoảng 20 phút sau, tôi được ăn một đĩa Salad kiểu Thỗ Nhĩ Kỳ. Ăn khá lạ miệng và không phải là không ngon! Trong khi làm, tôi cũng có để ý nhưng có lẽ phải thử ăn lần nữa tôi mới biết đựơc nó gồm những thứ gì!
    ..............
  9. Sweet_fa

    Sweet_fa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2001
    Bài viết:
    1.201
    Đã được thích:
    1
    ..............

    Nói đến sinh viên, cần phải nói đến du lịch của sinh viên. Sẽ thật uổng phí nếu tôi ở Grenoble mãi cho đến khi về nước. Vì thế tôi tìm cách để có thể đi du lịch sao cho rẻ, sao cho được nhiều. Cách tiếp cận của tôi là khám phá Grenoble, rồi nước Pháp, rồi nếu có thể sẽ đi sang Ý hoặc Tây Ban Nha. Tôi muốn tìm một người bạn đồng hành là người Pháp cho việc khám phá Grenoble. Điều đó có hai cái lợi. Thứ nhất, nó giúp tôi nói tiếng Pháp tốt hơn, thứ hai, nó cho phép tôi tìm hiểu nhanh hơn về Grenoble. Thế là tôi thông báo trên một Forum rằng «một người Việt Nam cần tìm bạn đồng hành là người Pháp để: 1-Trao đổi văn hoá: ăn uống, ngôn ngữ. 2-Du lịch». Tôi nhanh chóng nhận được một thư trả lời của một cậu người Pháp cũng đang trong kì thực tập tốt nghiệp như tôi. Chúng tôi ấn định buổi hẹn gặp vào lúc 8h00 tối tại trước cửa một siêu thị lớn ở trung tâm Grenoble. Tên cậu ta là Matthieu, đến từ Toulouse, Pháp. Cậu ta chưa có nhiều tiếp xúc với người Châu Á nên «nghe tiếng Pháp hơi kém» ;-) so với cậu bạn Olivier của tôi. Tôi được cung cấp rất nhiều thông tin từ cậu ta.
    Vấn đề quan trọng đầu tiên mà tôi quan tâm là những khó khăn có thể có khi có một chiếc xe đạp ở Grenoble. Không giống như ở Việt Nam, sinh viên ở Grenoble hoặc người dân Grenoble đều rất trân trọng chiếc xe đạp. Ở những thành phố lớn khác, tôi không biết. Ví dụ, ở Paris, xe đạp rất ít. Có những chiếc xe đạp ở Grenoble mà nếu là ở Việt Nam, người ta đã vứt đi từ lâu. Có lần tôi vào một siêu thị chuyên bán đồ thể thao, tôi thấy cảnh mấy đứa nhỏ khoảng 14-15 tuổi mừng rơn khi được bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp. Ở Grenoble, hệ thống giao thông công cộng nói chung đáp ứng được nhu cầu đi lại. Ngoài ra, người dân ở đây hay đi lại bằng ô tô. Nhưng trong trường hợp của tôi, có vài thứ hơi đặc biệt một chút. Tôi thường hay ở lại Lab rất muộn và thường thì hết mất xe bus. Thế nên dù mới đến Grenoble chưa lâu, tôi đã vài lần phải đi bộ về nhà vào lúc 10h, 11h đêm. Vì vậy, tôi nảy ra ý định mua một chiếc xe đạp cũ để đi. Một chiếc xe đạp mới, giá thường trên 100,. Khi đã qua sử dụng, giá hạ xuống còn 30-50, - một mức hoàn toàn chấp nhận được đối với tôi, mà nếu đánh đổi bằng mức 39,/tháng tiền vé tháng bus/tram thì có vẻ như tôi còn có lợi và chủ động hơn nhiều. Tôi đã đi xem tất cả các chợ bán hàng cũ và đồ hạ giá ở Grenoble và đã quyết tâm mua xe đạp. Những lo lắng còn lại là những vấn đề có thể có khi đi xe đạp: bơm săm thế nào? Thay đồ thế nào? Và nhất là giữ chiếc xe như thế nào để nó khỏi mất. Ở Grenoble những chiếc xe đạp thường được trang bị thêm những chiếc khoá to bằng cổ tay để trộm không thể làm gì được. Có lần, tôi đã tìm được chiếc xe hạ giá rất tốt, giá chỉ khoảng 35,, phù hợp với vóc dáng của tôi và cũng rất thể thao, mọi thứ đều tốt. Nhưng tôi sẽ phải mua chiếc khoá khoảng 25, nữa để giữ cái xe của mình. Tôi lưỡng lự thì đến sáng hôm sau ra đã có người mua mất rồi! Bản thân Matthieu cũng có một chiếc xe đạp - một chiếc gần như mới ?" mà tôi ước chừng giá của nó khoảng 300, (tức khoảng 6MVNĐ). Đó là do cậu ta thuê xe trong khoảng 6 tháng. Với chiếc xe như thế mà thuê trong 6 tháng thì cũng chỉ mất 50, là cùng. Nhưng nếu là tôi, hàng đêm tôi sẽ không thể ngủ được vì giá trị của cái xe quá lớn.
    Về vấn đề du lịch, Matthieu cũng là người mới đến Grenoble ?" nơi trước đây cậu ta chưa từng đến. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch cho việc khám phá Grenoble sau. Nhưng có một điều thú vị mà tôi có thể được lợi: esperanto. Trước kia, tôi nói ngôn ngữ này khá tốt, đã từng tham dự đại hội Quốc tế ngữ Châu Á tại Hà Nội năm 1997. Sau này, tôi do bận học hành và cũng vì ngôn ngữ này không giúp ích được gì cho tôi nên tôi dần quên nó đi. Khi đến Grenoble, tôi thấy nhiều tấm áp phích nói về Quốc tế ngữ. Tôi có hỏi Matthieu về điều này, và tôi cũng thao thao bất tuyệt về quốc tế ngữ. Không ngờ, cậu ta cũng biết quốc tế ngữ và mới tham gia câu lạc bộ QTN ở Grenoble. Tôi định thần lại và thăm dò về khả năng QTN của cậu ta. Cũng may, cậu ta chưa học nhiều và nếu tôi có định làm mưa, làm gió thì cũng không sao ;-). Nhưng điều quan trọng mà Matthieu nói cho tôi là những lợi ích của esperanto khi đi du lịch. Thứ nhất, trong câu lạc bộ Esperanto ở Grenoble, tôi có thể tham gia các tour du lịch giá rẻ dành cho những người trẻ tuổi. Tôi chưa thể thẩm định điều này vì nói chung là tôi hơi già so với cái gọi là «người trẻ tuổi». Dù sao tôi cũng sẽ kiểm nghiệm điều này sau. Thứ hai, trong cộng đồng những người nói QTN nói chung, có một quy ước bất thành văn: bạn là người QTN từ thành phố A đến thành phố B thì sẽ được người QTN ở thành phố B cho tá túc, chỉ phải lo tiền đi lại, ăn ở - thành phố A,B ở đây bao gồm những thành phố có người nói Esperanto. Thực ra, tôi đã biết điều thứ hai này từ lâu, nhưng khi đó đối với tôi, việc đi lại cũng đã là không tưởng. Và giờ đây, điều đó đang được gợi lại đúng lúc, tôi chắc chắn sẽ có mặt tại buổi họp câu lạc bộ gần đây nhất.
    Tôi cám ơn Matthieu vì tất cả những điều mà cậu ta cung cấp cho tôi và cả việc cậu ta trả tiền cafe vì cậu ta mời (lần sau sẽ đến lượt tôi). Tôi rất vui về những kế hoạch du lịch cho dù tối đó về tôi lại phải đi bộ một đoạn dài, lúc đó đã là 10h30 tối...
  10. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    xXx phải về xuôi mà là cô giáo bị kiến cắn chết. Kệ mama nó! Tiếp đê em!

Chia sẻ trang này