1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc sống đời thường khi xưa?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi datvn, 07/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Họ đưa nhau lên bờ.
    Thiếu gì bãi cỏ bụi rậm, có trăng có hoa, sơn thuỷ hữu tình?
  2. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Khi người Pháp chưa đến, hệ thống đường xá đi lại thế nào? Em nghe nói thời xưa đi thuyền là chủ yếu, còn đường bộ chỉ là phụ có phải không các bác?
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không đúng đâu .
    Địa hình sông ngòi miền Bắc có đê điều đã mấy trăm năm rồi .
    Giở lịch sử ra sẽ thấy ghi chép.
    Nói chung cả 3 miền, cả miền núi, địa hình ViệtNam không có
    thay đổi lớn đến mức thêm bớt sông ngòi đâu.
    Riêng huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình là bãi biển lầy, được ông
    Nguyễn Công Trứ đưa dân Thanh Hoá ra đào mương rửa mặn
    thành ruộng lúa màu mỡ, thì có thêm kênh rạch, cũng như mấy
    kênh xáng miền Nam được nhà Nguyễn mở để cải tạo miền Tây,
    Dù có thêm kênh đào, sông đào, bà con đi lại vẫn đi bộ, và qua
    kênh thì có cầu khỉ, hay cởi quần lội bộ qua. Các kênh rạch tuy
    đi thuyền chở thì rất tiện, nhưng cũng rất nông cạn và không lớn.
    Ngoài bắc thì có thuyền nan, nhưng thuyền nan cũng không rẻ
    đâu, vì tốn khá nhiều nguyên vật liệu và công phu đấy. Cứ tính
    ra thì biết, phải tốn ít nhất 10 cây nứa to, mấy kilôgram vỏ cây sắn
    thuyền băm giã nhỏ, và mấy ngày công chẻ lạt, đan, cạp, và xảm.
  4. explorer

    explorer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    đúng bạn ạ, ngày xưa miền bắc rất nhiều kênh rạch, đầm lầy, giao thông chủ yếu dùng đường sông. Đây là lý do xưa kia thủy quan của ta rất mạnh, chính địa hình góp phần đánh tan quân xâm lược Tầu của dân tộc ta.
    bây giờ đi thăm cố đô Hoa Lư , hẳn các bạn sẽ thấy đây là một vùng sông nước xen lẫn núi non hiểm trở.
    Ông Lý Công Uẩn đi từ Hoa Lư ra Thăng long cũng bằng phương tiện thuyền.
    Bây giờ đi dọc đường 1 vẫn còn thấy một sô đoạn kênh đào nhà Lê.
    Điều nàu minh chứng cho việc giao thông đường thủy được coi là chủ yếu khi xưa.
    Đó có là lý do vì sao các triều đại đều chọn vùng gần sông để đóng đo cho thuận tiện giao thông.
    Phương tiện Giao thông đường thủy kinh tế hơn đường bộ nhiều.
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn Explorer nói theo góc nhìn của các bậc vua chúa .
    Tôi nói theo đời sống người dân thường .
    Bạn thử nghĩ coi, Chí Phèo và Bá Kiến mấy khi đi thuyền từ nhà
    lên tỉnh?
    Liễu Thăng thì đi đường nào vào Hà Nội?
    Nguyễn Huệ thì đi lối nào đánh Tôn Sĩ Nghị?
    Ngày xưa, dân thường chỉ đi từ đầu ngõ ra đến đầu làng, rồi đến
    ruộng của mình là hết. Có ai ra khỏi làng làm gì ngoài việc cày thuê
    gặt thuê cho làng bên? Thuở hãy còn Pháp, bến xe Hà Nội đi các
    tỉnh khác to lớn chừng nào? Có bao nhiêu xe khách đi Hải Dương,
    Hải Phòng ở bến Nứa ? Có bao xe khách đi Nam Định, Ninh Bình ở
    bến Kim Liên? Có bao xe đi Sơn Tây ở Kim Mã? Có bao tàu thuỷ
    chở khách ngược xuôi sông Hồng?
    Địa hình sông ngòi và đường sá ViệtNam xưa nay có thay đổi chút
    ít thôi, và nếp sống cũng vậy. Tiên Dung thì đi thuyền ra xa khỏi
    nhà mình, còn Chử Đồng Tử thì lội dưới nước ở quanh bến sông.
  6. TONGIA

    TONGIA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    0
    Em để ý thấy có 1 bác IP tây. TL ở đâu cũng nhảy vào nói như đúng rồi.
    May mà ở đây ai đi đường cũng nhìn thấy nên không ai dẫm phải.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn có biết những người IP tây thì thuở nhỏ họ có IP gì không?
    Còn những người có IP ViệtNam bây giờ, thì 3 chục năm trước
    đã chào đời chưa?
    Vậy thì phải biết sự việc gắn liền với thời gian. Nghe một chuyện
    mà không biết thời gian xảy ra chuyện, thì cũng như điếc vậy.
    Dù có rành IP đến đâu, nhưng kiến thức căn bản lớp 1 cũng phải
    học đã.
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Em cũng chưa hình dung ra ngày xưa cha ông ta ăn vận như thế nào? có giống bên TQ như mấy cái phim tàu không.
    Em xem hình ảnh về nghĩa quân Yên thế, thì thấy lính Pháp ăn mặc rất đầy đủ, áo ấm, ủng cao. Còn nghĩa quân bị hỏi cung thì ăn mặc rất sơ sài, áo ngắn, quần lửng và đi chân đất. Theo cách ăn mặc của lính Pháp thì lúc đó là mùa đông mà dân ta ăn mặc thế thì làm sao chịu rét? Không biết trang phục chống rét của các cụ xưa thế nào?
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đồng chiêm tháng Mười lạnh lắm . Thế mà các bà các cô các chị vẫn lội
    ruộng cấy lúa . Lạnh thì đỉa không bơi ra hút máu, càng dễ cấy.
    Năm 1975, tôi đang đi gần bến xe Tuần Giáo tỉnh Lai Châu, có một ông
    già cứ năn nỉ xin tôi cái áo sợi bông dệt kim đã cũ nát tôi đang mặc . Áo
    ấy cũ quá nên tôi mặc đi làm, và cũng vì thế ông ấy mới dám xin . Tính
    cởi ra cho ông, nhưng tôi còn một tuần nữa mới về nhà, nếu cho đi thì
    tôi sẽ bị cảm lạnh chết . Không cho ông già, mà tôi nhớ mãi suốt đời .
    Năm 1975 thì vậy, còn năm 1954 thì sao? Rất nhiều người không có lấy
    một cái áo lành mà mặc . Áo mới nhất cũng có vài mụn vá rồi . Thì ra cứ
    vài năm mới có đủ tiền mua một chiếc áo. Mùa rét thì mặc áo bông ở
    ngoài, đụp mấy lớp áo rách bên trong, còn sát sườn thì là giấy báo .
    Quần thì chỉ mặc một chiếc vải bố nhuộm nâu . Gọi vải bố là tiếng miền
    nam, nhưng miền bắc gọi là Diềm Bâu, là vải bông sợi thô, dệt kiểu nóng
    mốt . Nhuộm Nâu là một củ trên rừng, khá rẻ, to bằng đầu người . Mua
    về gọt vỏ, chặt nhỏ, giã nát, bỏ vào chậu hay thùng, rồi cho vải vào mà
    giẫm . Nhuộm nâu thì nhựa nâu bám vào sợi rồi khô đi, làm sợi to dày
    lên và chắc, làm quần áo bền gấp đôi, nhưng mặc thì cứng khó chịu,
    mồ hôi khó thoát ra . Buồm của thuyền cũng 2 năm phải nhuộm nâu một
    lần thì mới bền . Quần áo nhuộm nâu cũng nhuộm lại hàng năm cho mới,
    và mùa đông thì ấm. Khi nâu bạc đi, thì vải cũng mỏng theo và sờn rách .
    Thuở nhỏ cha mẹ tôi cũng khá giả, và tôi cũng chỉ có 1 bộ quần áo lành
    lặn, mỗi năm gần Tết thì được một bộ quần áo mới . Tôi có dép cao su
    lúc ấy mua 3 đồng, một món tiền lớn, còn trẻ con nhà khác thì đi guốc
    hay chạy chân trần . Tôi đánh mất dép, và cũng đi chân đất . Những năm
    rét dưới 10 độ, trẻ con nhỏ nghỉ học, tôi vẫn đi chân đất đi học, các ngón
    chân và cạnh bàn chân bị cước, luôn luôn xoa bóp mới tan. Tôi có áo
    bông trấn thủ, kiểu áo bộ đội Điện Biên Phủ vẫn mặc . Lớn lên thì bắt
    đầu có áo dệt kim Trung Quốc, rồi dệt kim Đông Xuân ở Hà Nội, chỉ
    mấy đồng một chiếc, và tiền cũng không to như trước, nên người nghèo
    cũng có áo Đông Xuân mặc mùa rét.
    Lợi hại nhất là áo Tơi, thứ áo chằm băng lá Cọ . Áo Tơi mặc mùa đông
    thì tuyệt . Mặc dù gió bấc thổi vù vù, có áo Tơi thì ấm áp như trong nhà .
    Sau này, khi có áo Đông Xuân và mảnh nhựa Nilon, thì Áo Tơi bị tuyệt
    diệt, một phần vì quá đắt so với tấm nhựa, một phần vì trông nó quê .
    Thật ra, trời mưa rét, thì không có gì hơn Áo Tơi đi đường. Áo Tơi còn
    mới có thể dựng đứng một mình . Đó là trang bị tốt chống rét mùa đông
    của dân thường, mặc dù có thể vẫn đi đất, quần lửng đến đầu gối .
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cứ lùi về những năm 40 thì có lẽ dân chết cũng một phần do rét nhỉ. Thực ra thì những người như bác Codep hay thế hệ những người 54 di cư vào nam vẫn còn giữ khá nhiều hoài niệm về đời sống xưa. Tôi thì thuộc thế hệ thứ 3 rồi. Ông nội vào làm đồn điền tại Campot những năm 36. Bố tôi có lần nói rằng thời đó chỉ mặc loại vải bố (là loại dùng để làm bao bố). Campot thời đó khá hơn VN, và chắc là khá hơn cả vùng nam bộ. Trong một cuốn phim có nói cảnh 2 vợ chồng ở nam bộ, nghèo đến nỗi chỉ có 1 bộ đồ mặc để tiếp khách (!?). Thật khó tin ! Mới đây có bà cụ, ngoài 90, cũng là Việt kiều Campot, được chính phủ đài thọ chuyến bay về bắc để cụ được yên nghỉ. Trước kia cụ có cả vưòn trái cây tại Campot và thường xuyên tiếp tế cho bộ đội...Khi đó thì cũng có những người theo cả 2 phía sống lẫn vào nhau. Má tôi khi nhìn thấy hình bà DNA cứ bảo sao giống như cô H nào đó. Tôi lên mạng và nghe bà ta cũng nói giọng bắc...Nói chung những người như tôi dễ tiếp thu cái mới, hơn cả bác Codep. Ngay cả dân 54 ở Saigon tôi cũng thấy họ khá là bảo thủ...Đôi khi tôi thấy những cô gái lấy chồng ngoại quốc còn hay hơn nhà mình. Tôi có 4 bà chị, đều lấy chồng nam, trung, bắc mà lại làm lụng vất vả kiếm tiền cho chúng (mk, gốc nghèo còn mắc cái "nghiệp") thua xa con gái nam bộ về điểm này nhỉ . Bác Codep có thể nói về việc cưới xin ngày xưa không nhỉ ?

Chia sẻ trang này