1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc sống là thế nào ?

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi ap.hshiva, 26/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hamster89

    hamster89 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2011
    Bài viết:
    2.657
    Đã được thích:
    1
    đấy chính là cuộc sống, tự bạn đã trả lời cho bạn rồi
  2. JushinII

    JushinII Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì đừng bám vào gì nữa cả. Trong một giờ đồng hồ hãy vứt bỏ mọi thứ, đừng để ông có dính líu tới mọi người về quan hệ gì cả, cha mẹ con cái vợ chồng anh chị em bạn bè, vứt hết. 1 giờ làm con vật, làm cục đá, làm cục sình, lá cây, miễn là dồn mọi căm thù về những gì ông phải kìm nén bấy lâu. Xả hết ga đi. Điệu mà ông đang làm là đi sai đường rồi. Sai ngay ở điểm bắt đầu.
    Nếu chấp nhận cuộc sống là có đau khổ và vui sướng, mọi việc sẽ dễ thở hơn. Nếu chấp nhận mọi đau khổ là do bản thân mình cố chuốc lấy rồi đè nặn mãi, thì tự đau khổ sẽ dần vơi đi. Lúc nào buồn thì cứ buồn, vui thì cứ vui, đang vui mà lo lắng đến cái buồn, đố ai mà còn vui được?Đang buồn lại buồn nửa vời, muốn được vui, mà trong khi buồn lại chưa đã cơn, thì ai vui cho được trọn vẹn?
    Ông nói là 2 mặt đồng tiền, vậy tôi nói là con lắc. Tả cực là vui, hữu cực là buồn. Ông đẩy chưa trọn Hữu cực thì làm sao qua tả cực?
    Cuộc sống, tôi không trải nhiều lắm, chưa phải ganh đua 1 sống 2 chết với ai cả, cũng chưa phải lo đến cái chết sẽ đến với mình nếu mình đi thế này, thế này...etc, nhưng mà, cứ chấp nhận cuộc sống là vậy đã. Ông chẳng cần phải làm gì cũng đã tồn tại trên cõi đời này rồi. Ông tìm kiếm làm gì nữa?Để tới lúc nào đó ông sắp chết lại nuối tiếc mình đã lãng phí cuộc đời đi tìm cái thứ gì đó xàm xàm bá láp!
  3. buck

    buck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    1.020
    Đã được thích:
    0

    Rất hay, hãy chấp nhận cuốc sống là có buồn và có vui, vì đơn giản nó là như thế. Nếu chưa bao giờ đau khổ thì sao cảm nhận được hạnh phúc tuyệt vời thế nào nhỉ ;) Đã là người thì ai cũng có tình cảm, ai cũng có thăng trầm, ai cũng có những mối quan hệ bạn và thù, yêu và ghét, vì thế đừng quá mong mỏi một điều hoàn hảo. Hãy cứ tận hưởng cuộc sống như nó vốn có, tận hưởng cả sự vất vả, mệt mỏi, khổ đau lẫn nhàn hạ, sung sướng, hạnh phúc, sẽ đến lúc ta thấy nó thật sự đẹp vì không chỉ có một màu :D
  4. neveronsunday

    neveronsunday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    1.258
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống là trò chơi của Thượng Đế mà thôi.
  5. nguoicohuong

    nguoicohuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2005
    Bài viết:
    14.268
    Đã được thích:
    5
    Cuộc sống là chiến đấu
  6. ap.hshiva

    ap.hshiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2011
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Nếu cứ giải thích và giải thích mãi hình như cũng chẳng đi đến đâu cả, kết quả do nguyên nhân và nguyên nhân này lại là kết quả của một nguyên nhân khác một vòng tròn bất tận không có đầu không có cuối, cứ như húc đầu vào tường vậy, nhưng cũng chẳng biết thế nào khác cả cứ phải loay hoay bằng suy nghĩ và ngôn từ thôi.

    Mình phải an, không an là hoang mang, sợ hãi - đó là cảm giác khổ mà mình không muốn có - từ bé có nhiều thứ cho tôi an như gia đình, tình cảm hàng xóm láng giềng, bạn bè, anh em, tình bằng hữu trong sáng, và rất nhiều niềm tin...nhưng rồi một ngày kia từng thứ một ra đi, tôi tự hỏi mọi thứ trên đời này đều phù du vậy sao, mọi thứ đều vô nghĩa thế sao, tôi đâm ra hoang mang trước cuộc đời này không biết bấu víu vào điều gì trên cõi đời này nữa cả, tôi đi tìm kiếm một điều gì đó để trả lời cho những thắc mắc của mình, để lòng mình được an và họ bảo " có một trạng thái mà chúng ta không thể gọi tên, một trạng thái không thuộc giới hạn của thời gian, ở đó bạn chỉ biết đến hạnh phúc tột cùng " họ bảo tiếp "chúng ta chỉ có thể tiếp cận được với nó khi chúng ta đã thấu hiểu toàn bộ cấu trúc và bản chất tâm lý của mình", thế là tôi có thêm một hi vọng để được an, có lý do để mà tồn tại. Nhưng..

    Hiểu thế nào đây?

  7. JushinII

    JushinII Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Anh có thường gần gũi mẹ lúc nhỏ xíu, bé tí tì ti hôk?
    Anh có bao giờ có cảm giác bàn tay, bàn chân rần rần một thứ gì đó, như là cả cơ thể, cả bàn tay, muốn tan ra hông?
    Đó là cảm giác ấy đấy.
    Thuở nhỏ, anh đến trường vào lớp 1, vào ngày lãnh thưởng lớp 1, lớp 2 hay tổng kết lớp 1, lớp 2, anh có bao giờ cảm thấy thế giới tự nhiên xung quanh ào ạt đổ tới những mùi thơm, những luồng gió, nắng, khiến anh bước chân sáo hông?
    Nếu có, là trạng thái ấy. Krishnamurti gọi là phúc lạc, Osho gọi là phúc lạc, Đức Phật gọi là vô ngã. Chỉ thoáng qua nếu anh nhớ lại hồi nhỏ cảm xúc đó thế nào. Ừ, thì anh hãy thử cách để trải cảm giác đó xem. Từ từ, rồi anh sẽ biết cách để cảm giác đó đến với mình lâu hơn 1 tí, 1 giây, 2 giây, vài giây...
    Đó là những gì có thể chia sẻ, còn lại, anh muốn làm gì nữa, mặc kệ anh :))
    Đừng bám víu vào người khác. Ba mẹ dạy mình: con phải sống tự lập.
    Mình không chỉ tự lập về vật chất, mà còn phải về tinh thần nữa. Đừng trông mong ai đó sẽ đối đãi tốt với mình quá.
    Hãy ngồi yên, ráng nghĩ thật sâu vào...rồi sẽ có cái gì đó xảy ra :">
  8. ap.hshiva

    ap.hshiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2011
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn JushinII đã chia sẻ.

    Krishnamurti nói:

    "tôi quả quyết Chân lý hay thượng đế là có thực và tôi đã nhận ra nó".

    Chỉ khi nào trí não thoát khỏi hoàn toàn ngày hôm qua và do đó, không dùng hiện tại làm phương tiện để đi chuyển đến tương lai, mới đủ sức tiếp nhận cái vĩnh hằng.. cho nên, mối quan tâm lớn nhất trong thiền là tự tri tự giác, không chỉ trên bề mặt mà là cả nội dung của cái thức tâm thâm sâu ẩn khuất. Không hiểu nội dung của thức và thoát khỏi sự qui định của thức, bạn không thể vượt qua những giới hạn phạm vi của trí não. Đó là lý do tại sao tiến trình của tư tưởng phải ngưng dứt và để cho sự ngưng dứt này thành hiện thực, phải có tự tri, tự giác. Vì thế, thiền là khởi đầu của trí tuệ, tức là thấu hiểu chính trí và tâm ta
    .

    Ngọn lửa tự tri tự giác trong tôi có lúc bùng cháy dữ dội, có lúc heo hắt..., nó cũng phụ thuộc vào tư tưởng, nó cũng bị qui định. Càng lớn sự nhạy cảm trong tôi càng mất đi, gần như bị chai lỳ với mọi thứ, trước đây nhìn từng ngọn cỏ, cảm nhận từng cơn gió thoảng qua, cánh diều hâu lượn trên nền trời, con chim tha mồi về tổ... tôi đều cảm nhận đằng sau đó một điều gì đấy, nhưng giờ đây tất cả gần như đã chết, không biết có điều gì đó sai chăng, phải chăng do để tự vệ phòng thủ trước mọi thứ tôi đã tự co tất cả lại-có lẽ thế, đó là một phản ứng tiêu cực-có lẽ không cần phải co lại, không cần phải né tránh mà đối diện với mọi thứ một cách "như thế" mới đúng.
  9. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Đọc shiva có cảm giác bạn sống dựa vào người khác, kinh nghiệm của người khác và không quyết đoán. Ý mình là không quyết đoán với nội tâm của chính mình, có người mạnh bên ngoài yếu bên trong, có người mạnh bên trong yếu bên ngoài.

    Bạn dám đi con đường khác đa số nhưng khi đi con đường đó bạn lại không dám tự mình đi. Làm việc gì cũng thế thôi, nếu không dựa vào chính mình khó thành công, nhất là những con đường đòi hỏi năng lực cá nhân.

    Bao giờ bạn dám đối diện với chính mình và chấp nhận chính mình, chấp nhận kinh nghiệm của chính mình, nhé

    Sách chỉ để tham khảo, bao giờ bạn tự đi trên con đường của chính mình mà không ỷ lại vào kinh nghiệm của người đi trước? Sẽ đau đấy nhưng mà thấm [:D]

    Chỉ là vài ý kiến của mình
  10. neveronsunday

    neveronsunday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    1.258
    Đã được thích:
    0
    Chính xác, đọc đến bài thứ 2 của cậu này thì đúng đây là thuyết của Phật giáo và Ấn giáo. Cậu này như kiểu truyền đạo ấy. [:D]
    Tuy nhiên mọi lý thuyết chỉ là tương đối mà thôi, luôn tồn tại mâu thuẫn nội tại và có những câu hỏi không thể trả lời được. Chính tư tưởng của Phật giáo và Ấn giáo khuyên con người ta đừng nên lệ thuộc hay sùng bái bất cứ một hệ quan điểm, một lý thuyết nào cả. Bởi vậy ta cũng nên nghi ngờ luôn cả đức Cồ Đàm [:D]
    Phật giáo chỉ giúp con người ta diệt khổ trong mọi khoảnh khắc, mọi hoàn cảnh nhưng không giúp con người ta vươn lên. vươn lên mới là mục đích cuối cùng của cuộc sống nói riêng hay sự sống nói chung.
    Người Phương Tây có câu: Tôi tư duy tức là tôi tồn tại. Con người mất hàng triệu năm tiến hóa để rồi hơn con vật ở chỗ biết tư duy. Đó là quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên, là trò chơi của Thượng Đế. Thế mà Thiền trong Phật giáo lại là quá trình ngược lại, vứt bỏ hết mọi tư duy, khái niệm. Như vậy là đi ngược lại với quy luật phát triển. [:D]
    Hãy nghi ngờ tất cả.

Chia sẻ trang này