1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    + Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

    Nhạc sĩ Quốc Bảo nói về lớp ca sĩ mới


    Tôi không hiểu từ bao giờ, các ca sĩ cố thuộc lòng một số câu mẫu: "Em đi bằng đôi chân của mình" (chẳng lẽ đi bằng chân gỗ?), "Tôi phát triển từng ngày" (chiều cao? cân nặng?) "Mọi chuyện còn ở phía trước (thế còn phía sau?)... Sao thế nhỉ? có phải tại vì họ trả lời quá nhiều phỏng vấn đến mức chỉ còn cách tuôn ra những câu nói như cái máy.

    Tôi muốn đề cập đến phẩm cách của ca sĩ chứ chẳng phải là phẩm hạnh hay phẩm tiết nên không cần, hoặc chưa cần nói đó là những đức tính chói lóa sáng ngời. Phẩm cách của nghề ca hát là những biểu lộ, những hành vi xã hội có lý, có tình, tránh những va vấp không đáng. Tôi không thể nói ra những chuyện cụ thể của một ca sĩ nào mà chỉ khuyên họ đừng nên làm một số chuyện.

    Các ca sĩ không nên tự tin quá. Phải nói ngay cho rõ là bạn tự tin bao nhiêu cũng được, thậm chí càng nhiều càng có năng lượng đi đường dài nhưng đừng bao giờ tuyên bố: "Tôi rất tự tin", nghe lố bịch lắm. Nó có bất biến đâu? Nó có ở đó như một lá bùa hộ mệnh đâu mà lúc nào cũng sẵn sàng tuyên bố là ta sở hữu nó? Thực tế cho thấy những người hay tuyên bố mình rất tự tin là những người gánh chịu thất bại sớm nhất.

    Hiện giờ bệnh nói nhảm của ca sĩ tăng rất nhanh, không chỉ trên mặt báo mà còn ở sân khấu giao lưu, các forum trên mạng. Các "ngôi sao" mặc sức tự nói về mình. Một trong những chi tiết theo tôi mang ý lừa mị nhất là luôn miệng cảm ơn công chúng. Tại sao phải cảm ơn, nếu ca sĩ làm thiên chức của mình là truyền những thông điệp đẹp đẽ từ nhạc sĩ đến người nghe? Nếu họ làm tốt thiên chức đó, công chúng phải cảm ơn họ chứ. Hay là họ không làm nghệ thuật. Họ sợ mất người nghe, mình sẽ ế, sẽ nghèo đi, sẽ không còn cơ hội ký tên vào lưng áo đẫm mồ hôi của khán giả nữa. Chỉ có cách ấy mới giải thích được những lời cảm ơn vô lối của ca sĩ.

    Một trong những trào lưu của ca sĩ hiện nay là ngủ quá muộn. Bình minh của ca sĩ là vào 13h. Thế thì họ có bao nhiêu giờ có ích? Nếu họ đi thu âm (hoặc chụp ảnh, trả lời phỏng vấn 2-6h tối, đi hát vào 8-11h, sau đó đi ăn và giải trí đến sáng thì họ học nhạc vào lúc nào, nghe nhạc vào lúc nào, chăm sóc gia đình vào lúc nào. Thế mà ai cũng phát triển từng ngày, vượt qua chính mình thì quả là giỏi !


    ( Nguồn : VNExpress )

    Votrungh@  
  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những bài tập làm văn... dựng tóc gáy
    "Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
    Đây chỉ là một trong những "áng văn" độc đáo mà tôi đã gặp trong quá trình dạy học. Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..." và đã áp dụng khá nhuần nhuyễn khi làm bài văn "Tả con gà nhà em".
    Còn đây là bài văn "Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em": "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ''Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!''". (Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất).
    Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi", thì tả cô giáo: "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là...". (Xin lỗi, tôi không thể tiết lộ (...) được).
    Khi cô giáo ra đề bài: "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian", có em đã viết: "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã". Chao ôi! Sự tưởng tượng này rất có thể bắt nguồn từ thực tế em được chứng kiến các cuộc nhậu triền miên ở xung quanh.
    Một học sinh mê truyện trinh thám thì tả tiết học trong lớp như thế này: "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...".
    Với đề bài "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em", một học sinh "tả thực" như sau: "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".
    Ca dao, tục ngữ vốn là những thứ rất thân thuộc với người Việt từ nhỏ. Thế mà học sinh, sinh viên của chúng ta cũng có những kiến giải rất lý thú. Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...". Hay như câu "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" có người giải thích một cách đầy "sáng tạo": "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
    Thế mới biết, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc học văn của học sinh, để chúng ta đã và đang được thưởng thức những bài văn, câu văn... dựng tóc gáy.
    ( Báo Tuổi Trẻ )
    Votrungh@  
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những bài tập làm văn... dựng tóc gáy
    "Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
    Đây chỉ là một trong những "áng văn" độc đáo mà tôi đã gặp trong quá trình dạy học. Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..." và đã áp dụng khá nhuần nhuyễn khi làm bài văn "Tả con gà nhà em".
    Còn đây là bài văn "Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em": "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ''Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!''". (Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất).
    Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi", thì tả cô giáo: "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là...". (Xin lỗi, tôi không thể tiết lộ (...) được).
    Khi cô giáo ra đề bài: "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian", có em đã viết: "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã". Chao ôi! Sự tưởng tượng này rất có thể bắt nguồn từ thực tế em được chứng kiến các cuộc nhậu triền miên ở xung quanh.
    Một học sinh mê truyện trinh thám thì tả tiết học trong lớp như thế này: "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...".
    Với đề bài "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em", một học sinh "tả thực" như sau: "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".
    Ca dao, tục ngữ vốn là những thứ rất thân thuộc với người Việt từ nhỏ. Thế mà học sinh, sinh viên của chúng ta cũng có những kiến giải rất lý thú. Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...". Hay như câu "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" có người giải thích một cách đầy "sáng tạo": "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
    Thế mới biết, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc học văn của học sinh, để chúng ta đã và đang được thưởng thức những bài văn, câu văn... dựng tóc gáy.
    ( Báo Tuổi Trẻ )
    Votrungh@  
  4. otdo

    otdo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    0
    Nghịch lý của thời đại chúng ta trong ngày nay đó là...
    Đường phố rông jhơn nhưng quan điểm lại hẹp hòi hơn
    Chúng ta giành nhiều hơn nhưng lại có ít hơn
    Mua sắm nhiều hơn nhưng hưởng thụ lại ít hơn
    Chugns ta có những ngôi nhà đồ sộ hơn nhưng gia đình lại bé nhỏ hơn
    Cuộc sống tiện nghi hơn nhưng ít thời gian nhàm rỗi hơn
    Bằng cấp nhiều hơn nhưng giá trị lại ít hơn
    Hiểu biết nhiều hơn nhưng nhận xét lại kém hơn
    Nhiều nhân tài hơn nhưng ít sáng tạo hơn
    Chúng ta sở hữu nhiều nhưng nhân cách giảm nhiều hơn.
    Chúng ta nói quá nhiều , yêu thương thì quá ít và ghen ghét lại nhiều hơn.
    Chúng ta biết cách mưu sinh nhưng không biết cách tạo dựng cuộc sống .
    Chúng ta sống thọ hơn nhưng sống ít có ý nghĩa hơn
    Chúng ta làm được những điều cao sang nhưng không làm được những điều đơn giản với đồng loại.
    Chúng ta chinh phục được vũ trụ nhưng không thắng được cỏi lòng.
    Chúng ta thu nhập cao hơn nhưng đạo đức lại suy đồi hơn.
    Chúng ta chuộng số lượng nhưng quen mất chất lượng .
    Siêu lợi nhuận nhưng ít đi những quan hệ.
    Giải trí thì nhiều mà niềm vui lại ít.
    Nhiều thực phẩm hơn nhưng lại kém dinh dưỡng.
    Đây là thời đại của thu nhập gấp đôi nhưng chia ly thì lại nhiều.
    Thời đại của sự hào nhoáng bên ngoài nhưng bên trong thì rỗng tuếch.
    Thời đại mà công nghệ mang đến cho bạn thông điệp này và cũng là thời đại mà bạn có thể chọn hoặc là sống khác đi hoặc là chỉ buông xuôi...
    ....

    @""@​
    ( * : * )​
    @ . @​
    (@)---(@)​
  5. otdo

    otdo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    0
    Nghịch lý của thời đại chúng ta trong ngày nay đó là...
    Đường phố rông jhơn nhưng quan điểm lại hẹp hòi hơn
    Chúng ta giành nhiều hơn nhưng lại có ít hơn
    Mua sắm nhiều hơn nhưng hưởng thụ lại ít hơn
    Chugns ta có những ngôi nhà đồ sộ hơn nhưng gia đình lại bé nhỏ hơn
    Cuộc sống tiện nghi hơn nhưng ít thời gian nhàm rỗi hơn
    Bằng cấp nhiều hơn nhưng giá trị lại ít hơn
    Hiểu biết nhiều hơn nhưng nhận xét lại kém hơn
    Nhiều nhân tài hơn nhưng ít sáng tạo hơn
    Chúng ta sở hữu nhiều nhưng nhân cách giảm nhiều hơn.
    Chúng ta nói quá nhiều , yêu thương thì quá ít và ghen ghét lại nhiều hơn.
    Chúng ta biết cách mưu sinh nhưng không biết cách tạo dựng cuộc sống .
    Chúng ta sống thọ hơn nhưng sống ít có ý nghĩa hơn
    Chúng ta làm được những điều cao sang nhưng không làm được những điều đơn giản với đồng loại.
    Chúng ta chinh phục được vũ trụ nhưng không thắng được cỏi lòng.
    Chúng ta thu nhập cao hơn nhưng đạo đức lại suy đồi hơn.
    Chúng ta chuộng số lượng nhưng quen mất chất lượng .
    Siêu lợi nhuận nhưng ít đi những quan hệ.
    Giải trí thì nhiều mà niềm vui lại ít.
    Nhiều thực phẩm hơn nhưng lại kém dinh dưỡng.
    Đây là thời đại của thu nhập gấp đôi nhưng chia ly thì lại nhiều.
    Thời đại của sự hào nhoáng bên ngoài nhưng bên trong thì rỗng tuếch.
    Thời đại mà công nghệ mang đến cho bạn thông điệp này và cũng là thời đại mà bạn có thể chọn hoặc là sống khác đi hoặc là chỉ buông xuôi...
    ....

    @""@​
    ( * : * )​
    @ . @​
    (@)---(@)​
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Sống độc thân gây nên ''thảm họa sinh thái''

    Những người nghiện mua sắm và ưa sống một mình đang âm thầm gây nên biến đổi khí hậu. Trong khi các nhà sản xuất chật vật tạo ra hàng hoá tiết kiệm năng lượng thì họ cứ việc mua chúng hào phóng hơn - và kết quả là bao nhiêu nỗ lực xanh trở thành công cốc.
    Phân tích của viện sĩ người Hà Lan Jan Kooijiman về công nghiệp bao bì của Anh chỉ ra rằng, con người cần có những thay đổi cơ bản trong các thói quen, nếu không muốn một ngày nào đó trái đất trở thành sa mạc. Thay đổi đó có thể là giảm sử dụng nhiệt và nước, hạn chế đi xe nhà, bật ít đèn thôi và cần nhất là nên sống trong các gia đình lớn.
    Tiến sĩ Kooijman cho biết xu hướng sống độc thân đang làm cho các vấn đề môi trường trở nên tồi tệ hơn, bởi nếu ở một mình đi nữa, bạn cũng cần tới hàng trăm vật dụng thiết yếu không kém gì một gia đình lớn, từ tuýp thuốc đánh răng tới bàn chải cọ nhà xí, từ con dao đến chiếc đồng hồ... Quá trình chế tạo mỗi vật ấy đều tạo ra khí nhà kính.
    Các cuộc khảo sát cho thấy đa số mọi người tin rằng tái chế là cách tốt nhất mà họ có thể làm cho môi trường, nhưng tiến sĩ Kooijman lại cho đó là chuyện hoang đường. Theo ông, tuy tái chế giúp môi trường không "chết nghẹn" vì chất thải, song việc tiết kiệm nước, đi bộ, xe đạp hoặc bắt xe buýt thay vì đi xe hơi, và tắt các thiết bị điện có tác động lớn hơn nhiều.
    Kooijman khuyến cáo mọi người không nên cất công đánh hẳn một chuyến xe hơi tới nơi có thùng chứa để bỏ vỏ chai, bởi điều này còn gây lãng phí năng lượng hơn nhiều so với cái tiết kiệm được. Tính toán của ông cũng cho thấy với một gia đình bình thường, hạ nhiệt độ phòng xuống 2 độ có thể tiết kiệm điện tương đương với năng lượng dùng để tạo ra số bao bì mà họ dùng trong 1 năm.
    Còn nếu chuyển từ dùng xe của nhà sang đi xe công cộng trong vòng một năm, gia đình đó có thể tiết kiệm năng lượng bằng với năng lượng tận dụng được khi tái chế số chai lọ mà gia đình đó có thể tiêu thụ trong suốt 4 thế kỷ.
    Theo Kooijman, điều cơ bản không chỉ là buộc ngành bao bì cải tiến sản phẩm để cải thiện môi trường, mà chính phủ nên xem xét gốc rễ của sự biến đổi khí hậu: đó là lối sống và nền kinh tế tăng trưởng.
    (theo BBC)
    Votrungh@  
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Sống độc thân gây nên ''thảm họa sinh thái''

    Những người nghiện mua sắm và ưa sống một mình đang âm thầm gây nên biến đổi khí hậu. Trong khi các nhà sản xuất chật vật tạo ra hàng hoá tiết kiệm năng lượng thì họ cứ việc mua chúng hào phóng hơn - và kết quả là bao nhiêu nỗ lực xanh trở thành công cốc.
    Phân tích của viện sĩ người Hà Lan Jan Kooijiman về công nghiệp bao bì của Anh chỉ ra rằng, con người cần có những thay đổi cơ bản trong các thói quen, nếu không muốn một ngày nào đó trái đất trở thành sa mạc. Thay đổi đó có thể là giảm sử dụng nhiệt và nước, hạn chế đi xe nhà, bật ít đèn thôi và cần nhất là nên sống trong các gia đình lớn.
    Tiến sĩ Kooijman cho biết xu hướng sống độc thân đang làm cho các vấn đề môi trường trở nên tồi tệ hơn, bởi nếu ở một mình đi nữa, bạn cũng cần tới hàng trăm vật dụng thiết yếu không kém gì một gia đình lớn, từ tuýp thuốc đánh răng tới bàn chải cọ nhà xí, từ con dao đến chiếc đồng hồ... Quá trình chế tạo mỗi vật ấy đều tạo ra khí nhà kính.
    Các cuộc khảo sát cho thấy đa số mọi người tin rằng tái chế là cách tốt nhất mà họ có thể làm cho môi trường, nhưng tiến sĩ Kooijman lại cho đó là chuyện hoang đường. Theo ông, tuy tái chế giúp môi trường không "chết nghẹn" vì chất thải, song việc tiết kiệm nước, đi bộ, xe đạp hoặc bắt xe buýt thay vì đi xe hơi, và tắt các thiết bị điện có tác động lớn hơn nhiều.
    Kooijman khuyến cáo mọi người không nên cất công đánh hẳn một chuyến xe hơi tới nơi có thùng chứa để bỏ vỏ chai, bởi điều này còn gây lãng phí năng lượng hơn nhiều so với cái tiết kiệm được. Tính toán của ông cũng cho thấy với một gia đình bình thường, hạ nhiệt độ phòng xuống 2 độ có thể tiết kiệm điện tương đương với năng lượng dùng để tạo ra số bao bì mà họ dùng trong 1 năm.
    Còn nếu chuyển từ dùng xe của nhà sang đi xe công cộng trong vòng một năm, gia đình đó có thể tiết kiệm năng lượng bằng với năng lượng tận dụng được khi tái chế số chai lọ mà gia đình đó có thể tiêu thụ trong suốt 4 thế kỷ.
    Theo Kooijman, điều cơ bản không chỉ là buộc ngành bao bì cải tiến sản phẩm để cải thiện môi trường, mà chính phủ nên xem xét gốc rễ của sự biến đổi khí hậu: đó là lối sống và nền kinh tế tăng trưởng.
    (theo BBC)
    Votrungh@  
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Sức mạnh của tình bạn
    Có những bằng chứng khoa học cho thấy tình bạn có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người. Mối quan hệ xã hội là phương thuốc điều trị bệnh rẻ nhất. Những người có quan hệ xã hội tốt thường có những lợi thế về sức khoẻ hơn hẳn những người sống cô lập.
    Những lợi thế đó là:
    - Có nhiều cơ hội vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo.
    - Hệ thống miễn dịch mạnh và dễ phục hồi sau tai biến.
    - Sức khoẻ tinh thần tốt.
    - Sống thọ hơn những người ít giao tiếp.

    Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi tình hình sức khoẻ của gần 5.000 cư dân ở California trong thời gian 9 năm và nhận thấy rằng những người có mối quan hệ rộng rãi thường sống khoẻ mạnh, ít bệnh tật hơn những người sống khép kín. Ronald Glaser, nhà miễn dịch học thuộc Đại học Ohio ở Columbus, cho biết: "Một trong những điều tồi tệ mà bạn có thể làm cho một người nào đó là cô lập anh ta".
    Các nhà khoa học cho rằng hiệu quả của nhiều tiến trình điều trị bệnh phức tạp tuỳ thuộc phần lớn vào bệnh nhân có những mối quan hệ về mặt xã hội như thế nào.
    Teresa Seeman, chuyên gia về bệnh dịch, cho biết: "Cơ thể của chúng ta rất nhạy cảm với những mối quan hệ xã hội. Tình bạn giúp giảm stress, có lợi cho hệ thống miễn dịch, tuyến nội tiết và tim mạch. Hiệu quả còn cao hơn nếu người bạn thân đó là vợ hoặc chồng".
    (Theo Reader''s Digest )
    Votrungh@  
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Sức mạnh của tình bạn
    Có những bằng chứng khoa học cho thấy tình bạn có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người. Mối quan hệ xã hội là phương thuốc điều trị bệnh rẻ nhất. Những người có quan hệ xã hội tốt thường có những lợi thế về sức khoẻ hơn hẳn những người sống cô lập.
    Những lợi thế đó là:
    - Có nhiều cơ hội vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo.
    - Hệ thống miễn dịch mạnh và dễ phục hồi sau tai biến.
    - Sức khoẻ tinh thần tốt.
    - Sống thọ hơn những người ít giao tiếp.

    Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi tình hình sức khoẻ của gần 5.000 cư dân ở California trong thời gian 9 năm và nhận thấy rằng những người có mối quan hệ rộng rãi thường sống khoẻ mạnh, ít bệnh tật hơn những người sống khép kín. Ronald Glaser, nhà miễn dịch học thuộc Đại học Ohio ở Columbus, cho biết: "Một trong những điều tồi tệ mà bạn có thể làm cho một người nào đó là cô lập anh ta".
    Các nhà khoa học cho rằng hiệu quả của nhiều tiến trình điều trị bệnh phức tạp tuỳ thuộc phần lớn vào bệnh nhân có những mối quan hệ về mặt xã hội như thế nào.
    Teresa Seeman, chuyên gia về bệnh dịch, cho biết: "Cơ thể của chúng ta rất nhạy cảm với những mối quan hệ xã hội. Tình bạn giúp giảm stress, có lợi cho hệ thống miễn dịch, tuyến nội tiết và tim mạch. Hiệu quả còn cao hơn nếu người bạn thân đó là vợ hoặc chồng".
    (Theo Reader''s Digest )
    Votrungh@  
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Stress ơi, chào nhé!


    Những căng thẳng trong dịp lễ tết có thể khiến người ta muốn nổ tung. Làm thế nào để cân bằng giữa việc mua sắm, dọn dẹp nhà cửa, thăm hỏi người thân, cùng các bữa đánh chén liên tiếp? Không phải ai cũng cáng đáng nổi. Kể cả cái rét thấu xương cũng khiến nhiều người phát điên.
    Stress khác nhau ở từng người và tình huống. Có thể một sự kiện gây stress cho người này nhưng người khác thì không. Khả năng chống chọi stress ở mỗi người cũng khác nhau.
    Sự khác biệt không chỉ dừng lại ở mức độ mà là cả thái độ của bạn đối với nó. Một số bồn chồn lo lắng, số khác buồn rầu hoặc cáu kỉnh. Stress có thể gây ra những triệu chứng bất thường như mất tập trung, hay trách móc người khác và không thể giải quyết nổi việc gì. Nhiều người bị stress cũng mất năng động, chán ăn, thèm rượu.
    Những triệu chứng khác còn bao gồm mệt mỏi, nghiến răng, đau đầu, cơ và khớp. Khi stress tăng cường thì hệ miễn dịch cũng bị suy giảm do đó càng dễ ốm và mệt.
    Các nhà khoa học đưa ra một số cách đơn giản để tránh stress trong mùa lễ :
    - Thở bằng cơ hoành. Đặt một tay lên bụng, ngay dưới rốn. Khi hít vào, tay sẽ rời xa khỏi cơ thể, khi thở ra tay lại phải chạm vào bụng. Tập trung vào sự chuyển động của tay. Có thể tập thở khi đứng, ngồi hoặc nằm.
    - Trước tiên, cười và mắt long lanh. Sau đó hít sâu. Khi thở ra, hàm thả lỏng, vai chùng xuống và trán giãn ra. Làm lại lần nữa.
    - Nhiều người lo lắng về những việc chẳng có thực hoặc những thứ đã xảy ra rồi. Bạn cần phải tự nhủ rằng thực tại chỉ có một - tức là ngay bây giờ. Thường xuyên lặp lại với chính mình: Tôi đang ở đâu? Đây! Lúc này là lúc nào? Hiện tại.
    - Nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc chất chứa căng thẳng trong người và giải phóng nó. Cố gắng nhấc ngón chân lên như thể đang cố chạm nó vào ống quyển. Giữ nguyên như thế khi căng đùi, mông và nắm chặt tay. Hít sâu và nín thở khi nghiến chặt hàm răng và nhắm mắt. Giữ tất cả tư thế đó trong 5 giây. Sau đó thả ra đồng loạt. Cảm nhận sự căng thẳng chảy ra khỏi cơ thể khi bạn thở ra.
    - Địa điểm thư giãn. Bắt đầu bằng vài hơi thở nhẹ nhàng. Sau đó nhắm mắt, tưởng tượng ra một nơi lý tưởng để thư giãn - núi, biển, cánh đồng hoặc công viên. Đó có thể là một nơi có thật hoặc tưởng tượng. Hãy hình dung mình thoả sức vui chơi như thế nào. Khi đã tạo ra được một nơi như thế, cứ tìm đến nó mỗi khi bạn cần thư giãn.
    - Đôi tay nồng ấm. Tưởng tượng bạn có đôi bàn tay ấm áp và mềm mại. Chẳng hạn, có thể tưởng tượng ngâm tay trong nước ấm, hơ trên bếp lửa hoặc nằm trong đôi găng tay êm ái.
    (theo Healthday)
    Votrungh@  

Chia sẻ trang này