1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. B8_196

    B8_196 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    CHỮ HIẾU THỜI NAY​
    1. Buổi trưa nắng chói chang, tôi ra tiệm cơm gần nhà mua cơm hộp. Đang giờ tan tầm nên quán rất đông khách. Hai người bưng bê, một cô rửa bát và ông chủ tiệm đứng bán vẫn không xuể, thành thử anh con trai vừa đi làm về đến, chưa kịp tháo cà vạt đã phải ra phụ bố một tay. Anh khoảng ba mươi tuổi, dáng cao ráo sáng sủa, đối lập với người cha da đen sạm, vóc thấp bé và có vẻ khắc khổ. Có lẽ chỉ quen cầm bút thước sách vở nên anh đơm cơm, gấp thức ăn rất lóng ngóng, vụng về thế nào lại làm sai yêu cầu của khách, bị phàn nàn. Ông bố tức mình, đang xới nồi cơm mới, sẵn tay cầm đũa bếp gõ lên đầu anh một cái, cơm dính đầy tóc. Mọi người nhìn anh ái ngại. Ông bố ra rả mắng con vô dụng. Anh vẫn im lặng không nói gì, mặt đỏ lựng vì ngượng, lẳng lặng sửa sai bằng cách lúi húi đơm hộp cơm cho tôi. Ra về, tôi cứ suy nghĩ mãi câu chuyện ấy. Tôi biết anh con trai kia đã từng du học gần mười năm bên Mỹ và hiện đang làm phó giám đốc cho một công ty. Anh có đủ lý do để không phải làm cái việc phục vụ khách hàng cơm vào giờ nghỉ trưa ngắn ngủi của mình, khi mà anh còn chưa kịp ăn uống nữa. Anh cũng đã đủ lớn khôn để phản ứng một điều gì đó khi bị cha đối xử như thế trước mặt nhiều người.Nhưng thật cảm động, anh đã lẳng lặng như một đứa trẻ ngoan phạm lỗi. Nghe nói, quán cơm này thời thịnh vượng đã từng góp một phần học phí cho anh ở trời Tây. Và bố anh, người không biết trọn chữ hello, đã hơn nửa đời cần mẫn làm cái công việc ấy vì đứa con trai duy nhất.
    2. Một buổi trưa khác, đi làm về, tôi nghé ngang qua chợ mua sắm ít vải vóc quần áo. Ghé gian hàng quen thuộc, tôi đứng nép một bên nghe lóm câu chuyện của hai cha con người khách nọ. Lại một anh trai khoảng ba mươi, trông có vẻ thành đạt và sành điệu. Anh đưa bố đi sắm quần áo mới. Ông bố thấp bé, gầy còm, cứ luôn miệng bảo: "Thôi, mua làm gì. Tao có đi đâu mà mặc đồ mới chứ?" Anh con trai hùng hổ nắm tay bố kéo mạnh đến sạp, quát: "Tui nói ông nghe không? Lại đây tui sắm đồ mới cho mà mặc với người ta!" Nói rồi anh hất hàm bảo chị bán hàng cho xem ít quần áo cỡ tuổi ba anh mặc. Ngắm nghía sơ, anh quyết định chọn hai cái quần tây màu xanh nâu và màu kem cùng cái áo sơ mi trắng, cái áo thun sọc trắng-xanh. Ông bố càu nhàu: "Thôi, tao không mặc đồ này đâu! Già rồi, ai mà mặc toàn màu sáng..." Anh con trai lại lớn tiếng trấn áp: "Tui nói mua là mua! Nghe lời tui chút coi!" "Không! Không! Tao nói không mặc là không mặc!" "Tui nói mua là mua! Lì quá đi! Bây giờ ông nói lại lần nữa coi, mặc hay không? Giỏi cãi không hà! Quýnh chết bây giờ!" Người cha già run run, vẫn tỏ giọng không bằng lòng nhưng nói nhỏ xíu, chỉ mình ông nghe. Bán xong hàng, đợi họ đi khỏi, chị chủ trề môi mắng: "Cái đồ con bất hiếu! Giàu có bao nhiêu mà đối xử với ông già như vậy! Thứ đó sao ra đường xe không đụng chết hết cho rồi!"
    3. Tôi vào đời và tự lập từ rất sớm. Mười lăm tuổi, tôi đã không phải sống bằng tiền của cha mẹ nữa, một phần cũng vì gia đình tôi ngày ấy rất nghèo. Do vừa kiếm tiền vừa đi học nên khi có bằng đại học trong tay, tôi cũng đã có một số vốn kha khá. Một tay tôi lo chuyện sửa sang nhà cửa, tiền nong cho sinh hoạt gia đình, cho việc học hành của mấy đứa em. Tôi lại không ham chơi bời lêu lổng, sống hiền lành, ngoan ngoãn nên rất được ba mẹ tin tưởng. Tôi có thể tự quyết định bất cứ chuyện gì có liên quan đến mình mà không cần phải thông qua ý kiến của cha mẹ. Nhưng tôi không thích như vậy. Tôi vẫn "giả khờ", vẫn mong được lời khuyên của ba tôi mỗi khi đứng trước một quyết định quan trọng, vẫn lẽo đẽo theo mẹ học hỏi cách nấu món này món kia, dù rằng tôi có thể đọc sách để nấu bài bản ngon lành hơn. Tôi không muốn ba mẹ tôi bị mai một quyền tự hào là cây cao bóng cả trong lòng con cái. Tôi không muốn ba mẹ tôi nghĩ rằng suốt đời họ đã không làm được những điều tốt đẹp nhất cho các con, để tôi phải vất vả bươn chải giữa cuộc đời. Bởi ba mẹ đã cố gắng hết sức trong khả năng của mình vì chúng tôi rồi, cả hai người cần phải được bù đắp xứng đáng và tôi cùng các em trong gia đình có trách nhiệm thực hiện điều đó, không phải chỉ bằng vật chất...
    SG, 26-10
  2. vtdnguyen

    vtdnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác B8_196, những bài học về chữ "Hiếu" nghe rất quen nhưng không bao giờ cũ. Xã hôi dù văn minh đến đâu, người con dù thành đạt đến đâu với đấng "Sinh thành" vẫn xin cúi rạp người tạ ơn đời đời ....
    " ...........Năm xưa tôi còn nhỏ
    Mẹ tôi đã qua đời
    Lần đầu tiên tôi hiểu
    Thân phận trẻ mồ côi
    Quanh tôi ai cũng khóc
    I m lặng tôi sầu thôi
    Để dòng nước mắt chảy
    Là bớt khổ đi rồi
    Hoàng hôn phủ trên mộ
    Chuông chùa nhẹ rơi rơi
    Tôi thấy tôi mất Mẹ
    Như mất cả bầu trời........"
    (Nhất Hạnh )
    Từ nhỏ tôi đã thuộc làu bài thơ, nhưng cứ mỗi khi đọc lại tôi vẫn run rẩy, muốn khóc oà. ..vỡ ***g ngực...chạy về bên Mẹ :
    "...Mẹ ơi !, mẹ có biết hay không ?...biết gì...biết là...biết là con yêu Mẹ không..............Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh, đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em...thì xin em...thì xin anh hãy cùng tôi vui sướng lên đi, hãy cùng tôi vui sướng lên đi....."

  3. vtdnguyen

    vtdnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác B8_196, những bài học về chữ "Hiếu" nghe rất quen nhưng không bao giờ cũ. Xã hôi dù văn minh đến đâu, người con dù thành đạt đến đâu với đấng "Sinh thành" vẫn xin cúi rạp người tạ ơn đời đời ....
    " ...........Năm xưa tôi còn nhỏ
    Mẹ tôi đã qua đời
    Lần đầu tiên tôi hiểu
    Thân phận trẻ mồ côi
    Quanh tôi ai cũng khóc
    I m lặng tôi sầu thôi
    Để dòng nước mắt chảy
    Là bớt khổ đi rồi
    Hoàng hôn phủ trên mộ
    Chuông chùa nhẹ rơi rơi
    Tôi thấy tôi mất Mẹ
    Như mất cả bầu trời........"
    (Nhất Hạnh )
    Từ nhỏ tôi đã thuộc làu bài thơ, nhưng cứ mỗi khi đọc lại tôi vẫn run rẩy, muốn khóc oà. ..vỡ ***g ngực...chạy về bên Mẹ :
    "...Mẹ ơi !, mẹ có biết hay không ?...biết gì...biết là...biết là con yêu Mẹ không..............Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh, đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em...thì xin em...thì xin anh hãy cùng tôi vui sướng lên đi, hãy cùng tôi vui sướng lên đi....."

  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Làm người
    Khi Chúa tạo ra con lừa, Người phán: "Ngươi sẽ làm một con lừa có trí tuệ khiêm tốn, làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt, thồ những gánh nặng oằn lưng mà chỉ được ăn cỏ. Bù lại những vất vả đó, ngươi sẽ được sống tới 50 năm".
    Con lừa trả lời:
    - Sống như vậy 50 năm thì thật là khốn khổ. Xin Người cho con sống không quá 20 năm thôi.
    Chúa chấp thuận ước nguyện của con lừa. Người tiếp tục tạo ra con chó và nói với nó:
    - Ngươi sẽ trông coi nơi ở, bảo vệ tài sản của con người, kẻ sẽ coi ngươi là bạn hữu thân thiết nhất. Ngươi sẽ ăn cơm thừa canh cặn của hắn và sống 25 năm.
    Con chó đáp:
    - Cảm ơn Người! Nhưng sống kiếp con chó trong 25 năm là một hình phạt quá nặng. Xin Chúa cho cuộc đời con chỉ kéo dài dưới 10 năm thôi!
    Lời thỉnh nguyện của con chó được chấp nhận. Thế rồi, Chúa tạo ra con khỉ và bảo nó:
    - Ngươi sinh ra làm kiếp con khỉ. Ngươi sẽ đánh đu từ cây nọ qua cây kia, hành động như một gã ngốc. Ngươi sẽ có bộ dạng tức cười, chuyên làm trò cười cho thiên hạ. Tuổi thọ của ngươi là 20 năm.
    Con khỉ tạ ơn Chúa rồi than thở:
    - Cuộc sống như thế kéo dài tới 20 năm thật là một cực hình. Xin người cho con sống 10 năm thôi.
    Chúa nhân từ chấp nhận lời thỉnh cầu. Người tiếp tục tạo ra con người rồi phán:
    - Ngươi là con người, sinh vật cao cấp duy nhất biết đi trên đôi chân ở trái đất này. Ngươi sẽ sử dụng trí tuệ để làm chủ mọi sinh vật trên thế giới. Ngươi sẽ thống trị địa cầu và thọ 20 năm.
    Con người cầu xin:
    - Thưa Chúa! Kiếp người 20 năm thật quá ngắn ngủi. Xin Người hãy ban cho con 20 năm mà con lừa đã từ chối, 15 năm mà con chó không chịu nhận và 10 năm con khỉ vứt bỏ.
    Thế là, Chúa cho người đàn ông sống 20 năm làm kiếp con người. Kế đó, anh ta lấy vợ và sống 20 năm kiếp con lừa, làm việc quần quật với những gánh nặng trên lưng. Tiếp theo, khi có con, anh phải sống 15 năm kiếp con chó, trông coi nhà cửa và xơi những đồ ăn thừa mà lũ con để lại. 10 năm cuối đời, anh ta sống kiếp con khỉ, hành động như một gã ngốc để mua vui cho lũ cháu.
    ( St )
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Làm người
    Khi Chúa tạo ra con lừa, Người phán: "Ngươi sẽ làm một con lừa có trí tuệ khiêm tốn, làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt, thồ những gánh nặng oằn lưng mà chỉ được ăn cỏ. Bù lại những vất vả đó, ngươi sẽ được sống tới 50 năm".
    Con lừa trả lời:
    - Sống như vậy 50 năm thì thật là khốn khổ. Xin Người cho con sống không quá 20 năm thôi.
    Chúa chấp thuận ước nguyện của con lừa. Người tiếp tục tạo ra con chó và nói với nó:
    - Ngươi sẽ trông coi nơi ở, bảo vệ tài sản của con người, kẻ sẽ coi ngươi là bạn hữu thân thiết nhất. Ngươi sẽ ăn cơm thừa canh cặn của hắn và sống 25 năm.
    Con chó đáp:
    - Cảm ơn Người! Nhưng sống kiếp con chó trong 25 năm là một hình phạt quá nặng. Xin Chúa cho cuộc đời con chỉ kéo dài dưới 10 năm thôi!
    Lời thỉnh nguyện của con chó được chấp nhận. Thế rồi, Chúa tạo ra con khỉ và bảo nó:
    - Ngươi sinh ra làm kiếp con khỉ. Ngươi sẽ đánh đu từ cây nọ qua cây kia, hành động như một gã ngốc. Ngươi sẽ có bộ dạng tức cười, chuyên làm trò cười cho thiên hạ. Tuổi thọ của ngươi là 20 năm.
    Con khỉ tạ ơn Chúa rồi than thở:
    - Cuộc sống như thế kéo dài tới 20 năm thật là một cực hình. Xin người cho con sống 10 năm thôi.
    Chúa nhân từ chấp nhận lời thỉnh cầu. Người tiếp tục tạo ra con người rồi phán:
    - Ngươi là con người, sinh vật cao cấp duy nhất biết đi trên đôi chân ở trái đất này. Ngươi sẽ sử dụng trí tuệ để làm chủ mọi sinh vật trên thế giới. Ngươi sẽ thống trị địa cầu và thọ 20 năm.
    Con người cầu xin:
    - Thưa Chúa! Kiếp người 20 năm thật quá ngắn ngủi. Xin Người hãy ban cho con 20 năm mà con lừa đã từ chối, 15 năm mà con chó không chịu nhận và 10 năm con khỉ vứt bỏ.
    Thế là, Chúa cho người đàn ông sống 20 năm làm kiếp con người. Kế đó, anh ta lấy vợ và sống 20 năm kiếp con lừa, làm việc quần quật với những gánh nặng trên lưng. Tiếp theo, khi có con, anh phải sống 15 năm kiếp con chó, trông coi nhà cửa và xơi những đồ ăn thừa mà lũ con để lại. 10 năm cuối đời, anh ta sống kiếp con khỉ, hành động như một gã ngốc để mua vui cho lũ cháu.
    ( St )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Câu chuyện bát mì



    Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây 50năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
    Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
    Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
    - Xin mời ngồi!
    Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
    - Có thể... cho tôi một? bát mì được không?
    Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
    - Đương nhiên? đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
    Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
    - Cho một bát mì.
    Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. ?oNgon quá? - thằng anh nói.
    - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
    Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: ?oThật là ngon! Cám ơn!? rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
    Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
    - Có thể? cho tôi một? bát mì được không?
    - Đương nhiên? đương nhiên, mời ngồi!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
    - Cho một bát mì.
    Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
    - Vâng, một bát mì!
    Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
    - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
    - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

    Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: ?oTrông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!?
    Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
    - Thơm quá!
    - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
    - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

    Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
    Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

    Hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

    Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9h30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10h, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là ?o200đ/bát mì? và thay vào đó giá của năm ngoái ?o150đ/bát mì?. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy ?oĐã đặt chỗ?. Đúng 10h30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
    - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
    Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
    - Làm ơn nấu cho chúng tôi?hai bát mì được không?
    - Được chứ, mời ngồi bên này!

    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy ?oĐã đặt chỗ? đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì?
    - Vâng, hai bát mì. Có ngay.
    Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
    Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
    - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
    - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
    - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

    - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
    Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
    - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
    - Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
    - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

    - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
    - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
    - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

    - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
    - Có thật thế không? Sau đó ra sao?
    - Thầy giáo ra đề bài: ?oChí hướng và nguyện vọng của em là gì?? Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: ?oBa bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc?. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: ?oVào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn?. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: ?oCố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!?
    Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
    - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
    - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
    - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: ?oCám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được? Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.?

    Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
    - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
    Lại một năm nữa trôi qua.
    Bắc Hải Đình vào lúc 9h tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy ?oĐã đặt chỗ? nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
    Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
    ?oViệc này có ý nghĩa như thế nào?? Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai ?ocũ? trở thành ?ocái bàn hạnh phúc?, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
    Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
    Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9h30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn? Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
    Đến 10h30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
    Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
    - Làm ơn? làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
    Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
    - Các vị? các vị là?
    Một trong hai thanh niên tiếp lời:
    -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
    Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
    - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
    Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
    - Ồ phải? Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
    Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
    - Có ngay. Ba bát mì.

    -------
    Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

    Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
    ( St )

  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Câu chuyện bát mì



    Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây 50năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
    Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
    Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
    - Xin mời ngồi!
    Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
    - Có thể... cho tôi một? bát mì được không?
    Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
    - Đương nhiên? đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
    Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
    - Cho một bát mì.
    Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. ?oNgon quá? - thằng anh nói.
    - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
    Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: ?oThật là ngon! Cám ơn!? rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
    Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
    - Có thể? cho tôi một? bát mì được không?
    - Đương nhiên? đương nhiên, mời ngồi!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
    - Cho một bát mì.
    Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
    - Vâng, một bát mì!
    Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
    - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
    - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

    Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: ?oTrông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!?
    Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
    - Thơm quá!
    - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
    - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

    Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
    Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

    Hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

    Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9h30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10h, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là ?o200đ/bát mì? và thay vào đó giá của năm ngoái ?o150đ/bát mì?. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy ?oĐã đặt chỗ?. Đúng 10h30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
    - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
    Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
    - Làm ơn nấu cho chúng tôi?hai bát mì được không?
    - Được chứ, mời ngồi bên này!

    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy ?oĐã đặt chỗ? đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì?
    - Vâng, hai bát mì. Có ngay.
    Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
    Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
    - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
    - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
    - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

    - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
    Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
    - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
    - Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
    - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

    - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
    - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
    - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

    - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
    - Có thật thế không? Sau đó ra sao?
    - Thầy giáo ra đề bài: ?oChí hướng và nguyện vọng của em là gì?? Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: ?oBa bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc?. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: ?oVào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn?. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: ?oCố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!?
    Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
    - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
    - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
    - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: ?oCám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được? Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.?

    Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
    - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
    Lại một năm nữa trôi qua.
    Bắc Hải Đình vào lúc 9h tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy ?oĐã đặt chỗ? nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
    Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
    ?oViệc này có ý nghĩa như thế nào?? Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai ?ocũ? trở thành ?ocái bàn hạnh phúc?, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
    Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
    Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9h30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn? Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
    Đến 10h30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
    Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
    - Làm ơn? làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
    Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
    - Các vị? các vị là?
    Một trong hai thanh niên tiếp lời:
    -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
    Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
    - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
    Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
    - Ồ phải? Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
    Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
    - Có ngay. Ba bát mì.

    -------
    Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

    Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
    ( St )

  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    SỐNG NHƯ THẾ NÀO ??
    Ở Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Người dân trong vùng không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này...
    Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
    Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
    Thế nên sống đúng mới thật là khó?
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    SỐNG NHƯ THẾ NÀO ??
    Ở Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Người dân trong vùng không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này...
    Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
    Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
    Thế nên sống đúng mới thật là khó?
  10. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    (truyện có thật 100%)
    Trẻ con với môn Tập làm văn - Những chuyện có thật
    "Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu" - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :
    Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
    Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.
    Em hãy tả con lợn nhà em:
    "con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"
    Em hãy tả bạn em
    "bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
    Commentaire: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.
    Em hãy tả đêm giao thừa
    "em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang lóang..."
    Commentaire: bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.
    Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
    "Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!
    Commentaire: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình!
    Em hãy tả con gà trống nhà em
    "chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?

    "Hãy tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian" .
    "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
    Comment: đúng là "dương sao, âm vậy".
    Giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
    "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
    Miêu tả hình dáng cô giáo em:
    "Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám".
    Hay
    "Cô giáo em có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn"
    Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
    Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:
    "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương"
    Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
    "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
    Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
    +"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
    +"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
    "Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
    "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.
    " Thọ" : nhiều lần (lâu)
    Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
    Trời nổi cơn bão lớn
    Lao xuống tà vẹt đường
    Vợ trời đánh một tiếng chuông
    Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
    Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
    Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-****. Thật tài quá xá! "

    Đời thừa:
    Đề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Đời Thừa)

    Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?
    Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
    "Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
    Lời phê của thầy giáo: "Vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)
    Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.
    Đề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
    " Ngủ thì ai cũng như lương thiện
    Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".
    Phân tích:
    Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra... kẻ dữ hiền."

Chia sẻ trang này