1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Money .........
    It can buy a house
    But not a home
    It can buy a bed
    But not sleep
    It can buy a clock
    But not time
    It can buy a book
    But not knowledge
    It can buy a position
    But not respect
    It can buy medicine
    But not health
    It can buy blood
    But not life
    It can buy ***
    But not love
    So you see money isn''t everything.
    And it often causes pain and suffering.
    I tell you this because I am your friend and I want to take away your pain and suffering.
    So send me all your money and I will suffer for you.
  2. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Người trẻ mắc bệnh? buồn!

    [​IMG]

    Minh đập tay cái rầm xuống bàn phím, gào lên: "Tôi hết chịu nổi rồi. Buồn như con chuồn chuồn. Ngày nào cũng stress?". Mẩu chuyện trên được ghi lại tại một công ty kiến trúc hạng trung ở quận 1, TP.HCM. Nhưng chỉ dạo một vòng quanh các công ty khác, kiểu hành xử như Minh lại không là cá biệt. "Hình như mọi người đang phải chịu đựng nhiều áp lực cuộc sống, công việc lắm. Ai cũng rất dễ cáu gắt, than vãn và luôn cảm thấy mình đang bị stress..." - một bạn trẻ nói.
    Những bế tắc nhỏ
    Một nữ kế toán luống tuổi cười: "Tôi thì chả quan tâm đến xì trét xì triếc gì cả. Vấn đề là tại họ cứ thích than vãn thế thôi. Kém bản lĩnh và không dám bộc lộ suy nghĩ của mình, cứ ôm mãi vào lòng nên làm sao mà không bị buồn chán được. Rõ là rách việc".
    Kéo Minh vào một quán nhậu bình dân, qua vài lần cụng ly, anh bắt đầu bộc lộ tâm sự: "Thật ra là cứ sống mãi trong bốn bức tường với lịch làm việc vừa dày đặc vừa lặp đi lặp lại như một cái máy, hỏi ai mà không phát điên lên được. Tôi bỏ bao nhiêu là ước mơ, hoài bão và sự sáng tạo của mình đằng sau mớ giấy tờ ấy, xem như chôn luôn cuộc đời trai trẻ rồi còn gì..." - "Sao không nhảy ra ngoài thử sức?" - "Cũng muốn lắm chứ. Nhưng thời buổi bây giờ, không dễ...".
    Một tham vấn viên của tổng đài 1088 phân tích: "Những nỗi buồn dạng này thường rất dễ gặp trong cuộc sống hiện đại. Vì mỗi người đều bị buộc chặt vào quá nhiều mối quan hệ, quan tâm đến cuộc sống xã hội và nhu cầu cá nhân cũng ngày càng tăng. Chỉ cần vài điều bất đắc chí là dễ dàng gây ra tình trạng bực mình. Nhưng phần đông họ không biết cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý và cứ thích cố tình làm cho chuyện có vẻ to lớn, bi kịch. Dù sao, một lời khuyên thật tình dành cho những ai hay than vãn và luôn thấy mình bi kịch là hãy tìm một người bạn, một đôi tai để có thể lắng nghe, chia sẻ và thông cảm với tâm sự của bạn. Nói ra một cách thẳng thắn và cùng nhau giải quyết, tự nhiên bạn sẽ nhận ra là mọi việc lại hết sức đơn giản, chẳng có gì là phải ầm ĩ cả...
    Những "con chuồn chuồn" trên mạng...
    Đây là con số thống kê từ mục tâm sự lời khuyên trên diễn đàn của mạng VNN trong thời điểm từ ngày 1 - 15/9 năm nay: trong số 1.355 chuyên đề trên diễn đàn thì 5 chuyên đề được nhiều người đọc hoặc trả lời nhiều nhất đều có liên quan đến nỗi buồn. Ví dụ chuyên đề: "Hãy trút nỗi buồn vào đây" có số tin hồi âm cao nhất (208) và đứng thứ 5 trong số những người đọc nhiều nhất (4.868) hoặc chuyên đề "Không đề" (của một bạn gái "khai trương" để kêu gào về nỗi buồn của mình) xếp hạng nhất về số người đọc (9.029) và thứ hai về số tin hồi âm (195).
    Có một "điệp khúc" được lặp đi lặp lại trong những lời tâm sự từ các diễn đàn được chú ý nhiều nhất này: những nỗi buồn chán vu vơ, không rõ nguyên nhân mặc dù chúng được gọi bằng những cụm từ rất ngộ nghĩnh "buồn như con chuồn chuồn" hay "chán như con gián". Rất hiếm khi những nỗi buồn chán được nêu ra với một nguyên nhân cụ thể như trời mưa phải ở nhà: buồn, đường ngập đi làm bị ướt: chán, sợ "ống chề": buồn hoặc cha mẹ bị ép lấy chồng: chán...
    Mặc dù xuất hiện dưới những "tên ảo" (nickname), những tâm sự buồn từ các diễn đàn nói trên phản ánh khá sinh động những vấn đề xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Trước hết, đó là sự hình thành một lớp trẻ có thu nhập khá hoặc làm việc trong điều kiện khá lý tưởng (để có thể vào mạng đọc và viết tâm sự thường xuyên như vậy) biết sử dụng internet như một "công cụ" giải tỏa nỗi buồn. Các vấn đề xã hội như giao thông, sử dụng nhân tài, văn hóa "quen biết", mối quan hệ cha mẹ con cái, vấn đề giới tính cũng được phản ánh trong những tâm sự buồn của cá nhân.
    Anh Trần Minh Trọng, nghiên cứu sinh cao học xã hội học tại học viện UPI, Philippines nhận định: hiện tượng nói trên đặt ra hai vấn đề. Thứ nhất, các bạn trẻ than vãn buồn chán không chỉ đơn thuần là một hiện tượng tâm lý cá nhân. Môi trường xã hội ở góc độ vĩ mô hay vi mô luôn chứa đựng rất nhiều nhân tố gây ra nỗi buồn ở các bạn trẻ. Đây cũng là hiện tượng chung của giới trẻ ở các quốc gia trên thế giới trong quá trình toàn cầu hóa. Thứ hai, vấn đề đặt ra là mặc dù xuất hiện dưới tên ảo (đồng nghĩa với chân dung thật được bảo đảm an toàn) và được khá tự do để bày tỏ những tâm sự cá nhân, các bạn trẻ vẫn không dám bày tỏ một cách trực tiếp. Nguyên nhân ư? Hình như chúng ta thiếu những môi trường tin cậy mà ở đó, nỗi buồn được thừa nhận và bày tỏ một cách thẳng thắn!
    ( Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/DoiSong/2004/11/7/33991/)

  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Người trẻ mắc bệnh? buồn!

    [​IMG]

    Minh đập tay cái rầm xuống bàn phím, gào lên: "Tôi hết chịu nổi rồi. Buồn như con chuồn chuồn. Ngày nào cũng stress?". Mẩu chuyện trên được ghi lại tại một công ty kiến trúc hạng trung ở quận 1, TP.HCM. Nhưng chỉ dạo một vòng quanh các công ty khác, kiểu hành xử như Minh lại không là cá biệt. "Hình như mọi người đang phải chịu đựng nhiều áp lực cuộc sống, công việc lắm. Ai cũng rất dễ cáu gắt, than vãn và luôn cảm thấy mình đang bị stress..." - một bạn trẻ nói.
    Những bế tắc nhỏ
    Một nữ kế toán luống tuổi cười: "Tôi thì chả quan tâm đến xì trét xì triếc gì cả. Vấn đề là tại họ cứ thích than vãn thế thôi. Kém bản lĩnh và không dám bộc lộ suy nghĩ của mình, cứ ôm mãi vào lòng nên làm sao mà không bị buồn chán được. Rõ là rách việc".
    Kéo Minh vào một quán nhậu bình dân, qua vài lần cụng ly, anh bắt đầu bộc lộ tâm sự: "Thật ra là cứ sống mãi trong bốn bức tường với lịch làm việc vừa dày đặc vừa lặp đi lặp lại như một cái máy, hỏi ai mà không phát điên lên được. Tôi bỏ bao nhiêu là ước mơ, hoài bão và sự sáng tạo của mình đằng sau mớ giấy tờ ấy, xem như chôn luôn cuộc đời trai trẻ rồi còn gì..." - "Sao không nhảy ra ngoài thử sức?" - "Cũng muốn lắm chứ. Nhưng thời buổi bây giờ, không dễ...".
    Một tham vấn viên của tổng đài 1088 phân tích: "Những nỗi buồn dạng này thường rất dễ gặp trong cuộc sống hiện đại. Vì mỗi người đều bị buộc chặt vào quá nhiều mối quan hệ, quan tâm đến cuộc sống xã hội và nhu cầu cá nhân cũng ngày càng tăng. Chỉ cần vài điều bất đắc chí là dễ dàng gây ra tình trạng bực mình. Nhưng phần đông họ không biết cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý và cứ thích cố tình làm cho chuyện có vẻ to lớn, bi kịch. Dù sao, một lời khuyên thật tình dành cho những ai hay than vãn và luôn thấy mình bi kịch là hãy tìm một người bạn, một đôi tai để có thể lắng nghe, chia sẻ và thông cảm với tâm sự của bạn. Nói ra một cách thẳng thắn và cùng nhau giải quyết, tự nhiên bạn sẽ nhận ra là mọi việc lại hết sức đơn giản, chẳng có gì là phải ầm ĩ cả...
    Những "con chuồn chuồn" trên mạng...
    Đây là con số thống kê từ mục tâm sự lời khuyên trên diễn đàn của mạng VNN trong thời điểm từ ngày 1 - 15/9 năm nay: trong số 1.355 chuyên đề trên diễn đàn thì 5 chuyên đề được nhiều người đọc hoặc trả lời nhiều nhất đều có liên quan đến nỗi buồn. Ví dụ chuyên đề: "Hãy trút nỗi buồn vào đây" có số tin hồi âm cao nhất (208) và đứng thứ 5 trong số những người đọc nhiều nhất (4.868) hoặc chuyên đề "Không đề" (của một bạn gái "khai trương" để kêu gào về nỗi buồn của mình) xếp hạng nhất về số người đọc (9.029) và thứ hai về số tin hồi âm (195).
    Có một "điệp khúc" được lặp đi lặp lại trong những lời tâm sự từ các diễn đàn được chú ý nhiều nhất này: những nỗi buồn chán vu vơ, không rõ nguyên nhân mặc dù chúng được gọi bằng những cụm từ rất ngộ nghĩnh "buồn như con chuồn chuồn" hay "chán như con gián". Rất hiếm khi những nỗi buồn chán được nêu ra với một nguyên nhân cụ thể như trời mưa phải ở nhà: buồn, đường ngập đi làm bị ướt: chán, sợ "ống chề": buồn hoặc cha mẹ bị ép lấy chồng: chán...
    Mặc dù xuất hiện dưới những "tên ảo" (nickname), những tâm sự buồn từ các diễn đàn nói trên phản ánh khá sinh động những vấn đề xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Trước hết, đó là sự hình thành một lớp trẻ có thu nhập khá hoặc làm việc trong điều kiện khá lý tưởng (để có thể vào mạng đọc và viết tâm sự thường xuyên như vậy) biết sử dụng internet như một "công cụ" giải tỏa nỗi buồn. Các vấn đề xã hội như giao thông, sử dụng nhân tài, văn hóa "quen biết", mối quan hệ cha mẹ con cái, vấn đề giới tính cũng được phản ánh trong những tâm sự buồn của cá nhân.
    Anh Trần Minh Trọng, nghiên cứu sinh cao học xã hội học tại học viện UPI, Philippines nhận định: hiện tượng nói trên đặt ra hai vấn đề. Thứ nhất, các bạn trẻ than vãn buồn chán không chỉ đơn thuần là một hiện tượng tâm lý cá nhân. Môi trường xã hội ở góc độ vĩ mô hay vi mô luôn chứa đựng rất nhiều nhân tố gây ra nỗi buồn ở các bạn trẻ. Đây cũng là hiện tượng chung của giới trẻ ở các quốc gia trên thế giới trong quá trình toàn cầu hóa. Thứ hai, vấn đề đặt ra là mặc dù xuất hiện dưới tên ảo (đồng nghĩa với chân dung thật được bảo đảm an toàn) và được khá tự do để bày tỏ những tâm sự cá nhân, các bạn trẻ vẫn không dám bày tỏ một cách trực tiếp. Nguyên nhân ư? Hình như chúng ta thiếu những môi trường tin cậy mà ở đó, nỗi buồn được thừa nhận và bày tỏ một cách thẳng thắn!
    ( Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/DoiSong/2004/11/7/33991/)

  4. badsniper

    badsniper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Sống Solo ?

    Bạn thỏa thuê nhìn ngắm các cô gái chân dài nhé...
    Thiên hạ có đôi có lứa còn mình thì cứ vò võ một mình. Đừng buồn! Ngẫm lại một chút bạn sẽ thấy nhiều khi ?ohát? solo lại thoải mái hơn là song ca. Chúng tôi không cổ vũ lối sống ?osolo? bởi cuộc sống có đôi có cặp mới cân bằng. Nhưng ngay lúc này bạn ?okhông nên hoãn cái sự sung sướng lại?, hãy tận dụng sự khoái hiếm hoi của ?ocảnh một mình? trước khi rơi vào ?obẫy? tình yêu.
    Bạn không bị người khác cằn nhằn, mè nheo: Phụ nữ ngoài những lúc đáng yêu là... đáng ghét. Lắm lúc bạn như phát rồ lên vì những đòi hỏi ngớ ngẩn một cách khó hiểu của nàng, mà nếu không đáp ứng, chắc chắn bạn sẽ bị nàng ?oám? cả ngày. Sống theo kiểu ?ođơn nam? sướng hơn chơi ?ođôi nam nữ phối hợp? là thế. Bạn sẽ chẳng bị tra tấn bởi những lý do chẳng đâu vào đâu. Bạn cũng không phải vắt óc nghĩ ra đủ mọi lời lẽ ngon ngọt để giải tỏa cơn bực tức của nàng.

    Bạn có thể chơi thể thao thỏa thích và mặc bất cứ thứ gì mình muốn: Rõ ràng ?osolo?, quỹ thời gian nhỏ bé của bạn sẽ được trưng dụng để đi đánh banh cùng bạn bè, đến phòng tập thể hình hay ngồi vui quán nhậu. Những lúc mệt mỏi thì cứ ?othiên nhiên? mà ngủ vùi, chẳng sợ ai quấy rầy. Khi đi chơi không mất nhiều thời gian đóng bộ. Thích thì áo phông quần hộp, chẳng thích thì quần bò áo phông. Thử có người yêu mà xem, bạn sẽ phải lựa chọn quần áo để ?omatch? với nàng nữa kia.

    Bạn được tự do hòan toàn: Sẽ chẳng có ai can thiệp được vào cuộc sống của bạn. Bạn có nhiều cơ hội hơn để theo đuổi sự nghiệp của mình cũng như phát triển bản thân. Bạn không thể dựa mãi vào bố mẹ được. Thế là bạn bắt đầu học cách tự chăm sóc mình, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và trở nên đảm đang hơn. Những bài học nhỏ nhoi này chính là chiếc vé hạng nhất giúp bạn dễ dàng hoàn thiện cuộc sống gia đình sau này.

    Bạn là ?omanager? của chính những đồng tiền mình kiếm được: Kể cả bạn có vợ hay đang trong thời kỳ tán tỉnh, cứ dính đến chị em là bạn ?ochết? rồi. Chắc hẳn bạn rất rõ khỏan ?otình phí? khủng bố đến thế nào. Lắm khi bạn còn chẳng được phép ?ovung? những đồng tiền mình kiếm được. Cuộc sống solo cho phép bạn chi tiêu rộng rãi hơn và chẳng phải đau đầu suy nghĩ xem mua quà gì tặng nàng nhân ngày Valentine. Tất nhiên những đồng tiền kiếm được sẽ ?ochạy? vào tiệc tùng, đồ uống, điện thoại, quần áo... nhưng ít nhất thì bạn cũng vênh váo vì là người quyết định mọi chi tiêu.

    Cuộc sống sôi động đang chờ bạn khám phá: Khi chỉ có một mình, bạn sẽ phải nghĩ ra việc gì đó phải làm chẳng hạn như cùng hội bạn đi học đàn, tập bóng rổ hay đi du lịch. Thay vì suốt ngày chạy theo nàng, bạn rỗi mắt hơn để nhìn ngắm cuộc sống xung quanh và phát hiện ra rằng ?ocon gái bây giờ sao xinh thế!?.

    Bạn sẽ chẳng phải đương đầu với những xung đột: Bạn khó chịu vì phải chờ đợi? Bạn rất ghét những chú mèo? Bạn mệt mỏi vì phải đưa đón nàng đi làm? Đó là những xung đột chắc chắn xảy ra một khi bạn chấp nhận ?ođèo bòng?. Chưa kể một số thói quen hay sách suy nghĩ trái ngược cũng dễ dàng biến thành khẩu chiến. Sống môt mình, bạn có được sự bình yên.

    Bạn có nhiều lý do để phá vỡ vòng luẩn quẩn thường ngày: Hứng lên bạn có thể đi chơi over night hay xem bóng đá cùng hội bạn thâu đêm suốt sáng. Mà quan trọng là bạn chắng phải hỏi ý kiến xin phép nàng.

    Sự nghiệp là trên hết: Với đàn ông, sự nghiệp được coi là hàng ?otop?. Khi không có một bóng hồng nào bên cạnh, tâm trí bạn sẽ tập trung hơn cho công việc. Bạn có thể đầu tư nhiều thời gian hơn để phát triển dự án của mình. Kết quả là bạn sẽ đạt được một vị trí xứng đáng trong nấc thang nghề nghiệp.

    Bạn là ông chủ của chính mình: Đã dính dáng đến tình cảm là bạn phải thỏa hiệp. Kiểu gì thì bạn cũng phải hi sinh một chút gì đó để đổi lấy vinh dự được sóng đôi cùng người đẹp. Lẻ loi cho phép bạn tự chăm lo đến bản thân mình, hơn thế, sẽ chẳng có cô ?ocảnh sát? nào hỏi bạn tại sao giờ này lại đi chơi, tại sao trên ve áo lại dính vết son môi...

    Bạn có nhiều hơn một sự lựa chọn: Đã yêu rồi thì đừng hòng bạn được thoải mái ngắm nhìn những cô người mẫu chân dài nữa nhé. Tất cả những gì bạn làm đều phải thể hiện sự ?ođoan trang? và ?ochính chuyên?. Sống một mình bạn có quyền cạnh tranh với bất kỳ chàng trai nào ở bất kể lãnh địa nào. Hãy mài sắc món võ của mình để giành được cô gái mà bạn thực sự yêu thương.

  5. badsniper

    badsniper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Sống Solo ?

    Bạn thỏa thuê nhìn ngắm các cô gái chân dài nhé...
    Thiên hạ có đôi có lứa còn mình thì cứ vò võ một mình. Đừng buồn! Ngẫm lại một chút bạn sẽ thấy nhiều khi ?ohát? solo lại thoải mái hơn là song ca. Chúng tôi không cổ vũ lối sống ?osolo? bởi cuộc sống có đôi có cặp mới cân bằng. Nhưng ngay lúc này bạn ?okhông nên hoãn cái sự sung sướng lại?, hãy tận dụng sự khoái hiếm hoi của ?ocảnh một mình? trước khi rơi vào ?obẫy? tình yêu.
    Bạn không bị người khác cằn nhằn, mè nheo: Phụ nữ ngoài những lúc đáng yêu là... đáng ghét. Lắm lúc bạn như phát rồ lên vì những đòi hỏi ngớ ngẩn một cách khó hiểu của nàng, mà nếu không đáp ứng, chắc chắn bạn sẽ bị nàng ?oám? cả ngày. Sống theo kiểu ?ođơn nam? sướng hơn chơi ?ođôi nam nữ phối hợp? là thế. Bạn sẽ chẳng bị tra tấn bởi những lý do chẳng đâu vào đâu. Bạn cũng không phải vắt óc nghĩ ra đủ mọi lời lẽ ngon ngọt để giải tỏa cơn bực tức của nàng.

    Bạn có thể chơi thể thao thỏa thích và mặc bất cứ thứ gì mình muốn: Rõ ràng ?osolo?, quỹ thời gian nhỏ bé của bạn sẽ được trưng dụng để đi đánh banh cùng bạn bè, đến phòng tập thể hình hay ngồi vui quán nhậu. Những lúc mệt mỏi thì cứ ?othiên nhiên? mà ngủ vùi, chẳng sợ ai quấy rầy. Khi đi chơi không mất nhiều thời gian đóng bộ. Thích thì áo phông quần hộp, chẳng thích thì quần bò áo phông. Thử có người yêu mà xem, bạn sẽ phải lựa chọn quần áo để ?omatch? với nàng nữa kia.

    Bạn được tự do hòan toàn: Sẽ chẳng có ai can thiệp được vào cuộc sống của bạn. Bạn có nhiều cơ hội hơn để theo đuổi sự nghiệp của mình cũng như phát triển bản thân. Bạn không thể dựa mãi vào bố mẹ được. Thế là bạn bắt đầu học cách tự chăm sóc mình, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và trở nên đảm đang hơn. Những bài học nhỏ nhoi này chính là chiếc vé hạng nhất giúp bạn dễ dàng hoàn thiện cuộc sống gia đình sau này.

    Bạn là ?omanager? của chính những đồng tiền mình kiếm được: Kể cả bạn có vợ hay đang trong thời kỳ tán tỉnh, cứ dính đến chị em là bạn ?ochết? rồi. Chắc hẳn bạn rất rõ khỏan ?otình phí? khủng bố đến thế nào. Lắm khi bạn còn chẳng được phép ?ovung? những đồng tiền mình kiếm được. Cuộc sống solo cho phép bạn chi tiêu rộng rãi hơn và chẳng phải đau đầu suy nghĩ xem mua quà gì tặng nàng nhân ngày Valentine. Tất nhiên những đồng tiền kiếm được sẽ ?ochạy? vào tiệc tùng, đồ uống, điện thoại, quần áo... nhưng ít nhất thì bạn cũng vênh váo vì là người quyết định mọi chi tiêu.

    Cuộc sống sôi động đang chờ bạn khám phá: Khi chỉ có một mình, bạn sẽ phải nghĩ ra việc gì đó phải làm chẳng hạn như cùng hội bạn đi học đàn, tập bóng rổ hay đi du lịch. Thay vì suốt ngày chạy theo nàng, bạn rỗi mắt hơn để nhìn ngắm cuộc sống xung quanh và phát hiện ra rằng ?ocon gái bây giờ sao xinh thế!?.

    Bạn sẽ chẳng phải đương đầu với những xung đột: Bạn khó chịu vì phải chờ đợi? Bạn rất ghét những chú mèo? Bạn mệt mỏi vì phải đưa đón nàng đi làm? Đó là những xung đột chắc chắn xảy ra một khi bạn chấp nhận ?ođèo bòng?. Chưa kể một số thói quen hay sách suy nghĩ trái ngược cũng dễ dàng biến thành khẩu chiến. Sống môt mình, bạn có được sự bình yên.

    Bạn có nhiều lý do để phá vỡ vòng luẩn quẩn thường ngày: Hứng lên bạn có thể đi chơi over night hay xem bóng đá cùng hội bạn thâu đêm suốt sáng. Mà quan trọng là bạn chắng phải hỏi ý kiến xin phép nàng.

    Sự nghiệp là trên hết: Với đàn ông, sự nghiệp được coi là hàng ?otop?. Khi không có một bóng hồng nào bên cạnh, tâm trí bạn sẽ tập trung hơn cho công việc. Bạn có thể đầu tư nhiều thời gian hơn để phát triển dự án của mình. Kết quả là bạn sẽ đạt được một vị trí xứng đáng trong nấc thang nghề nghiệp.

    Bạn là ông chủ của chính mình: Đã dính dáng đến tình cảm là bạn phải thỏa hiệp. Kiểu gì thì bạn cũng phải hi sinh một chút gì đó để đổi lấy vinh dự được sóng đôi cùng người đẹp. Lẻ loi cho phép bạn tự chăm lo đến bản thân mình, hơn thế, sẽ chẳng có cô ?ocảnh sát? nào hỏi bạn tại sao giờ này lại đi chơi, tại sao trên ve áo lại dính vết son môi...

    Bạn có nhiều hơn một sự lựa chọn: Đã yêu rồi thì đừng hòng bạn được thoải mái ngắm nhìn những cô người mẫu chân dài nữa nhé. Tất cả những gì bạn làm đều phải thể hiện sự ?ođoan trang? và ?ochính chuyên?. Sống một mình bạn có quyền cạnh tranh với bất kỳ chàng trai nào ở bất kể lãnh địa nào. Hãy mài sắc món võ của mình để giành được cô gái mà bạn thực sự yêu thương.

  6. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Vị đắng cử nhân về quê

    Tốt nghiệp đại học, bạn bè cố tìm cách bám lại thành phố. Còn anh - Phước Ngọc - trả lời chắc nịch: về quê! Thời sinh viên, nhiều bạn bè cố thi vào các trường sư phạm, nông lâm... để nuôi lý tưởng sẽ trở về phục vụ quê hương, nhưng khi ra trường mấy ai còn nhớ lời hứa ban đầu. Còn Ngọc, không một lời hứa nhưng khi tốt nghiệp anh lẳng lặng quay về cái nơi mà mọi người gọi là nơi chó ăn đá gà ăn sỏi.
    Nơi ấy có người mẹ già đang cần anh chăm sóc, có mồ mả người cha quá cố đợi anh về khói hương; nơi ấy có bà con làng xóm vẫn phải sống cuộc sống lam lũ, những đứa trẻ đầu trần chân đất đến trường đang cần anh. Cũng từ chân rạ mà ra nên ngay thời phổ thông, nỗi khao khát, ước ao và phấn đấu vào đại học để về quê làm việc đã ăn vào máu thịt anh. Về lại quê nhà, anh nộp đơn xin việc.
    Trung tâm Chính trị huyện Tân Châu (Tây Ninh) nhận anh vào làm với hợp đồng lao động ba tháng, lương 300.000 đồng/tháng. Công việc của anh là đánh máy, điểm danh các lớp học và do trung tâm có ba người (một giám đốc, một kế toán và anh) và cả hai người kia là nữ nên tối anh phải kiêm luôn công tác bảo vệ.
    Vất vả không giết chết lý tưởng của chàng sinh viên trẻ mới ra trường. Những tưởng không có bất cứ lý do gì có thể lay chuyển được lòng anh...
    Ấy vậy mà sau gần bốn năm, lớp chúng tôi tổ chức họp mặt. Ngày gặp nhau, Ngọc cười buồn: ?oMình đang làm hồ sơ hợp tác lao động nước ngoài?. Ai cũng ngạc nhiên. Hỏi ra mới biết cả quãng thời gian qua mang tiếng là một cử nhân chính quy, nhưng Ngọc cứ phải ký hết hợp đồng lao động ba tháng này đến hợp đồng ba tháng kế tiếp. Cố hết sức nhưng chẳng ai để ý, hơn ba năm làm việc Ngọc vẫn không được vào biên chế mà chỉ được tăng lương từ 300.000 đồng lên 400.000 đồng/tháng.
    Mẹ Ngọc vừa qua đời trong sự khốn khó của cả nhà, chẳng còn lý do gì để giữ anh ở lại. Những đứa bạn ngày xưa tốt nghiệp tình nguyện đến các tỉnh có chính sách thu hút nhân tài như Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước? đều đã thành đạt. Thậm chí ngay những đứa không muốn về quê ở lại thành phố ?ochạy sô? dạy kèm chờ xin việc cả năm trời thì giờ cũng là trưởng phòng của một số công ty, xí nghiệp, lương rủng rẻng vài triệu đồng/tháng.
    Đồng tiền, quyền lợi đã từng dụ không được người có hoài bão như anh, sao giờ lại nên nỗi? Không thể không đặt ra câu hỏi: phải chăng từ sự quan liêu, thờ ơ, các chính sách tuyển dụng cán bộ nhân viên không được thực hiện đúng của cán bộ lãnh đạo đã làm lụi tàn nhiệt huyết tuổi trẻ trong những bạn trẻ như Ngọc?
    Ai cũng biết những vùng quê xa xôi rất cần những cán bộ trẻ mang kiến thức, khoa học kỹ thuật hiện đại về phục vụ. Không ít nơi có hẳn một chính sách đãi ngộ nhân tài để mời gọi. Còn ở đây... Lý tưởng dấn thân trong những người trẻ đã không được trân trọng giữ gìn thì làm sao giữ ngọn lửa ấy có thể cháy nồng, sáng đượm mãi?!
    Y Nhân (Tây Ninh)
    Báo Tuổi Trẻ
  7. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Vị đắng cử nhân về quê

    Tốt nghiệp đại học, bạn bè cố tìm cách bám lại thành phố. Còn anh - Phước Ngọc - trả lời chắc nịch: về quê! Thời sinh viên, nhiều bạn bè cố thi vào các trường sư phạm, nông lâm... để nuôi lý tưởng sẽ trở về phục vụ quê hương, nhưng khi ra trường mấy ai còn nhớ lời hứa ban đầu. Còn Ngọc, không một lời hứa nhưng khi tốt nghiệp anh lẳng lặng quay về cái nơi mà mọi người gọi là nơi chó ăn đá gà ăn sỏi.
    Nơi ấy có người mẹ già đang cần anh chăm sóc, có mồ mả người cha quá cố đợi anh về khói hương; nơi ấy có bà con làng xóm vẫn phải sống cuộc sống lam lũ, những đứa trẻ đầu trần chân đất đến trường đang cần anh. Cũng từ chân rạ mà ra nên ngay thời phổ thông, nỗi khao khát, ước ao và phấn đấu vào đại học để về quê làm việc đã ăn vào máu thịt anh. Về lại quê nhà, anh nộp đơn xin việc.
    Trung tâm Chính trị huyện Tân Châu (Tây Ninh) nhận anh vào làm với hợp đồng lao động ba tháng, lương 300.000 đồng/tháng. Công việc của anh là đánh máy, điểm danh các lớp học và do trung tâm có ba người (một giám đốc, một kế toán và anh) và cả hai người kia là nữ nên tối anh phải kiêm luôn công tác bảo vệ.
    Vất vả không giết chết lý tưởng của chàng sinh viên trẻ mới ra trường. Những tưởng không có bất cứ lý do gì có thể lay chuyển được lòng anh...
    Ấy vậy mà sau gần bốn năm, lớp chúng tôi tổ chức họp mặt. Ngày gặp nhau, Ngọc cười buồn: ?oMình đang làm hồ sơ hợp tác lao động nước ngoài?. Ai cũng ngạc nhiên. Hỏi ra mới biết cả quãng thời gian qua mang tiếng là một cử nhân chính quy, nhưng Ngọc cứ phải ký hết hợp đồng lao động ba tháng này đến hợp đồng ba tháng kế tiếp. Cố hết sức nhưng chẳng ai để ý, hơn ba năm làm việc Ngọc vẫn không được vào biên chế mà chỉ được tăng lương từ 300.000 đồng lên 400.000 đồng/tháng.
    Mẹ Ngọc vừa qua đời trong sự khốn khó của cả nhà, chẳng còn lý do gì để giữ anh ở lại. Những đứa bạn ngày xưa tốt nghiệp tình nguyện đến các tỉnh có chính sách thu hút nhân tài như Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước? đều đã thành đạt. Thậm chí ngay những đứa không muốn về quê ở lại thành phố ?ochạy sô? dạy kèm chờ xin việc cả năm trời thì giờ cũng là trưởng phòng của một số công ty, xí nghiệp, lương rủng rẻng vài triệu đồng/tháng.
    Đồng tiền, quyền lợi đã từng dụ không được người có hoài bão như anh, sao giờ lại nên nỗi? Không thể không đặt ra câu hỏi: phải chăng từ sự quan liêu, thờ ơ, các chính sách tuyển dụng cán bộ nhân viên không được thực hiện đúng của cán bộ lãnh đạo đã làm lụi tàn nhiệt huyết tuổi trẻ trong những bạn trẻ như Ngọc?
    Ai cũng biết những vùng quê xa xôi rất cần những cán bộ trẻ mang kiến thức, khoa học kỹ thuật hiện đại về phục vụ. Không ít nơi có hẳn một chính sách đãi ngộ nhân tài để mời gọi. Còn ở đây... Lý tưởng dấn thân trong những người trẻ đã không được trân trọng giữ gìn thì làm sao giữ ngọn lửa ấy có thể cháy nồng, sáng đượm mãi?!
    Y Nhân (Tây Ninh)
    Báo Tuổi Trẻ
  8. giotmuathu

    giotmuathu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    1.956
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam mình dân còn nghèo rất nhiều, ăn chưa xong bữa này lo tới bữa sau, đi làm công kiếm được năm đến mười ngàn. Vị cán bộ cấp cao chiễm chệ trên chiếc ô tô giá sơ bộ 5tỉ đồng, 2 con số sao mà chỏi nhau thế nhỉ? Cứ thế này thì suốt đời suốt kiếp VN cũng chỉ nằm trong danh sách số nước đang phát triển mà thôi.
  9. giotmuathu

    giotmuathu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    1.956
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam mình dân còn nghèo rất nhiều, ăn chưa xong bữa này lo tới bữa sau, đi làm công kiếm được năm đến mười ngàn. Vị cán bộ cấp cao chiễm chệ trên chiếc ô tô giá sơ bộ 5tỉ đồng, 2 con số sao mà chỏi nhau thế nhỉ? Cứ thế này thì suốt đời suốt kiếp VN cũng chỉ nằm trong danh sách số nước đang phát triển mà thôi.
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Chuyện về một TS. Harvard người Việt
    "Một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard", "một tiến sĩ đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực kinh tế học phát triển". Ít ai ngờ lời khen ngợi của một trong những nhà kinh tế học nổi danh nhất thế giới, G.S Dale Jorgenson, lại dành cho một nghiên cứu sinh đến từ VN: TS. Vũ Minh Khương.
    Mang tên gọi "Phân tích những ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu", đề tài luận án tiến sĩ của anh đã "sục" vào một lĩnh vực kinh tế học còn khá mới mẻ của thế giới. Mặc dù vậy, luận án của Khương đã nhận được nhiều lời ngợi khen của các giáo sư Harvard nổi tiếng.
    "Anh đã mở ra nghiên cứu về tác động của đầu tư vào CNTT trong việc đưa những nền kinh tế đang phát triển như VN nhanh chóng tiến tới đẳng cấp, chuẩn mực của các quốc gia công nghiệp hoá khác. Hiển nhiên là các tiến bộ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sẽ đạt được nhanh chóng hơn, tạo ra nền tảng phong phú cho những kế hoạch đầu tư hơn là nông nghiệp và sản xuất, nơi mà công nghệ truyền thống vẫn giữ địa vị chủ đạo".
    Vì thế, "Luận án của Khương rất ấn tượng cả về quy mô và đóng góp mới". Nhà kinh tế lừng danh thế giới, GS. Dale Jorgenson nhận xét.
    Còn GS. Dwight Perkins thì cho rằng, "đó là nghiên cứu một cách hệ thống nhất về chủ đề này và sẽ rất hữu ích trong việc định hướng chính sách trong các ngành này ở nhiều nước, trong đó có VN".
    Có trong tay bằng MBA tại Harvard Business School, bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ tại ĐH Harvard, được khắc tên vào bảng treo ở nơi trang trọng của trường Kenedy về thành tích giảng dạy, được Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức nghiên cứu tổ chức seminar để trình bày kết quả nghiên cứu, Vũ Khương có lẽ đứng trong số những người mở đầu cho thành quả xuất sắc ở đẳng cấp quốc tế mà các sinh viên VN đạt được kể từ thời đổi mới.
    29 tuổi, làm hồi sinh một XN bên bờ vực phá sản
    Tháng 12/1988, lần đầu tiên ở Hải Phòng, người ta chứng kiến một cuộc thi hi hữu: thi tuyển GĐ cho XN hoá chất Sông Cấm. Có một người đã nhận được hơn 90% số phiếu bầu và nhậm chức GĐ trong sự hân hoan của công nhân. Đó là Vũ Minh Khương, một thanh niên trẻ ở tuổi 29.
    Sau này, ông Đoàn Duy Thành, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng kể lại: "Ngày đó, ai cũng sợ không dám nhận trách nhiệm lãnh đạo Sông Cấm vì xí nghiệp này làm ăn thua lỗ kéo dài, đơn từ kiện tụng chồng chất?.
    Khương tiếp nhận Sông Cấm trong một tình thế gần như tuyệt vọng: tiền gửi không còn, ngân hàng khoá tài khoản vì XN không có khả năng trả nợ, hầu hết công nhân phải tạm nghỉ việc trong khi cuộc sống vô cùng khó khăn.
    "Trong bối cảnh khó khăn tuyệt vọng ấy, tinh thần hy sinh và tấm lòng sâu sắc của đội ngũ công nhân đã cho tôi một sức mạnh kỳ lạ. Tôi dựa vào chính sự ủng hộ của họ để cắt giảm gần 200 công nhân dôi dư cho chuyển đổi mặt hàng sản xuất; đồng thời tích cực động viên anh chị em kỹ thuật hợp tác với Viện Hoá Công nghiệp tiếp thu công nghệ và sản phẩm mới. Tôi cũng thuyết phục được ngân hàng công thương ủng hộ phương án đổi mới sản xuất và họ đã cho vay rất tận tình. Ngày đó, tham nhũng, tiêu cực còn ít lắm nên mọi việc giải quyết khá trôi chảy dựa trên sự thấu tình, đạt lý".?Z
    Những ngày gian nan ấy vẫn còn sống động trong ký ức của anh. Điều kỳ diệu đã đến khi cuối năm 1989, Sông Cấm vượt qua giai đoạn suy sụp và đi vào phát triển nhanh chóng.
    Cho đến giờ, nhiều công nhân của Sông Cấm (nay là một DN tư nhân) vẫn không thể quên niềm vui bất ngờ khi họ nhận được nhẫn vàng và xe đạp mini, một tài sản lớn khối người ao ước từ tay lãnh đạo XN. Với những người đã quen lo "chạy ăn từng bữa", lúc nào cũng thấp thỏm nỗi lo thất nghiệp và "chết đói" trong những năm đất nước còn chập chững bước ra từ thời kỳ bao cấp thì đó quả là một sự kiện đáng nhớ.
    "Tôi luôn tin rằng, khi Nhà nước muốn giúp phát triển một địa phương hay một DN, tìm kiếm và gửi về một người lãnh đạo có phẩm chất và khả năng ưu tú quý hơn ngàn lần việc bao cấp, tài trợ vốn và dự án thông qua một đội ngũ quản lý yếu về phẩm chất và năng lực".
    Thực ra, đấy không phải lần đầu anh tiếp nhận Sông Cấm từ hai bàn tay trắng. Hai năm trước, anh đã nhận trách nhiệm PGĐ Sông Cấm trong một tình thế hiểm nghèo không kém.
    Ở cái tuổi 75, nguyên Phó Chủ tịch HĐBT một thời Đoàn Duy Thành vẫn chưa quên lá thư tâm huyết của một người con đất Cảng nơi phương xa bày tỏ những suy nghĩ đồng điệu với ông về công cuộc đổi mới, về hướng đi của thành phố. (Phải nói thêm là lúc đó, Hải Phòng nổi lên như một điểm sáng trong cả nước với những cải cách táo bạo của ông Bí thư Thành uỷ như khoán chui, đào sông lấn biển, ngói hoá nông thôn... Song không phải lúc nào những đổi mới ?omạnh tay? của ông Thành cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ - NV).
    Ông Bí thư đã cho đăng báo lá thư và đáp lại trân trọng. Bất ngờ hơn, sau đó, ông lại nhận được lá thư thứ hai với một đề nghị táo bạo: xin làm GĐ một XN quốc doanh trên bờ phá sản để thử nghiệm khả năng xoay chuyển. Khi đó, Vũ Minh Khương đang có một cuộc sống ổn định tại TP. Hồ Chí Minh với một công việc là mơ ước của nhiều người: chuyên gia phân tích lập trình cho máy tính IBM/360/40, cán bộ cốt cán của Trung tâm Điện toán, Công ty Điện lực II. Công việc mà 3 năm trước, anh lính phục viên Khương đã phải gõ cửa tới hàng chục trung tâm máy tính, trải qua bao cuộc gặp thất bại mới tìm được.
    Gạt ngoài tai những lời khuyên can, từ giã vợ con, anh hăm hở ?ovác ba lô con cóc? quay về thành phố Cảng quê hương sau nhiều tháng trắc trở trong xin chuyển công tác. Không ít người cho anh ?ogàn?: làm gì có chuyện một người đã có gia đình và công việc thuận lợi ở một thành phố lớn nhất nước lại xin đi.
    Còn anh chỉ lý giải một cách giản dị cho hành động nhiều người cho rằng "phi thực tế" ấy. Tuổi thơ anh lớn lên ở Hải Phòng, cha mẹ anh vẫn còn ở đó. Thời trai trẻ, anh vẫn ước mơ thành phố quê hương mình sẽ vươn lên tầm vóc quốc tế, trong đó có sự góp sức của anh. "Tôi rạo rực lắm khi đọc những bài trên báo Sài Gòn Giải phóng trân trọng nỗ lực đổi mới và cải cách của nhân dân Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Duy Thành".
    Nhận xét về Khương, nhiều người từng làm việc, tiếp xúc với anh đều ấn tượng về những suy nghĩ sâu sắc, kiến giải thấu tình đạt lý và hơn hết là tâm huyết của anh.
    ?oNgay từ lần gặp đầu tiên, Khương đã gây ấn tượng với tôi như là người hiểu sâu sắc công việc của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam?.
    Ông Tim Campbell, một chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với Vũ Minh Khương khi ông làm việc tại VN.
    ?oTrong hai năm đó, chúng tôi thường dựa vào những nhận xét và đánh giá thông tuệ của Khương?.
    Nhưng ấn tượng sống động nhất trong ký ức ông Campbell về Khương lại là lòng nhiệt tình và tâm huyết thực sự với đất nước. "Trong các câu chuyện của mình, ông Khương thường nói rất nhiều về hoài bão của mình cho đất nước VN. Gốc rễ sâu sắc của Khương là ở đây và anh ấy đã chia sẻ những cảm xúc, khao khát của mình với tôi. Nỗ lực của Khương ở Hải Phòng trong hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) và sau này ở Trường ĐH Harvard luôn hướng tới tầm nhìn dài hơi mà ông đã xác định: giúp ích cho đất nước. Khương là con người truyền cảm hứng cho người đối diện theo cách đó".
    Anh thì kể một cách giản dị về tuổi thơ mình như cội nguồn hun đúc ý chí mãnh liệt trong anh.
    "Như bao bạn bè cùng thế hệ, tôi lớn lên trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Từ những năm phổ thông ở Hải Phòng đến những năm ở khoa toán của ĐHTH Hà Nội, tôi nỗ lực học tập và luôn luôn ở vị trí xuất sắc hàng đầu với ước muốn theo chân những tấm gương khoa học sáng chói thời đó...".
    Những ai sinh ra trong tiếng bom rơi, đạn rền, lớn lên bằng bát cơm độn khoai, độn sắn, bằng những giờ học dang dở, luôn bị ngắt quãng bởi tiếng kẻng báo động và ?othấp thỏm? lo chạy hầm tránh bom sẽ hiểu đó không phải là "lên gân", hay "hô khẩu hiệu"...
    Có lẽ, chính ước mơ ấy đã giúp anh đi qua những năm tháng sinh viên nơi giảng đường khoa toán ĐHTH Hà Nội với tấm bằng xuất sắc. Đi qua những bữa ăn chỉ một bát cơm độn ?obo bo? cứng, trệu trạo nhai giữa hai giờ lên lớp. Đi qua cả rất nhiều đêm không ngủ vì dạ dày lép kẹp, rận rệp đốt nhoi nhói. Đi qua những ngày ?ođói đến hoa mắt?, cày từng trang sách dưới ánh đèn tù mù.
    Con đường trở thành một TS. Harvard xuất sắc...
    Khi hoạt động của XN Hoá chất Sông cấm đã trở nên sống động và phát triển nhanh chóng với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể CBCNV, Vũ Minh Khương quyết định tìm kiếm con đường đi học ở nước ngoài. "Tôi muốn đến được một quốc gia phồn vinh và dốc lòng học hỏi để có được một tầm hiểu biết sâu rộng cho sự nghiệp tương lai".
    Những năm đầu thời kỳ đổi mới, tiếng Anh là một cái gì đó lạ lẫm chứ chưa trở nên "thời thượng" như bây giờ, ông GĐ Khương dù "bù đầu" với công việc quản lý DN nhưng vẫn cố gắng học thứ ngoại ngữ này với một nỗ lực đặc biệt. Anh ?ocày nát? các băng cassette dạy tiếng Anh trên các chặng đường công tác từ Hải phòng đi Hà nội và các địa phương; với vốn tiếng Anh còn ít ỏi, anh tận dụng mọi cơ hội làm việc với các doanh nhân nước ngoài để thực hành, học hỏi. Sự chuẩn bị tích cực cùng cơ hội đã tạo nên may mắn. Năm 1992, anh được tiếp nhận vào trường QTKD Harvard và lên đường sang Mỹ học tập. Tại ĐH Hardvard, anh đã nhanh chóng chinh phục được các giáo sư và bạn học. Giáo sư Carl Sloan nhận xét: ?otôi kinh ngạc thấy một sinh viên từ một nước đang phát triển có được khả năng phân tích sâu sắc như vậy?. Chính sự đánh giá cao của các GS trường QTKD Harvard trong giai đoạn này đã giúp Vũ Minh Khương trở lại Harvard một cách thuận lợi để theo đuổi học vị tiến sĩ.
    Lấy xong bằng MBA ở trường QTKD Harvard, anh về nước với "khao khát đóng góp kiến thức của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt với TP. Hải Phòng".
    "Tôi mong muốn sớm có cơ hội trở thành lãnh đạo xuất sắc của Hải Phòng, góp phần đưa thành phố lên tầm vóc quốc tế và trở thành động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước. Tôi luôn có niềm tin mãnh liệt là các thành phố như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội có thể có được bộ máy quản lý chất lượng cao như Singapore nếu chúng ta hết sức tìm kiếm và trọng dụng cán bộ ưu tú từ mọi nguồn. Và đó sẽ là khâu then chốt để Việt Nam cất cánh, một khi môi trường kinh tế vĩ mô đã khá thuận lợi".
    Thế nhưng, những kỳ vọng của con người thường hay đối mặt với thực tế nghiệt ngã. Lòng nhiệt tình của anh đã không ít lần bị "dội nước lạnh" khi những đề xuất cải cách của anh bị chối từ.
    "Khương là con người của hành động, của suy nghĩ và có tâm huyết thực sự". Ông Đoàn Duy Thành nhận xét.
    Tâm huyết ấy luôn là nguồn sức mạnh tiềm tàng giúp anh vượt qua bao nản lòng, thất vọng, nuôi cho anh niềm tin khi con đường đi của Khương ở Hải Phòng gặp quá nhiều trắc trở: Tôi có đề nghị rất nhiều lần với lãnh đạo TP là cho tôi làm GĐ Sở Công nghiệp (lúc này anh là Phó Văn phòng UBND TP. Hải Phòng), là ngành tôi thực sự tâm huyết cho một nỗ lực cải cách, nhưng không được chấp nhận?Z.
    Anh cảm nhận ?oTP đã trở nên quen với cách nghĩ là có được vị trí lãnh đạo là do qui hoạch và may mắn chứ không phải do chiến công và đóng góp". Sau ba năm nỗ lực công tác ở UBND TP, anh hiểu rằng cách tốt nhất để đóng góp cho đất nước là ?otrở thành cán bộ khoa học xuất sắc về quản lý kinh tế?. Quyết định ấy đó đưa anh trở lại với Harvard lần thứ hai. Hơn bốn năm trời học tập và làm việc trong một môi trường với những thách thức khắc nghiệt của một trường ĐH đẳng cấp hàng đầu thế giới, không phải ai cũng có thể thích nghi và tồn tại. Nhưng một lần nữa anh đã vượt lên bằng ý chí sắt đá và tinh thần thực sự cầu thị.
    ?oTôi muốn hiểu biết thật thấu đáo những thách đố, cơ hội và con đường đi mà Việt Nam cần phải nắm bắt để đuổi kịp Nhật Bản, Hàn Quốc; đồng thời mong muốn góp phần làm người Việt Nam mình có thể ngẩng cao đầu ở trường ĐH danh tiếng này?.
    ?oVũ Minh Khương là một trong những học sinh xuất sắc nhất của tôi, một TS đẳng cấp thế giới về kinh tế học phát triển?. Có lẽ giờ anh đã có thể ngẩng cao đầu với lời ngợi khen của một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế giới.
    ... đến triết lý kỳ lạ về chữ VIỆT

    Tấm bằng TS Harvard, sự thừa nhận của những GS hàng đầu thế giới đang hứa hẹn trước mắt anh những cơ hội đầy hấp dẫn trên đất Mỹ. Anh đã được mời làm GS thỉnh giảng tại một số trường ĐH của Hoa Kỳ.
    Nhưng với Vũ Minh Khương, giấc mơ cháy bỏng thời trẻ vẫn luôn khắc khoải khôn nguôi. Và anh đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc trở về để đem những kiến thức đã có phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước. Anh coi công việc hiện tại ở đất nước bạn, dù thuận lợi đến mấy, chỉ là một bước trong quá trình chuẩn bị này.
    Võ Minh Khương không muốn nói nhiều về bản thân, về những thành công đã qua của mình. Được hỏi về khả năng đóng góp của anh trong tương lai, ông Tim Campbell cho rằng: ?oSự đóng góp lớn của ông Khương sẽ kết nối các giá trị văn hoá, lịch sử sống còn của VN với các xu hướng và cơ hội đang nổi lên trong thế giới bên ngoài. Sự cam kết sâu sắc của Khương với VN, trí tuệ chói sáng, nhiệt tâm và kiến thức về một số hệ thống kinh tế và xã hội sẽ đem lại cho Khương khả năng đóng góp cao?.
    ?oTrong ba năm tới, tôi dự kiến trở thành một chuyên gia kinh tế xuất sắc ở tầm vóc thế giới, đồng thời tích cực giúp sức vào công cuộc đào tạo và truyền bá kiến thức trong lĩnh vực phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu cho thế hệ trẻ Việt Nam? - giọng nói của anh mạnh mẽ, tự tin.
    Trò chuyện với Khương, anh tin rằng nâng cao ý chí và phẩm chất dân tộc là chìa khoá then chốt tạo nên sức bật mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Anh suy tư về dân tộc và cảm nhận chữ "VIỆT" có ý nghĩa sâu sắc lắm: V là Vision, có nghĩa là tầm nhìn; I là Integrity, có nghĩa là trung trực; E là Energetic, nghĩa là nghị lực; T là Talent, nghĩa là tài năng.
    Theo Khương: "dân tộc VN ta sẽ làm nên sự nghiệp phát triển thần kỳ trong những thập kỷ tới nếu mỗi người chúng ta, đặc biệt đội ngũ chủ chốt trong ba trụ cột nền tảng của sự nghiệp phát triển: nhà nước, doanh nghiệp, và giáo dục - trí thức, dốc lòng dốc sức rèn luyện và hun đúc phẩm chất VIỆT: có tầm nhìn sâu rộng; chính trực; tràn đầy nghị lực, và thực sự tài năng".
    Ở tuổi ngoài 40, anh đã sẵn sàng cho một hành trình mới.
    Việt Lâm - VNN

    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 01:18 ngày 15/11/2004

Chia sẻ trang này