1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Chuyện về một TS. Harvard người Việt
    "Một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard", "một tiến sĩ đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực kinh tế học phát triển". Ít ai ngờ lời khen ngợi của một trong những nhà kinh tế học nổi danh nhất thế giới, G.S Dale Jorgenson, lại dành cho một nghiên cứu sinh đến từ VN: TS. Vũ Minh Khương.
    Mang tên gọi "Phân tích những ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu", đề tài luận án tiến sĩ của anh đã "sục" vào một lĩnh vực kinh tế học còn khá mới mẻ của thế giới. Mặc dù vậy, luận án của Khương đã nhận được nhiều lời ngợi khen của các giáo sư Harvard nổi tiếng.
    "Anh đã mở ra nghiên cứu về tác động của đầu tư vào CNTT trong việc đưa những nền kinh tế đang phát triển như VN nhanh chóng tiến tới đẳng cấp, chuẩn mực của các quốc gia công nghiệp hoá khác. Hiển nhiên là các tiến bộ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sẽ đạt được nhanh chóng hơn, tạo ra nền tảng phong phú cho những kế hoạch đầu tư hơn là nông nghiệp và sản xuất, nơi mà công nghệ truyền thống vẫn giữ địa vị chủ đạo".
    Vì thế, "Luận án của Khương rất ấn tượng cả về quy mô và đóng góp mới". Nhà kinh tế lừng danh thế giới, GS. Dale Jorgenson nhận xét.
    Còn GS. Dwight Perkins thì cho rằng, "đó là nghiên cứu một cách hệ thống nhất về chủ đề này và sẽ rất hữu ích trong việc định hướng chính sách trong các ngành này ở nhiều nước, trong đó có VN".
    Có trong tay bằng MBA tại Harvard Business School, bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ tại ĐH Harvard, được khắc tên vào bảng treo ở nơi trang trọng của trường Kenedy về thành tích giảng dạy, được Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức nghiên cứu tổ chức seminar để trình bày kết quả nghiên cứu, Vũ Khương có lẽ đứng trong số những người mở đầu cho thành quả xuất sắc ở đẳng cấp quốc tế mà các sinh viên VN đạt được kể từ thời đổi mới.
    29 tuổi, làm hồi sinh một XN bên bờ vực phá sản
    Tháng 12/1988, lần đầu tiên ở Hải Phòng, người ta chứng kiến một cuộc thi hi hữu: thi tuyển GĐ cho XN hoá chất Sông Cấm. Có một người đã nhận được hơn 90% số phiếu bầu và nhậm chức GĐ trong sự hân hoan của công nhân. Đó là Vũ Minh Khương, một thanh niên trẻ ở tuổi 29.
    Sau này, ông Đoàn Duy Thành, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng kể lại: "Ngày đó, ai cũng sợ không dám nhận trách nhiệm lãnh đạo Sông Cấm vì xí nghiệp này làm ăn thua lỗ kéo dài, đơn từ kiện tụng chồng chất?.
    Khương tiếp nhận Sông Cấm trong một tình thế gần như tuyệt vọng: tiền gửi không còn, ngân hàng khoá tài khoản vì XN không có khả năng trả nợ, hầu hết công nhân phải tạm nghỉ việc trong khi cuộc sống vô cùng khó khăn.
    "Trong bối cảnh khó khăn tuyệt vọng ấy, tinh thần hy sinh và tấm lòng sâu sắc của đội ngũ công nhân đã cho tôi một sức mạnh kỳ lạ. Tôi dựa vào chính sự ủng hộ của họ để cắt giảm gần 200 công nhân dôi dư cho chuyển đổi mặt hàng sản xuất; đồng thời tích cực động viên anh chị em kỹ thuật hợp tác với Viện Hoá Công nghiệp tiếp thu công nghệ và sản phẩm mới. Tôi cũng thuyết phục được ngân hàng công thương ủng hộ phương án đổi mới sản xuất và họ đã cho vay rất tận tình. Ngày đó, tham nhũng, tiêu cực còn ít lắm nên mọi việc giải quyết khá trôi chảy dựa trên sự thấu tình, đạt lý".?Z
    Những ngày gian nan ấy vẫn còn sống động trong ký ức của anh. Điều kỳ diệu đã đến khi cuối năm 1989, Sông Cấm vượt qua giai đoạn suy sụp và đi vào phát triển nhanh chóng.
    Cho đến giờ, nhiều công nhân của Sông Cấm (nay là một DN tư nhân) vẫn không thể quên niềm vui bất ngờ khi họ nhận được nhẫn vàng và xe đạp mini, một tài sản lớn khối người ao ước từ tay lãnh đạo XN. Với những người đã quen lo "chạy ăn từng bữa", lúc nào cũng thấp thỏm nỗi lo thất nghiệp và "chết đói" trong những năm đất nước còn chập chững bước ra từ thời kỳ bao cấp thì đó quả là một sự kiện đáng nhớ.
    "Tôi luôn tin rằng, khi Nhà nước muốn giúp phát triển một địa phương hay một DN, tìm kiếm và gửi về một người lãnh đạo có phẩm chất và khả năng ưu tú quý hơn ngàn lần việc bao cấp, tài trợ vốn và dự án thông qua một đội ngũ quản lý yếu về phẩm chất và năng lực".
    Thực ra, đấy không phải lần đầu anh tiếp nhận Sông Cấm từ hai bàn tay trắng. Hai năm trước, anh đã nhận trách nhiệm PGĐ Sông Cấm trong một tình thế hiểm nghèo không kém.
    Ở cái tuổi 75, nguyên Phó Chủ tịch HĐBT một thời Đoàn Duy Thành vẫn chưa quên lá thư tâm huyết của một người con đất Cảng nơi phương xa bày tỏ những suy nghĩ đồng điệu với ông về công cuộc đổi mới, về hướng đi của thành phố. (Phải nói thêm là lúc đó, Hải Phòng nổi lên như một điểm sáng trong cả nước với những cải cách táo bạo của ông Bí thư Thành uỷ như khoán chui, đào sông lấn biển, ngói hoá nông thôn... Song không phải lúc nào những đổi mới ?omạnh tay? của ông Thành cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ - NV).
    Ông Bí thư đã cho đăng báo lá thư và đáp lại trân trọng. Bất ngờ hơn, sau đó, ông lại nhận được lá thư thứ hai với một đề nghị táo bạo: xin làm GĐ một XN quốc doanh trên bờ phá sản để thử nghiệm khả năng xoay chuyển. Khi đó, Vũ Minh Khương đang có một cuộc sống ổn định tại TP. Hồ Chí Minh với một công việc là mơ ước của nhiều người: chuyên gia phân tích lập trình cho máy tính IBM/360/40, cán bộ cốt cán của Trung tâm Điện toán, Công ty Điện lực II. Công việc mà 3 năm trước, anh lính phục viên Khương đã phải gõ cửa tới hàng chục trung tâm máy tính, trải qua bao cuộc gặp thất bại mới tìm được.
    Gạt ngoài tai những lời khuyên can, từ giã vợ con, anh hăm hở ?ovác ba lô con cóc? quay về thành phố Cảng quê hương sau nhiều tháng trắc trở trong xin chuyển công tác. Không ít người cho anh ?ogàn?: làm gì có chuyện một người đã có gia đình và công việc thuận lợi ở một thành phố lớn nhất nước lại xin đi.
    Còn anh chỉ lý giải một cách giản dị cho hành động nhiều người cho rằng "phi thực tế" ấy. Tuổi thơ anh lớn lên ở Hải Phòng, cha mẹ anh vẫn còn ở đó. Thời trai trẻ, anh vẫn ước mơ thành phố quê hương mình sẽ vươn lên tầm vóc quốc tế, trong đó có sự góp sức của anh. "Tôi rạo rực lắm khi đọc những bài trên báo Sài Gòn Giải phóng trân trọng nỗ lực đổi mới và cải cách của nhân dân Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Duy Thành".
    Nhận xét về Khương, nhiều người từng làm việc, tiếp xúc với anh đều ấn tượng về những suy nghĩ sâu sắc, kiến giải thấu tình đạt lý và hơn hết là tâm huyết của anh.
    ?oNgay từ lần gặp đầu tiên, Khương đã gây ấn tượng với tôi như là người hiểu sâu sắc công việc của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam?.
    Ông Tim Campbell, một chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với Vũ Minh Khương khi ông làm việc tại VN.
    ?oTrong hai năm đó, chúng tôi thường dựa vào những nhận xét và đánh giá thông tuệ của Khương?.
    Nhưng ấn tượng sống động nhất trong ký ức ông Campbell về Khương lại là lòng nhiệt tình và tâm huyết thực sự với đất nước. "Trong các câu chuyện của mình, ông Khương thường nói rất nhiều về hoài bão của mình cho đất nước VN. Gốc rễ sâu sắc của Khương là ở đây và anh ấy đã chia sẻ những cảm xúc, khao khát của mình với tôi. Nỗ lực của Khương ở Hải Phòng trong hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) và sau này ở Trường ĐH Harvard luôn hướng tới tầm nhìn dài hơi mà ông đã xác định: giúp ích cho đất nước. Khương là con người truyền cảm hứng cho người đối diện theo cách đó".
    Anh thì kể một cách giản dị về tuổi thơ mình như cội nguồn hun đúc ý chí mãnh liệt trong anh.
    "Như bao bạn bè cùng thế hệ, tôi lớn lên trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Từ những năm phổ thông ở Hải Phòng đến những năm ở khoa toán của ĐHTH Hà Nội, tôi nỗ lực học tập và luôn luôn ở vị trí xuất sắc hàng đầu với ước muốn theo chân những tấm gương khoa học sáng chói thời đó...".
    Những ai sinh ra trong tiếng bom rơi, đạn rền, lớn lên bằng bát cơm độn khoai, độn sắn, bằng những giờ học dang dở, luôn bị ngắt quãng bởi tiếng kẻng báo động và ?othấp thỏm? lo chạy hầm tránh bom sẽ hiểu đó không phải là "lên gân", hay "hô khẩu hiệu"...
    Có lẽ, chính ước mơ ấy đã giúp anh đi qua những năm tháng sinh viên nơi giảng đường khoa toán ĐHTH Hà Nội với tấm bằng xuất sắc. Đi qua những bữa ăn chỉ một bát cơm độn ?obo bo? cứng, trệu trạo nhai giữa hai giờ lên lớp. Đi qua cả rất nhiều đêm không ngủ vì dạ dày lép kẹp, rận rệp đốt nhoi nhói. Đi qua những ngày ?ođói đến hoa mắt?, cày từng trang sách dưới ánh đèn tù mù.
    Con đường trở thành một TS. Harvard xuất sắc...
    Khi hoạt động của XN Hoá chất Sông cấm đã trở nên sống động và phát triển nhanh chóng với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể CBCNV, Vũ Minh Khương quyết định tìm kiếm con đường đi học ở nước ngoài. "Tôi muốn đến được một quốc gia phồn vinh và dốc lòng học hỏi để có được một tầm hiểu biết sâu rộng cho sự nghiệp tương lai".
    Những năm đầu thời kỳ đổi mới, tiếng Anh là một cái gì đó lạ lẫm chứ chưa trở nên "thời thượng" như bây giờ, ông GĐ Khương dù "bù đầu" với công việc quản lý DN nhưng vẫn cố gắng học thứ ngoại ngữ này với một nỗ lực đặc biệt. Anh ?ocày nát? các băng cassette dạy tiếng Anh trên các chặng đường công tác từ Hải phòng đi Hà nội và các địa phương; với vốn tiếng Anh còn ít ỏi, anh tận dụng mọi cơ hội làm việc với các doanh nhân nước ngoài để thực hành, học hỏi. Sự chuẩn bị tích cực cùng cơ hội đã tạo nên may mắn. Năm 1992, anh được tiếp nhận vào trường QTKD Harvard và lên đường sang Mỹ học tập. Tại ĐH Hardvard, anh đã nhanh chóng chinh phục được các giáo sư và bạn học. Giáo sư Carl Sloan nhận xét: ?otôi kinh ngạc thấy một sinh viên từ một nước đang phát triển có được khả năng phân tích sâu sắc như vậy?. Chính sự đánh giá cao của các GS trường QTKD Harvard trong giai đoạn này đã giúp Vũ Minh Khương trở lại Harvard một cách thuận lợi để theo đuổi học vị tiến sĩ.
    Lấy xong bằng MBA ở trường QTKD Harvard, anh về nước với "khao khát đóng góp kiến thức của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt với TP. Hải Phòng".
    "Tôi mong muốn sớm có cơ hội trở thành lãnh đạo xuất sắc của Hải Phòng, góp phần đưa thành phố lên tầm vóc quốc tế và trở thành động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước. Tôi luôn có niềm tin mãnh liệt là các thành phố như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội có thể có được bộ máy quản lý chất lượng cao như Singapore nếu chúng ta hết sức tìm kiếm và trọng dụng cán bộ ưu tú từ mọi nguồn. Và đó sẽ là khâu then chốt để Việt Nam cất cánh, một khi môi trường kinh tế vĩ mô đã khá thuận lợi".
    Thế nhưng, những kỳ vọng của con người thường hay đối mặt với thực tế nghiệt ngã. Lòng nhiệt tình của anh đã không ít lần bị "dội nước lạnh" khi những đề xuất cải cách của anh bị chối từ.
    "Khương là con người của hành động, của suy nghĩ và có tâm huyết thực sự". Ông Đoàn Duy Thành nhận xét.
    Tâm huyết ấy luôn là nguồn sức mạnh tiềm tàng giúp anh vượt qua bao nản lòng, thất vọng, nuôi cho anh niềm tin khi con đường đi của Khương ở Hải Phòng gặp quá nhiều trắc trở: Tôi có đề nghị rất nhiều lần với lãnh đạo TP là cho tôi làm GĐ Sở Công nghiệp (lúc này anh là Phó Văn phòng UBND TP. Hải Phòng), là ngành tôi thực sự tâm huyết cho một nỗ lực cải cách, nhưng không được chấp nhận?Z.
    Anh cảm nhận ?oTP đã trở nên quen với cách nghĩ là có được vị trí lãnh đạo là do qui hoạch và may mắn chứ không phải do chiến công và đóng góp". Sau ba năm nỗ lực công tác ở UBND TP, anh hiểu rằng cách tốt nhất để đóng góp cho đất nước là ?otrở thành cán bộ khoa học xuất sắc về quản lý kinh tế?. Quyết định ấy đó đưa anh trở lại với Harvard lần thứ hai. Hơn bốn năm trời học tập và làm việc trong một môi trường với những thách thức khắc nghiệt của một trường ĐH đẳng cấp hàng đầu thế giới, không phải ai cũng có thể thích nghi và tồn tại. Nhưng một lần nữa anh đã vượt lên bằng ý chí sắt đá và tinh thần thực sự cầu thị.
    ?oTôi muốn hiểu biết thật thấu đáo những thách đố, cơ hội và con đường đi mà Việt Nam cần phải nắm bắt để đuổi kịp Nhật Bản, Hàn Quốc; đồng thời mong muốn góp phần làm người Việt Nam mình có thể ngẩng cao đầu ở trường ĐH danh tiếng này?.
    ?oVũ Minh Khương là một trong những học sinh xuất sắc nhất của tôi, một TS đẳng cấp thế giới về kinh tế học phát triển?. Có lẽ giờ anh đã có thể ngẩng cao đầu với lời ngợi khen của một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế giới.
    ... đến triết lý kỳ lạ về chữ VIỆT

    Tấm bằng TS Harvard, sự thừa nhận của những GS hàng đầu thế giới đang hứa hẹn trước mắt anh những cơ hội đầy hấp dẫn trên đất Mỹ. Anh đã được mời làm GS thỉnh giảng tại một số trường ĐH của Hoa Kỳ.
    Nhưng với Vũ Minh Khương, giấc mơ cháy bỏng thời trẻ vẫn luôn khắc khoải khôn nguôi. Và anh đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc trở về để đem những kiến thức đã có phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước. Anh coi công việc hiện tại ở đất nước bạn, dù thuận lợi đến mấy, chỉ là một bước trong quá trình chuẩn bị này.
    Võ Minh Khương không muốn nói nhiều về bản thân, về những thành công đã qua của mình. Được hỏi về khả năng đóng góp của anh trong tương lai, ông Tim Campbell cho rằng: ?oSự đóng góp lớn của ông Khương sẽ kết nối các giá trị văn hoá, lịch sử sống còn của VN với các xu hướng và cơ hội đang nổi lên trong thế giới bên ngoài. Sự cam kết sâu sắc của Khương với VN, trí tuệ chói sáng, nhiệt tâm và kiến thức về một số hệ thống kinh tế và xã hội sẽ đem lại cho Khương khả năng đóng góp cao?.
    ?oTrong ba năm tới, tôi dự kiến trở thành một chuyên gia kinh tế xuất sắc ở tầm vóc thế giới, đồng thời tích cực giúp sức vào công cuộc đào tạo và truyền bá kiến thức trong lĩnh vực phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu cho thế hệ trẻ Việt Nam? - giọng nói của anh mạnh mẽ, tự tin.
    Trò chuyện với Khương, anh tin rằng nâng cao ý chí và phẩm chất dân tộc là chìa khoá then chốt tạo nên sức bật mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Anh suy tư về dân tộc và cảm nhận chữ "VIỆT" có ý nghĩa sâu sắc lắm: V là Vision, có nghĩa là tầm nhìn; I là Integrity, có nghĩa là trung trực; E là Energetic, nghĩa là nghị lực; T là Talent, nghĩa là tài năng.
    Theo Khương: "dân tộc VN ta sẽ làm nên sự nghiệp phát triển thần kỳ trong những thập kỷ tới nếu mỗi người chúng ta, đặc biệt đội ngũ chủ chốt trong ba trụ cột nền tảng của sự nghiệp phát triển: nhà nước, doanh nghiệp, và giáo dục - trí thức, dốc lòng dốc sức rèn luyện và hun đúc phẩm chất VIỆT: có tầm nhìn sâu rộng; chính trực; tràn đầy nghị lực, và thực sự tài năng".
    Ở tuổi ngoài 40, anh đã sẵn sàng cho một hành trình mới.
    Việt Lâm - VNN

    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 01:18 ngày 15/11/2004
  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Cái âm điệu tủi thân, bi đát
    ( Nguyễn Hữu Liêm - Talawas.org )
    Nếu có một sắc điệu văn hóa nào rất đặc thù cho người Việt hải ngoại, đặc biệt nhất là ở Mỹ, thì đó là cái bản chất âm nhạc. Cái thứ tân nhạc được đem theo từ miền Nam trước 1975 qua đây và vẫn cứ tiếp tục là một dòng âm nhạc bi đát, yếu đuối, trống rỗng và băng hoại.
    Cứ nghe thử các giọng ca hàng đầu hiện nay của phái nữ: Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan. Ðây là những giọng ca được ăn khách nhất hiện nay ở Mỹ. Nhất là ở vùng bắc California, hình như là tuần nào cũng có đại nhạc hội, nhạc thính phòng. Mà "đi vô, đi ra cũng t hằng cha khi nãy" - cũng chừng đó ca sĩ, chừng đó MC , chừng đó bản nhạc, và nhất là vẫn chừng đó cái âm điệu ai oán, bi đát rẻ tiền của các cô cậu ca nhạc sĩ Việt Nam hải ngoại.
    Cũng một bài ca đó, mà khi Khánh Hà hát lên thì mức độ não nùng bi đát tăng lên gấp bội. Có những đoạn không đáng gì bi thảm, nhưng Khánh Hà cứ nức nở hóa một cách quá trớn, thành ra như tiếng khóc, trộn lẫn với một chất điệu yếu đuối, não nề. Cái nồng độ nức nở này như là một thứ trade-mark, một gia vị đặc thù, một thứ nước dừa ngọt ngầy ngậy mà bất cứ món ăn nào cô ca sĩ sưng môi này cũng cứ quậy lên không cần phân biệt.
    Cũng một bản nhạc đó, mà khi Ý Lan hát lên thì thành ra tức tưởi, bi ai - và đặc biệt là tính đĩ. Hễ đến đoạn nào thay đổi âm khúc thì Ý Lan lắc lư cái đầu, nức nở hóa tiếng ngâm, khàn vô cổ họng cái tiếng lớ để gia tăng cái bi kịch của tính lẳng lơ nhưng đầy tang thương của tiếng hát. Không như tiếng hát của Thái Thanh, mẹ của Ý Lan, vốn trong sắc và mạnh, tiếng hát của Ý Lan là của văn hóa Bolsa, đầy nhộn nhịp của bầy kiến nhiều thương tích, nhưng hoàn toàn trống rỗng và vô vị.
    Cũng một bài hát đó, của Trịnh Công Sơn chẳng hạn, nhưng khi Khánh Ly hát lên thì nó trở thành mê muội, lạc lõng. Cái giọng lè nhè của Khánh Ly không được cân bằng với một âm sức cao và mạnh để cứu lấy âm điệu cho toàn thể âm cảnh đã làm cho bản nhạc trở nên một sự đày đọa cho người nghe. Không ai phá nát nhạc Trịnh Công Sơn và làm mất âm hưởng của chúng hơn là Khánh Ly.
    Nhưng bách tính thiên hạ của người Việt ở Mỹ rất được thoả mãn với các giọng ca này. Vì sao? Vì tâm chất họ được thể hiện qua các giọng ca đó. Quần chúng nào thì âm nhạc đó; tâm thức nào thì ca sĩ đó. Khánh Hà, Ý Lan và Khánh Ly là những biểu tuợng âm thanh của một tập thể dân chúng muốn được ru mình bằng cái não nề, lẳng lơ, yếu đuối. Ðây là những bài văn tế cho những tâm hồn mất quê hương và mất nước.
    Từ khi nhà Nguyễn thẩm nhập cái âm nhạc mất nước của dân tộc Chàm bằng những lời ca Huế thì triều đại này chỉ còn đi xuống dốc. Nghe nhạc Huế thì chỉ còn có muốn nhảy xuống sông Hương mà tự vận - cứ nghe thử nhạc của Dương Thiệu Tước thì biết. Một triều đại quyền lực, một trung tâm chính trị quốc gia lẫy lừng khi thống nhất đất nước mà từ khi bị nhiễm lấy cái vi khuẫn của loại nhạc "mất hồn" của dân Chàm thì chỉ cần một thời gian ngắn là cả hệ thống chính trị Việt Nam bị suy đồi từ tri thức cho đến ý chí, từ tình cảm cho đến nghệ thuật. Chuyện mất nước là kết quả đương nhiên.
    Tôi về Việt Nam và có dịp nghe các ca sĩ trong nước sau 1975 hát - như Mỹ Linh, Trần Thu Hà, như Hồng Ngọc, như Thu Phương. Cái khác hẳn là tính mạnh và sắc sảo của thế hệ âm nhạc mới này. Và vắng bóng hoàn toàn cái bi đát, não nùng. Có phải chăng các ca sĩ này biểu lộ được tâm thức và ý chí của những kẻ chiến thắng - từ vô thức tập thể? Dĩ nhiên, đây không phải là một chính sách văn hóa của chính quyền. Cái mạnh và tự tin của các lời ca mới đại diện cho cái collective unconsciousness của phe thắng cuộc. Hãy lắng nghe Hồng Ngọc hát nhạc Trịnh Công Sơn! Cũng một bài, có câu, "Ngựa hồng đã mỏi vó, chết trên đồi quê hương..." mà khi Khánh Ly hát thì người nghe chỉ thấy muốn ngồi xuống sàn nhà và bưng hai lỗ tai. Nhưng khi Hồng Ngọc cất lên những lời ca đó, nhạc họ Trịnh trở thành cơn giông cuồng nộ để làm cho người nghe muốn đứng dậy để làm cách mạng.
    Cách đây khoảng hai ngàn năm trăm năm, hai nhà hiền triết Ðông Tây, Khổng Tử và Socrates, đã đồng lúc khuyến cáo đến cái tầm quan trọng của âm nhạc. Âm nhạc là sinh khí của tinh thần. Hễ nhạc xuống là nước nhà xuống; hễ nhạc uỷ mị là con người tha hóa. Cái thối nát của con người khởi đi từ sự thối nát của âm nhạc. Âm thanh là logos của tâm thức. Chính vũ trụ này chẳng qua là một trường âm thanh của tạo hóa mà thôi. Mỗi cung điệu đại diện cho một cõi hiện hữu. Âm nhạc chính là nấc thang của tâm hồn.
    Nietzsche trong cuốn The Will to Power có nói tới cái tâm thức amor fati - cái bệnh tủi thân, cái lòng yêu số phận bi đát của mình. Cái bệnh amor fati của dân Việt khởi đi từ Truyện Kiều và kéo dài cho đến ngày nay. Từ Kiều qua nhạc Chàm, qua nhạc Huế, qua vọng cổ, qua nhạc bolero đã làm cho miến Nam ngồi xuống vỉa hè, che mặt và lau nuớc mắt. Cái quần chúng lau nước mắt này bị lưu đày qua đất mới và tiếp tục uống nước dừa tang thương bằng âm nhạc.
    Cho đến lúc cái hệ luỵ bi đát này được vươn thoát, khối người Việt hải ngoại vẫn sẽ còn là một khối dân tộc không có quyền lực - và sẽ không làm nên lịch sử.
    California 7/2003
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Cái âm điệu tủi thân, bi đát
    ( Nguyễn Hữu Liêm - Talawas.org )
    Nếu có một sắc điệu văn hóa nào rất đặc thù cho người Việt hải ngoại, đặc biệt nhất là ở Mỹ, thì đó là cái bản chất âm nhạc. Cái thứ tân nhạc được đem theo từ miền Nam trước 1975 qua đây và vẫn cứ tiếp tục là một dòng âm nhạc bi đát, yếu đuối, trống rỗng và băng hoại.
    Cứ nghe thử các giọng ca hàng đầu hiện nay của phái nữ: Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan. Ðây là những giọng ca được ăn khách nhất hiện nay ở Mỹ. Nhất là ở vùng bắc California, hình như là tuần nào cũng có đại nhạc hội, nhạc thính phòng. Mà "đi vô, đi ra cũng t hằng cha khi nãy" - cũng chừng đó ca sĩ, chừng đó MC , chừng đó bản nhạc, và nhất là vẫn chừng đó cái âm điệu ai oán, bi đát rẻ tiền của các cô cậu ca nhạc sĩ Việt Nam hải ngoại.
    Cũng một bài ca đó, mà khi Khánh Hà hát lên thì mức độ não nùng bi đát tăng lên gấp bội. Có những đoạn không đáng gì bi thảm, nhưng Khánh Hà cứ nức nở hóa một cách quá trớn, thành ra như tiếng khóc, trộn lẫn với một chất điệu yếu đuối, não nề. Cái nồng độ nức nở này như là một thứ trade-mark, một gia vị đặc thù, một thứ nước dừa ngọt ngầy ngậy mà bất cứ món ăn nào cô ca sĩ sưng môi này cũng cứ quậy lên không cần phân biệt.
    Cũng một bản nhạc đó, mà khi Ý Lan hát lên thì thành ra tức tưởi, bi ai - và đặc biệt là tính đĩ. Hễ đến đoạn nào thay đổi âm khúc thì Ý Lan lắc lư cái đầu, nức nở hóa tiếng ngâm, khàn vô cổ họng cái tiếng lớ để gia tăng cái bi kịch của tính lẳng lơ nhưng đầy tang thương của tiếng hát. Không như tiếng hát của Thái Thanh, mẹ của Ý Lan, vốn trong sắc và mạnh, tiếng hát của Ý Lan là của văn hóa Bolsa, đầy nhộn nhịp của bầy kiến nhiều thương tích, nhưng hoàn toàn trống rỗng và vô vị.
    Cũng một bài hát đó, của Trịnh Công Sơn chẳng hạn, nhưng khi Khánh Ly hát lên thì nó trở thành mê muội, lạc lõng. Cái giọng lè nhè của Khánh Ly không được cân bằng với một âm sức cao và mạnh để cứu lấy âm điệu cho toàn thể âm cảnh đã làm cho bản nhạc trở nên một sự đày đọa cho người nghe. Không ai phá nát nhạc Trịnh Công Sơn và làm mất âm hưởng của chúng hơn là Khánh Ly.
    Nhưng bách tính thiên hạ của người Việt ở Mỹ rất được thoả mãn với các giọng ca này. Vì sao? Vì tâm chất họ được thể hiện qua các giọng ca đó. Quần chúng nào thì âm nhạc đó; tâm thức nào thì ca sĩ đó. Khánh Hà, Ý Lan và Khánh Ly là những biểu tuợng âm thanh của một tập thể dân chúng muốn được ru mình bằng cái não nề, lẳng lơ, yếu đuối. Ðây là những bài văn tế cho những tâm hồn mất quê hương và mất nước.
    Từ khi nhà Nguyễn thẩm nhập cái âm nhạc mất nước của dân tộc Chàm bằng những lời ca Huế thì triều đại này chỉ còn đi xuống dốc. Nghe nhạc Huế thì chỉ còn có muốn nhảy xuống sông Hương mà tự vận - cứ nghe thử nhạc của Dương Thiệu Tước thì biết. Một triều đại quyền lực, một trung tâm chính trị quốc gia lẫy lừng khi thống nhất đất nước mà từ khi bị nhiễm lấy cái vi khuẫn của loại nhạc "mất hồn" của dân Chàm thì chỉ cần một thời gian ngắn là cả hệ thống chính trị Việt Nam bị suy đồi từ tri thức cho đến ý chí, từ tình cảm cho đến nghệ thuật. Chuyện mất nước là kết quả đương nhiên.
    Tôi về Việt Nam và có dịp nghe các ca sĩ trong nước sau 1975 hát - như Mỹ Linh, Trần Thu Hà, như Hồng Ngọc, như Thu Phương. Cái khác hẳn là tính mạnh và sắc sảo của thế hệ âm nhạc mới này. Và vắng bóng hoàn toàn cái bi đát, não nùng. Có phải chăng các ca sĩ này biểu lộ được tâm thức và ý chí của những kẻ chiến thắng - từ vô thức tập thể? Dĩ nhiên, đây không phải là một chính sách văn hóa của chính quyền. Cái mạnh và tự tin của các lời ca mới đại diện cho cái collective unconsciousness của phe thắng cuộc. Hãy lắng nghe Hồng Ngọc hát nhạc Trịnh Công Sơn! Cũng một bài, có câu, "Ngựa hồng đã mỏi vó, chết trên đồi quê hương..." mà khi Khánh Ly hát thì người nghe chỉ thấy muốn ngồi xuống sàn nhà và bưng hai lỗ tai. Nhưng khi Hồng Ngọc cất lên những lời ca đó, nhạc họ Trịnh trở thành cơn giông cuồng nộ để làm cho người nghe muốn đứng dậy để làm cách mạng.
    Cách đây khoảng hai ngàn năm trăm năm, hai nhà hiền triết Ðông Tây, Khổng Tử và Socrates, đã đồng lúc khuyến cáo đến cái tầm quan trọng của âm nhạc. Âm nhạc là sinh khí của tinh thần. Hễ nhạc xuống là nước nhà xuống; hễ nhạc uỷ mị là con người tha hóa. Cái thối nát của con người khởi đi từ sự thối nát của âm nhạc. Âm thanh là logos của tâm thức. Chính vũ trụ này chẳng qua là một trường âm thanh của tạo hóa mà thôi. Mỗi cung điệu đại diện cho một cõi hiện hữu. Âm nhạc chính là nấc thang của tâm hồn.
    Nietzsche trong cuốn The Will to Power có nói tới cái tâm thức amor fati - cái bệnh tủi thân, cái lòng yêu số phận bi đát của mình. Cái bệnh amor fati của dân Việt khởi đi từ Truyện Kiều và kéo dài cho đến ngày nay. Từ Kiều qua nhạc Chàm, qua nhạc Huế, qua vọng cổ, qua nhạc bolero đã làm cho miến Nam ngồi xuống vỉa hè, che mặt và lau nuớc mắt. Cái quần chúng lau nước mắt này bị lưu đày qua đất mới và tiếp tục uống nước dừa tang thương bằng âm nhạc.
    Cho đến lúc cái hệ luỵ bi đát này được vươn thoát, khối người Việt hải ngoại vẫn sẽ còn là một khối dân tộc không có quyền lực - và sẽ không làm nên lịch sử.
    California 7/2003
  4. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    ?oCác bạn bán vé số, đánh giày là bạn cháu đấy!?
    Một chiều, tôi đưa đứa cháu - đang học ở một trường quốc tế - đi chơi phố. Cháu rất hiếu động và luôn miệng trò chuyện. Nhìn những chú bé bán vé số, cháu nói: ?oBác có biết, các bạn bán vé số, đánh giày cũng là bạn cháu đấy...?. Tôi ngạc nhiên và hỏi: ?oAi dạy cháu vậy??. ?oỞ trường các cô dạy ạ? - cháu đáp.
    Cháu nói tiếp: ?oGia đình các bạn nghèo nên phải đi bán vé số, đánh giày lấy tiền đi học. Mỗi lần chúng cháu đi chơi công viên, các cô đều cho chúng cháu gặp, nói chuyện với các bạn. Nhiều bạn có thể nói tiếng Anh với các bạn nước ngoài?

    Hàng tháng, lớp cháu còn được đi thăm Trường Nuôi dạy trẻ em ở làng SOS. Cô giáo bảo các bạn ấy bất hạnh nhưng vẫn được mọi người đùm bọc và vẫn là những người bạn thân thiết của chúng cháu!?
    Thấy ở nhà cháu có túi đồ chơi cất dưới bàn học, tôi hỏi và được cháu trả lời: ?oCác cô dặn, có những đồ chơi không còn muốn chơi nữa thì nên cất đi để làm quà cho các bạn ở Trường Nuôi dạy trẻ em ở làng SOS hay các bạn nghèo??.
    Giáo dục - nói thì to, nhưng nó nên bắt đầu từ những điều giản dị như thế. Chỉ thông qua những sự việc bé cỏn con, nhà trường đã biết giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Nghĩ sâu xa những việc nhỏ ấy chính là những bài học lớn cho những người đang làm công tác giáo dục. Với tôi thì chương trình giáo dục ấy đầy tính nhân bản!

    Kiến Quốc
    Báo Sài Gòn Giải Phóng
  5. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    ?oCác bạn bán vé số, đánh giày là bạn cháu đấy!?
    Một chiều, tôi đưa đứa cháu - đang học ở một trường quốc tế - đi chơi phố. Cháu rất hiếu động và luôn miệng trò chuyện. Nhìn những chú bé bán vé số, cháu nói: ?oBác có biết, các bạn bán vé số, đánh giày cũng là bạn cháu đấy...?. Tôi ngạc nhiên và hỏi: ?oAi dạy cháu vậy??. ?oỞ trường các cô dạy ạ? - cháu đáp.
    Cháu nói tiếp: ?oGia đình các bạn nghèo nên phải đi bán vé số, đánh giày lấy tiền đi học. Mỗi lần chúng cháu đi chơi công viên, các cô đều cho chúng cháu gặp, nói chuyện với các bạn. Nhiều bạn có thể nói tiếng Anh với các bạn nước ngoài?

    Hàng tháng, lớp cháu còn được đi thăm Trường Nuôi dạy trẻ em ở làng SOS. Cô giáo bảo các bạn ấy bất hạnh nhưng vẫn được mọi người đùm bọc và vẫn là những người bạn thân thiết của chúng cháu!?
    Thấy ở nhà cháu có túi đồ chơi cất dưới bàn học, tôi hỏi và được cháu trả lời: ?oCác cô dặn, có những đồ chơi không còn muốn chơi nữa thì nên cất đi để làm quà cho các bạn ở Trường Nuôi dạy trẻ em ở làng SOS hay các bạn nghèo??.
    Giáo dục - nói thì to, nhưng nó nên bắt đầu từ những điều giản dị như thế. Chỉ thông qua những sự việc bé cỏn con, nhà trường đã biết giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Nghĩ sâu xa những việc nhỏ ấy chính là những bài học lớn cho những người đang làm công tác giáo dục. Với tôi thì chương trình giáo dục ấy đầy tính nhân bản!

    Kiến Quốc
    Báo Sài Gòn Giải Phóng
  6. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Tại sao người Việt hay đi trễ? Phải giải quyết ra sao?
    © 2004 talawas - Đỗ Thông Minh

    ?zKhông ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam.?o

    Người Việt chúng ta có hai huyền thoại vẫn thường được nhắc đi nhắc lại liên quan đến việc đi trễ. Thứ nhất là chuyện ông Táo về chầu trời, sớ Táo Quân hầu như bao giờ cũng vậy, sau lời chào chúc thọ ra mắt Ngọc Hoàng là lời xin lỗi vì..., vì... nên Táo Việt tới trễ, đến độ quần áo cũng không mặc chỉnh tề! Chứ táo thì lúc nào cũng ngây thơ vô tội. Thứ hai là chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thủy Tinh tới trễ không lấy được vợ, đã không biết lỗi mình lại đâm ra ghen tức, dâng nước lên đánh nhau triền miên với Sơn Tinh... Trong thực tế xã hội, có khi chuyện đi trễ cũng trở thành một nguyên nhân của hiềm khích.

    Thói đi trễ chỉ là một phần nhỏ, phần nổi của tảng băng sơn bao hàm toàn bộ cá tính của người Việt. Phải chăng trong những cá tính tốt vui vẻ, dễ dãi, người Việt còn mang tinh thần đại khái, không nghiêm chỉnh, không chính xác, không giữ lời hứa, thiếu trách nhiệm, hay quá ư là ham vui ngay cả trong khi làm việc...

    I.
    Ngay từ đầu, chúng tôi muốn nhấn mạnh là không phải lúc nào người Việt cũng đi trễ. Như khi hẹn với những người quan trọng, khi ra phi trường đi máy bay... thì người Việt cũng đúng giờ như ai, có khi còn đi sớm nữa. Tức là người Việt rất có khả năng đúng giờ.

    Có thể nói khoảng 20-30% người Việt đúng giờ, nhưng thiểu số đó không đủ tạo thành tin tưởng đại diện cho đa số không đúng giờ. Người Âu-Mỹ hay người Nhật cũng chỉ có khoảng 70-80% đúng giờ, nhưng đa số đó được coi là đại biểu.

    Người Việt ở hải ngoại, đa số sống trong xã hội văn minh, và giao tiếp với người nước ngoài nên tình trạng trễ giờ có chút cải thiện, bớt tinh thần đại khái, có mặt là vui rồi... nhưng nói chung trong sinh hoạt với nhau thì đi trễ vẫn là chuyện thường tình. Nhất là đám cưới, người Việt cả trong và ngoài nước đều thường bắt đầu buổi tiệc trễ khoảng 2 tiếng đồng hồ so giờ ghi trên thiệp mời. Đã có những bài báo viết về việc này là chỉ tội cho người nào nghiêm chỉnh đúng giờ hay khách ngoại quốc nào không biết điều đó, đến đúng giờ phải chờ hoặc tưởng là đi lộn chỗ, lộn ngày, lộn đám!
    Đi trễ là một chuyện có vẻ nhỏ, nhưng khi đã thành cố tật ở một số đông thì đã tác hại rất lớn. Vì vậy, có lẽ nên đặt vấn đề này thành một đề tài bàn luận lớn, để sớm tìm cách giải quyết chuyện không hay này. Hầu như người ngoại quốc nào cũng biết người Việt hay ?zgiờ dây thung?o. Chúng tôi nghĩ rằng có thể mất 50 năm hay hơn, nhưng giải quyết được vấn đề này thì tư duy của người Việt sẽ khác, từ đó kéo theo tư duy đứng đắn, nghiêm chỉnh, giữ lời hứa, đặt trách nhiệm cao hơn...
    Vấn đề nằm ở đâu?
    Đã có rất nhiều người than phiền về việc đi trễ, nhưng ít ai phân tích kỹ càng và đề ra biện pháp giải quyết rốt ráo. Làm sao bỏ được cái tật chủ trương ?zĐến trễ về sớm mới là khôn ngoan?o. Nên ở đây chúng tôi xin mạo muộn đưa vấn đề nhức nhối này ra bàn.
    Các nguyên nhân đi trễ?
    Có 70-80% người Việt sống bằng nghề nông, nên quen tính toán bằng mắt và bằng kinh nghiệm, quen tinh thần đại khái chứ không quen chính xác. Lối nói ?zsào ruộng?o nay vẫn còn tồn tại, có lẽ không mấy ai biết đích xác diện tích 1 sào ruộng là bao nhiêu.
    Giờ giấc chỉ nhắm chừng, kiểu giờ thìn, giờ ngọ... mà mỗi giờ này là 2 giờ đồng hồ bây giờ, hay mặt trời lên lưng ngọn sào, tàn cây nhang...
    Người có trách nhiệm thường là người đa đoan, bận rộn nhiều công việc, có khi lớn tuổi thì nhớ trước quên sau.
    Coi chuyện họp hành cộng đồng là không quan trọng, đến giờ nào cũng được, nhất là phần đầu thường là nghi thức rườm rà. Còn phần cuối coi như tàn cuộc, chỉ là chuyện linh tinh, không cần có mặt...
    Không nhớ rõ giờ và địa điểm, hoặc mới đi lần đầu nên mất nhiều thời gian hơn dự tưởng.
    Đôi khi giờ phút chót gặp chuyện trục trặc ngoài ý muốn.
    Có người thầm nghĩ, đi trễ thì khỏi phải tiếp tay, có khi khỏi phải đóng tiền. Còn về sớm thì khỏi phải dọn dẹp, khỏe quá!...
    Phản ứng khi gặp người đi trễ
    Có người tỏ ra khó chịu hoặc bỏ về, nhưng rất ỉt. Đa số bỏ qua vì sợ người đi trễ buồn, thể hiện tính dễ dãi, ?zchín bỏ làm mười?o, ?zđến được là vui rồi?o, ?zcó mặt là vui rồi?o... nhưng vui vẻ mà không được việc hay việc không như ý thì cũng phiền rất nhiều người khác. Đôi khi vẫn là ?zvui hơn được việc?o.
    Cung cách đi họp
    Nói chung người Việt chưa quen ghi chép, nội dung họp thường là nhớ đại khái trong đầu. Thường không có biên bản chính thức. Cách làm việc này sau đó có thể gây ra nhiều trở ngại nghiêm trọng. Như về lời phát biểu của một người nào đó, có người thì cho là nói như vậy, có người thì cho là nói khác, tranh luận rất mất thì giờ...
    Người vắng mặt hay đến trễ lại nêu lên vấn đề đã họp bàn rồi, thảo luận mãi một lúc sau mới có người nhắc nhở là chuyện này đã bàn rồi, đã quyết định rồi thôi khỏi bàn lại, thế mà cũng có khi lại vui vẻ bàn trở lại, quyết định lại cũng có.
    Một số người khi phát biểu thì nói không rành mạch, mà lại nói quá dài, chiếm hết giờ của người khác. Có khi phải trách mắng nhau về chuyện này ngay trong buổi họp hoặc tế nhị hơn là vỗ tay ?zyêu cầu xuống?o, nhưng đương sự lại tưởng vỗ tay hoan hô mình nói hay, tiếp tục nói nữa! Có khi cả hội trường phải phì cười, tội nghiệp cho người đang nói.
    Một số người thì e ngại không phát biểu gì cả, nhưng trước hay sau đó thì tụ nói chuyện riêng, có rất nhiều ý kiến ngoài lề theo cả nghĩa đem và nghĩa bóng... Phải chăng họ cho là mình đúng nhưng không dám phát biểu trước đám đông, nên vẫn là cái đúng chủ quan, một chiều, không kiểm chứng và thiếu luận cứ mà thôi. Nó cũng tương tự như tình trạng viết thư nặc danh, viết bài dùng bút hiệu ma... ở nhiều nơi. Chính những người đó sợ bị chỉ trích không dám nói công khai, nhưng từ trong bóng tối họ rất mạnh dạn chỉ trích người khác trong chỗ công khai. Họ thẹn với chính thứ văn chương thiếu văn hóa của mình, sợ người khác biết được, nên phải chơi trò ném đá giấu tay.
    Người mình nói chung vẫn còn tính nhút nhát trước đám đông. Khi vào họp, dù đến sớm thường vẫn không ngồi những hàng đầu, sợ bị cho là trèo cao, muốn ngồi ngang hàng với những nhân vật quan trọng, sợ bị hỏi ý kiến hay khó rút lui khi cần... Nên hầu hết buổi họp nào cũng có một số người thà chấp nhận đứng cả buổi dọc theo vách và ở càng xa càng tốt, chỉ cốt đủ nghe, để có thể rời phòng lúc nào cũng dễ dàng.

    Các biện pháp
    Trách nhiệm ban tổ chức
    Thực ra, rất hiếm khi ban tổ chức trễ giờ, thường chỉ là người dự đến trễ, nhưng số người này đôi khi quá lớn, hội trường quá vắng, khiến ban tổ chức không thể bắt đầu! Cũng có trường hợp ban tổ chức quá yếu kém, thấy người khác tổ chức đông vui và thành công quá cũng nhảy ra làm, và khi người dự tới quá ít, cứ cho là tại người dự đến trễ, xin mọi người có mặt ráng đợi, cả giờ đồng hồ sau cũng chỉ thêm được một vài người mà bắt biết bao nhiêu người phải chờ.
    Nhưng nếu chính ban tổ chức cũng tà tà, lỏng lẻo thì không thể trách người dự trễ giờ được. Vẫn biết người mình là như vậy, và dù ban tổ chức vất vả trăm điều, nhưng trách nhiệm chính vẫn là ban tổ chức, vì là người khởi xướng mà. Các tổ chức có uy tín vẫn có thể bắt đầu đúng giờ cơ mà.
    Khi tổ chức, cần họp bàn kỹ về vấn đề người đến dự, chọn địa điểm và thời điểm thích hợp. Nếu không có điều kiện thích hợp thì lại càng phải cố gắng lo liệu hơn. Ban Tổ Chức phải phân công kỹ lưỡng, có người đứng hướng dẫn hay bảng chỉ đường... phải xem như người đến dự có thể là một người từ xa tới không quen đường đi, đừng để người dự phải tự mò mẫn, có khi tìm không ra đường phải quay trở về.
    Trách nhiệm người đi dự
    Phàm làm việc gì cũng vậy, dù chỉ là người đến dự hay đến xem, cần có trách nhiệm tối thiểu. Người đi dự vẫn thường than là tổ chức trễ giờ, hay người khác trễ giờ. Một số rất ít người khó tính có khi còn cự nự và bỏ ra về, nhưng để rồi lần khác thì lại chính mình cũng trễ giờ... vì coi chuyện trễ giờ như một tập quán rồi! Đến đúng giờ là ngây thơ, không hiểu gì về nề nếp sinh hoạt của người Việt! Nếu ai cũng quan niệm như vậy, chỉ biết trách người thì không bao giờ cải thiện được. Người có ý định đi dự cần ghi nhớ rõ ngày giờ và nơi chốn, nắm vững đường đi nước bước, kẻo quên hoặc giờ chót mới nhớ ra chạy không kịp, hoặc đường không quen, kẹt xe, tìm khó khăn hay không có chỗ đậu xe... khiến mất thời gian lâu hơn dự tưởng. Hãy luôn luôn tâm niệm đến sớm 10 hay 15 phút thì tốt hơn.
    Thông báo đầy đủ chi tiết
    Thông báo thì muốn phổ biến rộng rãi cùng khắp, nhưng lại không hướng dẫn rõ ràng thì làm sao người muốn dự tới được.
    Cần viết thông báo rõ ràng, có bản đồ chi tiết để những người không quen dễ tìm. Cần có số điện thoại liên lạc hội trường, người trách nhiệm trước giờ khai mạc để hỏi đường. Giờ họp hay sinh hoạt thường chỉ ghi là bắt đầu lúc giờ nào đó. Nếu giả thử hàng trăm người đến đúng giờ đó, mà có mục ghi tên, đóng tiền hay viết tên đeo ngực, nhận tài liệu thì chắc chắn cũng không thể nào bắt đầu đúng giờ được. Nên chính Ban Tổ Chức cũng thường liệu chừng tình hình khách đang vào cửa ra sao để mà bắt đầu chứ không nhất định giờ nào. Vì vậy, với những buổi họp đông đảo, trên giấy mời hay thông báo nên ghi rõ là giờ ?zmở cửa?o hay ?zvào hội trường?o khoảng 30-60 phút trước giờ khai mạc và khai mạc đúng giờ, như vậy thong thả hơn và Ban Tổ Chức có thể bắt đầu đúng giờ ghi trong thông báo.
    Biện pháp mạnh
    Thực ra, cũng đã có một vài hội đoàn phải dùng đến biện pháp mạnh, bằng cách phạt các thành viên đi trễ, như ai tới trễ khỏi cần phải trần tình, thanh minh thanh nga rằng, thì, là... chi cho mất công, cứ đóng 10 Mỹ Kim vào quỹ là xong. Cách này cũng khá hiệu quả, số người đi trễ ít hẳn đi, nhưng mỗi lần họp là một lần hồi hộp, ai cũng nhìn đồng hồ, đón chờ người đến trễ, và nổ một trận cười, trêu chọc... mất 5, 10 phút. Vậy thì đôi khi lợi bất cập hại... Tiếc rằng cách này chưa được phổ thông, và nặng về hình phạt hơn là về ý thức. Một số tổ chức thì chủ trương cứng rắn: ?zDù một người cũng bắt đầu?o, nhưng nếu quả có sự kiện như vậy xẩy ra thì vấn đề nằm ở chính Ban Tổ Chức và chắc là không còn tổ chức lần thứ hai.
    Cố gắng bắt đầu đúng giờ
    Qua hàng ngàn lần dự các buổi họp sinh hoạt, chúng tôi thấy một số nơi và một số người cũng đã cố gắng chuẩn bị chu đáo để bắt đầu đúng giờ. Như Viện Việt-Học ở Little Saigon, Nam Cali... rất đúng giờ, nhiều lắm chỉ cho phép du di trong khoảng 3 hay 5 phút thôi. Dần dần người dự sẽ quen, và biết rằng hễ đi dự ở đó thì nên đi đúng giờ vì không ai chờ mình. Đa số những buổi nói chuyện của chúng tôi trong thời gian qua cũng khá đúng giờ, như tại Seattle, Hoa Kỳ và Vancouver, Gia Nã Đại không sai 1 giây. Khi liên lạc với Ban Tổ Chức ở các địa phương, chúng tôi thường nhắc nhở xin hãy cố gằng về điểm này.
    Trong lần nói chuyện tại Viện Việt-Học ngày 3/8/2003, chúng tôi đã nói nửa đùa, nửa thật rằng: ?zAi mà giúp giải quyết được việc trễ giờ của người Việt thì thật đáng tôn làm anh hùng dân tộc lắm vậy.?o. Rất đông thính giả đã vỗ tay tán thưởng.
    II.
    Trong tháng 2/2004, liên quan đến đề tài này, chúng tôi đã có một loạt những cuộc nói chuyện trao đổ ý kiến bằng điện thoại quốc tế và thư điện tử (e-mail) với một số khuôn mặt từng tham dự rất nhiều sinh hoạt cộng đồng ở khắp nơi trên thế giới. Xin được ghi tóm lược dưới đây.
    Theo giáo sư Trần Đức Thanh Phong, một nhân sĩ ở Little Saigon, Cali, Hoa Kỳ, ngày xưa mình đâu có đồng hồ, chỉ đại khái thôi. Ở miền quê hội hè cả ngày, tới giờ nào cũng được, đâu cần giờ giấc, miễn là còn mặt trời. Nếu quy định bắt đầu cử hành lễ chính vào ?zđúng ngọ?o (mắt trời đứng bóng) là hay lắm rồi.
    Thói quen tà tà, trễ giờ của người Việt phần nào do tiêm nhiễm thêm ảnh hưởng văn hóa của Pháp. Người Pháp thường nói câu: ?zSavoir-vivre, Savoir-faire?o (Biết phép lịch sự, biết phép xã giao và biết cách xử thế, chỉ sự khôn khéo) với ý là phải biết khéo léo, tế nhị của giới tự cho mình là trưởng giả. Khi được mời đi ăn, nếu đến đúng giờ thì có vẻ tham ăn quá, phải đủng đỉnh tới trễ cho có vẻ quan trọng, là người lúc nào cũng bận rộn... Từ chuyện ăn uống ảnh hưởng sang tất cả những chuyện khác. Người Việt ở thành thị như Hà Nội, Sài Gòn bị ảnh hưởng này thời Pháp thuộc. Thêm nữa người Việt ít có thói quen ghi chép, nên nhiều khi giờ phút chót mới nhớ ra, vội chạy đi...
    Người Mỹ thì thực tế hơn, hẹn giờ nào là đến giờ đó. Ông Phong đã kể chuyện nhà độc tài Ý là Mussolini (1883-1945) nổi tiếng tàn ác, nhưng ông để lại trong lịch sử Ý một điều có ý nghĩa là làm cho xe điện nước này đi và đến đúng giờ, thay vì thói quen tùy tiện từ bao năm trước làm khổ biết bao nhiêu người.
    Bây giờ ở ngoại quốc mà vẫn không đúng giờ đi họp sinh hoạt việc chung cần được coi là không đứng đắn, không coi sinh hoạt cộng đồng là quan trọng, là thái độ vô trách nhiệm. Theo ông để giải quyết chuyện này, phải nói giới trẻ đừng bắt chước người lớn. Thực tế, giới sinh viên ở đây tổ chức thường đúng giờ. Người Việt ở xứ tân tiến thì dù sao cũng chịu ảnh hưởng nề nếp sinh hoạt của xã hội ấy, đỡ lè phè hơn. Chuyện trớ trêu là người lớn thường đeo đồng hồ đắt tiền, chạy rất đúng giờ, nhưng người đeo thì không đúng giờ!
    *
    Ông Huỳnh Lương Thiện chủ nhiệm tuần báo Mõ ở San Francisco, Cali, Hoa Kỳ nhận xét rằng người Việt đi làm rất đúng giờ, vì đó là quyền lợi thiết thực của họ, nếu trễ có thể bị trừ lương hay mất việc. Người lè phè, có thói trễ giờ thì khi đi làm sở Mỹ... cũng dần dần trở thành đúng giờ. Nhưng khi quay lại sinh hoạt với người Việt thì vẫn cái tật trễ giờ cũ, vì họ coi đó là chuyện không quan trọng, chuyện vui chơi... như chuyện đi dự đám cưới vậy.
    Nhân chuyện này, chúng tôi nhớ đã xem trong một băng hình của trung tâm nhạc Asia năm 2003, phần giới thiệu sinh hoạt hậu trường, thấy nhạc sĩ Trúc Hồ nói như gào lên với các nghệ sĩ, tôi chỉ yêu cầu: ?zOn time, on time, on time!!!?o (Đúng giờ, đúng giờ, đúng giờ!!!). Ông Thiện chủ trương khi loan tin tức các buổi sinh hoạt trên các cơ quan truyền thông, sẽ tán dương các buổi họp đúng giờ, nếu bắt đầu trễ độ 15 phút thì tạm châm chước được, nhưng nếu quá trễ thì cũng sẽ thẳng thắn nêu lên dù có làm mích lòng... Nhưng thà vậy để rút kinh nhiệm sửa đổi, khỏi làm mích lòng đại đa số người tham dự.
    (co?n tiếp)
    Được tdct sửa chữa / chuyển vào 01:01 ngày 17/11/2004
  7. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Tại sao người Việt hay đi trễ? Phải giải quyết ra sao?
    © 2004 talawas - Đỗ Thông Minh

    ?zKhông ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam.?o

    Người Việt chúng ta có hai huyền thoại vẫn thường được nhắc đi nhắc lại liên quan đến việc đi trễ. Thứ nhất là chuyện ông Táo về chầu trời, sớ Táo Quân hầu như bao giờ cũng vậy, sau lời chào chúc thọ ra mắt Ngọc Hoàng là lời xin lỗi vì..., vì... nên Táo Việt tới trễ, đến độ quần áo cũng không mặc chỉnh tề! Chứ táo thì lúc nào cũng ngây thơ vô tội. Thứ hai là chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thủy Tinh tới trễ không lấy được vợ, đã không biết lỗi mình lại đâm ra ghen tức, dâng nước lên đánh nhau triền miên với Sơn Tinh... Trong thực tế xã hội, có khi chuyện đi trễ cũng trở thành một nguyên nhân của hiềm khích.

    Thói đi trễ chỉ là một phần nhỏ, phần nổi của tảng băng sơn bao hàm toàn bộ cá tính của người Việt. Phải chăng trong những cá tính tốt vui vẻ, dễ dãi, người Việt còn mang tinh thần đại khái, không nghiêm chỉnh, không chính xác, không giữ lời hứa, thiếu trách nhiệm, hay quá ư là ham vui ngay cả trong khi làm việc...

    I.
    Ngay từ đầu, chúng tôi muốn nhấn mạnh là không phải lúc nào người Việt cũng đi trễ. Như khi hẹn với những người quan trọng, khi ra phi trường đi máy bay... thì người Việt cũng đúng giờ như ai, có khi còn đi sớm nữa. Tức là người Việt rất có khả năng đúng giờ.

    Có thể nói khoảng 20-30% người Việt đúng giờ, nhưng thiểu số đó không đủ tạo thành tin tưởng đại diện cho đa số không đúng giờ. Người Âu-Mỹ hay người Nhật cũng chỉ có khoảng 70-80% đúng giờ, nhưng đa số đó được coi là đại biểu.

    Người Việt ở hải ngoại, đa số sống trong xã hội văn minh, và giao tiếp với người nước ngoài nên tình trạng trễ giờ có chút cải thiện, bớt tinh thần đại khái, có mặt là vui rồi... nhưng nói chung trong sinh hoạt với nhau thì đi trễ vẫn là chuyện thường tình. Nhất là đám cưới, người Việt cả trong và ngoài nước đều thường bắt đầu buổi tiệc trễ khoảng 2 tiếng đồng hồ so giờ ghi trên thiệp mời. Đã có những bài báo viết về việc này là chỉ tội cho người nào nghiêm chỉnh đúng giờ hay khách ngoại quốc nào không biết điều đó, đến đúng giờ phải chờ hoặc tưởng là đi lộn chỗ, lộn ngày, lộn đám!
    Đi trễ là một chuyện có vẻ nhỏ, nhưng khi đã thành cố tật ở một số đông thì đã tác hại rất lớn. Vì vậy, có lẽ nên đặt vấn đề này thành một đề tài bàn luận lớn, để sớm tìm cách giải quyết chuyện không hay này. Hầu như người ngoại quốc nào cũng biết người Việt hay ?zgiờ dây thung?o. Chúng tôi nghĩ rằng có thể mất 50 năm hay hơn, nhưng giải quyết được vấn đề này thì tư duy của người Việt sẽ khác, từ đó kéo theo tư duy đứng đắn, nghiêm chỉnh, giữ lời hứa, đặt trách nhiệm cao hơn...
    Vấn đề nằm ở đâu?
    Đã có rất nhiều người than phiền về việc đi trễ, nhưng ít ai phân tích kỹ càng và đề ra biện pháp giải quyết rốt ráo. Làm sao bỏ được cái tật chủ trương ?zĐến trễ về sớm mới là khôn ngoan?o. Nên ở đây chúng tôi xin mạo muộn đưa vấn đề nhức nhối này ra bàn.
    Các nguyên nhân đi trễ?
    Có 70-80% người Việt sống bằng nghề nông, nên quen tính toán bằng mắt và bằng kinh nghiệm, quen tinh thần đại khái chứ không quen chính xác. Lối nói ?zsào ruộng?o nay vẫn còn tồn tại, có lẽ không mấy ai biết đích xác diện tích 1 sào ruộng là bao nhiêu.
    Giờ giấc chỉ nhắm chừng, kiểu giờ thìn, giờ ngọ... mà mỗi giờ này là 2 giờ đồng hồ bây giờ, hay mặt trời lên lưng ngọn sào, tàn cây nhang...
    Người có trách nhiệm thường là người đa đoan, bận rộn nhiều công việc, có khi lớn tuổi thì nhớ trước quên sau.
    Coi chuyện họp hành cộng đồng là không quan trọng, đến giờ nào cũng được, nhất là phần đầu thường là nghi thức rườm rà. Còn phần cuối coi như tàn cuộc, chỉ là chuyện linh tinh, không cần có mặt...
    Không nhớ rõ giờ và địa điểm, hoặc mới đi lần đầu nên mất nhiều thời gian hơn dự tưởng.
    Đôi khi giờ phút chót gặp chuyện trục trặc ngoài ý muốn.
    Có người thầm nghĩ, đi trễ thì khỏi phải tiếp tay, có khi khỏi phải đóng tiền. Còn về sớm thì khỏi phải dọn dẹp, khỏe quá!...
    Phản ứng khi gặp người đi trễ
    Có người tỏ ra khó chịu hoặc bỏ về, nhưng rất ỉt. Đa số bỏ qua vì sợ người đi trễ buồn, thể hiện tính dễ dãi, ?zchín bỏ làm mười?o, ?zđến được là vui rồi?o, ?zcó mặt là vui rồi?o... nhưng vui vẻ mà không được việc hay việc không như ý thì cũng phiền rất nhiều người khác. Đôi khi vẫn là ?zvui hơn được việc?o.
    Cung cách đi họp
    Nói chung người Việt chưa quen ghi chép, nội dung họp thường là nhớ đại khái trong đầu. Thường không có biên bản chính thức. Cách làm việc này sau đó có thể gây ra nhiều trở ngại nghiêm trọng. Như về lời phát biểu của một người nào đó, có người thì cho là nói như vậy, có người thì cho là nói khác, tranh luận rất mất thì giờ...
    Người vắng mặt hay đến trễ lại nêu lên vấn đề đã họp bàn rồi, thảo luận mãi một lúc sau mới có người nhắc nhở là chuyện này đã bàn rồi, đã quyết định rồi thôi khỏi bàn lại, thế mà cũng có khi lại vui vẻ bàn trở lại, quyết định lại cũng có.
    Một số người khi phát biểu thì nói không rành mạch, mà lại nói quá dài, chiếm hết giờ của người khác. Có khi phải trách mắng nhau về chuyện này ngay trong buổi họp hoặc tế nhị hơn là vỗ tay ?zyêu cầu xuống?o, nhưng đương sự lại tưởng vỗ tay hoan hô mình nói hay, tiếp tục nói nữa! Có khi cả hội trường phải phì cười, tội nghiệp cho người đang nói.
    Một số người thì e ngại không phát biểu gì cả, nhưng trước hay sau đó thì tụ nói chuyện riêng, có rất nhiều ý kiến ngoài lề theo cả nghĩa đem và nghĩa bóng... Phải chăng họ cho là mình đúng nhưng không dám phát biểu trước đám đông, nên vẫn là cái đúng chủ quan, một chiều, không kiểm chứng và thiếu luận cứ mà thôi. Nó cũng tương tự như tình trạng viết thư nặc danh, viết bài dùng bút hiệu ma... ở nhiều nơi. Chính những người đó sợ bị chỉ trích không dám nói công khai, nhưng từ trong bóng tối họ rất mạnh dạn chỉ trích người khác trong chỗ công khai. Họ thẹn với chính thứ văn chương thiếu văn hóa của mình, sợ người khác biết được, nên phải chơi trò ném đá giấu tay.
    Người mình nói chung vẫn còn tính nhút nhát trước đám đông. Khi vào họp, dù đến sớm thường vẫn không ngồi những hàng đầu, sợ bị cho là trèo cao, muốn ngồi ngang hàng với những nhân vật quan trọng, sợ bị hỏi ý kiến hay khó rút lui khi cần... Nên hầu hết buổi họp nào cũng có một số người thà chấp nhận đứng cả buổi dọc theo vách và ở càng xa càng tốt, chỉ cốt đủ nghe, để có thể rời phòng lúc nào cũng dễ dàng.

    Các biện pháp
    Trách nhiệm ban tổ chức
    Thực ra, rất hiếm khi ban tổ chức trễ giờ, thường chỉ là người dự đến trễ, nhưng số người này đôi khi quá lớn, hội trường quá vắng, khiến ban tổ chức không thể bắt đầu! Cũng có trường hợp ban tổ chức quá yếu kém, thấy người khác tổ chức đông vui và thành công quá cũng nhảy ra làm, và khi người dự tới quá ít, cứ cho là tại người dự đến trễ, xin mọi người có mặt ráng đợi, cả giờ đồng hồ sau cũng chỉ thêm được một vài người mà bắt biết bao nhiêu người phải chờ.
    Nhưng nếu chính ban tổ chức cũng tà tà, lỏng lẻo thì không thể trách người dự trễ giờ được. Vẫn biết người mình là như vậy, và dù ban tổ chức vất vả trăm điều, nhưng trách nhiệm chính vẫn là ban tổ chức, vì là người khởi xướng mà. Các tổ chức có uy tín vẫn có thể bắt đầu đúng giờ cơ mà.
    Khi tổ chức, cần họp bàn kỹ về vấn đề người đến dự, chọn địa điểm và thời điểm thích hợp. Nếu không có điều kiện thích hợp thì lại càng phải cố gắng lo liệu hơn. Ban Tổ Chức phải phân công kỹ lưỡng, có người đứng hướng dẫn hay bảng chỉ đường... phải xem như người đến dự có thể là một người từ xa tới không quen đường đi, đừng để người dự phải tự mò mẫn, có khi tìm không ra đường phải quay trở về.
    Trách nhiệm người đi dự
    Phàm làm việc gì cũng vậy, dù chỉ là người đến dự hay đến xem, cần có trách nhiệm tối thiểu. Người đi dự vẫn thường than là tổ chức trễ giờ, hay người khác trễ giờ. Một số rất ít người khó tính có khi còn cự nự và bỏ ra về, nhưng để rồi lần khác thì lại chính mình cũng trễ giờ... vì coi chuyện trễ giờ như một tập quán rồi! Đến đúng giờ là ngây thơ, không hiểu gì về nề nếp sinh hoạt của người Việt! Nếu ai cũng quan niệm như vậy, chỉ biết trách người thì không bao giờ cải thiện được. Người có ý định đi dự cần ghi nhớ rõ ngày giờ và nơi chốn, nắm vững đường đi nước bước, kẻo quên hoặc giờ chót mới nhớ ra chạy không kịp, hoặc đường không quen, kẹt xe, tìm khó khăn hay không có chỗ đậu xe... khiến mất thời gian lâu hơn dự tưởng. Hãy luôn luôn tâm niệm đến sớm 10 hay 15 phút thì tốt hơn.
    Thông báo đầy đủ chi tiết
    Thông báo thì muốn phổ biến rộng rãi cùng khắp, nhưng lại không hướng dẫn rõ ràng thì làm sao người muốn dự tới được.
    Cần viết thông báo rõ ràng, có bản đồ chi tiết để những người không quen dễ tìm. Cần có số điện thoại liên lạc hội trường, người trách nhiệm trước giờ khai mạc để hỏi đường. Giờ họp hay sinh hoạt thường chỉ ghi là bắt đầu lúc giờ nào đó. Nếu giả thử hàng trăm người đến đúng giờ đó, mà có mục ghi tên, đóng tiền hay viết tên đeo ngực, nhận tài liệu thì chắc chắn cũng không thể nào bắt đầu đúng giờ được. Nên chính Ban Tổ Chức cũng thường liệu chừng tình hình khách đang vào cửa ra sao để mà bắt đầu chứ không nhất định giờ nào. Vì vậy, với những buổi họp đông đảo, trên giấy mời hay thông báo nên ghi rõ là giờ ?zmở cửa?o hay ?zvào hội trường?o khoảng 30-60 phút trước giờ khai mạc và khai mạc đúng giờ, như vậy thong thả hơn và Ban Tổ Chức có thể bắt đầu đúng giờ ghi trong thông báo.
    Biện pháp mạnh
    Thực ra, cũng đã có một vài hội đoàn phải dùng đến biện pháp mạnh, bằng cách phạt các thành viên đi trễ, như ai tới trễ khỏi cần phải trần tình, thanh minh thanh nga rằng, thì, là... chi cho mất công, cứ đóng 10 Mỹ Kim vào quỹ là xong. Cách này cũng khá hiệu quả, số người đi trễ ít hẳn đi, nhưng mỗi lần họp là một lần hồi hộp, ai cũng nhìn đồng hồ, đón chờ người đến trễ, và nổ một trận cười, trêu chọc... mất 5, 10 phút. Vậy thì đôi khi lợi bất cập hại... Tiếc rằng cách này chưa được phổ thông, và nặng về hình phạt hơn là về ý thức. Một số tổ chức thì chủ trương cứng rắn: ?zDù một người cũng bắt đầu?o, nhưng nếu quả có sự kiện như vậy xẩy ra thì vấn đề nằm ở chính Ban Tổ Chức và chắc là không còn tổ chức lần thứ hai.
    Cố gắng bắt đầu đúng giờ
    Qua hàng ngàn lần dự các buổi họp sinh hoạt, chúng tôi thấy một số nơi và một số người cũng đã cố gắng chuẩn bị chu đáo để bắt đầu đúng giờ. Như Viện Việt-Học ở Little Saigon, Nam Cali... rất đúng giờ, nhiều lắm chỉ cho phép du di trong khoảng 3 hay 5 phút thôi. Dần dần người dự sẽ quen, và biết rằng hễ đi dự ở đó thì nên đi đúng giờ vì không ai chờ mình. Đa số những buổi nói chuyện của chúng tôi trong thời gian qua cũng khá đúng giờ, như tại Seattle, Hoa Kỳ và Vancouver, Gia Nã Đại không sai 1 giây. Khi liên lạc với Ban Tổ Chức ở các địa phương, chúng tôi thường nhắc nhở xin hãy cố gằng về điểm này.
    Trong lần nói chuyện tại Viện Việt-Học ngày 3/8/2003, chúng tôi đã nói nửa đùa, nửa thật rằng: ?zAi mà giúp giải quyết được việc trễ giờ của người Việt thì thật đáng tôn làm anh hùng dân tộc lắm vậy.?o. Rất đông thính giả đã vỗ tay tán thưởng.
    II.
    Trong tháng 2/2004, liên quan đến đề tài này, chúng tôi đã có một loạt những cuộc nói chuyện trao đổ ý kiến bằng điện thoại quốc tế và thư điện tử (e-mail) với một số khuôn mặt từng tham dự rất nhiều sinh hoạt cộng đồng ở khắp nơi trên thế giới. Xin được ghi tóm lược dưới đây.
    Theo giáo sư Trần Đức Thanh Phong, một nhân sĩ ở Little Saigon, Cali, Hoa Kỳ, ngày xưa mình đâu có đồng hồ, chỉ đại khái thôi. Ở miền quê hội hè cả ngày, tới giờ nào cũng được, đâu cần giờ giấc, miễn là còn mặt trời. Nếu quy định bắt đầu cử hành lễ chính vào ?zđúng ngọ?o (mắt trời đứng bóng) là hay lắm rồi.
    Thói quen tà tà, trễ giờ của người Việt phần nào do tiêm nhiễm thêm ảnh hưởng văn hóa của Pháp. Người Pháp thường nói câu: ?zSavoir-vivre, Savoir-faire?o (Biết phép lịch sự, biết phép xã giao và biết cách xử thế, chỉ sự khôn khéo) với ý là phải biết khéo léo, tế nhị của giới tự cho mình là trưởng giả. Khi được mời đi ăn, nếu đến đúng giờ thì có vẻ tham ăn quá, phải đủng đỉnh tới trễ cho có vẻ quan trọng, là người lúc nào cũng bận rộn... Từ chuyện ăn uống ảnh hưởng sang tất cả những chuyện khác. Người Việt ở thành thị như Hà Nội, Sài Gòn bị ảnh hưởng này thời Pháp thuộc. Thêm nữa người Việt ít có thói quen ghi chép, nên nhiều khi giờ phút chót mới nhớ ra, vội chạy đi...
    Người Mỹ thì thực tế hơn, hẹn giờ nào là đến giờ đó. Ông Phong đã kể chuyện nhà độc tài Ý là Mussolini (1883-1945) nổi tiếng tàn ác, nhưng ông để lại trong lịch sử Ý một điều có ý nghĩa là làm cho xe điện nước này đi và đến đúng giờ, thay vì thói quen tùy tiện từ bao năm trước làm khổ biết bao nhiêu người.
    Bây giờ ở ngoại quốc mà vẫn không đúng giờ đi họp sinh hoạt việc chung cần được coi là không đứng đắn, không coi sinh hoạt cộng đồng là quan trọng, là thái độ vô trách nhiệm. Theo ông để giải quyết chuyện này, phải nói giới trẻ đừng bắt chước người lớn. Thực tế, giới sinh viên ở đây tổ chức thường đúng giờ. Người Việt ở xứ tân tiến thì dù sao cũng chịu ảnh hưởng nề nếp sinh hoạt của xã hội ấy, đỡ lè phè hơn. Chuyện trớ trêu là người lớn thường đeo đồng hồ đắt tiền, chạy rất đúng giờ, nhưng người đeo thì không đúng giờ!
    *
    Ông Huỳnh Lương Thiện chủ nhiệm tuần báo Mõ ở San Francisco, Cali, Hoa Kỳ nhận xét rằng người Việt đi làm rất đúng giờ, vì đó là quyền lợi thiết thực của họ, nếu trễ có thể bị trừ lương hay mất việc. Người lè phè, có thói trễ giờ thì khi đi làm sở Mỹ... cũng dần dần trở thành đúng giờ. Nhưng khi quay lại sinh hoạt với người Việt thì vẫn cái tật trễ giờ cũ, vì họ coi đó là chuyện không quan trọng, chuyện vui chơi... như chuyện đi dự đám cưới vậy.
    Nhân chuyện này, chúng tôi nhớ đã xem trong một băng hình của trung tâm nhạc Asia năm 2003, phần giới thiệu sinh hoạt hậu trường, thấy nhạc sĩ Trúc Hồ nói như gào lên với các nghệ sĩ, tôi chỉ yêu cầu: ?zOn time, on time, on time!!!?o (Đúng giờ, đúng giờ, đúng giờ!!!). Ông Thiện chủ trương khi loan tin tức các buổi sinh hoạt trên các cơ quan truyền thông, sẽ tán dương các buổi họp đúng giờ, nếu bắt đầu trễ độ 15 phút thì tạm châm chước được, nhưng nếu quá trễ thì cũng sẽ thẳng thắn nêu lên dù có làm mích lòng... Nhưng thà vậy để rút kinh nhiệm sửa đổi, khỏi làm mích lòng đại đa số người tham dự.
    (co?n tiếp)
    Được tdct sửa chữa / chuyển vào 01:01 ngày 17/11/2004
  8. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Tại sao người Việt hay đi trễ? Phải giải quyết ra sao?
    (tiếp theo)
    *
    Nhà văn Trương Anh Thụy ở Washington DC, Hoa Kỳ phát biểu, ?ogiờ Việt Nam?, đó là cái ?onhãn hiệu,? là ?odấu ấn? người gán cho ta, ta tự gán cho ta, từ muôn thuở rồi! Khi bị trách cứ, tất cả cứ đổ cho ?odân tộc tính? là xong! Ai cũng có thể đưa ra hàng chục lối giải thích ?otại sao người Việt Nam có tật đi muộn??. Nào là tại người Việt ích kỷ, mặc kệ cho người ở đầu kia chờ đợi. Nào là người Việt không quen phép lịch sự Tây phương. Có người còn phũ phàng bảo rằng, người mình không biết tự trọng.
    Riêng bà cho trễ giờ là: (1) Do tính lè phè (hay lề mề), không biết đặt ưu tiên đúng chỗ. Mải mê làm gì đó, không rứt ra được để đi làm việc khác, mặc dù việc khác có thể quan trọng hơn. Lè phè ở một địa điểm, thì đương nhiên sẽ trễ giờ ở địa điểm khác... (2) Do tính ỷ y. Ỷ y là nếu mình đến trễ thì ?ochắc thế nào cũng? có người thay mình lo việc rồi. Ỷ y cho rằng đi từ địa điểm A đến địa điểm B chỉ mất có 20 phút thôi, không nghĩ đến trường hợp có thể bị kẹt xe ở giữa đường... Ỷ y để một việc nào đó đến phút cuối cùng mới bắt đầu, vì cho rằng dễ và chỉ cần ít thời giờ, nhưng không ngờ có chuyện xảy ra làm cản trở v.v...
    Bây giờ, cái cần bàn là ?olàm gì??. Theo thiển ý, chúng ta phải làm ?ocách mạng?. Vâng, ta phải làm ?o*****************?. Bắt đầu từ giới nào? Bắt đầu từ mọi giới. Nhưng nếu chưa có thể, thì bắt đầu từ giới trẻ. Tại sao giới trẻ? Tại vì giới trẻ chưa bị ?onhiễm? sâu đậm những tật mà ta muốn bỏ, lại sống trong môi trường tiến bộ, văn minh của thế giới, thì việc gột bỏ một tật xấu, sẽ dễ dàng hơn ở người lớn. Hãy khuyến khích giới trẻ không nên ?ochiều? các chú, bác, cô, dì... để cũng kéo dài thời gian chờ đợi trong các tổ chức, dịch vụ... có các thành phần cao niên tham dự, như các buổi trình diễn, các cuộc họp hành, đón, đưa... và nhất là trong đám cưới của các bạn.
    Nếu như ta đồng ý được với nhau là nên làm ?o*****************? thì bước thứ hai ta nên bàn là ?olàm thế nào??.
    Chúng ta không nên quên, bên cạnh thói tục ?otrễ giờ,? ta cũng lại có những thành ngữ dạy khôn như: ?oTrâu chậm uống nước đục.?, ?oĂn cỗ đi trước, lội nước đi sau...?. Bây giờ ta chỉ làm sao cho những điều răn dạy đó thành hiện thực, nghĩa là ?otrâu chậm? thì cho ?ouống nước đục? thật, chứ không phải chỉ là lời đe dọa, hay nói miệng. Đồng thời đưa các lời kêu gọi ?ođúng giờ? lên thành những ?okhẩu hiệu? tuyên truyền ở mọi nơi, bằng mọi phương tiện, mọi dịp... Mặt khác, nếu tổ chức buổi trình diễn văn nghệ, ta cứ mở màn đúng giờ. Những người vào muộn, thì ngoài cái thiệt thòi phải ngồi chỗ không tốt, lại còn mất mấy màn đặc sắc... Nếu là buổi họp mặt có ăn uống, đám giỗ, đám cưới thì xin cứ dọn ăn đúng giờ. Nếu đưa, đón ai mà người đó đến trễ, xin cứ bỏ đi...
    *
    Kỹ sư Nguyễn Văn Khoa (Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali) ở Little Saigon, Hoa Kỳ cho rằng: Sự trễ, đến không đúng giờ, không phải chỉ người Việt mới có. Những quốc gia chậm phát triển thiên về nông nghiệp thô sơ, hoặc làm việc theo cảm hứng riêng thiếu tính chất tương tác hợp quần thì vẫn có sự trễ. Nhưng cũng có dân tộc chấp nhận sự thay đổi khi ở môi trường mới, sự lè phè chậm chạm đã được thay bằng sự nhanh nhẹn chính xác. Đúng giờ là thể hiện của tinh thần khoa học, của người làm việc bằng đầu óc hơn là làm việc thuần bằng chân tay đơn giản. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên trầm trọng khó sửa đổi hơn, nếu sự chậm trễ là một trong những thói quen lâu dài và được chấp nhận như nét ?zvăn hóa?o của một sắc dân.
    Do tinh thần cầu tiến của người Việt Nam, cộng với môi trường của xã hội trọng về tổ chức khoa học thì sự trễ không đúng giờ sẽ thay đổi được tại hải ngoại, miễn là người tổ chức có ý thức rõ và quyết tâm muốn làm. Mặt khác, các buổi họp ấy quan trọng ở mức độ nào? Người tổ chức buổi họp mang mục đích gì? Ai là người tổ chức? Tôi xin đan cử một số việc người Việt vẫn giữ đúng giờ: Tham dự các lễ Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo..., các buổi ma chay, các buổi họp trong hãng xưởng, giờ giấc đi làm. Các khóa huấn luyện tu nghiệp sư phạm của các thầy cô dạy Việt ngữ được tính từng phút nên cũng chẳng thấy có chuyện trễ. Các buổi thi đua của các em học sinh Việt ngữ như thi chính tả, thi đố vui khuyến học. Các lớp học Việt ngữ hàng tuần, các buổi sinh hoạt của các em Hướng Đạo, các em Thiếu Nhi Thánh Thể, của các em Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở khắp nơi v.v.
    Một điểm quan trọng nữa, do đặc tính hình thành của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại mang một hình thái toàn diện mọi tầng lớp, nam phụ lão ấu, ở cùng một thời gian, tụ về cùng một địa điểm nên cũng có nghĩa là đã đem trọn cả một sắc thái văn hóa, nếp sống Việt ở hoàn cảnh vừa tỉnh vừa quê của Việt Nam vào môi trường xã hội có đời sống văn minh. Đó là lý do nhiều người chưa ngộ và thích ứng được với sự đòi hỏi cách hành xử của đời sống mới. Sau này, khi giới trẻ thực sự đảm nhận các trọng trách tổ chức, người Việt làm việc nhiều trong các hãng xưởng ở cấp chỉ huy lãnh đạo, hấp thụ nền giáo dục tân tiến trọn vẹn hơn, làm việc có ý thức mục tiêu rõ rệt, thì trong cái nhìn cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, việc loại bỏ những thói quen tiêu cực lần lần sẽ giảm bớt đi nhiều.
    Trong nước Việt Nam, theo tôi, vấn đề sẽ còn phức tạp hơn, là cả một đất nước, một xã hội và nền giáo dục. Chúng còn tùy thuộc vào cung cách của thành phần cai quản đất nước ấy tạo ra. Những quan niệm sống, thái độ sống, và môi trường sống cần phải thay đổi thì mới mong có đổi mới. Cái khó ở đây là không có cung cách khuôn mẫu của tầng lớp tiêu biểu đi trước để cho đại đa số quần chúng hưởng ứng theo. Khi thói quen xấu không có thói tốt bên cạnh để đối chiếu, lâu ngày chầy tháng sẽ trở thành nếp sống, rồi được đưa vào văn chương, thi ca, hội họa, âm nhạc, phim ảnh hoặc những hình thái khác của quảng bá để biến thành kiểu ?zvăn hóa?o xấu lúc nào không hay! Và thế hệ sau nữa cứ dựa vào đó mà theo thì quả là tệ hại...
    *
    Bác sĩ Hà Ngọc Thuần ở Breasban, Úc: Theo bác sĩ, đó là thói quen của người Việt, nhưng nếu nhất định, quyết tâm cải thiện thì dần dần sẽ được. Chúng ta đang sống ở các nước tân tiến như Âu-Mỹ, Úc, Nhật... thì sẽ dần dần theo nếp của họ, còn trong quốc nội thì không biết thế nào.
    Chúng ta phải tập tinh thần dân chủ trong chuyện này, nếu có vị khách quan trọng mà đến trễ thì cũng mạnh dạn nhắc nhở. Nếu tới trễ thì phải báo ngay, đừng để mọi người chờ. Mỗi khi làm việc phải lấy hẹn và đúng hẹn... Nếu đã quen từ nhỏ thì tương đối cũng dễ.
    *
    Tiến sĩ Tôn Thất Phương ở Sydney, Úc: Theo ông, trong kinh tế học có chữ ?zsoft-state?o và nó là nguyên nhân của sự chậm tiến. ?zSoft-state?o là hiện trạng trong đó người ta cứ chấp nhận sự lè phè, lỏng lẻo, đại khái, tùy tiện v.v. Hầu như 100% các nước chậm tiến đều có hiện trạng này, không phải riêng gì Việt Nam. ?zSoft-state?o mới là chuyện lớn, trong đó có trễ giờ là một trong những tệ đoan. Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa là muốn bào chữa cho người Việt mình.
    Có lẽ nhiều người Việt mình muốn được xem là VIP thực!?. Việt Nam là một xã hội thoát thai từ một cái gì rất phong kiến, mà xã hội phong kiến thì nguời sang hay đến trễ: dân ngu bu lại đông đủ rồi ?zquan lớn?o mới ra! Có nhiều người còn cố ý đến trễ cho thiên hạ nhìn mình đi vô, nếu cuộc họp hay màn trình diễn đã bắt đầu rồi thì người đó thấy không vui, bất mãn.
    Khi người Nhật nói về ?zxa bao nhiêu?o thì họ nói: xa khoảng 30 phút đi tàu, hay khoảng 1 giờ đi bộ v.v. Nghĩa là họ tính bằng thời gian. Còn Việt Nam ta thì nói: xa 30 km, xa 10 km... Phải chăng người Việt mình KHÔNG cần lo đến chuyện thì giờ di chuyển?
    Cái tâm lý hay đến TRỄ của người Việt mình một phần nằm ở chỗ XEM điều đang xảy ra KHÔNG quan trọng. Nếu họ cần đi gặp một vị tổng thống hay người quan trọng, hay đi xin việc v.v... thì đi RẤT đúng giờ. Còn đi coi văn nghệ, đi họp v.v... thì đi TRỄ, chỉ vì họ nghĩ không có họ thì buổi họp thân hữu sẽ vắng vẻ như chùa Bà Đanh, ?zkhông ta thì chợ không đông?o. Vấn đề này liên quan đến chuyện quan niệm sống, quan niệm về mình và tha nhân, xã hội. Khi họ cần mua vé đi xem thể thao thì họ đi rất sớm (để chen mua vé). Nếu có một đoàn thiếu nữ NHẬT trẻ đẹp qua Sài Gòn trình diễn Kimono và ký chữ ký cho khách mộ điệu thì chắc chắn người ta sẽ không đến trễ. Người Việt nếu cùng lo một chuyện thì sẽ đàng hoàng, cùng thích một chuyện thì theo cá nhân chủ nghĩa, bắt thiên hạ chờ mình chơi... coi họ làm gì được mình không! Ai cũng thích bắt người ta chờ cả, thành ra có nạn TRỄ!
    *
    Ý kiến của nhà phê bình Thụy Khuê ở Paris, Pháp:
    Sự đi trễ của người Việt gồm nhiều yếu tố, nhưng có lẽ có hai yếu tố khá nổi bật mà kỹ sư Nguyễn Văn Khoa và Giáo Sư Trần Ðức Thanh Phong đã nêu ra:
    Bệnh đi trễ là bệnh chung của những nước kém phát triển.
    Người Việt chịu ảnh hưởng tính ?zco giãn?o của người Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc.
    Về việc trễ là bệnh chung của những nước kém phát triển, chúng ta có thể để ý thấy khi đi du lịch.
    Tại sao các nước gọi là ?zkém phát triển?o lại có sự trậm trễ, như vậy? Dường như điều đó không phải là một đặc tính ?znông dân?o, như chúng ta thường hay gắn cho người Việt. Thật ra, cách ước lượng giờ qua vị trí mặt trời, mặt trăng đã từng được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, không riêng gì chỉ có nông dân Việt Nam mà người Tàu, người Nhật, người Ðại Hàn v.v. cũng đều đã thông qua những giai đoạn ước lượng giờ như vậy. Và những người dân châu Phi hay châu Mỹ La tinh có lối tính giờ khác, không ở trong quỹ đạo thân, dậu, mà họ vẫn... trễ.
    Tình trạng kém phát triển là một nguyên do, ngoài ra có lẽ còn thêm tình trạng ?zcá tính?o hay ?zdân tộc tính?o của mỗi dân tộc. Thí dụ người Nhật, người Ðức... nổi tiếng là ?zkỷ luật?o, người Pháp, người Ý, nổi tiếng ?zlè phè?o... Cho nên, nếu Việt Nam bị người Nhật, người Ðức đô hộ 100 năm thì có lẽ họ đã học được những đức tính khác: đúng giờ, làm việc cần, mẫn chăm chỉ chứ không ?ztài tử?o như người Pháp.
    Một điểm đáng chú ý là người (Việt) cao tuổi rất đúng giờ, có hẹn đi đâu là các cụ quần áo chỉnh tề, chờ các con đến đón cả tiếng đồng hồ trước. Những kẻ đi trễ thường là giới trung niên hoặc trẻ, tức là giới đang có hoạt động học hành hoặc nghề nghiệp. Có phải vì họ bị stress (căng thẳng) chăng? Cho nên phải tìm thư giãn trong các ngày nghỉ, vì vậy mà ?zcố tình?o đi trễ?
    *
    Nhà văn Trà Lũ ở Toronto, Gia Nã Đại cho rằng người ta có quan niệm người quan trọng bao giờ cũng đến sau cùng. Chính vì ý tưởng đó, nên hay đi trễ. Vả lại đó là thói quen chung, ai cũng đến trễ, vậy thì mình đến sớm làm gì...
    Cái tục lệ đi ăn cỗ ngày xưa là đi trễ, vì đi sớm thì sẽ bị coi là háu ăn, ham ăn. Các VIP bao giờ cũng đến sau cùng, nên nhiều người cũng muốn được coi là VIP? Nhiều người không muốn tham dự các lễ nghi khai mạc, vì phải nghe những bài diễn văn dài lê thê. Ban tổ chức không dám khai mạc đúng giờ vì các VIP chưa đến hoặc chưa thấy đông người. Đây là cái vòng lẩn quẩn.
    Tiệc cưới chỉ có thể khai mạc đúng giờ nếu tổ chức trên tàu thủy. Tàu bao giờ cũng nhổ neo đúng giờ nên ai đi trễ sẽ bị bỏ lại trên bờ. Hoặc trên thiệp mời ăn cưới, ghi rõ khai mạc lúc 8 pm (hiện nay trên thiệp ghi là 7 pm nhưng vẫn phải chờ tới 8 pm...).
    *
    Ông Trương Văn Tiền, tổng thư ký Hội Thân Hữu Việt Nam ở Kanagawa, Nhật Bản: Cộng đồng Việt Nam ở Nhật nhỏ (khoảng 10.000 người), ít sinh hoạt, nên mọi người có vẻ quan tâm và tích cực hơn, tuy cũng có trễ nhưng có thể nói là rất ít, không trầm trọng như một số nơi khác. Người Việt ở đây không thể tưởng tượng chuyện khai mạc đám cưới trễ đến 2 giờ đồng hồ như ở Hoa Kỳ hay Việt Nam... Có thể nói chắc chắn rằng đi dự đám cưới ở Nhật có thể đi trễ lắm cũng từ 15 đến 20 phút mà thôi và chỉ 1 hay 2% trên tổng số khách mời. Có thể do mạng lưới giao thông rất tiện dụng và chính xác. Mà cũng có thể do ảnh hưởng ở xã hội tạm dung (nhập gia tùy tục), vì người Nhật rất trọng giờ giấc. Phần đông các hãng xưởng đều có phần thưởng giành cho công nhân không đi trễ. Trong 1 tháng mà không trễ ngày nào được thưởng 10.000 Yen (gần 100 đô la) hay hơn, ngược lại nếu đi trễ phải cúi mọp đầu xin lỗi người trưởng toán và những người cùng toán...
    *
    Giáo sư N. T. V. ở Hà Nội, Việt Nam: Xem xét cách tổ chức các cuộc họp ở Việt Nam chúng ta sẽ thấy lộ rõ những điểm còn bất toàn trong chính tính cách con người Việt. Cho tới nay, chưa hề có những hình thức đào tạo và hướng dẫn việc tổ chức họp cho hiệu quả, cả xã hội vẫn theo thói quen cũ về việc hội họp đông người kiểu mít tinh chứ không biết tới cách tổ chức nhóm làm việc ra sản phẩm.
    Người tổ chức cuộc họp thường ít khi nghiêm khắc giữ giờ giấc họp cho đúng, nên thường có chuyện ?zgiờ cao su?o, hẹn họp giờ này thì nửa tiếng sau mới họp được. Mọi người cũng dần quen với cái lệ đó và coi việc đến muộn một chút là không có vấn đề gì, không quan trọng. Điều này một phần phản ánh việc họp chưa thực đi vào những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống để đòi mọi người phải thật có ý thức đúng giờ. Mặt khác người họp cũng chưa coi đó là vấn đề quan trọng đối với chính mình.
    Những cuộc họp chính thức đều có chương trình nghị sự và cử người ghi biên bản. Tuy nhiên người điều khiển cuộc họp lại thường không biết cách tổ chức cuộc họp cho hiệu quả và ít cuộc họp nhấn mạnh tới sản phẩm của cuộc họp là gì. Biên bản cuộc họp thường chỉ là bản ghi lại nhưng không được phổ biến về sau cho người họp để theo dõi và thực hiện tiếp công việc. Điều này phản ánh thói quen họp để huấn thị, họp để giảng giải, học tập, quán triệt các tư tưởng và ý đồ của lãnh đạo chứ không phải họp là để cùng nhau tham gia một hoạt động sản xuất ra sản phẩm. Do vậy ít khi thấy các cuộc họp đưa ra được những sản phẩm có ích, ngoài việc đưa ra những nghị quyết về vấn đề nào đó. Tư duy về việc tổ chức họp kiểu công nghiệp có bài bản, có sản phẩm còn chưa được nhiều người biết tới.
    Nhiều cuộc họp có khuynh hướng tập trung vào phê bình chỉ trích các cá nhân, những trách nhiệm mà họ gánh khi làm công việc, trong khi đó ít để ý tới việc họp mang tính kĩ thuật về các sản phẩm và cách hoàn thiện sản phẩm. Do sự không rõ ràng trong cách tổ chức các cuộc họp để tạo ra sản phẩm, các cuộc họp đáng ra mang tính kĩ thuật, nay lại thường đổi màu sắc sang các vấn đề chính trị nội bộ, đấu tranh nội bộ, các phe phái chỉ trích và tranh đấu với nhau.
    (co?n tiếp)
    Được tdct sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 17/11/2004
  9. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Tại sao người Việt hay đi trễ? Phải giải quyết ra sao?
    (tiếp theo)
    *
    Nhà văn Trương Anh Thụy ở Washington DC, Hoa Kỳ phát biểu, ?ogiờ Việt Nam?, đó là cái ?onhãn hiệu,? là ?odấu ấn? người gán cho ta, ta tự gán cho ta, từ muôn thuở rồi! Khi bị trách cứ, tất cả cứ đổ cho ?odân tộc tính? là xong! Ai cũng có thể đưa ra hàng chục lối giải thích ?otại sao người Việt Nam có tật đi muộn??. Nào là tại người Việt ích kỷ, mặc kệ cho người ở đầu kia chờ đợi. Nào là người Việt không quen phép lịch sự Tây phương. Có người còn phũ phàng bảo rằng, người mình không biết tự trọng.
    Riêng bà cho trễ giờ là: (1) Do tính lè phè (hay lề mề), không biết đặt ưu tiên đúng chỗ. Mải mê làm gì đó, không rứt ra được để đi làm việc khác, mặc dù việc khác có thể quan trọng hơn. Lè phè ở một địa điểm, thì đương nhiên sẽ trễ giờ ở địa điểm khác... (2) Do tính ỷ y. Ỷ y là nếu mình đến trễ thì ?ochắc thế nào cũng? có người thay mình lo việc rồi. Ỷ y cho rằng đi từ địa điểm A đến địa điểm B chỉ mất có 20 phút thôi, không nghĩ đến trường hợp có thể bị kẹt xe ở giữa đường... Ỷ y để một việc nào đó đến phút cuối cùng mới bắt đầu, vì cho rằng dễ và chỉ cần ít thời giờ, nhưng không ngờ có chuyện xảy ra làm cản trở v.v...
    Bây giờ, cái cần bàn là ?olàm gì??. Theo thiển ý, chúng ta phải làm ?ocách mạng?. Vâng, ta phải làm ?o*****************?. Bắt đầu từ giới nào? Bắt đầu từ mọi giới. Nhưng nếu chưa có thể, thì bắt đầu từ giới trẻ. Tại sao giới trẻ? Tại vì giới trẻ chưa bị ?onhiễm? sâu đậm những tật mà ta muốn bỏ, lại sống trong môi trường tiến bộ, văn minh của thế giới, thì việc gột bỏ một tật xấu, sẽ dễ dàng hơn ở người lớn. Hãy khuyến khích giới trẻ không nên ?ochiều? các chú, bác, cô, dì... để cũng kéo dài thời gian chờ đợi trong các tổ chức, dịch vụ... có các thành phần cao niên tham dự, như các buổi trình diễn, các cuộc họp hành, đón, đưa... và nhất là trong đám cưới của các bạn.
    Nếu như ta đồng ý được với nhau là nên làm ?o*****************? thì bước thứ hai ta nên bàn là ?olàm thế nào??.
    Chúng ta không nên quên, bên cạnh thói tục ?otrễ giờ,? ta cũng lại có những thành ngữ dạy khôn như: ?oTrâu chậm uống nước đục.?, ?oĂn cỗ đi trước, lội nước đi sau...?. Bây giờ ta chỉ làm sao cho những điều răn dạy đó thành hiện thực, nghĩa là ?otrâu chậm? thì cho ?ouống nước đục? thật, chứ không phải chỉ là lời đe dọa, hay nói miệng. Đồng thời đưa các lời kêu gọi ?ođúng giờ? lên thành những ?okhẩu hiệu? tuyên truyền ở mọi nơi, bằng mọi phương tiện, mọi dịp... Mặt khác, nếu tổ chức buổi trình diễn văn nghệ, ta cứ mở màn đúng giờ. Những người vào muộn, thì ngoài cái thiệt thòi phải ngồi chỗ không tốt, lại còn mất mấy màn đặc sắc... Nếu là buổi họp mặt có ăn uống, đám giỗ, đám cưới thì xin cứ dọn ăn đúng giờ. Nếu đưa, đón ai mà người đó đến trễ, xin cứ bỏ đi...
    *
    Kỹ sư Nguyễn Văn Khoa (Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali) ở Little Saigon, Hoa Kỳ cho rằng: Sự trễ, đến không đúng giờ, không phải chỉ người Việt mới có. Những quốc gia chậm phát triển thiên về nông nghiệp thô sơ, hoặc làm việc theo cảm hứng riêng thiếu tính chất tương tác hợp quần thì vẫn có sự trễ. Nhưng cũng có dân tộc chấp nhận sự thay đổi khi ở môi trường mới, sự lè phè chậm chạm đã được thay bằng sự nhanh nhẹn chính xác. Đúng giờ là thể hiện của tinh thần khoa học, của người làm việc bằng đầu óc hơn là làm việc thuần bằng chân tay đơn giản. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên trầm trọng khó sửa đổi hơn, nếu sự chậm trễ là một trong những thói quen lâu dài và được chấp nhận như nét ?zvăn hóa?o của một sắc dân.
    Do tinh thần cầu tiến của người Việt Nam, cộng với môi trường của xã hội trọng về tổ chức khoa học thì sự trễ không đúng giờ sẽ thay đổi được tại hải ngoại, miễn là người tổ chức có ý thức rõ và quyết tâm muốn làm. Mặt khác, các buổi họp ấy quan trọng ở mức độ nào? Người tổ chức buổi họp mang mục đích gì? Ai là người tổ chức? Tôi xin đan cử một số việc người Việt vẫn giữ đúng giờ: Tham dự các lễ Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo..., các buổi ma chay, các buổi họp trong hãng xưởng, giờ giấc đi làm. Các khóa huấn luyện tu nghiệp sư phạm của các thầy cô dạy Việt ngữ được tính từng phút nên cũng chẳng thấy có chuyện trễ. Các buổi thi đua của các em học sinh Việt ngữ như thi chính tả, thi đố vui khuyến học. Các lớp học Việt ngữ hàng tuần, các buổi sinh hoạt của các em Hướng Đạo, các em Thiếu Nhi Thánh Thể, của các em Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở khắp nơi v.v.
    Một điểm quan trọng nữa, do đặc tính hình thành của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại mang một hình thái toàn diện mọi tầng lớp, nam phụ lão ấu, ở cùng một thời gian, tụ về cùng một địa điểm nên cũng có nghĩa là đã đem trọn cả một sắc thái văn hóa, nếp sống Việt ở hoàn cảnh vừa tỉnh vừa quê của Việt Nam vào môi trường xã hội có đời sống văn minh. Đó là lý do nhiều người chưa ngộ và thích ứng được với sự đòi hỏi cách hành xử của đời sống mới. Sau này, khi giới trẻ thực sự đảm nhận các trọng trách tổ chức, người Việt làm việc nhiều trong các hãng xưởng ở cấp chỉ huy lãnh đạo, hấp thụ nền giáo dục tân tiến trọn vẹn hơn, làm việc có ý thức mục tiêu rõ rệt, thì trong cái nhìn cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, việc loại bỏ những thói quen tiêu cực lần lần sẽ giảm bớt đi nhiều.
    Trong nước Việt Nam, theo tôi, vấn đề sẽ còn phức tạp hơn, là cả một đất nước, một xã hội và nền giáo dục. Chúng còn tùy thuộc vào cung cách của thành phần cai quản đất nước ấy tạo ra. Những quan niệm sống, thái độ sống, và môi trường sống cần phải thay đổi thì mới mong có đổi mới. Cái khó ở đây là không có cung cách khuôn mẫu của tầng lớp tiêu biểu đi trước để cho đại đa số quần chúng hưởng ứng theo. Khi thói quen xấu không có thói tốt bên cạnh để đối chiếu, lâu ngày chầy tháng sẽ trở thành nếp sống, rồi được đưa vào văn chương, thi ca, hội họa, âm nhạc, phim ảnh hoặc những hình thái khác của quảng bá để biến thành kiểu ?zvăn hóa?o xấu lúc nào không hay! Và thế hệ sau nữa cứ dựa vào đó mà theo thì quả là tệ hại...
    *
    Bác sĩ Hà Ngọc Thuần ở Breasban, Úc: Theo bác sĩ, đó là thói quen của người Việt, nhưng nếu nhất định, quyết tâm cải thiện thì dần dần sẽ được. Chúng ta đang sống ở các nước tân tiến như Âu-Mỹ, Úc, Nhật... thì sẽ dần dần theo nếp của họ, còn trong quốc nội thì không biết thế nào.
    Chúng ta phải tập tinh thần dân chủ trong chuyện này, nếu có vị khách quan trọng mà đến trễ thì cũng mạnh dạn nhắc nhở. Nếu tới trễ thì phải báo ngay, đừng để mọi người chờ. Mỗi khi làm việc phải lấy hẹn và đúng hẹn... Nếu đã quen từ nhỏ thì tương đối cũng dễ.
    *
    Tiến sĩ Tôn Thất Phương ở Sydney, Úc: Theo ông, trong kinh tế học có chữ ?zsoft-state?o và nó là nguyên nhân của sự chậm tiến. ?zSoft-state?o là hiện trạng trong đó người ta cứ chấp nhận sự lè phè, lỏng lẻo, đại khái, tùy tiện v.v. Hầu như 100% các nước chậm tiến đều có hiện trạng này, không phải riêng gì Việt Nam. ?zSoft-state?o mới là chuyện lớn, trong đó có trễ giờ là một trong những tệ đoan. Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa là muốn bào chữa cho người Việt mình.
    Có lẽ nhiều người Việt mình muốn được xem là VIP thực!?. Việt Nam là một xã hội thoát thai từ một cái gì rất phong kiến, mà xã hội phong kiến thì nguời sang hay đến trễ: dân ngu bu lại đông đủ rồi ?zquan lớn?o mới ra! Có nhiều người còn cố ý đến trễ cho thiên hạ nhìn mình đi vô, nếu cuộc họp hay màn trình diễn đã bắt đầu rồi thì người đó thấy không vui, bất mãn.
    Khi người Nhật nói về ?zxa bao nhiêu?o thì họ nói: xa khoảng 30 phút đi tàu, hay khoảng 1 giờ đi bộ v.v. Nghĩa là họ tính bằng thời gian. Còn Việt Nam ta thì nói: xa 30 km, xa 10 km... Phải chăng người Việt mình KHÔNG cần lo đến chuyện thì giờ di chuyển?
    Cái tâm lý hay đến TRỄ của người Việt mình một phần nằm ở chỗ XEM điều đang xảy ra KHÔNG quan trọng. Nếu họ cần đi gặp một vị tổng thống hay người quan trọng, hay đi xin việc v.v... thì đi RẤT đúng giờ. Còn đi coi văn nghệ, đi họp v.v... thì đi TRỄ, chỉ vì họ nghĩ không có họ thì buổi họp thân hữu sẽ vắng vẻ như chùa Bà Đanh, ?zkhông ta thì chợ không đông?o. Vấn đề này liên quan đến chuyện quan niệm sống, quan niệm về mình và tha nhân, xã hội. Khi họ cần mua vé đi xem thể thao thì họ đi rất sớm (để chen mua vé). Nếu có một đoàn thiếu nữ NHẬT trẻ đẹp qua Sài Gòn trình diễn Kimono và ký chữ ký cho khách mộ điệu thì chắc chắn người ta sẽ không đến trễ. Người Việt nếu cùng lo một chuyện thì sẽ đàng hoàng, cùng thích một chuyện thì theo cá nhân chủ nghĩa, bắt thiên hạ chờ mình chơi... coi họ làm gì được mình không! Ai cũng thích bắt người ta chờ cả, thành ra có nạn TRỄ!
    *
    Ý kiến của nhà phê bình Thụy Khuê ở Paris, Pháp:
    Sự đi trễ của người Việt gồm nhiều yếu tố, nhưng có lẽ có hai yếu tố khá nổi bật mà kỹ sư Nguyễn Văn Khoa và Giáo Sư Trần Ðức Thanh Phong đã nêu ra:
    Bệnh đi trễ là bệnh chung của những nước kém phát triển.
    Người Việt chịu ảnh hưởng tính ?zco giãn?o của người Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc.
    Về việc trễ là bệnh chung của những nước kém phát triển, chúng ta có thể để ý thấy khi đi du lịch.
    Tại sao các nước gọi là ?zkém phát triển?o lại có sự trậm trễ, như vậy? Dường như điều đó không phải là một đặc tính ?znông dân?o, như chúng ta thường hay gắn cho người Việt. Thật ra, cách ước lượng giờ qua vị trí mặt trời, mặt trăng đã từng được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, không riêng gì chỉ có nông dân Việt Nam mà người Tàu, người Nhật, người Ðại Hàn v.v. cũng đều đã thông qua những giai đoạn ước lượng giờ như vậy. Và những người dân châu Phi hay châu Mỹ La tinh có lối tính giờ khác, không ở trong quỹ đạo thân, dậu, mà họ vẫn... trễ.
    Tình trạng kém phát triển là một nguyên do, ngoài ra có lẽ còn thêm tình trạng ?zcá tính?o hay ?zdân tộc tính?o của mỗi dân tộc. Thí dụ người Nhật, người Ðức... nổi tiếng là ?zkỷ luật?o, người Pháp, người Ý, nổi tiếng ?zlè phè?o... Cho nên, nếu Việt Nam bị người Nhật, người Ðức đô hộ 100 năm thì có lẽ họ đã học được những đức tính khác: đúng giờ, làm việc cần, mẫn chăm chỉ chứ không ?ztài tử?o như người Pháp.
    Một điểm đáng chú ý là người (Việt) cao tuổi rất đúng giờ, có hẹn đi đâu là các cụ quần áo chỉnh tề, chờ các con đến đón cả tiếng đồng hồ trước. Những kẻ đi trễ thường là giới trung niên hoặc trẻ, tức là giới đang có hoạt động học hành hoặc nghề nghiệp. Có phải vì họ bị stress (căng thẳng) chăng? Cho nên phải tìm thư giãn trong các ngày nghỉ, vì vậy mà ?zcố tình?o đi trễ?
    *
    Nhà văn Trà Lũ ở Toronto, Gia Nã Đại cho rằng người ta có quan niệm người quan trọng bao giờ cũng đến sau cùng. Chính vì ý tưởng đó, nên hay đi trễ. Vả lại đó là thói quen chung, ai cũng đến trễ, vậy thì mình đến sớm làm gì...
    Cái tục lệ đi ăn cỗ ngày xưa là đi trễ, vì đi sớm thì sẽ bị coi là háu ăn, ham ăn. Các VIP bao giờ cũng đến sau cùng, nên nhiều người cũng muốn được coi là VIP? Nhiều người không muốn tham dự các lễ nghi khai mạc, vì phải nghe những bài diễn văn dài lê thê. Ban tổ chức không dám khai mạc đúng giờ vì các VIP chưa đến hoặc chưa thấy đông người. Đây là cái vòng lẩn quẩn.
    Tiệc cưới chỉ có thể khai mạc đúng giờ nếu tổ chức trên tàu thủy. Tàu bao giờ cũng nhổ neo đúng giờ nên ai đi trễ sẽ bị bỏ lại trên bờ. Hoặc trên thiệp mời ăn cưới, ghi rõ khai mạc lúc 8 pm (hiện nay trên thiệp ghi là 7 pm nhưng vẫn phải chờ tới 8 pm...).
    *
    Ông Trương Văn Tiền, tổng thư ký Hội Thân Hữu Việt Nam ở Kanagawa, Nhật Bản: Cộng đồng Việt Nam ở Nhật nhỏ (khoảng 10.000 người), ít sinh hoạt, nên mọi người có vẻ quan tâm và tích cực hơn, tuy cũng có trễ nhưng có thể nói là rất ít, không trầm trọng như một số nơi khác. Người Việt ở đây không thể tưởng tượng chuyện khai mạc đám cưới trễ đến 2 giờ đồng hồ như ở Hoa Kỳ hay Việt Nam... Có thể nói chắc chắn rằng đi dự đám cưới ở Nhật có thể đi trễ lắm cũng từ 15 đến 20 phút mà thôi và chỉ 1 hay 2% trên tổng số khách mời. Có thể do mạng lưới giao thông rất tiện dụng và chính xác. Mà cũng có thể do ảnh hưởng ở xã hội tạm dung (nhập gia tùy tục), vì người Nhật rất trọng giờ giấc. Phần đông các hãng xưởng đều có phần thưởng giành cho công nhân không đi trễ. Trong 1 tháng mà không trễ ngày nào được thưởng 10.000 Yen (gần 100 đô la) hay hơn, ngược lại nếu đi trễ phải cúi mọp đầu xin lỗi người trưởng toán và những người cùng toán...
    *
    Giáo sư N. T. V. ở Hà Nội, Việt Nam: Xem xét cách tổ chức các cuộc họp ở Việt Nam chúng ta sẽ thấy lộ rõ những điểm còn bất toàn trong chính tính cách con người Việt. Cho tới nay, chưa hề có những hình thức đào tạo và hướng dẫn việc tổ chức họp cho hiệu quả, cả xã hội vẫn theo thói quen cũ về việc hội họp đông người kiểu mít tinh chứ không biết tới cách tổ chức nhóm làm việc ra sản phẩm.
    Người tổ chức cuộc họp thường ít khi nghiêm khắc giữ giờ giấc họp cho đúng, nên thường có chuyện ?zgiờ cao su?o, hẹn họp giờ này thì nửa tiếng sau mới họp được. Mọi người cũng dần quen với cái lệ đó và coi việc đến muộn một chút là không có vấn đề gì, không quan trọng. Điều này một phần phản ánh việc họp chưa thực đi vào những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống để đòi mọi người phải thật có ý thức đúng giờ. Mặt khác người họp cũng chưa coi đó là vấn đề quan trọng đối với chính mình.
    Những cuộc họp chính thức đều có chương trình nghị sự và cử người ghi biên bản. Tuy nhiên người điều khiển cuộc họp lại thường không biết cách tổ chức cuộc họp cho hiệu quả và ít cuộc họp nhấn mạnh tới sản phẩm của cuộc họp là gì. Biên bản cuộc họp thường chỉ là bản ghi lại nhưng không được phổ biến về sau cho người họp để theo dõi và thực hiện tiếp công việc. Điều này phản ánh thói quen họp để huấn thị, họp để giảng giải, học tập, quán triệt các tư tưởng và ý đồ của lãnh đạo chứ không phải họp là để cùng nhau tham gia một hoạt động sản xuất ra sản phẩm. Do vậy ít khi thấy các cuộc họp đưa ra được những sản phẩm có ích, ngoài việc đưa ra những nghị quyết về vấn đề nào đó. Tư duy về việc tổ chức họp kiểu công nghiệp có bài bản, có sản phẩm còn chưa được nhiều người biết tới.
    Nhiều cuộc họp có khuynh hướng tập trung vào phê bình chỉ trích các cá nhân, những trách nhiệm mà họ gánh khi làm công việc, trong khi đó ít để ý tới việc họp mang tính kĩ thuật về các sản phẩm và cách hoàn thiện sản phẩm. Do sự không rõ ràng trong cách tổ chức các cuộc họp để tạo ra sản phẩm, các cuộc họp đáng ra mang tính kĩ thuật, nay lại thường đổi màu sắc sang các vấn đề chính trị nội bộ, đấu tranh nội bộ, các phe phái chỉ trích và tranh đấu với nhau.
    (co?n tiếp)
    Được tdct sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 17/11/2004
  10. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Tại sao người Việt hay đi trễ? Phải giải quyết ra sao?
    (tiếp theo)
    *
    Để kết luận cho bài viết này, chúng ta hãy cùng nhắc nhở nhau, đừng bao giờ quên rằng châm ngôn cửa miệng của người Việt vốn có câu: ?zThì giờ là tiền bạc?o. Hãy quý thì giờ của mình cũng như của người khác. Sự phí phạm tiền bạc lớn nằm ngay ở chỗ phí phạm nhiiều thời giờ. Nếu 1 người đến trễ 30 phút mà 100 người phải chờ là mất đi tới 3.000 phút đó! Ai cũng than bận mà sao lại phí phạm thì giờ như vậy!? Đất nước mình còn rất nghèo, lại càng không nên phí phạm mãi như vậy.
    Chúng ta có nghĩ là cần phải mất đến 50 năm hay 100 năm để giải quyết chuyện đi trễ cũa người mình không?
    (Hết)

Chia sẻ trang này