1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. namphuong3010

    namphuong3010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Giờ bình yên
    Một ngày có một giờ ta gọi là giờ bình yên. Giờ mà quanh ta, nhịp sống vẫn diễn ra rộn rã nhưng trong lòng đã mất chỗ cho cuộc bon chen. Giờ mà bên tai vẫn còn âm ỉ không ngừng tiếng guồng quay công việc nhưng trái tim đã bắt đầu khao khát những nhỏ bé, giản đơn.
    Giờ bình yên - giờ của những đêm thật khuya mong điện thoại vang lên một tiếng để biết đời còn dành cho mình những quan tâm. Đôi khi chỉ là tin nhắn của thằng bạn thân: ?oVẫn ổn chứ hả??. Một tin trả lời: ?oỪ, vẫn vậy?. Đơn giản vài chữ nhưng nghe ấm lòng đến lạ bởi biết trên đời này còn có một người đang chờ chia sẻ cùng mình những nỗi buồn, niềm vui.
    Giờ bình yên - giờ của những lần đi lang thang trên con đường vắng, sau một ngày ồn ã của các mối quan hệ, sau những bữa cơm bụi chông chênh đong đếm. Mong được nghe đến cháy lòng câu hỏi quen thuộc của mẹ: ?oĂn cơm chưa con??, hay giọng trầm ấm của bố: ?oBữa nay học hành sao rồi con??. Bình yên bởi biết lòng mình chưa sỏi đá, bởi biết tim mừng vui vì mỗi bước mình đi còn có những ánh mắt trìu mến dõi trông.
    Giờ bình yên - giờ không muốn im lặng, giờ muốn đời nghe mình nói, giờ ta vô thức nhấn số điện thoại của bạn kể vài chuyện vu vơ, chỉ để nghe tiếng cười của bạn bật lên vô tư lự, để thấy hạnh phúc vì có người còn bình yên vì những điều mình nói. Chợt lòng thanh thản vì biết đời còn chút hồn nhiên.
    Giờ bình yên - giờ lạc giữa dòng người xe mắc cửi nhưng vẫn còn một khuôn mặt dịu dàng áp vào lưng ta như cần che chở. Thấy tim nhẹ nhàng rộn nhịp, thấy bình yên về ngụ trong tâm trí bởi biết mình còn được làm bức tường vững chãi che đời một người. Thấy yên lòng khi không nghe chiều trăn trở hoàng hôn.
    Giờ bình yên - đâu phải là giờ của sự im lặng tuyệt đối. Giờ bình yên, đơn giản chỉ là giờ mà mọi ồn ã cuộc đời như lắng đọng, mọi xô bồ vất vả như lùi sâu vào tâm trí, nhường chỗ cho trái tim cất tiếng, cho những yêu thương gọi lời...
    (Báo Người lao động)

  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tài hùng biện của im lặng


    Cha tôi có một thói quen không bao giờ thay đổi mỗi khi ông ấy đi làm về khuya, lúc tất cả chúng tôi đều đã đi ngủ, ấy là ngồi trước bậc thềm đọc báo và đốt thuốc. Cuộc sống nghiêm túc và có phần nghi thức quá mức của ông là một câu hỏi khó hiểu đối với bọn trẻ chúng tôi.
    Tôi rất muốn chơi đùa với cha. Nếu không được thế thì một chút quan tâm của ông thôi cũng đủ. Thế nhưng điều đó thật khó, bởi ông rất hiếm khi ở nhà. Vào những ngày cuối tuần, ông lại hay cau có và rất dễ nổi cáu. Và vì thế, anh em chúng tôi đã học cách để cha một mình.
    Một cô bé 12 tuổi như tôi có quyền được đòi hỏi những cử chỉ yêu thương từ người cha chứ !
    Một hôm, tôi quyết định bắt chuyện với cha. Tôi nghĩ ra một cách mà tôi cho là đơn giản và dễ "tiếp cận" ông nhất, ấy là để một lời nhắn bên cạnh tờ báo của ông. May mắn thay, cũng thời gian đó, tôi nhận được giấy khen cho kết quả học tập xuất sắc từ trường học của mình. Tôi biết cha sẽ rất tự hào về kết quả học tập này của tôi.
    Thế là ngay tối hôm đó, với một vẻ háo hức, tôi đã đặt bên cạnh tờ báo của ông tấm giấy khen của mình cùng với lời nhắn: "Bố thân yêu, con nghĩ bố muốn xem cái này".
    Cha tôi qua đời đã 15 năm. Nhưng tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác tự hào và vui sướng khi đọc mảnh giấy ghi câu trả lời của cha: "Giỏi lắm". Sau này, khi có điều gì cần nói với cha, tôi lại để cho ông một lời nhắn, và nhận câu trả lời vào sáng hôm sau. Cha không bao giờ làm tôi thất vọng mặc dầu ông hiếm khi viết nhiều hơn vài từ. Và như thế cũng đủ. Tôi biết ông đã và sẽ vẫn quan tâm đến tôi.
    Cha tôi đã giúp tôi hiểu ra một điều, rằng đôi khi, có những cảm xúc mãnh liệt đến nỗi ta không thể thốt ra bằng lời; rằng có một sự tương quan nhỏ giữa lời nói và cảm xúc. Khi tâm hồn hay cảm xúc không hiện hữu, phải chăng đó là lúc nhẹ nhàng hơn cho ta khi muốn tìm lời thích hợp.
    Cha tôi, một người ít nói, đã dạy tôi về tài hùng biện của im lặng.
    Phương Thi
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nỗi nhục từ một câu hỏi...
    "Việc đàm phán với thương gia này bất thành, ý định của tôi là nhập khẩu sản phẩm của họ. Khi trở về Hải Phòng, tôi trăn trở và cảm thấy mình bị ông ta khinh. Trong lòng tôi, lòng tự hào dân tộc trỗi dậy vì câu nói và thái độ của ông ta".
    Đây là tâm tư của một nhà kinh doanh trẻ trong dòng ý kiến gửi tới diễn đàn "Tu nghiệp trời Tây: về hay ở".

    Mới tốt nghiệp ĐH, tôi khát khao được du học như những thầy cô và các anh chị khoá trước. Tôi đã bỏ rất nhiều công sức để săn tìm học bổng. Nhưng có lẽ cuộc đời đã có một sự sắp đặt cho tôi là chưa được ra nước ngoài lúc này.
    Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Thái Nguyên năm 1998, cũng như bao người ở tỉnh lẻ ra thành phố, tôi khát khao trụ lại và lập nghiệp. Khi đó, điều kiện để ở lại làm việc ở một Viện nghiên cứu tại Hà Nội là phải đi học thạc sỹ trong nước.
    Tháng 12/2001, tốt nghiệp thạc sỹ ngành công nghệ gen, tôi có 3 lựa chọn: Tiếp tục ở lại Viện nghiên cứu để làm việc và săn tìm các học bổng cũng như các khoá đào tạo nước ngoài với mức lương 250.000 VND/tháng; đi làm cho một tổ chức phi chính phủ phù hợp với chuyên ngành của tôi, mức lương 150 USD/ 6 tháng thử việc. Hoặc là tôi phải về Hải Phòng để làm việc cho công ty của chị gái tôi, mức lương 1 triệu đồng/tháng. Tôi đã chọn Hải Phòng vì cảm thấy mình phải trả nghĩa sự giúp đỡ của chị gái trong thời gian tôi học thạc sỹ.
    Tháng 7/2002, tôi trở về Hà Nội làm cho một Viện nghiên cứu khác đúng chuyên ngành học với mức lưng 400.000 VND/tháng (toàn bộ tổng thu nhập) . Làm việc ở Viện nghiên cứu này được 2 tháng thì một cơ hội đến. Một công ty của Ba Lan muốn đặt quan hệ, tôi bắt buộc phải mở doanh nghiệp để làm ăn với họ.
    Tôi không dám thổ lộ ý định này với bố mẹ và anh chị vì lúc này, mọi người không con tin tưởng ở tôi nữa. Kinh doanh ban đầu với số vốn 14 triệu đồng vay của bố mẹ một người bạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân.
    Được 4 tháng, số vốn vay đã hết, tôi vay thêm một số tiền nữa để kinh doanh. Nhưng phi vụ làm ăn với đối tác Ba Lan bị thất bại, không phải tại họ mà chính là do tôi không đủ năng lực.
    Khi đó, tôi đứng trước câu hỏi: Đi làm thuê hoặc là tiếp tục có niềm tin vào chính mình để kinh doanh?
    Ông trời đã giúp tôi. 3 tháng sau, công ty có một đơn đặt hàng của nước ngoài. Thật may mắn, tôi đã thực hiện được hợp đồng đó.
    Nghĩ lại những ngày đầu kinh doanh, tôi như một người đi trong bóng đêm, như một người đi trong rừng sâu, chỉ có một niềm tin là chiến thắng, là thành công. Đã có lúc tôi vấp váp, thất bại, nhưng trong người tôi luôn có niềm tin và khát vọng.
    Giờ đây, nếu có một cơ hội cho tôi đi du học có lẽ tôi phải lựa chọn và cân nhắc, đi hay không đi. Nếu đi 2-3 năm, tôi sẽ phải trở về và gây dựng lại tự đầu, còn ở lại, tôi phải đi làm thuê hoặc tỵ nạn . Tất nhiên, tôi không phủ nhận những kiến thức tôi sẽ có được.
    Có một kỷ niệm tôi không thể quên .
    Tháng 3/ 2002 tôi đón một thương gia người Australia tại Nội Bài. Trước đó chỉ liện hệ qua email, điện thoại nên tôi mường tượng là ông ta là người da trắng. Khi gặp, mới biết ông ta là người Australia gốc Hoa.
    Đây là lần đầu tiên ông ta đến Việt Nam. Máy bay hạ cánh lúc 22h30. Trên đường từ Nội Bài về Hà Nội, ông ta hỏi tôi: "Đây là thành phố phải không?" Lần thứ nhất, ôtô cách Nội Bài 3 km, lần thứ hai cách Nội Bài 9 km. Lần thứ 3, chúng tôi đang đi trên đường Cầu Giấy.
    Khi ông ta hỏi lần thứ 2, tôi giật mình vì biết ông ta hỏi để so sánh và cảm nhận ?o thành phố?- ?o thủ đô? của Việt Nam.
    Chỉ khi ô tô về đến khách sạn Soffitel Plaza, tôi mới dám nói "đây là thành phố của chúng tôi". Ngày hôm sau, đi trên đường Nguyễn Chí Thanh, ông ta lại hỏi tôi câu đó. Tôi thấy xấu hổ trong lòng và nói dối. Khi ôtô về đến Bưu điện Bờ Hồ, tôi mới trả lời "đây là thành phố".
    Việc đàm phán với thương gia này bất thành, ý định của tôi là nhập khẩu sản phẩm của họ. Khi trở về Hải Phòng, tôi trăn trở và cảm thấy mình bị ông ta khinh.
    Trong lòng tôi, lòng tự hào dân tộc trỗi dậy vì câu nói và thái độ của ông ta. Mân mê sản phẩm của họ trong tay, tôi đặt ra câu hỏi: Tại sao họ làm được mà mình không làm được? Câu hỏi này đã dẫn đường cho tôi trong công việc kinh doanh sau này. Từ đó, tôi theo đuổi mục đích là phải làm được sản phẩm này để cho thế giới biết con người Việt Nam.
    Tôi cảm nhận được khát vọng kinh doanh ban đầu của mình không phải là để kiếm tiền mà chính là lòng tự hào dân tộc. Điều này thôi thúc tâm hồn và suy nghĩ của tôi.
    Theo tôi, dù bạn là ai, làm gì, ở đâu... thì cũng phải có lòng tự hào dân tộc ở trong tim mình. Đó cũng là định hướng cho lối sống.
    Hiện tại, có rất nhiều lựa chọn để các bạn đi hay ở, về hay không? Nhưng tôi có một câu hỏi là: Dân tộc mình ngày xưa có khát vọng thoát khỏi sự nô lệ Bắc thuộc, khát vọng đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc để chúng ta ngày nay được sống trong tự do, hoà bình, Nam- Bắc hoà hợp thì tại sao, thế hệ ngày nay lại không có khát vọng đưa đất nước Việt Nam mình trở thành một quốc gia hùng mạnh được?
    Câu trả lời này nằm trong trái tim và khối óc của mỗi người, không chỉ ở trong các chính khách, các thương gia mà nó phải hiện hữu trong tim mỗi người, mọi lúc, mọi nơi.
    Hy sinh và lao động cật lưc cho ngay hôm nay, đừng vội hưởng thụ. Cho dù, sẽ có nhiều khó khăn đang chờ, nhưng tôi tin rằng thành quả lao động và lòng yêu nước, tự hào dân tộc sẽ được đền đáp xứng đáng.
    Đinh Chí Hiếu
  4. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Bà lão liệt và quán nước "tự giác" đất Hà thành ​
    Quán nghèo nàn, cóc cáy nằm giữa phố chợ Đồng Xuân sầm uất 22 năm nay. Chủ quán liệt cả chân lẫn tay. Khách tự tay rót nước, lấy thuốc, bỏ tiền vào hộp và tìm tiền lẻ tự thối lại cho mình.
    [​IMG]
    Quán nước của bà Kim trên vỉa hè góc phố Hàng Khoai​
    Quán tự giác thời hiện đại​
    Ở góc phố Hàng Khoai có một quán nước chẳng giống những quán cóc nhan nhản trên vỉa hè ba sáu phố phường của Hà Nội. Chủ nhân của quán nước là một bà lão ở tuổi "thất thập cổ lai hy". Chính quyền, bạn buôn xung quanh cũng chẳng biết họ tên bà; ngay cả bà, bà cũng không nhớ. Mọi người ở đây quen gọi bà là bà Kim.
    Quán nước của bà Kim mở 24/24 bởi bà chủ "bám" quán ngày này qua ngày khác, chẳng màng nắng, mưa, gió, rét. Thân hình già cỗi của bà "thiền" đêm ngày trên chiếc ghế mây được lót một đống quần áo cũ làm đệm nằm. Ai cũng thắc mắc, chả biết bà ngủ vào lúc nào, chỉ thấy mắt bà luôn lim dim.
    Cứ vài ba ngày, có khi cả tuần, cô con gái mới đưa mẹ về khu nhà trọ tồi tàn ở bãi Phúc Xá để thay quần áo, tắm giặt.
    Khách đến quán bà Kim đủ loại; từ chị chủ sạp vải, anh xe thồ tới đám bốc vác... Hàng họ nào có nhiều nhặn gì, chỉ dăm bao thuốc lá, ấm trà mạn, cốc trà đá, điếu thuốc lào. Vài ba cái ghế cóc cáy, chiếc ấm ủ, cái làn lỉnh kỉnh nào phích, nào áo quần, cái bàn tự tạo bằng những chiếc thùng xốp đựng hoa quả. Vỏn vẹn gia sản của bà chỉ có vậy. Vậy mà nó nuôi sống mẹ con bà và cả bây giờ, khi cô con gái đã ra ở riêng.
    Khách đến quán đông chẳng phải vì trà ngon, thuốc rẻ. Họ đều là khách quen, đa phần là dân lao động nghèo. Xem cái cách người ta đến hút thuốc, uống nước thì biết, cứ như hàng xóm láng giềng, "tối lửa tắt đèn có nhau" vậy. "Ủng hộ bà lão thôi mà"!
    Khách của bà Kim gọi nơi đây với cái tên rất trìu mến: "quán tự giác". Nó gợi nhớ đến kiểu quán của đồng bào miền núi dọc đường tản cư trong những năm kháng chiến chống Pháp. Vài bắp ngô, nải chuối, ít thịt rừng..., khách cứ tự nhiên ăn uống rồi trả bao nhiêu thì... tuỳ. Ấy vậy mà giữa mảnh đất chẳng thiếu những tầng lớp mà người ta quen miệng gọi là "kẻ cắp chợ Đồng Xuân", "quán tự giác" vẫn tồn tại.
    Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm đến tận đêm khuya, bất di bất dịch, quán của bà Kim vẫn chỉ có vài ba bao thuốc lá, ấm trà mạn và chiếc điếu cày. Khách đến, cứ tự nhiên rót nước, hút thuốc rồi trả tiền theo giá chung. Thuốc, nước người ta đem đến hàng ngày cho bà. Ở đây, chưa bao giờ có chuyện "ăn quỵt" bởi hầu hết khách hàng đều là những người lao động nghèo, họ thông cảm và ủng hộ bà. Nếu không vì cái lý do ấy thì chẳng ai dại gì ngồi uống nước ở cái quán luôn phảng phất mùi oai oải phát ra từ bà chủ quán.
    Cuộc đời chìm nổi của bà Kim gắn liền với góc phố thân thuộc này từ thế kỷ trước. Bà bị liệt từ nhỏ. Chồng mất, để lại cho người vợ tật nguyền một đứa con gái nhỏ. Bà đã phải rời bỏ mảnh đất "chôn rau cắt rốn" Thạch Thất - Hà Tây lên Thủ đô kiếm kế sinh nhai. Thuở ấy, đứa con gái nhỏ dắt bà đi bán nước dạo; dấu chân không thành hình của bà đã in khắp chợ Đồng Xuân suốt bao năm. Hai mẹ con rau cháo nuôi nhau. Ba năm trước, con gái bà lấy chồng. Mẹt hoa quả góc chợ cũng chẳng giúp cuộc sống mẹ con bà khấm khá hơn, nên bà vẫn thuỷ chung với cái quán tự giác con con này.
    Ai thương mình thì mình thương lại
    Quán bà Kim nghèo (lãi lờ chỉ đôi, ba chục ngàn/ngày) nhưng lại là "địa chỉ đỏ" để những người lao động quanh khu vực chợ Đồng Xuân tìm đến mỗi khi cần "giật tạm mấy đồng". Hết tiền ăn, vợ ốm, con thiếu tiền đóng học, phải về quê gấp..., họ đều đến đây tìm sự giúp đỡ khẩn cấp.
    Với chị Thuỷ chuyên nghề ve chai (thuê trọ ở bãi Phúc Tân), trăm ngàn bà lão tật nguyền cho vay mùa đông năm ngoái khiến cả đời chị không quên. Nhận tin mẹ ốm nặng sắp qua đời mà trong túi không có đủ tiền tàu xe, chị được các chị em đồng cảnh chỉ đến bà, có ngay một món về nhìn mặt mẹ lần cuối.
    "Triết lý" của bà Kim đơn giản lắm: "Những ai thương bà thì bà thương lại". Đám bốc vác đến hút điếu thuốc lào, bà cười vui vẻ. Chị ve chai tới trả tiền lãi vay, bà xua tay, móm mém không nhận. "Bà lão vất vả lắm, nghị lực lắm, và tốt bụng lắm"- ai cũng nói về bà như vậy.
    Với những người lao động nghèo, bà lão tật nguyền và quán nước nhỏ là một phần không thể thiếu tại góc chợ Đồng Xuân này. Họ cứ đều đặn đến quán uống nước, hút thuốc, chưa bao giờ tin một ngày sẽ vắng bà cụ tật nguyền ngồi run rẩy, gật gù trên ghế, xuyên ngày, thâu đêm và vui buồn cùng bao câu chuyện cảm động của đời họ.
    Bài và ảnh: Phạm Hải - Vietnamnet!

    [nick]
    Được greenline sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 24/07/2005
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    ...Câu chuyện hay quá ,. post lên cho bác nào biết tiếng Anh thì đọc ...
    The Power of Holding Hands
    ( By Rabbi Harold Kushner )
    I was sitting on a beach one summer day, watching two children, a boy and a girl, playing in the sand. They were hard at work building an elaborate sandcastle by the water''s edge, with gates and towers and moats and internal passages. Just when they had nearly finished their project, a big wave came along and knocked it down, reducing it to a heap of wet sand. I expected the children to burst into tears, devastated by what had happened to all their hard work. But they surprised me. Instead, they ran up the shore away from the water, laughing and holding hands, and sat down to build another castle.
    I realized that they had taught me an important lesson.
    All the things in our lives, all the complicated structures we spent so much time and energy creating, are built on sand. Only our relationships to other people endure. Sooner or later, the wave will come along and knock down what we have worked so hard to build up. When that happens, only the person who has somebody''s hand to hold will be able to laugh.
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Vợ ơi ở lại anh đi nhé
    Một người đàn ông Macedonia bỏ vợ lại ở một trạm xăng tại Italy và chỉ nhận ra vợ không còn ngồi ở băng ghế sau cùng con gái khi được cảnh sát thông báo 6 tiếng sau đó.
    Đôi vợ chồng này cùng cô con gái 4 tuổi dừng lại ở một trạm xăng tại thành phố cảng Pesaro để tiếp nhiên liệu trong khi trên đường về Đức từ kỳ nghỉ ở Hy Lạp, báo chí Italy đưa tin hôm qua.
    Sau khi đổ đầy xăng, người chồng lên xe và phóng đi mà không nhận ra cô vợ 30 tuổi của anh vừa xuống xe để vào nhà vệ sinh.
    Người vợ, không hề có tiền bạc và giấy tờ trong người, đã phải nhờ tới cảnh sát thành phố. Cuối cùng, họ đã lần ra dấu vết của anh chồng, khi đó đã "kịp" tới Milan, cách Pesaro 360 km về phía bắc.
    Anh chồng giải thích với cảnh sát là không hề có linh cảm gì về chuyện này bởi vì "lúc nào cô ấy chẳng ngồi phía sau xe với con gái tôi".
    (St - Theo Reuters )
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tình yêu là một căn bệnh
    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công nhận tình yêu như một căn bệnh và là một căn bệnh dai dẳng! Mỗi người trong chúng ta bị nhiễm căn bệnh này theo một cách khác nhau và tác động của nó đối với từng cá nhân cũng không giống nhau: nó có thể làm tăng hoặc giảm sức khỏe, tùy theo tư chất của từng người.
    Triệu chứng "bệnh yêu"
    - Cái nhìn lơ đãng, hướng nội
    - Giật mình sung sướng khi chuông điện thoại vang lên, mặt mày rầu rĩ khi mãi mà điện thoại không kêu.
    - Tâm trạng thay đổi bất thường.
    - Hành tung ngược đời: được ăn mà không vui, bị mắng vẫn hớn hở.
    - Quá trau chuốt ngoại hình, liên tục thay đổi quần quần áo áo.
    - Ra ngẩn vào ngơ.
    - Tăng độ dửng dưng với công chuyện của những người khác...
    Căn bệnh hay lây
    Điều này đã được một nhóm các nhà tâm lý học ở Trường Đại học Tổng hợp Yales (Mỹ) chứng minh: Trong tập thể mà có một cặp tình nhân đang đắm đuối phải lòng nhau, thì sớm hay muộn những người khác cũng sẽ bị cuốn theo.
    Sẽ có khoảng 25-30% số nhân viên trong tập thể đó sẽ phải lòng nhau trong những "mối tình công vụ". Tác nhân gây lây bệnh không phải là các loại virus mà là những sóng điện từ rất mơ hồ nhưng dai dẳng (hóa ra những mũi tên của thần Tình yêu hoàn toàn không phải là kết quả của trí tưởng tượng thi sĩ, mà là những thực thể có thật). Nếu tần số sinh học (luôn luôn biến động) của hai người nào đó trùng khít với nhau là thôi rồi, họ sẽ phải lòng nhau ngay!
    Vaccine phòng bệnh?
    Theo kết quả một cuộc điều tra xã hội do Giáo sư ***er Prost ở Trường Đại học Tổng hợp Berlin tiến hành, trong đời mình, tính trung bình một người đàn ông có thể cảm thấy tới 4-5 lần yêu say đắm.
    Đối với người phụ nữ, con số này ở mức 3 vụ việc. 10% số đàn ông và phụ nữ được hỏi ý kiến khẳng định rằng họ chỉ thực sự yêu có đúng một lần. 10% khác cho rằng, họ không bao giờ cảm thấy mình yêu ai thực sự. Có lẽ những người này có vaccine trời phú ngăn ngừa nhiễm "bệnh yêu"?
    Có bao nhiêu dạng "bệnh yêu"?
    - Tình như áng mây: Dịu dàng, trong sáng. Bùng nổ bất ngờ, qua đi mau chóng, yêu như mù quáng, tha thứ mọi sự. Những ai yêu theo kiểu này hay bị vỡ mộng vì dễ bị lợi dụng. Những mối tình đầu thường hay như thế.
    - Yêu đương bạn bè: Quan hệ yêu đương theo kiểu này rất "chầm chậm tới mình" và một khi đã trở thành sự thật thì rất khó thay đổi hay rũ bỏ, ngay cả nếu như đối tác phản bội. Tình yêu kiểu này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và lo lắng cho nhau. Có thể không phải ai yêu như thế rồi cũng kết hôn với nhau nhưng đây là tình yêu mà chúng ta đáng dâng hiến đời mình.
    - Tính toán mà yêu: Để đến với nhau, các đối tác đã suy nghĩ rất lao lung, cân nhắc nhiều yếu tố, từ gia cảnh, tính tình, đến công ăn việc làm... Yêu như thế cũng có lúc dẫn tới một cuộc hôn nhân cân bằng và bền vững.
    - Yêu vì ngộ nhận: Tình như sét đánh ngay sau cái nhìn đầu tiên. Lúc vui như tết, lúc buồn như đi đưa tang. Lắm khi yêu mà lại hành hạ người mình yêu mới thỏa. Căn bệnh này nếu không làm thân tàn ma dại thì cũng khiến thần kinh bất ổn. Có thể hóa điên vì yêu theo cách đó.
    - Yêu mèo vờn chuột: Giả yêu. Các đối tác chỉ quan tâm tới những yếu tố bên ngoài chứ không thực sự quan tâm đến nhau. Có thể gợi nên những cảm giác dễ chịu thoáng qua như những mối tình chơi bời khi đi nghỉ hè.
    - Chỉ vì nhục dục: Chỉ quan tâm tới sự hấp dẫn thân xác. Các đối tác sử dụng nhau để thỏa mãn dục vọng. Mau thèm, mau chán.
    Tất cả các kiểu yêu trên nếu quá mức đều bị các nhà khoa học coi là căn bệnh. Hiểm nhất là yêu kiểu "tình như áng mây" và "yêu vì ngộ nhận". "Tình như áng mây" nguy hiểm đối với người đang yêu, một khi mây hóa thành mưa và ảo vọng tan biến. "Yêu vì ngộ nhận" dễ gây tai họa cho không chỉ những ai liên đới trực tiếp mà cả những người xung quanh nữa.
    Tổn hại sức khỏe
    Nếu khi yêu, bạn cảm thấy những dấu hiệu sau thì nên tới bác sĩ:
    - Không thể tập trung vào việc gì khác ngoài đắm đuối suy nghĩ về người mình yêu.
    - Biếng ăn hoặc đột nhiên ăn liên tục, "không để cho miệng mọc da non".
    - Hay toát mồ hôi, tim luôn đập thình thịch, tay run, ớn lạnh, có cảm giác bất thường lúc nóng như sốt, lúc run như cầy sấy, thậm chí rối loạn tiêu hóa.
    - Tâm trạng u ám, những cơn đau đầu vô cớ, cảm giác mệt mỏi.
    - Mất ngủ, hay thức giấc, những cơn ác mộng lặp đi lặp lại...
    Chữa bệnh thế nào?
    Nếu tình yêu làm cho bạn khổ sở như vậy thì bạn cần phải chạy chữa. Cách dễ nhất là tìm người khác để yêu. Nếu không được, cần phải tới gặp bác sĩ tâm lý và cùng họ phân tích một cách tỉnh táo mọi khía cạnh trong cảm xúc đang hành hạ bạn để đi tới kết luận: cần phải từ bỏ nó đi! Để hoàn toàn thoát khỏi nó, người ra sử dụng các liệu pháp tâm lý khác nhau, thậm chí cả cách chữa bệnh bằng thôi miên!
    WHO cũng khuyến cáo, mặc dù tình yêu có thể trở thành một căn bệnh nhưng không nên vì thế mà chúng ta lại không yêu nhau. Trong nhiều trường hợp, một tình yêu lành mạnh có thể giúp chúng ta tránh được nhiều căn bệnh hiểm khác .
    ( Sưu tầm từ Net )
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Ác mộng thất nghiệp của trí thức trẻ
    Theo điều tra của Viện Nghiên cứu thanh niên, 70% sinh viên Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Một điều tra khác khẳng định chưa đến 10% cử nhân khoa học tìm được việc trong các viện nghiên cứu và trường đại học.
    Cơ chế tuyển dụng của Việt Nam làm chảy máu chất xám hay chính chất lượng trí thức trẻ đang có vấn đề?
    Nguyễn Mạnh Cường, 23 tuổi, tốt nghiệp ĐH, trở thành nhân viên phục vụ tại sàn nhảy Cosmos - Ngọc Khánh (Hà Nội). Để tìm được công việc đúng chuyên môn, Cường đã làm một việc chưa từng có tiền lệ: Tự nguyện đi học trung cấp chính trị.
    Hai năm, học phí 3,9 triệu đồng, bằng tiền túi. Một cán bộ phường, nơi anh nộp hồ sơ xin việc nói bằng cử nhân, ngoại ngữ và tin học bây giờ nhiều như lá. Cần một văn bằng ấn tượng hơn. Cường học với hy vọng, trong thời gian anh ngồi mài dũa kiến thức trong Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, vị cán bộ phường kia chưa về hưu.
    May hơn Cường, tiến sĩ Vũ Như Quyền được đào tạo ở nước ngoài. Nhận bằng tiến sĩ tại Học viện Thú y và Công nghệ sinh học quốc gia, Matxcơva - Liên bang Nga, anh về nước với nhiều dự định. Hai trong số đó là viết giáo trình, thay đổi cách dạy SV, và nghiên cứu các biện pháp mới trị bệnh cho gia súc. Trầy trật đi xin việc không đâu nhận dù là làm hợp đồng. Thất nghiệp đúng nghĩa, nhà khoa học trẻ trở về quê.
    Thôn Cống Vòng, xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, Nam Định, có trâu bò lợn gà nhưng không phòng nghiên cứu, không máy tính, không tài liệu, điện thoại cũng không.
    Còn đây là câu chuyện về 20 y bác sĩ trẻ ở Bình Định. Trước khi đi phục vụ tại 18 xã vùng sâu, vùng xa, họ nhận được lời hứa sau hai năm sẽ bố trí công việc mới. Trở về, dành cho họ vẫn là lời hứa. Không có việc làm, trong hội nghị tổng kết dự án Y bác sĩ trẻ tình nguyện 2004, hầu hết đều có nguyện vọng trở lại vùng sâu, vùng xa, dù làm việc không lương. Đề nghị này hình như cũng phải đợi xem xét.
    Việc làm cho trí thức trẻ ít xuất hiện trong những mục tiêu cụ thể của Chính phủ. Có thể bởi nạn thất nghiệp vẫn được làm nhẹ đi bởi những con số ảo, ví dụ hơn 90% SV ra trường có việc làm (Dự án Giáo dục đại học). Một anh lao động phổ thông không thể làm thay việc của trí thức, nên thất nghiệp là thấy ngay. Còn trí thức thất nghiệp thì anh ta xuống làm công việc phổ thông. Và xã hội có ảo giác tình trạng thất nghiệp chưa trầm trọng. Nhưng trong thực tế, hàng trăm ngàn SV ra trường mỗi năm, trông chờ chủ yếu vào chỗ trống từ số công chức về hưu trong các cơ quan.
    Sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng là do thiếu một quy hoạch tổng thể. Việt Nam không đầu tư cho nền kinh tế tri thức mạnh mẽ như Singapore, sẵn sàng mở một tổ hợp nghiên cứu lớn, với đủ thiết bị và phòng thí nghiệm cho 2.000 nhà khoa học và nhà nghiên cứu làm việc. Hay Malaysia chi hơn 500 triệu USD xây dựng các viện nghiên cứu riêng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, bảo đảm chỗ làm việc cho hàng trăm nghìn cử nhân sinh học hàng năm...
    Sự mất cân đối thứ hai là trong đào tạo ngành nghề. Khi Việt Nam tuyên bố đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khoảng 50% số SV được hướng vào ba ngành vàng là quản trị kinh doanh, báo chí và luật.
    Hàng vạn cử nhân quản trị kinh doanh ra trường làm những việc không dính dáng gì đến chuyên môn, có cả bưng bê ở các quán cơm bình dân, oshin và tiếp thị.
    Việt Nam đặt mục tiêu phát triển công nghệ thông tin, lập tức các trường ồ ạt cho ra lò kỹ sư làm phần mềm không cần biết nhu cầu xã hội, không quan tâm Việt Nam đang cần kỹ sư xây dựng, chuyên gia tài chính giỏi về tin học hơn là những người biết về máy tính đơn thuần.
    Nhìn sang Singapore, lĩnh vực công nghệ thông tin cần 10.000 người mỗi năm, họ chỉ đào tạo 2.500. Hàn Quốc đào tạo 48.000 kỹ sư tin học trong khi có tới 100.000 vị trí làm việc.
    Rõ ràng trí thức trẻ Việt Nam đã bị thua thiệt về cơ hội.
    Có một mâu thuẫn. Các cơ quan nhà nước tuyển chọn người quá chặt chẽ, quá khó nhưng người được chọn lại không làm được việc ngay. Trong khi cách tuyển dụng của các công ty nước ngoài nhanh, đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
    Trừ đi yếu tố tiêu cực, có thể nói các cơ quan nhà nước đang đi ngược quy trình. Tiêu chí thực hiện tốt công việc trên vị trí của mình bị xem nhẹ. Các yếu tố ngoại vi biến thành yếu tố quyết định. Nguồn nhân lực bị giới hạn bởi lý lịch và các loại văn bằng.
    Tuyển dụng thực chất hay hình thức sẽ tác động, định hướng lại giới trí thức. Lạm phát bằng giả bởi bằng cấp được coi trọng quá mức. SV có đủ thứ bằng nhưng lại không chuyên sâu một lĩnh vực gì, bởi con người không được đánh giá qua năng lực thực sự. Xảy ra bi kịch trí thức, người làm khoa học thích chuyển sang làm quản lý là bởi xã hội đề cao quan tước. Quan chức được coi trọng hơn, đời sống tốt hơn.
    Trong lĩnh vực khoa học, làm quan cũng dễ kiếm đề tài hơn. Tất nhiên người ta phải dồn về đó. Đông người có tâm lý học để làm quan, đòi vào bộ máy, trong khi quỹ lương thì thiếu. Thất nghiệp là không tránh khỏi.
    Cách tuyển dụng hình thức hiện nay cũng là lý do khiến một số trí thức giỏi, đặc biệt những người có cá tính mạnh không tìm được vị trí làm việc xứng đáng.
    Theo SVVN, nhìn nhận trí thức trẻ hiện nay, có một đánh giá hơi nặng nề: trí thức Việt Nam kêu ca bị coi thường, chất xám ở Việt Nam bị trả giá rẻ mạt. Nhưng, tại sao không đặt câu hỏi, liệu chất xám của chúng ta có đáng được trả giá cao hơn không, và chất xám đó có thể làm được gì?
    Nặng nề, nhưng đáng quan tâm. Trong số 13.500 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học Việt Nam (số liệu Bộ GD-ĐT) chỉ có khoảng 500 người (3,7%) có sản phẩm được quốc tế ghi nhận. Các thị trường lao động trí thức hàng đầu để các công ty đa quốc gia nhắm tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia. Việt Nam chỉ đứng thứ 20 trên 25 nước.
    Một chuyên gia cho rằng, Việt Nam đào tạo khối lượng lớn cử nhân nhưng không thành trí thức. Ví dụ cay đắng nhất là mỗi năm hàng ngàn trí thức trẻ bước vào bộ máy hành chính. Nhưng nền hành chính công bao nhiêu năm tiếp tục trì trệ, lạc hậu, hành dân. Đội ngũ cán bộ công chức đang bị coi là khâu yếu nhất trong tiến trình cải cách hành chính.
    Đào tạo trí thức trẻ thực chất là đào tạo hai con người trong một. Một người trí thức và một người chuyên gia. Nền giáo dục hiện nay chưa đặt ra mục tiêu này rõ ràng, không có quy trình đào tạo, và đó là nguyên nhân nhiều người ra trường thợ không thành thợ, thầy không ra thầy.
    Việt Nam đang cần một nguồn nhân lực trí thức trình độ cao để xây dựng một hình thái kinh tế mới cao hơn, hoàn thiện và hiệu quả hơn, đó là kinh tế tri thức. Với yêu cầu này, nếu chất xám của trí thức trẻ nhạt màu thì cũng nên coi đó là một nguyên nhân thất nghiệp.
    ( St )

  9. wolke119

    wolke119 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    Cô gái đang mang bầu bước lên chuyến xe Bus đông nghẹt....Một người vội vàng đứng lên nhường chỗ
    Lại một lần khác, cũng một cô gái đang mang bầu bước lên xe Bus...chẳng ai chịu nhường cho cô ấy 1 chỗ ngồi
  10. namphuong3010

    namphuong3010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Tám giờ tối, HTV7 vừa xong Tin thế giới.
    Một máy bay nữa vừa gặp nạn, hàng trăm người chết.
    Bạn cầm remote chuyển sang kênh khác, "Chán quá, hôm nay chẳng có tin gì."

Chia sẻ trang này