1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    ôi giời ơi lonesome giả hiệu ------> chuối
    truyện đường Tăng thoạt đọc qua sẽ cảm thấy hay nhưng nghĩ cho kì thực không hay vì sao ? đường Tăng suy nghĩ ích kỉ quá
    Cái thành quả mà đường Tăng có được không phải là sự tiến hoá lên Phật của Ngộ Không, vinh hoa phú quý của Bát giới, Sa Tăng hay danh vọng của chính đường Tăng. Cái đạt được là bộ kinh để phổ độ chúng sinh, đó mới là cái cốt yếu. Ngẫm lại thân thầy trò đường Tăng có vẻ hơi thiệt thòi trong cái lợi ích nhưng đó là chân lý, thầy trò nhà họ được hưởng lộc vì đã mang lại lợi ích cho nhiều người mà.
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Ừ nhỉ, sao lại có đồ giả ở đây thế này? Đáng để suy ngẫm đây
    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  3. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Ừ nhỉ, sao lại có đồ giả ở đây thế này? Đáng để suy ngẫm đây
    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Đĩa súp nóng
    Khi đã hơn 3 tuổi, tôi mới nhớ mặt cha. Những chuyến công tác dài ngày đưa ông đi biền biệt. Thỉnh thỏang ông ghé về nhà dăm ngày, tôi chưa kịp làm quen với sự có mặt của ông thì ông lại ra đi. Cảnh tượng đầu tiên lưu lại trong tâm trí non nớt của tôi là khi người đàn ông đó khóac ba lô ra cửa, mẹ tôi ôm lấy ông sụt sịt, tôi cũng ề à khóc theo.Lần nào ông cũng ngồi xuống nhìn vào mắt tôi 1 lúc, vỗ mạnh bàn tay to tướng và nậng trĩu lên vai tôi khiến tôi lảo đảo. Ông cười vào nói với tôi 1 câu mà lúc đó tôi chưa hiểu: "Con trai, hãy tỏ ra là đàn ông đi nào" và đến khi hiểu được, tôi đâm ra tự ái. MỖi khi chia tay với ông, tôi đứng dạng hai chân chờ đợi, mắt nhìm xuống đất để khỏi thấy những giọt nước mắt của mẹ.
    Cuộc sống trong sự âu yếm của mẹ bất ngờ chấm dứt khi mẹ tôi đột ngột qua đời vì bạo bệnh. Cha tôi trở về và một cuộc sống khác hoàn toàn khiến tôi nhìn ông với cặp mắt nghi ngại. Mỗi sámg sớm, tôi không còn được cái thú nghe những lời năn nỉ của mẹ: " Dậy đi nào, con yêu của mẹ". Thy vì được nằm ườn ra và lăn qua lăn lại trên đống chăn gối, giờ tôi phải nhanh chóng bật dậy chạy vài vòng quanh nhà cùng cha tôi trước khi chúng tôi tập thể dục theo cương trình trên TV. Bữa ăn sáng, cha tôi chúi đầu vào tờ báo, chẳng vội giục giã, mời chào tôi như mẹ khiến tôi không ít lần tôi vác cặp đến trường với cái bụng đói meo. Tôi phải tự mặc quần áo, đi giày, rửa mặt đánh răng, xếp cặp sách đi học ... Đó là những việc mẹ đã từng dạy tôi làm nhưng tôi cứ quên hoặc vì muốn làm nũng nên bỏ ỳ ra đó cho mẹ làm hộ...
    MỘt lần tôi khóc tức tưởi và bỏ về nhà bà ngọai. Chẳng là trứơc đây nếu gặp đĩa cháo hay súp nóng nào mẹ cũng thổi cho nguội rồi mới đưa cho tôi. Vì cha tôi nấu ăn không được như mẹ nên bữa ăn của chúng tôi thường rất muộn, súp đổ ra đĩa còn nghi ngút khói. Cha tôi thì hối hả thọc muỗng vào đĩa súp nóng còn tôi thì ngồi nguyên. Cha tôi thấy thế bèn giục: "Ăn nhanh lên con, rồi cha con mình còn phải rửa chén đĩa nữa". "Tại sao ba không thổi nguội đĩa súp cho con?" Tôi phụng phịu hỏi. "Con là đàn ông, con tự làm đi. Con vừa thổi vừa múc súp ở rìa đĩa mà ăn. Súp ở chỗ đó nguội hơn."...
    Núp trong phòng ở nhà bà ngọai, tôi nghe tiếng cha tôi nói với bà: "Làm mẹ, thương con thì thổi cháo nguội cho con ăn. Làm cha. thương con phải biết cách dạy con bíêt cách húp đĩa súp nóng. Lớn lên cháu nó sẽ hiểu, mẹ ạ"
    Tôi sẽ không bao giờ quên được bài học đầu tiên cha dạy tôi về đĩa súp nóng khi mà tôi, đền lựơt mình, trở thành một người cha.
  5. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Đĩa súp nóng
    Khi đã hơn 3 tuổi, tôi mới nhớ mặt cha. Những chuyến công tác dài ngày đưa ông đi biền biệt. Thỉnh thỏang ông ghé về nhà dăm ngày, tôi chưa kịp làm quen với sự có mặt của ông thì ông lại ra đi. Cảnh tượng đầu tiên lưu lại trong tâm trí non nớt của tôi là khi người đàn ông đó khóac ba lô ra cửa, mẹ tôi ôm lấy ông sụt sịt, tôi cũng ề à khóc theo.Lần nào ông cũng ngồi xuống nhìn vào mắt tôi 1 lúc, vỗ mạnh bàn tay to tướng và nậng trĩu lên vai tôi khiến tôi lảo đảo. Ông cười vào nói với tôi 1 câu mà lúc đó tôi chưa hiểu: "Con trai, hãy tỏ ra là đàn ông đi nào" và đến khi hiểu được, tôi đâm ra tự ái. MỖi khi chia tay với ông, tôi đứng dạng hai chân chờ đợi, mắt nhìm xuống đất để khỏi thấy những giọt nước mắt của mẹ.
    Cuộc sống trong sự âu yếm của mẹ bất ngờ chấm dứt khi mẹ tôi đột ngột qua đời vì bạo bệnh. Cha tôi trở về và một cuộc sống khác hoàn toàn khiến tôi nhìn ông với cặp mắt nghi ngại. Mỗi sámg sớm, tôi không còn được cái thú nghe những lời năn nỉ của mẹ: " Dậy đi nào, con yêu của mẹ". Thy vì được nằm ườn ra và lăn qua lăn lại trên đống chăn gối, giờ tôi phải nhanh chóng bật dậy chạy vài vòng quanh nhà cùng cha tôi trước khi chúng tôi tập thể dục theo cương trình trên TV. Bữa ăn sáng, cha tôi chúi đầu vào tờ báo, chẳng vội giục giã, mời chào tôi như mẹ khiến tôi không ít lần tôi vác cặp đến trường với cái bụng đói meo. Tôi phải tự mặc quần áo, đi giày, rửa mặt đánh răng, xếp cặp sách đi học ... Đó là những việc mẹ đã từng dạy tôi làm nhưng tôi cứ quên hoặc vì muốn làm nũng nên bỏ ỳ ra đó cho mẹ làm hộ...
    MỘt lần tôi khóc tức tưởi và bỏ về nhà bà ngọai. Chẳng là trứơc đây nếu gặp đĩa cháo hay súp nóng nào mẹ cũng thổi cho nguội rồi mới đưa cho tôi. Vì cha tôi nấu ăn không được như mẹ nên bữa ăn của chúng tôi thường rất muộn, súp đổ ra đĩa còn nghi ngút khói. Cha tôi thì hối hả thọc muỗng vào đĩa súp nóng còn tôi thì ngồi nguyên. Cha tôi thấy thế bèn giục: "Ăn nhanh lên con, rồi cha con mình còn phải rửa chén đĩa nữa". "Tại sao ba không thổi nguội đĩa súp cho con?" Tôi phụng phịu hỏi. "Con là đàn ông, con tự làm đi. Con vừa thổi vừa múc súp ở rìa đĩa mà ăn. Súp ở chỗ đó nguội hơn."...
    Núp trong phòng ở nhà bà ngọai, tôi nghe tiếng cha tôi nói với bà: "Làm mẹ, thương con thì thổi cháo nguội cho con ăn. Làm cha. thương con phải biết cách dạy con bíêt cách húp đĩa súp nóng. Lớn lên cháu nó sẽ hiểu, mẹ ạ"
    Tôi sẽ không bao giờ quên được bài học đầu tiên cha dạy tôi về đĩa súp nóng khi mà tôi, đền lựơt mình, trở thành một người cha.
  6. vanghoacuc

    vanghoacuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2004
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
    Tôi hỏi đất:
    -Ðất sống với đất như thế nào?
    - Chúng tôi tôn cao nhau.
    Tôi hỏi nước:
    -Nước sống với nước như thế nào?
    - Chúng tôi làm đầy nhau.
    Tôi hỏi cỏ:
    -Cỏ sống với cỏ như thế nào?
    - Chúng tôi đan vào nhau
    Làm nên những chân trời.
    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào?
    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào?
    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào?
    Ba dòng thơ cuối với sự lặp tuyệt đối như một lời trách giận hay là lối hỏi chua chát? Người sống với người như thế nào?
    Ừ nhỉ, người sống với người như thế nào? Mình sống với người như thế nào? Người sống với mình như thế nào? Câu trả lời nằm ngay trong chính dòng đời miết mải.
    Chẳng hiểu sao ngay từ đầu, cái câu hỏi đầy ám ảnh kia lại tạo cho mình ấn tượng sâu đến thế. Để đến lúc đọc lại cả bài thơ rồi, thì lại bật cười, có lẽ ... ừ có lẽ cả bài thơ đã là lời giải đáp. Người với người sống với nhau để làm cuộc sống của nhau đầy đặn hơn, tô màu thêm sắc để cuộc đời trở nên xanh tươi hơn, và chúng ta tôn nhau lên, để cho những cái riêng của từng cái tôi nổi trội lên, nhưng đồng thời cũng hòa vào nhau, đan vào nhau trong một cái sắc chung - CUỘC ĐỜI.
    Và cứ thế, đất, nước và cỏ còn thua chúng ta nhiều lắm. Chúng chỉ tạo được cho nhau, chỉ cho được cho nhau một điều nổi bật, trong khi chúng ta, CON NGƯỜI làm được rất nhiều, nhiều hơn thế.
    Không phải là tôi ngây thơ đến mức hiểu nhầm dụng ý của tác giả, nhưng vần thơ là để người tán tụng, để người suy diễn. Nhà văn, nhà thơ có nhìn thấy, có chỉ ra được một khía cạnh, thì tâm hồn người đọc vẫn có thể lần tìm những ngóc ngách khác. Chỉ xin hãy nhìn đời bằng một con mắt lạc quan, để cả ba lần hỏi nhức nhối được trở thành ba lần nhấn mạnh, điểm nhấn cho lòng yêu thương, sự bao dung và tình đồng loại.
    Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: ?oSống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...? và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống với trong Tình và Nghĩa
    (Sưu tầm, không rõ nguồn gốc)
  7. vanghoacuc

    vanghoacuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2004
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
    Tôi hỏi đất:
    -Ðất sống với đất như thế nào?
    - Chúng tôi tôn cao nhau.
    Tôi hỏi nước:
    -Nước sống với nước như thế nào?
    - Chúng tôi làm đầy nhau.
    Tôi hỏi cỏ:
    -Cỏ sống với cỏ như thế nào?
    - Chúng tôi đan vào nhau
    Làm nên những chân trời.
    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào?
    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào?
    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào?
    Ba dòng thơ cuối với sự lặp tuyệt đối như một lời trách giận hay là lối hỏi chua chát? Người sống với người như thế nào?
    Ừ nhỉ, người sống với người như thế nào? Mình sống với người như thế nào? Người sống với mình như thế nào? Câu trả lời nằm ngay trong chính dòng đời miết mải.
    Chẳng hiểu sao ngay từ đầu, cái câu hỏi đầy ám ảnh kia lại tạo cho mình ấn tượng sâu đến thế. Để đến lúc đọc lại cả bài thơ rồi, thì lại bật cười, có lẽ ... ừ có lẽ cả bài thơ đã là lời giải đáp. Người với người sống với nhau để làm cuộc sống của nhau đầy đặn hơn, tô màu thêm sắc để cuộc đời trở nên xanh tươi hơn, và chúng ta tôn nhau lên, để cho những cái riêng của từng cái tôi nổi trội lên, nhưng đồng thời cũng hòa vào nhau, đan vào nhau trong một cái sắc chung - CUỘC ĐỜI.
    Và cứ thế, đất, nước và cỏ còn thua chúng ta nhiều lắm. Chúng chỉ tạo được cho nhau, chỉ cho được cho nhau một điều nổi bật, trong khi chúng ta, CON NGƯỜI làm được rất nhiều, nhiều hơn thế.
    Không phải là tôi ngây thơ đến mức hiểu nhầm dụng ý của tác giả, nhưng vần thơ là để người tán tụng, để người suy diễn. Nhà văn, nhà thơ có nhìn thấy, có chỉ ra được một khía cạnh, thì tâm hồn người đọc vẫn có thể lần tìm những ngóc ngách khác. Chỉ xin hãy nhìn đời bằng một con mắt lạc quan, để cả ba lần hỏi nhức nhối được trở thành ba lần nhấn mạnh, điểm nhấn cho lòng yêu thương, sự bao dung và tình đồng loại.
    Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: ?oSống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...? và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống với trong Tình và Nghĩa
    (Sưu tầm, không rõ nguồn gốc)
  8. Metal_Heart

    Metal_Heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2004
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Thật ra trong Tây Du Ký chỉ có Đường Tăng và Tôn Ngộ Không là được thành Phật, còn Bát Giới và Sa Tăng chưa được thành Phật, âu cũng là do sự giác ngộ của mỗi người khác nhau...
    Nói như tác giả Trương Quốc Dũng có thể xem là một kiểu ngụy biện, vì theo tui nếu Đường Tăng có tham vọng muốn thành Phật một cách nhanh chóng chưa chắc ông đã vượt qua được bấy nhiêu thử thách ấy... Lại nói sinh tử là lẽ thường của loài người, mà Tôn Ngộ Không lại có một trong những khát vọng mãnh liệt nhất là bất tử, vậy có đúng không khi nói Tôn Ngộ Không muốn trở thành người? Vả lại, trong thế giới của Tây Du Ký, con người là sinh vật bé nhỏ, yếu đuối và có phần cam chịu, trong khi tính khí của lão Tôn được xem là mạnh mẽ, quật cường, sao lại chịu làm một kiếp người như vậy được... Còn Đường Tăng cũng đâu phải một bước thành Phật, ông cũng đã nếm trải đủ mọi thăng trầm, đau khổ của kiếp nhân sinh mới thành chánh quả... Trước ông chỉ có cái tâm để phổ độ chúng sinh thì nay ông có thêm cái lực, chỉ đơn thuần là thế, sao lại bảo ông không làm người thì không hiểu nỗi khổ của con người...
    Bởi vậy, chẳng hiểu Ban giám khảo nghĩ gì mà cho truyện ấy giải Nhất nữa
    Where there's a will, there's a way!
  9. Metal_Heart

    Metal_Heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2004
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Thật ra trong Tây Du Ký chỉ có Đường Tăng và Tôn Ngộ Không là được thành Phật, còn Bát Giới và Sa Tăng chưa được thành Phật, âu cũng là do sự giác ngộ của mỗi người khác nhau...
    Nói như tác giả Trương Quốc Dũng có thể xem là một kiểu ngụy biện, vì theo tui nếu Đường Tăng có tham vọng muốn thành Phật một cách nhanh chóng chưa chắc ông đã vượt qua được bấy nhiêu thử thách ấy... Lại nói sinh tử là lẽ thường của loài người, mà Tôn Ngộ Không lại có một trong những khát vọng mãnh liệt nhất là bất tử, vậy có đúng không khi nói Tôn Ngộ Không muốn trở thành người? Vả lại, trong thế giới của Tây Du Ký, con người là sinh vật bé nhỏ, yếu đuối và có phần cam chịu, trong khi tính khí của lão Tôn được xem là mạnh mẽ, quật cường, sao lại chịu làm một kiếp người như vậy được... Còn Đường Tăng cũng đâu phải một bước thành Phật, ông cũng đã nếm trải đủ mọi thăng trầm, đau khổ của kiếp nhân sinh mới thành chánh quả... Trước ông chỉ có cái tâm để phổ độ chúng sinh thì nay ông có thêm cái lực, chỉ đơn thuần là thế, sao lại bảo ông không làm người thì không hiểu nỗi khổ của con người...
    Bởi vậy, chẳng hiểu Ban giám khảo nghĩ gì mà cho truyện ấy giải Nhất nữa
    Where there's a will, there's a way!
  10. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Có lần một cô giáo ở một lớp học về kinh tế nói với chúng tôi rằng cô đã đọc được ở đâu đó (tôi quên rồi) những tiểu chuẩn của một người đàn ông Đông phương thành đạt trong cuộc sống hiện đại:
    1/ Có nhà cửa
    2/ Có tiền
    3/Có bạn tri âm
    4/ Có vợ
    post lên đây cho mấy anh 7X suy ngẫm....

Chia sẻ trang này