1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Khi người Việt viết sai tiếng Việt


    Khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai một cách trầm trọng, thì họ lại xem đó là chuyện bình thường...
    Nói về chất lượng của những người được gọi là có bằng cấp hiện nay, giám đốc một công ty cung ứng nguồn nhân lực cho biết: Qua đánh giá những người được công ty ông phỏng vấn thì... phần lớn là quá yếu. Nhiều người nói tiếng Anh ?orôm rốp?, nhưng lại viết sai tiếng Việt, phổ biến nhất là viết câu què, câu cụt. Và ông ta không hiểu vì sao những người đó lại tốt nghiệp được trung học, rồi đại học?
    Vấn đề làm sao để viết cho đúng tiếng Việt vẫn được giới chức giáo dục giảng dạy ra rả trong nhà trường, nhưng rồi các vị ấy chỉ biết chau mày, lắc đầu mỗi khi đọc một bài văn, bài tập có vô vàn lỗi chính tả. Trong đời sống hàng ngày, người Việt Nam gần như chấp nhận phải ?ochung sống? với tiếng Việt viết sai.
    Lạ lùng thay, ngay từ trên ghế nhà trường, từ mẫu giáo, lớp 1 đã thường xuyên có những giờ chính tả. Nhưng khi trưởng thành, đi làm việc, công tác... thì lỗi chính tả lại không được xem là một giá trị cần phải giữ gìn.
    Với người Việt sinh sống lâu năm hoặc thế hệ người Việt sinh ra ở hải ngoại thì chuyện viết sai tiếng Việt càng là việc ?ohà rầm? hơn.
    Trong thực tế, khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai một cách trầm trọng, thì họ lại xem đó là chuyện bình thường, ngụy biện cho những cái sai của mình là ?ophong cách? hay ?osự sáng tạo?. Điều đó dẫn đến thói quen coi thường văn bản, xem nội dung ?ođại khái? quan trọng hơn ngôn ngữ. Họ cho rằng chỉ cần người khác hiểu được đại khái ý chính là được!
    Việc viết sai tiếng Việt còn do ảnh hưởng của những thói quen, tập quán của từng vùng miền. Vì thế, ngay chính trên quê hương của tiếng Việt việc nói và viết sai tiếng mẹ đẻ vẫn xảy ra như cơm bữa.
    Ví dụ: Người miền Bắc, do có sự lầm lẫn các những phụ âm đầu bằng tr - ch, gi - d, l - nh, s - x... - nên nói, thậm chí viết : ?oông giời? (ông trời), ?omặt giăng? (mặt trăng), ?ouống riệu? (uống rượu), ?ogiồng cây ăn chái? (trồng cây ăn trái), ?ophong chào chanh đấu? (phong trào tranh đấu), ?onhọ nhem? (lọ lem)...
    Nguời miền Trung thì không phân biệt dấu hỏi - dấu ngã...
    Người miền Nam cũng ít chú trọng phân biệt dấu hỏi ngã, có nhiều lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm đầu:
    - v - d: ?odội dàng đi dề? (vội vàng đi về)
    - tr - ch: ?oông chời? (ông trời)
    Lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm cuối:
    - t - c: ?odủ nhao chơi cúc bắc? (rủ nhau chơi cút bắt)
    - au - ao: ?ochời mưa như trúc? (trút)...

    Tuy vậy, người Việt Nam ba miền nói chuyện với nhau đều hiểu nhau cả! Với những người Việt xa quê hương quá lâu không được nói, viết tiếng Việt hàng ngày thì việc viết sai chính tả, lủng củng, dùng từ không chính xác, phải ?omượn? ngoại ngữ để diễn đạt... tiếng Việt... có lẽ nên được du di thông cảm bỏ qua.
    Tuy nhiên, gần đây, cùng với trào lưu ?ochat chit? trên internet thì bây giờ nhan nhãn thứ ?otiếng Việt cách tân?, xuất hiện đầy rẫy các từ Việt bị uốn éo, vặn vẹo: ?osẹo? (sạo), ?otrùi? (trời), ?othui? (thôi), ?orùi? (rồi), ?ocí? (ký, cái), ?ođê? (đi), ?othía? (thế), ?o? (quá), ?owừn? (quần)....
    Không phải đến thời đại truyền thông kỹ thuật số hôm nay thì tiếng Việt mới bước vào con đường bị viết sai một cách bi đát như vậy. Tác giả Nguyễn Gia Kiểng nguyên là một GS ĐH Sài Gòn trước 1975 hồi tưởng: ?oNăm 1974,tôi nhận dạy kinh tế cho một trường đại học tại Sài Gòn. Trước khi bắt đầu, tôi hỏi một số giáo sư dạy kinh tế cho tôi xem những bài đã được chấm đậu những năm trước.
    Mục đích của sự tham khảo này chỉ là để xem trình độ tiếp thu của sinh viên về môn kinh tế như thế nào. Nhưng tôi lại khám phá ra một sự kiện khác, kinh khủng hơn nhiều. Các sinh viên ở năm cuối cùng, sắp tốt nghiệp, hoàn toàn không biết viết tiếng Việt. Họ viết những câu rất dài và luộm thuộm, sai văn phạm, sai chính tả, sai cả nghĩa của từ ngữ. Bực bội quá tôi phải dọa các sinh viên là sẽ không chấm những bài viết sai tiếng Việt.
    Rồi tôi đặt ra một qui luật có thể là hơi quá đáng: mỗi bài sẽ được chấm trên 20 điểm, 10 điểm trên ngữ pháp, 10 điểm về nội dung, nhưng nếu bài không đủ 5 điểm về ngữ pháp thì sẽ không được chấm phần nội dung nữa. Biện pháp quá khích đó có lẽ đã có tác dụng làm các sinh viên coi trọng Việt văn hơn?.
    Nhìn tới ngó lui, nhìn xuôi ngó ngược... mới thấy thực trạng viết sai tiếng Việt chẳng phải là chuyện gì mới mẻ, chắc nó đã có từ khi... có tiếng Việt! Tuy nhiên, viết chính xác tiếng mẹ đẻ vẫn là điều cần phấn đấu để đạt được. Người Việt dù trong nước hay ở hải ngoại đều cần giữ gìn tiếng Việt, vì đó là cái hồn của dân tộc, không thể nào có một dân tộc Việt mà không biết nói, viết hoặc toàn nói, viết sai tiếng Việt.
    ( Theo Người Viễn Xứ )

  2. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Sự Lựa Chọn​
    Giửa sa mạc có một ngã ba dẫn đến 2 thành phố, một bên bờ biển và một trên cao nguyên, có 2 người lữ hành khi đến ngã ba này phải quyết định xem mình sẽ đến sống ở thành phố nào. Một người có sự chọn lựa dứt khoát sẽ đến sống tại thành phố trên cao nguyên và lên đường đến đó tạo dựng cuộc sống. Người còn lại cứ mãi do dự không biết thành phố nào tốt hơn và nên tới sống ở thành phố nào, anh ta cứ mãi đứng đó cho đến khi gục xuống vì đói khát và mệt mỏi.
    Cuộc sống cũng vậy, có vô vàn chọn lựa, nhưng không ai đủ thông tin để có thể chọn được con đường tốt nhất. Một khi đã chọn lựa, thường sẽ không có cơ hội để quay lại. Giống khi phải đứng giữa những ngã rẽ, chúng ta buộc phải chọn một, và mong sao cho con đường đó tốt đẹp. Nếu bạn cứ mãi do dự trước những sự lựa chọn, bạn sẽ đánh mất cơ hội của cuộc đời, cuộc sống sẽ đi vào cái vòng lẩn quẩn, bế tắc mà không đạt được kết quả gì cả. Cuộc sống là sự lựa chọn con đường mình sẽ phải đi, hãy cân nhắc trước khi lựa chọn và một khi bạn đã chọn, thì đừng hối tiếc mà hãy bỏ đi những lựa chọn khác để toàn tâm toàn ý tập trung vào con đường mà bạn đã chọn vì có như vậy bạn mới có cơ hội để khám phá, tận hưởng con đường duy nhất bạn đang đi cũng như sống hết mình và tận hưởng cuộc sống duy nhất của bạn.
    (St)
    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 11/01/2006
  3. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Những người không có Tết
    ?oXuân đã về, xuân đã về?? những câu hát mừng xuân đang rộn ràng khắp nơi. Người người đang chuẩn bị đón Tết. Giữa không khí rộn ràng đó, còn không ít mảnh đời không dám nghĩ đến ngày xuân.
    Mơ một cái Tết

    [​IMG]
    Phút thư giản, trầm tư sau một cuốc chở khách của ông Ảnh, 74 tuổi (Q.5).

    Những ngày cuối năm, chúng tôi tìm về huyện Nhà Bè - nơi có nhiều gia đình được liệt vào danh sách nghèo khó của TP Hồ Chí Minh. Trong căn nhà tình thương ở ấp 1 xã Phú Xuân huyện Nhà Bè, bà Trần Thị Lai đang ngồi đút từng muỗng cơm cho người chồng bị bệnh.
    Đã hơn một năm nay, căn bệnh không rõ nguyên nhân của chồng bà - ông Trần Đức Đen - đã khiến cho gia đình bà vốn khốn khó càng khốn khó hơn. Mang nỗi tủi thân bệnh tật cộng với cái khổ nghèo khó vây quanh, ông Đen bật khóc khi nghe chúng tôi hỏi về chuyện chuẩn bị đón Tết như thế nào.
    ?oGia đình tui nào dám nghĩ đến ngày Tết. Hiện tại, lo hai bữa mỗi ngày đã mệt lắm rồi. Cả nhà tui chỉ trông chờ vào thằng út đi làm phụ hồ mỗi ngày kiếm được vài chục ngàn đồng. Tui bệnh nặng nhưng không dám đi bệnh viện vì sợ làm khổ con? - ông Đen tâm sự. Tiếp lời chồng, bà Lai bộc bạch: ?oTết năm nay chỉ mong ông Đen nhà tui hết bệnh và trong nhà có một ít gạo, ký thịt đón ông bà là hên lắm rồi?. Khi nói điều ấy ánh mắt bà Lai cứ nhìn chúng tôi như gởi gắm và hy vọng một điều gì đó.
    Cách đó không xa, cụ Nguyễn Thị Chín (83 tuổi) cũng không mong Tết đến. Trong căn nhà tình thương, cụ Chín cùng 2 đứa cháu nội xúm xít bên nhau. Thanh Minh ?" đứa cháu lớn mới 17 tuổi đã phải đi làm phụ hồ nuôi bà và em gái. ?oTết có dĩa trái cây, đòn bánh tét cúng ông bà là đã vui. Mình có làm ra tiền đâu mà mong Tết? - cụ Chín nói với giọng buồn buồn. Đi dọc theo những con kênh ở quận 8, chúng tôi cũng bắt gặp nhiều mảnh đời nghèo khó đang sống lênh đênh trên những chiếc ghe nhỏ bé.
    Sau một năm dài mưu sinh, kiếm sống ở TP, em Nguyễn Tấn Đạt, 14 tuổi, quê Bến Tre nói với giọng buồn buồn: ?oTết đến em thèm được mua bộ quần áo mới nhưng sợ cha mẹ không có tiền nên chỉ dám mơ ước thôi??. Và càng thấm thía nỗi buồn khi ghé thăm khu dưỡng lão nghệ sĩ (quận 8), các cơ sở xã hội đang nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, tàn tật, người già neo đơn. Nghệ sĩ Tuyết Nga (64 tuổi) ngậm ngùi: ?oCon cái đứa nào cũng nghèo phải ở nhờ, ở đậu nhà người ta thì làm sao có thể đón tôi về ăn Tết. Đã từ lâu tôi không có cái Tết gia đình, cứ đến mùa xuân nước mắt lại chảy ra?.
    Tết xa quê
    Rời khỏi nhà bà Lai chúng tôi gặp một người phụ nữ gầy nhom đang gò lưng đạp chiếc xe đạp tồi tàn, phía trước treo một chiếc cân cũ kỹ và sau lưng là một chiếc bao đựng đầy phế liệu. Chị tên Nguyễn Thị Châu (quê Thanh Hóa) vào TPHCM mưu sinh bằng nghề ve chai hơn một năm nay. Gạt những giọt mồ hôi lăn dài trên mặt khi dừng xe lại trò chuyện với chúng tôi, chị nói: ?oTôi phải cố làm việc và kiếm tiền để nuôi 3 đứa con đang học phổ thông ngoài quê. Tết này tôi không về, tranh thủ ở lại TP kiếm thêm chút tiền gởi về lo cho tụi nhỏ có bộ quần áo mới và đầu năm đi học?.
    Có cùng hoàn cảnh với chị Châu, tại khu nhà trọ nghèo nàn thuộc tổ 24 phường 15 quận Tân Bình, chúng tôi gặp những người quê Hà Tây vào TPHCM với nghề bán bắp luộc, bắp xào, khoai lang, khoai mì luộc. Anh Mạnh, một trong số những người này nói như tâm sự: ?oĐêm giao thừa đi bán đến gần 4 giờ sáng, nhìn người ta đi chơi nhớ con ghê lắm. Lúc về đến nhà trọ thì chỉ muốn lăn ra ngủ một giấc cho quên hết nhọc nhằn và cũng để quên đi? ngày Tết?.
    Xa quê gần 10 năm nay, anh nhớ là chỉ về quê được 2 cái Tết, anh nói ngày Tết ai chẳng nhớ quê hương nhưng biết làm sao bởi cái nghèo cứ đeo mãi. Anh cũng như nhiều người dân xa quê mưu sinh bằng nghề này chấp nhận với cuộc sống thiếu trước hụt sau, làm được đồng nào thì gởi về quê lo cho cho gia đình, con cái ăn học. Còn chị Nhung thì nói với chúng tôi về cái Tết xa quê của mình: Ở đây không có không khí đầm ấm như Tết quê nhà, ngày 30 tranh thủ mua một ít bánh chưng, hoa quả để chung vui với anh em vào ngày mùng một. Chỉ một ngày thôi rồi hôm sau chúng tôi lại tiếp tục cuộc mưu sinh.
    Có mặt tại khu công nghiệp Tân Bình vào lúc công nhân đang tan ca, chúng tôi cảm nhận được nỗi niềm ngày Tết của những công nhân không có điều kiện về quê. Ngôn (quê Nghệ An) làm tại Công ty dệt may Thắng Lợi, vào TPHCM làm công nhân 4 năm nhưng chỉ về quê ăn Tết có một lần.
    Ngôn tâm sự: ?oTết ở đây rất buồn. Em chỉ đi chùa vào mùng một rồi nằm nhà chờ đến ngày đi làm. Còn ở quê em thì ngay từ 20 tháng chạp không khí Tết đã tràn về. Năm rồi, đêm giao thừa nhớ gia đình em khóc đến sưng cả mắt?. Khi chúng tôi hỏi Oanh (quê Thanh Hóa, làm cùng với Ngôn) sao không tranh thủ Tết về với gia đình, Oanh bảo: ?oLương công nhân không có bao nhiêu, quê thì xa, về ăn một cái Tết thì đầu năm không có tiền gởi về cho bố mẹ?.
    Ngày Tết, với người Việt Nam, là dịp để đoàn tụ gia đình. Vậy mà có những người sau cả năm vất vả nhọc nhằn mưu sinh chỉ lo Tết cho gia đình, người thân mà không dám nghĩ đến Tết cho riêng mình.
    THÁI PHƯƠNG

    trích từ: http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2006/thang1/89823/
  4. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Something About Love
    Tình yêu bắt đầu từ một nụ cười, chớm nở bằng một cái hôn và cảm nhận được từ những cái ôm ấp dịu dàng. Một tình yêu thật sự không thể xây dựng từ những mâu thuẫn đổ vỡ của quá khứ mà phải bằng những gì trong sáng ở tương lai. Bạn nên hướng nhìn thẳng về phía trước chứ đừng bao giờ ngoái nhìn lại dĩ vãng. Bạn sẽ không thể nào tiếp tục sống vui vẻ nếu như bạn không chịu bỏ qua những đau đớn từng xảy đến trong đời. Bạn nên có nghị lực để làm những gì bạn cảm thấy là đúng và tốt cho những người bện cạnh bạn, nhất là chính bản thân bản. Nếu bạn để cho một mối tình không vui vẻ luôn níu kéo bạn thì bạn sẽ càng bị nhiều đau khổ, tan nát con tim và cay đắng của sự chia tay. Chính vì những thứ nói trên, bạn đừng bao giờ ngần ngại nói lên những gì bạn đang suy tư và những gì đang đến trong lòng bạn.
    Bạn sẽ không tự nhiên yêu ai được trừ khi chính bạn phải mạo hiểm với tinh yêu. Yêu là mạo hiểm. Sống là rủi ro với cái chết. Hy vọng là liều lĩnh với sự thất bại. Nhưng không mạo hiểm thì đã là thất bại rồi vì trong cuộc sống điều nguy hiểm nhất là không thử thách điều gì . Để đạt được cái kế tiếp, bạn phải dám mạo hiểm với những gì liên quan.
    Có những lúc trong cuộc sống khi bạn thật sự nhớ nhung một người và chỉ muốn lấy người đó ra khỏi giấc mơ và mong muốn có thể ôm lấy họ trong thực tại. Bạn hãy mơ những gì bạn muốn mơ và đi tới những chỗ nào bạn muốn tới. Bạn hãy làm những gì bạn muốn làm, vì bạn chỉ có một cuộc đời và một lần cơ hội để làm những gì bạn muốn.
    (St)

    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 10:04 ngày 20/01/2006
  5. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Đun nước cho khách qua đường...​
    Tôi chắc rằng, những người đun nước cho khách qua đường phải là những người có tâm hồn cao đẹp. Họ chẳng nghĩ đến việc nhận được một lời cảm ơn và càng chẳng quan tâm đo đếm đồng tiền. Trong thâm tâm họ là một niềm tin vào cuộc sống, rằng nếu họ gặp khó khăn, cơ nhỡ thì cũng sẽ có những bàn tay quen và không quen giúp đỡ, chia sẻ.
    Tôi xin đưa ra một trắc nghiệm nhỏ:
    Nếu trên đường đi làm (đi học, đi chơi...), bạn gặp một người xin tiền bạn (vì lỡ độ đường, vì nhà có người thân nằm bệnh viện, vì bị mất cắp...), bạn sẽ làm gì?
    A. Nghĩ thầm "toàn lừa đảo hết", coi như không nghe thấy gì và đi tiếp.
    B. Phân vân "không biết có thật không nhỉ" và đi tiếp.
    C. Cho họ tiền nhưng nghĩ "thôi, coi như bị rơi tiền".
    D. Cho họ tiền một cách vui vẻ
    Tôi chắc rằng, bất kỳ ai trong cuộc sống thường nhật của mình cũng đã gặp tình huống này. Và tôi cũng có thể chắc rằng phần đông chúng ta sẽ lựa chọn 1 trong 3 phương án đầu tiên (để rồi sau đó, nghĩ lại với một sự bực mình nho nhỏ "sao mà lắm ăn xin thế" ). Chính tôi cũng nhiều lúc băn khoăn tự hỏi, tại sao mình không thể tin tưởng vào câu chuyện của người ăn xin ấy, trong khi nó hoàn toàn có thể là thật.
    Và, tôi đã có được niềm tin cho riêng mình sau khi đọc được một bài viết, mà tôi xin chia sẻ với các bạn một đoạn trích:
    "Tôi sinh ra ở Hà Nội, trong một gia đình lao động nghèo, ở bãi Phúc Xá Hạ. Vừa chạy xong được bữa sáng, đã phải lo đến bữa tối, cho nên cha mẹ tôi suốt ngày phải ?othường trực? ở chợ Nứa - chợ nằm trên mặt đê sông Hồng, đối diện với bến ô tô Chợ Nứa (Long Biên) - để gánh vác và kéo xe bò thuê cho những người đến mua gỗ nứa. Vì thế tôi được tự do ở nhà, muốn làm gì thì làm...
    Vào đầu những năm của thập kỷ 40, hơn 10 tuổi, đã dẻo chân chạy, tôi thường hay lang thang lên phố chơi, để xem ngắm phố phường; để ngây ngây, gí mũi vào tủ kính, nhìn quần áo, đồ bách hóa, bầy biện trong tủ kính và biết chắc rằng chẳng bao giờ mình có được.
    Trong những lúc đi lang lang như thế, vào những ngày mùa hè nóng bức, tôi thấy trên vỉa hè trước cửa nhiều nhà có đặt một vại nước uống ?olàm phúc? cho người đi đường để họ khỏi phải ghé miệng vào vòi nước máy công cộng mà uống nước lã. Đúng vậy, bởi thời ấy, nhiều người lao động áo nâu, những đứa trẻ con nhà nghèo như tôi, thường chẳng bao giờ có lấy một đồng trinh dính túi, thì lấy tiền đâu ra mà ghé vào quán nước. Mặc dù, giá một bát nước vối chỉ là một đồng Bảo Đại, còn bát nước chè tươi là hai đồng Bảo Đại, hoặc một trinh (tức là ba đồng Bảo Đại).
    Những vại nước uống này, thường xuất hiện nhiều hơn cả ở trước những cổng đền, cổng chùa của những nhà tu hành đầy lòng bác ái, từ thiện. Có những đền, những chùa nằm sâu trong ngõ cũng đặt ra ngoài hè phố những vại nước như thế... Trên miệng vại bao giờ cũng được gác ngang những chiếc gáo dừa nhỏ, có cán cầm, nếu không phải là gáo dừa, thì là những ống bơ sữa bò, đục hai lỗ, luồn thanh tre vót tròn làm cán...
    "Những vại nước cứu tế miễn phí như thế thường xuất hiện lác đác trên vỉa hè các phố đông người Hà Nội, ngay từ những ngày nắng to đầu mùa hè, rồi dần dần xuất hiện dày đặc hơn khi nắng hạ gay gắt hơn, không khí oi nồng hơn, và cái khát đến với những người đi đường cũng bức thiết hơn".
    Thật bất ngờ với lớp người trẻ như tôi khi được biết về một hành động đẹp đã từng có trong nếp sống của người Hà Nội. Đọc hết bài viết, một cảm giác xúc động trào dâng, tôi cảm thấy tự hào với mảnh đất mà mình đã được sinh ra và gắn bó, tự hào về những giá trị Hà Nội giản dị mà thanh cao. Tôi cũng tự hào thêm bởi tình người Hà Nội, tính gắn kết cộng đồng dường như thường bị cho là mờ nhạt hơn những vùng đất khác. Con người Hà Nội, khi ấy, thật biết sống vì người khác.
    Khoan hãy bàn đến khía cạnh vật chất (chi phí đắt hay rẻ) của những vại nước ấy, mà hãy nghĩ đến tấm lòng của những người Hà Nội luôn quan tâm và chia sẻ với những người chẳng biết mặt, biết tên. Giữa trưa hè nắng gay gắt, bao nhiêu người qua đường trong cơn mệt mỏi đã sung sướng dừng chân uống một gáo nước, để cảm nhận được sự dịu mát và thầm cảm ơn những tấm lòng. Hành động đẹp ấy không biết có khiến tâm hồn của những người Hà Nội xưa thêm thanh thản và hạnh phúc không? Chữ "nhân", chữ "tâm" phải chăng đã lan toả mạnh mẽ trong văn hoá Hà Nội thời kỳ ấy, tạo nên cốt cách của con người Thủ đô.
    Nhắc lại vại nước Hà Nội - giờ đã xa lắm rồi - có làm chúng ta bồi hồi khi nhớ lại một thời mà mỗi người sống vì người khác, nghĩ cho người khác như cho chính bản thân mình. Tôi chắc rằng, những người đun nước cho khách qua đường phải là những người có tâm hồn cao đẹp. Họ chẳng nghĩ đến việc nhận được một lời cảm ơn và càng chẳng quan tâm đo đếm đồng tiền. Nhưng trong thâm tâm họ là một niềm tin vào cuộc sống, rằng nếu họ gặp khó khăn, cơ nhỡ thì cũng sẽ có những bàn tay quen và không quen giúp đỡ, chia sẻ. Và tôi, bỗng thấy tự tin hơn mỗi khi gặp một người ăn xin và giúp đỡ họ chút tiền. Chỉ cần một trong số 20 lần việc làm của tôi thực sự có ích cũng đã là hạnh phúc. Bởi cả họ và tôi, trong cuộc sống hiện đại này, đã tìm được cho mình niềm tin vào những điều thiện.
    Xin khép lại những dòng tản mạn bằng câu chuyện của cậu em trai tôi. Trong một lần đi chơi về, em tôi gặp một người phụ nữ đang loay hoay với chiếc xe máy hỏng. Nó dừng lại, định để giúp đỡ, nhưng người phụ nữ nhìn em tôi hết sức nghi ngờ và nhất quyết lắc đầu từ chối, thậm chí còn thốt ra vài câu nói nặng nề. Em tôi về, kể cho tôi nghe với một tâm trạng vừa ngạc nhiên vừa buồn. Tôi hiểu, lòng tốt của nó bị tổn thương. Khoảnh khắc ấy, tôi thật sự thương nó.
    Nhưng chị vẫn mong rằng, không vì thế mà em trai của chị nhìn cuộc đời bớt tốt đẹp, hay hờ hững trước những người đang gặp khó khăn, bởi cuộc đời dù còn nhiều "góc tối " vẫn rất cần những "vại nước mát trưa hè", em ạ!
    Bích Hã
    (Sưu tầm)
    [nick]
    Được greenline sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 24/01/2006
  6. Gia_Khue

    Gia_Khue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Theo bài trắc nghiệm của anh Greenline thì hồi lúc học đại học, mình chọn câu a, tiếp theo thì câu b, cứ vậy, bjờ mình chọn câu d.
    Mình cứ nghĩ, có thể người ta giả vờ, cũng có thể người ta khó khăn thật sự, mình không thể biết đuợc. Thôi thì cũng 5,10 ngàn, biết đâu mình lại giúp đúng người, còn nếu không đúng thì cũng giúp người ta không bị những người... (gọi những người này là gì nhỉ, cai ăn xin à?)mắng hay đánh vì không đem về được nhiều tiền.
    Nghĩ vậy, nên mình chẳng còn bực mình, khó chịu khi có người đến xin mình.
    Có lần, mình đi đổ xăng, 1 ông già đến xin mình 5 ngàn để đổ xăng, ông nói nhà ông tận Thủ Đức, mình đưa 20 cho chị bán hàng, nói đổ cho ông. Một lúc sau, quay lại trạm bơm đấy để hỏi thăm, đúng là ông hết xăng thật. Cảm thấy trong lòng thật thoải mái, những bực dọc về công việc tan biến đâu hết.
    Chợt nhớ câu quảng cáo của Omo: Xuân làm điều phúc, sung túc cả năm.
    Mình chẳng nghĩ sẽ sung túc cả năm, chỉ mong được hạnh phúc cả năm thôi.
  7. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Cuộc đời ngắn ngủi, nghệ thuật thì trường tồn.Cơ may thoáng qua nhanh, cảm nhận dễ bị dánh lừa và thẩm định thuờng rất khó. (Hippocrates)
  8. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Bảy điều giản dị ​

    1. Bạn không thể thành công khi đơn độc. Câu chuyện nào kể về những thành công đều nói về những con người hết sức tương trợ lẫn nhau. Ai cũng có tài năng và điều kiện riêng biệt. Hãy làm những gì bạn làm tốt nhất và khích lệ mọi người phát triển trên ?ođất? của họ.
    2. Sự bền chí luôn luôn thắng cuộc. Nếu không bỏ cuộc, bạn không thể nào thất bại. Khi gặp trở ngại, cố gắng tìm những con đường khác nhau để vượt qua. Hãy lắng nghe những lời đanh thép của Winston Churchill hét lên trong những giờ phút đen tối nhất của nước Anh: ?oKhông bao giờ, không bao giờ và không bao giờ bỏ cuộc.?
    3. Mỗi ngày nên dành một chút thời gian để tập trung vào nội tâm. Có người gọi đó là thiền. Hãy lắng nghe những lời thì thầm tận đáy lòng của bạn!
    4. Nếu bạn không bằng lòng với bản thân của ngày hôm nay thì đừng mong rằng ngày mai sẽ khác. Hãy thay đổi thái độ, cách nghĩ và cách sống để sớm nhận được những thay đổi mới trong tương lai.
    5. Bạn là sản phẩm của những ý nghĩ. Nếu bạn muốn có nhiều hơn những gì bạn nghĩ mình đang sở hữu thì đừng bao giờ tốn thời gian và năng lượng cho những ý nghĩ tiêu cực.
    6. Bạn luôn nhận được những gì bạn gửi đi. Nếu bạn muốn được giúp đỡ, trước hết hãy là người luôn sẵn sàng giúp người khác. Nếu bạn muốn thành công, hãy giúp hết lòng mọi người có được những gì họ muốn.
    7. Cuộc đời cũng giống như một bộ phim. Bạn là người viết kịch bản. Bạn là nhân vật chính. Bạn là đạo diễn và là nhà phê bình. Rồi phim cũng chấm dứt. Sống không phải để tồn tại, mà sống để làm nên giá trị của cuộc đời.
    Điều quan trọng là làm sao mỗi ngày trôi qua là những giây phút tuyệt vời nhất. Vì bạn chẳng có gì ngoài những khoảng khắc của hiện tại.
    (St)
    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 25/01/2006
  9. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Bình Yên Từ Trái Tim​
    (Tặng T....)
    Một ngày có một giờ ta gọi là giờ bình yên. Giờ mà quanh ta, nhịp sống vẫn diễn ra rộn rã nhưng trong lòng đã mất chỗ cho cuộc bon chen. Giờ mà bên tai vẫn còn âm ỉ không ngừng tiếng guồng quay công việc nhưng trái tim đã bắt đầu khao khát những nhỏ bé, giản đơn.
    Giờ bình yên - giờ của những đêm thật khuya mong điện thoại vang lên một tiếng để biết đời còn dành cho mình những quan tâm. Đôi khi chỉ là tin nhắn của người bạn thân: ?oVẫn ổn chứ hả??. Một tin trả lời: ?oỪ, vẫn vậy?. Đơn giản vài chữ nhưng nghe ấm lòng đến lạ bởi biết trên đời này còn có một người đang chờ chia sẻ cùng mình những nỗi buồn, niềm vui.
    Giờ bình yên - giờ của những lần đi lang thang trên con đường vắng, sau một ngày ồn ã của các mối quan hệ, sau những bữa cơm bụi chông chênh đong đếm. Mong được nghe đến cháy lòng câu hỏi quen thuộc của mẹ: ?oĂn cơm chưa con??, hay giọng trầm ấm của bố: ?oBữa nay học hành sao rồi con??. Bình yên bởi biết lòng mình chưa sỏi đá, bởi biết tim mừng vui vì mỗi bước mình đi còn có những ánh mắt trìu mến dõi trông.
    Giờ bình yên - giờ không muốn im lặng, giờ muốn đời nghe mình nói, giờ ta vô thức nhấn số điện thoại của em kể vài chuyện vu vơ, chỉ để nghe tiếng cười của em bật lên vô tư lự, để thấy hạnh phúc vì có người còn bình yên vì những điều mình nói. Chợt lòng thanh thản vì biết đời còn chút hồn nhiên.
    Giờ bình yên - giờ lạc giữa dòng người xe mắc cửi nhưng vẫn còn một khuôn mặt dịu dàng áp vào lưng ta như cần che chở. Thấy tim nhẹ nhàng rộn nhịp, thấy bình yên về ngụ trong tâm trí bởi biết mình còn được làm bức tường vững chãi che đời một người. Thấy yên lòng khi không nghe chiều trăn trở hoàng hôn.
    Giờ bình yên - đâu phải là giờ của sự im lặng tuyệt đối. Giờ bình yên, đơn giản chỉ là giờ mà mọi ồn ã cuộc đời như lắng đọng, mọi xô bồ vất vả như lùi sâu vào tâm trí, nhường chỗ cho trái tim cất tiếng, cho những yêu thương gọi lời...
    (St)
    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 16:42 ngày 27/01/2006
  10. Tigresss

    Tigresss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống thật nhiều điều đáng suy gẫm .
    Điều đáng suy gẫm nhất trong những ngày này, là suy gẫm xem những ngừoi bệnh tật nghèo khổ, đang lê la vất vưởng ngoài kia, bên cạnh dòng nguời đông đúc nhộn nhịp đi chơi Tết, họ suy gẫm gì ?

Chia sẻ trang này