1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Có lần một cô giáo ở một lớp học về kinh tế nói với chúng tôi rằng cô đã đọc được ở đâu đó (tôi quên rồi) những tiểu chuẩn của một người đàn ông Đông phương thành đạt trong cuộc sống hiện đại:
    1/ Có nhà cửa
    2/ Có tiền
    3/Có bạn tri âm
    4/ Có vợ
    post lên đây cho mấy anh 7X suy ngẫm....
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    thấy bác cuoihaymeu có cái câu hay hay, gửi cho các bác cùng ngẫm thử:
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng

    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  3. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    thấy bác cuoihaymeu có cái câu hay hay, gửi cho các bác cùng ngẫm thử:
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng

    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nói tục là hệ quả tất yếu của nhịp sống hiện đại
    Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng và Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái đều cho rằng nói tục là cách xả stress tức thời dễ nhất và ít tốn kém nhất khi phải đối mặt với những căng thẳng tâm lý. Tuy nhiên, kiểu nói tục của người thành phố ít chất folklore hơn ở nông thôn nhưng lại thường xuyên hơn.
    Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng tỏ ra hết sức hào hứng khi trao đổi với VnExpress xoay quanh chủ đề "Bạn có nói tục, nói đệm không?". Theo ông, phải chấp nhận sự tồn tại của hiện tượng này như một hệ quả tất yếu của một xã hội đang tiến đến nền văn minh công nghiệp với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hóa chóng mặt. Tiến sĩ Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái thì lý giải một cách hình tượng hơn: "Ngày xưa, người nông dân chỉ sống trong luỹ tre làng, thông tin ít, biến cố ít, cuộc sống hiền hoà, chậm rãi, chẳng có gì để mà căng thẳng... Bây giờ bùng nổ thông tin, càng biết nhiều, càng bực mình nhiều, càng phải văng tục nhiều, thế thôi! Tôi thấy chuyện họ văng tục mỗi khi bực mình là dễ hiểu".
    Cùng quan điểm trên, Tiến sĩ Đỗ Thuý Lan, Giám đốc bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, nhìn nhận: "Sức ép tâm lý của cuộc sống công nghiệp không chừa một ai, nhất là người dân các thành phố lớn. Theo thống kê mới nhất của ngành y tế, tỷ lệ người dân Việt Nam mắc các chứng bệnh về tâm thần là gần 20%, nhưng rất ít người có điều kiện đến bác sĩ tâm lý. Bởi vậy, khi văng ra được một câu nói tục thật hả hê, đa phần mọi người cảm thấy nhẹ nhõm hơn".
    Sắc thái của những câu văng bậy thể hiện khá rõ trình độ của người nói. Dân thành phố văng tục nhiều hơn nhưng từ ngữ nhìn chung chừng mực, thường tránh những từ quá nhạy cảm kiểu folklore (dân gian) như người nông dân, bình dân Việt Nam hay dùng. "Bên cạnh đó, không thể phủ nhận đôi khi vẫn có những câu "văng bậy duyên dáng", khiến người nghe không những không cảm thấy khó chịu mà còn thất vui vẻ, thú vị hoặc những câu nói tục cần được thông cảm. Quan trọng là thời điểm, hoàn cảnh, môi trường, đối tượng... và cách thể hiện câu nói đó như thế nào thôi", tiến sĩ Minh Thái nói.
    Giáo sư Vượng cũng minh chứng nhận xét trên bằng câu chuyện về giáo sư Tôn Thất Tùng - một người có tật hay văng tục (thậm chí rất ngoa ngoắt) mỗi khi đối mặt với những tình huống căng thẳng trong phòng mổ. Ban thi đua khen thưởng của Chính phủ loại tên ông khỏi danh sách phong tặng danh hiệu anh hùng lao động vì lý do này rồi gửi lên Bác Hồ. Đích thân Bác đã khuyên mọi người thông cảm với ông trong những thời điểm ngặt nghèo đối mặt với sinh mệnh con người.
    Tuy nhiên, các nhà khoa học đều nhất trí rằng mức độ nói tục, nói đệm của người thành phố đã trở nên trầm trọng. "Nguy hiểm ở chỗ người ta nói bậy mà không cho rằng đó là bậy. Trong trường học, tôi thấy hình như các thày cô không chú trọng việc khuyên răn học trò. Ngoài đường phố, người lớn còn làm gương dạy trẻ nói bậy. Ngành giáo dục và văn hoá phải có trách nhiệm trước tình trạng xã hội thiếu mẫu mực này" - giáo sư Vượng nhận xét.
    ( N.H - VNExpress )
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nói tục là hệ quả tất yếu của nhịp sống hiện đại
    Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng và Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái đều cho rằng nói tục là cách xả stress tức thời dễ nhất và ít tốn kém nhất khi phải đối mặt với những căng thẳng tâm lý. Tuy nhiên, kiểu nói tục của người thành phố ít chất folklore hơn ở nông thôn nhưng lại thường xuyên hơn.
    Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng tỏ ra hết sức hào hứng khi trao đổi với VnExpress xoay quanh chủ đề "Bạn có nói tục, nói đệm không?". Theo ông, phải chấp nhận sự tồn tại của hiện tượng này như một hệ quả tất yếu của một xã hội đang tiến đến nền văn minh công nghiệp với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hóa chóng mặt. Tiến sĩ Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái thì lý giải một cách hình tượng hơn: "Ngày xưa, người nông dân chỉ sống trong luỹ tre làng, thông tin ít, biến cố ít, cuộc sống hiền hoà, chậm rãi, chẳng có gì để mà căng thẳng... Bây giờ bùng nổ thông tin, càng biết nhiều, càng bực mình nhiều, càng phải văng tục nhiều, thế thôi! Tôi thấy chuyện họ văng tục mỗi khi bực mình là dễ hiểu".
    Cùng quan điểm trên, Tiến sĩ Đỗ Thuý Lan, Giám đốc bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, nhìn nhận: "Sức ép tâm lý của cuộc sống công nghiệp không chừa một ai, nhất là người dân các thành phố lớn. Theo thống kê mới nhất của ngành y tế, tỷ lệ người dân Việt Nam mắc các chứng bệnh về tâm thần là gần 20%, nhưng rất ít người có điều kiện đến bác sĩ tâm lý. Bởi vậy, khi văng ra được một câu nói tục thật hả hê, đa phần mọi người cảm thấy nhẹ nhõm hơn".
    Sắc thái của những câu văng bậy thể hiện khá rõ trình độ của người nói. Dân thành phố văng tục nhiều hơn nhưng từ ngữ nhìn chung chừng mực, thường tránh những từ quá nhạy cảm kiểu folklore (dân gian) như người nông dân, bình dân Việt Nam hay dùng. "Bên cạnh đó, không thể phủ nhận đôi khi vẫn có những câu "văng bậy duyên dáng", khiến người nghe không những không cảm thấy khó chịu mà còn thất vui vẻ, thú vị hoặc những câu nói tục cần được thông cảm. Quan trọng là thời điểm, hoàn cảnh, môi trường, đối tượng... và cách thể hiện câu nói đó như thế nào thôi", tiến sĩ Minh Thái nói.
    Giáo sư Vượng cũng minh chứng nhận xét trên bằng câu chuyện về giáo sư Tôn Thất Tùng - một người có tật hay văng tục (thậm chí rất ngoa ngoắt) mỗi khi đối mặt với những tình huống căng thẳng trong phòng mổ. Ban thi đua khen thưởng của Chính phủ loại tên ông khỏi danh sách phong tặng danh hiệu anh hùng lao động vì lý do này rồi gửi lên Bác Hồ. Đích thân Bác đã khuyên mọi người thông cảm với ông trong những thời điểm ngặt nghèo đối mặt với sinh mệnh con người.
    Tuy nhiên, các nhà khoa học đều nhất trí rằng mức độ nói tục, nói đệm của người thành phố đã trở nên trầm trọng. "Nguy hiểm ở chỗ người ta nói bậy mà không cho rằng đó là bậy. Trong trường học, tôi thấy hình như các thày cô không chú trọng việc khuyên răn học trò. Ngoài đường phố, người lớn còn làm gương dạy trẻ nói bậy. Ngành giáo dục và văn hoá phải có trách nhiệm trước tình trạng xã hội thiếu mẫu mực này" - giáo sư Vượng nhận xét.
    ( N.H - VNExpress )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    9 đặc điểm của người văn minh
    Mỗi khi bạn ra đường, mọi người xung quanh đều phải ngoái nhìn. Có người nhắc khéo: "Đi đến đâu, ồn ào đến đó", hoặc "Chưa thấy người đã thấy tiếng". Đừng nhầm lẫn đấy là những lời khen tặng. Hãy vặn nhỏ volume lại, bạn nhé.

    Xếp hàng: Chỉ cần nhìn vào hàng người trước quầy bán vé, bạn sẽ nhận ra ngay những con người của văn minh. Rất nhiều người Việt Nam đã bị người nước ngoài nhắc nhở vì tội chen lấn. Đừng quá nôn nóng, giá trị con người bạn lớn hơn rất nhiều so với vài phút chờ đợi.
    Không khạc, nhổ nước bọt: Thói quen này dường như là hàng "độc quyền" của các chàng. Ra đường, nếu không cẩn thận là "vèo", một dịch lỏng trong suốt đã dán vào người bạn, kèm theo "hương thơm" rất đặc trưng. Nếu không muốn hưởng "đặc sủng", bạn đừng bao giờ phạm phải thói quen khủng khiếp này nhé.
    Giúp đỡ người già, trẻ em: Thay vì nhìn một bà cụ luống cuống băng qua đường, bạn hãy giúp bà ấy. Chỉ một cử chỉ đẹp này thôi đã đủ nói lên phong cách văn minh của bạn. Ngoài ra, điều này còn có tác dụng giáo dục rất hữu hiệu.
    Không xả rác ngoài đường: Bạn rất "hồn nhiên" khi ném rác ra đường vì cho rằng đường là của chung, chẳng đụng chạm đến ai cả. Bạn lầm rồi, cứ mỗi cọng rác bạn bỏ xuống đường lại thêm chút ô nhiễm cho bầu không khí vẫn thở mỗi ngày.
    Nói lời cảm ơn: Nếu để ý, một ngày bạn phải nói lời cảm ơn với biết bao người. Bàn làm việc sạch sẽ nhắc bạn cảm ơn chị tạp vụ. Một bữa cơm ngon, bạn nên nhớ người nấu. Tiếng "cám ơn" giúp bạn trở thành con người lịch lãm, đáng yêu trong mắt người khác.
    Bảo vệ môi trường: Không phải ngẫu nhiên mà Singapore được xem là đất nước sạch nhất châu Á. Thành quả ấy do sự đóng góp của mỗi công dân. Bạn còn chờ gì nữa, hãy bảo vệ môi trường chung: cây xanh, nguồn nước, không khí.
    Không mặc hở hang: Ngay cả khi có thân hình cực kỳ hấp dẫn đi nữa, việc bạn ăn mặc hở hang đi ra đường chẳng đẹp mắt chút nào, nhất là với truyền thống của người Việt Nam. Tuỳ môi trường, hoàn cảnh mà chọn trang phục, bạn nhé.
    Tuân thủ luật giao thông: Đừng đợi đến khi có cảnh sát bạn mới đi đúng luật giao thông. Người văn minh tuân thủ luật lệ giao thông ngay cả ban đêm, khi trên đường chẳng còn bóng người nào.
    ( Sưu tầm )
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    9 đặc điểm của người văn minh
    Mỗi khi bạn ra đường, mọi người xung quanh đều phải ngoái nhìn. Có người nhắc khéo: "Đi đến đâu, ồn ào đến đó", hoặc "Chưa thấy người đã thấy tiếng". Đừng nhầm lẫn đấy là những lời khen tặng. Hãy vặn nhỏ volume lại, bạn nhé.

    Xếp hàng: Chỉ cần nhìn vào hàng người trước quầy bán vé, bạn sẽ nhận ra ngay những con người của văn minh. Rất nhiều người Việt Nam đã bị người nước ngoài nhắc nhở vì tội chen lấn. Đừng quá nôn nóng, giá trị con người bạn lớn hơn rất nhiều so với vài phút chờ đợi.
    Không khạc, nhổ nước bọt: Thói quen này dường như là hàng "độc quyền" của các chàng. Ra đường, nếu không cẩn thận là "vèo", một dịch lỏng trong suốt đã dán vào người bạn, kèm theo "hương thơm" rất đặc trưng. Nếu không muốn hưởng "đặc sủng", bạn đừng bao giờ phạm phải thói quen khủng khiếp này nhé.
    Giúp đỡ người già, trẻ em: Thay vì nhìn một bà cụ luống cuống băng qua đường, bạn hãy giúp bà ấy. Chỉ một cử chỉ đẹp này thôi đã đủ nói lên phong cách văn minh của bạn. Ngoài ra, điều này còn có tác dụng giáo dục rất hữu hiệu.
    Không xả rác ngoài đường: Bạn rất "hồn nhiên" khi ném rác ra đường vì cho rằng đường là của chung, chẳng đụng chạm đến ai cả. Bạn lầm rồi, cứ mỗi cọng rác bạn bỏ xuống đường lại thêm chút ô nhiễm cho bầu không khí vẫn thở mỗi ngày.
    Nói lời cảm ơn: Nếu để ý, một ngày bạn phải nói lời cảm ơn với biết bao người. Bàn làm việc sạch sẽ nhắc bạn cảm ơn chị tạp vụ. Một bữa cơm ngon, bạn nên nhớ người nấu. Tiếng "cám ơn" giúp bạn trở thành con người lịch lãm, đáng yêu trong mắt người khác.
    Bảo vệ môi trường: Không phải ngẫu nhiên mà Singapore được xem là đất nước sạch nhất châu Á. Thành quả ấy do sự đóng góp của mỗi công dân. Bạn còn chờ gì nữa, hãy bảo vệ môi trường chung: cây xanh, nguồn nước, không khí.
    Không mặc hở hang: Ngay cả khi có thân hình cực kỳ hấp dẫn đi nữa, việc bạn ăn mặc hở hang đi ra đường chẳng đẹp mắt chút nào, nhất là với truyền thống của người Việt Nam. Tuỳ môi trường, hoàn cảnh mà chọn trang phục, bạn nhé.
    Tuân thủ luật giao thông: Đừng đợi đến khi có cảnh sát bạn mới đi đúng luật giao thông. Người văn minh tuân thủ luật lệ giao thông ngay cả ban đêm, khi trên đường chẳng còn bóng người nào.
    ( Sưu tầm )
  8. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Tạp chí NewYorker mới đây cho công bố kết quả khảo sát những lời nói dối được ưa dùng nhất. Dẫn đầu là câu "Tôi cũng vừa định gọi điện cho anh!"
    Các thứ tự tiếp theo:
    - Em yêu, không phải như em nghĩ đâu.
    - Đây là trường hợp khiếu nại đầu tiên đối với chúng tôi!
    - Tôi nói thật nhé .....
    - Họ muốn nói gì thì nói, tôi không quan tâm.
    - Lúc sinh thời, tôi có vô khối bạn bè.
    - Nếu họ sống với nhau hạnh phúc thì càng tốt. Chúc họ mọi chuyện tốt lành.
    - ...tuổi? Không bao giờ tôi đoán anh từng ấy tuổi!
    (sưu tầm)
    as long as you remember me
     I'll never be too far...
  9. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Tạp chí NewYorker mới đây cho công bố kết quả khảo sát những lời nói dối được ưa dùng nhất. Dẫn đầu là câu "Tôi cũng vừa định gọi điện cho anh!"
    Các thứ tự tiếp theo:
    - Em yêu, không phải như em nghĩ đâu.
    - Đây là trường hợp khiếu nại đầu tiên đối với chúng tôi!
    - Tôi nói thật nhé .....
    - Họ muốn nói gì thì nói, tôi không quan tâm.
    - Lúc sinh thời, tôi có vô khối bạn bè.
    - Nếu họ sống với nhau hạnh phúc thì càng tốt. Chúc họ mọi chuyện tốt lành.
    - ...tuổi? Không bao giờ tôi đoán anh từng ấy tuổi!
    (sưu tầm)
    as long as you remember me
     I'll never be too far...
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Ca sĩ cần học cách ứng xử



    Lâu nay, người ta chỉ nhắc đến những khoá bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, nghiệp vụ để "mở mắt" cho lớp ca sĩ mới nổi, chưa mấy ai nói về việc ca sĩ phải đi học ứng xử cho có "văn minh". Mà cũng khó đòi hỏi ở lớp ca sĩ mới "ra ràng" đã rơi vào bàn tay nhào nặn của các ông bà bầu thành những ai chính họ còn chưa kịp nhận biết.
    Thử tưởng tượng trong một buổi họp đông đủ quan chức ngành văn hóa, một ca sĩ đang ăn khách hàng đầu, lại vừa trúng "sô" quảng cáo lớn tại Anh bước lên bục, gần 5 phút chỉ "e hèm", "oh yes", "wow" và cười rất lạc điệu, thay vì cô phải trình bày ý kiến của mình.
    Sau đó, cô nói ngắc ngứ, u ơ về quan điểm làm nghề, chỉ trích quan chức sở VHTT đòi kiểm duyệt cả trang phục biểu diễn của ca sĩ trong buổi phúc khảo bằng bốn lần dùng từ "quá đáng". Nhìn chung, cử toạ khá ngạc nhiên vì nghe phong phanh đã lâu, giờ mới biết thực hư "tài" ăn nói của các ca sĩ trẻ và vốn từ vựng nghèo nàn của họ.
    Còn một cô ca sĩ búp bê khác luôn tạo một dáng đi ngúng nguẩy và là biểu tượng "***y" trong giới, trước đông đảo công chúng sinh viên vẫn hay tự nhiên hỏi vọng xuống khán giả: "Quý vị có biết từ trưa đến nay T.T chưa ăn gì không? Nhưng để phục vụ khán giả T.T sẵn sàng hát tặng ca khúc...".
    Không biết cách ăn nói hay bộc lộ mình trước công chúng đã đành, có ca sĩ còn bộc lộ cả độ hẫng hụt về văn hóa của mình một cách rất tự nhiên chủ nghĩa, với những câu nói suồng sã, chướng tai, như anh chàng N.S. Hễ đi đến tụ điểm nào, ca sĩ này cũng hỉ hả: "N.S chào đại gia đình, đại gia đình có mạnh khoẻ không, N.S quậy cho đại gia đình vui, ủa sao hát vậy mà không ai vỗ tay ? ".
    Không hẹn mà gặp, dạo này các ca sĩ đỡ "lắm lời" rầy rà hơn trước, nhưng lại lặp đi lặp lại điệp khúc xin khán giả vỗ tay bằng một giọng nhừa nhựa: "à, ạ, cho "épphê" thêm một tý, à ạ", "cho hỏi xem tay quý vị để đâu?"; hoặc tuôn một tràng "xin chào quý vị, xin cám ơn, xin tạm biệt" trong khi đó mới là tiết mục mở màn.
    Nhiều khán giả đã phải "thót tim" trong đêm trao giải "VTV - Bài hát tôi yêu", chỉ sợ các ca sĩ trẻ - thần tượng của con em mình lên "nhỡ lời", làm ảnh hưởng đến tư duy ngôn ngữ của lớp trẻ mới lớn. Một ca sĩ khác được hỏi về cảm tưởng của mình khi nhận giải L.S.X vội trả lời rất phô: "Không sao, có còn hơn không".
    Mỗi đêm chỉ cần lỡ để lọt vào tai một vài câu nói như thế người nghe đã có thể rất phẫn chí và lấy làm tiếc vì đã đi xem phải "hàng dỏm". Nhưng hàng "dỏm" quả là đang rất nhiều, dù là có những mặt hàng không dỏm mà bị biến thành dỏm chỉ tại nói hớ hay quá lố. Nhưng nghĩ cũng thật khó, đi học ứng xử thì học ai, học điều gì, khi nền tảng cơ bản của không ít ca sĩ trẻ chỉ vừa đủ để họ "tư duy" làm tiền và a b c vài câu cửa miệng?
    Đóng cửa trong nhà dạy bảo nhau chưa muộn, nhưng quả tình, nếu để hiện trạng này tiếp tục lan rộng, chỉ sợ môi trường ca nhạc bị "ô nhiễm" nặng.
    Một quan chức trong Uỷ ban Người Việt Nam ở nước ngoài từng báo động về phong cách ứng xử của một số ca sĩ trong nước khi xuất ngoại biểu diễn. Ông truyền đạt một số ý kiến của các Việt kiều sau khi xem ca sĩ của ta sang diễn ở các nước, rằng hình như nhiều ca sĩ trong nước quá tự do nâng giá cátsê, trong khi các tiết mục nghệ thuật chưa có chất lượng cao; đặc biệt, phong cách biểu diễn và lối ứng xử của một số cá nhân bị đánh giá đôi khi gây sốc, làm ảnh hưởng đến cách nghĩ của khán giả ở nước ngoài khi cho rằng những người đó đại diện cho giới ca sĩ Việt Nam.
    ( Báo Lao Động )

    Votrungh@  

Chia sẻ trang này