1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ong_gia_sanh_dieu

    ong_gia_sanh_dieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Kẻ thù lớn nhất là chính mình mà!
  2. hatrangg

    hatrangg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ trong đời mình bạn cũng từng có một người rất quan trọng đối với bạn, vì một số nguyên nhân nào đó, quan hệ hai bên đã gián đoạn rồi mất liên lạc. Cũng có lẽ bạn đã rất muốn gặp lại nhau nhưng lại không biết người ấy đang ở đâu. Có lẽ hai người đều hiểu rằng đôi bên vẫn còn tồn tại nhưng lại không dám "nhún mình" lên tiếng nhận lỗi. Có lẽ bạn còn nhiều lý do hơn nữa, nhưng không sao bạn ạ!
    Điều quan trọng là: đời người vốn là vô thường! Không ai có thể biết rõ sau một khoảnh khắc nữa sẽ có điều gì xảy ra với mình, cũng không ai biết "cơ hội" liệu có lại đến nữa chăng?
    Vì thế, thưa mọi người thân và các bạn, nếu vào lúc này trái tim ta đang băn khoăn nhớ về một người hay một sự vật nào đó, thì hãy lập tức hành động! Chớ nên để lại sự tiếc nuối cho cuộc đời ta.
    (trích Hoa Hướng Dương Không Cần Mặt Trời - Trần Tử Khâm)
  3. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta không thể quyết định tuổi thọ của mình dài ngắn thế nào, nhưng chúng ta có thể nắm được không gian của sự sống; tuy không thể quyết định lúc nào giã từ thế giới nhưng chúng ta có thể làm cho cuộc đời hữu hạn của mình tỏa ánh sáng ấm áp.
    Vì cuộc đời là của ta, người khác chẳng thể quyết định gì về cuộc đời ta. Chúng ta càng rất nên sống cho hết mình.
    (Thư một người không quen gửi Trần Tử Khâm)
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    Mặt trời rực rỡ. Trên bờ biển, một cậu bé đang xúc cát đổ vào cái xô nhỏ để bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát, nhấc chiếc xô ra và thế là cậu bé đã có một toà lâu đài tròn xoay bằng cát. Tuy nhiên trí tưởng tượng của một cậu bé không dừng lại ở một lâu đài hình tròn. Cậu bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc nắp trai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành những cây cầu nối những toà nhà với nhau. Một toà lâu đài thật sự của một chàng hoàng tử khôi ngô trong truyện cổ tích.
    Cách đó rất xa. Thành phố đông đúc. Không khí ồn ào. Xe cộ như mắc cửi. Một người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy tờ trên bàn làm việc, trao đổi mấy câu qua điện thoại rồi lại gõ máy tính. Khuôn mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký và thu được nhiều lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự đoán thị trường. Có những người lính gác, có tiền lương, có lợi nhuận và công ty cũng là một toà lâu đài mơ ước trong đó ông là người điều hành tất cả.
    Hai người cùng đang xây dựng toà lâu đài của mình. Họ có rất nhiều điểm giống nhau: đạt được những kết quả mà đối với họ là tốt đẹp từ những cố gắng rất nhỏ. Họ đều say mê và kiên trì. Đối với mỗi người, toà lâu đài mình đang xây đều có ý nghĩa thật đặc biệt và rất quan trọng.
    Tuy nhiên khi thuỷ triều lên, cậu bé không hề ngạc nhiên hay lo sợ gì cả. Cậu nhảy lên trên những ngọn sóng, vỗ tay reo mừng và cười toe toét khi thấy những ngọn sóng cuốn toà lâu đài vào biển cả. Cậu bé hoàn toàn bình thản. Cậu cầm xẻng và xô ra về vì biết rằng thuỷ triều đã cuốn cát ra biển, và rằng sáng mai cậu lại xây được một ngôi nhà mới, đẹp hơn.
    Nhưng những người lớn thường không như vậy. Khi khó khăn đến họ coi đó là những điều thật tệ hại chứ không bình thường như những đợt thuỷ triều lúc hoàng hôn. Họ thường chán nản đến mức không nghĩ rằng vào sáng hôm sau thuỷ triều sẽ rút và chúng ta lại có thể bắt đầu xây một cái gì đó khác đẹp hơn, tốt hơn.
    Có lẽ đó là một trong những điều mà chính người lớn lại phải học từ trẻ em.
    (Sưu tầm)
  5. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Đoạn kết của truyện Doraemon (Sưu tầm - chưa đủ)

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    I am a poor lonesome cowboy
    I have a long long way from home
    And this poor lonesome cowboy
    Has got a long long way to home

    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 04/10/2006
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. 1088

    1088 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Thói quen đi tắt
    TP - Nhà nông Việt Nam nhà ở kề nhau dẫu biết ?othương nhau rào dậu cho kín? thì thỉnh thoảng lại phá rào đi tắt. Có khi phải chui, chui qua rào còn phải len theo luống rau, vồng khoai chẳng đàng hoàng chút nào nhưng vẫn thích đi vậy.

    Hình ảnh nông thôn Việt Nam (wikimedia.org)
    Quần xà lỏn sau bữa cày có thể thông cảm, lúc cưới hỏi, giỗ chạp khăn áo chỉnh tề cũng ?ođi tắt cho nhanh?, thản nhiên như đi ngõ chính.
    Nghề nông làm theo kinh nghiệm, thiếu kế hoạch, phụ thuộc thời tiết nên sinh tác phong tùy tiện. Đi tắt có nguyên nhân từ đó. Bây giờ vào thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ?othói quen đi tắt? là một cản trở của phát triển.
    Bởi sản xuất hàng hóa đòi hỏi người sản xuất phải tuân thủ quy trình khoa học chặt chẽ, đi tắt, làm tắt là hỏng sản phẩm và hỏng cả loạt chứ không phải một vài cái.
    Đây là hạn chế lớn nhất của người Việt Nam ta khi tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, ở trong nước cũng như ra nước ngoài, trên mọi lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, học tập, nghiên cứu.
    ?oThói quen đi tắt? còn có gốc rễ sâu xa hơn: Tâm lý đối phó. Nghìn xưa, dân Việt sinh sống phải đối phó từ anh trương tuần, lính lệ, lý trưởng, chánh tổng đến vua.
    Một loại chuyện dân gian nổi tiếng của nước ta là ?ochuyện trạng? bộc lộ rất rõ tâm lý này. Điển hình có chuyện Trạng Quỳnh, luôn tìm cách đối phó lại ý chỉ của vua bằng các cách chơi khăm.
    Rồi trăm năm dưới ách thực dân, người Việt cũng phải tìm cách đối phó để tồn tại. Mấy chục năm đấu tranh giải phóng dân tộc, càng nêu cao tinh thần đối phó, sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù.
    Đến thời bao cấp, tư tưởng đối phó phát triển phong phú dưới các hình thức luồn lách, ?othói quen đi tắt? được nâng lên thành nghệ thuật, được coi là ?okhôn ngoan?.
    Quá khứ theo ta vào hiện tại! Nổi tiếng cho ?othói quen đi tắt? hiện nay, đang nóng hổi công luận là một ông cựu bộ trưởng, một ông đang bộ trưởng đã ?ođi tắt?, để xin Thủ tướng...
    Những việc ấy, theo quy trình hành chính minh bạch thì phải trình qua vài cấp trung gian có trách nhiệm rồi mới tới Thủ tướng Chính phủ (nếu cần Thủ tướng quyết định). Hai ông đi tắt tới xin luôn...
    Chưa nói mục đích cá nhân, nếu vì mục đích chung mà hai ông đi tắt như thế cũng không hay. Bởi nêu gương xấu cho cấp dưới và đẩy hệ thống hành chính vào giải quyết sự vụ, bị động, thiếu kế hoạch.
    Vả lại, cán bộ càng cao càng phải nghiêm túc tuân thủ quy trình thủ tục hành chính bởi bản thân đã góp phần xây dựng nên và quan trọng hơn để hiểu rõ mà hoàn thiện thêm. Đi tắt thì không hiểu con đường dân đi, đó cũng là một biểu hiện xa dân.
    ?oThói quen đi tắt? quả là không của riêng ai.
    Sáu Nghệ http://www.tienphongonline.com.vn
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Hãy sống trọn vẹn từng ngày
    Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison, Tổng giám đốc của tập đoàn Coca cola, đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người.
    "Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần. Bạn đang tung chúng lên không trung. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su, vì khi bạn làm rơi nó xuống đất nó sẽ nảy lại lên.
    Nhưng bốn quả bóng còn lại - gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần - đều là những quả bóng bằng thuỷ tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tỳ vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn
    ."
    Bạn làm thế nào đây?
    Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân đặc biệt. Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.
    Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.
    Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
    Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.
    Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.
    Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm.
    Bạn chớ khoá kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách chóng nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn phương thế tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh.
    Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh cho đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình sống mà có khi còn quên cả bạn đang định đi về đâu.
    Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng.
    Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.
    Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không bao giờ bắt lại được. Cuộc đời không phải là một đường chạy mà nó là một lộ trình mà bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.
    Quá khứ là lịch sử. Tương lai là một màu nhiệm. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta gọi đó là tặng phẩm.
    ( St )

Chia sẻ trang này