1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Một câu chuyện tình
    Thành phố nhỏ yên tĩnh và xinh đẹp, hai người yêu đắm say, mỗi bình minh đều đến bờ biển ngắm mặt trời mọc, và mỗi chiều đi tiễn bóng tà dương ở bãi cát. Dường như những ai đã gặp đôi tình nhân đều nhìn theo với ánh mắt ngưỡng mộ.
    Một ngày, sau vụ đâm xe, cô gái trọng thương im lìm nằm lại trên chiếc giường bệnh viện, mấy ngày đêm không tỉnh lại.
    Buổi sáng, chàng trai ngồi bên giường tuyệt vọng gọi tên người yêu đang vô tri vô giác; đêm xuống, chàng trai tới quỳ trong giáo đường nhỏ của thành phố, ngước lên thượng đế cầu xin, mắt không còn lệ để khóc than.
    Một tháng trôi qua, người con gái vẫn im lìm, người con trai đã tan nát trái tim từ lâu, nhưng anh vẫn cố gắng và cầu xin hy vọng. Cũng có một ngày, thượng đế động lòng.
    Thượng đế cho chàng trai đang gắng gượng một cơ hội. Ngài hỏi: "Con có bằng lòng dùng sinh mệnh của con để đánh đổi không?" Chàng trai không chần chừ vội đáp: "Con bằng lòng"
    Thượng đế nói: "Ta có thể cho người con yêu tỉnh dậy, nhưng con phải đánh đổi ba năm hoá chuồn chuồn, con bằng lòng không?" Không chần chừ chàng trai vội đáp: "Con bằng lòng"
    Buổi sáng, cánh chuồn rời Thượng đế bay vội vã tới bệnh viện, như mọi buổi sáng. Và cô gái đã tỉnh dậy!
    Chuồn chuồn không phải người, chuồn chuồn không nghe thấy người yêu đang nói gì với vị bác sĩ đứng bên giường.
    Khi người con gái rời bệnh viện, cô rất buồn bã. Cô gái đi khắp nơi hỏi về người cô yêu, không ai biết anh ấy đã bỏ đi đâu.
    Cô ấy đi tìm rất lâu, khi cánh chuồn kia không bao giờ rời cô, luôn bay lượn bên người yêu, chỉ có điều chuồn chuồn không phải là người, chuồn chuồn không biết nói. Và cánh chuồn là người yêu ở trước mắt người yêu nhưng không được nhận ra.
    Mùa hạ đã trôi qua, mùa thu, gió lạnh thổi những chiếc lá cây lìa cành, cánh chuồn không thể không ra đi. Vì thế cánh rơi cuối cùng của chuồn chuồn là trên vai người con gái.
    Tôi muốn dùng đôi cánh mỏng manh vuốt ve khuôn mặt em, muốn dùng môi khô hôn lên trán em, nhưng thân xác quá nhẹ mỏng của chuồn chuồn cuối cùng vẫn không bị người con gái nhận ra.
    Chớp mắt, mùa xuân đã tới, cánh chuồn cuống cuồng bay trở lại thành phố tìm người yêu. Nhưng dáng dấp thân quen của cô đã tựa vào bên một người con trai mạnh mẽ khôi ngô, cánh chuồn đau đớn rơi xuống, rất nhanh từ lưng chừng trời.
    Ai cũng biết sau tai nạn người con gái bệnh nghiêm trọng thế nào, chàng bác sĩ tốt và đáng yêu ra sao, tình yêu của họ đến tự nhiên như thế nào, và ai cũng biết người con gái đã vui trở lại như những ngày xưa.
    Cánh chuồn chuồn đau tới thấu tâm can, những ngày sau, chuồn chuồn vẫn nhìn thấy chàng bác sĩ kia dắt người con gái mình yêu ra bể xem mặt trời lên, chiều xuống đến bờ biển xem tà dương, và cánh chuồn chỉ có thể thỉnh thoảng tới đậu trên vai người yêu, chuồn chuồn không thể làm gì hơn.
    Những thủ thỉ đắm say, những tiếng cười hạnh phúc của người con gái làm chuồn chuồn ngạt thở.
    Mùa hạ thứ ba, chuồn chuồn đã không còn thường đến thăm người con gái chàng yêu nữa. Vì trên vai cô ấy luôn là tay chàng bác sĩ ôm chặt, trên gương mặt cô là cái hôn tha thiết của anh ta, người con gái không có thời gian để tâm đến một cánh chuồn đau thương, cũng không còn thời gian để ngoái về quá khứ.
    Ba năm của Thượng đế sắp chấm dứt. Trong ngày cuối, người yêu ngày xưa của chuồn chuồn bước đến trong lễ thành hôn với chàng bác sĩ.
    Cánh chuồn chuồn lặng lẽ bay vào trong nhà thờ, đậu lên vai người mà anh yêu, chàng biết người con gái anh yêu đang quỳ trước Thượng đế và nói : "Con bằng lòng!". Chàng thấy người bác sĩ ***g chiếc nhẫn vào tay người con gái. Họ hôn nhau say đắm ngọt ngào. Chuồn chuồn để rơi xuống đất một hạt lệ đau đớn.
    Thượng đế hỏi: "Con đã hối hận rồi sao?" Chuồn chuồn gạt hạt lệ nói: "Con không!"
    Thượng đế hài lòng nói: "Nếu vậy, từ ngày mai con có thể trở thành người được rồi!"
    Chuồn chuồn soi vào hạt nước mắt nhỏ, chàng lắc đầu đáp: " Hãy để con cứ làm chuồn chuồn suốt đời..."
    (Yêu một người không phải là nhất định phải có được họ. Nhưng đã có được một người thì hãy cố yêu lấy họ. Có cánh chuồn nào trên vai bạn không?)
    Trang Hạ dịch

  2. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa cuộc sống: Mi ở đâu?
    ?oCuộc sống bây giờ mỗi ngày trôi qua với cảm giác chán ngán. Chán không phải vì cái gì cụ thể mà vì nó vô vị, vô nghĩa rất nhiều. Chúng em sống no đủ về kinh tế thật nhưng tinh thần lại vô cùng trống trải?.
    Đọc lời tâm sự trên của một bạn trẻ trên mạng, bạn có thấy giật mình? Tại sao lại tồn tại cảm giác trên khi giới trẻ ngày nay được sở hữu quá nhiều thứ?

    Quá nhiều giá trị phù phiếm

    Zixia - cô gái 17 tuổi đang sống ở TPHCM bày tỏ sự thất vọng già trước tuổi như vậy trong một topic trên mạng, tại một forum có tên Báo chí - Truyền thông. Topic này là nơi gặp gỡ của những người đã từng gắn bó, yêu ?osay đắm? một tờ báo dành cho tuổi mới lớn cách đây hơn 10 năm.

    Theo họ, ngày nay, tờ báo này đã thay đổi đến mức chóng mặt, mở báo ra chỉ thấy có ca sỹ và... băng vệ sinh, trong khi những năm đầu, tờ báo này là một thế giới đẹp đẽ với những bài thơ, trang văn kể về những câu chuyện xúc động về tình cảm thầy trò, cha mẹ và con, tình bạn, tình yêu ?otuổi bọ xít? hồn nhiên, trong trẻo, định hướng cho họ một lối sống với những giá trị cao đẹp.

    Zixia và nhiều nick khác cho biết, họ vẫn nâng niu từng số báo ngày xưa, tìm kiếm, lùng sục khắp các cửa hàng báo cũ để mua cho đủ bộ. Họ đã thực sự tìm thấy một điểm tựa tinh thần, một giá trị sâu sắc từ những tờ báo ấy.

    Những giá trị phù phiếm là gì? Câu hỏi này được Thanh Hiên - một cô gái khá sành điệu - định nghĩa: ?oThời nay tụi học sinh được dạy cách hâm mộ một thần tượng, dạy cách tiêu tiền tại những cửa hiệu thời trang, dạy cách yêu không để lại hậu quả..., thế là cứ chạy theo những thứ đó, tưởng đó là những giá trị đích thực.

    Đến khi có một cú sốc nào đó xảy ra thì chơi vơi chẳng biết xử lý ra sao cả, cũng không có một điểm tựa tinh thần nào để trông cậy vì chúng đã mất quá nhiều thời gian vào những ?ogiá trị ảo? kia. Thế rồi sau những ồn ào sôi động, một phút nào họ cảm thấy mình đang sống một cuôc sống thật chông chênh?.

    Hiên cho biết không phải cứ lấp hết chỗ trống cho một ngày với buổi sáng, chiều đi làm kiếm được thật nhiều tiền, tối đi hát hò, vào vũ trường hay đi cà phê, mua sắm là một cuộc sống ý nghĩa thực sự. ?oBằng chứng là tôi có tất cả những thứ ấy nhưng tôi luôn thấy mình trống rỗng?.

    Chúng tôi cần có một điểm tựa!

    ?oChúng em cần một ai đó chỉ ra cho chúng em những lẽ sống ở đời, chỉ cho chúng em những điều giá trị hơn là dạy cách ăn chơi, hâm mộ các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc. Chúng em cần có những điểm tựa vững vàng để những ngày tháng học cách làm người không bị lệch lạc thành xuẩn ngốc?. Có thể nói đó là một ?olời khẩn cầu? của một cô bé tuổi teen đang hoang mang trước cuộc sống có quá nhiều ?ocám dỗ? này.

    Có thực là giới trẻ đang sống một cuộc sống chông chênh không điểm tựa? Vậy những giá trị đích thực có được từ những sự kiện như nhật ký của chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc, những phong trào Thanh niên tình nguyện, những gương mặt sống đẹp, có nhiều cống hiến cho đất nước được cả xã hội tôn vinh vẫn xuất hiện hàng ngày trên báo chí, truyền hình, không phải là một ?ođiểm tựa tinh thần? cho thanh niên đó sao?

    Có phải những lẽ sống đó chưa tìm đến được với giới trẻ, hay tại giới trẻ còn thờ ơ với chúng? Hay tại người lớn đặt quá nhiều niềm tin vào thanh niên, cho rằng thanh niên ngày nay rất giỏi, biết tự mình vượt qua mọi chông gai?

    ?oĐừng nghĩ rằng ngày nay giới trẻ sống cởi mở và cứng rắn hơn. Thực tế có rất nhiều người sống khép kín trong vỏ bọc, yếu đuối, ích kỷ, thiếu tự tin, còn chưa kết nối được với thời cuộc, đó chính là lý do vì sao họ luôn cảm thấy chênh vênh cho dù họ có những điểm tựa vững chắc? - N.N.Lan, sinh viên năm 2 khoa Báo chí Phân viện Báo chí - Tuyên truyền Hà Nội nhận xét.

    Cô gái năng động này cho biết, hiện 1 ngày của cô đã bị lấp đầy bởi việc học ở trường, học thêm, dạy thêm, đi viết bài, đi ******** nguyện. ?oNói chung là luôn chân luôn tay, thậm chí không có thời gian để mà hò hẹn. Nhưng thấy rất vui. Ngược lại hôm nào mình có nhiều thời gian để ăn, ngủ, lang thang thì lại thấy cuộc sống quá ư tẻ nhạt?.

    Hãy kết nối với thời cuộc bằng cách lăn xả vào cuộc sống, hãy tiêu tốn thời gian vào việc đọc sách báo, đi du lịch, tham gia tình nguyện! Chỉ bằng cách đó, bạn mới tự tìm cho mình những giá trị đích thực của cuộc sống. Một khi đã tìm thấy rồi, điểm tựa sẽ luôn ở sau lưng bạn!

    Theo Tiền Phong
  3. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Khi trẻ con học
    -Khi trẻ con học được rằng hạnh phúc không đến từ những gì một người đang có, mà từ chỗ người ấy là ai.
    -Khi trẻ con học được rằng cho đi và tha thứ thì cao quí hơn là chỉ biết nhận lấy và nuôi dưỡng oán thù.
    - Khi trẻ con học được rằng nỗi thống khổ sẽ không dịu đi nếu chỉ ngồi thang thân trách phận, mà phải vượt qua bằng ý chí kiên cường xuất phát từ sức mạnh nội tâm.
    -Khi trẻ con học được rằng chúng không thể chế ngự được thế giới chung quanh, nhưng chúng hoàn toàn có thể làm chủ cuộc sống của chính mình.
    -Khi trẻ con học được rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng đặt tình bạn lên trên cái tôi ích kỷ, biết khiêm tốn thay cho tự mãn, biết lắng nghe thay vì chỉ ban phát lời khuyên.
    -Khi trẻ con học được rằng không nên ghét bỏ một người chỉ vì lo sợ khi thấy họ khác mình, trái lại phải biết sợ hãi chính lòng căm ghét ấy?
    -Khi trẻ con học được rằng niềm vui nằm trong việc có được sức mạnh chân chính để nân người khác dậy, chứ không phải ở sức mạnh giả tạo để hạ người khác xuống.
    -Khi trẻ con học được rằng những lời khen tặng sẽ chỉ là những lời phỉnh nịnh vô nghĩa nếu không phản ánh đúng năng lực của mình.
    -Khi trẻ con học được rằng giá trị cuộc sống không phải được đo bằng những năm tháng lo tích góp tài sản, mà bằng những phút giây quên đi hạnh phúc cá nhân đê chia sẻ niềm tin, khơi nguồn hi vọng , lau khô nước mắt và soa dịu những nỗi đau.
    - Khi trẻ con học được rằng vẻ đẹp của một người không chỉ được nhận biết bằng mắt mà bằng cả trái tim, và dù thời gian cùng nỗi khổ có thể tàn phá hình hài thì chúng cũng đồng thời làm tăng nhân cách và giá trị con người.
    - Khi trẻ con học được rằng không nên xét nét người khác, rằng mọi người đều có quyền hưởng hạnh phúc dù họ tốt hay xấu, vì suy cho cùng việc họ trể nên tốt hay xấu chính là tuỳ thuộc vào việc họ được người chung quanh giúp đỡ hay chỉ gây thương tổn?
    - Khi trẻ con học được rằng mỗi con người đều được thượng đế ban tặng một món quà riêng biệt, và cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi moị người biết chia sẻ món quà ấy với những người chung quanh .
    -Khi trẻ con học được tất cả những điều trên và xem đó là nghệ thuật sống , chúng không còn là trẻ con nữa-chúng trở thành niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người và xứng đáng là mẫu mực cho toàn nhân loại?
  4. nangxuan75

    nangxuan75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Món quà lỡ quên
    TT - Tới sân bay đã hơi trễ, vừa bước xuống taxi, bà chị hoảng hốt kêu toáng lên như cháy nhà :?oThôi chết, quên mất rồi!?. Mấy người đi tiễn giật mình nhưng khi nghe ra đều thở phào. Tưởng gì chứ đồ để quên ở khách sạn là mấy củ khoai củ sắn bình thường ở nhà mình nơi nào chẳng có.
    Nhìn gương mặt đầy vẻ băn khoăn tiếc nuối của bà chị vừa trở về thăm quê sau mấy chục năm sống bên xứ người, tôi sốt sắng: ?o Còn nửa tiếng nữa chuyến bay Sài Gòn - London mới cất cánh, để em chạy ra ngoài phố tìm mua...?. Chị tôi gạt đi, giọng ân hận: ?oKhông kịp đâu em. Vả lại đến giờ này bà ấy cũng về mất rồi!?.
    Hai ngày sau nhận được e-mail từ đảo quốc sương mù, tôi mới hiểu thêm về món đồ bỏ quên hôm đó kèm theo một nhiệm vụ mà bà chị quan tâm gửi gắm ?ophải làm bằng được?.
    Một chiều, chẳng khó khăn gì lắm tôi tìm được ngay bà bán khoai nướng ngồi ở vỉa hè dưới hàng cây sao cao vút trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Tôi gửi tiền và chuyển lời xin lỗi của bà chị vì đã quên đến lấy ký khoai được dặn trước. Người đàn bà có tuổi xua xua đôi bàn tay lọ lem vì đang bới dở những củ khoai được lùi dưới lớp than hồng xởi lởi:
    - À, cô Việt kiều ở khách sạn đằng kia. Chiều nào cũng mua khoai nướng của tôi, cô nói ở bển bao năm chẳng khi nào được hưởng hương vị đồng quê nhà mình thế này. Bữa đó nướng mớ khoai thiệt ngon, tôi mong cô ấy mỏi con mắt? Nhưng thôi, tôi không lấy tiền đền đâu. Tội nghiệp, mai mốt ở nhà có ai sang bển, cho tôi gửi cô Hai ít khoai làm quà!
    Đường phố đã lên đèn, người xe nhộn nhịp hơn. Góc hè tối chỗ bà bán khoai ngồi chỉ thấy rõ nhất chậu than đang hồng ánh lửa. Những củ khoai nướng dân dã giữa chốn thị thành lựng mùi thơm quyến rũ, giờ này không chỉ ấm lòng tôi mà có lẽ còn vương vấn trong nỗi nhớ nhà của biết bao người Việt xa quê.
    Tháng 11-2006
    PHI VA
    đọc xong thấy nao nao trong lòng
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Con gà băng qua đường


    Phía đằng xa, một con gà đang băng qua đường. Vấn đề đặt ra là tại sao con gà đó lại? băng qua đường? Dưới đây là câu trả lời của một số giới:
    Ý kiến của 1 số vị nổi tiếng:
    - Platon: Vì như vậy là tốt cho con gà ấy: bên kia đường là đúng.
    - Aristote: Vì bản chất của con gà là băng qua đường.
    - R. Descartes: Để đi qua phía bên kia đường.
    - Galilee: Và thế là con gà đã băng qua đường!
    - S. Freud: Việc bạn bận tâm đến việc con gà băng qua đường cho thấy cảm xúc ******** bất an của bạn.
    - De Gaule: Con gà có thể đã băng qua đường, nhưng nó còn chưa băng qua quốc lộ.
    - M. Luther King: Tôi mơ về một thế giới mà ở đó tất cả gà đều có thể được băng qua đường mà không cần biết lý do tại sao.
    - R. Nixon: Con gà không có băng qua đường. Tôi lặp lại: con gà không bao giờ băng qua đường.
    - G. W. Bush: Việc con gà đã băng qua đường bất kể nghị quyết của LHQ chứng tỏ một sự đối đầu với dân chủ, tự do, công lý. Điều này cho thấy lẽ ra chúng ta phải dội bom con đuờng này từ lâu rồi. Để đảm bảo cho hòa bình trong vùng này, tránh việc các giá trị mà chúng ta bảo vệ bị xâm hại, chúng ta quyết định gửi 17 hàng không mẫu hạm, 146 máy bay tiêm kích, 250,000 quân, 154 tên lửa hành trình đến để xóa bỏ mọi dấu vết của con gà tại vùng này trong vòng bán kính 5,000 km. Sau đó, chúng ta quyết định sẽ thay mặt thế giới cai trị vùng này, thiết lập hệ thống các chuồng gà theo những chuẩn mực an ninh phù hợp nhất. Con gà trống lãnh đạo các chuồng gà sẽ được bầu chọn một cách dân chủ. Để cân đối chi phí chỉ cần kiểm soát các loại thực phẩm chế biến từ trứng gà trong vòng 30 năm mà thôi. Trong vùng đất mới của công lý, tự do và dân chủ này, chúng ta có thể đảm bảo rằng không bao giờ còn có chuyện gà băng qua đường nữa, và cũng chẳng còn con... đường nào trong vùng nữa.
    - Chúng tôi không cần biết con gà có qua đường hay không, điều chúng tôi quan tâm là nó đứng ở phía nào của đường, một là phía chúng tôi, hai là phía bên kia, không có 1 vị trí trung lập nào cả !
    - V.Putin: Gà đã chiếm một vị trí quan trọng từ sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh. Vấn đề bây giờ là chúng ta phải đưa gà vào đúng quỹ đạo mong muốn của nó.
    - Alex Ferguson: Phong độ của con gà khi đi qua đường có thể là nhất thời, chỉ có đẳng cấp của nó là vĩnh cửu.
    - David Beckham: Con gà đi qua đường nhờ sử dụng dầu nhớt Catrol Power 1- Uy lực của Beckham
    - Shinichi Kudo: Dựa vào dấu chân để lại kết luận con gà đã qua đường.
    - Mourinho: Không cần ghi nhiều bàn, chỉ cần con gà qua đường.
    - Moggi: Con gà đang trên đường xuống Seri B
    - Marcello Lippi: Chúng ta cần nhường quyền kiểm soát đường phố cho con gà. Việc của chúng ta là chăng bẫy.
    - Federer: Con gà mang bước chạy của Nadal .
    - Đội đua Renault: Đã tìm thấy thành viên mới cho mùa giải sau.
    - Jose Mourinho: Tôi đi đường của tôi, tại sao tôi phải né con gà
    - Hugo: con gà, cẩn thận đấy nhééé, bấm phím số 4 để qua trái và số 5 để qua phải, trên đường đi phải cẩn thận cạm bấy đấy nhééé, ồ không, con gà đã thua rồi, số điểmcủa con gà là 0 điểm.
    - Ramon Calderon: Tôi sẽ đưa bằng được con gà về phố Phạm Ngọc Thạch!
    - Vương Ngọc Yến (trong Thiên Long Bát Bộ): Nếu xét về vị trí của các dấu chân trên đường thì đây là chiêu ? OK quá quan ? ( gà đen qua đường ) trong bộ pháp ? Lăng Ba vi bộ?o
    - Tiểu Long Nữ (TĐHL): Con gà qua đường ư? Thế liệu nó có được lấy học trò của nó không?
    - Tào Tháo: Con gà chăm qua đường làm gân to, ăn ko được, bỏ thì tiếc.
    - Mỹ Tâm: Gà que gà que bướcccccccccc wa đường kia . Gà que gà que tóc nâu là em đó
    - KFC: Cài con gà này ? dám xổng chuồng ? thế thì bữa nay mình lấy con nào làm Fried Chicken bây giờ ?
    - Dương Qua: Gà có biết cô cô của ta ở đâu không?
    - Hậu Nghệ: (rút cung tên ra)
    - Hồng Thất Công: Tỉnh ơi hôm nay ta sẽ dạy cho con chiêu?
    - Mỹ Linh: Chị thấy gà hôm nay qua đường rất xuất sắc, nhưng thật tiếc là gà đã chọn sai đường. Gà cần phải cố gắng ở lần sang đường tới, nhưng chị vẫn bỏ phiếu bầu cho gà.
    - Long Vũ: Con gà đang băng quá đường? băng qua đi! ? Băng.!!!! ? không qua đường! Thật đáng tiếc thưa các bạn?
    - (MC Chiếc nón kỳ diệu) Vâng, con gà đã lọt vào ổ voi số 4, như vậy con gà có nên chơi tiếp hay ngưng cuộc chơi ạ ?
    - Lại Văn Sâm : Ô kìa ! con gà sắp qua đường !!! ô ô , Qua đường rồi !!! vậy là con gà đã qua đường? vâng xin cám ơn, xin cảm ơn !
    - Lại là Lại Văn Sâm: xe nhiều quá, con gà có muốn xài quyền trợ giúp nào ko? 50:50 nhé, hay gọi điện thoại?
    - BLV Quang Huy :ko được rồi thưa các bạn,con gà đã việt vị rồi !
    - Thảo Vân: Chương trình hôm nay có sự tham gia của anh Đức Hiệp
    - Bùi Tiến Dũng: cá 2 triệu USD là con gà không thể sang đường, chắc chắn nó sẽ sụp ổ voi vì đây là đường do PMU18 làm chủ đầu tư.
    - Đỗ Tư Đông (Nguyên phó chủ nhiệm Khoa báo chí, Trường CĐ PT-TH TW1): Gà muốn qua đường à, thì đôi bên phải cùng có lợi, hay là để thầy đèo gà qua đường nhé, tiện đường mình ghé qua nhà nghỉ.
    Ý kiến của cộng đồng quốc tế
    - WHO: 1 vấn đề được đặt ra, liệu con gà có bị nhiễm H5N1 ko
    - OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu ... cám gà): Nhiều khả năng, giá cám gà sẽ còn tăng cao nữa và có thể đạt đến ngưỡng 100USD/thùng vì hiện nay, nguồn cung đang thấp hơn lượng cầu và sản lượng của OPEC đã tới giới hạn.
    - CHDCND Triều Tiên: Chúng tôi sẽ cho gà đào đường, nhiều khả năng, gà có thể đào được đường tới tận Nhật Bản và có thể là cả Mỹ.
    - Iran: Chúng tôi sẽ ủ phân gà qua đường nhưng để phục vụ mục đích hoà bình.
    - Iraq: Chúng tôi cấm toàn bộ gà qua đường vì nhiều khả năng chúng sẽ mang bom cảm tử.
    Ý kiến của 1 số Bộ ngành:
    - Bộ ngoại giao: - Chúng tôi cực lực lên án việc con gà qua đường?.điều này hoàn toàn là một sự vi phạm nghiêm trọng về?.luật an toàn giao thông??
    Chúng tôi đã cố hết sức xin sự giúp đỡ của LHQ, đề nghị con gà ở nguyên tại chỗ, chui vào hầm trú ẩn chờ LHQ sắp xếp phương án đưa qua đường an toàn, tránh bom và tên lửa của Israel.
    - Bộ Thuỷ sản: Chúng tôi không hề biết có con gà qua đường, bão Chanchu không qua đường đó.
    - Bộ Tài chính: Chúng tôi sẽ cho phép nhập khẩu loại cầu vượt đã qua sử dụng, như vậy gà qua đường sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi muốn băng qua đường. Có điều, gà muốn sử dụng cầu vượt đã qua sử dụng thì phải chịu Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế VAT và một số loại thuế khác để bảo hộ cho cầu vượt sản xuất trong nước.
    - Bộ Thương mại: Quá trình đàm phán để gà có thể sang đường đã gần như hoàn tất. Nhưng rất tiếc chúng tôi chưa thể công bố các nội dung đàm phán, các nhượng bộ của mình được vì chúng tôi... chưa có thời gian.
    - Bộ GDĐT: Tỷ lệ gà qua đường đạt 100%, trong đó số gà qua đường khá và giỏi chiếm 99%, không có gà qua đường xếp hạng yếu.
    - Cục Đường bộ (Bộ GTVT): Tất cả gà qua đường đều phải khâu các loại túi lại, không được đem theo số tiền vượt quá 20.000 VNĐ để tránh làm "hư hỏng" các cán bộ soát vé tại các Trạm thu phí đường bộ.
    - VN Airlines: Chúng ta cần phải thuê con gà khác, con gà này không sang được đường vì chân nó chỉ phù hợp cho nhảy qua rãnh nước hoặc cùng lắm vượt qua ngõ.
    - VNPT: Chúng tôi không thể mở cầu vượt qua đường cho gà vì E-phone chưa chuẩn bị kỹ các phương án kỹ thuật đảm bảo cho gà qua đường an toàn.
    - VFF (Liên đoàn bóng đá VN): Trong vòng 10 năm tới, chúng tôi sẽ đưa gà VN vào top 10 gà qua đường nhanh nhất Châu Á và có thể dự World Cup gà qua đường 2018.
    - E-phone: con gà của chúng tôi không thể qua đường vì VNPT đã không chịu mở đường cầu vượt.
    Ý kiến của 1 số đại diện ngành nghề:
    Nhà Sinh học: Con gà băng qua đường là một động thái cân bằng hệ sinh thái môi trường.
    Nhà Vật lý: ta không thể nói con gà băng qua đường nếu không có một hệ quy chiếu đúng, trong đó lề đường sẽ làm gốc tọa độ, chiều dương là hướng bên kia đường.
    Nhà Toán học: căn cứ vào vận tốc của con gà vào thời điểm hiện tại thì nó sẽ gặp chiếc xe tải đang tiến tới tại giữa đường
    Nhà Hóa học: việc con gà băng qua đường có thể sẽ mang đến một nguyên tố mới trong bảng tuần hoàn.
    Nhà Logic học: nếu không có gì hấp dẫn con gà ở bên kia đường thì nó sẽ không băng qua đường, vậy có thể kết luận rằng bên kia con đường có điều gì đó hấp dẫn con gà băng qua đường.
    Nhà thần học: phải chăng con gà muốn thay đổi tôn giáo của nó?
    Nhà tư tưởng học: Rõ ràng ta không thể nói "con đường đang băng qua con gà" được vì vậy "con gà băng qua đường" là một tinh thần đúng đắn.
    Nhà văn: "Con đường nhỏ nhỏ, gió hây hây. Gà muốn băng qua để tìm bầy"
    Cảnh sát giao thông: Con gà sẽ không phạm luật nếu nó có đội nón bảo hiểm
    - Thứ nhất: Gà là loài lông vũ, không được phép đi qua đường mà phải bay qua đường. Thứ hai: Gà qua đường không đúng vạch sơn. Thôi "làm luật" đi.
    Cảnh sát hình sự: Hãy theo dõi con gà cho đến khi nó băng qua bên kia con đường. Đừng để một án mạng đáng tiếc xảy ra.
    Cảnh sát dân sự: có lẽ không nên phạt con gà này vì xét ra nó cũng có quyền...gà sự.
    Công an Hộ khẩu: Gà muốn qua đường để vào chuông bên kia đường hả. Vậy phải xin giấy phép của chuồng bên kia đồng ý cho vào nhé. Làm sao để xin giấy phép ấy à. Đơn giản lắm, chú phải sang bên kia đường đã!!!
    Luật sư tố tụng: Căn cứ vào điều 24 c bộ luật dân sự, tôi tố cáo con gà đang xâm nhập gia cư bất hợp pháp.
    Luật sư bào chữa: Phản đối, thưa quý tòa. Vì thân chủ của tôi có thể quay lại khi ông ta vừa tới mép đường.
    Đám sinh viên: trố mắt nhìn theo ? gà kìa , gà kìa tụi mày ?o.
    Gà trống: chà đây có phải gà mái ko nhỉ???
    Cáo: nó đi qua đường thế này thì mình phải đi theo nó à, xe tông chít!!!!
    Sói: Này gà, hãy liệu hồn đấy !
    ( St )

  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Lời than vãn của phụ nữ ...
    Những người đàn ông tốt lại thường xấu xí,
    Còn những người đàn ông đẹp trai thì lại thường không tốt.
    Những người đàn ông vừa đẹp trai lại vừa tốt lại thường là kẻ đồng tính.
    Còn những người đàn ông vừa đẹp trai, lại vừa tốt, không phải là kẻ đồng tính thì thường đã cưới vợ mất rồi
    Những người đàn ông không đẹp trai lắm, nhưng là người tốt thì lại thường không có tiền
    Nhưng những người đàn ông không đẹp trai lắm, nhưng là người tốt và có tiền thì lại thường nghĩ rằng phụ nữ theo đuổi họ chỉ vì tiền bạc
    Những người đàn ông đẹp trai, không có tiền bạc chỉ theo đuổi phụ nữ chỉ là để "đào mỏ"
    Những người đàn ông đẹp trai, mà không tốt lắm, không phải là người đồng tính, thì lại không nghĩ rằng phụ nữ là người đẹp
    Những người đàn ông nghĩ rằng chúng ta đẹp, lại không là người đồng tính, cũng có thể hơi tốt và có tiền, lại thường là những kẻ nhát gan, sợ phụ nữ
    Những người đàn ông hơi đẹp trai, hơi tốt và có một số tiền nào đó và cảm ơn Chúa họ không đồng tính, thì thường rất nhút nhát và không bao giờ đi bước đầu tiên
    Nhưng những người đàn ông mạnh bạo đi bước đầu tiên, thì khi phụ nữ khởi động họ lại hết hứng...
    Ôi, thời nay chọn lựa đàn ông cho hợp sao mà phức tạp...
    ( St )
  7. zenviet

    zenviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Chị Thỏ Bông
    Bạn tôi, vợ về quê thăm mẹ. Anh ở nhà, vào đúng ngày chủ nhật, thì buồn. Alô cho một người bạn, và cả hai đi mát-xa.
    Cô gái làm mát-xa cho anh rất xinh, mặt tỉnh bơ, vừa làm vừa kể chuyện cười. Cô kể chuyện chị thỏ bông đi lạc.
    "Chị thỏ bông có chồng là anh thỏ bông. Một hôm chị thỏ bông đi vào rừng tìm cà rốt. Lúc quay trở ra thì bị lạc. Chị đi một đoạn thì gặp anh thỏ trắng. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ trắng bảo, "muốn biết thì ở lại đây đêm nay". Chị thỏ bông đành ở lại.
    "Ngày hôm sau, chị đi tiếp, mãi vẫn không thấy đường. Chị nhìn thấy anh thỏ nâu. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ nâu nói, "muốn biết thì ở lại đây đêm nay". Chị thỏ bông cắn răng ở lại đấy một đêm.
    "Hôm sau nữa, chị đi tiếp. Vẫn lạc đường. Lần này thì gặp anh thỏ đen. Chị đến hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ đen cũng nói, "muốn biết thì ở lại đây đêm nay". Chị thỏ bông tặc lưỡi ở lại. Sáng hôm sau, chị tỉnh dậy, và lên đường. Đi được một đoạn thì thấy nhà, với anh thỏ bông đang đánh răng trước cửa. Chị về nhà được hai hôm thì biết mình có mang".
    Cô mát-xa đố: "Em đố anh, con của chị thỏ bông sẽ có màu gì?".
    Bạn tôi đoán, cà phê sữa bông, khoang đen bông..., mãi cũng sai, đành hỏi cô.
    Cô bảo: "Muốn biết thì ở lại đây đêm nay". Đương nhiên là bạn tôi không phải là thỏ bông nên không ở lại. Chỉ cười khà khà, tí sau rút ví ra, cho tiền boa, và về kể tôi nghe, tấm tắc khen mãi cái cô gái mát-xa tinh ranh làm anh buồn cười - cái việc mà cả mấy năm nay vợ anh không làm được.
    Thưa chị em phụ nữ,
    Không làm chồng cười được là một cái tội rất to. Nó khiến cho chồng các chị phải đi tìm nụ cười ở những nơi khác. Và đó là một cái quyền của đàn ông.
    Cái này không phải là mình tôi nghĩ ra và phát ngôn. Mà điều này, báo (dành cho phụ nữ) nào cũng có nói. "Khi anh ấy có người khác, bạn hãy xem lại mình". Nghe như một câu châm ngôn.
    Bởi vì các chị không biết kể chuyện chị thỏ bông, cho nên các anh ấy phải đi nghe người khác kể lại câu chuyện ấy.
    Bởi vì các chị không biết mát-xa, cho nên các chị không thể cấm các anh đi mát-xa.
    Bởi vì các chị không biết quá nhiều thứ nên các anh phải đi lấy kiến thức từ nơi khác.
    Bởi vì các chị biết quá nhiều thứ nên các anh sẽ đi phổ biến kiến thức cho nơi khác.
    Bởi vì các chị quá hiền,
    Bởi vì các chị quá dữ,
    Bởi vì các chị quá ngăn nắp,
    Bởi vì các chị quá bừa bộn...
    Kiểu gì, như báo đã nói, cũng là lỗi của các chị thôi.
    Và báo (có lẽ đã ăn hối lộ của đàn ông) mà đề cao quá sức cái công dung ngôn hạnh, gần như đặt hẳn các chị lên bàn thờ, khiến các chị không leo xuống được để đấu tranh bình đẳng với đàn ông, cho nên các chị đành ở đó mà vui vầy với bếp núc cùng con cái.
    Trong khi đó,
    Thưa các chị,
    Một món quà nhân ngày phụ nữ mà tôi muốn tặng cho các chị, dù mở ra các chị có thể nhăn mặt, thấy vô đạo đức, gói lại không nhận, là phần phân tích sau vụ việc chị thỏ bông vừa qua để các chị biết thực lực các chị đến đâu:
    1. Các chị dễ rơi vào tình huống "chị thỏ bông" hơn các anh
    Có lẽ, chẳng ai nói cho chồng các chị biết rằng: phụ nữ có khả năng sa ngã hơn đàn ông rất nhiều. Lại không phải kiểu sa ngã ăn-bánh-trả-tiền-một-lần-rồi-quên như đàn ông, mà đây là sa ngã tinh thần, thương thương nhớ nhớ mà chồng các chị có biết thì chỉ có nát tim gan. Không báo nào răn đe người đàn ông, rằng nêu anh cứ để bụng bia đi lại nghênh ngang trong nhà mà quăng quật vợ, thì vợ anh, tuy cúi mặt hiền thục nấu năn trong bếp cho anh đó, nhưng tâm trí là hướng về người khác rồi; như một nơi an ủi, như một chốn yêu thương; chỉ rất may cho anh, rằng chị đã ở cái thế "bàn thờ" của phụ nữ Á đông, nên ít khi để cho mọi việc đến nơi đến chốn, chứ còn không thì...
    2. Luôn có những người khác mà chị không biết
    Chị thỏ bông chỉ cần đi ra đường cũng đã thấy muôn sắc thỏ đón chào mình. Anh thỏ bông có thể thấy vợ là nhàm, nhưng những anh thỏ khác thì không thế.
    Các chị cũng thế, để ra một ngày nhìn quanh mình đi, rồi các chị sẽ thấy, nếu các chị bật đèn xanh, sẽ vài người đàn ông có mong được các chị cười với họ một cái, hay ăn một bữa cơm của các chị nấu, hay được các chị xoa đầu.
    Lâu nay các chị vẫn được giáo dục trở thành một bông hồng duy nhất cho một người duy nhất. Đó hình như là chiến lược của cánh đàn ông. Đàn ông không nói với các chị rằng, nếu càng nhiều người ngắm, thì họ càng quý bông hồng của mình. Không đời nào họ nói như thế. Họ chỉ muốn an toàn, nên cố hướng dẫn các chị nở mãi một cách, tỏa hương mỗi một loại; loại nào, cách nào công dung ngôn hạnh tiết liệt nhất. Thế rồi sau đó, khi đã đúc được các chị thành bông hoa nhựa rồi, họ lại chỉ muốn tìm đến những bông hoa dại biết kể chuyện chị thỏ bông.
    Thường bao giờ ọh cũng bắt các chị lựa chọn: hoặc là hoa dại và không có anh ấy, hoặc là thành hoa nhựa và có anh ấy; các chị sẽ chọn ngay con đường hoa nhựa.
    Các chị không biết, rằng nếu các chị cứng đầu làm hoa dại, thì các chị sẽ không mất gì cả, mà còn kích thích người ta giữ các chị lại hơn.
    3. Gia đình còn hay mất là do đạo đức của các chị
    Chị thỏ bông có cái khả năng đi ba đêm về mà anh thỏ bông vẫn không biết, và trên đường có rất nhiều anh thỏ đen, nâu, trắng sẵn sàng rủ chị phiêu lưu. Cái gia đình thỏ bông thật ra còn hay mất lo do chị, do đạo đức các chị đến đâu. Chị thỏ bông hoàn toàn có thể tạo ra những vụ việc đi lạc lần nữa để phiêu lưu mà chẳng mất gì. Nhưng trời phú cho chị thỏ bông (cũng như cho các chị em phụ nữ) cái khả năng nghĩ về đạo đức rất mạnh, cho nên anh thỏ bông mới còn vợ cùng nhai cà rốt với mình.
    Tóm lại:
    Sau vụ việc chị thỏ bông này, hẳn các anh đã thấy mình cũng cần cảnh giác mà giữ vợ?
    Bởi vì con đường hư hỏng của phụ nữ không cần mất công như các anh đâu. Theo một thống kê mật, những lời đề nghị của phụ nữ được chấp nhận tới 8/10, trong khi đàn ông chỉ có 1.5/10 mà thôi.
    Bình đẳng với phụ nữ là cho họ biết vũ khí mà họ có, và để họ tùy nghi sử dụng sau khi đã cân nhắc được mất.
    Hôm nay, nhân vụ chị thỏ bông, tôi lấy lại chút bình đẳng cho các chị. Còn bây giờ, tôi phải đi. Có người đang đợi tôi để hỏi: muốn làm hoa dại hay hoa nhựa.
    Tôi nghĩ kỹ rồi. Tôi chỉ hung hăng thế thôi. Để không mất anh ấy, tôi sẽ làm hoa nhựa.
    Sưu Tầm
    Chị Thỏ Bông
    Được zenviet sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 07/11/2006
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Bài văn gây xôn xao TP Vinh

    Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần vào sáng thứ hai vừa qua, thầy giáo Lê Trần Bân, phó hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh, Nghệ An) đã đứng dưới cờ phát biểu cảm nghĩ và đọc bài văn của em Nguyễn Thị Hậu, cả sân trường xúc động lặng im.
    "Thầy Bân đọc được nửa bài văn quá xúc động nghẹn lời, ngân ngấn nước mắt. Chúng tôi đều rưng rưng, mến phục thương em Hậu và thôi thúc chúng tôi sống và giảng dạy tốt hơn. Từ nay vào các buổi lễ chào cờ đầu tuần chúng tôi chọn lọc những đề văn và bài làm hay đọc dưới cờ để nhân lên sự yêu thích văn chương của học sinh" - thầy Võ Tuấn Thiện, hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, cho biết.
    Ngay sau đó từ học sinh, giáo viên các trường trên địa bàn TP Vinh cho đến bà bán nước bác xe ôm đã photo bài văn, chuyền tay nhau đọc. Cứ thế bài văn nhân thêm nhiều bản, và chuyền về tận các huyện...
    Nguyễn Thị Hậu - học sinh chuyên Toán lớp 10A2 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An - chỉ có 45 phút ngồi trên lớp học để viết lên bài văn này. Bài văn với gần 1.500 từ trên bốn trang giấy kiểm tra ướt nhoè nước mắt của Hậu khi làm bài.
    Bóng dáng người bố yêu thương hiện lên trang văn, người đọc đường như thấy một chút bóng dáng người bố thân yêu của mình và thôi thúc nuôi dưỡng ước mơ và thúc giục sống tốt hơn.
    Bài làm văn của em đã viết lên cảm nghĩ chân thực về người cha thân yêu làm nghề xe lai, nhưng bị căn bệnh quật ngã ra đi, khá xúc động.
    --------------
    Đề bài: ?oEm hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất?
    Bài làm:
    Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
    Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
    Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
    Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
    Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
    Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
    Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
    Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
    Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
    Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng?

    Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
    Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
    Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
    Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc ***g chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với ?otử thần?, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
    Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
    Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
    Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
    NGUYỄN THỊ HẬU
    (Lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An)

  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Để thu được 500 USD?
    Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam bán 5 tấn than đá.
    Nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long bán 2 tấn gạo.
    Trung Quốc bán chiếc xe gắn máy trọng lượng 100 kg.
    Hãng Sony bán chiếc tivi trọng lượng 10 kg.
    Hãng Nokia bán chiếc điện thoại trọng lượng 0,1 kg.
    Hãng Intel bán con chip máy tính trọng lượng 0,01 kg.
    Hãng Microsoft bán một phần mềm trọng lượng 0 kg.
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Cô gái hơn một nghìn ngày mất tích và sự trở về kỳ lạ - Hành trình qua 3 nước và đi bộ về Hà Nội
    TPCN - Chẳng ai có thể ngờ người con gái có gương mặt tươi trẻ, còn phảng phất nét hồn nhiên lại có một cuộc đời ly kỳ đến thế.
    Hơn một nghìn ngày mất tích, mất trí nhớ, cô sinh viên Việt Nam xuất sắc đã bắt đầu những năm tháng đọa đày khi từ Australia qua Mỹ, một ngày kia chui trong con-te-nơ trên một chiếc tàu chở hàng vượt đại đương về Trung Quốc.
    Để rồi từ Trung Quốc về Lạng Sơn và từ Lạng Sơn đi bộ về Hà Nội trong tình trạng chẳng biết mình là ai? Nhưng đó chỉ là ?okhúc dạo đầu? của số phận...

    Ngay từ nhỏ, Lâm Thị Thanh Huyền đã tỏ ra thông minh khác thường. Hồi mới lên ba ở quê nhà Phú Xuyên ?" Hà Tây, chỉ nghe anh chị đọc bài học thuộc lòng vài lần, Huyền đã nhớ rồi đọc lại vanh vách.
    Chính vì thế mà bố của Huyền - ông Lâm Văn Bảng, một thương binh nặng - đã xiết bao kỳ vọng vào cô con gái mà mình rất mực thương yêu.
    Và thực tế, từ lớp một cho đến khi vào đại học, Huyền luôn giành được những kết quả xuất sắc trong học tập. Tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1997, Huyền thi đỗ Đại học Giao thông Vận tải với số điểm cao.
    Nhưng học hết năm thứ nhất, cảm thấy không hợp, Huyền quyết định thi vào khoa Toán ?" Tin Đại học Quốc gia và trúng tuyển. Học đến năm thứ 2, Huyền vượt qua nhiều sinh viên khác để giành học bổng du học ở Australia.
    Đêm trước ngày sang xứ người, Huyền trò chuyện tâm tình với bố đến quá nửa đêm. Người bố có biết bao nhiêu điều muốn nói với cô con gái yêu sắp phải xa gia đình, dẫu là du học thì vẫn ?othân gái dặm trường? chắc sẽ nhiều vất vả, gian nan.
    Món quà ông Bảng tặng con gái chẳng nặng về vật chất. Ông mở tủ lấy ra một vật được gói ghém cẩn thận. Đó là cuốn sách ?oGương Nhân - Quả? do Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Ông Bảng mua năm 1995 và thuộc làu từng câu từng chữ.
    Bây giờ ông trao sách cho con gái, giọng rưng rưng: ?oĐây là cuốn sách bố thích, sang đó khi gặp khó khăn, con hãy đọc nó. Nó sẽ giúp con vượt qua?. Ông Bảng ghi số điện thoại gia đình và tên mình vào gáy sách. Nhưng chẳng hiểu sao lần này, ông lại ghi chữ ?oBảng? thành chữ ?oBang?.
    Cả hai bố con đều không ngờ rằng cuốn ?oGương Nhân - Quả?, trở thành một ?oân nhân?, một điểm ?ocởi nút? quan trọng trong vở kịch trên sân khấu cuộc đời đầy éo le, lạ lùng mà Huyền đóng vai chính.
    Tại họa kinh hoàng trên đất khách
    Huyền sang Australia, học ở thành phố Sydney, viết thư đều đặn về nhà và cuốn ?oGương Nhân ?" Quả? trở thành sách gối đầu giường.
    Cuộc sống ở xứ lạ bớt cô đơn hơn khi Huyền trở nên thân thiết với hàng xóm ?" một phụ nữ người Pháp. Bà người Pháp cảm mến cô sinh viên Việt Nam ngoan hiền, nết na nên nhận Huyền làm con nuôi. Họ thường xuyên qua lại chăm sóc nhau như ruột thịt.
    Bỗng một ngày Huyền bị sốt li bì, nằm liệt giường. Mấy hôm không thấy cô con gái nuôi sang chơi, bà mẹ người Pháp vội vàng qua nhà Huyền. Bà lập tức đưa Huyền đi bệnh viện. Bác sỹ kết luận: Huyền bị viêm não biến chứng rất nặng.
    Tất cả các bệnh viện ở Australia đều bó tay với trường hợp này. Muốn cứu Huyền, phải đưa cô sang một bệnh viện tốt nhất ở Mỹ. Chẳng chút đắn đo, bà mẹ Pháp đã làm thủ tục để Huyền sang Mỹ điều trị.
    Các bác sỹ ở Mỹ sau khi xem xét kỹ bệnh tình của Huyền, đã khẳng định: Muốn cứu tính mạng, phải phẫu thuật, nhưng phẫu thuật có thể sẽ mất trí nhớ. Giữa tính mạng và trí nhớ, chọn cái nào? Dĩ nhiên, không khó để đưa ra câu trả lời.
    Cuộc phẫu thuật đã cứu sống Huyền, sức khỏe dần hồi phục nhưng trí nhớ của cô như một vùng sương khói mờ ảo. Họa vô đơn chí, khi hai mẹ con đang trên đường ra sân bay trở về Australia thì lại hứng chịu một tai nạn giao thông khủng khiếp.
    Một chiếc xe đâm vào ôtô Huyền ngồi, những chiếc thùng rất lớn lao xuống... Cô tỉnh lại trong bệnh viện và không thấy bà mẹ nuôi người Pháp đâu nữa. Bà đã chết? Hay bà không tìm thấy Huyền? Bà mẹ nuôi nhân hậu đã biến mất khỏi cuộc đời Huyền từ đấy.
    Trong cái bệnh viện xa lạ đó, Huyền tự hỏi mình là ai? Vì sao lại ở nơi này? Huyền không thể trả lời. Trí nhớ cô chẳng khác nào một ổ dữ kiện trong máy tính đã bị xóa sạch.
    Trống rỗng, xám xịt. Đến mức Huyền không thể biết mình tên gì? Người nước nào, học ở đâu, bố mẹ là ai? Cô như người từ hành tinh khác lạc vào trái đất, và ký ức là một vùng ?ochân không? hun hút. Sự mất trí nhớ càng trở nên tai hại hơn khi tất cả giấy tờ của Huyền bị mất hết sau vụ tai nạn.
    Giọng Huyền nhỏ nhẹ : ?o Lúc ấy, ký ức về từ những ngày học ở Australia và tất cả quá khứ của tôi bị xóa hết. Tôi chỉ nhớ những gì diễn ra sau khi rời khỏi bệnh viện ở Mỹ?.
    Người con gái gầy gò, ốm yếu, đầu không còn tóc sau lần phẫu thuật ấy lê bước ra cổng bệnh viện ở thành phố New York, chẳng một ai đến đón, chẳng biết đi đâu về đâu giữa nước Mỹ rộng lớn và xa lạ. Và một câu hỏi luôn nhói lên: ?oMình là ai??.
    Huyền đứng bên đường, túi chẳng có một đồng, tài sản nếu kể ra thì chỉ còn bộ quần áo đang mặc mà thôi. Dường như chẳng còn ai có thể nghèo hơn bởi vì ngay một kẻ hành khất rách nát nhất thì vẫn còn ký ức, trí nhớ. Đói.
    Cơn đói đến với Huyền chầm chậm nhưng mỗi lúc một dữ dội. Huyền bỗng nhìn thấy một đám trẻ nhiều màu da đang đi trên đường. Chẳng hiểu ai xui khiến, Huyền nhập vào đám trẻ đó. Đám trẻ đi vào một nhà hàng để rửa thuê chai lọ. Huyền cùng làm việc với chúng. Gầy gò nhỏ bé, trông cô gái người Việt này chẳng khác nào một đứa trẻ.
    Vì thế mà ngay cả đám trẻ con cũng không nhận thấy có một người lớn nhập bọn. Công việc rửa chai lọ chỉ được trả công bằng một bữa ăn, không có tiền lương. Nhưng với Huyền như vậy cũng tốt lắm rồi, vì đó là cách giúp cô sống qua ngày trong cuộc hành trình tìm lại chính mình.
    ?oLàm ơn cho tôi biết tôi là ai??
    Hôm ấy đang rửa chai lọ ở nhà hàng, Huyền được một bà người Hoa chuyên buôn đồ điện tử từ Trung Quốc sang, quan tâm. Cảnh ngộ đặc biệt của Huyền đã khiến bà thương gia động lòng trắc ẩn, muốn giúp đỡ đưa Huyền về quê hương.
    Nhưng ngay cả đất nước của mình tên gì, ở đâu Huyền cũng chẳng nhớ. May thay trong tiềm thức sâu thẳm của cô gái ấy vẫn còn vẳng lên mấy từ ít ỏi: ?oViệt Nam ?" Hồ Chí Minh?. Những từ này chẳng khác nào chiếc la bàn chỉ cho Huyền một hướng đi khi đang lạc giữa đại dương bao la.
    Bà thương gia Trung Quốc phán đoán Huyền là người Việt Nam, nên đã hỏi cô có muốn về nước không? Huyền gật đầu. Thế rồi Huyền lên chiếc tàu thủy chở hàng điện tử, nhắm mắt đưa chân, phó mặc cho số phận. Huyền phải ngồi trong con-ten-nơ chở hàng.
    Bóng tối dày đặc bao phủ. Nóng bức đến ngộp thở. Say sóng. Tất cả khiến cho cô gái nhỏ bé ấy càng thêm buồn tủi. Con tàu lênh đênh giữa đại dương bao nhiêu ngày Huyền chẳng biết, nhưng cũng đủ dài để cảm thấy mình là tù nhân của bóng tối trong chiếc hộp sắt kín như bưng.
    Một ngày nọ, tàu đến Trung Quốc. Sau khi nghỉ ngơi vài ngày Huyền được bà thương gia đưa đến tận Lạng Sơn. Huyền qua cửa khẩu Tân Thanh, đặt chân lên đất Việt. Lúc ấy, cô cũng chẳng biết Việt Nam là một đất nước như thế nào, có khác gì Mỹ và Trung Quốc?
    Điều mà cô nhận thấy rõ nhất: Nơi đây cô có cùng ngôn ngữ với mọi người. Nhưng giữa miền miên viễn này, cô bỗng có cảm giác giống như lúc bước chân ra khỏi bệnh viện ở Mỹ: không tiền, không chốn nương thân, không trí nhớ...Và đói.
    Huyền thất thểu bước đi trên đường, gặp ai cũng hỏi một câu khiến cho người ta tưởng cô bị điên: ?oAnh ơi, chị ơi, có biết tôi là ai không? Làm ơn cho tôi biết tôi là ai??.
    Huyền hy vọng có ai đó nhận ra mình. Đáp lại là những cái lắc đầu, sự ngạc nhiên, giận dữ, thương hại... Nhưng Huyền vẫn không nản lòng, cứ lang thang ở Lạng Sơn với câu hỏi có thể khiến mình bị tống vào nhà thương điên.
    Tiềm thức mách bảo Huyền tìm đến nhà chùa để xin miếng ăn, chỗ ngủ qua đêm và dường như đó là cách duy nhất để tránh những cạm bẫy ở tỉnh biên giới thường xẩy ra nhiều vụ bắt cóc, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc.
    Sau khi nghe Huyền kể hoàn cảnh, một nhà sư đã khuyên cô xuống Hà Nội sẽ dễ kiếm sống và có nhiều cơ hội tìm được gia đình hơn ở Lạng Sơn. Hà Nội ở đâu? Huyền hoàn toàn chẳng còn nhớ gì về Thủ đô, nới cô đã từng sống thời sinh viên nhưng vẫn quyết đi về hướng ấy. Đi bộ.
    Đi bộ vì không có tiền đi xe ô tô và cũng vì một chút hy vọng mong manh: Có ai trên đường quốc lộ sẽ nhận ra mình chăng? Huyền vượt qua quãng đường gần hai trăm cây số mà trong tay không có một đồng.
    Không hành lý. Đầu thế kỷ 21, giữa nườm nượp ôtô, xe máy trên quốc lộ, một người con gái ốm yếu, đầu gần như không còn tóc, cứ lầm lũi đi bộ về Hà Nội. Thân gái dặm trường, phía trước còn nhiều gian nan lẫn cạm bẫy...

Chia sẻ trang này