1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11

    Chuyện cổ tích ngày cuối năm

    TP - Tưởng như cơ hội tìm thấy gia đình đã tắt ngấm thì bỗng dưng nó lại đến với Lâm Thanh Huyền trong một tình huống lạ lùng...


    Rửa bát thuê, bán bánh mỳ và... luyện thi đại học
    Thỉnh thoảng cô gái đó dừng lại hỏi thăm một câu đã trở thành cửa miệng: ?oCó người nào biết tôi là ai không...??. Khi màn đêm sắp sập xuống, cô gái tìm một ngôi chùa, xin chút cơm chay và ngủ nhờ. Sáng sớm tinh mơ lại lên đường.
    Đi như hành xác, gian nan khổ cực như sang Tây Thiên lấy kinh. Điều mà Huyền luôn cố gắng để làm trong suốt chặng hành trình ấy là kể cho người dân nghe hoàn cảnh của mình để mong tìm ra manh mối gia đình.
    Thế rồi, lần nọ sau khi nghe Huyền kể, một người đàn bà Lạng Sơn đã nằng nặc nhận ngay cô chính là đứa con gái đã mất tích của mình. Huyền cả tin, đã cùng người đàn bà đó về ?onhà?.
    Nhưng đến nơi, thấy anh em họ hàng của người đàn bà hoàn toàn dửng dưng, Huyền mới nhận ra đây chẳng phải gia đình, quê hương của mình. Cô lại ngược đường về Hà Nội.
    Huyền chẳng nhớ thời gian đi bộ từ Lạng Sơn về đến Hà Nội mất bao lâu, có lẽ phải một tháng hoặc hơn thế, chỉ biết đôi giày đã mòn vẹt, gương mặt đã bạc đi vì nắng gió, bụi đường. Và cái đầu gần như trọc ngày nào giờ tóc đã lên xanh.
    Về đến Hà Nội, Huyền vẫn đối diện với những con số không tròn trĩnh: không tiền, không nơi ở, không gia đình, không trí nhớ... Huyền lại xin rửa bát cho quán cơm ở Cầu Giấy. Nhưng lần này với Huyền rửa bát ở Cầu Giấy khác với rửa chai lọ bên Mỹ ở chỗ: được trả lương.
    Ngày làm thuê, đêm về đã thành thói quen, Huyền tìm tới các ngôi chùa xin ngủ nhờ. Và cũng đã thành một thứ phản xạ: Huyền cứ đi hỏi những người dưng câu ?ođiên rồ? cửa miệng: ?oCó biết tôi là ai?...?. Nhưng càng hỏi, càng vô vọng.
    Trong khi đó, gia đình ông Lâm Văn Bảng ở Phú Xuyên ?" Hà Tây buồn như có tang. Sau một thời gian, không nhận được thư hay bất cứ tin tức gì của con gái, ông Bảng đã gọi điện sang Australia hỏi nhưng nhà trường cũng chỉ trả lời: Huyền không còn học ở đây nữa, chúng tôi không biết em đi đâu. Tin nghe như sét đánh ngang tai.
    Ông Bảng hốt hoảng định bay qua Australia nhưng vợ ngăn lại vì sợ sang đó thì ?ochẳng tìm được con lại mất luôn cả bố?. Gần như tuyệt vọng, sức khoẻ ông Bảng suy sụp.
    Ở Australia, sau khi thấy Huyền đi chữa bệnh rồi mãi không quay lại trường, tưởng cô đã về nước, bạn bè đã gom tất cả đồ đạc gửi về Việt Nam. Trong đó có cả cuốn sách gương Nhân ?" Quả. Thế nhưng địa chỉ họ gửi không rõ ràng nên những thứ đồ đó bị thất lạc.
    Chẳng ai hay biết, Huyền đang rửa bát thuê ở Cầu Giấy, cách gia đình có ba mươi cây số. Ngoài thời gian đi rửa bát thuê, Huyền thường lân la lên hàng sách cũ ở vỉa hè đường Láng đọc nhờ.
    Một chị chủ quầy sách thấy Huyền hiền lành đã rủ về ở cùng nhà trọ gần trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Thế là Huyền bỏ công việc rửa bát thuê, ngày đi bán sách với người đàn bà kia, tối đi bán bánh mỳ. Khuya, Huyền chong đèn đọc sách.
    Cô đọc ngấu nghiến như chưa bao giờ được đọc. Huyền đói kiến thức. Tất cả những kiến thức trong đầu nữ sinh viên xuất sắc ngày nào đã bị xóa sạch cùng với chứng mất trí nhớ.
    Bằng cách đọc sách, Huyền học lại từ đầu. Một đêm Huyền chỉ ngủ khoảng hai tiếng, thời gian còn lại cô ?ongốn? những cuốn sách cũ mà ban ngày sẽ bày bán ven đường Láng...Cuộc sống cứ thế trôi đi.
    Đêm nọ, đi bán bánh mỳ về, Huyền chẳng thấy người đàn bà ở cùng mình đâu nữa. Chị ta đã biến mất cùng với toàn bộ số tiền mà Huyền bán bánh mỳ đạp xe rã cả chân một năm qua. Chỉ để lại một số sách cũ. Huyền ?otiếp quản? ?ogia tài? đó và vẫn tiếp tục bán sách.
    Với lượng kiến thức đã đọc, Huyền tự tin đến mức gõ cửa nhà người lạ xin... luyện thi đại học với điều kiện: nếu học sinh tiến bộ mới nhận tiền. Thế rồi gia sư Lâm Thị Thanh Huyền dần dần được các bậc phụ huynh hết sức tín nhiệm vì kết quả học tập của con em họ ngày càng tốt.
    Người này giới thiệu người kia, Huyền trở nên bận rộn với những ?ocua? dạy dày đặc. Có hôm, đạp xe mệt quá, Huyền ngất giữa đường. Cũng may gần một hiệu thuốc, nên Huyền được cấp cứu ngay. Tích cóp mãi rồi Huyền cũng mua được một chiếc xe máy. Nhưng ?ochó cắn áo rách?, Huyền bị kẻ cắp lấy mất.
    Trong một lần đi làm gia sư, Huyền gặp một chàng trai. Chàng trai đó có tình cảm đặc biệt với cô gái dịu dàng này. Nhưng khi anh ngỏ lời, Huyền đã nói thật về hoàn cảnh của mình. Chàng trai lại càng yêu thương Huyền hơn và xin hỏi cưới. Nhưng Huyền bảo: ?oEm phải tìm được gia đình mới tính chuyện chồng con?.
    Chẳng hiểu sao mấy từ ?oViệt Nam - Hồ Chí Minh? từ sâu thẳm tiềm thức đã luôn khiến Huyền nghĩ rằng: gia đình mình ở thành phố mang tên Bác. Huyền đã toan khăn gói hành phương Nam, nhưng người yêu ngăn lại.
    Huyền đã sống ở Hà Nội gần bốn năm mà chẳng một mảy may dấu hiệu nào cho thấy sẽ biết - mình - là - ai? Gia đình mình ở đâu? Có lúc, Huyền đã lên truyền hình Hà Nội đăng nhắn tin tìm người nhà. Nhưng tin nhắn trở nên ngây ngô và như gió bay lên trời khi mà bản thân Huyền chẳng biết mình tên gì...?
    Ba cuộc điện thoại ?" một cuộc trở về
    Cuộc sống ở trọ của Huyền buồn tủi đến tê lòng mỗi khi Tết đến. Trong khi các gia đình sum họp, Huyền chẳng biết đi đâu về đâu, có lúc nằm khóc một mình.
    26 Tết năm 2005, sau khi đã cho học sinh nghỉ, Huyền tìm một cuốn sách đọc cho vơi nỗi cô quạnh. Cô vô tình lấy một cuốn sách mang tên ?oGương Nhân- Quả?.
    Cuốn sách được bọc cẩn thận bằng mấy lớp giấy. Huyền bỗng tò mò bóc những lớp giấy ra để xem. Bóc hết lớp thứ nhất, cô thấy kẹp giữa hai bìa sách là chiếc chứng minh thư nhân dân của một cô gái.
    Kỳ lạ thay: gương mặt trong tấm ảnh chứng minh thư nhân dân đó giống Huyền như hai giọt nước. Và cái tên trên chứng minh thư: Lâm Thị Thanh Huyền, nghe như một tiếng vọng xa xôi từ ký ức đã ngủ quên.
    Huyền giật mình, tự hỏi: ?oSao trên đời này lại có người giống mình đến thế? Hay người trong chứng minh thư lại chính là mình?. Cô định thần nhìn kĩ và phát hiện thấy chữ ?oBang? và số điện thoại đã mờ trên gáy sách. Sự tò mò xen lẫn chút hy vọng mong manh đã khiến Huyền bấm máy gọi về số điện thoại ấy...
    * * *​
    Từng bị giặc bắt giam ở ?ođịa ngục trần gian? Phú Quốc thời Mỹ ngụy nên ông Lâm Văn Bảng đam mê sưu tầm những kỷ vật của đồng đội thời chiến tranh.
    Cuối năm 2004, ông xây ngay trong khu vườn - cạnh mấy gian trưng bày kỷ vật đồng đội- một ngôi đền nhỏ để ngày ngày hương khói cho những anh linh đã hy sinh vì nước.
    Đúng ngày 26 Tết, đền thờ liệt sỹ khánh thành. Đang lúc bận rộn khách khứa, một hồi chuông điện thoại reo vang. Bà Nguyễn Thị Lan - vợ ông Bảng nhấc máy. Phía đầu dây bên kia giọng một cô gái rụt rè hỏi: ?oThưa bác, đây có phải nhà bác Bang không ạ?? ?oKhông phải, cô nhầm rồi?. Bà Lan dập máy.
    Nghe tiếng ?orụp? đầu dây bên kia, Huyền giật mình. Cô mơ hồ nhận thấy giọng người phụ nữ rất quen. Điều đó khiến Huyền kiên nhẫn bấm máy lần thứ hai. Giọng người phụ nữ cáu bẳn: ?oĐã bảo không phải rồi, sao gọi nhiều thế??.
    Huyền thẫn thờ ngồi ngắm mãi bức ảnh ?ogiống mình? trong chứng minh thư. Như có cái gì đó xui khiến, Huyền bấm máy lần thứ ba. Chuông điện thoại lại reo giữa lúc nhà đang đông khách, bà Lan bảo: ?oChắc lại điện thoại của con bé đó, đã bảo không phải cứ hỏi mãi?.
    Thấy vợ khó chịu, ông Bảng chạy lại nhấc máy. Mặt ông tái đi khi nghe tiếng ?oA lô! alô! alô?. Một giọng nói quá quen thuộc đã ăn vào máu thịt trong ông. Tiếng cô gái hỏi: ?oDạ, thưa bác, nhà bác có ai tên Huyền không ạ!??.
    Ông Bảng trở nên tê dại khi nghe câu hỏi ấy. Linh cảm của người bố mách bảo: đúng con gái mình rồi. Ông hỏi trong hoảng loạn: ?oCó, có, Huyền đấy à con. Ôi, ba đây mà, ba của con đây mà. Con không nhận ra ba sao? Con đang ở đâu để ba đón về?? .
    Người con gái nói nơi mình ở. Ông Bảng vơ vội chiếc áo rét, gọi thêm vài ba người nữa rồi ào lên Hà Nội. Tuy vội, ông vẫn không quên mang theo album ảnh gia đình.
    Bước vào nhà Huyền, ông Bảng mừng như điên dại khi thấy đứa con yêu đã mất tích gần một nghìn năm trăm ngày đang đứng trước mặt mình. Ông ôm chầm lấy Huyền, nước mắt trào ra.
    Nhưng Huyền vẫn không nhận ra người đàn ông tóc bạc như cước ấy là bố mình. Cô gọi ông bằng bác như một người xa lạ. Lần bị lừa ở Lạng Sơn khiến Huyền trở nên cảnh giác.
    Chỉ sau khi ông Bảng đưa album ảnh gia đình và kể lại chi tiết chuyện gia đình thì Huyền mới tin và lên xe về quê. Cả đại gia đình như vỡ oà trong niềm vui.
    Nhà ông Bảng đón một cái Tết vui nhất trong đời. Họ hàng, làng xóm, lúc nào cũng đến kín nhà mừng cho sự trở về vô cùng kỳ lạ của con gái ông. Sau Tết, Huyền làm đám cưới với chàng trai đã yêu thương và chờ đợi mình. Cô đã tìm lại tên cho mình theo đúng nghĩa của cụm từ này.
    Tôi ngồi trong căn hộ chung cư tầng 10 ở khu bán đảo Linh Đàm (Hà Nội) ?" nơi Huyền ở bây giờ - một không gian yên tĩnh, giản dị mà toát lên vẻ đầm ấm.
    Có tiếng trẻ nhỏ khóc trong chiếc nôi đặt giữa nhà. Huyền bế bé trai kháu khỉnh cô vừa sinh được hơn 2 tháng, nét mặt tươi trẻ ngời lên niềm hạnh phúc như thể chưa từng trải qua những ngày tháng khốn khổ đến tận cùng.
    Huyền lấy cho tôi xem chiếc chứng minh thư tìm thấy trong cuốn sách ?oGương Nhân - Quả? mà giờ đây cô vẫn sử dụng. Giọng Huyền trở nên bồi hồi: ?oTrong quãng đời - không- biết -mình-là -ai, tôi thấy điều may mắn nhất là giữ được mình, không vướng vào những tệ nạn xã hội.
    Và những lúc nguy nan nhất, tôi luôn được những người tốt giúp đỡ. Bây giờ tôi ước làm sao gặp lại bà mẹ nuôi người Pháp, thậm chí tôi đã học cả tiếng Hoa để mong có cơ hội gặp lại bà thương gia Trung Quốc.
    Ngay cả người đàn bà Thái Bình đã lấy hết tiền của tôi tôi cũng biết ơn. Nếu không có người đàn bà đó, thì làm sao tôi gặp lại cuốn Gương Nhân - Quả?.
    Nhờ sự quan tâm của gia đình cũng như người chồng hiền lành, chu đáo, trí nhớ của Huyền đã khôi phục được nhiều. Cô nhớ rất nhanh những kiến thức được học chẳng khác nào thời còn sinh viên.
    Bây giờ Huyền vẫn có một khoản thu nhập ổn định bằng nghề dạy học. Huyền dạy học như một sự tri ân với cuộc sống và tình thương của cô dành cho các em học sinh luôn khiến các bậc phụ huynh ngạc nhiên, cảm động.
    Sắp tới, Huyền dự định thi vào Đại học Sư phạm với ước nguyện gắn bó với nghề giáo trọn đời. Tôi nghĩ khi người con gái ấy đứng trên bục giảng, chỉ cần kể câu chuyện kỳ lạ của đời mình sẽ khiến cho học trò tin trên đời vẫn có những chuyện cổ tích, vẫn có Gương Nhân ?" Quả, ở hiền sẽ gặp lành...
    Ghi chép của Phùng Nguyên

  2. huongduong77

    huongduong77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Phụ nữ khó hiểu?!?
    Kính gửi các quý anh,
    Tôi đây chưa được cái diễm phúc bước vào đời sống hôn nhân như quý anh, nhưng tôi cũng đã nếm nữa nỗi khổ mà mấy anh đang trải qua, bởi vì tôi đang có người yêu. Phụ nữ sao mà khó chiều quá mấy anh ơi. Lúc tôi chưa dẫn cô ấy về ra mắt bố mẹ tôi thì cố ấy bảo tôi là người không thành thật, chỉ múôn quen qua đường. Đến chừng tôi đòi đưa cô ta về gặp ba mẹ tôi thì cô ta lại dùng dằng, cho rằng tôi muốn trói buộc cô ấy. Không mua quà thì khóc lóc bảo mình không thương, nhưng khi mua tặng thì lại nghi ngờ mình có lỗi gì nên mới hối lộ. Cô ấy bảo làm cái gì mà không làm thì khóc lóc, than thân trách phận rằng mình không được thương yêu. Nhưng chiều quá thì lại bảo với bạn bè là nhu nhược. Ít nói thì bảo là không ga lăng, không lịch sự,nói nhiều thì cũng bảo là lắm lời?Cô ta mặc một cái áo mới, tôi hỏi thì cô ta bảo nhỏ nhặt, để ý đến cả quần áo cô ấy, chừng cô ấy đi cắt tóc, tôi không hỏi thì bảo là không quan tâm, bạn gái cắt tóc mới mà chẳng hề nhìn lấy một lần để cho ý kiến. Gặp bạn bè của cô ấy tôi vồn vã hỏi thăm thì cổ bảo tôi lăng nhăng, già không bỏ nhỏ không tha. Mà không chào hỏi làm mặt lạnh với họ thì cổ bảo là tôi làm cổ mất mặt. Đến chỗ hẹn đi chơi với cổ cũng khổ. Tới sớm thì cổ bảo mình là người hay cả lo, đến đúng giờ thì cũng bảo mình nguyên tắc, đến muộn thì cho rằng mình lôi thôi còn không đến thì bảo mình?cà chớn. Có phải phụ nữ trên thế giới đều như vậy cả không, phải làm sao mà đối phó đây, mấy anh có kinh nghiệm xin chỉ giáo.
    (st)
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Câu chuyện cho những ai đã là vợ chồng
    Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.
    Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị.
    Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là bé gái nhỏ thèm khát kẹo ngọt. Nhưng anh lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.
    Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi
    - Tại sao?
    - Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này! -
    chị trả lời.
    Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh?
    Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị :?oAnh có thể làm gì để thay đổi ý định của em??.
    Ai đó đã nói đúng: ?oRất khó khăn để thay đổi tính cánh của một con người?, và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: ?oĐây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ??.
    Anh đáp ?oNgày mai anh sẽ trả lời câu hỏi cho em??. Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.
    Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn gần cửa?. và chị bắt đầu đọc.
    ?oEm yêu, Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể?.
    Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.
    ?o? Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình. Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em để em dịu cơn đau.Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán. Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp? và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em? Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em? nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết?.?
    Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh? Chị đọc tiếp:
    ?o?Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích??.
    Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi? đó là cuộc sống và tình yêu.
    Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.
    ( St )
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Một câu chuyện tình cảm động...


    Chín đã tự học mát-xa để chăm sóc cho Phương hằng ngày
    Đang làm công nhân giày da ở Bình Dương, Nguyễn Thị Phương nhập viện với căn bệnh u tủy hiểm nghèo và phải nghỉ việc trở về quê ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Không thể để cô gái nghèo chết buồn trong nỗi tuyệt vọng, chàng trai Trương Văn Chín quê ở tận Cái Bè, Tiền Giang, đã lặng lẽ tìm ra tận nhà người yêu xin ở lại để được chăm sóc cô trong những ngày tháng còn lại với một tâm niệm: "Dù không thành vợ chồng thì cũng là cái tình của hai con người yêu nhau".
    Tình yêu đến từ... bệnh viện
    Anh chàng tân binh Trương Văn Chín gặp Phương khi anh nằm điều trị tại Viện 4 ở Thủ Đức với chứng "giời leo". Phương nhập viện với chứng bệnh đau khớp chân tái phát. Phương ra viện. Gần một tuần sau, Chín cũng xuất viện. Hình ảnh cô gái nghèo làm công nhân giày da nói giọng Nghệ đã để lại một ấn tượng lạ trong lòng chàng thanh niên quê miền Tây đang phục vụ trong quân ngũ này. Lần theo địa chỉ nhà trọ đã kịp xin từ trước, Chín lần đến thăm Phương. Tình yêu đến tự lúc nào họ dường như không biết.
    Năm 2001, Chín hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Tình yêu của họ cũng đã lớn lên rất nhiều. Chín dẫn người yêu về quê ở xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, Tiền Giang, ra mắt với gia đình, hy vọng khi tìm được công việc ổn định, sẽ cưới Phương. Thế nhưng, trời đâu có dễ chiều lòng người. Bệnh của Phương lại tái phát và có xu hướng ngày càng nặng. Phương lại nhập viện. Qua chẩn đoán của các bác sĩ ở nhiều bệnh viện, Phương đã bị căn bệnh quái ác: u tủy. Biết không thể trụ lại được, Phương lặng lẽ trở về nhà ở Nghệ An, không dám cho người yêu biết.
    [​IMG]
    Chín và Phương cách đây 4 tháng
    Hơn một tháng chìm trong cơn đau vì bệnh tật và sự tuyệt vọng, Phương xuống cân rất nhanh. Cô gầy đi một cách khủng khiếp. Một buổi chiều, khi đang nằm trên giường bệnh, Phương nghe đứa em gái chạy vào hớt hải nói có người xưng là bạn của chị, từ trong Nam ra thăm. Phương ngóc đầu ra phía cửa sổ và không thể tin nổi vào mắt mình khi người yêu lại có thể xuất hiện lúc này và ở đây. Nhìn thân thể người yêu gầy xọp đi, Chín xúc động đến bật khóc.
    Thì ra, từ Tiền Giang lên TP.HCM thăm người yêu, Chín mới hay tin Phương đã về quê vì bệnh tình đã quá nặng. Ngay tức tốc, Chín đón xe ra Nghệ An. Từ mảnh địa chỉ mà người yêu từng cho biết, chàng trai quê miền Tây chưa từng ra miền Trung lần nào vẫn lần đến được nhà của Phương ở tận xóm Gia Đề, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ (Nghệ An).
    Điều vĩ đại của trái tim
    Theo ý nguyện của Chín, gia đình Phương đồng ý đưa Phương vào Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TP.HCM tiếp tục chữa chạy. 6 tháng trời ròng rã, từ sáng sớm, Chín đi làm thuê ở quán cơm hoặc chạy bàn đám cưới cho đến tối mịt, rồi đến ở lại luôn trong bệnh viện để chăm sóc người yêu. Mỗi ngày công được 12-50 ngàn đồng, tiền này phụ vào chạy chữa cho Phương. Căn bệnh quái ác vẫn không buông tha cô gái đáng thương này. Cuối cùng, hay tin có đoàn giáo sư của Pháp sang Việt Nam và có đến Bệnh viện Hòa Hảo, Chín đưa người yêu sang bệnh viện này để được khám. Nhưng tia hy vọng này cuối cùng cũng tắt ngấm vì căn bệnh của Phương tiếp tục được khẳng định không thể chữa được.
    Tôi tìm đến nhà Phương. Hơn 11 giờ trưa, Chín vẫn còn mải mê với cái cuốc ngoài vườn. Bố Phương, ông Nguyễn Công Lan, trầm ngâm: "Thằng Chín nó siêng lắm. Tui thương con Phương một thì thương nó mười. Tui bảo nó con về trong quê mà lo lập gia đình, năm ni 28 tuổi rồi. Con thương Phương như rứa là hai bác và em nó mừng rồi, đàng nào thì Phương cũng không thể khỏi bệnh, chừ chỉ biết nằm chờ chết. Con đừng đợi nữa, nhưng nó nhất quyết không chịu". Bà mẹ Phương gạt nước mắt: "Thật không thể ngờ được chú à. Răng có người lại tốt như nó chứ. Tui cũng khuyên nó nhiều lần rồi, nhưng nó có chịu về mô. Về đây, việc chi nó cũng mần, nhất là việc chăm sóc con Phương. Nó chịu khó lắm".
    [​IMG]
    Căn nhà mơ ước bằng tre Chín làm tặng cho người yêu
    Đã gần 3 năm nay, Phương chỉ nằm một chỗ. Cũng kể từ ngày các giáo sư Pháp khẳng định Phương bị bệnh nan y, Chín ra nhà Phương và ở lại chăm sóc cô, trở thành con cái trong nhà, dù chưa có lễ ăn hỏi nào. Mọi sinh hoạt của Phương đều ở trên giường vì đôi chân của cô đã teo lại. Hơn một năm nay, Phương không thể ngồi dậy được. Việc chăm sóc cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Thế nhưng, ngoài người mẹ, những công việc này Chín làm một cách dễ dàng. Chàng trai quê miền Tây này còn sáng tác một loạt bài ca vọng cổ để hát cho người yêu nghe những khi buồn. Trên giường Phương nằm, có một ngôi nhà bằng tre nhỏ nhắn, xinh xắn. Đó là món quà của Chín tự làm tặng cho người yêu. Chín bảo đó là mô hình của căn nhà mình đang ở trong quê. Trước nhà là mảnh sân con, có giàn hoa tím, có chiếc xích đu. Đó là tất cả ước mơ về một gia đình nho nhỏ của hai trái tim yêu thương này.
    Căn bệnh quái ác đã làm cho thể trạng của Phương gầy yếu đi rất nhiều. Thế nhưng, trên thân thể mà sự sống còn rất còn mỏng manh này, tôi nhận thấy một gương mặt rạng ngời hạnh phúc. "Mình sống được đến giờ là nhờ anh Chín, nếu không có anh ấy thì mình cũng chết vì buồn lâu rồi anh ạ. Mình khuyên anh ấy về quê, tìm người khác mà cưới làm vợ kẻo ba và anh chị buồn nhưng anh ấy không chịu. Mình ước răng được khỏe mạnh như người khác chỉ một tháng thôi rồi chết cũng được, thương anh ấy lắm" - Phương nói, hai khóe mắt ứa nước.
    Đã ngót 3 năm trời, kể từ khi đưa Phương trở về nhà, Chín cũng chưa về nhà mình lần nào. Anh gọi điện về cho ba và các anh chị (má đã mất) hỏi thăm và phải nói dối rằng con đang phải đi làm ăn xa không về được, để họ khỏi buồn. Tôi hỏi về tương lai, Chín đáp: "Đôi lúc mình buồn lắm vì bệnh của Phương không thể chữa được. Nhưng mình không thể bỏ cô ấy một mình. Trời cho sống, chúng mình cưới nhau, thành vợ chồng, đó là ước mong của hai đứa. Còn không, mình sẽ còn ở đây chăm sóc cho Phương, ít ra cũng là cái nghĩa của hai con người yêu nhau. Điều này cũng làm mình cảm thấy hạnh phúc, thanh thản".
    Nhìn căn nhà hạnh phúc được kết bằng tre của Chín làm tặng cho Phương, lòng tôi sắt lại. Còn Phương nhìn căn nhà, mặt cô rạng ngời hạnh phúc. Căn nhà chỉ là niềm mơ ước, nhưng là hạnh phúc cuối cùng của cô gái 27 tuổi này vì trong đó chứa đựng cả một trái tim yêu thương giản dị mà vĩ đại.
    Khánh Hoan - Thanh Niên

  5. toctem7x

    toctem7x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0
    Điều ước của ?oông già Noel?
    Vào một ngày mùa đông năm 1979, tại nhà hàng bán thức ăn nhanh ở thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ), có một chàng trai tuổi ba mươi gặm nhấm nỗi buồn vì mới mất việc làm.
    Đó là năm thứ hai liên tiếp anh bị sa thải đúng một tuần trước ngày lễ Giáng sinh. Trong lúc chờ người phục vụ đem thức ăn đến cửa xe, anh chợt phát hiện cô ta chỉ mặc phong phanh một chiếc áo khoác mỏng. ?oTa cứ tưởng mình là kẻ khốn khổ nhất thế gian, không ngờ người phụ nữ này còn khổ hơn, phải chống chọi với cái rét vì miếng cơm manh áo? - anh tự nhủ. Lúc trả tiền, anh đưa cô tờ 20 USD và bảo giữ phần tiền thừa.
    Đó là đoạn mở đầu của câu chuyện cổ tích thời hiện đại về một "ông già Noel bí ẩn" lặng lẽ tặng tiền cho người nghèo trên đường phố vào dịp Giáng sinh suốt 26 năm qua. Ông không thể nhớ hết mình đã giúp bao nhiêu người, có khi đó là một phụ nữ vô gia cư, một ông lão với chiếc áo len không lành lặn, người vợ góa của một lính cứu hỏa... Hàng trăm gia đình đã nhận được niềm vui bất ngờ như thế từ ông già Noel bí ẩn. Đến nay, số tiền ông âm thầm trao tặng đã lên đến 1,3 triệu USD.
    Danh tánh của "ông già Noel bí ẩn" có lẽ sẽ mãi là ẩn số với nhiều người, nếu tình thế không buộc ông phải lên tiếng. Do suy kiệt thể lực sau những đợt hóa trị mạnh để chữa ung thư, "ông già Noel bí ẩn" đã quyết định hé lộ thân phận của mình với một hi vọng mãnh liệt, đó là truyền đến người khác niềm tin vào lòng tốt tình cờ, để ngày càng có nhiều người tiếp tục thực hiện công việc của ông.
    Ông là Larry Stewart, một doanh nhân 58 tuổi sống tại thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ). Đến nay, Stewart vẫn không sao quên hình ảnh người nữ phục vụ 26 năm trước. Khi nhận tờ giấy bạc 20 USD, môi chị bỗng run lên và nước mắt bắt đầu lăn dài trên má. Chị run rẩy nói: ?oThưa ông, ông không biết là điều này có ý nghĩa như thế nào đối với tôi đâu!?. Người phụ nữ khiến Stewart nhớ lại câu chuyện của chính mình.
    Năm 1971, Stewart lúc đó là một thanh niên thất nghiệp với gia tài duy nhất là chiếc ôtô đồng thời là căn nhà di động. Không một xu dính túi, gã trai ấy đánh liều đến gọi bữa ăn sáng tại một nhà hàng ở bang Missisippi, rồi giả vờ nói mình làm mất ví. Người chủ nhà hàng đã làm động tác cúi xuống sàn rồi nhoài người về phía Stewart, đưa ra tờ 20 USD. "Chắc anh đánh rơi tiền này!" - ông ta nói. Đó là ?otấm vé? giúp Stewart bắt đầu một cuộc đời mới. ?oTôi đã cầu nguyện và hứa với Chúa sẽ tìm cách để trả lại?.
    Stewart đã thực hiện được lời hứa ấy của mình. Mỗi năm đến tháng mười hai, ông lại sắm vai ông già Noel xuống phố. Ông đã lặn lội lái xe đến nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ, đem niềm vui bất ngờ đến cho nhiều người. Không chỉ tặng tiền mặt, Stewart còn lập một "hiệp hội những ông già Noel bí ẩn" (www.secretsantausa.com), với yêu cầu thành viên phải cam kết ít nhất một lần trong đời ?olàm một việc thiện ngẫu nhiên?. Đến nay, đã có gần 3.000 người tham gia hiệp hội này.
    Vào tháng tư năm nay, Stewart được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản, đã di căn đến gan. Những đợt hóa trị mạnh đã rút cạn sức lực và khiến ông mất luôn cảm giác thèm ăn. Stewart sụt gần 45kg, người gầy và xanh như tàu lá. Nhưng ông chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ sứ mệnh của mình. "Tôi làm những việc này không phải vì bản thân. Đó là một cách thể hiện tinh thần ?otri ân bất cầu báo? (cho đi không cần nhận lại).
    Giờ đây, sứ mệnh của Stewart không chỉ là tặng tiền người nghèo dù ông tiết lộ sẽ tặng 165.000 USD cho người nghèo trong mùa Giáng sinh năm nay. Ông ước gì có thể nói chuyện và truyền đi ngọn lửa của lòng tốt đến thật nhiều người, để thế gian không chỉ có một mà rất nhiều ?oông già Noel bí ẩn? đem đến cho những người kém may mắn mùa Giáng sinh thật sự an lành.
    Câu chuyện chiều thứ 7 - Tuổi Trẻ - 25/11/2006
  6. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Thứ hai, 27/11/2006, 14:36 GMT+7

    Đến trường bằng đôi tay

    Suốt nhiều năm, một cậu bé người dân tộc Vân Kiều bị liệt hai chân đã đến trường bằng đôi tay. Con đường từ bản đến trường dài khoảng 10 km, nhưng cậu bé ấy phải đi mất 7 giờ để vượt qua bốn ngọn núi và rất nhiều khe suối. Đã có lần cậu bị lũ suối cuốn trôi suýt chết.
    Cậu bé Vân Kiều Hồ Xuân Long hồi ấy giờ là sinh viên năm thứ 2 khoa công nghệ thông tin Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị.
    Bố của Long trước là bộ đội địa phương của huyện Hướng Hóa. Miền tây Quảng Trị với hậu quả của chất độc màu da cam đã để lại di chứng lên đứa con người lính. Long lớn lên và sống lay lắt trong gia cảnh khó nghèo cùng cực. Bệnh tình do ảnh hưởng chất độc ấy cũng đã cướp mất bố khi Long mới 8 tuổi.
    Mấy thày cô giáo dưới xuôi lên dạy ở bản thương Long, khuyên em đến lớp học, nhưng khi ấy Long đã 13 tuổi. Học xong lớp 1 vào cái tuổi lẽ ra đã là học sinh cấp II, thày giáo hết thời gian ?ocắm bản? chuyển đến trường mới, lớp học ở bản chuyển ra xa hơn, vậy là em nghỉ học.
    Nhưng có một người thày mà Long suốt đời ghi ơn. Thày Phương, bấy giờ là hiệu phó trường cơ sở của xã Húc, đã kiểm tra kiến thức và tư chất của Long. Thấy em có khả năng học đuổi kịp các bạn cùng tuổi nên thày cho Long học vượt, đặc cách vào thẳng lớp 5.
    Muốn học lớp 5 phải ra tận trường trung tâm xã. Ngày học cùng bạn bè, đêm đêm dưới ngọn đèn tù mù Long được thày Phương tận tâm kèm cặp và sang năm lớp 6 thì Long đã có thể đuổi kịp các bạn. Thày Phương đã giúp Long hiểu ra một chân lý: chỉ có thể thay đổi số phận của mình bằng việc học. Thương đứa con trai tật nguyền, bà Hồ Thị Tiêng, mẹ của Long, chắt chiu bòn mót rẫy vườn, lâu lâu gùi ra cho con trai một ít gạo góp cùng các thày.
    Suốt mấy năm học ở trường trung tâm xã Húc, không đếm hết bao nhiêu lần Long vượt qua quãng đường chục cây số đường rừng, khe suối. Suối Húc, suối Tà Ri, suối Là Và, suối La La... Cả bản Tà Ri chỉ có Long chịu khó ra học tận trường xã, vì thế chỉ mình em đi về trên chặng đường rừng bằng chính đôi tay.
    Kể lại những ngày tháng ấy, Long không giấu được sự xúc động khi nhớ hình ảnh mẹ ra đón đầu bản mỗi chiều cuối tuần. Không về nhà Long nhớ mẹ không chịu được, nhưng nhiều lần trên đường về, mưa rừng khiến nước khe dâng cao. Nước cuốn Long đi, may mà vớ được nhánh cây rừng. Có lần nước suối dâng nhanh quá, lại không thể ?ochạy? kịp, bị kẹt giữa rừng bởi đi tiếp không xong, quay về không được, Long đành đội mưa gió một mình giữa rừng đêm.
    Dụng cụ giúp Long di chuyển là chiếc đòn được choàng qua vai em bằng hai sợi dây bắt chéo, hai tay cầm cũng được đẽo vát như đòn kê để em chống vào đó mà đi, thay vì chống nạng. Bác Pả Thương, một người dân trong bản, đã ?onghiên cứu? nó khi nằm điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế. Thấy người ta dùng dụng cụ này để di chuyển nên bác mày mò vẽ lại rồi khi về bản bày lại cho em làm.
    Câu chuyện về sự học của Long tưởng đã chấm dứt bởi để học lên cấp III phải ra trường huyện, một điều quá sức của em. May sao mấy sơ ở nhà thờ Phước Tuyền (thị trấn Cam Lộ) biết chuyện, đón Long về trường THPT thị trấn, tạo điều kiện cho em học tiếp.
    Tốt nghiệp THPT, Long thi đậu vào khoa công nghệ thông tin CĐSP Quảng Trị. Ngành công nghệ thông tin tuy do trường CĐSP đào tạo, nhưng không thuộc chuyên ngành sư phạm nên sinh viên phải đóng học phí. Mức đóng là 1,8 triệu đồng/năm, Long được giảm một nửa học phí, nhưng xoay cho ra 900.000 đồng với Long là cả vấn đề. Mùa hè vừa rồi Long tìm việc làm thêm ở một cơ sở lắp ráp máy tính, dạy tin học cho các em nhỏ, dành dụm cả mùa được gần 1 triệu đồng, đủ học phí năm học này.
    Mỗi ngày Long vẫn ngược xuôi trên quốc lộ 9 qua những con dốc hơn 10 km đi và về để thực hiện mơ ước trở thành giáo viên tin học, mai này về dạy lại cho trẻ trong bản làng của mình. Nhiều người biết hoàn cảnh của Long lại bảo: mỗi lần bắt gặp hình ảnh ấy lại có cảm giác được học thêm ở chàng trai này bài học rất lớn, lớn hơn cả nghị lực phi thường của Long. Đó là bài học về khát vọng của con người.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phỏng vấn... Chúa
    Vào một đêm mùa đông, trời lạnh, tôi ngủ say sau một ngày làm việc mệt nhọc. Và không biết từ lúc nào, tôi lạc vào trong mơ. Một giấc mơ kỳ lạ. Tôi đi? phỏng vấn Chúa.
    ?oMời vào?, Đức Chúa nói. ?oVậy là con muốn phỏng vấn ta?? ?oNếu Ngài có thời gian?, Tôi nói. Chúa mỉm cười: ?oThời gian của ta là vô tận. Nó đủ để làm tất cả mọi thứ. Con đã chuẩn bị những câu hỏi gì dành cho ta rồi??
    Tôi hỏi: ?oĐiều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất về nhân loại??
    Chúa nghĩ một chút rồi trả lời: ?oĐó là họ chán phải là trẻ con, vội vã trưởng thành và rồi lại khát khao trở thành con trẻ.
    Đó là họ đánh đổi sức khỏe để lấy tiền bạc và sau đó lại hao tiền tốn của để lấy lại sức khỏe.
    Đó là vì lo lắng suy nghĩ đến tương lai, họ quên đi hiện tại, làm như thế họ sống không vì hiện tại cũng chẳng phải cho tương lai.
    Đó là họ sống như thể họ sẽ không bao giờ chết, và họ chết như thể họ chưa bao giờ sống
    ?.
    Chúa đặt tay tôi vào trong bàn tay Chúa, chúng tôi im lặng một hồi. Sau đó tôi hỏi: ?oLà người làm cha, Chúa có những bài học về cuộc sống nào muốn đứa con mình học tập??
    Chúa mỉm cười và trả lời: ?oHọc rằng chúng không thể khiến bất kỳ ai yêu chúng. Những gì chúng có thể làm là khiến bản thân chúng được yêu.
    Học rằng điều quý giá nhất không phải là những gì chúng có trong cuộc đời, mà là những người chúng có trong cuộc đời ấy.
    Học rằng sẽ là không tốt khi so sánh bản thân chúng với người khác. Tất cả sẽ được đánh giá riêng lẻ dựa trên những phẩm chất riêng của chúng, chứ không phải theo một nhóm trên cơ sở so sánh.
    Học rằng một người giàu có không phải là người có nhiều nhất, mà là người cần ít nhất.
    Học rằng chỉ mất vài giây để gây những vết thương sâu thẳm với người chúng ta yêu thương, và phải mất nhiều năm nữa để hàn gắn chúng.
    Học cách tha thứ bằng việc rèn luyện lòng khoan dung. Để hiểu rằng có những người rất yêu thương chúng, nhưng đơn giản không biết làm thế nào để diễn tả hay thể hiện những xúc cảm của họ.
    Học rằng tiền có thể mua được mọi thứ ngoại trừ hạnh phúc.
    Học rằng hai người có thể nhìn vào cùng một thứ và nhìn nhận nó hoàn toàn khác nhau.
    Học rằng một người bạn thực sự là người biết mọi thứ về chúng... và dù vì bất kỳ điều gì cũng luôn yêu thích chúng.
    Học rằng sẽ không bao giờ là đủ cho chúng được tha thứ bởi người khác, mà chúng phải tự tha thứ cho chính bản thân mình
    ?.
    Tôi ngồi đó một hồi để tận hưởng chuyến thăm Đức Chúa của mình.
    Tôi cảm ơn Chúa vì đã dành thời gian cho tôi.
    Chúa trả lời: ?oBất kỳ lúc nào. Ta luôn ở đây 24 giờ một ngày. Tất cả những gì con phải làm là hỏi ta, và ta sẽ trả lời?.
    ( St )

  8. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Yêu nhưng không cưới
    10 năm trôi qua, mối tình Tâm - Xuân vẫn nồng nàn như xưa. Nhưng cái kết bằng một đám cưới với họ vẫn quá xa vời. Xuân vẫn thích kiểu nhà ai nấy sống, nhớ thì gặp nhau, đưa nhau đi chơi, thậm chí qua đêm với nhau, không phải ràng buộc bằng trách nhiệm làm vợ, làm mẹ.
    Tình yêu chân chính thường hướng đến hôn nhân. Tuy nhiên, có không ít cặp yêu nhau nhiều năm, luôn xuất hiện cùng nhau ở chốn đông người, thậm chí đã sống theo kiểu ?ogià nhân ngãi, non vợ chồng? mà nói đến ngày chính thức kết hôn vẫn còn ái ngại.
    Gặp lại nhau trong đám cưới một người bạn cùng lớp, mọi người lại được dịp trầm trồ trước "đôi sam" Tâm và Xuân. So với đám con gái cùng lớp đã phát tướng khi có một, hai nhóc tì, Xuân vẫn trẻ đẹp với thân hình rất gợi cảm, quyến rũ. Còn Tâm vẫn chăm sóc Xuân từng chút một: kéo ghế ngồi cho nàng, rót nước đưa tận tay Xuân, lấy khăn giấy cho cô thấm mồ hôi... Không hẹn mà cả đám bạn đều nói: ?oCưới nhau rồi mà còn tình gớm nhỉ? Được mấy cháu rồi??. Xuân cười giòn tan: ?oTụi mình đâu đã cưới. Vẫn như hồi xưa thôi?.
    Cả bàn mắt tròn mắt dẹt nhìn nhau. Hơn 10 năm rồi còn gì. Ngày ấy, Tâm và Xuân từng làm bao người phải ganh tị khi lúc nào họ cũng tay trong tay, không rời nhau nửa bước. Vào lớp học, đến thư viện hay ở ký túc xá..., hễ có Xuân, tất phải có Tâm. Đám bạn cùng lớp đại học cứ nghĩ, ra trường chắc họ sẽ tổ chức cưới ngay.
    Theo Xuân kể, họ sống vậy quen rồi nên không muốn thay đổi. Nhà ai nấy sống, nhớ thì gặp nhau, đưa nhau đi chơi, thậm chí qua đêm với nhau. Nhưng cưới thì cả hai vẫn chưa nghĩ đến. "Mình vẫn không hình dung được làm vợ, làm mẹ sẽ thế nào, nhất là khi sự nghiệp đang trên đà thăng tiến. Cả Tâm cũng vậy, đi nước ngoài suốt...?, cô thản nhiên nói.
    Nhưng cô đâu biết, vì thật sự yêu nên Tâm chấp nhận để cô được tự do bay nhảy, thăng tiến trong sự nghiệp, không ràng buộc cô bằng trách nhiệm và nghĩa vụ của một người vợ. Nhưng tự thẳm sâu lòng mình, Tâm vẫn mong có một gia đình đầm ấm với người vợ hiền, biết chăm sóc chồng và những đứa con kháu khỉnh, ngoan ngoãn. Còn Xuân vẫn bảo, tuổi còn trẻ, phải lo sự nghiệp trước đã, khi nào ổn định thì cưới rồi có con. Cứ như vậy, quay qua quay lại, tuổi 30 đã trôi qua được vài năm. "Không biết đến khi cưới nhau, tụi mình có thể sinh con được không??, Tâm buồn bã chia sẻ.
    Trường hợp của Nam và Hằng cũng tương tự. Quen nhau ngót nghét 6 năm, hai gia đình nhiều lần qua lại nhưng ngày cưới của hai người vẫn được hẹn cuối năm và không ai biết năm nào. Nam là con trai lớn, bố mẹ tuổi đã cao, còn Hằng cũng là cô gái tử tế. Khi mọi người hỏi, Nam trả lời: ?oTụi mình yêu nhau, nhưng để tính đến chuyện kết hôn, vẫn thấy thiếu thiếu gì đó. Có lẽ phải cần thêm một chút thời gian nữa?.
    Nhưng Hằng lại không nghĩ thế. ?oTrai 30 tuổi còn xoan, gái 30 tuổi đã toan về già?. Cô đã nhiều lần nói bóng gió với anh, nhưng Nam không mặn mòi lắm. Cha mẹ cô cũng thúc giục nhiều lần. "Yêu anh, em thấy tương lai mờ mịt quá, nhưng xa anh thì em không thể. Thôi thì trước mắt chỉ biết là yêu vậy?, Hằng tâm sự.
    Thế rồi bẵng đi một thời gian, bạn bè nhận được thiệp mời cưới của Hằng. Thế nhưng, chú rể không phải là Nam. Chồng Hằng là người mới vào làm chung ở công ty cô hơn một năm nay. "Mình chỉ nhận lời anh ấy mới đây thôi. Anh ấy muốn cưới chỉ vì mình thật sự cần thiết cho cuộc đời của anh ấy. Mình cũng chỉ cần có thế?, cô thổ lộ với bạn bè.
    Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp yêu nhưng không cưới hay chưa cưới. Ngoại trừ những tình yêu vụ lợi, không thật lòng; tình yêu gặp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình hay do hoàn cảnh sống cách trở, vấn đề còn lại nằm ở bản thân người trong cuộc. Họ sợ bị ràng buộc bởi nghĩa vụ và trách nhiệm. Nếu là phụ nữ, họ lo ngại bị níu chân trong việc thăng tiến. Nếu là đàn ông, họ sợ mất tự do...
    Theo các chuyên gia về hôn nhân gia đình, không có một quy định nào bắt người ta yêu nhau bao lâu thì cưới, nhưng nếu đã gặp được người tốt và yêu nhau thật lòng thì hôn nhân sẽ càng giúp người ta sống có trách nhiệm, nghĩa tình với nhau hơn. Vì thế, nếu chẳng may gặp phải người thích ?olửng lơ con cá vàng?, bạn nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm và đưa ra sự lựa chọn có tính chất ?osống còn?.
    Điều ấy có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho một cuộc tình không đủ lớn, nhưng sẽ thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm đang âm ỉ cháy trong lòng người kia mà vì thói quen, sự ỷ lại hoặc vì một lý do nào đó, khiến họ còn do dự. Tình yêu như trái trên cành. Trái chín vừa đủ sẽ có vị ngọt thanh và hương thơm ngây ngất. Trái còn sống đã vội ăn chỉ có đắng chát, vô vị. Còn như trái chín để lâu trên cành sẽ tự rơi rụng và chẳng thể nào ăn được nữa vì ruột đã hư thối mất rồi.
    (Theo Người Lao Động)
  9. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Tập cười !
    TT - 1. Tại một siêu thị lớn có tiếng của TP.HCM, tôi và bà chị ghé vào quầy quần áo trẻ em. Cô nhân viên bán hàng chạy ra đon đả mời chào: ?oEm muốn hàng gì, bé mấy tuổi, chị lấy cho coi?.
    Chị tôi cho biết mình cần mua vài bộ đồ thun cho bé trai 6 tháng tuổi mặc trong mùa hè. Lập tức hàng loạt quần áo đủ màu sắc, đủ kiểu dáng được đưa ra. Tuy nhiên, chị tôi không ưng bộ nào vì nó quá lớn so với khổ người em bé.
    Thấy chị mình ngần ngừ, đứng kế bên, tôi nhắc: ?oSang quầy kế bên...?. Lập tức cô nhân viên sa sầm nét mặt, giật mấy bộ đồ trên tay khách và... cho vào bịch. Hai chúng tôi bước đi vẫn còn nghe văng vẳng câu nói sau lưng: ?oNgười đâu mà rảnh quá! Coi cho đã rồi không mua...?.
    2. Sinh nhật. Một người bạn tặng cái áo pull nhưng tôi mặc không vừa. Thấy trong tấm card có ghi ?oquà tặng được đổi?, tôi bèn tìm đến địa chỉ của shop. Đó là một cửa hàng (trong vô số những cửa hàng) của một hãng thời trang dành cho giới trẻ khá nổi tiếng ở TP.HCM.
    Bước vào shop, tôi trình bày ngay là ?ocần đổi...?. Nụ cười trên môi cô nhân viên (mặc đồng phục và trang điểm rất sành điệu) vội vàng tắt ngay, còn lại là giọng nói lạnh như tiền: ?oChị cứ lựa cái khác vừa ý, nếu nhiều tiền hơn thì phải trả thêm?.
    Thử đến cái thứ hai vẫn không vừa, tôi đành trở ra xin lấy cái khác size lớn hơn. Nhưng cô X. (người nãy giờ lấy áo cho tôi thử) vùng vằng rồi chỉ sang anh đồng nghiệp: ?oT. lấy cho ?ochỉ? cái size L?. T. cũng không vừa, đáp lại: ?oBà đứng đó, khách của bà sao không lấy?? và nhìn tôi với ánh mắt không mấy thiện cảm.
    Cuối cùng thì tôi cũng đổi được cái áo vừa với khổ người của mình nhưng chẳng thấy vui trong lòng.
    3. Cô bạn tôi (vốn đang là du học sinh bên Nhật) kể rằng: ?oỞ Nhật, chưa khi nào tôi phải bực mình vì những người bán hàng. Vào các shop, xem hàng chán chê, không mua nhưng khi đi ra nhân viên bán hàng vẫn cười rất tươi, cúi gập người chào khách và nói ?ocảm ơn?. Nụ cười ấy tạo ấn tượng ghê lắm.
    Lần sau, cần mua đồ, mình lại nhớ đến cái shop có người bán hàng cười rất tươi?. Bạn tôi còn cho biết khi cô xin đi làm thêm tại một tiệm bán thức ăn nhanh, sau khi phỏng vấn và OK, ông chủ đã cho cô một tuần ở nhà chỉ để đứng trước gương và... cười. Rồi ông giải thích: ?oMuốn bán được hàng thì phải biết cười với khách hàng?.
    HOÀNG HUONG
  10. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0

    Mở Theo Lời Điệu
    Bao la là tiếng nói của độ lượng. Đời không thấy tha thứ cho nhau mà vẫn mơ ước bao la. Ai cũng thích những cánh đồng mênh mông, những chân trời rộng mở. Sao mà lắt léo thế? Con người luôn luôn sẵn sàng tham dự những chuyến đi bồng bềnh, sảng khoái với những chân trời không thấy. Thèm gió bể khơi. Thèm núi đồi trùng điệp. Hân hoan reo ca cùng chim chóc. Nâng niu những hoa đồng cỏ nội. Ai cũng thế. Không riêng ai. Đến với đất trời như những đứa con của vũ trụ, mà tấm lòng thì đóng kín tối tăm. Sao mà biển lận với trời đất quá vậy?
    Đời đã mở cho ta những cõi rộng. Mà lòng nhân gian thì quá hẹp hòi. Có cái gì bất trắc mà nẩy sinh như thế. Đã vậy thì không nên sàm sỡ thốt tiếng bao la, mở lời rộng rãi. Đánh lừa thiên hạ còn khả thứ. Đừng bất kính với đất trời. Chưa bao giờ đóa sen, đóa hồng nở một cách gian dối. Lòng không nở được một điều gì tốt đẹp thì thôi. Đừng ép gượng.
    Con người ta cũng hay đấy chứ. Dễ quên có phải là cái vốn liếng ở đời? Sống với người thì hẹp. Hẹp quá! Mai đây ra đứng trước cõi bao la thì nói chuyện phiêu bồng. Vả chăng, trời đất cũng dễ tính. Làm gì có chuyện trời đất ganh đua với người. Có chăng, chỉ là ganh với hồng nhan, với tài mệnh.
    Thế ra, ông Trời cũng khéo lắm. Cũng bày ra những cuộc chơi riêng. Chơi với kẻ tương xứng. Hiểu ra như thế thì những định mệnh nổi trôi mới khỏi buồn.
    Thời nào cũng có những hồng nhan đa truân. Bất cứ ở đâu. Kiều năm xưa hay Kiều nay thì cũng vậy. Gặp được người đồng điệu thì nói ngay tiếng nặng tình. Tinh lắm. Đã gặp được thì không bao giờ gieo lời mắc mỏ. Làm vậy, không những xấu mặc, mà xấu lòng.
    Hình như có sự xếp đặt của ai đây. Bàn tay ghép gán quả là tài tình lắm. Tài tình và tài tử. Tài tử trong cái nghĩ ẩn báu lộng ngọc của cuộc đời. Bởi khi ta chạm đến tấm lòng quí giá kia của Kiều thì lập tức ta gặp cái bao la của trời đất. Hay lắm! Quỷ quyệt đến thế thì hết sức.
    Và - cái bao la kia là gì vậy? Là gì mà ai nấy đều nặng lòng với? Có kẻ đứng trước bao la mà không thấy được bao la. Có kẻ ở buổi bình minh, nghe tiếng chim hót đã chạm mặt với cõi vô lượng. Biết được vô lượng là cùng lúc đến với vô biên. Hay đôi khi gắn bó, hòa lẫn với nhau trong một cuộc hôn phối son sắt. Qua tay kẻ phàm nhân, cái vô biên được ví von đối chiếu nghịch lý với cuộc đời hữu hạn của con người. Nhưng nếu rảnh rỗi một chút hãy ra nhìn sông nước thử. Cái vô biên nằm đâu đó trên cánh vạc chở hoàng hôn về núi mỗi chiều.
    Chạm đến vô biên là nhắc nhở cái lý sinh tử ở đời. Là muốn tầm tích con đường vô định của sự sống chết. Thường khi nó gây nên sự buồn bã không nguôi trong kiếp nhân sinh. Trái lại, đi vào cõi bao la người ta nhận ra được nỗi hân hoan trong lòng. Khi bắt được cái nhịp của trời đất, lòng ta bỗng reo ca, nhảy múa trong một hòa âm thuận chiều. Một cái gì đó soi tỏ đời ta như đạo đạt. Đó là cái bước nhảy hân hoan, nối liền trời với đất, của Zorba trên bờ biển. Cái hạnh phúc đó không đến với mọi người. Cái sự hòa nhịp kia cũng không thể có nếu lòng ta không được trang bị vẻ thênh thang của vũ trụ. Có thực sự chạm đến cõi vĩnh phúc vô hình, mới hý lộng, mới nhảy múa say sưa đến thế được.
    Cho nên, nói đến chuyện riêng chung của trời đất là nói trong cái lý đó vậy. Cũng không dễ gì tập tành sự độ lượng. Muốn có được phải làm cả một cuộc đổi đời. Thay cái nhìn. Thay trí óc. Và tuyệt đối phải có một con tim đẹp đẽ.
    Nếu không, cái tình với cõi bao la kia chỉ là cái tình gian lận. Và còn thú vị gì một cuộc chơi thiếu hào hứng như thế. Trời đất nương ta, nhưng ta vốn như con bệnh, thủy chung không phát giác được gì. Con mắt rêu phong đã đóng kín ta lại với thế giới ích kỷ, hẹp hòi, riêng tư. Làm sao còn nghe ra tiếng hoan ca của thế giới bên ngoài. Nếu bảo là nghe, thì sao lại có thể thiếu hòa điệu đến thế được. Chân tay trì trệ. Đời sống như đóng đinh, xa cách. Đừng mưu toan với trời đất. Hạnh phúc xa lạ kia chỉ dành cho người có lòng. Kẻ hời hợt dễ đàm tiếu, thị phi về cái hạnh phúc đó lắm. Bởi nhìn gần, hạnh phúc đó có vẻ phù du quá. Không mang lại áo cơm. Đến thế thì còn nói thêm được một lời nào nữa. Hãy ôm lấy cái phần của mình. Kẻ nổi trôi gặp người trôi nổi. Cứ theo trời xa đất rộng kia mà rong chơi vui thú một đời vậy.
    1973 tháng 9
    Trịnh Công Sơn
    (Trích: Bửu Ý - Trịnh Công Sơn Một Nhạc Sĩ Thiên Tài - 2003)

Chia sẻ trang này