1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0

    Cô gái trên chuyến xe hành trình Nam - Trung
    TTO - Trên chuyến xe về Quy Nhơn, ngồi bên cạnh tôi, có một cô gái khoảng 24 tuổi với gương mặt dễ thương kèm ánh mắt cương nghị.
    Tôi, cô gái ấy và 3 hành khách nữa ngồi dãy ghế cuối cùng.
    Đang đi giữa chừng, chúng tôi gặp nạn xe bị nhồi nhét hành khách. Lượng hành khách đi chui được nhà xe bố trí và dồn ép ngồi chung ghế với khách đã mua vé trước. Đa phần khách có vé tỏ ra không bằng lòng nhưng vẫn chấp nhận bị dồn chung một chỗ như người phạm tội, và băng ghế chúng tôi cũng không ngoại lệ, chuẩn bị nhét thêm 3 người.
    Bản tính tôi vốn cương trực và thẳng thắn không dễ bị ai bắt nạt, song tôi chưa kịp phản đối thì cô gái bên cạnh đã lên tiếng không chấp nhận với lời nói sắc bén: ?oChúng tôi 6 người, mỗi người đều mua 1 vé và đang ngồi đúng số ghi trên vé, tôi không đồng ý anh nhét thêm 3 người?.
    - Cô có nhường không thì bảo, ai cũng phải ngồi vậy, chịu khó chật chội san sẻ chỗ ngồi cho mọi người - Lơ xe bảo
    - Không đợi anh phải bảo chia sẻ, nếu là người già phụ nữ mang thai hoặc trẻ em, tôi sẽ tự nguyện nhường ghế, còn đằng này toàn thanh niên, anh và họ phải tự thoả thuận nhau cùng giải quyết, tự chịu gánh lấy trách nhiệm những gì mình làm không đúng - Vẫn thái độ cương quyết, ánh mắt cương nghị, cô trả lời.
    Lập tức tên lơ xe hùng hổ xông vào, định kéo cô gái ra khỏi ghế. Hành khách trên xe không ai phản ứng gì, tôi lập tức đứng dậy nắm lấy tay anh ta, và đến lượt tôi bảo: "Anh là đàn ông, không được phép dùng vũ lực với cô gái này, cô ấy hoàn toàn có lý, tôi ủng hộ cô ấy và không chấp nhận dãy ghế này nhét vô tội vạ vì lợi ích riêng của nhà xe".
    Lúc đó, hành khách trên xe có vé như sực tỉnh ra và họ đã cùng lên tiếng ủng hộ việc làm của chúng tôi, không chấp nhận 3 người ngồi 2 ghế. Tất cả những người không mua vé phải tự dàn xếp với nhà xe và phải chịu ngồi ghế phụ, đương nhiên số tiền cũng giảm đi 30%. Cô gái quay sang tôi dịu dàng ?oCám ơn anh đã ủng hộ và giúp em". Khi tôi hỏi sao cô không sợ người lơ xe ấy, thì cô lại bảo "Em không sai và mọi người sẽ ủng hộ lẽ phải, trong đó có anh".
    Nể phục phong cách kèm theo nụ cười pha chút tinh nghịch nơi em, lòng tôi dâng lên cảm giác rung động. Và nhờ chuyến xe ấy, tôi đã tìm được một nửa đích thực của mình. Hiện em đã là bạn thân, người yêu, người đồng hành cùng tôi...
    tuoitre online...
  2. huongduong77

    huongduong77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Học sinh hack trang web Bộ GD-ĐT: Có nên xử lý hình sự?
    Trang web của Bộ GD-ĐT đã hoạt động bình thường trở lại lúc 17g sau khi bị hacker tấn công lúc 14g ngày 27-11-2006
    Vừa qua, báo chí thông tin về việc Trung tâm Tin học của Bộ GD-ĐT đã tố giác với Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ Bộ Công an việc trang web moet.gov.vn của Bộ bị hacker tấn công.
    Hacker đã tháo ảnh Bộ trưởng trên trang web và thay bằng ảnh của mình. Sau hai ngày truy tìm, các cơ quan chức năng đã tìm ra hacker tấn công trang web của Bộ GD-ĐT là một học sinh ở Vĩnh Long.
    Đã nhiều lần cảnh báo
    Chúng tôi đã liên hệ và gặp hacker này là em Bùi Minh Trí, 17 tuổi, học lớp 12 lý-tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, thị xã Vĩnh Long (Vĩnh Long). Vốn thích tin học nên Bùi Minh Trí đã tập tành tự học vi tính từ năm lên lớp 7. Đến lớp 9 em đã lập phần mềm sáng tạo ?oQuản lý trường học? dự thi Tin học trẻ không chuyên. Em cho biết từ cuối lớp 9 đã biết về bảo mật mạng.
    Về vụ xâm nhập, Trí kể: ?oMấy tháng trước, bằng cách mở mã nguồn em đã phát hiện lỗi bảo mật của trang web này. Em vào rồi để lại file thông báo về lỗi bảo mật để người quản lý mạng chú ý sửa lỗi?. Sau hai lần cảnh báo, Trí thấy file cảnh báo đã bị xoá (tức là người quản trị mạng này đã nhận được cảnh báo) mà không sửa chữa và cũng không nhận được hồi âm nào, em thấy bức xúc.
    Qua Yahoo Messenger (chat), em đã trò chuyện với người quản trị mạng (xưng là Tuấn, sau xưng là Kiên, điện thoại số 04-8695712) để cung cấp thông tin mạng bị lỗi bảo mật. Hai bên đã từng trao đổi về phương án sửa chữa các lỗi bảo mật này, nhưng sau đó lỗ hổng bảo mật này vẫn còn nguyên.
    Thất vọng về trách nhiệm của người quản trị mạng, em Trí đã trao đổi với anh Phan Đức Hải, quản trị mạng của công ty VDC (đơn vị tài trợ server và đường truyền cho web moet.gov.vn) thông tin về lỗ hổng của moet.gov.vn. Anh Hải và cấp trên của anh đã đến Trung tâm Tin học của Bộ thông tin trao đổi về lỗ hổng bảo mật.
    Có cần phải động binh?
    Mới đây, trong tháng 11, Trí lại thử xâm nhập vào trang web moet.gov.vn, em thấy dù có sửa đổi nhưng lỗ hổng vẫn còn. Để chứng minh sự lỏng lẻo bảo mật của trang web này, em đã thay ảnh của Bộ trưởng bằng ảnh của em trong năm phút rồi tự xóa với ý nghĩ có ai đó thấy và báo web của Bộ đang có lỗi.
    ?oNgoài ý muốn cảnh báo, em không có ý định gì khác?. Trí còn cho biết, ngoài trang web moetgov.vn em còn phát hiện nhiều lỗ hổng của nhiều trang web khác, trong đó có cả trang của tỉnh Vĩnh Long. Trong suy nghĩ của mình, trước sau Trí vẫn xem đó là một cách cảnh báo cho người có trách nhiệm về lỗi bảo mật chứ không có ý định tấn công hay phá hoại.
    Qua điện thoại, chúng tôi đã trao đổi với anh Phan Đức Hải và được anh Hải xác nhận việc Trí đã thông báo về lỗ hổng bảo mật của trang web moet.gov.vn từ nhiều tháng trước và chính anh đã thông tin với Trung tâm Tin học Bộ GD-ĐT. Anh Hải khẳng định sẵn sàng xác nhận với các cơ quan chức năng về vấn đề này. Nhận xét về việc thay đổi hình ảnh Bộ trưởng trên trang web moet.gov.vn, anh Hải cho rằng ?oTrí còn trẻ nên xốc nổi chứ không nhằm mục đích xấu?.
    Theo quy định của pháp luật, cũng như lề thói hành xử của giới IT, Trí đã sai khi gây ra xáo trộn cho hoạt động của trang web. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể này, người quản trị trang web và Trí hoàn toàn không xa lạ. Trí không hề lẩn trốn, không mai danh ẩn tích và vẫn giữ nguyên nick cũ trong các giao dịch trên mạng thì liệu có cần phải huy động cả guồng máy an ninh để truy tìm?
    Người quản trị hay bất cứ ai đều có thể trao đổi trực tiếp với Trí qua mạng (online) hay ngoài đời (offline). Từ đầu đến cuối Trí đều thừa nhận hành vi của mình, thậm chí chủ động kể với người khác thì liệu có cần phải hình sự hoá hành vi này.
    Chúng tôi đã trao đổi với các cơ quan có trách nhiệm về vấn đề này.
    Ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Tin học, Bộ GD-ĐT:
    Đâu phải thấy nhà mở cửa rồi tự nhảy vào
    * Em học sinh đột nhập vào trang web của Trung tâm khai rằng em phát hiện trang web này có lỗ hổng, đã từng cảnh báo cho cán bộ trung tâm Tin học (TT), với công ty VDC là đơn vị tài trợ nhưng không thấy khắc phục. Ông có biết việc này không?
    - Đấy là nó nói vậy, thực tế có hay không ai mà biết được. Kể cả có lỗ hổng hay không thì việc đột nhập của nó cũng là phạm tội.
    * Thưa ông, các ông phát hiện ra có hacker tấn công vào lúc nào? Có nhất thiết phải phối hợp với Bộ Công an tìm đối tượng xâm nhập khi mà đối tượng đó không lẩn trốn, để lại nick và đã chấm dứt việc phá phách?
    - Việc gì tôi phải nhớ đến chuyện đó. Tôi chỉ biết rằng ngay sau khi nhận được thông tin có kẻ đã vào trang web của Bộ, thay ảnh Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, cán bộ TT đã kết hợp với BKIS (Trung tâm an ninh mạng của Đại học Bách khoa) tìm đối tượng rồi chuyển giao hồ sơ cho Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ Bộ Công an C15.
    Chúng tôi hơi đâu mà vào tận Vĩnh Long để vồ nó. Chuyện đó là của bên Công an. Sau hai ngày điều tra, thủ phạm đã được xác định là Bùi Minh Trí, có nickname là GuanYu (Quan Vũ), học sinh lớp 12 tại thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, muốn biết rõ thế nào thì hỏi nó.
    * Đối tượng tấn công đang là một học sinh. Việc mình khẳng định đó là tội phạm liệu có nặng quá không?
    - Nhà của mình là nhà đàng hoàng, mở cửa không có nghĩa là thằng trộm đi qua được quyền nhảy vào. Tất nhiên mình cũng có lỗi trong chuyện này. Bố con của nó ngày nào cũng điện thoại cầu xin bọn tôi nhưng luật hình sự đã ghi rõ rồi, cứ có tội là xử lý.
    * Là người quản trị trang web của Bộ, ông sẽ làm gì để không để xảy ra sự cố như vừa rồi, thưa ông? Và sau sự việc này, ông có ?ocẩn thận? hơn không?
    - Tôi không thể khẳng định được điều gì cả. Đến ngay như trang web của Quốc Hội Mỹ, của FBI hay CIA còn bị hacker tấn công đấy chứ. Hãng Microsoft là hãng sản xuất phần mềm nổi tiếng, hàng ngày, hàng tháng người ta còn phải cập nhật những lỗ hổng và định dạng những hacker mới để có cách chống nữa là. Đây là sự việc lần đầu tiên chúng tôi gặp.
    * Xin cám ơn ông.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=179485&ChannelID=13
    </hr>
    Mong mọi người đọc và ủng hộ cho em Trí .( bằng cách gởi ý kiến trên trang Tuổi trẻ online chẳng hạn)
    Được huongduong77 sửa chữa / chuyển vào 18:03 ngày 28/12/2006
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Vị đắng của những chuyến đi xa
    Cũng chỉ là mượn chuyện người khác mà nói tâm sự của mình. Thật ra thời nào có khó khăn của thời đó, điều quan trọng là khó khăn có được thay đổi hay không. Rõ ràng những khó khăn trong bài ký sự gần như không còn nữa những cũng không phải mọi chuyện đã trở nên dễ dàng trôi qua.
    Bài này đăng trên báo Xuân Tuổi Trẻ năm 1989, 17 năm trước. Có lẽ là lần đầu tiên cụm thuật ngữ "ký sự quá giang" được sử dụng trên báo.
    Ghi chép này là của nhà báo Trần Ngọc Châu. "Ôn cố tri tân", nhìn lại quá khứ để vui mừng, tự hào trước thành tựu công cuộc đổi mới của đất nước. Cũng để mỗi người tự nhắc nhau: còn rất nhiều việc phải làm để Việt Nam bay lên, thoát khỏi cảnh tụt hậu, thua kém với người.


    Về một thời không dám nhận mình là người Việt
    Một đồng chí giám đốc thuộc loại trẻ, có học thức, sau khi kể với tôi chuyện đi Tây, đã than: "Phải chi nhà báo các ông được đi nhiều để viết cho dân mình, cán bộ mình cùng đọc, cùng hiểu cái thân phận nghèo nhất thế giới của chúng ta mà đủ nhục như cái nhục mất nước, vậy mới quyết chí vươn lên nổi".
    Nhưng thưa bạn đọc, nếu chờ tới lượt mình đi nước ngoài thì "còn khuya" nên tôi mạn phép mượn lời kể của những nhà quản lý mà tôi đã gặp sau những chuyến đi học tập bên xứ người để viết bài ký sự dưới đây.
    Có một người ngoại quốc từng muốn: "Ngủ một giấc, sáng ra thấy mình là người Việt Nam". Câu nói này hình như chỉ mở đầu cho những câu chuyện cổ tích!
    Lần đầu tiên đến Thái Lan, ngồi đợi ở sân bay Bangkok, tôi thấy một đoàn người xếp hàng dài dưới nắng mà không được vào ga. Hỏi ra mới biết đó là những thanh niên Việt Nam chờ máy bay chở đi lao động ở Trung Đông. Họ không được phép vào ngồi đợi máy bay ở nhà ga như những hành khách khác.
    Tôi không hiểu tại sao nhưng cảm thấy nhục vì người Việt Nam mình đi nước ngoài, nhất là các nước tư bản, là phải đi qua cửa ngõ sân bay Bangkok - thay vì chỉ cần qua của ngõ Tân Sơn Nhất của ta - rồi từ đó mới đáp may bay đi tiếp. Cho nên phải chịu bao cảnh ngang trái đau lòng.
    Trở lại chuyến đi lao động ở Trung Đông. Một người bạn ngồi ở phi trường với tôi hôm đó kể rằng: người Việt Nam đi Trung đông để đào kênh qua sa mạc, lao động cực nhọc, thỉnh thoảng còn bị đánh đập, vì nước người ta là tư bản. Có anh xa vợ lâu ngày mà bên Trung Đông cái khoản phụ nữ là đặc biệt cấm kỵ nên khi về đến Thái Lan, bao nhiêu tiền dành dụm đem ra ăn chơi xả láng và mắc bệnh không dám về nước nữa.
    Nhân chuyện này tôi nhớ có lần đi dự một hội nghị du lịch ở Tiệp Khắc, ở đó, tôi đã xem trên truyền hình một bộ phim tài liệu hình sự, diễn ra cảnh các thanh niên Việt Nam lao động hợp tác tại Tiệp Khắc thanh toán nhau bằng búa. Tôi chợt hiểu tại sao tôi đón mãi mà xe buýt không dừng, đến khi mang huy hiệu phái đoàn Nhật thì mới đón được xe. Cũng không lạ gì cảnh người Việt Nam ở Matxcơva không dám chào nhau bằng tiếng Việt vào thời điểm có một thanh niên Việt Nam giết một cảnh sát vì bị bắt quả tang nấu rượu lậu.
    Còn đâu huyền thoại về người Việt Nam anh hùng? Khi tôi đến nước Pháp hào hoa, đi ăn ở nhà hàng với mấy anh bạn Việt kiều, mấy ông khách bàn bên cạnh thấy chúng tôi là người châu Á, hỏi: "Mày là người nước nào?" Tôi chưa kịp trả lời đã nghe người bạn Việt kiều: "Người Nhật". "A, ông khách ngoại quốc kêu lên - nước Nhật của ông giỏi lắm. Xin cụng ly chúc mừng ông!".
    Một lần khác tôi được giới thiệu là người Phi Luật Tân, thì người ta nói: "Nước ông còn đỡ hơn Việt Nam". Ở Matxcơva tôi thử nói người Trung Quốc xem sao thì được câu trả lời: "Ông nên gửi hàng thêm. Hàng của nước ông tốt lắm. Còn hàng Việt Nam ở Nga thì quá tệ".
    .
    Đó chỉ là những câu nói vô tình vì họ không biết tôi là người Việt và chính vì vậy, những câu nói đó chứa đầy vị đắng của sự thật.
    Lâu nay chúng ta cứ đóng cửa ca ngợi nhau mà không biết thế giới đang ngày càng vượt quá xa chúng ta. Có dịp đi bàn chuyện buôn bán làm ăn ở một nước Tây Âu tôi mới thấy hết cái lạc hậu của mình.
    Ở một nước tư bản, cán bộ kinh doanh của ta khi ngồi vào bàn đàm phán còn hỏi: "Các ông huy động vốn, được cấp vốn bao nhiêu?". Mà không biết rằng họ là tư bản, làm gì có khái niệm "cấp" hay "huy động" như chúng ta. Một điều đáng buồn nữa là trong khi thế giới người ta đã quan niệm quan hệ là: "hai bên cùng có lợi" thì cán bộ ta cứ nghĩ chuyện "đề nghị tài trợ, giúp đỡ, nghĩa là cứ tính chuyện... xin - cho".
    Vì sao phải cám ơn người lẽ ra phải cám ơn mình?
    Có lần tôi cũng tự xỉ vả mình vì tỏ ra choáng ngợp trước không biết cơ man nào là hàng hoá trên những đường phố Bangkok. Tôi đã đi lại hàng giờ trước những cửa hàng bán lốp ô tô xếp cao như núi, mà nhớ lại nỗi cay đắng của mình khi làm đơn xin duyệt một cái lốp ô tô, chờ cả tháng trời, lại xuống Vũng Tàu mới có.
    Đến khi sang Singapore tôi mới khám phá ra rằng nỗi vui của tôi khi đọc tin trên báo chí mình ca ngợi một số nhà máy dệt "hiện đại hoá thiết bị" nhập máy mới, rẻ, tiết kiệm cả triệu USD là chuyện buồn cười. Singapore, Nhật, CHLB Đức đâu còn muốn dệt vải nữa vì nhân công quá đắt.
    Ta cảm ơn họ rối rít trong khi lẽ ra họ phải cám ơn ta mới đúng, vì đã lãnh "của nợ" giùm họ (dù của nợ này cũng tốt chán với chúng ta). Chẳng qua chúng ta thiếu thông tin, như anh mù xem voi: đụng cái nào cũng là "voi cả".
    Ở Manila, tôi để ý thấy người ta quảng cáo rầm rộ trên ti-vi những sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài được sản xuất lắp ráp tại chính Phi Luật Tân, theo kiểu sous-license, mà không mặc cảm, tự ti dân tộc chút nào, vì hàng vừa tốt vừa rẻ. Tôi đến thăm hãng Samsung ở Seoul. Trước đây hãng này cũng làm theo công nghệ Nhật và sản phẩm của hãng cũng mang nhãn hiệu nước ngoài, nhưng sau khi cải tiến được 50% các chi tiết thì sản phẩm được mang nhãn hiệu Samsung, hiện không kém gì hàng Nhật giá cả lại rẻ hơn.

    Tôi được biết tiền lương tháng của một công nhân quét dọn ở đây là 500 đô còn Tổng Giám đốc là 7000 đô trở lên. Lên án chế độ bóc lột công nhân tận xương tuỷ như thế nào đây?
    Nói đến chuyện sản xuất sous-license tôi nhớ hồi trước năm 1975 tại ngay Sài Gòn đã có nhiều hãng làm như vậy: National, Sanyo, Renault... Rất tiếc chúng ta đã để lỡ mất cơ hội, nay thấy người tiến bộ mà thèm.
    Giờ xin nói sang chuyện dịch vụ. Ở các thành phố mà tôi đã đi qua: Tokyo, Singapore, Manila, Bangkok, Seoul... bất cứ đâu trong thành phố cũng đều có bàn "exchange" (đổi ngoại tệ) tạo mọi sự dễ dàng cho du khách chứ không khó khăn, kỳ cục như bên ta. Đặc biệt ở Manila tôi thấy các quầy đổi tiền của Ngân hàng Nhà nước đổi giá cao hơn của tư nhân. Cho nên phần lớn ngoại tệ đều rơi vào tay Nhà nước. Cách làm này hoàn toàn ngược với chúng ta.
    Ở Thái Lan mạng lưới phục vụ cũng như thái độ phục vụ so với ta, có thể nói là "cực kỳ". Ấn tượng đầu tiên là thủ tục hải quan sân bay quá nhẹ nhàng. Hàng hoá ngoại quốc mang vô nước họ không thành vấn đề. Riêng hàng tiêu dùng mà Thái Lan không sản xuất, được mang vào tự do, không phải chịu thuế má gì cả.
    Tôi đã đến bãi biển du lịch Pattaya. Cảnh quan nơi đây đâu sánh nổi với Vũng Tàu, Nha Trang chứ đừng nói chi Hạ Long, Đà Nẵng, thế mà du khách nườm nượp, phải kể con số triệu mỗi năm. Bởi họ biết tổ chức phục vụ tối đa mọi nhu cầu của con người, từ phòng tập thể dục đến bể bơi và kể cả "*** tours". Quan niệm đạo đức đã thành nếp không cho phép tôi chấp nhận một dịch vụ công khai như vậy. Nhưng đây là một vấn đề kinh tế dịch vụ dù có "dị ứng" về mặt đạo đức nhưng tôi vẫn phải công nhận sự tồn tại có lý của nó.
    Tại khách sạn tôi ở có một phòng rất sang trong đó có các cô gái xinh đẹp mang số hiệu đoàng hoàng. Khách bên ngoài nhìn vào có thể lựa chọn. Phản ứng đầu tiên của tôi là phẫn nộ, nhưng nhớ lại cảnh bên nhà: ngoài đường ban đêm không thiếu các cô gái ăn sương, thậm chí báo chí đã đăng nhiều phóng sự nên tôi đành "điều chỉnh" phản ứng của tôi. Từ bên trong các cô không nhìn thấy mình đang bị lựa chọn như một món hàng. Ở Manila, các khách sạn lớn tuyển chọn những cô gái hoàn toàn tự nguyện.
    Vào Việt Nam: buồn quá
    Tôi tìm hiểu và ngạc nhiên khi biết có đoàn du khách nước ngoài vào Việt Nam và than: buồn quá. Sau đó họ bay sang Thái Lan, Mã Lai vung tiền "đổi một trận cười như không". (Đương nhiên chúng ta không thể làm như họ nhưng cũng không thể bình chân như vại, chịu cảnh thất thu). Đó chẳng phải là nỗi đau của những nhà làm du lịch hay sao? Riêng tôi, càng đi càng thấy đau.
    Lúc đến Singapore, tôi để ý thấy trong danh bạ điện thoại ở khách sạn, nhà hàng đều có câu đại ý: có thể gọi khắp thế giới ngoại trừ Việt Nam. Tôi bàng hoàng vì không thể ngờ trong thời đại bùng nổ thông tin này vì kém cỏi mà mình đã bị loại ra khỏi hệ thống. Họ hận thù vì ta là xã hội chủ nghĩa? Nhưng Tiệp Khắc, Liên Xô, Trung Quốc thì sao? Tôi không lý giải được, chỉ thấy một nỗi nhục canh cánh bên lòng.
    Ở Seoul tôi bị một nỗi đau khác gặm nhấm khi thấy trên đường phố toàn xe hơi nhưng không tìm đâu ra một xe nào do nước ngoài sản xuất. Người Nam Triều Tiên toàn đi xe hơi do nước họ sản xuất. Cũng không nên vội vàng so sánh với Việt Nam bởi ta chưa sản xuất được xe hơi. Có điều tôi đau khi biết rằng chủ hãng xe hơi lớn nhất Nam Triều Tiên hiện nay, hãng Hyundai, là con trai một nông dân mà lúc cha của ông ta còn cày ruộng thì ở Sài Gòn, người ta đã lắp ráp xe La Dalat rồi.
    Trước đây nhiều người sợ rằng nếu mở cửa du lịch thì văn hoá tư sản sẽ ùa vào, đầu độc thanh niên nước ta nhưng đi một số nước tôi thấy không hẳn thanh niên nước đó chỉ biết ăn chơi, sống vội. Như ở Seoul chẳng hạn, thanh niên ăn mặc lịch sự, gọn gàng, lúc nào cũng thắt cavạt rất chững chạc, văn minh. Tôi để ý thấy họ rất ít nhậu nhẹt và hút thuốc ngoài đường phố. Ở Seoul 10 ngày tôi chỉ mời được 1 người hút thuốc. Có lẽ rượu, thuốc lá đều rất đắt mà họ lại tiết kiệm tiêu xài chứ không "xả láng sáng nghỉ sớm" như quan niệm của một số bạn trẻ chúng ta.
    Ai đi xa về lại không sung sướng khi máy bay đến gần Tổ quốc. Tôi không có niềm sung sướng đó mà chỉ hồi hộp, lo âu vì biết bao thủ tục phiền hà đang chờ đợi. Rời sân bay Bangkok chưa đầy mười lăm phút đã thấy nhân viên hàng không phát cho hành khách mỗi người bốn tờ giấy dài đầy chữ.
    Hầu như thấy vui đó mà chỉ có cảm giác hồi hộp, lo âu vì biết bao thủ tục phiền hà đang chờ đợi. Hầu như mọi thứ lỉnh kỉnh đều phải khai ra hết, bao nhiêu áo Pullthun, áo gió, quần bò cho đến một đồng đô còn sót. Chưa khai hết một tờ đã dọn ăn. Có hành khách không kịp ăn vì còn phải vật lộn với những khoản mục trong tờ khai.
    Tôi chợt nghe hai ông khách nói tiếng Anh ở hàng ghế trước: "Ông đi Việt Nam du lịch?". "Không, tôi có việc mới đến, chứ xứ sở quá phiền hà này đi du lịch cái gì". Tôi như bị tát tay hay một gáo nước lạnh vào mặt.
    Chưa hết, xuống nhà ga phi cảng lại phải chờ hàng giờ, mồ hôi đẫm lưng áo mà thủ tục dường như cứ đứng ì một chỗ. Một ông khách tưởng tôi là người ngoại quốc, lắc đầu nói: "Mất cả giờ rồi mà chúng ta chưa ra khỏi phi trường, không có đâu như ở đây". Tôi đỏ mặt xấu hổ nhưng không biết nói sao.
    Các bàn để làm thủ tục hải quan xếp theo hình chữ U quanh hành khách cũng gây cảm giác sợ hãi như đứng trước vành móng ngựa. Tôi đã đi qua nhiều nước và có ý so sánh bên mình qua các cửa sân bay nên bấm giờ để coi thủ tục họ nhanh -chậm thế nào.
    Phải nói các nước XHCN còn chậm, nhưng các nước tư bản thì không quá vài phút. Ở phi trường Nhật chỉ 5 phút. Ở Bangkok, mình đi chậm, nhân viên hải quan còn hối thúc đi nhanh. Ở các nước, tờ khai của họ chỉ bằng bàn tay với bốn năm câu hỏi, chủ yếu để thông báo khi có tai nạn. Ở Bangkok, mang vào trên 10.000 đô la thì mới khai, nhưng không khai cũng không sao. Họ sợ mất khách du lịch vì một thái độ bất nhã nào đó, nên rất tránh khám xét. Họ dám bỏ con tép để câu con tôm chứ không cò con như chúng ta. Cái cảm giác dễ chịu không thể nào có được khi đứng trước những khuôn mặt lạnh lùng, nghi kỵ tại căn phòng làm thủ tục ở sân bay. Đối với người đi du lịch, cái thích nhất chưa hẳn là cảnh đẹp, gái đẹp mà lòng hiếu khách.
    Cái cảnh "quá giang" cũng là đặc biệt, nhưng biết làm thế nào đối với một nhà báo quá đói thông tin. Lại nữa: mùa xuân "trông người lại ngẫm đến ta", chẳng khác nào uống thuốc đắng, không có thú vị gì; nhưng tổ tiên vẫn dạy: thuốc đắng dã tật. Nghìn chén đắng thế này cũng chưa đã tật đâu, tôi chỉ mong nỗi nhục này góp phần thức tỉnh chúng ta, vươn lên làm giàu và sống có văn hoá, văn minh thật sự, chứ không mãi tự ru mình trong những ánh hào quang.
    TP.HCM, tháng 1/1989.
    Nhà báo Trần Ngọc Châu (Saigon Times)

  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1

    Chuyện ''làm ăn'' ở chợ tình Sa Pa

    Chợ tình Sa Pa vốn là một nét sinh hoạt văn hóa đầy tính nhân văn và hấp dẫn đối với khách du lịch. Thông thường, mỗi tối thứ bảy bà con lại tập trung hát hò, uống rượu tâm sự cho đến khi chếnh choáng men tình. Nhưng sự lấn sâu của du lịch và lối sống đô thị hóa đang làm cho chợ tình biến thái!.
    Cứ mỗi tối thứ bảy, Giàng A Minh, 21 tuổi lại đem con Min-khờ dã chiến ra phóng xuống núi đi chợ tình. Nhà của A Minh ở Tả Phìn, cách Sa Pa hơn 10 km. Để mua được chiếc xe này, Giàng A Minh phải bán một con ngựa trắng.
    Sa Pa sắp bước vào mùa du lịch, khách đến rất đông. Họ đi ngắm cảnh thì ít mà đi xem chợ tình thì nhiều. Giàng A Minh biết rõ điều đó. Người Dao có truyền thống lập gia đình muộn hơn 4-6 năm so với người Mèo (H?TMông). Chàng trai này nổi tiếng trong bản là người thổi khèn hay. A Minh chưa có ********, nhưng đó không phải là điều chàng trai này quan tâm nhất bây giờ.
    20h, có mặt trước nhà thờ đá, du khách đã tập trung kín sân trước để xem múa khèn, xem bà con hát. Đám thanh niên thổi khèn có 5 người, lớn nhất hơn 50 tuổi, bé nhất chỉ có vài tuổi. Trong nhóm đó có Giàng A Minh. Chàng cùng với 5 người còn lại bắt đầu thổi khèn, nhảy múa vang cả một vùng. Năm cái khèn cộng hưởng với nhau, từ lớn đến nhỏ tạo nên một không khí đầy sôi động nhộn nhịp. Người xem có dịp thưởng thức trực tiếp những âm thanh đời sống trong núi rừng.
    Bất ngờ nhất là khoảng 30 phút sau, cậu bé ít tuổi nhất thôi thổi khèn, ngả mũ ra, đi một vòng quanh: ?oCho tiền đi, sẽ thổi tiếp cho mà nghe?. Ban đầu một vài vị khách hơi ngạc nhiên nhưng rồi cũng có người móc túi bỏ ra 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng. Thấy ít người cho tiền, cả nhóm ngừng thổi.
    ?oKhông cho tiền, không thổi nữa đâu!?, một trong năm người nói. Thế là khách xem phải móc túi đưa thêm. Cậu bé đi thêm hai vòng nữa, thấy cũng được kha khá rồi, bèn vơ vội nhét vào túi áo rồi nhóm lại thổi tiếp. Nhưng nó dường như diễn ra một cách gượng gạo, thiếu đi nét tự nhiên vốn có. Cứ tầm 30 phút một lần, cả nhóm dừng thổi khèn, hoặc một nửa thổi, nửa còn lại ngửa mũ xin tiền!
    22h, không khí lạnh thêm, Sa Pa bảng lảng chút sương mù làm cho cảnh sắc thêm phần ?otình tứ?. Có một đoàn khách ở TP HCM ra. Cánh đàn ông mặt ai cũng đỏ gay gắt vì rượu Bắc Hà mua được từ khu bán hàng. Họ bắt đầu ?otấn công? vào chợ tình bằng cách rót rượu ra mời bà con. Gặp ai họ cũng ép uống, nhất là mấy người thổi khèn. Lúc này nhóm của Giàng A Minh đã tan. Có một số người khác vào thế chỗ và say mê thổi. Vị khách tên Hoàng có giọng lơ lớ cứ ép một cụ già người Mèo uống rượu và thổi khèn. ?oA, thiếu người yêu rồi! Người yêu của ông đâu, mời vào nhảy cùng đi?, anh ta la lên. Cụ già ngượng ngùng: ?oKhông có?. Anh ta chỉ vào một cụ đứng bên cạnh: ?oĐây còn gì.Vào đi, ông mời người yêu uống rượu đi chứ.Sẽ có tiền cho, đừng lo?. Đám đông hưởng ứng. Bà cụ xua tay: ?oKhông, không phải người yêu đâu mà?.
    Cụ ông kéo cụ bà vào, uống xong một cốc rượu rồi nhảy. Du khách phấn khích hò hét ầm ĩ theo tiếng khèn, tiếng vỗ tay. Những tờ giấy bạc 5.000 đồng, 10.000 đồng được rút ra. Người đàn ông miền Nam cầm cái mũ của mình thu lại thành một tập mong mỏng rồi nhét vào túi cụ già H?TMông. ?oTất cả là của ông?.
    Cách đó không xa, là một người đàn ông tóc búi tó người Kinh bán sáo kiên nhẫn thổi các bài hát hiện đại. Từ Chị tôi đến Cô gái mở đường. Đây là ?ochiêu??T tiếp thị để bán sáo. Khách xem vẫn chủ yếu là người Kinh. Họ ngồi tràn ra đường, ăn trứng nướng, khoai nướng.
    Tại khu vực sân vận động, nhiều đứa trẻ người H?TMông mà trên Sa Pa thường gọi là ?oMèo con? dường như chẳng chú ý mấy đến chợ tình. Chúng chơi các trò chơi với khách ngoại quốc khá hồn nhiên và vui vẻ. Đa số các cô gái H?TMông và Dao đi bán thổ cẩm dạo xung quanh khu vực ấy. Thỉnh thoảng cũng trò chuyện với khách, nhưng chủ yếu là xì xồ mặc cả giá tiền. Vậy là, bức tranh chợ tình trở nên nhốn nháo. Giàng A Vàng, người cùng làng với Giàng A Minh, thở dài: ?oKhông còn nữa đâu. Chợ bây giờ toàn bán hàng hóa thôi. Đi cho vui chứ không thích bằng ngày xưa nữa?.
    Khách đến Sa Pa từ lâu không còn lạ với hình ảnh khách Tây cặp với các cô gái người dân tộc. Những cô gái này nói tiếng Việt không sõi nhưng nói tiếng Anh thì nhanh như gió. Đấy là bởi họ giao tiếp với người nước ngoài từ tấm bé. Cuộc sống của các cô gái mới lớn giống như con thú, cây cỏ. Họ thích lang thang cả ngày, thích rong chơi. Có khi trèo đèo lội suối bở hơi tai kiếm được bó củi chỉ để mang xuống chợ bán, ăn một bữa no nê rồi về. Vì vậy mà khách Tây rất thích lối sống của họ.
    Quan niệm của họ thế này: Cứ nói chuyện vui vẻ là đi với nhau thôi. Trên các góc phố và các con đường dạo bộ của Sa Pa, dễ dàng nhận thấy các đôi ?oTây- Ta? khá tình tứ. Họ khoác tay nhau đi, ôm hôn nhau như Tây. Họ đi với nhau cả ngày, rồi qua đêm nữa. Người dân ở Sa Pa vẫn bảo: ?oMấy cô dân tộc không tính toán nhiều tiền đâu. Cứ thích là đi thôi. Đôi khi chỉ cần bát phở hay bữa cơm là có thể vui vẻ với nhau cả ngày".
    Còn được nghe kể chuyện này nữa, không biết có đúng lắm không, đó là du khách rất thích ?omùi? của các cô gái dân tộc. Nó vừa có vị khét khét của quần áo lâu ngày không giặt, lại có mùi mồ hôi tích tụ lại thành muối ở mỗi vệt đen trắng lẫn lộn trên ngấn cổ, ngấn tay. Phải là người thật tinh mắt mới nhìn thấy được điều đó.
    Cái người dưới xuôi gọi là ?obẩn? thì người của núi rừng đại ngàn lại không nghĩ vậy. Âu cũng là chuyện dễ hiểu. Vậy là, cái gọi là ?odu lịch nhân văn? ở Sa Pa vẫn có ?omùi? của dịch vụ ?ođi khách? như dưới xuôi.
    Đi ở Sa Pa, thỉnh thoảng mọi người vẫn thấy một vài đứa trẻ dân tộc có làn da trắng và mái tóc vàng! Đó là hệ quả của việc dạo chơi cùng với du khách nước ngoài. Các cô gái lang thang, sinh ra những đứa trẻ cũng lang thang như con ma xó khắp ngóc ngách núi rừng Sa Pa.
    (Người Lao Động)
  5. nangxuan75

    nangxuan75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 14/01/2007, 01:26 (GMT+7)
    ?oCon vẫn chờ ba thực hiện lời hứa...?

    TT - Đây là một câu chuyện từ bài thi học kỳ I vừa qua của một HS lớp 8 Trường LQĐ (Q.3, TP.HCM). Em đã viết về hoàn cảnh thật của mình.
    Được cô giáo dạy văn và em HS đồng ý, Tuổi Trẻ xin được trích đăng.
    Đề: Em hãy kể một câu chuyện vui hoặc buồn đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em.
    Ai cũng có được một người ba để chăm lo, để bảo vệ, để dạy ta nên người. Hầu hết đều có hạnh phúc được ở bên cạnh ba cho đến khi ba lìa đời, còn tôi thì không được như thế.
    Hồi tôi còn nhỏ, mẹ đi làm cả ngày nên từ sáng sớm đến chiều tối ba luôn là người ở bên cạnh chăm sóc tôi. Mỗi ngày trôi qua, lúc đó đối với tôi phải nói là một hạnh phúc với đầy ắp những kỷ niệm vui buồn. Đến tối, khi mẹ đi làm về, gia đình tôi lại cùng nhau đi dạo phố, uống nước mía hay mua kem về nhà cùng nhau ăn. Rồi trước khi đi ngủ, ba mẹ lại ôm hôn tôi, ngồi chờ cho đến lúc tôi chìm vào giấc ngủ. Tôi vào học mẫu giáo, sáng sớm mẹ đưa đi, chiều ba đạp xe đạp rước tôi về. Lên lớp 1, ba chở tôi đi học trên chiếc xe máy mua lại từ người bạn cũ. Tuy chiếc xe không mới, chạy lại khá chậm nhưng mỗi khi ngồi trên xe, vòng tay ra ôm thật chặt bụng của ba, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc và rất an toàn.
    Ngày qua ngày, cho đến một hôm, tôi nghe được cuộc cãi vã giữa ba mẹ. Lúc đó khoảng chừng một hai giờ sáng, tôi nằm ngủ cạnh ba và bị giật mình. Tôi nghe được câu nói của mẹ: ?oCô gái đó chẳng có gì tốt đẹp như anh nghĩ đâu?.
    Nghe xong câu nói của mẹ, tự nhiên nước mắt tôi ứa ra mà không hiểu tại sao. Lúc đó tôi sợ lắm. Tôi sợ một ngày nào đó, ba sẽ không ở bên cạnh tôi nữa. Sáng hôm sau, mẹ về ngoại, tôi ở với ba đến chiều. Nhân lúc ba bận nấu cơm, thấy chiếc xe đạp cũ ba để trong nhà kho, tò mò, tôi liền lấy ra đạp thử. Vừa mới ngồi lên xe, tôi bị mất thăng bằng rồi ngã liền ra đó. Tôi rất đau nhưng không dám rên rỉ vì sợ ba biết, rồi lại leo lên lần nữa. Đột nhiên từ phía sau, có một cánh tay choàng qua người tôi, bế tôi xuống khỏi chiếc xe. Đó là cánh tay của ba tôi. Ba xoa đầu tôi, nhẹ nhàng bảo: ?oĐợi con lớn thêm chút nữa, cỡ 13-14 tuổi ba sẽ tập cho con đi xe đạp?.
    Tất cả thầy cô chấm thi cùng đọc và rơi nước mắt; cùng thống nhất cho bài thi điểm cao nhất trong câu này (5 điểm, toàn bài được 9,5 điểm).
    Đến tuần sau, như thường lệ, mẹ con tôi lại về nhà. Đến cổng khu phố, mẹ con tôi chợt thấy ba chở một người phụ nữ khác đi ra. Mẹ đứng sững sờ, hai tay bắt đầu run. Khi ba về, mẹ vờ như không biết chuyện gì.
    Một tuần nữa trôi qua, mẹ con tôi lại về nhà. Khi đưa chìa vào ổ khóa, mẹ mở không được, lúc đó mẹ và tôi mới biết ba đã thay hết ổ khóa. Tối hôm đó, mẹ con tôi đứng đợi ba từ bốn giờ chiều đến chín giờ tối. Vừa đợi mẹ vừa khóc, còn tôi thì cứ ngóng ra chỗ con hẻm để mong nghe thấy tiếng xe của ba. Một hồi lâu sau, bàn tay run run của mẹ đặt lên vai tôi và nói: ?oCô gái đó chỉ đáng tuổi chị con?.
    Nói rồi, mẹ bật khóc nức nở. Dù mẹ chỉ nói bấy nhiêu nhưng cũng đủ để tôi hiểu hết mọi chuyện. Tôi đã khóc vì thương mẹ, khóc vì giận ba và khóc vì tôi, một đứa bé gần mười tuổi sắp phải mất ba.
    Lúc ấy, chỉ còn một tháng nữa là đến sinh nhật 10 tuổi của tôi, chỉ một tháng nữa là đến cái ngày mà tôi mong chờ suốt mười năm. Vậy là trong buổi tiệc ngày hôm đó sẽ không có sự hiện diện của ba như chín lần sinh nhật trước, sẽ không có tiếng cười của ba, sẽ không có vòng tay thương yêu của ba như trước nữa, sẽ không có gì cả. Tại sao vậy hả ba?
    ... Đã ba năm rồi, đã ba năm tôi không được gặp ba, không được nghe ba cười, không được ba khuyên răn, dạy bảo. Chỉ còn bốn tháng nữa là tôi tròn 14 tuổi. Chỉ còn bốn tháng để ba thực hiện lời hứa của mình. Hơn ba năm qua tôi vẫn nhớ như in lời hứa của ba và chờ ba thực hiện lời hứa đó? Ba ơi...
    T.L. (lớp 8 Trường THCS LQĐ, Q.3, TP.HCM)
  6. hatrangg

    hatrangg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Nhật ký đong đầy nước mắt của ?oHoa Hướng Dương?

    [​IMG]
    "Nén" trong cuốn CD này là những u uẩn, buồn thương, hy vọng của các thành viên nhóm Hoa Hướng Dương.
    (Dân trí) - Dưới đây là câu chuyện về một cuốn CD được phát hành cách đây chưa lâu. Trong cơn lốc của thị trường băng đĩa, cuốn CD này có một cuộc sống khác, lặng lẽ hơn. Lặng lẽ bởi nhân vật chính của những chuỗi âm thanh da diết đó luôn sống trong im lặng, còn câu chuyện của họ thì chan đầy nước mắt.
    Có lẽ đó là những người ham nói chuyện nhất mà chúng tôi từng tiếp xúc. Họ nói, rồi cười đùa như bao người bình thường khác khiến căn phòng hơn 50m2 - địa điểm mà Hội chữ thập đỏ quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức cho chị em bị nhiễm HIV trong nhóm Hoa Hướng Dương sinh hoạt hàng tuần, như ấm áp hơn trong mùa đông lạnh giá.
    Câu chuyện xoay quanh cuộc sống, tình yêu và cả chuyện bữa cơm hàng ngày. Họ không muốn nói tới nỗi khổ nữa. Trưởng nhóm Nguyễn Thanh Thuý cho biết: ?oMọi người ở khắp nơi tới đây, người xa nhất là Trà Vinh, người gần thì Hà Tây, Hải Phòng? Đồng chung cảnh ngộ bị nhiễm HIV/AIDS, tìm tới nhau để cùng mang tới cho nhau niềm hy vọng sống, chả nhẽ cứ phải buồn mãi à??
    Chuyện đời của những bông hoa hướng dương
    Lâm Ngọc Ánh, quê ở Hà Tây biết mình nhiễm HIV/AIDS từ người chồng, trước khi anh mất đúng một tuần. Nỗi đau tưởng như đã hoàn toàn đánh gục cô. Nhưng cuối năm 2004, một người cùng quê giới thiệu Ánh tới sinh hoạt tại nhóm Hoa Hướng Dương. Những bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu dần được khoả lấp bởi sự sẻ chia của những chị em cùng cảnh ngộ.
    Còn Hương, cô cũng chỉ biết mình ?onhiễm hát? khi bệnh của chồng bước vào giai đoạn cuối. Bơ vơ và mặc cảm, chị tưởng như mình không thể vượt qua nỗi đau. Nhưng chị vẫn may mắn hơn nhiều người cùng cảnh ngộ, con gái chị hoàn toàn khỏe mạnh. May mắn đó là động lực hướng chị trở thành hội viên tích cực của nhóm Hoa Hướng Dương.
    Còn nhiều nữa những con người trong gian phòng này, họ không thể quên được chuỗi ngày dằng dặc trước đây, khi họ chỉ là những tàn lửa đơn độc? Cho đến một ngày, họ tìm ra nhau trong nhóm Hoa Hướng Dương, cùng tựa vào nhau góp thành đám lửa lớn, sưởi ấm cho bao con tim khát khao yêu thương.
    ?oNhà em ở quận Thanh Xuân, từ ngày biết vợ chồng em bị ?onhiễm hát?, hàng phở của em không còn ai dám lai vãng. Vậy là ngày ngày anh ấy lại đèo cả em và gánh hàng tới một ngõ nhỏ ở Cầu Giấy để bán hàng. Khách không đông bằng địa điểm cũ nhưng cũng đủ để chúng em lo cho cháu được bằng bạn bằng bè? - Lan, một trong những hội viên mới của nhóm vui vẻ kể chuyện mình.
    Giống như Lan, Thuỳ - người Hà Tây không hề nhắc tới nỗi khổ mà chị và người chồng của chị đang gánh chịu mà chỉ dành thời gian để nói về đứa con hết mực thương yêu của mình. ?oMột lần đi đón con, tôi thấy cháu ngồi ngẩn ngẩn một mình ở vỉa hè. Hỏi con sao không vào chơi với các bạn, cháu bảo: ?oCô giáo không cho?.
    Ngay ngày hôm sau, em đưa con đi xét nghiệm tại một phòng khám tại Hà Nội, phiếu xét nghiệm là âm tính, em đi một mạch hơn 30 cây số về nhà, đưa phiếu tận tay cô giáo. Cô giáo phôtô ngay ?obằng chứng sống?, sẵn sàng đưa cho bất kỳ ai còn nghi ngờ về sức khoẻ của cháu
    ??
    Nhật ký ?oMột ngày mới?
    Đó là tên một CD mới ra mắt cách đây chưa lâu mà nhân vật chính của cuốn CD này, không ai khác chính là những hội viên của nhóm Hoa Hướng Dương. Nói đúng hơn, đó là những ?odòng nhật ký? chan đầy nước mắt của từng hội viên trong nhóm do chính họ đọc và thu lại.
    Nói về ý tưởng ra đời CD này, chị Nguyễn Thanh Thuý tâm sự: ?oTrước đây, khi nhóm mới được thành lập, hầu hết chị em đều sống khép kín, xa lánh cộng đồng. Khi cùng nhau học khóa truyền thông sáng tạo do Ủy ban Y tế Hà Lan phụ trách, ước mong được giãi bày tâm tư với thế giới bên ngoài mới có cơ hội thực hiện.
    Ban đầu, theo lời của các chuyên gia tư vấn, chị em mỗi người đều có một cuốn sổ nhật ký và coi đó như người bạn tri âm. Những khi vui, khi buồn, kể cả khi đi đến tận cùng nỗi thất vọng, sợ hãi? đều ghi lại vào sổ. Sau đó, khi đã tự tin hơn, trong mỗi buổi giải lao của khóa học ấy, từng người một, đứng lên đọc những dòng ghi trong nhật ký để cả lớp cùng nghe. Và, công đoạn sau cùng của khóa học ?olấy lại tự tin, tránh tự ti, mặc cảm? ấy là đưa những lời tâm sự nghẹn ngào đó vào đĩa CD.
    Trải dài trong cuốn nhật ký là những nỗi đau không thể san sẻ cùng ai. Câu chuyện của Hương - quê Đà Nẵng: ?oNhững tủi hổ, đắng cay trong cuộc sống chẳng thấm gì khi em một mình bụng mang dạ chửa đến bệnh viện làm xét nghiệm để chuẩn bị sinh con. Khi đến chỗ bà bác sĩ xin kết quả xét nghiệm, vì bụng to, em định kéo ghế ngồi thì bà bác sĩ ấy ngăn lại ?ochị cứ đứng xa xa ra cũng được!?.
    Trong cơn đau quằn quại, em vẫn không sao thoát ra được ánh mắt khác thường của họ nhìn vào em. Ánh mắt ấy có cả sự thương hại lẫn khinh miệt. Lúc ấy, em chẳng hiểu nguyên cớ tại sao?
    Vượt cạn mẹ tròn, con vuông. Chưa kịp mừng bởi đứa con bụ bẫm thì em đã ngất lịm đi vì một tin sét đánh: Em đã bị nhiễm HIV/AIDS. Và, nỗi đau lại càng thêm quặn thắt khi chồng em qua đời cũng chính bởi căn bệnh ấy. Nhiều đêm nghĩ quẩn, em cũng định quyên sinh theo chồng, nhưng nghĩ đến đứa con bé dại, em lại gắng sống?.

    Câu chuyện của Mai, quê Hải Phòng: ?oTừ khi chồng em mất vì AIDS, bố mẹ chồng ?ocách ly? không cho em được nuôi dưỡng con. Em phải thuê nhà ở riêng và chỉ được gặp con vào những ngày cuối tuần. Gọi là thăm con nhưng chỉ dám đứng nhìn con thôi bởi tuy không cấm, nhưng bố mẹ chồng luôn ở cạnh và nhìn em bằng ánh mắt đề phòng, nghi kị.
    Nhiều đêm, nhức nhối bởi bầu ngực đầy sữa, em nhớ con đến đứt ruột. Cứ thế, em nằm ngắm ảnh đứa con tội nghiệp của mình mà nước mắt đầm đìa?
    .

    Day dứt mãi trong tôi là những lá thư các chị nhắn gửi tới gia đình. Nó đã được viết ra lâu lắm rồi, nhưng vì nhiều lý do, đến giờ mới được đưa vào cuốn CD nhật ký ?oMột ngày mới? như những lời trăn trối cuối cùng để lại cho người thân. Và những chị em trong câu lạc bộ Hoa Hướng Dương sẽ mang nó đi tiếp chặng đường cuối cùng - đưa ?olá thư? trở về với gia đình người đã khuất.
    - ?oBố mẹ kính mến, các em của chị, hôm nay là sinh nhật con, trong lòng con có biết bao nhiêu cảm xúc. Con rất nhớ và thương bố mẹ, con muốn bù đắp cho bố mẹ rất nhiều nhưng ông Trời thật trớ trêu đã không để cho con có cơ hội làm việc đó

    Con biết rằng trong thời gian con sinh cháu, bố mẹ có nhiều điều muốn hỏi con: Tại sao không cho cháu bú? Tại sao không để mẹ giặt quần áo? Con đã nói con bị bệnh gan, nhưng đó là điều nói dối. Bố mẹ ơi, thật ra căn bệnh con mang là căn bệnh đến giờ vẫn chưa có thuốc chữa.
    Con hy vọng khi biết được tin này, bố mẹ hãy bình tĩnh và rất có thể một ngày không xa nữa, con gái của bố mẹ sẽ khỏi bệnh và khoẻ mạnh như xưa. Con chúc bố mẹ và các em luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc. Đó là điều con luôn mong ước. Con gái yêu của bố mẹ?.
    - ?oCon trai thân yêu! Mẹ ngồi đây viết ra những dòng chữ này, một mai nếu mẹ không còn trên thế gian này nữa thì những điều mẹ viết ra đây sẽ giúp con hiểu hơn về mẹ.

    Mẹ sinh con ra trong tiết thu thật đẹp, lúc mang thai con mẹ mong muốn và tưởng tượng ra thật nhiều điều tốt đẹp nhưng thật buồn khi mẹ phát hiện ra mẹ bị nhiễm HIV. Mẹ đã choáng váng, hoang mang và tuyệt vọng. Bao nhiêu câu hỏi mẹ đã tự đặt ra: rồi đây con sẽ ra sao, cuộc đời con khi không có bố mẹ ở bên sẽ như thế nào, tương lai của con sẽ ra sao?
    Con trai yêu của mẹ, sau này khi lớn lên mẹ mong con học thật giỏi, làm được những điều có ích cho mọi người. Nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình người, dù con có đi đâu, làm gì thì tình cảm của con người với con người là đều quan trọng. Mẹ yêu con nhiều lắm!??

    Thủ thỉ, sâu lắng, chứa chan những xúc cảm đớn đau, cay đắng, dằn vặt? các chị em trong nhóm Hoa Hướng Dương lần lượt trải lòng mình qua những trang nhật ký bằng âm thanh. Những ngày còn lại của cuộc đời họ có thể đếm được nhưng họ đã biết tựa vào nhau để hướng đến ?omột ngày mới?.
    ?oCứ vài ba tháng chúng tôi lại phải tiễn biệt một hội viên của nhóm. Trong tận sâu đáy lòng, tôi vẫn mong rằng, mỗi người trong xã hội hãy dành cho họ chút quan tâm, để những trái tim khát khao được yêu thương đó không còn cô đơn nữa? - bà Đỗ Thị Ánh - Phó chủ tịch thường trực Hội chữ thập đỏ quận Đống Đa - người gắn bó với nhóm Hoa Hướng Dương ngay từ ngày đầu ao ước.
    Và có lẽ, đến lúc nào cuộc đời vẫn còn những tấm lòng như bà Ánh thì những bông Hoa Hướng Dương vẫn có thể tìm được ánh sáng mặt trời của niềm tin để sống trọn, sống có ý nghĩa với những ngày tháng còn lại của cuộc đời.

    (* Tên nhân vật đã được thay đổi)
    Phạm Phúc Hưng

  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Cần soi lại mình trước khi cất cánh
    Liệu có "bay lên" được không khi "một người rồ ga, ba người đạp thắng''? "Bay lên" được không khi "giả nhiều hơn thật, Phật ít hơn Ma"? Để có thể "bay lên", Người Việt cần phải "soi gương" để nhận biết và chữa trị những "khuyết tật" trong tính cách của mình...
    Có chăng bộ "hằng số xấu xí" về chân dung người Việt?
    Cách đây gần 100 năm, trong tác phẩm "Việt Nam sử lược" được biên soạn năm 1919 và ấn hành lần đầu tiên vào năm 1921, học giả Trần Trọng Kim đã phác hoạ chân dung người Việt như sau:
    "Về trí tuệ và tính tình thì người Việt Nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự - nhân - nghĩa - lễ - trí - tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn hoà bình, nhưng đã đi trận mạc thì cũng có sự can đảm, biết giữ kỷ luật. Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và hay ưa khuếch trương bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái nhưng mà vẫn không nhiệt tín tông giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn?".
    Chân dung người Việt ngày nay
    Viện nghiên cứu xã hội Mỹ từng phác thảo chân dung người Việt thông qua ?o10 đặc trưng cơ bản":
    "Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng; Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động; Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm); Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận; Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản.
    Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê); Xởi lởi, chiều khách, song không bền; Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời); Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện; Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục; Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)".

    So sánh hai bức "chân dung" Người Việt cách nhau gần 100 năm, một điều rất dễ nhận ra là phải chăng đã tồn tại cùng với thời gian một bộ "hằng số xấu xí" về chân dung người Việt? Xin mạo muội tóm gọn trong một "câu đối" như sau:
    "Khôn lỏi, thích chen, sĩ diện, đoàn kết kém
    Tự ti, tự đại, cảm tính, thiếu kiên trì"

    "Khôn lỏi, thích chen, sĩ diện, đoàn kết kém"...
    Một nhà báo nước ngoài khi nhận xét về người Việt, đã nói: "Dân tộc các bạn rất thông minh (ông lấy dẫn chứng về những giải thi quốc tế mà học sinh chúng ta đã đoạt được và đưa ra chỉ số IQ của người Việt), nhưng hình như chỉ thông minh trong việc nhỏ! Khi đứng trước đại sự vẫn tiếp tục cách nghĩ gần, nghĩ ngắn nên thường để tiểu tiết làm hỏng đại cục và hay đánh mất thời cơ?...
    Nguy hiểm hơn, "truyền thống khôn lỏi? đó còn "phát triển" thành "nghệ thuật sống", thành một thứ "văn hoá nhanh chân" như tác giả Trần Đăng Tuấn đã từng phân tích.
    Liên quan đến đặc điểm này, một Việt kiều đã từng nhận định: "Tôi lấy làm ngạc nhiên về tính thích chen lấn của người Việt. Đi tàu, đi xe chỉ có mấy người, ai cũng có vé, có số ghế mà vẫn "so vai, hích cánh" với nhau". Cũng theo ông này thì người Việt Nam thuộc loại "hiếu kỳ nhất thế giới". Bởi, "chỉ hai xe Honda quệt nhẹ vào nhau cũng đủ "quyến rũ" hàng trăm người dừng lại, ngó nghiêng".
    Nếu muốn tận mắt chứng kiến người Việt ?okhôn lỏi?T và ?othích chen? ra sao, xin hãy mua vé tới dự một bữa tiệc buffet tại bất cứ nhà hàng, khách sạn nào. Cảnh tượng đập vào mắt tất cả các thực khách nước ngoài là những vị khách bản xứ cố sức len lỏi giữa hàng người đang xếp hàng, gắp lấy gắp để những món ăn ?okhoái khẩu?, bày la liệt trên bàn, ăn nửa bỏ nửa, rồi hả hê ra về, bỏ lại sau lưng bao ánh mắt khó chịu không chỉ của du khách nước ngoài mà của cả những người phục vụ.
    Thế còn "sĩ diện"? Chẳng phải xã hội chúng ta đang chứng kiến những cuộc đua không có điểm dừng về bằng cấp, của cải và danh tiếng của những người tự cho mình thuộc "giới thượng lưu" đó sao?
    Về khả năng đoàn kết và làm việc nhóm, hẳn rằng, trong chúng ta không ít người đã từng nghe những chuyện "tiếu lâm" về tính hợp tác của người Việt. Chẳng hạn: "Ba người Nga bằng một người Do thái, ba người Do thái bằng một người Việt Nam, song ba người Việt Nam thì...?? Hoặc: "Một người Việt rơi xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không!?
    Về vấn đề này, Giáo sư Cao Xuân Hạo đã từng nêu câu hỏi: ?oPhải chăng ?otrong bụng mỗi người Việt Nam đều có một ông quan lớn. Dù chỉ làm quan lớn của một người cũng nhất thiết phải làm, chứ nhường cho người kia thì... thà chết còn hơn??.
    Vọng ngoại ?" căn bệnh trầm kha
    Bên cạnh bệnh tự cao tự đại, người Việt ta có lúc lại sa vào mặc cảm tự ti đến mức nô lệ ngay từ trong tư tưởng, không tin mình có thể làm được tốt bất cứ cái gì. Tâm lý "sính hàng ngoại" đã khiến nhiều người, nhất là thế hệ trẻ "vọng ngoại" đến cực đoan, bắt chước đến "mù quáng" mọi thứ du nhập từ nước ngoài. Chỉ tiếc là hầu như chỉ bắt chước được hình thức bề ngoài, còn bên trong "ta vẫn hoàn ta".
    Căn nguyên của căn bệnh này là do nội lực yếu mà ra! Khi bên trong anh không vững, không có gì đáng giá, không có gì để tự tin thì việc dễ dàng chao đảo, dễ dàng bắt chước, chạy theo hình thức bên ngoài là lẽ đương nhiên! Ví dụ điển hình cho căn bệnh này là diện mạo kiến trúc của các đô thị Việt Nam hiện nay, thôi thì muôn hình vạn trạng, đủ thứ phong cách, trường phái? y hệt như một nồi lẩu thập cẩm trong con mắt khách du lịch nước ngoài, không biết các chuyên gia quy hoạch và quản lý đô thị có ?ođau? hay không?
    Người Việt nghĩ bằng gì?
    Người Việt nghĩ bằng ?ođầu? hay bằng ?obụng? (chả phải ta thường nói ?onghĩ bụng? đó sao?) Trên thực tế, lối tư duy cảm tính, dựa vào kinh nghiệm, võ đoán kiểu ?othầy bói xem voi? đang là một lực cản khiến chúng ta khó bay lên? Biết đến bao giờ, trong nhà trường, học sinh mới được học những kỹ năng làm việc và phương pháp tư duy? Biết đến bao giờ mới có được một thế hệ người Việt biết tư duy một cách hệ thống và duy lý hơn?
    Người Việt ta cần cù, nhẫn nại? Đúng không? Nhiều người hoài nghi về kết luận này, đặc biệt là đối với thế hệ từ 8x trở đi! Kiểu làm ăn qua quýt, ?ođánh trống bỏ dùi?, ?ochuồn chuồn đáp nước?, không làm việc gì cho đến nơi đến chốn đang là một vấn nạn của lớp trẻ. Chừng nào chúng ta chưa chữa trị được căn bệnh này từ gốc là thói quen ngại khó, thiếu động cơ và mục đích trong cuộc sống thì việc đưa Việt Nam cất cánh sẽ là một nhiệm vụ ?obất khả thi?!
    Sửa mình - cần bắt đầu từ đâu?
    Để có thể bay lên, bên cạnh những yêu cầu và mong ước về sự xuất hiện của những nhà lãnh đạo xuất sắc, tài năng, đủ sức lèo lái con tàu Việt Nam tiến ra biển lớn, mỗi người cần bắt đầu từ việc ?osoi gương? nhìn lại và thay đổi chính bản thân mình!
    Nên chăng, cần có một chương trình hành động với thời hạn và mục tiêu cụ thể, trong đó, hãy bắt đầu là ?ochính mình? và chọn phong cách sống thật ?ochính trực?. Hãy dũng cảm tuyên chiến với căn bệnh ?onghĩ giả, nói giả, học giả, làm giả? đang có nguy cơ trở thành dịch bệnh, thành một thứ văn hóa, thành lẽ sống của rất nhiều người trong xã hội.
    Có thể bắt đầu từ việc đơn giản nhất là tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, kiên quyết dừng xe khi gặp đèn đỏ, dù nơi ấy không hề có công an đứng gác; không lấn tuyến hay chạy ngược chiều khi kẹt xe, không tùy tiện dừng, đỗ xe chỗ cấm?
    Nên chăng, cũng cần có những chế tài thật nghiêm khắc đối với những hành vi không tôn trọng cộng đồng như: khạc nhổ nơi công cộng, xả rác, phóng uế bừa bãi, đua xe, đánh võng, bấm còi inh ỏi trong khu vực bệnh viện, trường học? Phải gò những người thiếu ý thức cộng đồng vào khuôn khổ pháp luật mới bảo vệ được lợi ích chung của cộng đồng.
    Chỉ khi nào sự trung thực và chính trực trở thành tiêu chí cho mọi hành động và giá trị trong cuộc sống của cộng đồng, lúc đó, Việt Nam mới có thể bay lên!
    Nguyễn Thủy - VNN

  8. hatrangg

    hatrangg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Lời ước đầu năm cho hai người...
    21:43:58, 21/02/2007Như Lịch

    [​IMG]
    Đại diện Thành đoàn TP.HCM thăm hỏi, tặng quà Tết cho anh Sơn (Ảnh: N.L)
    Chị lầm lũi đạp xe đi về chăm sóc cho "người ấy". Mọi việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân, tập vật lý trị liệu... cho anh đều có hơi ấm từ bàn tay chị. Cứ thế, đã hơn 500 ngày ròng rã trôi qua. Cũng có lúc chị giật mình: Mình đã là gì của "người ấy" đâu?!
    Ngồi chưa vững trên giường bệnh, phát âm chưa thật tròn tiếng, anh Đỗ Mạnh Sơn - người cựu trí thức trẻ tình nguyện ngày nào vẫn không quên chêm những lời dí dỏm vào câu chuyện đời không suôn sẻ của mình.
    Vào tháng 10.2002, anh Sơn đã được T.Ư Đoàn cấp giấy chứng nhận "Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đội viên Đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi" sau hai năm bám trụ tại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Trong lúc một số bạn bè trở lại thành phố thì anh đã quyết định gắn bó với vùng quê này thêm nhiều năm nữa. Với chuyên môn tâm lý giáo dục - xã hội, anh đã lặn lội vận động các bạn trẻ nông thôn chấp hành Luật An toàn giao thông, tham gia hòa giải những cặp vợ chồng "trục trặc", giải quyết tranh chấp đất đai, vận động các nhà tài trợ xây cho bà con đoạn đường dài 3,6 km, xây cây cầu trị giá 79 triệu đồng, xây 3 phòng học... Bao nhiêu ước mơ đẹp đẽ cứ sục sôi trong trái tim người đội trưởng đội trí thức trẻ tình nguyện này!
    [​IMG]
    Chị Lan vẫn hằng ngày ở bên anh
    (Ảnh: N.Lịch)

    Đùng một cái, tháng 6.2005, anh Sơn bị tai biến, xuất huyết não gây liệt nửa người. Suốt 5 ngày, anh nằm bất động trong phòng cấp cứu. Vào lúc mọi người lắc đầu nhìn nhau đầy tuyệt vọng thì anh lại... mở mắt hồi sinh. Nhưng anh không nhận ra bất kỳ ai, kể cả cô bạn thân thương, nhỏ bé Lê Thị Lan. Hai anh chị quen nhau cách đây khoảng 10 năm, từ hồi họ cùng làm công tác xã hội, chăm sóc những thiếu niên "chưa ngoan" và những trẻ đường phố cơ nhỡ. Khi anh về vùng xa, chị ở lại thành phố đợi chờ. Chị không ngờ sẽ "đón tiếp" anh trong tình cảnh thế này...
    Gần 20 tháng qua, với chiếc xe đạp cà tàng, chị luôn túc trực bên anh, động viên anh tập nói, tập đi trở lại. Có những lúc do đau đớn, do mặc cảm bệnh tật, anh đã trút những bức xúc, hờn giận xuống chị. Nhưng khi bóng chị vừa khuất, nước mắt ân hận, day dứt lại tuôn đầm đìa trên gương mặt rắn rỏi của người cựu trí thức trẻ tình nguyện này. "Cổ tội lắm, em à. Anh bị bệnh vầy, cổ bỏ cả công ăn việc làm, lo lắng cho anh. Cổ còn chăm sóc cho mẹ anh nữa..." - anh Sơn nhận xét về người bạn gái. Bà mẹ của anh Sơn (bị tai biến mạch máu não 10 năm nay) có vẻ cảm kích khi nghe nhắc đến cái tên Lan.
    Sau nhiều ngày tập luyện kiên trì, hiện anh Sơn đã có thể tự di chuyển từng bước một trong nhà. Cánh tay phải của anh cũng đã cử động được đôi chút. Tuy nhiên, gia đình anh thuộc diện nghèo nên việc điều trị cho anh khá thất thường. Trong ngôi nhà chưa đầy 40m2 ở P.11, Q.Bình Thạnh, cả đại gia đình của anh với 26 nhân khẩu chen chúc nhau mà sống. Ngoài số thuốc hỗ trợ từ Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, từ bảo hiểm y tế cho người nghèo P.11, Q.Bình Thạnh, mỗi ngày anh phải tốn thêm 175 ngàn đồng tiền thuốc. Đây là số tiền do anh chị em trong nhà gom góp lại. "Ngày nào không có tiền thì đành... "khô máu", phải nhịn thuốc. Mỗi tháng tui chỉ "khô máu"... chừng 16 ngày thôi à!", anh Sơn cố hài hước trên sự khốn khó của mình.
    10 giờ đêm, tôi quyết định ghé thăm chị Lan một cách đường đột. Lần theo địa chỉ trong tay, tôi tìm đến một ngôi nhà nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (P.2, Q.3, TP.HCM) - nơi chị đang tá túc. Tôi nhìn thấy chị và một người chị lớn tuổi ngồi giặt giẻ trước nhà, tranh thủ lau mấy cánh cửa bám đầy bụi. Tôi không biết chị đã kịp ăn cơm tối chưa, nhưng bộ đồ chị mặc trên người lúc sáng đưa anh Sơn đi châm cứu đã "tố cáo" chị chưa được... tắm. Ở trong một thành phố, nhưng gần hai năm nay chị Lan như sống trong tình thế "một cảnh hai quê": Ban ngày chăm sóc anh Sơn, ban đêm trở về bên người anh ruột bị tâm thần và hai bà chị lớn tuổi không lập gia đình. Tất bật như thoi mà ít khi nào chị cáu gắt, phiền muộn. "Thấy chị quanh quẩn bên anh Sơn, cũng có những lời dị nghị bởi anh chị chưa có gì là danh chính ngôn thuận", chị Lan tâm sự. Gặng hỏi mãi, chị mới "tiết lộ" quan niệm hạnh phúc giản dị của mình: "Hạnh phúc là sự sẻ chia, nhất là trong hoạn nạn. Nếu có ai thương tình giúp đỡ chi phí thuốc men để anh ấy lành hẳn bệnh, tụi mình sẽ mở một sạp báo - anh ấy ngồi bán báo, mình đạp xe đi nhận báo, giao báo. Giả sử nếu anh ấy được một cơ quan nào đấy nhận vào làm một công việc phù hợp, mình sẽ đi phụ bán áo quần cho người ta. Như thế hai đứa chắc cũng đủ sống qua ngày...". Trong cái lạnh của đêm sâu, tôi vừa chạy xe vừa nhẩm lại những dự định của chị Lan - anh Sơn, lòng thầm mong phép mầu sẽ xảy ra với đôi bạn đặc biệt này.
    N.L
    http://www2.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2007/2/22/182416.tno

    [nick]
    Được hatrangg sửa chữa / chuyển vào 20:00 ngày 22/02/2007
    Được hatrangg sửa chữa / chuyển vào 20:01 ngày 22/02/2007
  9. sn75

    sn75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.178
    Đã được thích:
    1
    Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan!
    [​IMG]
    Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.
    "Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!"
    [​IMG]
    Cha:
    Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.
    Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.
    "Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"
    Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.
    Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".
    Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".
    Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.
    Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.
    Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.
    Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.
    Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!
    [​IMG]
    Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.
    Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.
    Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).
    Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.
    Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!
    [​IMG]
    Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.
    Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: ''Cha ơi, con muốn được chết..."
    Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"
    "Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."
    Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".
    [​IMG] "Em tự nguyện từ bỏ!"
    Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:
    Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".
    Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.
    Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.
    Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.
    Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.
    [​IMG]Tờ "Thành Đô buổi chiều" có đăng bài về em
    Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."
    Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.
    Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng.
    Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".
    Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"
    Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.
    Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.
    Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.
    Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.
    Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"
    "Bởi vì họ đều có lòng tốt!"
    "Dì ơi, con cũng làm người tốt."
    "Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."
    Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."
    Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.
    "Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."
    Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.
  10. sn75

    sn75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.178
    Đã được thích:
    1
    Con đã từng được sống, con rất ngoan
    Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...
    Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.
    Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.
    Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.
    Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."
    Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.
    Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"
    Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."
    [​IMG]Một bệnh nhân được chữa bệnh từ khoản quyên góp của Xa Diễm.
    Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.
    Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"
    [​IMG]
    Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-Vu7viS0laaeZd4RQ7woX3YU-?cq=1&p=4203&l=101&u=106&mx=106&lmt=50#comments

Chia sẻ trang này