1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hatrangg

    hatrangg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Hãy để anh yêu em
    - Ngày xưa, có một chàng trai yêu tha thiết một người con gái. Chàng trai lãng mạn gấp 1000 con hạc giấy làm quà tặng người yêu. Lúc ấy, anh chỉ là một nhân viên quèn, tương lai không quá sáng sủa, nhưng anh và cô gái ấy, họ đã rất hạnh phúc. Cho tới một ngày? [​IMG]
    Người con gái nói với anh rằng cô sẽ đi Paris. Không bao giờ trở lại. Cô còn nói không thể tưởng tượng được một tương lai nào cho cả hai người. Vì vậy, hãy đường ai nấy đi, ngay lúc này? Trái tim tan nát, anh đồng ý.
    Khi đã lấy lại được tự tin, anh làm việc hăng say ngày đêm, không quản mệt nhọc cả thể xác lẫn tinh thần chỉ để làm một điều gì đó cho bản thân. Cuối cùng với những nỗ lực phi thường và sự giúp đỡ của bạn bè, anh thành lập được công ty của riêng mình.
    ?oTôi phải thành công trong cuộc sống? - Anh luôn tự nói với bản thân - ?oVà sẽ không bao giờ thất bại trừ phi không còn cố gắng?.
    Một ngày mưa, khi đang lái xe, anh nhìn thấy đôi vợ chồng già đang đi dưới mưa cùng chia sẻ với nhau một chiếc ô mà vẫn ướt sũng. Chẳng mất nhiều thời gian để anh nhận ra đó là bố mẹ bạn gái cũ của mình.
    Trái tim khao khát trả thù mách bảo anh lái xe chầm chậm bên cạnh đôi vợ chồng để họ nhìn thấy mình trong chiếc ô tô mui kín sang trọng. Anh muốn họ biết rằng anh không còn như trước, anh đã có công ty riêng, ôtô riêng, nhà riêng? Anh đã thành đạt!
    Trước khi anh có thể nhận ra, đôi vợ chồng già đang bước tới một nghĩa trang. Anh bước ra khỏi xe và đi theo họ? Và anh nhìn thấy người bạn gái cũ của mình, một tấm hình cô đang mỉm cười ngọt ngào như đã từng cười với anh, từ trên tấm bia mộ.
    Bố mẹ cô nhìn anh. Anh bước tới và hỏi họ tại sao lại xảy ra chuyện này. Họ giải thích rằng cô chẳng tới Pháp làm gì cả. Cô bị ốm nặng vì ung thư. Trong trái tim, cô đã tin rằng một ngày nào đó anh sẽ thành đạt, nhưng cô không muốn bệnh tật của mình cản trở anh?Vì vậy cô chọn cách chia tay.
    Cô đã muốn bố mẹ đặt những con hạc giấy anh tặng bên cạnh cô, bởi nếu một ngày số phận mang anh về, cô muốn anh có thể lấy lại một vài con hạc giấy. Anh khóc?

    Cách tồi tệ nhất để nhớ một ai đó là ngồi ngay bên cạnh họ nhưng biết rằng bạn không thể nào có được họ và sẽ không bao giờ được nhìn thấy họ nữa.
    Tiền là tiền còn tình yêu thì thiêng liêng. Trong cuộc tìm kiếm sự giàu có vật chất, chúng ta hãy dành thời gian để tìm kiếm khoảnh khắc bên những người yêu thương. Bởi biết đâu, một ngày nào đó, tất cả chỉ còn là hoài niệm.

    Ngọc Phước
    Theo LoveFateDestiny
  2. nangxuan75

    nangxuan75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chiếc đài của ba!
    Đang học năm 3 Trường cao đẳng Sư phạm Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), đôi mắt tôi bị mờ đi rồi mù hẳn.
    Khi bạn bè tất bật chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm thì tôi bắt đầu sống những ngày trong bóng tối. Bao ước mơ, dự định cho tương lai như tan biến. Ba mẹ bán sạch tài sản chạy chữa khắp nơi nhưng bóng tối vẫn bao trùm quanh tôi.
    Tôi buộc lòng phải rời giảng đường khi khóa học chưa kết thúc. Những ngày đầu xa bạn bè, trường lớp, sống trong bệnh tật, tôi đau đớn vô cùng. Mẹ đêm nào cũng ôm tôi khóc cạn nước mắt. Ba ít nói hẳn, tối nào ông cũng thức đến sáng.
    Một buổi chiều cuối đông năm 1998, ba mua về cho tôi một chiếc radio. Ba bảo tôi mở đài nghe cho đỡ buồn. Hình như ba hiểu nỗi buồn của tôi, chiếc đài là cầu nối giúp con gái của ba ?onhìn thấy? thế giới bên ngoài.
    Cũng từ đó chiếc radio trở thành người bạn của tôi. Một hôm, tôi nghe được trên làn sóng Đài Tiếng nói VN nói về hoạt động của trung tâm hướng nghiệp Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tôi liền viết thư với ý muốn là thành viên của hội. Gửi thư đi tôi không dám hi vọng, nhưng một ngày người đưa thư đã đem đến niềm vui thật lớn. Rồi tôi cố nén nỗi đau khi dòng nước mắt đã cạn trong ngày giã biệt ba mẹ già lên đường.
    Đến Huế, những khó khăn của cuộc sống giăng đầy phía trước. Nghe nói trung tâm hướng nghiệp chứ tôi chưa hình dung ra trung tâm như thế nào và đến đó mình sẽ làm việc gì, sẽ sinh hoạt ra sao trong khi ở nhà mỗi khi khó khăn đều có mẹ. Những đêm đầu đến trung tâm tôi nhớ nhà không chịu nổi, nhưng để yên lòng ba mẹ, tôi chỉ còn một con đường là cố gắng vượt lên số phận.
    Ở đây tôi như tìm thấy được ánh sáng. Cuộc đời cũng bắt đầu lớn lên từ đó. Hai năm sau tôi được cử đi học lớp kỹ năng dạy trẻ em khiếm thị ở Hà Nội, rồi về đứng lớp ở trung tâm cho đến bây giờ.
    Ở trung tâm, tập thể thao không chỉ để tăng cường sức khỏe mà là một niềm vui của người khiếm thị. Có chút năng khiếu bơi lội của cô gái chăn trâu ở quê, tôi nhanh chóng được nhận vào đội bơi lội dành cho người khuyết tật của tỉnh. Tập luyện thể thao đối với người khiếm thị quả thật gian nan. Có những hôm luyện tập đầu va vào thành bể bơi, tôi chỉ biết ôm đầu hết đau lại tập.
    Những ngày khổ luyện cũng mang lại kết quả. Tôi đã đạt nhiều thành tích ở các giải đấu trong nước và quốc tế. Niềm vui lớn nhất của tôi là được đại diện cho người khuyết tật VN ra nước ngoài thi đấu ở hai giải Para Games 2003 và 2005.
    Cứ mỗi lần đứng trên bục chiến thắng, nghe nhạc quốc ca vang lên, niềm vui trong tôi không thể diễn tả được, nước mắt cứ chảy. Những lúc đó tôi nhớ ba mẹ vô cùng. Chiến thắng không chỉ là niềm vui mà còn là sự an ủi, động viên tôi có thêm nghị lực, tự tin hòa nhập cuộc sống.
    Trở về sau giải đấu quốc tế, tôi quay lại với công việc hằng ngày. Với mỗi đứa trẻ ở trung tâm, dù ở hoàn cảnh, lứa tuổi, tính tình khác nhau nhưng tôi là người rất hiểu các em, xem các em như những đứa em, đứa con mình. Bởi tôi cũng đã có những ngày tháng như các em. Những lúc rời lớp học, tôi xắn tay cùng chị em ở trung tâm lo bữa cơm, giấc ngủ cho cả đại gia đình người khiếm thị.
    Mỗi năm tôi được về thăm nhà vào dịp tết. Căn nhà xưa giờ thêm trống vắng, tôi ?onhìn thấy? dáng mẹ già nua ngồi đó. Sờ di ảnh của ba tôi trên bàn thờ, nước mắt tôi chảy ròng. Tôi nhớ chiếc đài ba tặng tôi ngày nào.
    Trích từ: http://www.nguoikhuyettat.org/index.php?nv=News&at=article&sid=443
  3. lizy

    lizy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    TINH YEU & CAI NAM TAY​
    Tôi nhớ, những phút làm tôi cảm động nhất trong tình yêu, đều có liên quan đến cái nắm tay. Lần đầu tiên tôi nắm tay bạn trai trong mối tình đầu, tôi xấu hổ đến mức độ cứ cúi gằm xuống, hồi hộp lo lắng nên ra cả mồ hôi tay, và trái tim tôi đập vội vàng cuống quýt đến gần tắt cả thở.
    Tôi rất thích khi đi đường, bước chân anh ấy rộng hơn vượt lên tôi, thì tay vẫn nhớ đưa về sau, lòng bàn tay hướng lên trên, ngầm nói với tôi rằng em ơi, đưa tay đây cho anh. Cái cảm giác đó êm ái lắm.
    Tôi cũng thích lúc đi ăn cùng bạn bè, người yêu tôi lén nắm tay tôi dưới gầm bàn, và cả hai thậm chí không nhìn vào mắt nhau, mà hơi ấm lòng bàn tay anh ấy làm tôi hiểu rằng anh đang ở bên tôi.
    Tôi thích bàn tay rộng lớn của người con trai, ngón tay dài, lòng bàn tay chắc chắn, để tôi cảm nhận được sức mạnh của anh, và yên tâm dựa vào trong vòng tay anh.
    Mùa đông, tay người bạn trai là lò sưởi của riêng tôi, cho dù trời lạnh thế nào, cho dù là mười độ dưới không, tôi đều có hơi ấm của anh. Mà hơi nóng của lòng tay người con trai bạn yêu thường vừa đủ ấm, cho dù người con trai khác cũng có thân nhiệt như thế, thì bạn cũng chỉ quen với hơi ấm của người yêu thôi.
    Khi chúng ta lớn lên, làm người trưởng thành, nhịp điệu của tình yêu trở nên vội vã hơn, và một cái nắm tay đã trở nên không còn nhiều ý nghĩa nữa, bạn có thể thấy một cái nắm tay sao dễ dàng, hoặc nó chả còn biểu lộ cái gì nữa.
    Tôi cũng nghĩ đến rất nhiều người đàn ông, họ có thể hôn một cô gái nồng nhiệt như những tình nhân hạnh phúc nhất, thế nhưng chưa chắc đã chịu công khai nắm tay bạn gái trước đám đông.
    Tôi nhớ lại những người con trai đã yêu tôi, họ rất ít nắm tay tôi, và khi đi đường, thường là tôi chủ động nắm lấy tay họ. Tôi đã không bao giờ nói với họ rằng, tôi mong biết bao người yêu đưa tay dắt tôi trước, chủ động nói anh yêu em, chủ động nói anh trân trọng em biết bao, anh cần em biết bao. Không lẽ nắm tay, nói yêu tôi lại khó khăn thế?
    Cái phụ nữ cần rất giản đơn. Có nhiều khi trên đường về, cái nắm tay của những đôi vợ chồng già đã làm tôi cảm động. Có bao nhiêu người trên thế giới già rồi, đi không nổi nữa, nhưng vẫn được một bàn tay nắm dìu đi chầm chậm.
    Trong cả cuộc đời này, đến khi bạn già, xấu xí, bệnh tật, anh ấy sẽ còn ở bên bạn nắm tay bạn chăng? Cho nên mỗi khi nhìn thấy những đôi vợ chồng già tôi thường mỉm cười, nhưng không ngăn được nước mắt thấm ướt mi.
    (Theo Dantri.com.vn)
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    ....và có những cô gái lại không thích được bạn trai nắm tay trước đám đông ...
  5. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Tuyên ơi, đừng tuyệt vọng!
    [​IMG]
    Ở đúng vào cái tuổi đẹp nhất của đời người - 25 tuổi, chàng thợ kỹ thuật máy bay của Vietnam Airlines Trần Tuyên nhận được hung tin: Anh mắc căn bệnh máu trắng quái ác. Quyết định khó khăn nhất đối với anh lúc đó là chia tay người vợ sắp cưới.
    Cùng bố mẹ, em trai và những người thân khác, Tuyên đang chống chọi với thử thách khắc nghiệt nhất của số phận.
    "Làm thế quái nào mà mình lại đẹp trai thế nhỉ?" - đó là câu giới thiệu đầu tiên trong blog (nhật ký trên Internet) của Trần Tuyên với biệt danh "cuoihk".
    "Khi mình học Trường Hàng không TPHCM, có lần đi cắt tóc bị hỏng phải cạo trọc, bạn bè thấy giống chú Cuội do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đóng, nên gọi là cuội, cuội hàng không" - Tuyên kể.
    Tốt nghiệp, Tuyên ra Hà Nội làm việc tại sân bay quốc tế Nội Bài. Nghề của anh rất vất vả, đòi hỏi học cả đời, liên tục cập nhật kiến thức, năm nào cũng phải thi cử, nếu thi trượt thì không thể tiếp tục làm việc được.
    Tuyên cố gắng trụ trong vòng quay ấy và mơ về một tương lai. "Tôi thích trẻ con lắm" - Tuyên tâm sự.
    Nhưng cuộc đời đã không êm ả như anh muốn. Khi biết tin mình bị bệnh, Tuyên buồn nản và tuyệt vọng. Ngày 6/6/2006, anh bắt đầu ghi nhật ký trên mạng:
    "Sao tự nhiên hôm nay mình thấy chán thế nhỉ??? Tự dưng thèm có một người để mình ôm vào lòng, thủ thỉ trò chuyện. Cảm thấy mệt mỏi mặc dù vừa lĩnh được một khoản tiền kha khá. Tiền bây giờ thì làm được điều gì nhỉ??? CHAÁN. Đúng là đời "củ chuối" thật. Chẳng nhẽ lại tung hê hết thảy mọi thứ đi?
    Thôi thì bây giờ cố gắng giữ gìn sức khoẻ để bố mẹ và những ai lo lắng cho mình được sống thoải mái và vui vẻ. Đành phải cố thôi chứ thật ra mình đang chán lắm rồi, chẳng nhẽ lại buông xuôi. Thế thì phụ lòng mọi người quá. Cố lên nào... Cố lên nào...".

    Ngày 3/7: I''m comming back (Tôi trở lại)
    "Cho TÔI: Sau mấy ngày nằm bệt mới lại ngóc đầu dậy được một tý. Bố mẹ thì luôn lo lắng cho sức khoẻ của mình, còn mình thì sao nhỉ? Chỉ muốn giải thoát đi cho rảnh nợ, cho mọi người đỡ khổ.
    Thà rằng đau một lần rồi mọi người sẽ nguôi ngoai, chứ đằng này cứ hàng ngày nhìn thấy mình đau đớn quằn quại thế này các cụ buồn lắm. Biết rằng ai cũng hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn, nhưng cứ mỗi lần bị hành hạ như thế này thì còn ai dám tin vào ngày mai nữa đây.
    Mà chết thật, mọi loại thuốc giảm đau đều không còn tác dụng là sao nhỉ? Dẫu biết rằng cuộc đời là một chuỗi những thử thách, nhưng thử thách với mình sao lại gay go thế không biết, kéo dài thế không biết, làm khổ nhiều người thế không biết.
    Lúc đầu thì nghĩ đến cái chết, nhưng khi hết đau lại muốn sống. Đúng là phải sống để còn báo hiếu với bố mẹ nữa chứ, còn phải chăm lo cho các cụ khi về già nữa chứ. Phải cố gắng lên thôi, phải chiến đấu với mọi đau đớn, bệnh tật. Cố lên nào...
    Cho EM: Chẳng hiểu sao những lúc đau đớn nhất, khủng hoảng nhất thì hình bóng em lại trở về trong tôi. Cuộc sống thật trớ trêu phải không em...
    Biết rằng em chia tay tôi là tất yếu, nhưng tại sao tôi cứ phải cố tỏ ra rằng mình cứng cỏi và có thể vượt qua được nỗi đau đó nhỉ? Để rồi đến lúc đau đớn không thể chịu nổi thì hình bóng của em lại về bủa vây trái tim tôi.
    Vâng, tôi yếu đuối lắm. Tôi không thể giải thích đó là vì tôi còn yêu em hay tôi đang tìm kiếm một chiếc phao cứu sinh còn sót lại trong tâm trí tôi. Giải thích với tôi bây giờ thật quá khó.
    Chỉ biết rằng khi em đứng trước mặt tôi, tôi đã phải dùng hết lòng tự trọng, lòng tự ái và cả cái sĩ diện hão của thằng con trai để không bật dậy và ôm em vào lòng. Thôi hãy cứ để mọi chuyện trôi qua như mọi người mong muốn đi nhé.
    Riêng phần tôi cũng dễ thôi, vì dù sao tôi cũng đã quen với điều đó rồi. Phải cố gắng dành mọi sức lực vào việc khác thôi, dù biết rằng rất khó. Luôn cầu mong cho em được hạnh phúc".
    Được sự giúp đỡ của Hội Mái ấm của trẻ mồ côi (GFO) do ông Nguyễn Đắc Thắng, Việt kiều tại Canada, hiện đang làm việc tại Singapore, đứng đầu, Tuyên và mẹ đã đến Singapore chữa trị tại Bệnh viện Gleneagles.
    Một ngày điều trị nội trú ở đây tiêu tốn đến 21 triệu đồng, nên Tuyên và mẹ xin ở nhờ nhà một người bạn và điều trị ngoại trú. Chỉ những ngày phải xạ trị, Tuyên mới nằm trong bệnh viện.
    26/7: Tình hình khá tốt
    [​IMG]
    ... và bây giờ.
    "Vậy là sáng nay bác sĩ đã có hướng đi cho mình rồi. Xét nghiệm tuỷ và máu khá tốt, chỉ có điều bác sĩ cũng thắc mắc về vụ dây thần kinh mắt.
    Ông nói có thể có những tế bào rất nhỏ nằm trong dây thần kinh ở mắt gây ra vụ đau đầu và sụp mí. Hiện tại sẽ điều trị bằng tia X trong vòng 12 ngày và uống thuốc kèm theo.
    Chiều nay bị một cú đau đầu ở bệnh viện cũng ghê. Họ tiêm vào bắp một phát, vào ven một phát thế là im luôn, nhưng cả người bải hoải".
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    27/7: Ngày xạ trị đầu tiên
    "Ngày đầu tiên cũng ổn cả. Công nhận họ làm kỹ lưỡng thật. Chạy tia có 10 phút thôi mà họ chuẩn bị đến 20 phút để tia cho chính xác. Đó còn chưa kể ngày hôm qua mất gần một giờ để làm mặt nạ để mặt và cổ không bị cháy.
    Họ định hình khuôn mặt rồi chụp hình sọ não lên, sau đó xác định sẽ phải chạy tia vào dây thần kinh nào, đánh dấu và chạy đúng chỗ đã định sẵn. Ngày đầu tiên chưa mệt, nhưng những ngày tới sẽ ngấm và mệt hơn.
    Bác sĩ đã doạ rằng đầu mày sẽ chia làm hai màu: Trắng và đen (hoặc đỏ). Nhìn mình sắp tới sẽ giống thằng cha hai mặt trong phim Batman quá, còn gì là vẻ đẹp trai trời phú nữa hả trời.
    Mà cái mặt nạ họ làm cho mình đẹp ra phết. Hôm nay đã hỏi em y tá rồi, khi nào hết đợt điều trị sẽ mang về làm kỷ niệm. Về nhà kiếm thạch cao đổ vào rồi bày ở phòng khách doạ trẻ con chơi".
    2/8: Sinh nhật mẹ
    "Mẹ ơi, con biết hôm nay mẹ cũng không được vui lắm, vì gia đình mình mỗi người ở một nơi, trong khi bệnh tật của con vẫn luôn là nỗi ám ảnh của bố mẹ.
    Con biết giờ đây mọi cố gắng của gia đình mình đều đặt hết vào con rồi. Mẹ hãy cứ an tâm rằng con trai sẽ vững vàng trước mọi thử thách vì con biết rằng sau lưng con có bố, mẹ, Quang và người người yêu thương con.
    Một lần nữa xin chúc mẹ yêu của con luôn được hạnh phúc, khoẻ mạnh để được nhìn thấy những bước chân vững vàng của hai thằng con trai mẹ ngày một trưởng thành thêm".
    19/8: Viết cho chính mình
    "Mình đã thức trắng đêm để suy nghĩ về những chuyện đã trải qua trong quãng thời gian khó khăn vừa qua. Và không ngờ kết quả đã thành công ngoài mong muốn.
    Sáng ra mở cửa đón làn gió mát của một đất nước xa lạ, nhưng mình vẫn cảm nhận được luồng sinh khí mới tràn vào tận cùng mọi ngõ ngách của thể xác và tâm hồn.
    Đến phòng mạch của bác sĩ với đôi mắt đỏ quạch làm ông ấy tưởng mình tập mắt dữ quá nên còn nhắc đừng vội vàng. Không phải thế đâu, bác sĩ Teo ơi! Nó chữa được bệnh trong lòng nó rồi.
    Nó cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều lắm và điều đó sẽ giúp cho bệnh của nó tốt hơn nhiều đấy, bác sĩ Teo ạ. Giờ đây nó muốn hét lên cho tất thảy mọi người biết rằng nó cảm thấy cuộc sống tươi đẹp quá, nó thấy yêu đời quá đi mất.
    Mình còn yêu đời lắm, mình còn hy vọng vào đời lắm mà. Tôi ơi đừng tuyệt vọng! Bác Trịnh Công Sơn "hơi bị đúng" đấy nhỉ. Không được mất niềm tin vào cuộc sống, dù có thế nào đi chăng nữa!".
    2/9: Lễ Quốc khánh
    "Có lẽ đây là lễ Quốc khánh đẹp nhất, ấn tượng nhất và ý nghĩa nhất mà tôi được tham dự. Trong không khí thân mật của những đứa con sống xa nhà, xa tổ quốc tự dưng cảm thấy lòng mình lâng lâng đến lạ. Cùng cất cao lời ca bài Quốc ca dù rất quen thuộc nhưng ***g ngực như có ai chặn lên vậy.
    Vậy là tổ chức từ thiện đó đã chính thức ra mắt. Chú Thắng đã khóc khi nghe những gì cậu sinh viên dẫn chương trình nói và mình cũng khóc. Nước mắt cứ chảy như muốn trải tấm lòng biết ơn của mình ra vậy.
    Họ, những con người bình dị, không quen biết (chỉ tồn tại khái niệm này 1 phút thôi) nhưng sao gần gũi và thân thiện đến vậy? Vâng, chính họ đã giúp những người như mình cảm thấy rằng cuộc đời còn nhiều ý nghĩa lắm, hãy cùng nhau cố gắng vượt qua thử thách của cuộc sống.
    Xin cảm ơn tất cả những tấm lòng đang hướng về chúng tôi - những người bệnh. Cầu chúc cho mọi người luôn mạnh khoẻ và đạt được những điều mà mình mong ước. Tôi yêu mọi người lắm!".
    Mặc dù khả năng qua khỏi của Trần Tuyên giờ đây chỉ là 50/50, song anh tỏ ra lạc quan hơn bao giờ hết. Anh sẽ phải đấu tranh với căn bệnh nhiều tháng ròng nữa trước khi chế ngự được nó.
    Và trong lúc này, anh đang viết lại cuộc đấu tranh gian khổ của mình trên trang web của GFO (http://site.gentlefund.org/) để tiếp thêm khát vọng sống cho những bệnh nhân khác.
  7. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Nhật ký ung thư
    Một năm qua, Trần Tuyên đã kiên cường chống chọi với bệnh ung thư quái ác. Căn bệnh hiểm không làm Tuyên nản lòng. Blog của Tuyên là một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu cuộc sống, về niềm tin và nghị lực.
    Chúng tôi trích đăng lại entry ?otổng kết? 1 năm từ blog của Tuyên.
    Thương nhớ 12...
    Xin phép bác Vũ Bằng cho cháu mượn cái tên sách của bác ạ. Hôm nay là ngày cuối cùng của 1 năm rồi. Ngồi ngẫm nghĩ lại cả 1 năm qua xem mình làm được những gì, được những gì và cũng mất đi những gì.
    Tháng 1: Khi đã cảm nhận được tình cảm đã đi đến hồi kết, tôi quyết tâm chia tay, biết rằng rất khó khăn để đi đến 1 quyết định quan trọng và lại rơi vào thời điểm khá nhạy cảm nữa chứ. Cũng suy nghĩ mất vài đêm trong viện đấy chứ. Và rồi dù sao tôi cũng đã để cho lý trí của mình thắng át đi tình cảm, ban đầu cảm giác đó thật khó chịu, cái cảm giác bị bỏ rơi, cái cảm giác hụt hẫng như khi bị đẩy xuống vực từ đằng sau ấy.
    Chơi vơi, hụt hẫng làm sao. Tôi phải chia sẻ con người ra làm đôi để chống chọi lại cả bệnh tật của thể xác và vết thương của tâm hồn. Thật may mắn cho tôi thời gian đó tôi luôn có Gia Đình ở bên cạnh. Bố, Mẹ và thằng em trai đã phần nào bù đắp được sự hụt hẫng. Và chính Bố Mẹ cùng chú em trai ít nói đã dạy cho tôi những bài học lớn về Gia Đình, về sự cảm nhận tình yêu của mọi người dành cho tôi hàng ngày hàng giờ.
    Không biết vì lý do tâm linh hay tâm lý mà ngày 1 Tết âm lịch năm đó lần đầu tiên tôi đi xe máy đi chơi được. Cả nhà ra chùa, tôi không cầu mong gì ngoài Sức khỏe cho Bố, Mẹ, em Quang và họ hàng bạn bè. Còn phần tôi, tôi chỉ mong được sống đến Tết năm sau để lại được lên chùa cầu may mắn cho năm mới.
    Tháng 2: Sau Tết âm lịch tôi lại tiếp tục vào viện chiến đấu với những đợt hóa chất. Tháng này tôi nhận được 1 tin dữ. Thằng bạn bằng tuổi và có hoàn cảnh khá giống tôi (sắp cưới thì bị bệnh) nhưng may mắn của nó là vẫn luôn có vợ bên cạnh để chăm sóc và hình như nó còn gửi lại cho đời hậu duệ của nó nữa.
    Tao ghen với mày đấy Thọ ơi! Ở nơi xa tít và cao cao trên đó mày phù hộ cho anh em nhé, nhất là mấy đứa con gái ấy, mỗi lần nhìn thấy chúng nó tao đau lắm, xót lắm. Từ ngày biết mày mất tao vẫn chưa lên Việt Trì để thắp nến hương cho mày được vì tao có lúc nào rời xa được bệnh viện đâu, chỉ biết gọi cho ****** để phần nào an ủi bà thôi.
    Tháng 3: Là tháng tôi nằm đó với bao dây dợ trên người suy ngẫm và chiêm nghiệm về cuộc sống, về các mối quan hệ. Tôi nằm đó, trong căn buồng bệnh viện lạnh lẽo cô đơn. Ban ngày mệt lả đi vì thuốc nhưng đêm đến mới thực sự là cực hình với tôi, tôi không tài nào ngủ được vì những suy nghĩ chồng chéo lên nhau. Tôi luôn phải đấu tranh với chính bản thân mình để sớm mai thức dậy (nếu có ngủ được) tôi sẽ lại là con người lạc quan trong mắt mọi người, lại giong cây sắt treo lủng lẳng chai dịch truyền đi 1 vòng các giường bệnh động viên mọi người ăn sáng và hỏi thăm sức khỏe mọi người.
    Tháng 4: Chả khác gì tháng 3 cả vì tôi vẫn hành trình ra vào bệnh viện cùng với chọc tủy, lấy máu xét nghiệm rồi lại truyền hóa chất. Sau đó lại chịu những tác dụng phụ của thuốc. Mỗi lần truyền hóa chất lại có thêm 1 tác dụng phụ khác của thuốc được khám phá. Mà tôi là thằng đầu tiên được chữa theo phác đồ mới của Mỹ cho nên hàng ngày luôn có phụ huynh của những bệnh nhân khác chữa cùng phác đồ sang hỏi thăm sức khỏe cũng như kinh nhiệm đề phòng tác dụng phụ của thuốc. Cứ đến phòng tôi là tôi chỉ cho ngay từ công dụng cách dùng và cả nơi bán cũng như giá cả, nếu bác nào cần thì Bố luôn là người sẵn sàng đi mua hộ ngay. Thanks, my Dad.
    Tháng 5 :Tháng này tôi lại nhận 1 tin dữ khi thằng bạn hay còn là anh em cột chèo "hụt" (2 thằng yêu 2 chị em ruột ) đã đi đến cõi vĩnh hằng trước tôi. Mới mấy hôm trước ngày nó mất nó còn chat với tôi và luôn mồm dặn dò tôi phải cố gắng vì gia đình và người thân mà. Tôi nghe tin báo mà không thể nào tin được lại nhanh đến thế. Mấy ngày liền tôi không thể ngủ được. Ngày nó về với đất mẹ tôi đã định trốn khỏi viện và đi gặp nó lần cuối nhưng không biết thông tin rò rỉ từ đâu mà tôi bị canh giữ nghiêm ngặt từ sáng sớm. Vậy là Cò ơi, tao chả thể gặp mày lần cuối.
    Ngay khi được ra viện tôi phóng đến nhà thắp cho thằng bạn nén hương, châm mời nó điếu 555 và không quên 1 cốc trà đá vì tôi và nó hay ngồi uống trà đá kể cả khi mùa đông lạnh giá vây quanh. Cuộc đời sao ngắn thế?
    Tháng 6: Vậy là tôi đã kết thúc đợt hóa trị cuối cùng của phác đồ điều trị. Những 6 đợt hóa chất mệt lả cùng bao tác dụng phụ của thuốc khiến tôi bèo nhèo như con mèo. Khi đã bước qua khó khăn mới dám tin rằng mình đã vượt qua, mà đôi khi còn không dám tin nữa cơ. Vậy mà tôi bước qua được mới hay chứ. Bước qua bằng sự mạnh mẽ của 1 chiến binh quả cảm. Và quan trọng hơn tôi vẫn giữ nguyên được ánh mắt nhìn đời đầy tình yêu cuộc sống. Sau bao khó khăn đã trải qua tôi vẫn yêu đời lắm lắm.
    Điều làm tôi cảm thấy có ý nghĩa nhất trong tháng này là việc tôi được biết về Blog qua cô em vợ (lại) "hụt" của tôi. Và tôi đã có nơi để chia sẻ với chính bản thân mình những khó khăn đang phải đối mặt. 1 thế giới đầy Hạnh Phúc và chia sẻ đang chờ đón tôi mà lúc đó tôi không thể tưởng tượng ra nổi.
    Tháng 7: Chuyện không hay đã đến, tôi bắt đầu bị biến chứng vào hệ thần kinh. Các cơn đau đầu liên tục diễn ra hàng ngày, mọi loại thuốc giảm đau không còn tác dụng nữa. Đau đến nỗi lúc đó tôi chỉ ước có khẩu súng và 1 viện đạn. Đau quá thì mò vào viện bảo bác sĩ tiêm tủy cho, nhưng khốn thay chỉ được vài hôm là đâu lại vào đó, đau lại hoàn đau.
    Mẹ không chịu nổi khi nhìn tôi đau đớn và quyết định đưa tôi sang Singapore để tiếp tục chữa bệnh. Trước khi sang Singapore, mắt bên phải của tôi đã không nhìn thấy gì nữa vì những tế bào ác tính đã làm liệt mất 5 dây thần kinh của mắt mất rồi. Mỗi khi đi đâu tôi lại phải bám vào vai Mẹ như người khiếm thị.
    Tháng 8: Với sự chuyên nghiệp và trình độ cao các bác sĩ tại Singapore đã cứu được con mắt bên phải của tôi tránh cho tôi chở thành 1 tên cướp biển 1 mắt. Trong tháng này tôi cũng rất Hạnh Phúc khi được gặp các bạn Sinh Viên đã và đang học tại đất nước xa lạ này. Họ mang đến bên tôi sự thân thiện, chia sẻ và luôn giúp đỡ tôi trong mọi trường hợp mà tôi cần tới họ. Xin vô cùng cám ơn các bạn và tổ chức từ thiện GFO (mà bây giờ tôi cũng đã là thành viên chính thức).
    Và tháng này tôi còn 1 niềm vui mà với riêng tôi đó là niềm Hạnh Phúc bất ngờ, bất ngờ đến khó tin. Tôi yêu và được yêu. Không thể diễn tả được cảm xúc này đâu chỉ biết cám ơn tất cả những gì đã mang E dến bên tôi. Bởi E luôn ở bên tôi làm cho tôi thấy Hạnh Phúc và E còn dạy tôi những bài học về cách sống. Cám ơn E lắm người yêu bé nhỏ hay "bị bắt nạt" của tôi ạ.
    Tháng 9: Ngày 2-9-2006 sẽ mãi là ngày Quốc Khánh đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi khi tôi được tham dự lễ Quốc Khánh tại 1 đất nước xa xôi. Hơn thế tôi được làm khách danh dự của hội từ thiện GFO trong buổi ra mắt chính thức của hội. Thật cảm động khi nghe các bạn nói về chúng tôi, những người bệnh bằng tất cả tình yêu thương đồng loại. Tôi sẽ mãi mãi không quên.
    Các cơn sốt vẫn liên tục suất hiện với tần suất ngày càng dày đặc. Tôi phải vào bệnh viện kiểm tra máu, 1 kết quả bất ngờ mà không ai mong đợi cả. Chỉ số bạch cầu tăng gấp hơn 20 lần mức tối đa cho phép mà trước khi về VN tôi đã thử máu tại Singapore và kết quả bình thường, tế bào ác tính đã quay lại 25%.
    Không còn cách nào khác tôi phải quay trở lại Singapore gấp vì như vậy là bệnh của tôi tái phát quá nhanh ngoài dự kiến của cả bác sĩ. Trong nỗi buồn vì bệnh tái phát nhanh tôi lại được vinh hạnh khi bác Cường VMC bê lên báo, 1 niềm vui bất ngờ khởi đầu cho niềm vui bất tận. Quả thực niềm vui được mọi người quan tâm, chia sẻ cũng như động viên là niềm vui lớn nhất mà tôi từng cảm nhận được trong suốt quãng đời mà tôi đã sống. Cám ơn anh Cường VMC nhiều lắm khi anh đã phần nào mang đến cho em niềm vui bất tận này và cám ơn mọi người thật nhiều là nhiều.
    Tháng 10: Tôi lại phải làm lại mọi thứ từ đầu vì bệnh tái phát nên không thể ghép tủy ngay được. Biết là sẽ mệt, sẽ tốn tiền lắm nhưng tôi vẫn quyết tâm chữa bệnh bằng mọi giá, quyết tâm vì tôi cảm nhận được quyết tâm của Bố, Mẹ, em trai và họ hàng cũng như bạn bè khắp nơi. Sự kì vọng của mọi người luôn làm tôi vững tin vào ngày mai hơn, sống yêu đời hơn, quyết giữ vững tinh thần chiến đấu bất diệt hơn. Tôi bước vào trận chiến với bao người đứng sau lưng chia sẻ động viên.
    Tháng 11: Tôi vẫn chiến đấu bên cạnh những người bạn cùng cảnh ngộ dù họ có ở ngoài đời hay chỉ ở trên Blog. Chúng tôi luôn siết chặt tay nhau, động viện nhau, chia sẻ những nỗi đau cùng nhau. Bên tôi luôn có những bàn tay ấm áp tuy còn run rẩy vì bệnh tật nhưng vẫn luôn nắm chắc vững vàng để chiến đấu chống lại nối sợ hãi, nỗi đau thể xác và đôi khi là cả nỗi đau tinh thần.
    Chúng tôi cũng như bao con người khác chỉ có điều Ông Trời yêu cầu chúng tôi, thử thách chúng tôi nhiều hơn so với mọi người mà thôi. Có lẽ tại bởi vì Ông Trời luôn tin rằng chúng tôi, những kẻ được chọn để thử thách sẽ hoàn thành tốt sứ mạng mà Người đã sắp đặt.
    Tháng 12: Vậy là tôi lại mất đi thêm 1 người bạn cũng bằng tuổi, cũng sắp cưới vợ như tôi và Thọ. Sao cái tuổi Canh thân nó oái oăm thế, chúng mày nhỉ? Đến bây giờ tôi vẫn nghĩ Đức còn sống, nó chỉ về VN vài ngày để tẩm bổ rồi lại sang chữa bệnh tiếp thôi mà, phải thế không hả Đức?
    Tháng này tôi ghép tủy, bước quan trọng nhất mà cũng là nguy hiểm nhất trong qua trình chữa bệnh ung thư máu. Ơn trời, ơn thầy thuốc, ơn các chị y tá, cùng sự chăm sóc theo chế độ đặc biệt của Bố, Mẹ và nỗ lực của bản thân mà tôi đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất.
    Tháng này là tháng sinh nhật tôi và chắc chắn rằng chưa bao giờ trong đời tôi lại được nhận nhiều lời chúc mừng đến như vậy. Tôi như choáng ngợp, như ngất ngây, như say trước tình cảm của mọi người dành cho tôi. Đến tận hôm nay tôi vẫn chưa tỉnh đây này.
    Kết thúc 1 năm rồi, ngoảnh đi ngoảnh lại thấy nhanh thật. Tôi sẽ cố gắng sao cho thật khỏe để Tết âm lịch này được về VN. Cũng xin thông báo luôn thời gian Tết âm lịch sắp tới tôi sẽ tổ chức offline hàng ngày tại nhà và cực kì vui sướng khi được đón tiếp mọi người đến tham gia.
    (từ Blog Trần Tuyên)

  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Chàng trai tuyệt vời ấy đã ra đi
    [​IMG]
    Nét lạc quan của Trần Tuyên chỉ ít phút trước khi ra đi.
    Trần Tuyên, bệnh nhân ung thư máu, người đã viết những dòng tâm sự đầy lạc quan trong suốt thời gian chữa bệnh, đã vĩnh viễn ra đi tại Viện Huyết học, sáng 18/3.
    Những tâm sự của Tuyên tình cờ được phát hiện và đăng tải trong phóng sự ?oTuyên ơi, đừng tuyệt vọng? đã gây xúc động mạnh đối với cộng đồng viết blog trong và ngoài nước.
    Tuyên trở thành tấm gương của một con người không chịu đầu hàng trước nghịch cảnh.
    Xin giới thiệu những dòng tưởng niệm của hai blogger là VMC và Bsterexa:
    Trích từ blog VMC
    Chàng trai Hà Nội có gương mặt thông minh, cặp mắt thân thiện, nụ cười rạng rỡ. Tất cả toát lên một tình cảm đôn hậu và nồng ấm. Đó chính là Trần Tuyên, chàng trai chống lại bệnh ung thư máu mà nhiều người trong chúng ta đã biết đến. Tiếc rằng nụ cười tươi rói kia được ghi lại trong bức ảnh cuối cùng của Cuội.
    Cuộc chiến ngoan cường chống lại căn bệnh ung thư máu của Trần Tuyên đã dừng lại lúc 10h02 phút sáng 18/3.
    Chàng trai tràn đầy nghị lực sống, lạc quan đến tận giây phút cuối của cuộc đời, đã vĩnh biệt chúng ta.
    Em ra đi, không phải vì không thể chống lại được căn bệnh quái ác đó. Em chỉ tạm ngừng cuộc chiến thôi. Để vĩnh viễn không cho căn bệnh cơ hội để hành hạ thể xác và tinh thần em được nữa.
    Như thế cũng là chiến thắng phải không?
    Em vẫn còn ở lại trong lòng của rất nhiều người mà em đã tiếp cho họ sức mạnh. Những trang blog của em cũng vẫn còn lại, như một minh chứng rõ nét nhất về cuộc đời của em, tinh thần của em, tình yêu của em.
    Đối với tôi và nhiều người khác thì em vẫn sống. Mọi ký ức về em sẽ được lưu giữ và em sẽ còn nâng chúng tôi dậy mỗi khi ngã lòng.
    Từ nay em sẽ được yên nghỉ. Cầu mong sự yên lành cho em.
    Hà Nội sáng nay mưa lạnh. Từ lúc em đi, mưa như một nặng hạt hơn. Có lẽ đó là những giọt nước mắt mà trời đất tiễn đưa em, người con trai quả cảm của Hà thành.

    Trích từ blog của BSTEREXA, Y sinh thực tập tại Viện Huyết học
    Hôm nay, đi trực Viện Huyết học.
    Bệnh nhân nặng mà mình phải theo dõi là một chàng trai 28 tuổi, hơn mình chỉ đúng một tuổi mà thôi. Trần Tuyên, môt bệnh nhân ung thư máu Lexemi cấp dòng lympho, một bệnh rất nặng.
    Tuyên còn quá trẻ. Mang ống nghe và huyết áp theo dõi toàn trạng cho Tuyên, mình rất bất ngờ vì trước mắt mình là một chàng trai trẻ, cao lớn và rất dễ thương nhưng đang nằm thiêm thiếp trên giường bệnh.
    Bất ngờ và thấy hơi shock. Mình đã từng thấy rất, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh rất nặng, họ hàng giờ đối mặt với nguy cơ tử vong nhưng chưa gương mặt bệnh nhân nào làm mình ấn tượng như Tuyên.
    Dù bệnh nặng nhưng dường như Tuyên chỉ đang nằm ngủ trên giường bệnh, gương mặt ánh lên sự thông minh và tràn đầy sức sống làm mình thấy thực sự đau xót.
    2006 Tuyên phát hiện ra có một chuỗi hạch nhỏ ở cổ, đã phẫu thuật ở bệnh viện nội tiết nhưng sau khi ra viện Tuyên ngày càng mệt mỏi hơn. Tuyên đã được khám tại Bệnh viện Bạch Mai và chẩn đoán là Loxemi cấp dòng lympho. Chỉ có những người học y mới hiểu được bệnh này nghiêm trọng đến thế nào.
    Tuyên đã được ghép tuỷ tai Singapore nhưng sau khi về Việt Nam, tình trạng của Tuyên ngày càng nặng. Tế bào ác tính đã xâm nhiễm vào thần kinh, vào xương nên những lúc tỉnh hơn, Tuyên rất đau đớn.
    Hiện nay Tuyên lơ mơ, gọi hỏi tỉnh rất rất chậm, đại tiểu tiện không tự chủ, sốt rất cao. Các bác sỹ đang chẩn đoán: TD shock nhiễm khuẩn/LA - xâm nhiễm thần kinh. Tình trạng rất nặng!
    Hôm qua, Tuyên đã được hội chẩn với các bác sỹ bên khoa cấp cứu. Sáng nay khi mình khám, Tuyên vẫn sốt rất cao, công thức máu của Tuyên: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều giảm rất nặng.
    Một người đã và đang học y như mình, hiểu về bệnh nhiều hơn những người khác, được đọc trực tiếp bệnh án của Tuyên, không khỏi lo lắng và chua xót.
    Sự đau xót cao hơn rất nhiều khi nhìn thấy gương mặt mệt mỏi của mẹ Tuyên. Dường như bác ấy không còn sức chăm sóc cậu con trai cưng nữa. Mình thật phục bác ấy, một người phụ nữ bình thường mà lại có sức mạnh bền bỉ, dai dẳng và mạnh mẽ đến vậy.
    Mình tin chắc rằng bất kỳ một người mẹ nào đều ẩn chứa bên trong tình yêu con vô bờ bến. Tình yêu ấy đã giúp các mẹ thêm sức mạnh đối mặt với những điều tưởng chừng như tuyệt vọng nhất. Không biết là mình, mình có chịu đựng được không.
    So với những gì người mẹ đó đang phải trải qua, những khó khăn mình gặp chỉ là hạt cát trong sa mạc.
    Mỗi lần thế này, mình lại thấy mình thật may mắn. Những khó khăn mình gặp phải, những nỗi buồn của mình so với sự đau đớn của bệnh nhân, của những người mẹ chỉ là hạt cát trong sa mạc. Nhờ những lần gặp gỡ thế này mà mình thêm mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, vui vẻ yêu đời hơn.
    Mỗi người thường nghĩ rằng mình sẽ sống rất, rất lâu, ít nhất là đến 60 năm, còn quá nhiều thời gian nên dùng phần lớn cuộc đời để buồn chán, thất vọng, giận hờn... Trước đây mình cũng vậy.
    Nhưng nhờ những cuộc gặp tình cờ này, mình thêm trân trọng hơn những gì mình đang có. Sống vui vẻ hơn, yêu đời hơn và trưởng thành hơn.
    Mình thật biết ơn cuộc đời đã đem mình đến với nghề y, nhờ đó mình có thêm những người bạn, trưởng thành hơn và sống tốt đẹp hơn.
    Mai mình sẽ lại vào viện!....

    http://360.yahoo.com/blog-MMyzy24laad1MSwVChagtba_0X4HqA--
  9. uyendinh

    uyendinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    2.497
    Đã được thích:
    0
    Áp lực của sự ..........xin xỏ
    Chưa bao giờ mình nghĩ mình sẽ làm một cô giáo, ấy thế mà mình đang làm cái nghề........tương tự vậy.
    Chưa bao giờ mình nghĩ là mình sẽ đứng lớp với "sinh viên" là những tay "già đời" hơn mình. Nhưng nó lại là công việc thường xuyên, không lựa chọn nào khác
    Chưa bao gìơ mình nghĩ mình sẽ ra đề thi, nhưng đó là công việc phải làm
    Chưa bao giờ mình nghĩ là phải chấm 400 bài thi một ngày, nhưng đó là ngày hôm qua đấy.
    Chưa bao giờ mình nghĩ sẽ phải nâng điểm cho mấy tay "sinh viên", nhưng áp lực từ sếp, từ mọi phía, mình buộc phải làm
    Lòng tức nghẹn
  10. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tình cờ thấy bức tranh Praying hands - Bàn tay cầu nguyện trên blog của Boysaigon http://360.yahoo.com/profile-n1BclwQlbqiyH9F0U2Pun0iWGxE-?cq=1 nhớ lại một câu chuyện rất xúc động xung quanh bức tranh này.
    Bàn tay cầu nguyện
    Vào thế kỷ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg có một gia đình rất đông con. 18 đứa! Để kiếm đủ thức ăn đem về hằng ngày cho lũ trẻ, ông bố - một người thợ kim hoàn ?" đã phải làm việc vất vả gần 18 tiếng mỗi ngày và chẳng từ một bất kỳ công việc gì mà người trong làng thuê ông.
    Mặc dù sống trong cảnh cùng quẫn, hai người con lớn Albrecht và Albert vẫn ấp ủ một ước mơ đẹp đẽ: cả hai đều muốn theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, nhưng thật đáng buồn vì người cha sẽ chẳng bao giờ kiếm đủ tiền để gửi họ đến học viện ở Nuremberg. Sau nhiều đêm dài cùng bàn bạc trên chiếc giường chật chội, hai anh em nghĩ ra được một cách: họ sẽ gieo đồng xu, người thua sẽ xuống làm việc trong hầm mỏ gần nhà kiếm tiền nuôi người kia suốt thời gian ở học viện, và sau 4 năm người được học trước sẽ phải lo tiền học cho người còn lại, cho dù đó là tiền lời bán tranh, hay nếu cần là tiền lương của công nhân hầm mỏ.
    Họ cùng nhau gieo đồng xu. Albrecht thắng và lên đường đến Nuremberg. Albert bắt đầu chuỗi ngày làm việc vất vả nhọc nhằn trong hầm mỏ và suốt bốn năm đều đặn gửi cho anh khoản tiền lương ít ỏi. Tại học viện, tranh của Albrecht được đánh giá như một bước đột phá. Những bức khắc, gỗ chạm, sơn dầu của anh vượt xa các giáo sư lâu năm. Đến lúc tốt nghiệp, Albrecht đã có thể kiếm được những món tiền lớn nhờ bán tranh.
    Khi Albrecht trở về làng, gia đình Durer tổ chức một bữa tiệc lớn ăn mừng sự thành công của chàng họa sĩ trẻ. Sau bữa ăn dài thịnh soạn đầy tiếng cười và tiếng nhạc, Albrecht đứng lên nâng cốc về phía người em trai ở cuối bàn bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để anh vun đắp cho hoài bão nghệ thuật: ?oVà bây giờ, Albert, em trai yêu quý của anh ?" Albrecht trìu mến nói ?" đã đến lúc em biến ước mơ của mình thành hiện thực. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em?.
    Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi góc phòng. Albert ngồi đó, nước mắt ràn rụa trên gương mặt gầy gò xanh xao, chỉ có thể nghẹn ngào: ?oKhông? không? không??.
    Cuối cùng Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người anh yêu thương rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói:
    - Ôi không anh ơi, đã muộn mất rồi. Em không thể đến Nuremberg được nữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay em. Mỗi ngón tay đều đã dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải em lại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anh thì làm sao có thể cầm cọ vẽ những đường nét tinh tế trên khung vải trắng. Anh ơi, đã quá muộn rồi?
    Lịch sử đã lùi vào quá khứ hơn 450 năm. Giờ đây, hàng trăm tác phẩm của Albrecht Durer được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng lớn trên thế giới, nhưng điều lạ lùng là phần lớn người ta biết đến tranh ông, thậm chí treo trong nhà bản sao của chỉ một tác phẩm duy nhất.
    Người ta kể lại rằng vào một ngày nọ, để tỏ lòng biết ơn đức hy sinh cao cả của người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàn tay không còn lành lặn áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướng lên trời. Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là ?oHands?, nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là ?oThe praying hands?. Nếu có dịp bạn được thấy bản sao của tác phẩm xúc động này, hãy dành ít phút lắng hồn mình để tự nhủ rằng: tác phẩm nghệ thuật ấy được kết tinh từ bàn tay không phải chỉ của một người họa sĩ.
    (sưu tầm)
    Được Bunnie sửa chữa / chuyển vào 08:45 ngày 12/04/2007

Chia sẻ trang này