1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Cái bẫy của ước mơ về sự an toàn trong công việc
    GK. Chesterton ?" Nhà thơ, tiểu thuyết gia, kịch tác gia, nhà báo người Anh, nổi tiếng với những chuyện kỳ ảo - đã có một câu nói như thế này: ?oNhiều người đã dùng phép ẩn dụ chết người khi nói về sự tiến bộ như sau: Chúng ta đã để lại mọi thứ ở sau lưng để tiến lên phía trước. Họ không hề biết rằng cách nói này đã che đậy hoàn toàn bản chất thực của sự phát triển, đó là mọi thứ không phải được để lại sau lưng mà là được để lại ở ngay bên trong suy nghĩ của chúng ta?.
    Cuộc sống luôn cần có một chút gì đó để yêu thích, một chút gì đó để ngưỡng mộ, một chút gì đó để say mê, một chút gì đó để lo lắng? và tất nhiên không thể thiếu một chút gì đó để ước mơ. Cuộc sống luôn là thực tại, còn ước mơ là vươn tới tương lai, và ai cũng có quyền ước mơ. Ước mơ của những con người bình thường là gì? Bạn thử nghe một câu chuyện như sau:
    Một buổi sáng, như thường lệ Marti đang lái xe qua nhà hàng xóm để đến nơi làm việc, thì bỗng nhiên một vị thần linh xuất hiện ở chiếc ghế bên cạnh và hỏi: ?oĐiều ước thứ ba của bạn là gì??.
    Marti giật mình hoảng hốt, cô ta gần như suýt nữa thì đâm sầm vào chiếc cột đèn. Sự cố gắng và mơ ước của cô lúc này là làm sao tránh bị xảy ra tai nạn. Sau khi thoát khỏi con đường vòng, nơi tai nạn chết người có thể xảy ra trong chốc lát, cô dừng xe lại và liếc sang vị thần bằng một cái nhìn giận giữ và gần như thét lên: ?oTôi làm sao có được điều ước thứ ba khi mà chỉ suýt nữa thôi tôi cũng chẳng còn cơ hội để có được điều ước thứ nhất và thứ hai??.
    ?oBạn đã bỏ lỡ hai điều ước đầu tiên rồi?. Vị thần bình tĩnh trả lời. ?oChắc chắn những điều bạn mong ước nhất sẽ nằm ở điều ước đầu tiên, nhưng khi bạn chưa kịp nói ra điều ước này, thì tôi đã giúp bạn thực hiện điều ước thứ hai là đưa chiếc xe và chính bạn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần và quay trở về đúng con đường mà bạn đã đi. Và mọi thứ đã trở về đúng như trật tự vốn có của nó, như trước khi bạn có bất cứ một điều ước nào cả và do đó, bạn chỉ còn lại duy nhất điều ước thứ ba thôi?.
    Đã bị muộn mất giờ đi làm, Marti nghĩ về cuộc sống thường ngày sôi động và thốt lên: ?oĐược rồi, mặc dù tôi không tin lắm, nhưng tại sao lại không thử ước mơ. Tôi mơ ước thế giới này sẽ biến đổi chầm chậm thôi và dừng lại ngay những chuyển động quá nhanh. Tôi mơ ước tôi được sống trên phố phường một cách thoải mái. Tôi mơ ước có sự ổn định và an toàn trong công việc, trong gia đình, và rộng lớn hơn là trong cộng đồng này. Tôi mơ ước cuộc sống sẽ dễ dàng dự đoán hơn và mọi thứ không bao giờ biến động?.
    ?oThật buồn cười?, vị thần linh nói sau khi tập hợp mơ ước của Marti và trong khoảnh khắc đã biến mất, và để lại lời nói: ?oĐó cũng chính là mơ ước đầu tiên của bạn đấy?.
    Bạn cần phải suy nghĩ kỹ trước khi ước mơ về một điều gì đó, bởi vì rất có thể nó sẽ trở thành hiện thực. Những mơ ước về sự an toàn, ổn định và có thể dự đoán được trong cuộc sống là những mơ ước chết người. Nếu bạn càng đến gần những ước mơ nguy hiểm này, sự tăng trưởng sẽ bị kìm hãm và quá trình học hỏi của bạn sẽ bị giảm sút. Trong một thế giới đầy rẫy những biến động không ngừng như hiện nay, nếu như bạn thất bại trong việc thay đổi một điều gì đó, có nghĩa là bạn sẽ bị thay đổi.
    ?oAn toàn trong công việc? là một ví dụ mà mọi người hay mơ ước, nhưng chính điều này sẽ khiến bạn rơi vào đầm lầy mà không thể thoát ra được. Càng được an toàn trong công việc của mình, bạn càng dễ biến thành một người trì trệ, uể oải và bị mắc kẹt vào sự lạc hậu và lỗi thời. Tính an toàn trong công việc cao có nghĩa là bạn cảm thấy ít bị thúc bách về việc tăng trưởng, phát triển và xây dựng các kỹ năng mới cần thiết cho công việc của mình. Nó cũng dễ biến bạn trở thành nạn nhân của những thay đổi chắc chắn sẽ xảy ra trong công việc của mình, và sẽ dẫn đến việc bạn bị mất việc làm. Thật trớ trêu thay, sự an toàn trong công việc nhìn chung lại đưa bạn tuột xuống dốc một cách ít an toàn nhất.
    Sự an toàn thật sự và bền vững chỉ đến từ sự tăng trưởng và phát triển không ngừng. Bạn không thể kiểm soát sự thay đổi, nhưng bạn có thể trở thành người tận dụng được cơ hội đến từ sự thay đổi. Nếu như bạn càng có ý thức cao về việc rèn luyện và phát triển bản thân, thì bạn càng dễ làm chủ những thay đổi không mong muốn bỗng chốc xuất hiện trước mặt bạn. Để làm chủ sự thay đổi và xây dựng cuộc sống có sự tăng trưởng và bền vững, bạn cần phải học cách để sống, chứ không phải chấp nhận sự ổn định trong từng giai đoạn của cuộc sống.
    Các nhà lãnh đạo thường tập trung không ngừng vào sự tăng trưởng. Giống như nguyên tắc chi trả đầu tiên trong kế hoạch tài chính của bản thân bạn là dành một phần ngân quỹ để mua sắm những đồ dùng cá nhân, họ dành ít nhất 10% quỹ thời gian của họ cho sự tăng trưởng và phát triển cá nhân. Bước đầu tiên để tăng trưởng và phát triển chính là phải có ước mơ và khao khát vươn tới sự tăng trưởng và phát triển. Rất nhiều người và cả các tổ chức muốn thu hoạch được lợi ích đến từ sự tăng trưởng và phát triển nhưng lại quên gieo mầm cho những kế hoạch tăng trưởng cá nhân, và vun xới những thói quen tích cực của các nhân viên trong công việc.
    Vấn đề cơ bản trong việc lãnh đạo nhân viên là phải biết cách dẫn dắt và giúp họ phát triển bản thân. Điều này có ý nghĩa trên cả hai phương diện, đó là phát triển kỹ năng (cách làm việc) và khuyến khích các giá trị vốn có ở từng cá nhân (cách tồn tại). Bạn càng đánh giá cao người khác, hay nói một cách khác nếu bạn có tình yêu dành cho mọi người, bạn sẽ càng quan tâm đến sự phát triển của họ. Bạn không thể bắt ai làm một điều gì đó nếu như họ không muốn. Những ông bố, bà mẹ bị hạn chế trong phát triển bản thân sẽ tốn rất nhiều thời gian và rất khó khăn trong việc dạy dỗ và rèn luyện kỹ năng cho các đứa trẻ. Các nhà quản lý hoặc lãnh đạo một đội ngũ nhân viên nào đó mà không coi trọng sự phát triển cá nhân dường như sẽ khó có thể lãnh đạo được sự tăng trưởng và phát triển của đội ngũ nhân viên hay toàn bộ tổ chức theo đúng con đường mà nó phải đi. Phát triển mọi người cũng là phát triển chính bản thân mình.
    Nhà toán học Hy lạp, Euclid, một lần được thuê để dạy mô hình học cho người thừa kế ngai vàng Ai cập. Đó là một vị hoàng tử trẻ và có tính thiếu kiên nhẫn. Vị hoàng tử này không thích vận động. Ông ta đặc biệt chống đối lại cách học các công thức và lý thuyết trước khi vận dụng nó vào thực tiễn. Ông ta luôn đặt ra câu hỏi với nhà toán học: ?oLiệu có cách nào đơn giản hơn để tôi nắm bắt được vấn đề này không??. Euclid đã đáp trả: ?oKhi nào chiếc vương miện có quá nhiều họa tiết mà hoàng tử sắp đội trên đầu trở nên chẳng có giá trị gì cả!?. Và câu nói tiếp theo của ông: ?oKhông có con đường hoàng gia đối với việc học hành? đã trở thành câu nói nổi tiếng của nhiều thầy giáo từ thời đại này qua thời đại khác.
    Việc học tập và rèn luyện kỹ năng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu như nó không xuất phát từ một mục đích nào đó mà là cả một quá trình diễn ra liên tục. Một khi bạn đạt được bằng cấp, chứng chỉ hay công việc nào đó xuất phát từ niềm say mê, thì nó sẽ trở nên rất tự nhiên như khi bạn thư giãn, nghỉ ngơi hay là cảm thấy thích thú được ăn một loại hoa quả ưa thích nào đó. Do đó vấn đề nằm ở chỗ, bạn nên xem xét việc học hành hay thay đổi như là một giai đoạn hay một pha của chu kỳ sống.
    Việc làm thế nào để tăng trưởng, phát triển không ngừng và khả năng thích nghi để thay đổi chỉ có được nếu bạn biết cách rèn luyện trong suốt cả cuộc đời. Nhà văn, nhà thần học nổi tiếng người Anh, John Henry Newman đã từng nói: ?oSự phát triển là bằng chứng duy nhất của sự sống?. Nếu như bạn ngừng phát triển, bạn sẽ giống như một cái cây bị chết khô, thậm chí chỉ một cơn gió nhẹ thổi qua cũng khiến cành lá bị bẻ gẫy.
    Giống như một nhà đầu tư thành công mà điểm xuất phát ban đầu nhiều khi chỉ là vài đồng đô la, việc học tập và rèn luyện là một thói quen được gom góp mỗi ngày một ít. Bạn đầu tư bao nhiêu vào quỹ đầu tư nào và khi nào đầu tư sẽ có vai trò quyết định để biến bạn thành người giàu có.
    Tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế kỷ XIX ?oSự tự giúp đỡ bản thân? (Self Help) là ông Samuel Smiles - người Scottland đã tìm ra phương pháp ?otự giúp đỡ bản thân? rất hiện đại. Trong đó, ông đã viết: ?oCác nhà kinh doanh thường có thói quen trích dẫn câu châm ngôn ?~thời gian là tiền bạc?T ?" nhưng thực ra nó còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Sự vận động của thời gian góp phần tạo nên nền tảng văn hóa, sự tiến bộ của cá nhân, và sự phát triển của nhân cách. Nếu thay vì mỗi ngày lãng phí mất một giờ đồng hồ vào những chuyện vặt vãnh và dành thời gian đấy để tự rèn luyện và phát triển bản thân, thì một người đàn ông ngu ngốc và dốt nát cũng sẽ trở thành khôn ngoan chỉ sau một vài năm. Anh ta cũng có khả năng trở thành một nhân viên giỏi trong công việc được giao, và biến cuộc đời mình thành một cái cây rất sai quả, để rồi đến cuối cuộc đời nhận ra rằng mình đã gặt hái rất nhiều kỳ công có giá trị. Kết quả của việc mỗi ngày chỉ dành ra 15 phút để tự rèn luyện bản thân sẽ được cảm nhận rất rõ vào cuối năm đó?.
    Trích từ đâu đó trên Internet
    Đã có lúc tôi bước ra khỏi lối mòn, và bị đánh văng ra khỏi cuộc chơi. Nhưng tôi sẽ thử lại
    Được bekooool sửa chữa / chuyển vào 08:50 ngày 21/06/2007
    Được bekooool sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 21/06/2007
  2. helenham

    helenham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    675
    Đã được thích:
    0
    Yêu là gì?
    Phải chăng là khi tim bạn đập nhanh, lòng bạn tay bạn ướt đẫm mồ hôi, giọng nói bạn phải chạy theo mới có thể bắt kịp với nhịp đập trái tim nơi ***g ngực?
    Đó chưa phải là yêu? Chỉ là THÍCH.
    Phải chăng là bạn không thể giữ cho mắt và tay bạn rời khỏi họ?
    Đó chưa phải là yêu? Chỉ là SỰ THÈM MUỐN.
    Phải chăng là bạn luôn hãnh diện và háo hức muốn khoe họ với mọi người vì họ rất tuyệt?
    Đó chưa phải là yêu? Chỉ là MAY MẮN.
    Phải chăng là bạn cần họ vì bạn biết họ đang có mặt bên cạnh bạn?
    Đó chưa phải là yêu? Bạn cảm thấy như thế, bởi vì bạn đang CÔ ĐƠN.
    Phải chăng là bạn ở bên cạnh họ vì đó là điều họ muốn?
    Đó chưa phải là tình yêu? Chỉ là LÒNG TRUNG THÀNH.
    Phải chăng là bạn ở bên họ vì vẻ bề ngòai của họ làm cho tim bạn đập nhanh hơn một nhịp?
    Đó chưa phải là yêu? Chỉ là SỰ MÊ MUỘI.
    Phải chăng là bạn tha thứ mọi lỗi lầm của họ vì bạn quan tâm họ?
    Đó không phải là yêu? Đó là TÌNH BẠN.
    Phải chăng là khi bạn nói với họ rằng họ là người duy nhất bạn nghĩ tới?
    Bạn không yêu họ rồi vì? bạn đã NÓI DỐI.
    Phải chăng là bạn cho họ những thứ bạn thích vì lợi ích của họ?
    Đó chưa phải là tình yêu? Chỉ là LÒNG THẢO.
    Thế nhưng?
    Khi tim bạn vỡ vụn và đau nhói những lúc họ buồn...
    Đó mới là YÊU.
    Khi những người khác dù có thu hút bạn, nhưng bạn vẫn ở lại bên cạnh họ một cách không hối hận?
    Đó mới là YÊU.
    Bạn chấp nhận lỗi lầm của họ vì bạn biết đó là một phần tính cách của họ?
    Đó mới là YÊU.
    Khi bạn khóc vì những nỗi đau của họ, dù là nhiều lúc đối với những nỗi đau đó, họ còn cứng cỏi hơn cả bạn nữa?
    Đó mới là YÊU.
    Khi bạn cảm thấy như ánh mắt của họ nhìn thấu tim bạn, chạm vào tâm hồn bạn một cách sâu sắc đến đau lòng?
    Đó mới là YÊU.
    Phải chăng bạn bằng lòng đưa trái tim, cuộc đời, sự sống cho họ chứ?
    Nếu có thì đó là YÊU.
    TÌNH YÊU CÓ MUÔN VÀN ĐIỀU KÌ DIỆU và trong MUÔN VÀN ĐIỀU KÌ DIỆU ĐÓ CÓ TÌNH YÊU.
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nghĩa vụ và sự yêu thương
    Nghĩa vụ có thể bắt người ta xây dựng một ngôi nhà nhưng chỉ có sự yêu thương mới làm cho ngôi nhà đó trở thành một gia đình.
    Nghĩa vụ có thể làm một bữa ăn tối, nhưng sự yêu thương sẽ chưng cất lên thành gia vị cho bữa ăn ngon hơn.
    Nghĩa vụ viết rất nhiều thư, nhưng sự yêu thương còn kèm theo một chuyện vui, một bức tranh nghệch ngoạc hình chiếc kẹo.
    Nghĩa vụ làm người ta khó chịu nếu công sức của người ta không được chú ý. Nhưng sự yêu thương giúp người ta cười nhiều và thấy mình được trả ơn ngay trong chính việc mình làm.
    Nghĩa vụ có thể pha một cốc sữa , nhưng sự yêu thương sẽ thêm vào đó một chút ngọt ngào.
    Nghĩa vụ bắt bạn phải hi sinh nhưng sự yêu thương mang đến cho bạn sự bình yên.
    Nghĩa vụ bắt buộc ta phải làm, phải biết. Nhưng sự yêu thương giúp ta biết quí trọng những gì ta đang có, sẽ có và sắp có .
    ( St )
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Người yêu và vợ

    Cũng là một con người mà luôn thay đổi, đó là người yêu và vợ. Khi còn là người yêu, ánh mắt nàng dịu dàng và đắm đuối như nước hồ thu, nhưng khi đã là vợ, nhiều lúc nàng nhìn ta với ánh mắt ?omang hình viên đạn?.
    Khi là người yêu, nàng trộn đường và pha lê vào giọng nói. Khi thành vợ của ta, nhiều lúc nàng pha mắm tôm vào giọng nói.
    Khi còn là người yêu nàng âu yếm theo dõi sự lóng ngóng của ta trong bếp và mỉm cười. Khi đã thành vợ ta nàng bực tức vì chồng vụng về trong bếp. (Trời ơi! làm hỏng của tôi rồi. Ăn hại).
    Khi còn là người yêu ta có quan điểm riêng, sở thích riêng được nàng xem là lẽ tự nhiên, hơn thế còn là sự khác biệt đáng yêu, nhưng khi đã thành vợ thì sự khác biệt đó nàng xem như là sự phản bội. Nàng nghĩ rằng bên kia đã bắt đầu quá trớn và phải chấn chỉnh lại.
    Khi còn là người yêu, nàng hay đùa, dùng tiếng cười khoả lấp những hiểu lầm, còn khi đã là vợ ta hễ muốn góp ý cho nhau, dù là chuyện vặt vãnh, cũng được nàng bắt đầu bằng một câu rất khô khan với nét mặt khó đăm đăm: ?oTôi muốn nói chuyện nghiêm chỉnh với anh?, như thể trong những lúc khác họ toàn nói những chuyện nhố nhăng vậy.
    Nàng từng khẳng định một cách đầy tự tin rằng đã yêu nhau thì luôn hiểu nhau, vậy mà khi thành vợ của ta nàng lại bảo: ?oThôi, mặc kệ tôi! Anh thì hiểu thế quái nào được?.
    Khi còn là người yêu ta nhỡ trễ hẹn, nàng vẫn kiên trì chờ đợi bao dung cười độ lượng và cắt ngang lời xin lỗi của ta một cách rất hào hiệp: ?oKhông sao đâu anh yêu! Ai chẳng có lúc nhỡ?. Còn khi đã thành vợ ta nàng lại ầm ĩ lên khi ta trễ hẹn, về nhà muộn, đòi nghe giải thích với hàng tá câu hỏi ?oTại sao??.
    Khi còn là người yêu, nàng nói: ?oEm là của anh?. Còn khi đã là vợ ta, nàng nói: ?oAnh là của em?. Đó là sự khác biệt trong tâm lý phụ nữ ở hai vị thế khác nhau trong cuộc đời: người yêu, người vợ. Chính điều này đẻ ra những sự khác biệt đã kể trên. Cũng chính điều này, khiến chồng họ cảm thấy hoàn toàn mất tự do và gây nên xung đột trong các gia đình trẻ. Nếu còn nghĩ: ?oAnh là của em? theo nghĩa đen thì vẫn chưa đủ sự trưởng thành về tâm lý để làm một người vợ.
    (Theo Gia đình)

  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tật xấu nhất trong phong cách bán hàng của VN
    Dưới đây là 5 tật xấu thường gặp trong phong cách bán hàng của người VN.
    1. Trông mặt mà bắt hình dong: Cái thói tật này là lớn nhất, nói nôm na là nhìn bề ngoài xét đoán túi tiền người mua. Cứ ai mặc đồ xấu, đi xe xấu là nghèo, là đáng phải hứng chịu sự lạnh lùng hay thờ ơ của người bán.
    2. Thiếu kiên nhẫn: Mua cái gì (đặc biệt là quần áo) nếu bạn thử từ 2 lần trở lên thì người bán hàng bắt đầu chơi mặt "bánh bao chiều", bắt đầu uể oải lấy hàng cho khách lựa chọn, bắt đầu tìm cách từ chối khéo nói là hết hàng để khỏi mất công. Thử cho nhiều vào mà không chọn được cái nào ưng ý để mua thì biết, có khi bạn đứng ngay đó mà họ đã nói gièm với nhau là "xem cho dữ mà không mua". Nếu khách có hỏi thêm thì chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời lạnh lùng.
    3. Những khuôn mặt buồn: Mỗi lần đi đóng tiền Internet là không ít khách hàng lại gặp cảnh những cô gái có khuôn mặt buồn. Các cô ấy gọi tên, lấy tiền, khách thì mua dịch vụ, vậy mà tuyệt nhiên không có một nụ cười, một lời cảm ơn, người thì kêu tên khách to ơi là to, người lại thì thào như mắc bệnh.
    4. Thiếu kiến thức về sản phẩm, dịch vụ mình bán: Một số khách hàng cho biết, họ đã bỏ đi rất nhiều lần hoặc chần chừ không muốn mua dù trong lòng rất thích một sản phẩm nào đó. Lý do chỉ bởi thái độ lạnh lùng của người bán hàng. Có những nhân viên bán hàng thậm chí còn không biết chức năng của sản phẩm của hãng mình. Bán được hàng thì đòi hỏi phải có nhiều kiến thức về mặt hàng đó, cung cấp những cái hay, cái nổi bật cho người cần mua.
    5. Thiếu trách nhiệm: Nhân viên này thấy có khách vào vẫn sẽ hờ hững liếc nhìn, rồi quay qua tán chuyện với nhân viên khác, bán được hàng hay không mặc kệ, khách muốn hỏi gì thì có trả lời nhưng trả lời qua loa vì họ quan niệm "mình không phải làm chủ cửa hàng này, lỗ chẳng sao.
    (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
  6. sunny_vn

    sunny_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Một đời người một câu nói
    Đây là câu nói mà hai người họ nói nhiều nhất trong đời, cũng là câu nói mà cả cuộc đời họ chẳng thể nói xong : "Anh Yêu Em" Câu nói hàm chứa vô vàn điều, giải thích thế nào cũng không thể hiểu hêt, đây là câu nói người đời thích nghe nhất.
    20 tuổi : anh nói "Anh yêu em". Má cô đỏ, dùng tay che mặt, nhẹ nhàng mắng một câu " Anh thật xấu". Rồi dùng dằng như muốn bỏ đi.
    25 tuổi : anh nói " Anh yêu em". Cô e thẹn ngả vào lòng anh, đưa tay đấm nhẹ vào ngực anh nói "Anh thật tốt". Năm đó hai người họ kết hôn.
    30 tuổi : anh nói "Anh yêu em". Cô cười hỷ hả nói " Thế thì thực hiện bằng hành động đi, giúp em trông con"
    40 tuổi : anh nói "Anh yêu em". Cô nhìn anh một cách kỳ quái nói "Nhanh nói đi, đem tiền cho cô nào rồi phải không ?"
    50 tuổi : anh nói "Anh yêu em". Cô chầm chậm hồi tưởng lại đêm tân hôn 25 năm về trước, lúc đó vì anh mà cô đã hát bài " Hoa Hảo Nguyệt Hợp".
    70 tuổi : Một buổi chiều, ông và bà nằm trên chiếc trường kỷ. Ông nói " Tôi yêu bà". Bà nhìn ông nồng nàn, khuôn mặt tràn đầy sự mãn nguyện, bàn tay gầy guộc của hai người thuỷ chung vẫn nắm chặt không buông.
    Anh yêu em, câu nói sao hay thế, hay đến mức để lòng người rung động cả một đời.

  7. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Trí tuệ cảm xúc là gì?
    Cary Cherniss, Nguyễn Thu Phương lược dịch từ www.eiconsortium.org

    Cảm xúc thường thoát khỏi sự kiểm soát của bạn? Như vậy là bạn đã không được học cách kiềm chế nó. Khi bạn phải nhanh chóng quyết định một điều gì và phải làm điều gì ngay lập tức, các phản xạ sẽ quyết định hành động của bạn. Khi đó bạn không có thời gian để suy nghĩ hợp lý và cân nhắc mọi tình huống. Trong cơn phẫn nộ hoặc tức giận, bạn thường nói ra những lời mà sau đó bạn ân hận. Hậu quả của những hành động thiếu sự kiểm soát đó có thể khó mà lường trước được, tình thế hầu như tuột khỏi tay bạn. Các nhà tâm lý học càng ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Cũng rất may mắn là vẫn có thể kiểm soát cảm xúc và hướng nó một cách đúng đắn. Nghệ thuật đó được gọi là TRÍ TUỆ CẢM XÚC.
    Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm thấy được cảm xúc, nhận biết nó và đặt tên cho nó một cách đúng đắn ?" Ewa Chalimoniuk, một nhà tâm lý học nói như vậy. Những người có trí tuệ cảm xúc biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó. Khả năng thích nghi của họ cho phép họ hoạt động tốt hơn. Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi người, mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự đồng cảm. Một tính chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được. Tình cảm và sự đồng cảm giúp họ nhưng không có nghĩa là bỏ qua lý trí. Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí.

    Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman viết về vấn đề này năm 1995 thì trí tuệ cảm xúc trở thành thuật ngữ nóng bỏng nhất trong các công ty Mỹ. Một ví dụ điển hình là khi Harvard Business Review phát hành một bài báo về chủ đề này 2 năm trước, nó đã thu hút lượng độc giả cao hơn rất nhiều so với bất kì một đề tài nào khác trong suốt 40 năm xuất bản định kỳ. Khi CEO của Johnson & Johnson đọc bài báo đó, ông đã rất ấn tượng và ngay lập tức copy thành nhiều bản gửi tới 400 giám đốc điều hành trong công ty.

    Trí tuệ cảm xúc rất phổ biến trong các công ty Mỹ và nó cũng đuợc coi như một thuật ngữ tâm lý, vì vậy nó rất quan trọng để các nhà tâm lí học hiểu được ý nghĩa thực sự của nó và từ đó tìm hiểu những nghiên cứu và lí thuyết mà nó dựa trên. Trong bài viết này tôi muốn giúp bạn hiểu được khái niệm của thuật ngữ này và bằng cách nào chúng ta có thể xác định nó. Tôi cũng sẽ đề cập đến một vài những nghiên cứu liên quan giữa trí tuệ cảm xúc và những tác động quan trọng liên quan đến công việc như sự thực hiện của mỗi cá nhân và hiệu suất của tổ chức..

    Thậm chí thuật ngữ này bị hiểu sai lệch bởi hầu hết công chúng nhưng tôi tin rằng nó được dựa trên cơ sở khoa học. Vì vậy, có một số khía cạnh là mới, nhưng không hoàn toàn là như vậy. Trí tuệ cảm xúc cũng chính là một phương thức mà những nhà tâm lý học có thể sử dụng để mang lại những đóng góp tích cực cho khách hàng của mình trong tương lai.

    Giá trị của trí tuệ cảm xúc trong công việc
    Martin Seligman đã phát triển một hệ thống được gọi là ?ochủ nghĩa lạc quan thông thái? Nó đề cập đến những quy kết nhân quả do con người tạo ra khi đương đầu với những thất bại. Những người lạc quan có xu hướng tạo ra những quy kết rõ ràng, tạm thời và liên quan đến mối quan hệ nhân quả bên ngoài trong khi những người bi quan thì lại tạo ra những quy kết phổ biến, cố định và liên quan đến mối quan hệ bên trong. Trong một nghiên cứu tại Met Life, Seligman và đồng nghiệp của ông đã nhận thấy rằng những người bán hàng lạc quan sẽ bán được hơn 37 % trong 2 năm đầu so với những người bi quan. Khi công ty thuê một nhóm những cá nhân đặc biệt, những người đạt chỉ số lạc quan cao thì lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn 21% trong năm đầu tiên và 57% trong năm thứ hai, trung bình họ bán ra nhiều hơn các đại lí là 27%.

    Trong một nghiên cứu khác về chủ nghĩa lạc quan thông thái, Seligman đã kiểm tra 500 thành viên của một lớp năm thứ nhất trường Đại học Pennsylvania, ông đã thấy rằng kết quả của họ trong bài kiểm tra về tinh thần lạc quan là tốt hơn rất nhiều so với dự đoán và so với học sinh phổ thông.
    Khả năng để kiểm soát cảm xúc và điều khiển stress là một khía cạnh khác của trí tuệ cảm xúc và đóng vai trò quan trọng trong thành công của mỗi người. Trí tuệ cảm xúc cần nhận biết khi nào và bằng cách nào để diễn tả cảm xúc cũng như là điều khiển nó. Chúng ta hãy xem xét một cuộc điều tra được thực hiện tại Yale University bởi Sigdal Barsade. Anh ta tổ chức một nhóm tình nguyện viên đóng vai trò là những nhà quản lí cùng làm việc trong một nhóm để phân phát tiền thưởng tới các bộ phận cấp dưới. Một người trong số họ được đào tạo để đưa ra kế hoạch và người này luôn được nói đầu tiên. Trong một vài nhóm, nhân vật này lập kế hoạch với tâm trạng vui vẻ, nhóm khác với sự thư giãn, thoải mái, một nhóm khác thì uể oải, áp đặt và nhóm nữa thì với tâm trạng khó chịu. Kết quả thấy được là cảm xúc của nhân vật này có ảnh hưởng rất lớn đến cả nhóm, cảm xúc tốt mang đến sự hợp tác mang tính phát triển, sự công bằng và sự bao quát đối với hoạt động của cả nhóm. Trong thực tế, những nghiên cứu khách quan chỉ ra rằng những nhóm vui vẻ, hòa đòng sẽ rất công bằng về tài chính và về một khía cạnh nào đó, hỗ trợ việc tổ chức nhóm. Bachman nhận thấy rằng những nhà lãnh đạo hiệu quả trong US Navy là những người cởi mở, lí trí gây ấn tượng và hòa đồng.

    Thêm một ví dụ nữa chứng minh rằng sự thấu cảm là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc, và các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy sự đóng góp của nó trong sự thành công của công việc. Rosenthal và các đồng nghiệp của ông tại Harvard đã khám phá ra rằng, trong 2 thế kỉ trước những người nhạy cảm trong vấn đề xác định xúc cảm của mọi người thì họ thành công hơn rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống xã hội. Gần đây hơn, một cuộc điều tra của những người mua hàng chỉ ra rằng tiêu chí đầu tiên để thu hút việc bán hàng chính là sự thấu cảm của họ. Những người mua mong muốn những người bán có thể lắng nghe và thực sự thấu hiểu những gì họ quan tâm.

    Vì vậy, tôi muốn khẳng định rằng trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong thành công của mỗi người, trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, quan điểm này thực sự đơn giản và sai lạc ở khía cạnh nào đó. Cả Goleman và Mayer, Salovey, & Caruso đều đồng ý rằng trí tuệ cảm xúc chính bản thân nó là nhà tiên tri trong sự thể hiện của công việc. Hơn thế nữa, nó chính là nền tảng cho các khả năng được thể hiện. Goleman đã cố gắng chứng minh ý tưởng của ôngta bằng cách phân biệt giữa trí tuệ cảm xúc và năng lực cảm xúc. Năng lực cảm xúc là những kĩ năng cá nhân và xã hội mang đến sự thể hiện tốt hơn trong công việc. Năng lực cảm xúc có mối quan hệ mật thiết và dựa trên trí tuệ cảm xúc. Cần phải học năng lực cảm xúc ở một mức độ nhất định của trí tuệ cảm xúc. Ví dụ, khả năng nhận biệt một cách chính xác điều mà người khác đang cảm nhận là một cách để phát triển năng lực đặc biệt như là sự ảnh hưởng, tác động. Tương tự như vậy, những người có khả năng điều phối tốt cảm xúc cuả mình sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển các khả năng khác ví dụ như sự sáng tạo. Nói tóm lạị, chúng ta cần xác định những năng lực xã hội và năng lực cảm xúc nếu chúng ta muốn thành công.


    Sự đánh giá về trí tuệ cảm xúc và năng lực cảm xúc

    Giả sử rằng trí tuệ cảm xúc là quan trọng, thì câu hỏi cho sự đánh giá và xác định thực sự là cấp thiết. Các nghiên cứu đã gợi ý cách thức gì để đánh giá trí tuệ và năng lực cảm xúc? Trong một bài báo xuất bản 1998, Davies, Stankov, & Roberts kết luận rằng không có bất kì cái gì mới theo kinh nghiệm trong ý tưởng về trí tuệ cảm xúc. Kết luận này dựa hoàn toàn trên những nội dung đánh giá vẫn tồn tại để đáng giá trí tuệ cảm xúc tại thời điểm viết bài báo đó. Hầu hết chúng là mới và vẫn chưa biết nhiều đến sự đo nghiệm về mặt tinh thần. Những nghiên cứu hiện tại đưa ra những cách thức đánh giá mới, trong thực tế là khác biệt hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu nghi ngờ giá trị pháp lý của những đánh giá này, đó chính là sự thiếu sót trầm trọng.

    Một đánh giá khác được đưa ra là Bản đồ EQ. Mặc dù có một vài dẫn chứng cho giá trị khác và giống nhau nhưng dữ liệu này tương đối mập mờ.

    Một đánh giá khác trái ngược, thậm chí không được biết đến so với những đề cập trên. Schutte, Malouff, Hall, Haggerty, Cooper, Golden, & Dornheim đã đưa ra 33-đề mục đánh giá tự báo cáo dựa trên những nghiên cứu trước đó của Salovey and Mayer?Ts (1990). Những dẫn chứng cũng cho giá trị giống và khác nhau.
    Tóm lại, bạn nên nhớ rằng trí tuệ cảm xúc bao gồm rất nhiều khả năng mà các nhà tâm lí học đã từng nghiên cứu trong nhiều năm qua. Vì vậy, một cách thức khác để đánh giá trí tuệ cảm xúc là thông qua các bài kiểm tra về những khả năng đặc biệt. Ví dụ như bài kiểm tra SASQ của Seligman được thiết kế để đánh giá tinh thần lạc quan, nó mang lại ấn tượng sâu sắc bởi khả năng xác định sự thể hiện của sinh viên, nhân viên bán hàng và các vận động viên.

    Kết luận

    Có điều gì thực sự mới mẻ về trí tuế cảm xúc không? Ở một khía cạnh nào đó, trí tuệ cảm xúc thật sự không mới. Trong thực tế nó dựa trên những nghiên cứu từ nhiều năm trước đây và lý thuyết về cá nhân, xã hội cũng như là I/O, tâm lí học. Hơn thế nữa, Goleman chưa bao giờ khẳng định vấn đề này. Một trong những quan điểm chính của ông ta là những khả năng liên quan đến trí tuệ cảm xúc đã được nghiên cứu bởi những nhà tâm lý học trong nhiều năm và đưa ra kết luận rằng trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong thành công của nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
    Tuy nhiên, việc tranh luận xem trí tuệ cảm xúc có mởi mẻ hay không không quan trọng và thú vị bằng việc xác định tầm quan trọng của nó đối với công việc và cuộc sống. Mặc dù không đề cập được hết các khía cạnh của vấn đề nhưng những những nghiên cứu cũng đã đưa ra những gợi ý về khả năng tiếp nhận, xác định và điều khiển cảm xúc của mỗi người, chỉ ra những năng lực cơ bản về mặt xã hội và cảm xúc, những cái cần thiết cho thành công của bất kì công việc nào. Hơn thế nữa, sự gia tăng về công việc tạo nên nhu cầu lớn hơn trong nhận thức, xúc cảm và thể chất mỗi người, trí tuệ cảm xúc thực sự trở nên quan trọng. Đó là một tin tốt đối với các nhà tâm lý học, họ là những người phù hợp nhất trong việc tư vấn khách hàng của mình sử dụng trí tuệ cảm xúc để nâng cao hiệu suất cũng như tâm lý tại nơi làm việc trong tương lai.
    [​IMG]
    Được bekooool sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 26/07/2007
    Được bekooool sửa chữa / chuyển vào 12:19 ngày 26/07/2007
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    '' Bệnh" đàn ông?
    Chúng tôi thường xuyên nhận được nhiều lá thư có nội dung khá trùng hợp với lời gửi gắm, tâm sự của các chị: "Có những lúc chồng em đi làm về là buông xuôi tất cả, đọc sách, xem ti vi một mình hoặc chui vào phòng chơi game; hỏi gì cũng ậm ừ cho qua chuyện. Em gặng hỏi thì anh ấy bực dọc, quát mắng, có khi còn đùng đùng đi khỏi nhà. Em rất lo lắng, không biết chuyện gì xảy ra, có phải anh ấy có người khác nên xao lãng vợ con?".
    "Bệnh" đàn ông?
    Chị Thu Minh khẳng định: "Phải giận nhau mới không thèm nói chuyện với nhau". Vì vậy, chị ngày càng lo lắng mỗi khi thấy chồng chẳng buồn nói một câu với mình dù trước đó chưa hề "bùng nổ chiến tranh". Chị để ý, anh xuất hiện "triệu chứng" chui vào phòng một mình khoảng 1 tuần/lần. Chị vào, thấy anh nằm ghế đó, đọc một đống sách báo, chán lại đánh cờ tướng với... máy vi tính, trong khi vợ con đang vui vẻ ngoài phòng khách.
    Khi chị gặng hỏi: "Anh buồn vợ con chuyện gì à?", anh vẫn dán vào tờ báo, trả lời hờ hững: "Có gì đâu". Chị vặn hỏi thêm: "Không có chuyện gì sao anh lại trốn vào đây?". Anh nổi cáu: "Mệt quá, không lẽ anh không được làm những gì theo ý mình?". Chị Minh oà khóc: "Mẹ con em không quan trọng đối với anh nữa mà, anh muốn làm gì thì làm", rồi bỏ ra khỏi phòng.
    Còn với chị Lan Anh thì: "Thỉnh thoảng anh ấy lại "trở chứng"". Có khi nằm cạnh vợ mà anh ấy gác tay lên trán, nhìn trần nhà trong khi tôi đang kể những gì đã xảy ra trong ngày ở nhà. Lay mãi, anh ấy mới giật mình, trả lời vài câu chẳng ăn nhập gì đến chuyện vợ đang nói. Hỏi "Anh đang nghĩ gì vậy?" thì thấy anh tỏ vẻ khó chịu "Có nghĩ gì đâu", "Không nghĩ gì sao không nói gì với em cả? Bình thường với mọi người, anh nói nhiều lắm mà. Chẳng nhẽ anh không có chuyện gì để kể em nghe?" Anh nổi giận: "Đâu phải lúc nào anh cũng có chuyện để kể cho em nghe. Đâu phải lúc nào anh cũng phải tập trung nghe em nói. Anh lấy vợ hay bị cầm tù vậy? Không thoải mái với nhau một chút được sao?".
    Chị Thanh Trúc (Q.3) cũng nặng trĩu một tâm sự: "Thứ bảy trong tuần, tôi đi làm về, mệt lả người còn phải ghé chợ, chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà, trong khi anh ấy làm việc cơ quan nhà nước nên được nghỉ hai ngày cuối tuần. Gồng mình lo cho chồng con bữa tối, tắm rửa xong đã 9h. Tôi mở cửa, chưa kịp kể những chuyện "quan trọng" như chuyện ở công ty, chuyện học của con... thì anh ấy đã dán mắt với trận bóng đá ngoại hạng Anh. Tôi càng kiên nhẫn, gợi chuyện thì anh lại càng thờ ơ.
    Tôi cố gắng thử thêm một lần nữa: "Tiền điện tháng này... ". Anh ấy lại ngắt lời bằng một câu chẳng ăn nhập gì với lời tôi đang nói: "Trời, khung thành trông mà còn đá không vô thì còn làm ăn được gì". Tôi gào: "Anh bị làm sao vậy? Anh có còn sống trong gia đình này nữa không?". Lúc này, anh tỏ vẻ khó chịu: "Thì anh còn ngồi lù lù một đống đây chứ mất đi đâu, chẳng lẽ anh không được tự do xem một trận đá bóng? Có chuyện gì, ngày mai chủ nhật rảnh rang rồi nói". Tôi không còn biết nói gì hơn, chỉ biết ngậm ngùi tự hỏi, chẳng lẽ gia đình tôi sẽ đi đến đổ vỡ khi chồng quá xem nhẹ chuyện nhà".
    Bốc "thuốc"

    Cùng hòa nhập trong một mái nhà là niềm hạnh phúc của tất cả mọi gia đình

    Khi phụ nữ bị strees, họ thường có nhu cầu được nói thật nhiều và cần người nghe; ngược lại, khi người đàn ông bị strees, họ lại có nhu cầu được im lặng, tìm đến một chốn riêng, làm những gì mình thích mà không muốn bị ai quấy rầy, kể cả vợ con.
    Thực tế, nếu hai vợ chồng cùng có nhu cầu được xả strees sẽ xảy ra trường hợp: chồng muốn trốn vào góc riêng, vợ thì bám theo để "làm phiền", vậy là xảy ra xung đột. Khi đó, người vợ dễ hiểu lầm là bị chồng bỏ rơi, thờ ơ với mình. Không ít trường hợp còn nghi ngờ chồng đã chuyển mối quan tâm đến... một phụ nữ khác khiến sự việc càng thêm rắc rối.
    Khi người chồng tức giận hoặc căng thẳng, bức bối một chuyện gì đó, họ ít khi hé răng cho vợ biết lý do, cũng không trút gánh nặng lên vợ con mà có xu hướng rút vào "khoảng trời riêng" nằm, nghiền ngẫm một mình. Chỉ đến khi tìm được giải pháp khả thi, họ mới khoan khoái bước ra. Nếu chưa nghĩ ra, họ sẽ kiếm cái gì đó như báo, sách, xem ti vi, chơi thể thao... để nhanh chóng quên đi chuyện lùm xùm trong đầu. Nếu tình trạng "trầm trọng quá", có xu hướng họ sẽ đóng sập cửa phòng và không muốn ai quấy rầy trong một thời gian dài. Khi ở trong "hang", càng ít bị quấy rầy bao nhiêu họ sẽ sớm ra khỏi "hang" bấy nhiêu.
    Nhu cầu muốn ở một mình, không muốn ai quấy rầy của các ông chồng trong một số thời điểm nào đó là một nhu cầu có thật và rất cần được người vợ tôn trọng. Tuy nhiên, không vì thế mà chị em bị thiệt thòi. Khi được "vào hang" một cách hiệu quả cao, lúc trở ra, chồng bạn sẽ tỏ ra khoẻ khoắn, yêu đời và thương vợ con hẳn lên. Có người còn hứng chí tự động dọn dẹp nhà cửa và mua hoa tặng vợ!
    Chị Phúc Hậu (P.16, Q.4) cũng là một "nạn nhân" của việc bị chồng thỉnh thoảng lạnh nhạt mà không hiểu nguyên do. Chị bộc bạch, sau khi cả hai vợ chồng được tư vấn, họ đã "ngộ" ra vấn đề "vào hang". Chị cảm thấy thoải mái khi hiểu chồng mình chỉ cần tìm chốn thư giãn riêng chứ không phải đó là dấu hiệu của sự bội bạc. Chị đã biết chấp nhận những thời điểm đó vì biết anh đang bị strees hành hạ.
    Khi đang nói mà linh cảm thấy chồng lơ đễnh, chị ý nhị ngưng ngay. Khi ông xã giam mình trong "hang", chị cũng không lấy thế làm xúc phạm. Xử sự như vậy, anh cảm thấy mình được tôn trọng và sớm "bò" ra.
    Riêng với anh, anh cũng không tự cho phép mình vào "hang" bất cứ lúc nào mà còn phải quan sát vợ. Nếu vợ đang quá khủng hoảng về tinh thần, cần được sẻ chia, anh sẽ tạm nén nhu cầu riêng để quan tâm đến vợ hơn. Anh cũng học cách lắng nghe và vỡ lẽ: một khi vợ được người khác lắng nghe thì sẽ bớt bám víu, "làm phiền" người khác!
    Thạc sĩ Võ Văn Nam (khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: "Người đàn ông nào cũng cần có lúc được ở một mình. Đó là những lúc mà theo ngôn ngữ của đạo Phật gọi là "quán chiếu", tức được nhìn nội tâm để đối chiếu với cuộc sống. Qua đó, họ được hướng thiện và sau đó họ sẽ yêu đời, yêu người và quan tâm đến người thân trong gia đình hơn".
    Một triết gia đã nói: "Khi ta đi đến sâu thẳm tận đáy lòng mình, ta sẽ bắt gặp một cộng đồng xã hội". Trong cộng đồng xã hội đó có cả vợ, con anh ta. Khi tìm một góc riêng, ngoài việc để đối diện với chính mình, tìm ra mối tương quan với người thân, người đàn ông còn thoả mãn nhu cầu xả hơi. Người vợ cần tôn trọng nhu cầu chính đáng này của chồng. Nếu không làm được điều này, nguy cơ đổ vỡ rất cao vì một khi người đàn ông đang "vào hang", họ rũ bỏ hết mọ mối quan hệ. Ngược lại, người chồng cũng cần lưu ý đến liều lượng "sống một mình" và điều chỉnh cho hợp lý.
    Theo Trần Triều- Báo Phụ Nữ
  9. Penguin79

    Penguin79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Có hàng nghìn người trên đường phố nhưng mà chẳng ai nhìn ai cả. Nếu mắt họ gặp nhau, họ chẳng mỉm cười trừ khi họ đang chính thức gặp nhau. Người ta ngồi kề nhau trên những chuyến xe lửa trong nhiều giờ tới trạm cuối nhưng họ không nói chuyện nhau. Như vậy có lạ không?
    ở xã hội hiện đại tất cả chúng ta bị bận rộn khủng khiếp. Nếu chúng ta nói chuyện với ai đó, mặc dầu chỉ nói " Bạn khỏe không?" chúng ta cảm thấy như chúng ta đang đánh mất hai giây phút quý báu của cuộc đời chúng ta. Chúng ta năng nổ hoàn thành công việc trước khi mó tay vào tờ báo. " Hãy coi tin tức gì ." Bàn chuyện với bạn bè là phí thì giờ.
    Xã hội thì đang dần trở nên ít nhân đức và đời sống của chúng ta thì đang mọc lên một cách máy móc. Mỗi buổi sáng, chúng ta đi ra ngoài để làm. Khi xong việc, chúng ta làm cho chúng ta vui trong một hộp đêm hoặc nơi nào đó tương tự. Chúng ta bị say, về nhà muộn, ngủ vài giờ. Và ngày kế tiếp, buồn ngủ và choáng váng chúng ta đi ra ngoài để làm việc nữa. Không phải rất nhiều người trong những thành phố phung phí cuộc đời của họ rất nhiều như vầy sao? Và mỗi người đã từng trở thành tương tự như một người giữ nhiệm vụ bình thường, họ theo dấu bầy đàn dù thích hay không thích. Sau một thời gian, kiểu sống này trở nên quen thuộc để chấp nhận và chúng ta đến gần trong khác biệt.
    Đừng đi ra ngoài và uống nhiều vào buổi tối. Khi công việc xong thì tốt hơn là nên về nhà. Thư thả ăn, nhấp nháp 1 tách trà, đọc 1 cuốn sách, nghĩ ngơi, và đi ngủ. Dậy sớm vào sáng mai. Nếu bạn đi làm với 1 đầu óc tươi vui, tôi nghĩ cuộc sống của bạn sẽ khác đi.
    Ctrl C & Ctrl V
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Văn hóa người Hà Nội: Những câu chuyện buồn
    Thanh lịch đang trở nên xa lạ với thế hệ trẻ. Tôi xin kể vài câu chuyện "mắt thấy tai nghe" về những nhận thức, cách xử sự theo một nền "văn hoá lai căng" của họ.
    Chuyện thứ nhất: Trưa Văn Miếu, tôi vào đây tìm một vị tiến sỹ trên văn bia. Trời nắng to, khách đến tham quan khá đông, có nhiều người nước ngoài. Ai cũng phe phẩy trên tay chiếc quạt hoặc tờ báo gập tư ngồi nghỉ. Một nữ sinh khá xinh hai tay tóm gấu áo dài, quạt thốc lên mong có một luồng gió nhẹ. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu em gái không ngồi lên đầu con rùa đá đội bia. Tôi nhẹ nhàng bảo em:
    - Đừng ngồi thế cháu ạ! Rùa là một trong tứ linh được tín ngưỡng dân gian tôn thờ, lưu danh các bậc tiền bối của đất nước cho đời con cháu về sau...
    Em gái đỏ bừng mặt ngượng ngùng đứng lên.
    - Cháu xin lỗi, cháu không biết nên...
    Tôi không trách cô học sinh trung học mà băn khoăn tự hỏi: Một công dân trẻ Hà Nội đã không biết cái điều sơ đẳng nhất của Thủ đô thanh lịch là lỗi của ai?
    Chuyện thứ 2: Chiều Hồ Tây lộng gió. Một ông già Nam Bộ vắt chiếc khăn rằn trên vai lững thững đi bộ trên hè đường Thanh Niên. Thấy tấm ghế xi măng gần mạch nước sạch sẽ chưa ai ngồi, ông ung dung tựa người ngả lưng ngắm cảnh mây trời phóng khoáng chốn ngàn năm văn hiến, mà lần đầu tiên được mời ra thăm. Một chị phụ nữ đon đả:
    - Bác dùng gì ạ?
    - Cảm ơn chị, tôi vừa dùng cơm xong, ra hóng mát một chút.
    - Thế thì ông già bước ngay, lấy chỗ tôi còn bán hàng.
    - Ơ hay, đây là công viên, tôi tưởng...
    - Tưởng với tơ gì! Có xéo không thì bảo!

    Chị ta huơ huơ con dao róc mía.... Ông đành chịu thua, đứng dậy và ra tựa vào gốc cây thở dài. Ông đang nghĩ gì về người Hà Nội? Về sự quản lý nơi công cộng của các cơ quan chức năng và chính quyền sở tại? Trở về quê hương Nam Bộ, ông sẽ ca ngợi Thủ đô thế nào đây với bà con trong đó?
    Chuyện thứ ba: Tôi đến chơi nhà một người bạn, đang hàn huyên chợt nghe tiếng xe máy nổ. Con trai anh bạn phóng xe từ trong nhà ra ngõ. Anh quát:
    - Long! Dừng xe bố bảo. Con có thấy ai đang ngồi với bố không? Khách đến nhà cứ giương mắt lên không chào hỏi là vô lễ. Mà con ra đường sao lại mặc áo ba lỗ, quần đùi?
    Cậu thanh niên tròn đôi mắt:
    - Con đi cổ vũ cho đội bóng. Bố không thấy lôgô in trên ngực áo con à? Bố không thấy khối Tây, đầm "ba lô" cũng may ô, du ngoạn đó sao? Bố chỉ bắt nạt con. Sao bố không cấm các sao ca sỹ phơi ngực, hở rốn, khoe đùi trên sàn diễn, trên tivi, trên băng karaôkê....
    Bạn tôi tái mặt vì ngượng, đành để thằng bé phóng xe vèo qua đường. Anh thở dài:
    - Chúng nó bây giờ thế đấy! Con với cái, còn tý gì là thanh lịch Hà Nội đâu?
    Tôi nghĩ đến gia phong, gia lễ, gia phép của thời ông cha. Ai chịu trách nhiệm về sự "mất gốc" này?
    Qua vài mẩu chuyện bắt gặp tự nhiên trong đời sống hàng ngày, làm cho chúng ta không khỏi suy nghĩ. Phải quan tâm đến những điều nhỏ nhất như vứt rác ra đường, hất nước xuống lầu, phơi quần áo ra mặt phố, nói tục, cử chỉ thô lỗ, ăn uống sụp soạp, nói năng sàm sỡ... để giữ lại cái thể diện thanh lịch cho Hà Nội. Cho nên việc thành phố vận động xây dựng "Văn hoá người Hà Nội" nằm trong phong trào lớn "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" là rất cần thiết.
    Cần phải làm ngay, làm kiên trì, với các phương thức huy động tổng lực của các cơ quan truyền thông, văn hoá - văn nghệ, các đoàn thể, nhà trường và gia đình cùng vào cuộc. Vai trò số một ở đây là gia đình. Có một "nếp nhà" lành mạnh, có phép tắc tôn ti trật tự, mới hoàn thiện nhân cách cho những người sinh ra và lớn lên ở đó.Trách nhiệm này không thể đổ cho ai.

    ( Theo Kinh Doanh )

Chia sẻ trang này