1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Mẹ Ơi Đừng Khóc Nữa
    Mẹ...Đêm nay, mẹ lại khóc nữa rồi...Bàn tay nhỏ xíu của con lau hoài không khô được, dòng nước nắt của mẹ cứ rơi lặng lẽ. Mẹ khóc hoài ướt mất đôi cánh của con, con sẽ không bay về chơi với các bạn được nữa đâu....
    Con còn nhớ, ngày con rời khỏi bụng mẹ ấm áp, con đã đứng hàng giờ nhìn mẹ, đôi má phính phịu xuống vì buồn. Sao mẹ không cho con nằm trong bụng mẹ nữa? Dù được mang đôi cánh thiên thần nhưng con chỉ muốn được nằm trong bụng mẹ. Gần 60 ngày trong bụng mẹ, con đã quen tiếng thở của mẹ, cả tiếng réo ào ào trong bụng lẫm hơi ấm bình yên. Con đã háo hức mong ngày con ra đời, được mẹ bồng ẵm trên tay và ôm con vào lòng. Vậy mà con phải rời mẹ quá nhanh....
    Rời khỏi mẹ, con đau lắm mẹ ơi! ... Mẹ nằm mê man trên giường, không biết con đã khóc, những giọt nước mắt trong veo rơi trên người của mẹ. Con đợi mẹ tỉnh dậy để hỏi mẹ... Nhưng điều đầu tiên con nhận ra là những bệnh nhân khác chỉ nằm một chút rồi đứng dậy ra về, trong khi mẹ lại bị gây mê. Khi mẹ tỉnh lại, một cô hộ lý áo trắng đến dìu mẹ về. Con đã theo mẹ vào xe cấp cứu. Người mẹ xanh như tàu lá. Nơi mẹ được chuyển đến cũng là bệnh viện. Cách đây ba ngày con đã theo mẹ vào đây.
    Mẹ nằm một mình trong phòng, lại thiếp đi. Khi mẹ tỉnh lại lần nữa, người ta đưa thuốc cho mẹ, hỏi mẹ còn nhớ gì không. Mẹ im lặng không trả lời. Mẹ không thể nghĩ được gì nữa, cũng không thể nhìn thấy con. Mẹ đau lắm phải không? Con cũng đau nhưng con hết rất nhanh, ngay khi trên người con mọc đôi cánh!....
    Đêm ấy, người ta viết tên mẹ lên bảng theo dõi đặc biệt. Nhưng mẹ không khóc, không làm gì hết. Vì mẹ dường như đã chết lịm từ bao giờ. Con đã không bay về thiên đường mà ở lại bên mẹ suốt 30 ngày trong bệnh viện ấy. Mẹ không có ai ở bên cạnh. Mà cũng không nhận ra con luôn bên mẹ. Mẹ thường cắn chặt răng, những giọt nước mắt không thể trào ra, mẹ nhìn vào khoảng không, thầm hỏi con là con trai hay con gái, có đau, có giận mẹ nhiều lắm không? Mẹ không biết, con đâu còn buồn mẹ nữa, con ở bên mẹ và hôn mẹ suốt ngày đó thôi. Con thương mẹ nhiều, bác sĩ và các hộ lý cũng thương mẹ. Ngay cả khi mẹ rời khỏi phòng, đập phá tanh bành cái ghế đá giữa sân, hay khi mẹ giật cây viết của bác sĩ bẻ gẫy, người ta cũng không trói chặt mẹ vào phòng cách ly như những bệnh nhân khác. Họ đưa mẹ về giường, cột hờ lại. Con lại ngồi bên cạnh xoa đầu cho mẹ. Cả cô bạn học cùng trường thời sinh viên vô tình nhận ra mẹ cũng hàng ngày qua phòng xoa đầu cho mẹ để mẹ khỏi căng thẳng. Khi ấy con lại bay quanh, nghe cô ấy nói chuyện với mẹ, những câu chuyện thời sinh viên, lúc đó mẹ như thế nào, tại sao cô ấy biết mẹ, tại sao cô ấy ghi nhớ hình ảnh của mẹ lang thang trong thung lũng thông bên trường đại học. Cô ấy dữ lắm! Những bệnh nhân khác hay phá phách mà lại gần mẹ, hoặc vào phòng mẹ nằm là cô ấy đuổi đi hết. Mẹ lúc ấy như một tàu lá úa không còn chút hơi sức. Cô ấy nói thời sinh viên cô ấy rất nhỏ con, vậy mà giờ đây cô ấy lại đang bảo vệ cho mẹ....Con thương mẹ biết chừng nào!
    Ngày mẹ truyền thuốc bị phản ứng, mẹ nằm lìm trên giường không cử động được. Con thấy mẹ hoảng lọan, đau đớn khi mẹ nhận biết tất cả nhưng không thể cử động được thân người, ngón tay, không mở được mắt hay mấp máy được miệng. Suốt một ngày đêm mẹ nằm như thế, kêu gào hoảng hốt khi có ai đến gần.... Con đã quýnh quáng gọi từng người. Bác sĩ ơi....hộ lý ơi....cô ơi....cứu mẹ con với! Không, không phải mẹ con ngủ như cô tưởng đâu.... Mẹ con đang muốn níu cô lại mà....Làm ơn nói bác sĩ, mẹ con bị thuốc làm liệt cả người rồi.... Nhưng không ai nghe tiếng con kêu gào. Thật kinh khủng khi mình nhận biết được tất cả mà phải nằm lịm người không thể cử động, phải không mẹ? Không có người thân bân cạnh nên không ai biết, nguời ta ghé ngang qua đều tưởng mẹ mới ngủ. Cho đến tận hôm sau tới giờ uống thuốc người ta mới phát hiện, vội kiểm tra huyết áp và đổi thuốc, giúp mẹ tỉnh lại. Khi mẹ tỉnh lại, mẹ té cắm đầu xuống giường. Mẹ đã nói đó là điều khủng khiếp nhất mẹ từng trải qua.... nó giống như là mình bị bịt miệng bó chặt trong quan tài và nghe người ta đi qua đi lại chuẩn bị chôn mình.
    Cha con đã đến tìm mẹ. Ông ấy không hỏi gì về con. Con đã vẫy đôi cánh rối lên, tìm cách để ông ta đừng nói chuyện với mẹ. Nhưng con không thể ngăn được. Biết mẹ không mấy khi bị áp lực công việc, ông ấy đã đánh vào điểm yếu của mẹ. Sau khi làm thật nhiều trò khiến mẹ khủng hoảng tinh thần và chiếm lấy công ty, ông ấy đã không điều hành nổi, đó là lĩnh vực quá mới mẻ. Các đài truyền hình muốn cắt hợp đồng. Ông đã tìm đến mong mẹ khi rời khỏi bệnh viện hãy quay về cứu công ty.
    Mẹ ơi, nếu ông ấy còn có chút tình người đã không dồn mẹ đến mức mẹ phải trầm cảm vào bệnh viện, và con đã được ở trong bụng mẹ cho đến khi con chào đời như mọi đứa trẻ khác. Nhưng khi nhìn thấy mẹ ngồi im lặng, con cũng ngoan ngõan xếp cánh bên mẹ. Chuyện của mẹ, con không được phép chen vào mẹ nhỉ. Con còn quá nhỏ nên không hiểu thế nào là bon chen, toan tính, giả dối. Con chỉ biết mẹ luôn sống thật với lòng mình....
    Mẹ ơi, mẹ đã nói sống là phải biết thứ tha, nhưng nếu mẹ tha thứ rồi, tại sao bây giờ mẹ vẫn khóc khi nghĩ về những gì đã qua? Mẹ đã tha thứ, đã từ chối lời mời của công ty khác để quay về công ty của mẹ rứt ruột hình thành nên, mà khi quay về mẹ chấp nhận là một người ăn lương, đứng trước những nhân viên mới mẻ - những người không hề biết mẹ là người sinh ra công ty ấy. Mẹ kể cho con nghe câu chuyện hai người mẹ giành nhau đứa bé, quan tòa nói xé đứa bé ra làm hai chia cho hai người. Chỉ có người mẹ ruột mới có thể hy sinh quyền làm mẹ để con mình được sống. Con hiểu mẹ. Một ngày thức dậy thấy mình không còn gì: tài sản....công ty - đứa con tinh thần....tình yêu....niềm tin....và mẹ mất luôn cả con. Mẹ đã cố gắng để đứa con tinh thần của mẹ có thể tồn tại. Nhưng cha con đã làm mẹ quay lại bệnh viện lần nữa...
    Mẹ nói, mẹ không hối hận vì mẹ đã sống và làm hết mình. Mẹ không thất bại vì mẹ đã chọn sống với trái tim, với tâm hồn... Mẹ không muốn phải đối đầu...
    (Sưu tầm từ Internet)
  2. reflection82

    reflection82 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Phù nưf cùfng như phĂ?n mĂ?m mày tình. Giao diẶn 'èp chưa chf́c 'Ă chày .n '<nh. Chày .n '<nh chưa chf́c 'Ă xử lĂ thĂng minh. Xử lĂ thĂng minh chưa chf́c dĂf bà?o trì?. Mà? nẮu mẶt phĂ?n mĂ?m cò 'ù? hẮt càc yĂu cĂ?u trĂn thì? chf́c gì? mua 'ược, mà? dù? cò mua 'ược 'i nưfa thì? chưa chf́c gì? chùng ta cò 'ù? trì?nh 'Ặ quà?n lỳ, nẮu cò 'ù? trì?nh 'Ặ quà?n lỳ... thì? cùfng luĂn phẶp phĂ?ng lo sợ mẮy thf?ng hacker nò... hack mẮt .....
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Hãy Biết Ơn
    Hãy biết ơn người đã làm ta tổn thương, vì nhờ họ ta trở nên cứng rắn hơn.
    Hãy biết ơn người đã lừa dối ta, vì nhờ họ ta nhìn đời bằng con mắt từng trải hơn.
    Hãy biết ơn người đã đánh ta đau, vì nhờ họ ta ít gây ra nghiệp chướng.
    Hãy biết ơn người đã ruồng bỏ ta, vì nhờ họ ta biết làm sao để đứng vững một mình.
    Hãy biết ơn người đã làm ta vấp ngã, vì nhờ họ mà ta vững bước hơn trên đường đời.
    Hãy biết ơn người đã làm ta nhục nhã, vì nhờ họ mà ta khôn ngoan và biết chịu đựng hơn.
    Hãy biết ơn tất cả những người đó, vì nhờ họ mà ta có được những thành quả hôm nay.
    (st)
  4. Penguin79

    Penguin79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Có phải vẻ đẹp bề ngoài là nguyên nhân gây ra những ghen ghét trong câu chuyện cổ tích nàng Bạch Tuyết không? Không hẳn, nguyên nhân sâu xa của nó là nàng Bạch Tuyết đã có một vài xung đột nghiêm trọng với dì ghẻ - tức là bà hoàng hậu độc ác nói trên. Thay vì tìm cách giải quyết các xung đột, thì cô ta đã yên phận với cuộc sống ở trong rừng sâu với công việc chăm sóc cho bảy chú Lùn. Nàng Bạch Tuyết đã thụ động, không bảo vệ được bản thân mình và liên tiếp bị hại mỗi khi bà hoàng hậu tìm ra nơi ẩn náu của cô. Hơn nữa, dường như cô ta không có phản ứng và rất ngây thơ, ngờ nghệch trước thực tế mà đáng lý cô phải đối mặt. Cuối cùng, cô ta hoàn toàn tin rằng chàng hoàng tử đẹp trai đột nhiên xuất hiện và cứu sống mình sẽ mang lại cho cô một cuộc sống an toàn và ?ohạnh phúc đầu bạc răng long? như lời hứa của chàng.
    Trong mỗi chúng ta đều có một chút tính cách của nàng Bạch Tuyết, khi phát hiện ra bản thân có những xung đột hay va chạm với các đồng nghiệp, các thành viên trong gia đình hoặc hàng xóm láng giềng? chúng ta đều tìm cách lẩn tránh và không dám đối mặt với nó. Trên thực tế, chúng ta lại cần phải đối mặt và đối thoại để tìm ra nguyên nhân của những xung đột mà tìm cách giải quyết.
    Nhưng bằng cách nào ?
    &lt;Ctrl C & Ctrl V&gt;
  5. Penguin79

    Penguin79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta thường đánh giá thấp sức mạnh của cử chỉ vuốt ve, nụ cười, lời nói ân cần, cái tai biết lắng nghe, lời khen chân thành hoặc một hành vi chăm sóc nhỏ nhặt nhất. Tất cả những điều đó đều có khả năng làm thay đổi cuộc sống?. Đừng xem thường điều bạn có thể làm. Mỗi một người trong chúng ta đều có thể làm một điều gì đó và việc bạn làm có thể quan trọng còn hơn cả những gì bạn từng biết.
  6. Penguin79

    Penguin79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Bạn biết đấy, tình yêu giống như ai đó đang chờ xe bus. Khi xe vừa tới, bạn nhìn lên và tự nói: "Hmm, xe đầy rồi... chẳng còn chỗ, thôi mình đợi chiếc sau vậy".
    Thế là bạn bỏ qua chiếc hiện tại, ngồi chờ chiếc thứ hai. Khi chiếc xe thứ hai tới, bạn nhìn lên và lại tự lẩm bẩm: "Xe này sao cũ thế nhỉ, tồi tàn quá!". Và bạn cũng chẳng bước lên xe, ngồi đợi chiếc tiếp theo.
    Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
    Một lần nữa, bạn lại bỏ qua chiếc xe hiện tại và ngồi chờ chiếc kế tiếp. Trời thì tối dần, và cũng có vẻ muộn rồi. Bạn tặc lưỡi nhảy đại lên chiếc xe bus tiếp theo, và chẳng mấy chốc bạn phát hiện ra rằng mình chọn nhầm xe mất rồi!
    Như vậy, bạn lãng phí thời gian và tiền bạc trong lúc ngồi chờ những gì bạn mong muốn! Thậm chí nếu có một chiếc xe bus có điều hoà chạy tới, chưa chắc chiếc xe bus này đã có thể thoả mãn được tiêu chuẩn của bạn, vì biết đâu điều hoà trên xe quá lạnh thì sao.
    Các bạn thân mến, muốn mọi thứ đến với mình như là mình mong ước là một việc sai lầm. Vì vậy, nếu bạn không cảm thấy ngại thì cứ thử nắm lấy một cơ hội xem sao. Giả sử bạn cảm thấy chiếc xe bus không làm cho bạn hài lòng, bạn chỉ việc nhấn chiếc nút đỏ, và xuống ở bến đỗ gần nhất, đơn giản vậy thôi.
    Có ai dám nói rằng cộc đời là công bằng... Việc tốt nhất mà ta có thể làm là phải tinh ý và cởi mở hơn khi quan sát. Nếu chiếc xe bus này không hợp với bạn, hãy nhảy xuống. Tuy nhiên bạn phải luôn luôn có những dự phòng khác để có thể dùng trên chuyến xe tiếp theo.
    Nhưng đừng vội... Tôi chắc rằng có thể bạn đã có được kinh nghiệm này từ trước. Bạn trông thấy một chiếc xe bus chạy tới (tất nhiên là chiếc xe bạn mong muốn), bạn vẫy xe, nhưng bác tài xế lại giả vờ như không trông thấy bạn và bỏ qua bến mà bạn đang chờ. Đơn giản là chiếc xe này không dành cho bạn rồi.
    Lời cuối của câu chuyện này là, cảm giác được yêu giống như việc chờ một chiếc xe bus mong ước. Bạn nhảy lên một chiếc xe, tức là chấp nhận cho nó một cơ hội, và mọi việc bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Nếu bạn chưa có một quyết định cụ thể, hãy đi bộ. Đi bộ giống như là việc chưa sẵn sàng yêu vậy. Mặt tốt của nó là bạn vẫn có thể chọn bất cứ chiếc xe bus nào bạn muốn. Những người không muốn chờ đợi thêm nữa thì phải hài lòng với chiếc xe bus mà họ đã chọn.
    Còn thêm một điều nữa... đôi khi việc chọn một chiếc xe bus quen thuộc thì tốt hơn là việc mạo hiểm chọn một chiếc xe lạ. Nhưng tất nhiên, cuộc đời sẽ không chẳng có gì là hoàn hảo nếu như thiếu sự mạo hiểm trong đó.
    Vẫn còn một chiếc xe bus mà tôi quên không nói với bạn - chiếc xe mà bạn không hề phải đợi. Chiếc xe này tự nó dừng lại, mời bạn lên xe và cùng bạn thực hiện cuộc hành trình hoàn hảo cho đến cuối đời.
    Bạn không bao giờ thua cuộc khi yêu cả.
    Bạn chỉ luôn thua cuộc bởi ngập ngừng mà thôi
  7. Penguin79

    Penguin79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    The father was kind of scared so he asked his little daughter, "Sweetheart, please hold my hand so that you don''t fall into the river." The little girl said, "No, Dad. You hold my hand." "What''s the difference?" Asked the puzzled father. "There''s a big difference," replied the little girl. "If I hold your hand and something happens to me, chances are that I may let your hand go. But if you hold my hand, I know for sure that no matter what happens, you will never let my hand go." In any relationship, the essence of trust is not in its bind,but in its bond. So hold the hand of the person whom you love rather than expecting them to hold urs... This mail is too short.....but carries a lot of feelings

  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thú chơi của những người ?olỗi mốt?

    Không ồn ào, vội vã; không sành điệu và hiện đại theo ?ochuẩn? của giới trẻ bây giờ. Những người đang ?osống chậm? bây giờ dễ bị coi là người ?olỗi mốt?.
    Chuyện những người ?olỗi mốt?
    Không ồn ào, vội vã; không sành điệu và hiện đại. Họ là những người ?olỗi mốt?. Những người đồng niên cho rằng họ là kẻ lạc hậu, không theo kịp thời đại. Họ tụ họp nhau lại thành từng nhóm và giữ vai trò là những người níu lại ?omột thời vang bóng?.
    Đối lập với nhịp điệu trẻ trung sôi nổi của Hip hop, chen giữa tiếng xập xình của nhạc trẻ, một đoạn nhạc êm ả trong bản giao hưởng ?oMùa đông? của Vivaldi vang lên từ sâu trong ngõ tối trên phố Cầu Gỗ. Đó là nơi tụ họp của những người yêu thích nhạc cổ điển (www.classicalvietnam.info).
    Tuổi đời của họ còn rất trẻ, phần lớn ở lứa tuổi 7X và 8X. Mỗi lần gặp nhau, họ lại nghe một bản giao hưởng hoặc một vở opera và nói lên những cảm xúc của mình.
    Họ không bỏ qua một buổi diễn nào ở Nhà hát Lớn dù cho vé vào xem một buổi hòa nhạc không phải là rẻ, ít nhất cũng gần 200.000 VNĐ.
    Kho tài liệu về âm nhạc cổ điển của họ thật đáng nể, thậm chí có những tài liệu mà cấc thư viện ở Việt Nam chưa từng có. Mỗi người một nghề, người là kiến trúc sư, người là nhà báo, người là doanh nhân? họ có những mối lo lắng về công việc riêng, thế nhưng khi gặp nhau, âm nhạc chân chính đã kết nối tâm hồn họ và mang lại cho họ sự thảnh thơi, yêu đời.
    Cobeo, thành viên kỳ cựu trong nhóm tâm sự: ?oNếu sống chậm là sự tận hưởng cuộc sống thì nhạc cổ điển quả là một thú chơi dành cho người sống chậm. Vì nhạc cổ điển không phải nghe để giải trí mà là thứ âm nhạc để thưởng thức và chiêm nghiệm.?
    Quả thật, nhạc cổ điển không phải là thứ nhạc phổ cập. Nếu không phải là một người biết sống một cách chậm rãi, trầm lắng và chín chắn, không thể nào hiểu được nhạc cổ điển.
    Sự công phu trong nghề chơi của dân ?osống chậm? được thể hiện rõ trong nghệ thuật thư pháp.
    Thư pháp Việt Nam giờ đây không còn hình ảnh của những ông đồ già gò lưng bên giấy đỏ nữa, thay vào đó là những bạn trẻ với một vẻ thông tuệ và say mê. Một trong số đó là Nguyễn Đạt Thức, nổi tiếng viết chữ đại tự đẹp. Thức là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chuyên ngành Hán Nôm.
    Trái ngược với những bạn bè đồng lứa lao vào các cuộc chơi vô bổ hoặc chạy theo đồng tiền bát gạo, anh Thức và những người bạn của mình quyết định ?obế quan? mặc thiên hạ có xoay chuyển đến đâu. Niềm đam mê duy nhất của họ là Thư pháp!
    Có một thú vui ẩm thực dành cho người sống chậm: thưởng trà. Không phải một cốc trà đá qua đường giải khát, thưởng trà là lúc cho con người chiêm nghiệm cuộc sống và tìm lại sự tĩnh lặng bị vòng xoáy của thời gian cuốn đi.
    Trịnh Dũng, một bạn trẻ mê trà nói: ?oTôi là một người mê trà, thưởng trà khiến lòng tôi thấy nhẹ nhõm, thanh tịnh sau những cuộc thương thảo căng thẳng với khách hàng.? Quán trà Trường Xuân nằm trong ngõ Ngô Tất Tố gần Văn Miếu, nhiều năm nay trở thành địa điểm quen thuộc của trà đạo Việt Nam.
    Tại đây có loại trà Thượng Sơn hảo hạng, trà pha công phu, từ giai đoạn tắm ấm cho đến lúc chêm nước vào trà theo đúng thế ?oCao sơn lưu thủy?.
    Tuy nhiên, để thưởng được hết vị ngon của loại trà này không phải trong dăm ba phút mà thậm chí mất hàng tiếng đồng hồ. Phải mất một giờ sau khi pha trà, trà mới ngấm, cánh trà mới nở bung ra và người thưởng có thể thấm được vị ngon, hương thơm của trà vào cuống lưỡi. Sự kì công ấy quả thực không thể thích hợp với những người chân bước nhanh, vội vội vàng vàng chuẩn bị cho công việc.
    Và còn rất nhiều những thú chơi nữa như hát ca trù, chơi cờ tướng, cây cảnh, xem phim kinh điển, đọc sách, sưu tập tem, nuôi và câu cá? Những con người ?olỗi mốt? ấy đã tạo nên một bè bass trầm lắng, một nhịp tempo dìu dặt giữa bản nhạc cuộc sống gấp gáp. Hay cũng có thể ví họ là người giữ nhịp điệu cho cả một dàn nhạc giao hưởng trong xu thế cuộc sống đang tràn ngập âm thanh của nhạc điện tử vội vã.
    ?oChơi chậm?: Không phải dễ
    Theo thời gian, dần dần sự chê cười những kẻ ?olỗi mốt? đã bị thay thế bằng sự đổ xô chạy theo những ?omốt lạc hậu?. Người ta bắt đầu nhận ra rằng những thú chơi ấy, nếu thực sự tinh tế, không chạy theo phong trào sẽ được coi là tao nhã, sang trọng, không phải dành cho "những ông cụ non". Hàng ngũ của những kẻ ?olỗi mốt? dần có thêm những "tín đồ" mới.
    Hiện nay, ngoài lớp Hán Nôm thuộc khoa Văn học và Hán Nôm, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, rất nhiều những trung tâm dậy thư pháp mọc lên, các bạn trẻ kéo đến không phải là ít. Tuy nhiên học được nghề thư pháp ?ocũng lắm công phu?.
    Để viết được đúng luật thư pháp, phải luyện cho nhuần nhuyễn từng nét: nét thanh, nét dậm, nét xước... Chỉ một nét sổ thôi có khi cũng phải luyện đi luyện lại cả tuần lễ, đó là chưa kể những qui tắc thư pháp của từng kiểu chữ khác nhau. Vì quá mất thời gian nên cũng rất đông bạn trẻ đã phải bỏ cuộc giữa chừng.
    Âm nhạc cổ điển cũng không phải dành cho tất cả mọi người. Cobeo của nhóm những người thích nhạc cổ điển nhận xét: ?oNhiều người vào website của chúng tôi và hô to rằng tôi yêu nhạc cổ điển lắm. Thực chất, họ chẳng hiểu gì về nhạc cổ điển và cũng chẳng yêu nhạc cổ điển, họ chỉ là những trưởng giả học làm sang. Âm nhạc không có chỗ cho những tâm hồn khô cằn và hời hơt?.
    Rõ ràng những thú chơi của dân ?osống chậm?, theo họ, là không dễ gì mà đua đòi chạy theo được. Thú chơi ấy không mua được bằng tiền mà chỉ có thể tạo được sức hấp dẫn thật sự với những người có trình độ nhận thức cao và một nền tảng văn hóa vững chắc. Họ đang chậm lại để thấy rõ hơn mình muốn gì, mình là ai và thuộc về nơi đâu.

    ( tintuconline.com )
  9. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá và Tương lai
    Báo chí khắp thế giới gần đây nói rất nhiều về thế kỷ XXI như là thế kỷ của văn hoá. Những quan điểm như vậy là không thật đúng. Con người, trên đường đi tìm kiếm chân lý, bỗng nhiên phát hiện ra những khía cạnh khác nhau của sự vật và tuyệt đối hoá nó. Đó thường là khuyết điểm của tính không chuyên nghiệp về mặt tư tưởng. Tôi cho rằng tương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng. Đấy chỉ là một trạng thái nhận thức mới của con người về các thành tố tham gia vào quá trình cấu tạo ra cuộc sống của mình.
    Nói văn hoá là quyền lực hay tương lai của chúng ta đều không đúng. Văn hoá có tính bền vững của nó. Chúng ta vừa mới bàn về điều này. Văn hoá luôn luôn tồn tại trong đời sống của con người, luôn luôn chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, bởi vì nó chính là con người. Văn hoá là yếu tố để thể hiện một cách đầy đủ nhất, một cách trọn vẹn nhất, một cách tổng hợp nhất các giá trị con người.
    Hệ giá trị là những cấu trúc phổ biến, những cấu trúc không có quốc tịch mặc dù bao giờ cũng có bản sắc riêng của nói đối với từng cộng đồng khác nhau. Chúng ta nghiên cứu cấu trúc của văn hoá là nghiên cứu cái phổ quát, còn văn hoá của ai thì không được quy định bằng hệ giá trị. Trước đây, khi trí tuệ con người còn thấp, chúng ta phấn đấu vì một hệ lý tưởng nào đó được chỉ ra bởi một hệ tư tưởng. Nhưng cuộc sống diễn biến nhanh hơn nhiều so với những gì con người dự kiến. Con người phấn đấu không phải chỉ vì tương lai mà cần phải và cần có quyền sống, quyền hạnh phúc ngay trong hiện tại.
    Thực ra, cần phải nói rằng không thể có thứ hạnh phúc tương lai. Hạnh phúc tương lai là thứ hạnh phúc tưởng tượng, còn hạnh phúc có thật là hạnh phúc diễn ra ngày hôm nay. Hệ giá trị là những tiêu chuẩn để cho con người tìm kiếm hạnh phúc đích thực của nó chứ không phải hạnh phúc trong trí tưởng tượng, hay trong sự tiên lượng về hạnh phúc.
    Hệ giá trị là một biểu hiện rất thực tế của văn hoá. Nó dễ bị, hay được, xoá bỏ để thay đổi tạo ra sự phát triển. Đó vừa là phương tiện để con người tự đo mình và vừa có giá trị như một công cụ để có thể đối thoại. Hệ giá trị có thể coi như ngôn ngữ chung để con người chung sống, để con người đi tìm kiếm sự dung hoà, sự cân bằng, sự hoà bình. Hệ giá trị ấy mang tính phổ biến và độc lập tương đối với các giá trị kinh tế.
    Đời sống càng ngày càng mở rộng do các khả năng giao lưu. Các quốc gia đang phát triển mới chỉ đặt ra nhiệm vụ hội nhập về kinh tế, nhưng thực ra vấn đề quan trọng hơn cần đặt ra là phải tạo cho con người có năng lực hội nhập về mọi mặt của đời sống. Hội nhập là yêu cầu của đời sống.
    Tiêu chuẩn cá nhân, tiêu chuẩn cộng đồng đều có tính độc lập tương đối. Sẽ hoàn toàn sai lầm nếu đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn hoàn toàn độc lập cộng đồng hoặc là cộng đồng độc lập tuyệt đối với các cộng đồng khác. Tất cả những điều này đều liên quan đến văn hoá.
    Nhân loại đang phát triển theo xu hướng hội nhập, từ xưa đến nay chứ không phải chỉ từ cuối thế kỷ 20. Hội nhập là yêu cầu tất yếu của sự phát triển. Và hội nhập trước hết là hội nhập về văn hoá.
    Nhưng các cộng đồng đi vào tương lai bằng cách nào? Và ảnh hưởng của văn hoá đến nhận thức của con người, đến việc hình thành công nghệ tìm kiếm tương lai của mỗi một dân tộc, thể hiện như thế nào?
    Để trả lời câu hỏi này, chúng ta lại buộc phải trả lời một câu hỏi khác: Tương lai là gì? Tương lai là cuộc sống ngày mai, chất lượng tương lai thì khác nhau nhưng khái niệm tương lai là giống nhau. Nếu người ta tự sát thì không có ngày mai, nếu người ta hạn chế trí tuệ thì chất lượng của ngày mai sẽ kém đi. Vậy làm thế nào để con người học tập được kinh nghiệm của những dân tộc, của những cộng đồng tiên tiến để đi tới một tương lai tốt đẹp hơn, cao sang hơn? Đấy chính là cái mà tất cả mọi nhà giáo dục, nhà chính trị đều mong muốn.
    Đế có kiến thức thì người ta vừa lệ thuộc vào ngày mai vừa phụ thuộc vào quá khứ. Nếu không có ngày hôm qua thì không có kinh nghiệm để có ngày mai, chính vì thế các nhà chính trị thường cường điệu bản sắc dân tộc. Nó chính là chìa khoá để có những kinh nghiệm ban đầu cho hành trình từ hôm nay đi đến ngày mai. Thế nhưng, nếu chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào sự lạc hậu và các yếu tố lạc hậu của kinh nghiệm thì chúng ta sẽ đến ngày mai chậm hơn. Lý do thật đơn giản: chúng ta sẽ không thể tự do học hỏi những cách thức tiên tiến cần thiết cho sự phát triển. Từ xưa đến nay, các dân tộc lạc hậu thường là các dân tộc cát cứ. Nước Mỹ hùng vĩ như thế, phát triển như thế, nhưng vẫn còn hai trào lưu đấu tranh gay gắt với nhau: trào lưu "biệt lập chân chính" cho rằng cần phải đóng cửa lại, rằng nước Mỹ cần giải quyết các vấn đề của mình, và trào lưu thứ hai cho rằng nước Mỹ phải mở rộng ảnh hưởng của mình ra toàn thế giới, lấy sức sống của thế giới làm chính sức sống phát triển của mình.
    Theo tôi, chúng ta phải thu lượm, hay nói một cách thô kệch hơn, phải nhặt nhạnh tất cả các kinh nghiệm mà chúng ta có thể nhặt nhạnh được trong cuộc sống để tạo ra nhận thức, tạo ra công nghệ tương lai của mình.
    Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult
    [​IMG]
    Ta nguyện làm đôi cánh chim câu
    Nâng tình yêu dâng cho đời tất cả.

  10. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Biện chứng của tự do
    "Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do"
    - Hồ Chí Minh -
    Tự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển.
    Thời kỳ Khai sáng đã đánh dấu một bước ngoặt không chỉ trong lịch sử mà còn trong nhận thức của con người. Các học giả của thời kỳ ấy không phải những người đầu tiên bàn về tự do nhưng họ là những người có công rất lớn trong việc xây dựng những nhận thức mới về tự do và thức tỉnh nhân loại về các giá trị của nó. Phương Tây đã đón nhận những đóng góp ấy và là những người đầu tiên được nếm vị ngọt của tự do và hưởng thụ những thành quả của nó.
    Tuy nhiên, ở một số vùng kém phát triển, con người vẫn mơ hồ trước tự do và dừng lại ở việc nhận thức nó như một công cụ thỏa mãn các đòi hỏi mang tính bản năng. Vậy đâu là căn nguyên của hiện tượng này và phải chăng, có mối liên hệ giữa tình trạng kém phát triển với trạng thái thiếu hoặc không có tự do? Bài viết ?oBiện chứng của tự do? sẽ góp phần trả lời câu hỏi ấy.
    TỰ DO NHƯ MỘT PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC
    Những quan niệm về tự do
    Ngược dòng lịch sử, có thể thấy các học giả phương Tây đã sớm đưa ra một số định nghĩa về tự do. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra hai cách hiểu về tự do phổ biến nhất của Locke và Hegel.
    Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào (Locke)
    Đây là định nghĩa nguyên thủy nhất về tự do và cũng từng được khá nhiều người tán đồng. Tuy nhiên, định nghĩa này có những hạn chế nhất định, thể hiện ở chỗ nếu tự do chỉ thuần túy là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào thì sẽ có rất nhiều người nhân danh tự do để thỏa mãn những mong muốn hay tham vọng cá nhân của mình, phá hoại trật tự xã hội, và do đó, làm phương hại đến sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng.
    Tự do là cái tất yếu được nhận thức (Hegel)
    Nhận thức được sự hạn chế của định nghĩa về tự do của Locke, Hegel đã xây dựng một định nghĩa mới về tự do. Đó là, tự do là cái tất yếu được nhận thức. Câu hỏi đặt ra là, vậy cái tất yếu là gì? Ở đây, cái tất yếu được hiểu là các quy luật tự nhiên. Do vậy, có thể viết lại định nghĩa về tự do của Hegel như sau: tự do là các quy luật tự nhiên được nhận thức. Hegel cho rằng con người càng nhận thức một cách chính xác, rõ ràng và toàn diện về cái tất yếu bao nhiêu thì càng có tự do bấy nhiêu.
    Định nghĩa này đã phát triển hơn một bước so với định nghĩa của Locke, tức đã đưa tự do từ một trạng thái bản năng đến tự do trong mối tương quan với cái tất yếu. Như vậy, ranh giới của trạng thái tự do và trạng thái không có tự do chính là cột mốc nhận thức được cái tất yếu. Nhận thức được cái tất yếu, con người sẽ không nhân danh tự do để thực hiện những hành vi kìm hãm sự phát triển của bản thân anh ta và cả cộng đồng. Chính lúc ấy, tự do sẽ là điều kiện tinh thần giúp con người tiếp cận với sự phát triển thực thụ và toàn diện.
    Trong khi ở phương Tây, các học giả bàn về tự do một cách sôi nổi và đầy cảm hứng thì ở phương Đông, tự do chưa phải là một khái niệm hoàn chỉnh mà mới chỉ được hiểu theo nghĩa tự do bản năng, hay như cái cho phép, hệ quả là, cái gì không cho phép nghĩa là không tự do. Chẳng hạn, giải thoát là một trong những phạm trù triết học tôn giáp Ấn Độ để chỉ trạng thái tinh thần, tâm lý, đạo đức của con người thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới trần tục và nỗi khổ ải của cuộc đời. Có thể nói, triết học Ấn Độ chỉ xoay quanh giải thoát con người trong đời sống tinh thần (gần như tiệm cận trạng thái siêu thoát) thay vì đưa ra các tư tưởng phát triển con người bằng cách giải phóng con người khỏi những ràng buộc. Triết học Trung Hoa cổ đại từng đề xướng tư tưởng ?ovô vị? nghĩa là tự do tuyệt đối không bị ràng buộc bởi bất cứ ý tưởng dục vọng, đam mê, ham muốn nào; tức sống, tồn tại theo bản tính tự nhiên, không cần sự tham gia có tính chất xã hội.
    Tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi
    Tự do được hiểu một cách rất khác nhau giữa các dân tộc và thậm chí, giữa các thành viên của dân tộc. Thực ra, người ta chỉ nhận ra giá trị của tự do khi đã bị mất tự do, hay nói cách khác, người ta chỉ cảm thấy giá trị của tự do khi vướng phải những giới hạn của nó bởi chính những giới hạn ấy sẽ đánh thức con người, giúp con người thoát ra khỏi trạng thái thụ động đón nhận một phần của tự do như sự nhân nhượng của bề trên đối với kẻ dưới. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, tự do không phải là một loại quyền được trao tặng bởi bất kỳ thể chế nào mà nó là bản chất tự nhiên của con người, tức là nó gắn liền với con người ngay từ khi sinh ra. Có thể nói, tự do là không gian sống của mỗi cá nhân, ai cũng có thể khai thác không gian ấy, thậm chí mở rộng nó, nếu hiểu được bản chất và giá trị của tự do.
    Tuy nhiên, trước khi bàn về phép biện chứng của tự do, chúng ta cần phải xây dựng một định nghĩa về tự do. Chúng tôi cho rằng, tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi, hệ quả là, bất cứ xã hội nào cho phép sự dịch chuyển song song này diễn ra một cách thuận lợi trong một trật tự hài hòa và cân đối, xã hội ấy sẽ đạt tới trạng thái tự do. Phép biện chứng của tự do cần phải góp phần vào việc thay đổi nhận thức của con người về tự do, trên cơ sở ấy hỗ trợ quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi ở mỗi cá nhân cũng như cả cộng động. Đó chính là tiền đề của sự phát triển.
    TỰ DO VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
    Tự do là một khái niệm phức tạp, đa chiều và gồm có nhiều thành tố. Nó không phải là một cảm giác mặc dù nếu thiếu cảm giác về tự do thì cũng không thể tạo thành khái niệm tự do. Điều quan trọng nhất là khi nghiên cứu tự do là chúng ta phải phân tích các thành tố tạo thành khái niệm tự do, vị trí và ảnh hưởng của từng thành tố đối với đời sống. Trên cơ sở đó, con người sẽ nhận thức được mình nên chuyển nhượng bộ phận nào của tự do, chuyển nhượng cho ai và vào thời điểm nào để phần tự do mình cống hiến không trở nên vô nghĩa.
    Tự do là một trong những điều kiện ban đầu để hình thành hạnh phúc. Đồng thời, nó là nguyên liệu đầu vào của đời sống con người, hạnh phúc chính là kết quả của việc chuyển hóa tự do thành những sức mạnh nhất định và toàn bộ quá trình chuyển hóa chính là tiến trình phát triển. Vì vậy, có thể nói, phân tích tự do, hạnh phúc và quá trình phát triển chính là phân tích quá trình vận động của tự do.
    Điều quan trọng nhất là, trên cơ sở các phân tích về tự do, chúng ta cần phải xác lập ranh giới giữa các loại đối tượng, đó là loại đối tượng có năng lực sử dụng và khai thác tự do và loại đối tượng không có năng lực khai thác và sử dụng tự do, bởi tự do chỉ dành cho những người có trình độ nhận thức nhất định. Mặc dù tự do là sở hữu tự nhiên của con người, nhưng không phải tất cả mọi người đều có năng lực và xứng đáng được khai thác thứ tài sản vô giá ấy. Xác lập ranh giới giữa những loại đối tượng khác nhau sẽ giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng tự do như một công nghệ phát triển. Chỉ có như thế, tự do mới trở thành điểm xuất phát của mọi quá trình phát triển cả về mặt nhận thức lẫn hành vi.
    Mối quan hệ giữa các thành tố của tự do
    Có thể hiểu, tự do gồm có hai thành tố quan trọng nhất là tự do nhận thức và tự do hành động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Vậy, đâu là mối liên hệ giữa hai thành tố này?
    Tôi cho rằng tự do nhận thức là nền tảng để con người đi tới tự do hành động. Không có tự do nhận thức tức là không có tự do tinh thần, con người sẽ không thể có tự do hành động bởi luôn vấp phải các rào cản về mặt nhận thức, và do đó, con người sẽ cảm thấy bị hạn chế, bị mất tự do ngay từ trong ý nghĩ chứ không chỉ trong hành vi của mình. Điều này hoàn toàn trái ngược với tinh thần về tự do mà chúng tôi đã đưa ra trong phần trên, đó là tự do là sự dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi. Phải hiểu rằng, tự do nhận thức sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển và dịch chuyển của ý nghĩ, trong khi đó, tự do hành động sẽ tạo điều kiện cho sự dịch chuyển của hành vi song song và tương ứng với sự dịch chuyển của ý nghĩ.
    Mặt khác, tự do nhận thức chính là điều kiện tiên quyết để xây dựng các mô-đun nhận thức, biến không gian nhận thức của mỗi cá nhân và cộng đồng thành một vườn ươm các mô-đun tư duy của con người. Khu vườn đó chỉ đa dạng và phong phú chừng nào tự do hạnh phúc được công nhận như một trong những nguyên lý căn bản nhất. Sự phong phú và đa dạng về mặt nhận thức sẽ dẫn tới sự phong phú và đa dạng của hành động. Điều này sẽ tạo ra không gian đa chiều trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa - điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi nhà nước, mỗi thể chế duy trì và phát triển sự đúng đắn của mình. Mặt khác, đến lượt mình, tự do hành động lại tạo điều kiện cho việc mở rộng không gian nhận thức của mỗi cá nhân và cộng đồng, bởi thông qua tự do hành động, con người sẽ có điều kiện làm phong phú kinh nghiệm sống, kinh nghiệm văn hóa của mình, và do đó, có thể xúc tiến những cái mới về nhận thức và tự điều chỉnh nhận thức của mình. Đây chính là mối liên hệ hữu cơ giữa hai thành tố cơ bản nhất của tự do.
    [​IMG]
    Ta nguyện làm đôi cánh chim câu
    Nâng tình yêu dâng cho đời tất cả.

Chia sẻ trang này