1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Ca sĩ cần học cách ứng xử



    Lâu nay, người ta chỉ nhắc đến những khoá bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, nghiệp vụ để "mở mắt" cho lớp ca sĩ mới nổi, chưa mấy ai nói về việc ca sĩ phải đi học ứng xử cho có "văn minh". Mà cũng khó đòi hỏi ở lớp ca sĩ mới "ra ràng" đã rơi vào bàn tay nhào nặn của các ông bà bầu thành những ai chính họ còn chưa kịp nhận biết.
    Thử tưởng tượng trong một buổi họp đông đủ quan chức ngành văn hóa, một ca sĩ đang ăn khách hàng đầu, lại vừa trúng "sô" quảng cáo lớn tại Anh bước lên bục, gần 5 phút chỉ "e hèm", "oh yes", "wow" và cười rất lạc điệu, thay vì cô phải trình bày ý kiến của mình.
    Sau đó, cô nói ngắc ngứ, u ơ về quan điểm làm nghề, chỉ trích quan chức sở VHTT đòi kiểm duyệt cả trang phục biểu diễn của ca sĩ trong buổi phúc khảo bằng bốn lần dùng từ "quá đáng". Nhìn chung, cử toạ khá ngạc nhiên vì nghe phong phanh đã lâu, giờ mới biết thực hư "tài" ăn nói của các ca sĩ trẻ và vốn từ vựng nghèo nàn của họ.
    Còn một cô ca sĩ búp bê khác luôn tạo một dáng đi ngúng nguẩy và là biểu tượng "***y" trong giới, trước đông đảo công chúng sinh viên vẫn hay tự nhiên hỏi vọng xuống khán giả: "Quý vị có biết từ trưa đến nay T.T chưa ăn gì không? Nhưng để phục vụ khán giả T.T sẵn sàng hát tặng ca khúc...".
    Không biết cách ăn nói hay bộc lộ mình trước công chúng đã đành, có ca sĩ còn bộc lộ cả độ hẫng hụt về văn hóa của mình một cách rất tự nhiên chủ nghĩa, với những câu nói suồng sã, chướng tai, như anh chàng N.S. Hễ đi đến tụ điểm nào, ca sĩ này cũng hỉ hả: "N.S chào đại gia đình, đại gia đình có mạnh khoẻ không, N.S quậy cho đại gia đình vui, ủa sao hát vậy mà không ai vỗ tay ? ".
    Không hẹn mà gặp, dạo này các ca sĩ đỡ "lắm lời" rầy rà hơn trước, nhưng lại lặp đi lặp lại điệp khúc xin khán giả vỗ tay bằng một giọng nhừa nhựa: "à, ạ, cho "épphê" thêm một tý, à ạ", "cho hỏi xem tay quý vị để đâu?"; hoặc tuôn một tràng "xin chào quý vị, xin cám ơn, xin tạm biệt" trong khi đó mới là tiết mục mở màn.
    Nhiều khán giả đã phải "thót tim" trong đêm trao giải "VTV - Bài hát tôi yêu", chỉ sợ các ca sĩ trẻ - thần tượng của con em mình lên "nhỡ lời", làm ảnh hưởng đến tư duy ngôn ngữ của lớp trẻ mới lớn. Một ca sĩ khác được hỏi về cảm tưởng của mình khi nhận giải L.S.X vội trả lời rất phô: "Không sao, có còn hơn không".
    Mỗi đêm chỉ cần lỡ để lọt vào tai một vài câu nói như thế người nghe đã có thể rất phẫn chí và lấy làm tiếc vì đã đi xem phải "hàng dỏm". Nhưng hàng "dỏm" quả là đang rất nhiều, dù là có những mặt hàng không dỏm mà bị biến thành dỏm chỉ tại nói hớ hay quá lố. Nhưng nghĩ cũng thật khó, đi học ứng xử thì học ai, học điều gì, khi nền tảng cơ bản của không ít ca sĩ trẻ chỉ vừa đủ để họ "tư duy" làm tiền và a b c vài câu cửa miệng?
    Đóng cửa trong nhà dạy bảo nhau chưa muộn, nhưng quả tình, nếu để hiện trạng này tiếp tục lan rộng, chỉ sợ môi trường ca nhạc bị "ô nhiễm" nặng.
    Một quan chức trong Uỷ ban Người Việt Nam ở nước ngoài từng báo động về phong cách ứng xử của một số ca sĩ trong nước khi xuất ngoại biểu diễn. Ông truyền đạt một số ý kiến của các Việt kiều sau khi xem ca sĩ của ta sang diễn ở các nước, rằng hình như nhiều ca sĩ trong nước quá tự do nâng giá cátsê, trong khi các tiết mục nghệ thuật chưa có chất lượng cao; đặc biệt, phong cách biểu diễn và lối ứng xử của một số cá nhân bị đánh giá đôi khi gây sốc, làm ảnh hưởng đến cách nghĩ của khán giả ở nước ngoài khi cho rằng những người đó đại diện cho giới ca sĩ Việt Nam.
    ( Báo Lao Động )

    Votrungh@  
  2. eyes-on-me

    eyes-on-me Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ đọc topic này, chợt nhớ email của một người bạn gửi đã lâu, subject là ?oĐọc cho vui?. Post lại tặng 7xSG
     
    (Theo Báo Thanh niên số 129 ra ngày 30/05/2001)
     
    Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu? - Đó là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :
    1. Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa? Tính tình cụ già rất là bực bội? Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
    2. Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
    3. Bà cụ ngoài 40 tuổi.
    4. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
    5. Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.
    6. Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.
    7. Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận.
    8. Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
    9. Ông của em dài thì bằng mười mét và không mập.
    10. Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.
     

    -----
    Các HS lớp 4B (năm học 2000- 2001) Trường N.T.C, Hà Nội vẫn còn nhớ như in: "Trong tiết kể chuyện, cô giáo D.T.H (GV dạy giỏi cấp thành phố) kể theo lịch sử, Triệu Đà lãnh đạo quân Tần sang xâm lược nước ta. Quân Tần chính là Tần Thuỷ Hoàng và Tần Thuỷ Hoàng là con Triệu Đà. Tần Thuỷ Hoàng tên thật là Trọng Thuỷ".
     
    (Báo Lao Động, 22.05.2002)
     
    -----
    Thứ năm, 23/5/2002, 08:53 (GMT+7)
    Cần Thơ: Học sinh tiểu học phải tìm từ trái nghĩa ?obà ngoại?
     
    Đề thi tốt nghiệp tiểu học môn Tiếng Việt do Sở GD&ĐT Cần Thơ ra ngày 21/5 có chi tiết không chính xác khiến hầu hết thí sinh hoang mang. Theo đó, phần C câu 1 (mục I: từ ngữ -ngữ pháp) đề thi yêu cầu học sinh tìm và ghi ra từ trái nghĩa với từ bà ngoại trong câu: ?oMột hôm, Sẻ được bà ngoại gửi cho một chiếc hộp đựng đầy hạt kê?.
     
    Theo ông Trần Chút, Chủ tịch Hội ngôn ngữ học TP HCM, không thể có từ trái nghĩa với từ trên, ra đề như thế là không chính xác.
     
    Bà Lê Châu Hà, Trưởng Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT Cần Thơ, cho biết: ?oĐáp án của phần này là ?obà nội?. Tuy nhiên, trong cuộc họp sáng 22/5 với các trường tiểu học, nhiều giáo viên có ý kiến tranh luận và thực tế học sinh cũng lúng túng đưa ra nhiều từ khác nữa, do đó chúng tôi thống nhất đưa thêm vào đáp án các từ ?oông nội?, ?oông ngoại?".
     
    (Theo Tuổi Trẻ)
     ------
    Đề 1: (không rõ đề)
    Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A., Huế đã viết như sau: ?oKiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng??
     
    Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.
    Một bạn lớp 11 PTTH Cái Bè đã viết: ?o?Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta, mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều đông gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công ?oVương Thuý Kiều? hay còn gọi là ?oĐoạn Trường Thất Thanh?. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm ?othất điên bát đảo? cả giới ?ohậu bối? chúng ta??
     
    Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
    Bài làm của một học sinh lớp 9: ?o? Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thắng cha phe nó ghê hết sức? Kết quả: sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)??
     
    Đề 4: Trong các tác phẩm đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao, hãy chứng minh.
    Bài làm của bạn NAT, lớp 10B một trường PTTH: ?oTrong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa? Trong các tác phẩm đó em thích nhất tác phẩm ?oTắt đèn? của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó??
     
    Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích ?oNhững nỗi lòng tê tái?
    Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: ?o??Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng?. Qua đó, ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thuý Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi??
     
    Đề 6: Trong ?oBình Ngô Đại cáo? của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?
    Một bạn nam đã viết: ?oĐoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: ?oĐánh một trận giặc không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác quân ta???
     
     Đề 7: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ, điển hình như bài ?oDáng đứng Việt Nam? của Lê Anh Xuân
    Bài làm của một bạn lớp 12 ở Bến Tre, viết: ?o? Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết? Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có một thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có??
     
  3. eyes-on-me

    eyes-on-me Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ đọc topic này, chợt nhớ email của một người bạn gửi đã lâu, subject là ?oĐọc cho vui?. Post lại tặng 7xSG
     
    (Theo Báo Thanh niên số 129 ra ngày 30/05/2001)
     
    Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu? - Đó là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :
    1. Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa? Tính tình cụ già rất là bực bội? Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
    2. Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
    3. Bà cụ ngoài 40 tuổi.
    4. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
    5. Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.
    6. Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.
    7. Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận.
    8. Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
    9. Ông của em dài thì bằng mười mét và không mập.
    10. Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.
     

    -----
    Các HS lớp 4B (năm học 2000- 2001) Trường N.T.C, Hà Nội vẫn còn nhớ như in: "Trong tiết kể chuyện, cô giáo D.T.H (GV dạy giỏi cấp thành phố) kể theo lịch sử, Triệu Đà lãnh đạo quân Tần sang xâm lược nước ta. Quân Tần chính là Tần Thuỷ Hoàng và Tần Thuỷ Hoàng là con Triệu Đà. Tần Thuỷ Hoàng tên thật là Trọng Thuỷ".
     
    (Báo Lao Động, 22.05.2002)
     
    -----
    Thứ năm, 23/5/2002, 08:53 (GMT+7)
    Cần Thơ: Học sinh tiểu học phải tìm từ trái nghĩa ?obà ngoại?
     
    Đề thi tốt nghiệp tiểu học môn Tiếng Việt do Sở GD&ĐT Cần Thơ ra ngày 21/5 có chi tiết không chính xác khiến hầu hết thí sinh hoang mang. Theo đó, phần C câu 1 (mục I: từ ngữ -ngữ pháp) đề thi yêu cầu học sinh tìm và ghi ra từ trái nghĩa với từ bà ngoại trong câu: ?oMột hôm, Sẻ được bà ngoại gửi cho một chiếc hộp đựng đầy hạt kê?.
     
    Theo ông Trần Chút, Chủ tịch Hội ngôn ngữ học TP HCM, không thể có từ trái nghĩa với từ trên, ra đề như thế là không chính xác.
     
    Bà Lê Châu Hà, Trưởng Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT Cần Thơ, cho biết: ?oĐáp án của phần này là ?obà nội?. Tuy nhiên, trong cuộc họp sáng 22/5 với các trường tiểu học, nhiều giáo viên có ý kiến tranh luận và thực tế học sinh cũng lúng túng đưa ra nhiều từ khác nữa, do đó chúng tôi thống nhất đưa thêm vào đáp án các từ ?oông nội?, ?oông ngoại?".
     
    (Theo Tuổi Trẻ)
     ------
    Đề 1: (không rõ đề)
    Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A., Huế đã viết như sau: ?oKiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng??
     
    Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.
    Một bạn lớp 11 PTTH Cái Bè đã viết: ?o?Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta, mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều đông gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công ?oVương Thuý Kiều? hay còn gọi là ?oĐoạn Trường Thất Thanh?. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm ?othất điên bát đảo? cả giới ?ohậu bối? chúng ta??
     
    Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
    Bài làm của một học sinh lớp 9: ?o? Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thắng cha phe nó ghê hết sức? Kết quả: sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)??
     
    Đề 4: Trong các tác phẩm đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao, hãy chứng minh.
    Bài làm của bạn NAT, lớp 10B một trường PTTH: ?oTrong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa? Trong các tác phẩm đó em thích nhất tác phẩm ?oTắt đèn? của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó??
     
    Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích ?oNhững nỗi lòng tê tái?
    Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: ?o??Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng?. Qua đó, ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thuý Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi??
     
    Đề 6: Trong ?oBình Ngô Đại cáo? của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?
    Một bạn nam đã viết: ?oĐoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: ?oĐánh một trận giặc không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác quân ta???
     
     Đề 7: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ, điển hình như bài ?oDáng đứng Việt Nam? của Lê Anh Xuân
    Bài làm của một bạn lớp 12 ở Bến Tre, viết: ?o? Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết? Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có một thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có??
     
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    "Chúng ta sống trên đời này không phải để tìm thấy một người hoàn mỹ để yêu mà chính là để học cách yêu thương một người không hoàn mỹ một cách trọn vẹn..."
    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  5. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    "Chúng ta sống trên đời này không phải để tìm thấy một người hoàn mỹ để yêu mà chính là để học cách yêu thương một người không hoàn mỹ một cách trọn vẹn..."
    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Tên trộm hoàn lương(O.Henry)
    Viên cai ngục đến xưởng giày trong nhà giam, nơi Jimmy Valentine đang cần mẫn khâu mũi giày, để đưa anh ta lên phòng giám đốc. ở đấy, viên giám đốc nhà giam giao cho Jimmy tờ lệnh được tha vừa được ngài Thống đốc Tiểu bang phê chuẩn sáng nay. Jimmy thờ ơ cầm lấy tờ giấy, không nói gì. Anh bị kêu án bốn năm và đã ở đây được mười tháng. Đối với một người quen biết rộng như Jimmy thì cái án ấy chả bõ bèn gì, " xoay" một cái là ra ngay ! Ông Giám đốc nhà giam nói : - Thế nào, anh Valentine ? Sáng mai anh được ra rồi đấy. Hãy tự răn mình và tỏ ra là một người đàn ông chân chính. Tôi biết tự thâm tâm anh không phải là người xấu. Hãy thôi đừng trộm két sắt nữa và cố sống cho nghiêm chỉnh xem nào. - Thưa ngài, tôi ư ? Tôi trộm két sắt ư ? - Jimmy trố mắt, ngạc nhiên hỏi. Ông Giám đốc cười : - Thôi đi ! Hừ, không với chả có. Thế cái vụ ở Springfield ai làm ? Tại sao anh phải vào đây ? Anh thì chạy tội là giỏi nhất ! Jimmy vẫn tỉnh bơ chối : - Ái chà ! Không đâu, thưa ngài. Tôi chưa bao giờ đặt chân tới Springfield cả. Ông Giám đốc nhà giam dễ dãi cười, quay sang bảo người cai ngục : - Cronin, anh đưa cậu ta về phòng. Báo chuẩn bị đồ đạc phóng thích cho cậu ta và bảy giờ sáng mai đưa cậu ta đến đây. Valentine ! Hãy nhớ lời tôi nhé ! Bảy giờ mười lăm phút sáng hôm sau. Valentine đứng trước cửa nhà giam. Anh mặc một bộ complet cắt thật vụng về, chân mang đôi giày cứng nhắc thường phát cho những người tù được phóng thích. Hồi nãy, viên thư ký nhà giam đưa cho anh một vé tàu và năm đô-la với hi vọng của nhà nước rằng với số tiền ân huệ ấy, anh sẽ có thể làm lại cuộc đời trở nên một công dân lương thiện. Ông Giám đốc nhà giam mời anh điếu xì gà rồi bắt tay thật chặt. Valentine, người tù số 9762, được vào sổ như sau : " Lệnh tha của Thống đốc" . Thế là Jimmy Valentine đường hoàng trở về với những con đường đầy ánh nắng. Chẳng màng đến tiếng chim hót líu lo, đến cành lá xanh tươi đang vẫy gọi bên đường, đến hương hoa thơm ngát từ khu vườn gần đấy, Valentine đi một mạch đến quán ăn. Tại đây, anh tận hưởng hương vị tuyệt vời của tự do bằng cách chén sạch nguyên con gà quay vàng rộm, uống cạn chai vang trắng, rồi khoan khoái phì phà điếu xì gà đắt tiền, đắt hơn nhiều so với điếu của viên Giám đốc nhà giam vừa tặng. No nê, thỏa mãn, anh nhàn tản đi đến nhà ga, điệu nghệ búng đồng xu con vào chiếc nón của người hành khất mù đứng trước sân ga, rồi nhanh nhẹn lên tàu. Ba tiếng đồng hồ sau đó, anh xuống tàu ở một ga nhỏ hiu quạnh, nằm gần ranh giới tiểu bang. Dừng chân ở quán cà phê mang tên Mike Dolan, Jimmy bước vào thân mật tay bắt mặt mừng ông chủ quán đang đứng sau quày. Ông chủ quán nói : - Xin lỗi cậu, Jimmy, tớ không thể xoay sở sớm hơn được. Có ý kiến phản đối việc tha cậu ở Springfield nên tay Thống đốc Tiểu bang rét quá suýt nữa hắn thôi không giải quyết đấy. Thế nào, khỏe chứ ? Jimmy cười : - Khoẻ. Có chìa khóa cho tôi không đấy ? Cầm lấy chìa khóa, Jimmy lên lầu, ra mãi căn phòng nhỏ phía sau. Đồ vật trong phòng vẫn y nguyên. Trên sàn nhà vẫn còn hột nút áo của ông Chánh thanh tra Ben Price, lúc ông ấy cùng đám cảnh sát dưới quyền ập vào túm lấy anh. Hạ chiếc giường xếp xuống, Jimmy mở ngăn bí mật trong vách, lấy ra chiếc vali bám bụi. Anh thận trọng đặt lên bàn, mở nắp, rồi đứng im, khoan khoái ngắm bộ đồ nghề mở két sắt độc nhất vô nhị của anh, bộ đồ nghề mở két hữu hiệu nhất miền Đông nước Mỹ. Nó đầy đủ các cơ phận, làm bằng loại thép cứng nhất, thiết kế theo mẫu mới nhất. Nào khoan, nào đục, nào kẹp, nào kềm, có một số bộ phận do đích thân Jimmy vẽ kiểu. Anh rất tự hào về bộ đồ nghề này. Anh đã phải trả hết 900 đô để đặt làm theo ý riêng của mình ở một chỗ chuyên làm dụng cụ cho giới giang hồ. Nửa giờ sau, Jimmy xuống lầu, ra cửa. Giờ đây, anh mặc bộ complet vừa vặn, kiểu mới, tay xách chiếc vali. Người chủ quán nháy mắt, hỏi : - Đi làm sớm thế ? - Làm gì ? - Jimmy ra bộ ngơ ngác, - Ơ hay, cái cậu này. Tôi chỉ là một nhân viên công ty bánh ngọt và chế biến lương thực New York đấy, nhớ chưa ? Người chủ quán gật lia lịa, rối rít mời Jimmy uống rượu, nhưng anh từ chối, Jimmy không bao giờ uống rượu. Một tuần sau ngày Valentine, người tù số 9762, được phóng thích, một vụ trộm lớn được tiến hành rất khéo ở Richmond, bang Indiana. Không một dấu vết để lại. Hai tuần sau, lại thêm một vụ khác. Lần này chiếc két bị trộm là loại hiện đại nhất, có gắn cả thiết bị báo động chống trộm, thế mà cánh cửa dày cộm của nó vẫn bị mở toang như người ta mở cửa sổ đón gió hè. Vụ trộm này xảy ra ở Logansport, số của cải bị mất trộm trị giá khoảng 1500 đô, trong tủ còn có nhiều hối phiếu và tiền xu lẻ nhưng không hề bị tên trộm mó tay vào. Cảnh sát bắt đầu quan tâm, nhưng mãi đến vụ trộm ở ngân hàng Jefferson City, số thất thoát lên cao, thì ông Chánh thanh tra Ben Price mới chịu xuất quân. So sánh dấu vết tại hiện trường, ông phát hiện ngay một nét tương tự về phong cách thực hiện của các vụ án. Ông tuyên bố : - Chính thằng Jimmy Valentine chứ không ai khác ! Hắn lại giở trò rồi đấy. Xem cái núm khóa kia kìa - nó bị kéo tung ra cứ như người ta nhổ củ cải vào tháng mưa ấy. Kiểu ấy thì chỉ có cái kích hiện đại của thằng Valentine mới làm nổi thôi. Lại xem mấy thanh ngang kia kìa, chỉ khoan có một lỗ là bung ngay thế kia thì ngoài thằng Valentine ra chẳng có ai làm nổi ! Ông Ben Price đã thuộc lòng tính nết Jimmy. Ông nắm cả những thói quen nhỏ nhất của tên trộm tài hoa này qua những lần điều tra vụ cướp ở Springfield vừa qua. Jimmy thường đánh theo lối nhảy cóc. Đánh nhanh, rút lẹ, lẩn đi thật xa, rồi lại ra tay tiếp, lần sau táo bạo hơn lần trước. Hắn không cần phụ tá. Giới chủ ngân hàng phần nào nhẹ nhõm khi nghe tin ông Ben Price lại lên đường lần theo dấu vết tên trộm quỷ quái ấy. Một chiều nọ, Jimmy Valentine tay xách vali, xuống xe tại một thị trấn nhỏ, tên là Elmore. Đấy là một thị trấn hẻo lánh, cách đường xe lửa xuyên Mỹ trên năm dậm, thuộc bang Arkansas. Trông anh ta như một sinh viên năm cuối bậc đại học, thích thể thao, đang trên đường về quê thăm nhà. Bước chậm rãi trên lề đường lót ván, anh dừng chân ở khách sạn. Bỗng một thiếu nữ băng qua đường, đi ngang trước mặt anh, rồi rẽ vào căn nhà có treo tấm biển " Ngân hàng Elmore" . Tình cờ cô liếc mắt nhìn anh. Thế là tâm hồn anh như choáng ngợp bởi ánh mắt diệu kỳ ấy, đầu óc bay bổng tận đâu đâu. Anh như đã biến thành một người nào khác. Cô thiếu nữ thẹn thùng cúi gầm mặt, hai má ửng hồng. Chả lẽ ở Elmore này, ăn vận như thế, ... đẹp trai như thế, hiếm lắm ! Jimmy vội túm ngay lấy một cậu bé con đang ngồi chơi trên bậc thềm gần đấy, giả vờ đang có ý muốn mua cổ phiếu của ngân hàng ở đây, nên phải hỏi để nắm tình hình. Cứ mỗi câu hỏi, anh ta lại giúi vào tay cậu bé đồng mười xu. Một lúc sau, cô gái đi ra, lần này không thèm để mắt đến chàng trai tay xách vali vẫn còn đứng đấy. Jimmy nháy mắt, hỏi cậu bé : - Hình như là cô Polly Simpson đấy phải không? - Không đâu, chính là cô Annabel Adams đấy chứ. Bố cô ấy là chủ ngân hàng này. Jimmy đến khách sạn gần đấy, đăng ký mướn phòng với tên Ralph Spencer. Anh nhẩn nha ở quày tiếp tân, gợi chuyện với anh nhân viên khách sạn, nói cho anh ta hay rằng mình muốn ở lại thị trấn Elmore này để làm ăn bằng việc kinh doanh giày, liệu có sống nổi không ? Người nhân viên tiếp tân nhìn vẻ bên ngoài bảnh bao của Jimmy ra dáng kính nể. Anh ta nhiệt tình cho biết : - Vâng, mở hàng giày ở đây sống lắm ! Hiện ở đây chưa có nơi nào kinh doanh giày cả. Trước nay mặt hàng này chỉ được bày bán ở cửa hàng tạp hóa và vật tư ở đằng kia. Việc kinh doanh buôn bán tại đây đang có chiều hướng phát triển khá. Hi vọng rằng sau khi cân nhắc thiệt hơn, ông sẽ quyết định lập nghiệp ở đây. Dân cư nơi đây hiền và hiếu khách lắm ! Jimmy cười : - Vâng. Cảm ơn nhiều. Tôi sẽ ở lại vài ngày xem sao. ồ, không cần gọi bồi làm gì, tự tôi xách lấy được rồi. Thế là Ralph Spencer, con phượng hoàng thoát xác cất cánh lên cao từ đống tro tàn của người tù Valentine - đống tro tàn phát xuất từ ngọn lửa tình nồng cháy qua lần đầu gặp gỡ. Jimmy quyết định lập nghiệp ở thị trấn nhỏ tên Elmore này. Hiệu giày của anh hoạt động tốt, có lãi. Về mặt quan hệ xã hội, Jimmy cũng thành công không kém, anh quen biết nhiều, và hơn cả, sở nguyện của anh cũng đã thành. Annabel Adams nay là bạn anh và tình cảm của anh dành cho nàng ngày càng say đắm. Đến cuối năm ấy, có thể tóm tắt hoàn cảnh sống của chủ hiệu giày Ralph Spencer như sau : anh được hầu hết cư dân trong thị trấn tin yêu, cửa hàng giày của anh ngày càng thịnh vượng. Trên tất cả, anh vừa đính hôn với cô Annabel Adams và đám cưới sẽ cử hành trong hai tuần nữa. Ông Adams, chủ ngân hàng Elmore, bố vợ tương lai của anh, rất hài lòng với chàng rể quý. Phần Annabel, cô yêu anh bao nhiêu thì quý trọng anh chừng ấy. Lúc này, Ralph Spencer gần như là thành viên chính thức của gia đình Adams. Ngày nào anh cũng đến chơi nhà bố vợ và nhà cô chị của Annabel. Một hôm, Jimmy ngồi viết thư cho một người bạn ở St. Louis : Billy thân mến, Tớ muốn tối thứ tư tới đây, lúc chín giờ, cậu đến quán Sullivan ở Little Rock gặp tớ. Nhờ cậu giúp cho một việc. Ngoài ra, tớ muốn tặng cậu bộ đồ nghề của tớ. Tớ biết cậu khoái muốn chết khi có được một bộ như thế, làm bộ khác phải mất hơn nghìn đô-la là cái chắc. Billy ạ, tớ đã bỏ nghề rồi - được hơn năm nay. Hiện tớ đang có một cửa hàng, một cuộc sống lương thiện và hai tuần nữa tớ sẽ làm đám cưới với một cô gái tuyệt diệu nhất trên đời này. Cậu biết không ? Tớ đã nhận thức rằng chỉ lương thiện mới sống đời được, và tớ đã nhất quyết từ nay sẽ không tơ hào của ai một đồng xu nhỏ. Cưới vợ xong, tớ sẽ bán tất rồi dọn về miền Tây sinh sống, chỉ ở đấy mới hi vọng tớ sẽ không bị quấy rầy vì những tai tiếng cũ của mình. Tớ nói thật đấy ! Vợ tớ đúng là một nàng tiên. Nàng tin ở tớ hết lòng và chính vì thế tớ sẽ cố hết sức không làm một điều gì để phụ lòng tin ấy. Nhớ đến quán Sully'''''''' s nhé. Tớ cần cậu lắm, và tớ sẽ đem bộ đồ nghề đến cho cậu. Bạn cậu, Jimmy Vào tối thứ hai ấy. lúc Jimmy đang ngồi viết những dòng cuối cùng gởi cho bạn, thì Ben Price ngồi lắc lẻo trên chiếc xe ngựa thồ chạy đến Elmore. Đến nơi, ông lặng thinh, kín đáo rảo quanh một vòng để nắm tình hình qua chiếc gương trong cửa hàng tạp hóa nằm đối diện với tiệm giày của Ralph Spencer. Ông chăm chú quan sát thật kỹ dung mạo và dáng điệu của ông chủ trẻ. Ben Price thích thú cười : - Thế đấy, Jimmy, chú mày lại sắp đi cưới con gái chủ ngân hàng cơ đấy ! Sáng hôm sau, Jimmy đến dùng điểm tâm bên nhà vợ. Hôm nay, anh định đi Little Rock để sắm sửa mấy món đồ chuẩn bị cho đám cưới và mua một món quà thật đáng giá cho Annabel. Kể từ lúc định cư ở Elmore đến nay, đây là lần đầu tiên anh rời thị trấn đi xa. Có lẽ không hề gì, vì tính từ vụ " làm ăn" cuối cùng đến nay đã ngót một năm rồi. Điểm tâm xong, cả nhà Annabel đều kéo nhau đi tiễn chân Spencer - ông Adams, Annabel, cả cô chị của Annabel cùng hai cô gái nhỏ mới lên năm và lên chín. Họ đến khách sạn nơi Jimmy ở để anh lấy hành lý - chiếc vali dạo ấy. Rồi tất cả kéo nhau đến ngân hàng. ở đấy, xe ngựa đang chờ Jimmy cùng với người xà ích tên Dolph Gibson để đưa anh ra ga. Ông Adams mời chàng rể quý vào ngân hàng chơi chốc lát, ông muốn khoe mọi người chiếc tủ sắt hiện đại ông vừa cho lắp đặt xong dưới tầng hầm. Đám nhân viên ngân hàng cúi chào anh răm rắp. Đấy là một két sắt khá lớn được gắn chìm vào vách. Cửa tủ rất chắc chắn, mỗi lần quay tay nắm là ba thanh thép lớn đâm sâu, gắn chặt vào vách tủ. Trên cửa còn có cả núm khóa hẹn giờ tự động. Ông Adams phổng mũi giải thích những tính năng hiện đại của chiếc két sắt cho chàng rể quý, nhưng anh ta tỏ ra không quan tâm lắm. Hai bé gái, cháu May và Agatha, con gái của người chị Annabel, tỏ vẻ thích thú lắm. Chúng trố mắt nhìn lớp thép bóng loáng, mấy núm điều khiển tròn xoe trên cửa. Trong khi mọi người đang lắng nghe ông Adams giải thích về cách đóng mở cửa, Ben Price từ từ bước vào, ông ta tì tay lên mặt quày bình thản nhìn quanh. Cô nhân viên đến hỏi, ông đáp đang chờ người quen. Bỗng có tiếng phụ nữ la thất thanh, không khí hoảng hốt bao trùm lấy khu hầm để tủ sắt. Nhân lúc người lớn đang ham chuyện, cô bé May, chín tuổi, đùa nghịch đẩy Agatha vào trong tủ rồi đóng sập cửa lại. Cô bé còn bắt chước ông ngoại, kéo tay khóa rồi vặn mấy núm điều khiển trên cửa. Ông Adams vội nhào đến chụp lấy tay nắm lay mạnh, nhưng muộn rồi. Ông hốt hoảng kêu lên : - Chết rồi ! Không tài nào mở được. Lại chưa kịp chỉnh số hẹn giờ mới chết! Người mẹ thất đảm hét hớn. Ông Adams run rẩy trấn an con gái : - Giữ bình tĩnh đi nào ! Agatha cháu ơi ! - Ông cố gọi thật lớn - Cháu nghe ông nói không ? Trong bầu không khí im lặng đến nghẹt thở, mọi người nghe rõ tiếng khóc la của cô bé đang bị nhốt trong hầm tối. Người mẹ khóc nức nở, cuống quýt lên : - Ôi, phải làm gì kia chứ! Hãy phá cửa ra ngay ! Ông Adams thất vọng, lắc đầu : - Con ơi, phải đến mãi Little mới có người mở được loại cửa này. Ông Ralph Spencer, ta phải làm sao đây ? Con bé đến chết mất ! Trong ấy ngộp lắm và đầy bóng tối nữa, con bé đến chết vì khiếp sợ thôi ! Người mẹ lúc này như phát cuồng lên, chị đập mạnh đôi tay yếu ớt vào cánh cửa thép nặng nề dầy cộm như muốn phá tung nó ra để cứu con mình. Có người hoảng quá, định lấy cốt mìn phá cửa. Nhưng làm như vậy thì còn gì cháu bé bên trong. Annabel ngước mắt nhìn Jimmy, ánh mắt khẩn khoản đầy hi vọng. Hi vọng, vì đối với nàng, người yêu của nàng có thể làm được tất cả, ngay cả những điều kỳ diệu nhất. - Anh Ralph, hãy giúp chị ấy đi anh. Jimmy nhìn sâu vào mắt nàng, miệng nở một nụ cười khó hiểu. Đối với anh, yêu cầu của nàng chính là mệnh lệnh của trái tim anh. Anh nói : - Annabel, em hãy cho anh đoá hồng trên áo em. Cô bỡ ngỡ, không tin vào tai mình, nhưng vẫn đưa tay gỡ lấy cánh hồng trên áo, trao cho người yêu. Jimmy cẩn thận cài cánh hồng vào túi, rồi bắt đầu xắn tay áo. Chính qua hành động xắn áo ấy, nhân vật Ralph Spencer đã chết, và tên trộm tài danh Jimmy Valentine đã trỗi dậy từ đống tro tàn quá khứ. Anh nói ngắn, gọn : - Mọi người tránh ra hết đi ! Anh mở toác chiếc vali mang theo. Và từ lúc ấy đối với anh, chung quanh như không có ai. Bằng những hành động rất chính xác, nhanh gọn, anh lấy đồ nghề ra, sắp xếp theo thứ tự sử dụng, vừa làm vừa huýt sáo nho nhỏ. Đấy là một thói quen cố hữu của anh lúc đang " hành sự" . Mọi người nhìn anh trân trối. Chỉ một phút sau, mũi khoan nhỏ của Jimmy ăn thật ngọt vào cánh cửa thép. Mười phút sau, cánh của mở toang. Anh đã phá cả kỷ lục chính anh lập nên qua các lần mở trước. Cô bé Agatha té xỉu trong vòng tay mẹ. Không việc gì. Jimmy Valentine cầm lấy áo khoác vắt trên ghế đi nhanh ra cửa. Anh nghe có tiếng kêu " Anh Ralph !" thật thân thương nhưng xa vắng làm sao. Anh vội bước đi. Bỗng có người chắn lối anh đi. Jimmy cười, vẫn nụ cười khó hiểu ấy : - A, xin chào ông Ben. Ông đã đến đấy ư ? Thôi ta đi nào, đến mãi bây giờ tôi mới thấy được rằng cuộc sống thật phù du vô ích. Nhưng ông Ben Price cứ đứng yên. Ông ta nói : - Ông Ralph Spencer, ông nhầm rồi đấy ! Tôi không hề quen ông. Hình như xe đang chờ ông ngoài ấy ? Nói xong, ông quay lưng đi thẳng. -----------------------
  7. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Tên trộm hoàn lương(O.Henry)
    Viên cai ngục đến xưởng giày trong nhà giam, nơi Jimmy Valentine đang cần mẫn khâu mũi giày, để đưa anh ta lên phòng giám đốc. ở đấy, viên giám đốc nhà giam giao cho Jimmy tờ lệnh được tha vừa được ngài Thống đốc Tiểu bang phê chuẩn sáng nay. Jimmy thờ ơ cầm lấy tờ giấy, không nói gì. Anh bị kêu án bốn năm và đã ở đây được mười tháng. Đối với một người quen biết rộng như Jimmy thì cái án ấy chả bõ bèn gì, " xoay" một cái là ra ngay ! Ông Giám đốc nhà giam nói : - Thế nào, anh Valentine ? Sáng mai anh được ra rồi đấy. Hãy tự răn mình và tỏ ra là một người đàn ông chân chính. Tôi biết tự thâm tâm anh không phải là người xấu. Hãy thôi đừng trộm két sắt nữa và cố sống cho nghiêm chỉnh xem nào. - Thưa ngài, tôi ư ? Tôi trộm két sắt ư ? - Jimmy trố mắt, ngạc nhiên hỏi. Ông Giám đốc cười : - Thôi đi ! Hừ, không với chả có. Thế cái vụ ở Springfield ai làm ? Tại sao anh phải vào đây ? Anh thì chạy tội là giỏi nhất ! Jimmy vẫn tỉnh bơ chối : - Ái chà ! Không đâu, thưa ngài. Tôi chưa bao giờ đặt chân tới Springfield cả. Ông Giám đốc nhà giam dễ dãi cười, quay sang bảo người cai ngục : - Cronin, anh đưa cậu ta về phòng. Báo chuẩn bị đồ đạc phóng thích cho cậu ta và bảy giờ sáng mai đưa cậu ta đến đây. Valentine ! Hãy nhớ lời tôi nhé ! Bảy giờ mười lăm phút sáng hôm sau. Valentine đứng trước cửa nhà giam. Anh mặc một bộ complet cắt thật vụng về, chân mang đôi giày cứng nhắc thường phát cho những người tù được phóng thích. Hồi nãy, viên thư ký nhà giam đưa cho anh một vé tàu và năm đô-la với hi vọng của nhà nước rằng với số tiền ân huệ ấy, anh sẽ có thể làm lại cuộc đời trở nên một công dân lương thiện. Ông Giám đốc nhà giam mời anh điếu xì gà rồi bắt tay thật chặt. Valentine, người tù số 9762, được vào sổ như sau : " Lệnh tha của Thống đốc" . Thế là Jimmy Valentine đường hoàng trở về với những con đường đầy ánh nắng. Chẳng màng đến tiếng chim hót líu lo, đến cành lá xanh tươi đang vẫy gọi bên đường, đến hương hoa thơm ngát từ khu vườn gần đấy, Valentine đi một mạch đến quán ăn. Tại đây, anh tận hưởng hương vị tuyệt vời của tự do bằng cách chén sạch nguyên con gà quay vàng rộm, uống cạn chai vang trắng, rồi khoan khoái phì phà điếu xì gà đắt tiền, đắt hơn nhiều so với điếu của viên Giám đốc nhà giam vừa tặng. No nê, thỏa mãn, anh nhàn tản đi đến nhà ga, điệu nghệ búng đồng xu con vào chiếc nón của người hành khất mù đứng trước sân ga, rồi nhanh nhẹn lên tàu. Ba tiếng đồng hồ sau đó, anh xuống tàu ở một ga nhỏ hiu quạnh, nằm gần ranh giới tiểu bang. Dừng chân ở quán cà phê mang tên Mike Dolan, Jimmy bước vào thân mật tay bắt mặt mừng ông chủ quán đang đứng sau quày. Ông chủ quán nói : - Xin lỗi cậu, Jimmy, tớ không thể xoay sở sớm hơn được. Có ý kiến phản đối việc tha cậu ở Springfield nên tay Thống đốc Tiểu bang rét quá suýt nữa hắn thôi không giải quyết đấy. Thế nào, khỏe chứ ? Jimmy cười : - Khoẻ. Có chìa khóa cho tôi không đấy ? Cầm lấy chìa khóa, Jimmy lên lầu, ra mãi căn phòng nhỏ phía sau. Đồ vật trong phòng vẫn y nguyên. Trên sàn nhà vẫn còn hột nút áo của ông Chánh thanh tra Ben Price, lúc ông ấy cùng đám cảnh sát dưới quyền ập vào túm lấy anh. Hạ chiếc giường xếp xuống, Jimmy mở ngăn bí mật trong vách, lấy ra chiếc vali bám bụi. Anh thận trọng đặt lên bàn, mở nắp, rồi đứng im, khoan khoái ngắm bộ đồ nghề mở két sắt độc nhất vô nhị của anh, bộ đồ nghề mở két hữu hiệu nhất miền Đông nước Mỹ. Nó đầy đủ các cơ phận, làm bằng loại thép cứng nhất, thiết kế theo mẫu mới nhất. Nào khoan, nào đục, nào kẹp, nào kềm, có một số bộ phận do đích thân Jimmy vẽ kiểu. Anh rất tự hào về bộ đồ nghề này. Anh đã phải trả hết 900 đô để đặt làm theo ý riêng của mình ở một chỗ chuyên làm dụng cụ cho giới giang hồ. Nửa giờ sau, Jimmy xuống lầu, ra cửa. Giờ đây, anh mặc bộ complet vừa vặn, kiểu mới, tay xách chiếc vali. Người chủ quán nháy mắt, hỏi : - Đi làm sớm thế ? - Làm gì ? - Jimmy ra bộ ngơ ngác, - Ơ hay, cái cậu này. Tôi chỉ là một nhân viên công ty bánh ngọt và chế biến lương thực New York đấy, nhớ chưa ? Người chủ quán gật lia lịa, rối rít mời Jimmy uống rượu, nhưng anh từ chối, Jimmy không bao giờ uống rượu. Một tuần sau ngày Valentine, người tù số 9762, được phóng thích, một vụ trộm lớn được tiến hành rất khéo ở Richmond, bang Indiana. Không một dấu vết để lại. Hai tuần sau, lại thêm một vụ khác. Lần này chiếc két bị trộm là loại hiện đại nhất, có gắn cả thiết bị báo động chống trộm, thế mà cánh cửa dày cộm của nó vẫn bị mở toang như người ta mở cửa sổ đón gió hè. Vụ trộm này xảy ra ở Logansport, số của cải bị mất trộm trị giá khoảng 1500 đô, trong tủ còn có nhiều hối phiếu và tiền xu lẻ nhưng không hề bị tên trộm mó tay vào. Cảnh sát bắt đầu quan tâm, nhưng mãi đến vụ trộm ở ngân hàng Jefferson City, số thất thoát lên cao, thì ông Chánh thanh tra Ben Price mới chịu xuất quân. So sánh dấu vết tại hiện trường, ông phát hiện ngay một nét tương tự về phong cách thực hiện của các vụ án. Ông tuyên bố : - Chính thằng Jimmy Valentine chứ không ai khác ! Hắn lại giở trò rồi đấy. Xem cái núm khóa kia kìa - nó bị kéo tung ra cứ như người ta nhổ củ cải vào tháng mưa ấy. Kiểu ấy thì chỉ có cái kích hiện đại của thằng Valentine mới làm nổi thôi. Lại xem mấy thanh ngang kia kìa, chỉ khoan có một lỗ là bung ngay thế kia thì ngoài thằng Valentine ra chẳng có ai làm nổi ! Ông Ben Price đã thuộc lòng tính nết Jimmy. Ông nắm cả những thói quen nhỏ nhất của tên trộm tài hoa này qua những lần điều tra vụ cướp ở Springfield vừa qua. Jimmy thường đánh theo lối nhảy cóc. Đánh nhanh, rút lẹ, lẩn đi thật xa, rồi lại ra tay tiếp, lần sau táo bạo hơn lần trước. Hắn không cần phụ tá. Giới chủ ngân hàng phần nào nhẹ nhõm khi nghe tin ông Ben Price lại lên đường lần theo dấu vết tên trộm quỷ quái ấy. Một chiều nọ, Jimmy Valentine tay xách vali, xuống xe tại một thị trấn nhỏ, tên là Elmore. Đấy là một thị trấn hẻo lánh, cách đường xe lửa xuyên Mỹ trên năm dậm, thuộc bang Arkansas. Trông anh ta như một sinh viên năm cuối bậc đại học, thích thể thao, đang trên đường về quê thăm nhà. Bước chậm rãi trên lề đường lót ván, anh dừng chân ở khách sạn. Bỗng một thiếu nữ băng qua đường, đi ngang trước mặt anh, rồi rẽ vào căn nhà có treo tấm biển " Ngân hàng Elmore" . Tình cờ cô liếc mắt nhìn anh. Thế là tâm hồn anh như choáng ngợp bởi ánh mắt diệu kỳ ấy, đầu óc bay bổng tận đâu đâu. Anh như đã biến thành một người nào khác. Cô thiếu nữ thẹn thùng cúi gầm mặt, hai má ửng hồng. Chả lẽ ở Elmore này, ăn vận như thế, ... đẹp trai như thế, hiếm lắm ! Jimmy vội túm ngay lấy một cậu bé con đang ngồi chơi trên bậc thềm gần đấy, giả vờ đang có ý muốn mua cổ phiếu của ngân hàng ở đây, nên phải hỏi để nắm tình hình. Cứ mỗi câu hỏi, anh ta lại giúi vào tay cậu bé đồng mười xu. Một lúc sau, cô gái đi ra, lần này không thèm để mắt đến chàng trai tay xách vali vẫn còn đứng đấy. Jimmy nháy mắt, hỏi cậu bé : - Hình như là cô Polly Simpson đấy phải không? - Không đâu, chính là cô Annabel Adams đấy chứ. Bố cô ấy là chủ ngân hàng này. Jimmy đến khách sạn gần đấy, đăng ký mướn phòng với tên Ralph Spencer. Anh nhẩn nha ở quày tiếp tân, gợi chuyện với anh nhân viên khách sạn, nói cho anh ta hay rằng mình muốn ở lại thị trấn Elmore này để làm ăn bằng việc kinh doanh giày, liệu có sống nổi không ? Người nhân viên tiếp tân nhìn vẻ bên ngoài bảnh bao của Jimmy ra dáng kính nể. Anh ta nhiệt tình cho biết : - Vâng, mở hàng giày ở đây sống lắm ! Hiện ở đây chưa có nơi nào kinh doanh giày cả. Trước nay mặt hàng này chỉ được bày bán ở cửa hàng tạp hóa và vật tư ở đằng kia. Việc kinh doanh buôn bán tại đây đang có chiều hướng phát triển khá. Hi vọng rằng sau khi cân nhắc thiệt hơn, ông sẽ quyết định lập nghiệp ở đây. Dân cư nơi đây hiền và hiếu khách lắm ! Jimmy cười : - Vâng. Cảm ơn nhiều. Tôi sẽ ở lại vài ngày xem sao. ồ, không cần gọi bồi làm gì, tự tôi xách lấy được rồi. Thế là Ralph Spencer, con phượng hoàng thoát xác cất cánh lên cao từ đống tro tàn của người tù Valentine - đống tro tàn phát xuất từ ngọn lửa tình nồng cháy qua lần đầu gặp gỡ. Jimmy quyết định lập nghiệp ở thị trấn nhỏ tên Elmore này. Hiệu giày của anh hoạt động tốt, có lãi. Về mặt quan hệ xã hội, Jimmy cũng thành công không kém, anh quen biết nhiều, và hơn cả, sở nguyện của anh cũng đã thành. Annabel Adams nay là bạn anh và tình cảm của anh dành cho nàng ngày càng say đắm. Đến cuối năm ấy, có thể tóm tắt hoàn cảnh sống của chủ hiệu giày Ralph Spencer như sau : anh được hầu hết cư dân trong thị trấn tin yêu, cửa hàng giày của anh ngày càng thịnh vượng. Trên tất cả, anh vừa đính hôn với cô Annabel Adams và đám cưới sẽ cử hành trong hai tuần nữa. Ông Adams, chủ ngân hàng Elmore, bố vợ tương lai của anh, rất hài lòng với chàng rể quý. Phần Annabel, cô yêu anh bao nhiêu thì quý trọng anh chừng ấy. Lúc này, Ralph Spencer gần như là thành viên chính thức của gia đình Adams. Ngày nào anh cũng đến chơi nhà bố vợ và nhà cô chị của Annabel. Một hôm, Jimmy ngồi viết thư cho một người bạn ở St. Louis : Billy thân mến, Tớ muốn tối thứ tư tới đây, lúc chín giờ, cậu đến quán Sullivan ở Little Rock gặp tớ. Nhờ cậu giúp cho một việc. Ngoài ra, tớ muốn tặng cậu bộ đồ nghề của tớ. Tớ biết cậu khoái muốn chết khi có được một bộ như thế, làm bộ khác phải mất hơn nghìn đô-la là cái chắc. Billy ạ, tớ đã bỏ nghề rồi - được hơn năm nay. Hiện tớ đang có một cửa hàng, một cuộc sống lương thiện và hai tuần nữa tớ sẽ làm đám cưới với một cô gái tuyệt diệu nhất trên đời này. Cậu biết không ? Tớ đã nhận thức rằng chỉ lương thiện mới sống đời được, và tớ đã nhất quyết từ nay sẽ không tơ hào của ai một đồng xu nhỏ. Cưới vợ xong, tớ sẽ bán tất rồi dọn về miền Tây sinh sống, chỉ ở đấy mới hi vọng tớ sẽ không bị quấy rầy vì những tai tiếng cũ của mình. Tớ nói thật đấy ! Vợ tớ đúng là một nàng tiên. Nàng tin ở tớ hết lòng và chính vì thế tớ sẽ cố hết sức không làm một điều gì để phụ lòng tin ấy. Nhớ đến quán Sully'''''''' s nhé. Tớ cần cậu lắm, và tớ sẽ đem bộ đồ nghề đến cho cậu. Bạn cậu, Jimmy Vào tối thứ hai ấy. lúc Jimmy đang ngồi viết những dòng cuối cùng gởi cho bạn, thì Ben Price ngồi lắc lẻo trên chiếc xe ngựa thồ chạy đến Elmore. Đến nơi, ông lặng thinh, kín đáo rảo quanh một vòng để nắm tình hình qua chiếc gương trong cửa hàng tạp hóa nằm đối diện với tiệm giày của Ralph Spencer. Ông chăm chú quan sát thật kỹ dung mạo và dáng điệu của ông chủ trẻ. Ben Price thích thú cười : - Thế đấy, Jimmy, chú mày lại sắp đi cưới con gái chủ ngân hàng cơ đấy ! Sáng hôm sau, Jimmy đến dùng điểm tâm bên nhà vợ. Hôm nay, anh định đi Little Rock để sắm sửa mấy món đồ chuẩn bị cho đám cưới và mua một món quà thật đáng giá cho Annabel. Kể từ lúc định cư ở Elmore đến nay, đây là lần đầu tiên anh rời thị trấn đi xa. Có lẽ không hề gì, vì tính từ vụ " làm ăn" cuối cùng đến nay đã ngót một năm rồi. Điểm tâm xong, cả nhà Annabel đều kéo nhau đi tiễn chân Spencer - ông Adams, Annabel, cả cô chị của Annabel cùng hai cô gái nhỏ mới lên năm và lên chín. Họ đến khách sạn nơi Jimmy ở để anh lấy hành lý - chiếc vali dạo ấy. Rồi tất cả kéo nhau đến ngân hàng. ở đấy, xe ngựa đang chờ Jimmy cùng với người xà ích tên Dolph Gibson để đưa anh ra ga. Ông Adams mời chàng rể quý vào ngân hàng chơi chốc lát, ông muốn khoe mọi người chiếc tủ sắt hiện đại ông vừa cho lắp đặt xong dưới tầng hầm. Đám nhân viên ngân hàng cúi chào anh răm rắp. Đấy là một két sắt khá lớn được gắn chìm vào vách. Cửa tủ rất chắc chắn, mỗi lần quay tay nắm là ba thanh thép lớn đâm sâu, gắn chặt vào vách tủ. Trên cửa còn có cả núm khóa hẹn giờ tự động. Ông Adams phổng mũi giải thích những tính năng hiện đại của chiếc két sắt cho chàng rể quý, nhưng anh ta tỏ ra không quan tâm lắm. Hai bé gái, cháu May và Agatha, con gái của người chị Annabel, tỏ vẻ thích thú lắm. Chúng trố mắt nhìn lớp thép bóng loáng, mấy núm điều khiển tròn xoe trên cửa. Trong khi mọi người đang lắng nghe ông Adams giải thích về cách đóng mở cửa, Ben Price từ từ bước vào, ông ta tì tay lên mặt quày bình thản nhìn quanh. Cô nhân viên đến hỏi, ông đáp đang chờ người quen. Bỗng có tiếng phụ nữ la thất thanh, không khí hoảng hốt bao trùm lấy khu hầm để tủ sắt. Nhân lúc người lớn đang ham chuyện, cô bé May, chín tuổi, đùa nghịch đẩy Agatha vào trong tủ rồi đóng sập cửa lại. Cô bé còn bắt chước ông ngoại, kéo tay khóa rồi vặn mấy núm điều khiển trên cửa. Ông Adams vội nhào đến chụp lấy tay nắm lay mạnh, nhưng muộn rồi. Ông hốt hoảng kêu lên : - Chết rồi ! Không tài nào mở được. Lại chưa kịp chỉnh số hẹn giờ mới chết! Người mẹ thất đảm hét hớn. Ông Adams run rẩy trấn an con gái : - Giữ bình tĩnh đi nào ! Agatha cháu ơi ! - Ông cố gọi thật lớn - Cháu nghe ông nói không ? Trong bầu không khí im lặng đến nghẹt thở, mọi người nghe rõ tiếng khóc la của cô bé đang bị nhốt trong hầm tối. Người mẹ khóc nức nở, cuống quýt lên : - Ôi, phải làm gì kia chứ! Hãy phá cửa ra ngay ! Ông Adams thất vọng, lắc đầu : - Con ơi, phải đến mãi Little mới có người mở được loại cửa này. Ông Ralph Spencer, ta phải làm sao đây ? Con bé đến chết mất ! Trong ấy ngộp lắm và đầy bóng tối nữa, con bé đến chết vì khiếp sợ thôi ! Người mẹ lúc này như phát cuồng lên, chị đập mạnh đôi tay yếu ớt vào cánh cửa thép nặng nề dầy cộm như muốn phá tung nó ra để cứu con mình. Có người hoảng quá, định lấy cốt mìn phá cửa. Nhưng làm như vậy thì còn gì cháu bé bên trong. Annabel ngước mắt nhìn Jimmy, ánh mắt khẩn khoản đầy hi vọng. Hi vọng, vì đối với nàng, người yêu của nàng có thể làm được tất cả, ngay cả những điều kỳ diệu nhất. - Anh Ralph, hãy giúp chị ấy đi anh. Jimmy nhìn sâu vào mắt nàng, miệng nở một nụ cười khó hiểu. Đối với anh, yêu cầu của nàng chính là mệnh lệnh của trái tim anh. Anh nói : - Annabel, em hãy cho anh đoá hồng trên áo em. Cô bỡ ngỡ, không tin vào tai mình, nhưng vẫn đưa tay gỡ lấy cánh hồng trên áo, trao cho người yêu. Jimmy cẩn thận cài cánh hồng vào túi, rồi bắt đầu xắn tay áo. Chính qua hành động xắn áo ấy, nhân vật Ralph Spencer đã chết, và tên trộm tài danh Jimmy Valentine đã trỗi dậy từ đống tro tàn quá khứ. Anh nói ngắn, gọn : - Mọi người tránh ra hết đi ! Anh mở toác chiếc vali mang theo. Và từ lúc ấy đối với anh, chung quanh như không có ai. Bằng những hành động rất chính xác, nhanh gọn, anh lấy đồ nghề ra, sắp xếp theo thứ tự sử dụng, vừa làm vừa huýt sáo nho nhỏ. Đấy là một thói quen cố hữu của anh lúc đang " hành sự" . Mọi người nhìn anh trân trối. Chỉ một phút sau, mũi khoan nhỏ của Jimmy ăn thật ngọt vào cánh cửa thép. Mười phút sau, cánh của mở toang. Anh đã phá cả kỷ lục chính anh lập nên qua các lần mở trước. Cô bé Agatha té xỉu trong vòng tay mẹ. Không việc gì. Jimmy Valentine cầm lấy áo khoác vắt trên ghế đi nhanh ra cửa. Anh nghe có tiếng kêu " Anh Ralph !" thật thân thương nhưng xa vắng làm sao. Anh vội bước đi. Bỗng có người chắn lối anh đi. Jimmy cười, vẫn nụ cười khó hiểu ấy : - A, xin chào ông Ben. Ông đã đến đấy ư ? Thôi ta đi nào, đến mãi bây giờ tôi mới thấy được rằng cuộc sống thật phù du vô ích. Nhưng ông Ben Price cứ đứng yên. Ông ta nói : - Ông Ralph Spencer, ông nhầm rồi đấy ! Tôi không hề quen ông. Hình như xe đang chờ ông ngoài ấy ? Nói xong, ông quay lưng đi thẳng. -----------------------
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    ( Vô tình lượm được bài phỏng vấn này . NSUT Thành Lộc có nói một số ý kể cũng thú vị , nhất là đối với những người còn đang tạm thời cô đơn của 7X SG . Xin phép post lên để quý vị đọc cho vui nhé , và chỉ nên đọc thội ... đừng bình luận gì nhiều . )
    Thành Lộc: ''Tôi thích cảm giác cô đơn''

    "Tôi mất thời gian lâu nhất ở trong phòng tắm, vì thế tôi đã lắp trong đó một cái TV nhỏ. Trong bồn tắm tôi suy nghĩ được nhiều việc, giống như Ácsimét vậy, nhưng tôi không chạy ra ngoài đường hét lên như ông ấy. Tôi tuổi Sửu, sinh vào 5h sáng, giờ con trâu ra đồng nên không làm việc gì ở nhà", anh tâm sự.
    - Một ngày của anh bắt đầu như thế nào?
    - Giờ diễn của tôi cũng đa dạng lắm, có khi sáng, có khi cuối tuần, có suất chiều, rồi đi quay TV... Nhưng thông thường các hoạt động giải trí ở sân khấu bắt đầu lúc 8h tối. Như vậy là vào 8h tối, tôi bắt đầu một ngày của mình, thường xuyên là ở sân khấu IDECAF, đôi khi là nơi khác. Người khác thì ''''đánh răng rửa mặt'''', tôi thì ''''đánh mặt'''', có thể kèm cả ''''rửa răng'''' nếu lúc trước tôi kịp ăn một cái gì đó. Gọi một cách sành điệu là make up.
    - Anh hay diễn những vai giả gái trong tâm trạng nào như thế nào?
    - Khi diễn, tôi như người lên đồng, chẳng hạn như trong vở 12 bà mụ, khán giả sẽ nhận thấy điều này. Nhưng tôi không phải là người thích lên đồng ở ngoài đời mà thích thay đổi. Buổi chiều diễn vai người đàn ông đau khổ đạo mạo, buổi tối lại vào vai người đàn bà nhí nhảnh. Tôi thích thú thấy mình ngộ nghĩnh, tôi chiêm ngưỡng chính mình bằng một con mắt tò mò: sao mình lại làm được thế này nhỉ? Tôi không thích cứ phải diễn mãi một tâm trạng, diễn vai u sầu mãi sẽ khiến cơ mặt mình nhăn nheo. Bởi vậy thay đổi vai diễn cũng là thay đổi trạng thái tinh thần, đóng vai nữ cũng chỉ là một cách thay đổi thôi, nhưng đặc biệt hơn một chút, và không khó gì để mọi người nhận ra sự đặc biệt ấy.
    - Sau khi đóng xong một vai nữ nhảy múa tưng bừng, uốn éo đỏng đảnh, anh sẽ mất bao nhiêu thời gian để trở lại là một diễn viên đàn ông?
    - Vai nữ lại dễ thoát ra nhất, vì nó nặng về hình thức hơn, và thường là hài kịch nên tôi không bị ám ảnh gì cả. Có những vai diễn mà sau 15-20 suất đầu, tôi bị ám ảnh nặng nề, không thoát ra khỏi nhân vật. Diễn xong những vở Sông dài, Trái tim trong trắng, tim tôi vẫn đập mạnh hơn bình thường. Sau 10 suất đầu vở Sông dài, tôi không về nhà được, tìm một quán nước lề đường nào đó và ngồi xả hết nỗi buồn trong mình. Dạ cổ hoài lang làm tôi buồn rất lâu. Tôi thích cảm giác buồn ấy bởi như thế là mình còn rung động, còn biết xúc động. Vở Trái tim trong trắng nói về nỗi khổ của những người bị án oan, tôi thể hiện vai diễn của mình bằng chính sự cảm thông, sự bất bình của con người Thành Lộc trước cảnh đời. Khi vở diễn kết thúc, mình không thể vui ngay, hay coi như không phải chuyện của mình. Người xem họ còn rung động thì nghệ sĩ không thể thờ ơ, nếu thế, đó chỉ là những người thợ chứ không phải nghệ sĩ.
    - Anh có thế mạnh nào trong diễn xuất, hình thể, ngôn ngữ, động tác diễn xuất??
    - Tất cả những thứ đó đều có trong phương thức sáng tạo của tôi, vì tôi được dạy như vậy mà.
    - Mỗi đêm khi diễn xong, anh làm việc gì đầu tiên khi bước ra khỏi sân khấu?
    - Tôi đi ăn đêm với bạn bè, đồng nghiệp, không nói chuyện sân khấu, thường là kể chuyện tiếu lâm, bậy hẳn hoi đấy, cho đầu óc thư giãn. Nhưng thỉnh thoảng vẫn bị kéo vào công việc, nhất là khi ''''hội'''' có sự tham gia của những em diễn viên trẻ mới vào nghề.
    - Thật khó tin khi anh bảo mình hay nói bậy?
    - Trước mắt nhiều bạn bè tôi là con người ''''thô? đấy, bao hàm cả nghĩa thô tục, là hay nói bậy. Nói bậy và kể tiếu lâm là cách để giải tỏa stress rất tốt. Khi nói chuyện thô, kèm vài câu chửi thề mình thấy thoải mái như vừa trút ra hết những bực dọc. Mà khi không còn bực tức gì nữa thì lại vui vẻ, lại được lòng mọi người.
    - Sau đó vui vẻ ra về để ngủ ngon?
    - Chưa chắc. Tôi có thể về hoặc không. Có lần trên đường về tôi gặp mưa, thế là quyết định không về nữa, chạy xe lòng vòng thành phố, đường phố trong cơn mưa không có người, mặt đường bóng loáng đẹp cực kỳ.
    - Cảm giác của anh khi đó như thế nào?
    - Cô đơn, nhưng không hẳn đã là buồn. Cô đơn là một thuộc tính của con người. Ở đâu, ngồi đâu một mình cũng chỉ là cô độc thôi chứ chưa phải là cô đơn. Có người vợ con gia đình đề huề rồi nhưng vẫn cô đơn dù chắc chắn không cô độc. Tôi cảm nhận nhân vật nhanh hơn có lẽ vì tôi cô đơn và biết chia sẻ. Sống mà không biết đến cô đơn, tức là không có đời sống nội tâm, thì cũng chỉ là một con búp bê nhồi rơm hời hợt thôi.
    - Theo anh, sự cô đơn có giới hạn không?
    - Tôi chưa cảm nhận được sự tột cùng của cô đơn, nhưng khi đã cảm được nỗi cô đơn thì tự nhiên lại thấy mình sướng lắm. Cũng giống như xem phim, mình cảm động và nước mắt ứa ra, như thế trái tim mình còn biết rung động, tim mình còn sống, chưa đóng băng hay chết.
    - Nhưng một người cô đơn giữa đám đông thì có thể sẽ là trọng tâm chú ý?
    - Đúng vậy, và thiên hạ quả là nhiều người vô duyên. Tôi thấy khó chịu khi nhiều người cứ quá quan tâm đến sự cô đơn của người khác. Họ hay tự cho mình cái quyền can thiệp vào cuộc sống của người khác dù người ấy chẳng đụng chạm đến ai cả. Nhiều người cứ gặp tôi là hỏi ''''Sao không lập gia đình?'''' Tôi chỉ muốn hỏi lại họ ngay rằng ''''Sao lại phải lập gia đình. Lập gia đình có phải là mục đích tối thượng của đời người không?? Theo tôi, gia đình không thể là thước đo duy nhất giá trị của một đời người, nếu chỉ có thế thì tầm thường quá, con người còn cần nhiều lý tưởng hơn chỉ mỗi chuyện đó.
    - Bởi vì người ta vẫn nghĩ rằng có gia đình thì mới có hạnh phúc trọn vẹn, gia đình là tổ ấm cho hạnh phúc nương náu...
    - Chưa chắc. Chuyện vợ chồng sống với nhau cả đời mà không hạnh phúc là thường. Hạnh phúc không phải là giá trị bất biến, với người này thế là hạnh phúc rồi, người khác lại cả đời đi tìm hạnh phúc khi mà xung quanh ai cũng tưởng người ấy hạnh phúc. Người ta cứ nghĩ sinh con đẻ cái là duy trì nòi giống. Tôi sống và suy nghĩ theo đạo Phật nên nghĩ hơi khác, sinh ra một con người là sinh ra một ''''nghiệp? mới, chưa hẳn đã tốt đẹp. Nghĩ thế nhưng tôi không đả kích, chê bai cách sống, cách chọn lựa hạnh phúc của người khác và cũng không muốn ai định hình cách sống cho mình.
    - Nhưng nếu ''''ai? ở đây là chính gia đình anh thì sao?
    - Ngày trước gia đình tôi có một không khí gia trưởng nặng nề. Các anh chị tôi dù đã nổi tiếng, nhưng đi đâu làm gì thì đến giờ ăn cơm vẫn phải về nhà, muốn làm chuyện gì cũng phải có ý kiến của ba. Sau giải phóng miền Nam, gia đình cũng có nhiều sự thay đổi, khi ấy tôi mới 14-15 tuổi, bắt đầu lớn và bắt đầu được làm theo ý mình. Tôi học gì, tốt nghiệp làm việc cho đoàn nào đều tự quyết định. Tôi là người đầu tiên phá vỡ truyền thống gia đình, nhưng may là tôi không hư. Tôi đã xác định là mình sẽ sống một mình nên cũng không phải trăn trở nhiều, nếu một lúc nào đó mình hết một mình thì đó là cái duyên, không cưỡng được.
    - Khi về nhà rồi anh thường làm gì trước khi chìm vào giấc ngủ?
    - Xem phim. Tôi thích xem nhạc kịch, ballet... những thứ đó cho tôi cảm giác ngây ngất, khi nghe nhạc hay và chiêm ngưỡng tài năng diễn xuất, nghệ thuật tạo hình... Tôi thích xem phim tâm lý của châu Âu nữa, tiết tấu của những phim này đúng với đời sống bên ngoài. Ai không kiên nhẫn không xem phim châu Âu được. Người Âu làm phim kiểu ''''tiền phong? tuyệt hay, như những phim của Peter Gleenaway hay loạt phim Ba Màu - Trắng, Xanh, Đỏ. Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có những bộ phim tuyệt vời. Khi cảm thấy không có tâm trạng để xem phim tâm lý xã hội, tôi xem phim kinh dị rất đã.
    - Anh có bị mất ngủ vì những bộ phim hoặc rất ?ođã? hoặc rất đau đầu ấy không?
    - Nếu tôi có bị tác động từ bộ phim, tôi cứ để yên cho mình ngấm cảm giác ấy, không đi ngủ. Khi tôi đã lên giường thì không để những chuyện vẩn vơ đi vào đầu mình, nếu khó quá thì thở như Thiền ấy, mình sẽ chỉ nghĩ đến hơi thở thôi. Có khi tôi khóc...
    - Anh hay khóc khi nào?
    - Khi một mình, khóc mà chỉ có một mình thấy sướng lắm. Đã ngoài 40 tuổi đời mà còn khóc thoải mái không sợ ai cười. Khóc xong tôi tắm rửa cho đã rồi đi ngủ. Ngủ như một lối thoát.
    - Mở mắt ra anh sẽ vớ lấy cái gì đầu tiên?
    - Tôi bật TV và trước khi màn hình sáng lên tôi thường chờ được nghe một bài hát. Sau khi làm vệ sinh buổi sáng xong xuôi thì cầm lấy một tờ báo xem quanh mình có gì mới không. Lâu lắm rồi tôi không đọc sách.
    - Theo anh đọc nhiều có phải là một cách tốt để nghệ sĩ có thêm tri thức đặng ít nhất phục vụ cho việc giao tiếp trước công chúng?
    - Chưa chắc. Bởi nói trước công chúng là cả một nghệ thuật, không phải ai cũng có thể hoàn hảo được dù người ấy có thể đọc sách suốt ngày. Mà nói hay chưa chắc đã là biểu hiện của người có học thức. Có một người vừa hát hay, vừa nói hay, có học thức, mà tôi thích, đó là Khánh Ly. Những ai chưa biết cách nói hay thì trước hết hãy biết cách nói ít đã.
    - Cảm giác của anh trước khi ra khỏi nhà, có thể đi làm một việc gì đó?
    - Nghĩ là giá không phải ra khỏi nhà thì tốt. Ngày nào tôi ngủ dậy mà biết chắc không phải làm gì thì thích lắm. Cứ nằm ườn ra ngủ chán chê thì thôi. Hồi 30 tuổi tôi thấy buồn khi phải ở một mình, bây giờ tôi thấy bình an hơn, ở nhà tôi thấy mình an toàn. Cũng có lúc tôi thừ ra nghĩ mình sẽ làm gì đây nếu khán giả không còn thích mình nữa? Mình sinh ra chỉ để làm nghề này thôi, nếu mất nghề thì sẽ mất nhiều thứ, mất bạn bè.
    - Sau tất cả những việc, những suy nghĩ ấy, một nửa ngày của anh gồm những gì?
    - Tôi đọc kịch bản ở một quán cà phê nào đó, vì thế mà hay bị nhức đầu. Ra khỏi nhà tôi sợ nhất xe đụng. 5 năm nay tôi ý thức mình sống không phải cho mình nữa, mà vì hàng chục người khác, vì mẹ tôi, vì đồng nghiệp... Họ sẽ bị ảnh hưởng nếu tôi gặp chuyện rủi ro. Tôi mua xe hơi là để mình không phải cầm lái. Có một đạo, đi xe gắn máy, vừa lái xe vừa suy nghĩ khiến tôi bị suy nhược thần kinh.
    - Anh không tập thể dục?
    - Không. Với tôi, tập thể dục trên sàn diễn là quá đủ, có khi còn quá khủng khiếp nữa, không cần tập thêm.
    ( From VNExpress )
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    ( Vô tình lượm được bài phỏng vấn này . NSUT Thành Lộc có nói một số ý kể cũng thú vị , nhất là đối với những người còn đang tạm thời cô đơn của 7X SG . Xin phép post lên để quý vị đọc cho vui nhé , và chỉ nên đọc thội ... đừng bình luận gì nhiều . )
    Thành Lộc: ''Tôi thích cảm giác cô đơn''

    "Tôi mất thời gian lâu nhất ở trong phòng tắm, vì thế tôi đã lắp trong đó một cái TV nhỏ. Trong bồn tắm tôi suy nghĩ được nhiều việc, giống như Ácsimét vậy, nhưng tôi không chạy ra ngoài đường hét lên như ông ấy. Tôi tuổi Sửu, sinh vào 5h sáng, giờ con trâu ra đồng nên không làm việc gì ở nhà", anh tâm sự.
    - Một ngày của anh bắt đầu như thế nào?
    - Giờ diễn của tôi cũng đa dạng lắm, có khi sáng, có khi cuối tuần, có suất chiều, rồi đi quay TV... Nhưng thông thường các hoạt động giải trí ở sân khấu bắt đầu lúc 8h tối. Như vậy là vào 8h tối, tôi bắt đầu một ngày của mình, thường xuyên là ở sân khấu IDECAF, đôi khi là nơi khác. Người khác thì ''''đánh răng rửa mặt'''', tôi thì ''''đánh mặt'''', có thể kèm cả ''''rửa răng'''' nếu lúc trước tôi kịp ăn một cái gì đó. Gọi một cách sành điệu là make up.
    - Anh hay diễn những vai giả gái trong tâm trạng nào như thế nào?
    - Khi diễn, tôi như người lên đồng, chẳng hạn như trong vở 12 bà mụ, khán giả sẽ nhận thấy điều này. Nhưng tôi không phải là người thích lên đồng ở ngoài đời mà thích thay đổi. Buổi chiều diễn vai người đàn ông đau khổ đạo mạo, buổi tối lại vào vai người đàn bà nhí nhảnh. Tôi thích thú thấy mình ngộ nghĩnh, tôi chiêm ngưỡng chính mình bằng một con mắt tò mò: sao mình lại làm được thế này nhỉ? Tôi không thích cứ phải diễn mãi một tâm trạng, diễn vai u sầu mãi sẽ khiến cơ mặt mình nhăn nheo. Bởi vậy thay đổi vai diễn cũng là thay đổi trạng thái tinh thần, đóng vai nữ cũng chỉ là một cách thay đổi thôi, nhưng đặc biệt hơn một chút, và không khó gì để mọi người nhận ra sự đặc biệt ấy.
    - Sau khi đóng xong một vai nữ nhảy múa tưng bừng, uốn éo đỏng đảnh, anh sẽ mất bao nhiêu thời gian để trở lại là một diễn viên đàn ông?
    - Vai nữ lại dễ thoát ra nhất, vì nó nặng về hình thức hơn, và thường là hài kịch nên tôi không bị ám ảnh gì cả. Có những vai diễn mà sau 15-20 suất đầu, tôi bị ám ảnh nặng nề, không thoát ra khỏi nhân vật. Diễn xong những vở Sông dài, Trái tim trong trắng, tim tôi vẫn đập mạnh hơn bình thường. Sau 10 suất đầu vở Sông dài, tôi không về nhà được, tìm một quán nước lề đường nào đó và ngồi xả hết nỗi buồn trong mình. Dạ cổ hoài lang làm tôi buồn rất lâu. Tôi thích cảm giác buồn ấy bởi như thế là mình còn rung động, còn biết xúc động. Vở Trái tim trong trắng nói về nỗi khổ của những người bị án oan, tôi thể hiện vai diễn của mình bằng chính sự cảm thông, sự bất bình của con người Thành Lộc trước cảnh đời. Khi vở diễn kết thúc, mình không thể vui ngay, hay coi như không phải chuyện của mình. Người xem họ còn rung động thì nghệ sĩ không thể thờ ơ, nếu thế, đó chỉ là những người thợ chứ không phải nghệ sĩ.
    - Anh có thế mạnh nào trong diễn xuất, hình thể, ngôn ngữ, động tác diễn xuất??
    - Tất cả những thứ đó đều có trong phương thức sáng tạo của tôi, vì tôi được dạy như vậy mà.
    - Mỗi đêm khi diễn xong, anh làm việc gì đầu tiên khi bước ra khỏi sân khấu?
    - Tôi đi ăn đêm với bạn bè, đồng nghiệp, không nói chuyện sân khấu, thường là kể chuyện tiếu lâm, bậy hẳn hoi đấy, cho đầu óc thư giãn. Nhưng thỉnh thoảng vẫn bị kéo vào công việc, nhất là khi ''''hội'''' có sự tham gia của những em diễn viên trẻ mới vào nghề.
    - Thật khó tin khi anh bảo mình hay nói bậy?
    - Trước mắt nhiều bạn bè tôi là con người ''''thô? đấy, bao hàm cả nghĩa thô tục, là hay nói bậy. Nói bậy và kể tiếu lâm là cách để giải tỏa stress rất tốt. Khi nói chuyện thô, kèm vài câu chửi thề mình thấy thoải mái như vừa trút ra hết những bực dọc. Mà khi không còn bực tức gì nữa thì lại vui vẻ, lại được lòng mọi người.
    - Sau đó vui vẻ ra về để ngủ ngon?
    - Chưa chắc. Tôi có thể về hoặc không. Có lần trên đường về tôi gặp mưa, thế là quyết định không về nữa, chạy xe lòng vòng thành phố, đường phố trong cơn mưa không có người, mặt đường bóng loáng đẹp cực kỳ.
    - Cảm giác của anh khi đó như thế nào?
    - Cô đơn, nhưng không hẳn đã là buồn. Cô đơn là một thuộc tính của con người. Ở đâu, ngồi đâu một mình cũng chỉ là cô độc thôi chứ chưa phải là cô đơn. Có người vợ con gia đình đề huề rồi nhưng vẫn cô đơn dù chắc chắn không cô độc. Tôi cảm nhận nhân vật nhanh hơn có lẽ vì tôi cô đơn và biết chia sẻ. Sống mà không biết đến cô đơn, tức là không có đời sống nội tâm, thì cũng chỉ là một con búp bê nhồi rơm hời hợt thôi.
    - Theo anh, sự cô đơn có giới hạn không?
    - Tôi chưa cảm nhận được sự tột cùng của cô đơn, nhưng khi đã cảm được nỗi cô đơn thì tự nhiên lại thấy mình sướng lắm. Cũng giống như xem phim, mình cảm động và nước mắt ứa ra, như thế trái tim mình còn biết rung động, tim mình còn sống, chưa đóng băng hay chết.
    - Nhưng một người cô đơn giữa đám đông thì có thể sẽ là trọng tâm chú ý?
    - Đúng vậy, và thiên hạ quả là nhiều người vô duyên. Tôi thấy khó chịu khi nhiều người cứ quá quan tâm đến sự cô đơn của người khác. Họ hay tự cho mình cái quyền can thiệp vào cuộc sống của người khác dù người ấy chẳng đụng chạm đến ai cả. Nhiều người cứ gặp tôi là hỏi ''''Sao không lập gia đình?'''' Tôi chỉ muốn hỏi lại họ ngay rằng ''''Sao lại phải lập gia đình. Lập gia đình có phải là mục đích tối thượng của đời người không?? Theo tôi, gia đình không thể là thước đo duy nhất giá trị của một đời người, nếu chỉ có thế thì tầm thường quá, con người còn cần nhiều lý tưởng hơn chỉ mỗi chuyện đó.
    - Bởi vì người ta vẫn nghĩ rằng có gia đình thì mới có hạnh phúc trọn vẹn, gia đình là tổ ấm cho hạnh phúc nương náu...
    - Chưa chắc. Chuyện vợ chồng sống với nhau cả đời mà không hạnh phúc là thường. Hạnh phúc không phải là giá trị bất biến, với người này thế là hạnh phúc rồi, người khác lại cả đời đi tìm hạnh phúc khi mà xung quanh ai cũng tưởng người ấy hạnh phúc. Người ta cứ nghĩ sinh con đẻ cái là duy trì nòi giống. Tôi sống và suy nghĩ theo đạo Phật nên nghĩ hơi khác, sinh ra một con người là sinh ra một ''''nghiệp? mới, chưa hẳn đã tốt đẹp. Nghĩ thế nhưng tôi không đả kích, chê bai cách sống, cách chọn lựa hạnh phúc của người khác và cũng không muốn ai định hình cách sống cho mình.
    - Nhưng nếu ''''ai? ở đây là chính gia đình anh thì sao?
    - Ngày trước gia đình tôi có một không khí gia trưởng nặng nề. Các anh chị tôi dù đã nổi tiếng, nhưng đi đâu làm gì thì đến giờ ăn cơm vẫn phải về nhà, muốn làm chuyện gì cũng phải có ý kiến của ba. Sau giải phóng miền Nam, gia đình cũng có nhiều sự thay đổi, khi ấy tôi mới 14-15 tuổi, bắt đầu lớn và bắt đầu được làm theo ý mình. Tôi học gì, tốt nghiệp làm việc cho đoàn nào đều tự quyết định. Tôi là người đầu tiên phá vỡ truyền thống gia đình, nhưng may là tôi không hư. Tôi đã xác định là mình sẽ sống một mình nên cũng không phải trăn trở nhiều, nếu một lúc nào đó mình hết một mình thì đó là cái duyên, không cưỡng được.
    - Khi về nhà rồi anh thường làm gì trước khi chìm vào giấc ngủ?
    - Xem phim. Tôi thích xem nhạc kịch, ballet... những thứ đó cho tôi cảm giác ngây ngất, khi nghe nhạc hay và chiêm ngưỡng tài năng diễn xuất, nghệ thuật tạo hình... Tôi thích xem phim tâm lý của châu Âu nữa, tiết tấu của những phim này đúng với đời sống bên ngoài. Ai không kiên nhẫn không xem phim châu Âu được. Người Âu làm phim kiểu ''''tiền phong? tuyệt hay, như những phim của Peter Gleenaway hay loạt phim Ba Màu - Trắng, Xanh, Đỏ. Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có những bộ phim tuyệt vời. Khi cảm thấy không có tâm trạng để xem phim tâm lý xã hội, tôi xem phim kinh dị rất đã.
    - Anh có bị mất ngủ vì những bộ phim hoặc rất ?ođã? hoặc rất đau đầu ấy không?
    - Nếu tôi có bị tác động từ bộ phim, tôi cứ để yên cho mình ngấm cảm giác ấy, không đi ngủ. Khi tôi đã lên giường thì không để những chuyện vẩn vơ đi vào đầu mình, nếu khó quá thì thở như Thiền ấy, mình sẽ chỉ nghĩ đến hơi thở thôi. Có khi tôi khóc...
    - Anh hay khóc khi nào?
    - Khi một mình, khóc mà chỉ có một mình thấy sướng lắm. Đã ngoài 40 tuổi đời mà còn khóc thoải mái không sợ ai cười. Khóc xong tôi tắm rửa cho đã rồi đi ngủ. Ngủ như một lối thoát.
    - Mở mắt ra anh sẽ vớ lấy cái gì đầu tiên?
    - Tôi bật TV và trước khi màn hình sáng lên tôi thường chờ được nghe một bài hát. Sau khi làm vệ sinh buổi sáng xong xuôi thì cầm lấy một tờ báo xem quanh mình có gì mới không. Lâu lắm rồi tôi không đọc sách.
    - Theo anh đọc nhiều có phải là một cách tốt để nghệ sĩ có thêm tri thức đặng ít nhất phục vụ cho việc giao tiếp trước công chúng?
    - Chưa chắc. Bởi nói trước công chúng là cả một nghệ thuật, không phải ai cũng có thể hoàn hảo được dù người ấy có thể đọc sách suốt ngày. Mà nói hay chưa chắc đã là biểu hiện của người có học thức. Có một người vừa hát hay, vừa nói hay, có học thức, mà tôi thích, đó là Khánh Ly. Những ai chưa biết cách nói hay thì trước hết hãy biết cách nói ít đã.
    - Cảm giác của anh trước khi ra khỏi nhà, có thể đi làm một việc gì đó?
    - Nghĩ là giá không phải ra khỏi nhà thì tốt. Ngày nào tôi ngủ dậy mà biết chắc không phải làm gì thì thích lắm. Cứ nằm ườn ra ngủ chán chê thì thôi. Hồi 30 tuổi tôi thấy buồn khi phải ở một mình, bây giờ tôi thấy bình an hơn, ở nhà tôi thấy mình an toàn. Cũng có lúc tôi thừ ra nghĩ mình sẽ làm gì đây nếu khán giả không còn thích mình nữa? Mình sinh ra chỉ để làm nghề này thôi, nếu mất nghề thì sẽ mất nhiều thứ, mất bạn bè.
    - Sau tất cả những việc, những suy nghĩ ấy, một nửa ngày của anh gồm những gì?
    - Tôi đọc kịch bản ở một quán cà phê nào đó, vì thế mà hay bị nhức đầu. Ra khỏi nhà tôi sợ nhất xe đụng. 5 năm nay tôi ý thức mình sống không phải cho mình nữa, mà vì hàng chục người khác, vì mẹ tôi, vì đồng nghiệp... Họ sẽ bị ảnh hưởng nếu tôi gặp chuyện rủi ro. Tôi mua xe hơi là để mình không phải cầm lái. Có một đạo, đi xe gắn máy, vừa lái xe vừa suy nghĩ khiến tôi bị suy nhược thần kinh.
    - Anh không tập thể dục?
    - Không. Với tôi, tập thể dục trên sàn diễn là quá đủ, có khi còn quá khủng khiếp nữa, không cần tập thêm.
    ( From VNExpress )
  10. the_world_is_not_enough

    the_world_is_not_enough Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    - Người ta yêu không yêu ta vì : chúng ta không biết chúng ta có cái gì cho đến khi chúng ta mất nó, và chúng ta cũng không biết chúng ta còn thiếu cái gì cho đến khi nó đến.
    - Cuộc sống đôi khi quá phẳng lặng, buồn tẻ, đơn điệu vì : đó là những khoảng lặng. Bạn tất bật,bạn vội vã ; cuộc sống cho bạn những khoảng lặng để bạn nghỉ ngơi, để bạn có thời gian nhìn lại những gì bạn đã làm, đã trải qua. Để bạn nhận ra rằng : đừng chạy qua cuộc sống nhanh đến mức bạn không chỉ quên mất bạn đang ở đâu, mà còn quên mất bạn đang đi đến đâu.
    - Cuộc sống không chỉ có niềm vui mà còn có nỗi đau là vì : Bạn là con người. Bản chất cuộc sống là không gì cả. Chính bản thân chúng ta tạo ra cuộc sống. Cảm nhận nỗi đau là do bạn. Vậy sao không nở nụ cười để thấy đời đẹp hơn.
    - Con người phải yêu nhau vì : chúng ta sinh ra với một trái tim để sống. Mỗi người có riêng một trái tim. Sao không dùng nó để yêu, để nhận tình yêu từ những trái tim không thuộc về ta mà ta vẫn có.
    - Ta phải nhớ những kỉ niệm vì : kỉ niệm la do bạn tạo ra. Nhớ những điều mình tạo ra để biết cách sống cho hôm nay, cho ngày mai mà bạn không phải hối tiếc.Hãy nhớ rằng : bạn nhớ những ki nniệm không phải để buồn, để tiếc mà để tạo kinh nghiệm cho một tương lai tốt đẹp hơn. Bạn không thể xây tương
    lai bằng quá khứ.
    - Những từ ngọt ngào co thể rất ngắn và dễ nói, nhưng tiếng vọng của nó thật sự không có điểm dừng. Vậy hãy nói "tôi yêu" cho đến khi thời gian ngừng chảy.
    - Và điều cuối cùng tôi muốn nói là không có gì là thực sự kết thúc cho đến khi bạn ngừng cố gắng. Chấp nhận những cái bạn đang có không có nghĩa là ngừng đấu tranh.
    - Sống để cho và nhận lấy yêu thương.
    (suu tam)

Chia sẻ trang này