1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Lối sống
    Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen. Đó là lối sống cá nhân. Có những qui tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó. Chúng được người ta tuân thủ gần như vô điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng.
    Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hay một cộng đồng.
    Xưa nay chúng ta vẫn nhầm lẫn về quyền liên quan đến tự do sống, chúng ra nhầm lẫn khi cho rằng nó là một yếu tố hoàn toàn độc lập với cộng đồng và tuyệt đối, chúng ta phấn đấu cho những yếu tố có tính chất tự do tuyệt đối trong lối sống, đó là nhận thức sai lầm.
    Con người có học hành, tích luỹ kinh nghiệm, có tích luỹ các giá trị văn hoá đi nữa thì cuối cùng cũng thể hiện mình thông qua hành vi. Trong câu nói ?ogieo hành vi thì được thói quen...? mà chúng tôi nhắc đến trên kia, thói quen chính là lối sống: "gieo thói quen được tính cách, gieo tính cách được số phận". Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hoá và trí tuệ của một con người. Lối sống không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói, nó là hành vi hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tư duy, làm việc và phương cách xử lý các mối quan hệ.
    Như thế, ta có thể định nghĩa lối sống như những cách thức, phép tắc tổ chức và điều khiển đời sống cá nhân và cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen. Lôi sống có quan hệ chặt chẽ với phương thức sản xuất của mỗi thời đại. Marx đã viết về điều đó trong cuốn Hệ tư tưởng Đức như sau: ''Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất "ra sự tồn tại thể xác của cá nhân. Mà hơn thế, nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một lối sống nhất định của họ?. Như thế, phương thức sản xuất, theo Marx, là cơ sở đầu tiên để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về lối sống. Cũng từ đó có thể kết luận rằng mỗi tầng lớp, mỗi nhóm người có lối sống riêng của mình.
    Tuy nhiên, lối sống hình thành và thể hiện không chỉ trong lao động sản xuất, mà cả trong nhiều lĩnh vực khác như hoạt động xã hội, hoạt động chính trị, hoạt động tư tưởng văn hoá, thể dục thể thao...
    Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như:
    - Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh...
    - Các phong tục tập quán
    - Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau
    - Quan niệm về đạo đức và nhân cách
    Người ta không thể có lối sống, hay quyền hành động, tự do tuyệt đối. Trên thực tế bao giờ cũng có những sự ràng buộc nhất định. Một số chế độ chính trị quy định hay giám sát các hành vi sống. Một số nhà chính trị vô tình hoặc cố ý làm cho con người nhầm tưởng rằng tự nhiên họ đã bị ràng buộc như vậy. Thực ra, không nên chỉ huy hành vi mà nên chỉ huy các tiêu chuẩn văn hoá của hành vi. Khi người ta tạo ra các tiêu chuẩn văn hoá của hành vi thì tự nhiên con người cảm thấy rằng mình không còn phải tuân thủ một người hoặc một lực lượng nào đó, mà hành động theo các tiêu chuẩn xã hội văn hoá.
    Trên lý thuyết, người ta phân biệt giữa lối sống cộng đồng và lối sống cá nhân. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hoá, khái niệm này là tương đối.
    Chúng ta đang sống trong một thời đại mà không ai có thề đứng ngoài mối quan tâm và lợi ích chung, không quốc gia nào có thể đứng ngoài các các mối quan tâm và quyền lợi của cộng đồng thế giới. Để tạo ra cuộc sống người ta phải đi lại, va chạm, gia nhập vào cộng đồng thế giới. Trong xã hội hiện đại, nhờ những phương tiện kỹ thuật tiên tiến, sự giao lưu của con người không chỉ khắc phục được những hạn chế cố hữu về thời gian và không gian trước đây mà còn diễn ra với sự đổi mới cơ bản về chất, nghĩa là khoảng cách giữa lối sống cá nhân và lối sống cộng đồng càng ngày càng bị thu hẹp lại.
    Cũng như hành vi cá nhân, lối sống cá nhân không tuyệt đối. Lối sống cá nhân bị lệ thuộc rất nhiều vào lối sống cộng đồng. Cộng đồng sống, với cá nhân đó, được định nghĩa như là một thói quen, một tiêu chuẩn được chấp nhận bởi cộng đồng sống thường xuyên mà người ta gọi là lưu trú, cư trú. Mật độ thời gian đi lại, giao lưu với các cộng đồng khác ngày càng lớn hơn do nhu cầu làm ăn phát triển, hội nhập, giao lưu... Như vậy các cá nhân không những va chạm với cộng đồng mình mà còn va chạm với cộng đồng khác và các cộng đồng cũng va chạm với nhau. Điều này tạo ra sự hình thành các tiêu chuẩn về lối sống, về giao lưu rất đặc biệt trong thời đại của chúng ta.
    Việc hình thành thói quen, lối sống, các tiêu chuẩn hành vi càng ngày càng trở nên phức tạp. Các tiêu chuẩn và phong thái có tính chất khu trú càng ngày càng bị bẻ gẫy, nghiền nát, uốn mềm đi để phù hợp với tiêu chuẩn hội nhập. Hội nhập không phải là vấn đề chính trị mà là qui luật của đời sống hiện đại. Nhiều nhà lãnh đạo quốc gia đang xây dựng những quan hệ song phương rời rạc, trong khi đó điều cần thiết và không thể tránh khỏi là phải xây dựng quan hệ đa phương thống nhất. Tất cả mọi người đều phải xây đựng một tiêu chuẩn sống, tiêu chuẩn hành vi của mình trên cơ sở hình thành các quan hệ đa phương. Vì vậy, lối sống phải được xây dựng trên tiêu chuẩn đa phương chứ không phải song phương như trước đây nữa. Các chính phủ đang cố gắng ký được các hiệp định kinh tế song phương. Ký hiệp định hợp tác kinh tế, đó chính là cách thoả thuận các lối sống về kinh tế. Nhưng việc ký các hiệp định song phương khác với những tiêu chuẩn khác nhau sẽ tạo cơ hội để các quan hệ song phương xé nát đời sống xã hội. Để tự bảo tồn trong các quan hệ song phương, người ta phải có một số tiêu chuẩn cơ bản để ứng xử và tiêu chuẩn ấy phải không thiên vị với từng cặp quan hệ song phương. Trong thời đại chúng ta, con người không thể sắp xếp một cách nhân tạo để tạo ra yếu tố đa phương trong các quan hệ song phương. Các cặp quan hệ song phương có tính trội sẽ tạo ra tính chỉ huy trong việc hình thành các tiêu chuẩn đa phương của hành vi.
    Lối sống của con người luôn luôn thay đổi theo không phải bao giờ cũng tích cực. Một ví dụ rõ nét nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa vật chất thái quá. Những hậu quả của tâm lý chạy theo lợi nhuận thật là trầm trọng đối với xã hội và đối với lối sống của con người nói chung. Tâm lý này làm đảo lộn các thước đo giá trị và làm rạn nứt các quan hệ xã hội Nói đến lối sống, người ta buộc phải nói đến một khái niệm kề cận là nhân cách.
    Chúng ta thường xem nhân cách như một sở hữu cá nhân, thực ra tính chất sở hữu cá nhân của nhân cách chỉ là một yếu tố tương đối. Và nhân cách cũng chỉ là chịu sự chi phối của các tiêu chuẩn cộng đồng. Con người giáo dục lẫn nhau theo nghĩa rộng, người hiểu biết dạy người kém hiểu biết hơn bằng sự thông thái của mình, nhưng người kém hiểu biết cũng có thể thức tỉnh người thông thái. Giáo dục là kết quả của quá trình giáo dục lẫn nhau. Giáo dục chuyên nghiệp thực ra chỉ có nhiệm vụ trang bị cho người ta vũ khí, công cụ để nhận thức chứ chưa phải là quá trình nhận thức.
    Nhiều người cho rằng lối sống cộng đồng bao giờ cũng bị chi phối bởi một lực lượng thống trị có thế mạnh, vì vậy lối sống cộng đồng thực ra xuất phát từ lối sống của một số ít cá nhân. Từ đó, do địa vị chính trị, do thế lực của mình, họ quyết định việc hình thành nên cái gọi là lối sống cộng đồng. Đó là một kết luận hết sức sai lầm. Thói quen cộng đồng là một khế ước không thành văn của các lực lượng xã hội.
    Giai cấp thống trị có thể rất mạnh trong địa vị hành chính nhưng chưa chắc đã mạnh trong địa hạt của đời sống tình cảm là thứ chi phối thói quen cộng đồng không kém gì sức mạnh hành chính. Trên thực tế hầu hết các sức mạnh hành chính đều lần lượt thất bại trước đòi hỏi tự nhiên của đời sống tình cảm, đời sống tâm lý con người. Chúng ta không nên cường điệu quá đáng vai trò của lực lượng thống trị.
    Các thế lực thống trị đều là những thế lực nhất thời, còn nhân dân và con người là vĩnh cửu. Không có gì để so sánh giữa lực lượng thống trị và con người nói chung được. Nếu chúng ta nghiên cứu vai trò của lực lượng thống trị thì thấy rằng họ cũng là con người, họ cũng được hình thành từ đời sống thông thường như tất cả chúng ta. Vậy những gì ảnh hưởng đến lối sống cá nhân? Theo tôi, tất cả những gì tương tác với một cá nhân đều ảnh hưởng đến lối sống của cá nhân ấy.
    Nếu bỗng nhiên một ngày nào đó, bạn nói rằng công ty này hoặc nhân vật này ảnh hưởng một cách sâu sắc đến nhân cách hoặc lối sống của bạn thì đấy chỉ là một sự ngộ nhận, bởi vì có nhiều yếu tố trước đó đã tạo ra khả năng để bạn tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp ấy. Nếu không được chuẩn bị, ta không thể tiếp nhận được các ảnh hưởng. Giống như quá trình bồi đắp phù sa của các dòng sông: hạt lắng đọng trước làm nền cho hạt sau, trong cuộc sống con người, việc nhận thức cái nọ là tiền đề để nhận thức cái kia. Điều này diễn ra lâu dài, nói cách khác, các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của một con người không chỉ là các đại lượng nằm trên một mặt phẳng, mà còn là các yếu tố theo thời gian.
    Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
    [​IMG]
    Ta nguyện làm đôi cánh chim câu
    Nâng tình yêu dâng cho đời tất cả.
  2. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức
    Từ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa ?osắc đẹp? quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
    ?oCái nết đánh chết cái đẹp?. Câu tục ngữ một thời tưởng bị chìm khuất đi trong nhịp sống hiện đại của thời hội nhập. Cứ ngỡ như ?ocái đẹp? đang lên ngôi với hội chứng bắt chước những ngôi sao điện ảnh nước ngoài mà cứ bật tivi lên là đập ngay vào mắt. Rồi hối hả rộn ràng thôi thúc thị hiếu của không ít bạn trẻ bị hút hồn theo những cuộc thi hoa hậu và người mẫu uốn lượn, khơi gợi với những màn trình diễn ?ocái đẹp? triền miên. ?oĐánh chết thế nào được, cái nết chào thua trước cái đẹp thì có?, một số bạn trẻ hùng hồn tuyên bố. Thế rồi, trong một phiên tòa xuất hiện cái đẹp nọ đã tạo ra sư phản cảm gây bất bình cho dư luận xã hội. Và rồi người ta nhớ lại câu tục ngữ kia. Hạ một câu ?omất nết? để thẩm định hành vi của ?ongười đẹp?, công luận gợi nhớ ý tưởng của Emanuel Kant, nhà triết học lớn đã từng để dấu ấn rất sâu đậm trong lịch sử tư duy của loài người: ?oLý tưởng của chân lý là Trời. Lý tưởng của cái đẹp là Người?.
    Con người, phẩm chất của con người vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc thức giả. Chẳng thế mà Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Tự Đức, khi bàn về văn chương đã chia làm hai loại, ?oCó loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người?. Ngẫm cho kỹ, khi ông cha ta nói qua đi mối tương quan giữa cái nết và cái đẹp cũng chỉ để đề cao con người, đề cao cái đẹp của con người, chứ không nhằm đối lập giữa cái đẹp và và cái nết đều là những giá trị tuyệt đối cần thiết đối với con người. Chỉ có điều, vì ?ocái nết là thuộc tính người, chỉ có ở con người. Với một bông hoa, người ta chỉ xét về cái đẹp chứ không xét về cái nết. Ông cha ta đặt trọng nết, thêm cho nết một ?oquyền uy? trước ?ođẹp" chắc là vì lẽ đó chứ ?ocái nết" không đánh chết ai cả.
    Người cùng thời và ngang tài với Nguyễn Văn Siêu ?" ?oThần Siêu? là ?oThánh Quát?, Cao Bá Quát thì gợi lên hình ảnh con sáo, loại chim được luyện cho nói được tiếng người: ?oChỉ vì có thể nói được tiếng người, để đến nỗi cụt mất đầu lưỡi?. Chúng ta cũng hiểu được qua hình ảnh thảm hại của con sáo, Cao Bá Quát muốn nói về ai. Người trí thức, mà không nói được tiếng nói của chính mình, không nghĩ được điều mình cần nghĩ và muốn nghĩ thì suy cho cùng, nào có khác gì con sáo bị cụt mất đầu lưỡi đâu? Sẽ hiểu thêm điều này khi ông cha ta lên án tệ ?obắt chước?, chỉ biết ?onhắm mắt chép theo người? khiến cho ?olề thói thì ưa chuộng lả lướt, dần dần đi tới mất nước, mà kẻ sĩ chuộng nghĩa tử tiết cũng chẳng thấy nhiều?. Lời cảnh báo ấy của Vũ Khâm Lâm, danh sĩ đời Hậu Lê, tưởng như vẫn còn đầy ắp tính thời sự.
    Không biết hiện nay, trong số những nam thanh, nữ tú đang hối hả học đòi theo những mốt thời thượng cho thật ?osành điệu? bắt chước sao cho giống cách ăn mặc lai tạp, giống những màn trình diễn uốn éo có gốc gác nước ngoài, cố ?ochép? cho y nguyên bản mà chưa kịp tiêu hóa đó, có ai thuộc kiểu dáng con sáo cụt lưỡi mà Cao Bá Quát đã nói đến không. Mong sao không có ai! Còn hợm hĩnh tự cho là làm người đẹp, người nổi tiếng rất khổ vì phải chịu nhiều áp lực là ngụy biện nhằm bao che cho cách sống buông thả, lệch lạc, dễ gây mơ hồ trong nhận thức của giới trẻ. Cái đẹp hình thể là của trời cho, phải biết giữ gìn tặng phẩm của tạo hóa bằng sự nuôi dưỡng cái đẹp tâm hồn ẩn trong cái ?onết?.
    Nói đến văn hóa chính là nói đến con người, sản phẩm cao nhất của văn hóa, chủ thể của sự phát triển, trong đó, phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định. Ấy thế mà, điểm xuất phát và đích cuối cùng trong phát triển kinh tế chính là văn hóa. Động lực của phát triển kinh tế cũng phải nhìn thấu vào trong chiều sâu của văn hóa. Trên ý nghĩa đó mà hiểu ra cái lợi thế vẫn đang bị khuất lấp, đó là lợi thế của một dân tộc có truyền thống văn hiến. Những con em của dân tộc ấy được ký gửi thân phận mình cho một bề dày truyền thống văn hóa mà ông cha mình bao đời gây dựng, nuôi dưỡng, giữ gìn và nâng cao. Đó là một bảo đảm vững chắc cho sự phát triển của chính mình trong một thế giới đầy biến động. Biết hun đúc, biết chấn hưng, biết cách làm cho nguyên khí đó thích nghi và đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong những thách đố của thời kỳ hội nhập với một thế giới đầy biến động bất ngờ này cũng là đòi hỏi của phát triển. Hiểu điều này càng thấm thía với sự mong mỏi của Nguyễn Văn Siêu cách đây ngót hai thế kỷ: ?oThăm dò cái gốc của nó, lại phải tưới tắm cái ngọn của nó, mở rộng cái nguồn của nó, lại phải buông lơi cái dòng của nó, kẻ học giả không ngại gì mà không tiến tới về các mặt này?.
    Chân trời của ta ngày càng rộng mở, kỹ thuật ngày càng vạn năng thì ta lại phải đánh giá cao cá nhân con người. Những con người đã từng đổ mồ hôi ra xây đắp, đổ máu để bảo vệ giang sơn gấm vóc này. Hậu duệ của những người con trong thời đại của nền văn minh mới. Trong nền văn minh ấy, sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức, về trách nhiệm của tri thức, về những đặc điểm của con người có giáo dục.
    Con người có giáo dục chính là hiền tài của thời đại mới, thời đại của nền văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức, những con người vừa ?ođẹp người? lại ?ođẹp nết?.
    GS. Tương Lai Theo Người lao động
    [​IMG]
    Ta nguyện làm đôi cánh chim câu
    Nâng tình yêu dâng cho đời tất cả.
  3. heotocdo

    heotocdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Lời trái tim gửi một người bạn
    Tớ nói với cậu điều này nhé, tớ biết cậu không bộc lộ mình, không thể hiện mình, rất muốn giấu mình sau nhưng tiếng cười. Nhưng tớ biết cậu có nhiều tâm sự lắm, nhiều điều phải suy nghĩ lắm. Cậu chưa bao giờ nói về mình, về những điều trăn trở của mình, về những suy nghĩ của mình nhưng tớ cảm nhận thấy những con sóng trong mắt cậu. Có thể mọi người cảm nhận cậu là một người vui vẻ đáng yêu nhưng điều tớ thấy ở cậu lại là sự kín đáo sâu lắng. Mọi người luôn cười khi nghe cậu cười, cậu mang niềm vui đến cho mọi người nhưng lại giữ nỗi buồn cho bản thân.
    Cậu có biết là ưu điểm của cậu cũng chính là nhược điểm không. Cậu kín đáo, cậu giấu mình rất khéo nhưng chính vì thế cậu lại phải kiềm chế rất nhiều. Cậu có thể giấu nhưng như thế có tốt hơn khi cậu có thể nói ra điều mình suy nghĩ không. Thực ra tớ cũng không hoàn toàn thích việc cứ phơi mình ra để người khác biết, nhưng cậu cũng đừng cố giữ nhiều như thế chứ, cậu hãy chia sẻ với những người cậu tin tưởng, không hoàn toàn thì cũng là 1 phần, đừng cứ quanh co mãi với những suy nghĩ của riêng mình nhé.
    Tớ chưa đủ thân thiết và biết cách để chia sẻ với cậu suy nghĩ của tớ và tớ cũng không mong tớ là người cậu chia sẻ, đơn giản tớ chỉ muốn nhìn thấy nụ cười thực sự trong mắt những người bạn. Cậu đừng cười khi trong lòng có nỗi buồn, vì như thế nỗi buồn sẽ nhân lên nhiều lắm. Và khi cậu thực sự không muốn cười, nếu không có ai cậu hãy gọi tớ nhé, tớ không biết chia sẻ như thế nào nhưng tớ có thể lắng nghe?
    Mong cậu vui nhiều
    (Hoathuytinh.com)
  4. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0

    Những cánh tay vô vọng?​

    Đến cuối giờ chiều ngày 26/9, còn ít nhất 30 người đang bị kẹt trong đống đổ nát. Lực lượng công binh của quân đội lẫn cứu hộ của các cơ quan chức năng khác vẫn bất lực, chỉ trông chờ vào lời hứa của phía nhà thầu Nhật, sẽ đưa phương tiện hiện đại đến cẩu khối bê tông, sắt thép nặng hàng trăm tấn lên, sau đó cắt ra, mới có thể kéo nạn nhân ra ngoài được

    Đêm nay, 26/9 họ sẽ ra sao? Vẫn quằn quại hay im lìm ngủ say dưới khối bê tông, sắt thép nặng hơn gấp nhiều lần tất cả họ cộng lại? Rồi ngày mai, ngày kia nữa, khi nào họ được kéo ra?

    ?oChúng tôi đang tìm mọi cách để tháo dỡ! Nhưng khó khắn lớn nhất lúc này là khối bê tông quá lớn, phương tiện của chúng tôi không đủ khả năng để kéo khối bê tông và sắt thép đó.

    Đang đợi bên nhà thầu Nhật đưa cẩu hạng nặng và các thiết bị khác đến, để nhấc khối bê tông, sắt thép lên, sau đó tiến hành cắt bê tông,thép, mới kéo nạn nhân đang kẹt ra được. Nhưng vẫn chưa biết khi nào mới có thế tháo được khối bê tông, sắt thép đó!? ?" Thiếu tướng Trần Phi Hổ nói.

    Trong khi đó, nhìn sâu vào bên dưới đống đổ nát, chúng tôi nhìn thấy những bàn chân vẫn đang nhúc nhích, vài cánh tay cố bấu víu, như mong cho có ai nhìn thấy, để biết mình còn sống.

    Tôi nhìn thấy, nhiều người nhìn thấy, nhưng tất cả bất lực, và quặn lên từng cơn đau nhói, như có ai dùng kim chích lên tim mình. Lúc này, tôi mới thấu cái cảm giác, người chứng kiến người đang chết dần, đớn đau và khốn khổ đến mức nào!

    Dòng Hậu Giang ngay dưới chân cầu Cần Thơ đục ngầu, và dậy sóng. Những chuyến ca-nô chuyển xác nạn nhân từ Vĩnh Long qua Cần Thơ liên tục rẽ sóng, như muốn xé toạt con sông, trước nỗi đau không còn của riêng gia đình những nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ.
    ...
    Trích từ: http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/09/745149/
    [nick]
    Được greenline sửa chữa / chuyển vào 00:46 ngày 27/09/2007
  5. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Đúng là một thảm hoạ. Đọc báo Tuổi Trẻ sáng nay chụp bà mẹ khóc con mà thấy sống mũi cay cay. Sẽ còn bao nhiêu gia đình nữa mất mát người thân và ai sẽ chịu trách nhiệm ? Hay như vụ cháy ITC cuối cùng lôi ra một tên thường dân ...?
    Tuổi Trẻ : 10 giây kinh hoàng
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=221693&ChannelID=3
    Nghẹn ngào thất thần
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=221689&ChannelID=3
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Quote lại để đọc được bài của anh Bekool
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 27/09/2007, 04:17 (GMT+7)
    Câu chuyện giáo dục
    Lời con trẻ
    TT - Câu chuyện do một đồng nghiệp của tôi kể lại...
    Khác với mọi ngày, hôm nay đi học về cu Tí không bi bô luôn miệng kể chuyện trường, chuyện lớp cho mẹ nghe mà ngồi im re sau lưng mẹ.
    Thấy thế, mẹ hỏi: ?oHôm nay ăn sinh nhật cô giáo có vui không con??. Giọng cu Tí uể oải: ?oCon thấy bình thường thôi. Mà mẹ ơi, ai cho mình cái gì, sau khi nhận mình đều phải nói cảm ơn hả mẹ??. ?oĐúng rồi! Nói như thế tức là mình biết ơn người cho quà, mình là người đàng hoàng, người ngoan đó. Giống như bà Tám trong xóm hay hái ổi cho cu Tí, khi cu Tí nói ?ocảm ơn bà? thì bà thường khen cháu ngoan quá?.
    ?oÀ, thế thì cô giáo không ngoan rồi. Con lên tặng quà sinh nhật (cả buổi chiều chủ nhật tuần trước cu Tí và mẹ đã đi lòng vòng trong siêu thị và Tí ?ogiành quyền? chọn quà tặng cô giáo), cô chỉ ?oừ? mà không nói cảm ơn?. ?oChắc tại lớp cu Tí đông quá, cô không kịp nói cảm ơn đó thôi?. ?oKhông phải đâu, cả lớp 1A, bạn nào cũng có quà tặng cô. Nhưng cô không cảm ơn bạn nào hết, con ngồi ngay bàn đầu con biết mà?.
    Mẹ bất ngờ quá, chưa biết nói sao thì cu Tí tiếp lời: ?oCô không ngoan nên không xứng đáng nhận quà. Lần sau mình không mua quà tặng cô nữa mẹ nhỉ??.
    H.HG.
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Vụ Cần Thơ: Lãnh đạo nói đã hết người bị kẹt. Chó nghiệp vụ bảo còn. Nên tin ai? --> Nhà báo Huy Đức cung cấp thông tin trên và nhận định: Có lẽ dể không mất lòng ai. Chúng ta hãy tin lãnh đạo và làm theo chó --> Nhà báo Huy Đức thật là sáng suốt nhỉ
  9. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Tự chủ - chìa khóa cất cánh cho giáo dục
    Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây của Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu, khi trò chuyện với ************* *****************, ông đã đưa ra nhận định: ?oNên thắng được trọng cuộc đua giáo dục, sẽ thẳng thắn trong kinh tế?. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Việt Nam khi coi nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất để hội nhập thành công.
    Sự bất cập của nguồn nhân lực bắt đầu bằng sự bất cập của ngành giáo dục. Sự bất cập của giáo dục chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và chính trị. Vậy cải cách nền giáo dục thế nào? Bắt đầu từ đâu? Đâu là mục tiêu của cuộc cải cách?
    Cải cách giáo dục là phải cải cách từ cốt lõi của nó. Cái khu vực có thể cải cách ngay là thể chế. Bộ trưởng làm gì có quyền tiến công vào thể chế. Hơn nữa còn phải tiến công vào lịch sử. Những người như anh Vương Trí Nhàn, anh Lại Nguyên Ân và một số người nữa bắt đầu viết những quyển sách nói về thói xấu của người Việt. Lác đác trong xã hội đã có người ý thức được những mặt lạc hậu của nền văn hóa Việt Nam và phải nói thẳng là các tác hại của nó là có thật. Sớm hay muộn thì cuộc tiến công ấy cũng phải tiến hành, vì nếu không tiến công vào những mặt lạc hậu của văn hóa Việt Nam thì mọi cố gắng là vô ích, và chúng ta không thể bay lên được. Nếu chọn cuộc cải cách giáo dục làm mặt trận trung tâm, làm Điện Biên Phủ của cuộc hành hương đến sự hợp lý của dân tộc chúng ta, đến sự phát triển, đến sự bay lên, thì phải bắt đầu tấn công một cách hệ thống, một cách khôn ngoan vào quá trình này.
    Thể chế có mặt trong mọi chuyện. Ví dụ phải trả lại tự chủ cho giáo dục. Không được phép lãng phí thời gian của học sinh, sinh viên bằng cách dạy những thứ mà trong thực tế họ không cần. Cần phải phân biệt cái mình cần, cái họ cần và cái cuộc đời cần. Toàn bộ trí tuệ nằm ở chỗ tạo ra được sự cân đối giữa những yếu tố đó. Cần làm cho họ tự chủ để cho họ tương thích với đời sống quốc tế, làm cho họ không trở thành những kẻ lố bịch và ngớ ngẩn trong đời sống hội nhập.
    Tôi có một anh bạn đã từng là Vụ trưởng một vụ ở một cơ quan cấp Bộ. Khi anh ta với tôi cùng làm ở một cơ quan, anh ta được cử đi Pháp học, nhưng khi bảo thi tiếng Pháp đi, thì anh ta không thi. Anh ta bảo tại sao người Pháp không học tiếng Việt mà mình lại phải học tiếng Pháp. Một Tiến sĩ mà cũng nói như vậy đấy. Không phải chỉ những người bình dân mới ngớ ngẩn đâu, kể cả những người được đào tạo cẩn thận cũng ngớ ngẩn, nhiều sự ngớ ngẩn không phải do đào tạo mà là do giáo dục. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề xã hội, vấn đề phát triển được nếu chỉ giải quyết vấn đề đào tạo mà không giải quyết vấn đề giáo dục. Giáo dục và đào tạo là hai vấn đề khác nhau. Bộ của chúng ta là Bộ GDĐT nếu chỉ quan tâm đến đào tạo mà không ý thức được vai trò và sứ mệnh của sự nghiệp giáo dục thì thật là nguy hiểm.
    Nói chuyện với sinh viên các trường Đại học, tôi thấy rất đau khổ. Khi nói chuyện với Sinh viên trường Luật, tôi bảo họ rằng: phải nói thật với các bạn là tôi, rất khổ tâm khi thấy các bạn là Sinh viên năm thứ ba, thứ tư rồi mà nhiều bạn còn nói ngọng, nhiều bạn còn nói thổ ngữ. Các bạn là luật sư tương lai, trong thời kỳ hội nhập này, các bạn sẽ là những người giúp nhân dân chúng ta hội nhập về kinh tế thì các bạn không thể nói bằng thổ ngữ được, thậm chí các bạn không thể chỉ nói bằng tiếng Việt. Bộ GDĐT của chúng ta đào tạo đến mức Tiến sĩ mà còn nói những câu ngớ ngẩn bởi vì sự vắng bóng của giáo dục trong quá trình đào tạo. Nếu nhân dân chúng ta không có một nền giáo dục tự nhiên và hiện đại, nhân dân chúng ta không có một nền đào tạo tốt thì chúng ta không thể phát triển được, bởi vì người lao động Việt Nam không bán sức lao động của mình một cách có giá cho ai được.
    Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
    [​IMG]
    Ta nguyện làm đôi cánh chim câu
    Nâng tình yêu dâng cho đời tất cả.

  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Bức tranh tuyệt vời ...

    Một họa sĩ suốt đời ước mơ về một bức tranh đẹp nhất trần gian.

    Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin vì niềm tin nâng cao giá trị con người".
    Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu".
    Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Được hỏi, người lính trả lời: "Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp." Và họa sĩ đã tự hỏi mình: "Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu ?..."
    Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: "Gia đình".
    Thật vậy, gia đình là nơi đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung thủy.
    Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lý tưởng sống.
    Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ.
    Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng thành mỹ vị.
    Đó là nơi tiền bạc không quí bằng tình yêu.
    Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc.
    ( St )

Chia sẻ trang này