1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. toctem7x

    toctem7x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0
    Chết đói giữa nước giàu

    TT - ?oTôi muốn ăn cơm. Tôi muốn ăn bánh gạo (loại bánh snack có giá 1 USD/túi, bán tại bất cứ cửa hàng tạp hóa nào trên đất nước Nhật, nơi thu nhập bình quân đầu người là 33.100 USD/năm)? - người đàn ông viết trong sự giày vò của cơn đói.
    Đó không phải là lời cuối của một người sống đâu đó tại lục địa đen đói khổ, mà theo tờ International Herald Tribune (IHT), là của một người đàn ông 52 tuổi sống bằng trợ cấp xã hội tại thành phố Kitakyushu của nước Nhật, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
    Trong cuốn nhật ký, người đàn ông xấu số miêu tả lại những ngày cuối cùng của đời mình. Ông chết dần chết mòn vì đói sau khi chính quyền cắt khoản trợ cấp xã hội của ông. Có lẽ do xấu hổ, ông không dám nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm hay người thân. Một người bạn phát hiện thi thể của ông vào ngày 10-7, trong khi đoạn nhật ký cuối cùng ông viết vào ngày 5-6.
    Đó là trường hợp người chết đói thứ ba sau khi bị cắt trợ cấp xã hội trong ba năm qua tại Kitakyushu, một thành phố chậm phát triển ở Nhật. Một người 68 tuổi khi chết bị giảm đi 1/3 cân nặng, điện nước trong nhà đã bị cắt từ nửa năm trước. Trong trường hợp còn lại, một người đàn ông 56 tuổi chỉ được phát hiện sau khi đã chết được bốn tháng. Tuy nhiên, phải đến cái chết mới đây cùng cuốn nhật ký nhỏ thì những câu chuyện thương tâm kiểu như trên mới được công chúng Nhật biết đến.
    Đó là mặt trái còn chưa được biết đến tại nước Nhật giàu có và phát triển. Theo IHT, nước Nhật có truyền thống hạn chế trợ cấp xã hội. ?oCác chính quyền địa phương thường cho rằng sử dụng tiền thuế để nuôi những người cần trợ cấp là sự xúc phạm đối với các công dân? - IHT dẫn lời giáo sư Hiroshi Sugimura tại ĐH Hosei (Tokyo). ?oĐối với chính quyền, chỉ có những ai nộp thuế mới được coi là công dân?.
    Ông Toshihiko Misaki, trưởng bộ phận trợ cấp của thành phố Kitakyushu, bào chữa: ?oCó những người cố gắng hết sức để tự đứng trên đôi chân của mình, còn những người khác lại lười biếng và nhận trợ cấp. Đó là tiền thuế? Chúng tôi phải tìm sự cân bằng?. Và để đạt được sự cân bằng đó, chính quyền đã dựng lên mọi rào cản đối với người xin trợ cấp.
    "Bây giờ đã là 3g sáng. Kẻ này chưa ăn gì trong suốt 10 ngày qua, nhưng vẫn còn sống sót". Những dòng chữ đầy ám ảnh đó được ghi lại trong một cuốn sổ nhỏ, đặt bên thi thể người đàn ông Nhật đã khô cứng.

    Tuy trợ cấp xã hội của nước Nhật nhìn chung tăng từ 0,84% lên 1,18% từ năm 2000 đến 2006, nhưng tỉ lệ ngân sách dành cho trợ cấp xã hội của Kitakyushu chỉ tăng từ 1,26% lên 1,28%. Nhờ đó, Kitakyushu trở thành thành phố chi ít trợ cấp xã hội nhất dù kinh tế kém phát triển; nhưng các quan chức ở đây lại hãnh diện cho rằng Kitakyushu là thành phố ?okiểu mẫu? về chi trợ cấp xã hội. Nhiều thành phố khác đã gửi người đến học tập ?ophương pháp Kitakyushu?.
    Lấy ví dụ trường hợp ông Hiroki Nishiyama, 56 tuổi. IHT cho biết sau khi bị bệnh và không thể làm việc, ông hai lần xin trợ cấp nhưng đều bị từ chối và được bảo là hãy đến nhờ họ hàng. ?oTay quan chức rất ngạo mạn - ông Nishiyama kể - Ông ta nói: Muốn gì! Biến khỏi đây đi?. Sau nhiều tháng gặm bánh mì không, ông định tự tử, nhưng nhờ sự giúp đỡ của một luật sư về nhân quyền, cuối cùng ông cũng nhận được khoản trợ cấp 930 USD/tháng.
    Ông Takaharu Fujiyabu, cựu nhân viên lĩnh vực trợ cấp, tiết lộ thành phố có 132 nhân viên trợ cấp, mỗi người quản lý 73 trường hợp và bị buộc phải loại bỏ năm trường hợp mỗi năm. Ai hoàn thành ?ochỉ tiêu? sẽ được thăng chức.
    Giờ đây, trước ngôi nhà của người đàn ông chết đói, người ta đặt những bông hoa và một hộp rượu nho. Ông Yoshikazu Okubo, hàng xóm của người đàn ông 52 tuổi viết nhật ký, buồn bã: ?oTôi cảm thấy vô cùng hối tiếc?. Ông nói nếu người đàn ông xấu số hỏi xin cơm nước, ông sẽ sẵn sàng giúp đỡ.
    HIẾU TRUNG
    (Tuổi trẻ, thứ 7, 13/10/200)


  2. Luckywin

    Luckywin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    http://www.gamevn.com/showthread.php?t=158457
    <------ hãy vào web này để đọc đựơc những điều thú vị thực tế trong cuộc sống
    Được Luckywin sửa chữa / chuyển vào 15:07 ngày 13/10/2007
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Xem thì giống như chuyện cười, nhưng đọc lại chua chát quá!
    Diêm Vương ho?i 53 ngươ?i chết trong vụ sập câ?u Câ?n Thơ "Các con có hối tiếc ơ? trâ?n gian điê?u gi? không?", đô?ng loạt tra? lơ?i "Ko được xem phim Va?ng Anh ạ!", Diêm Vương: "thật la? hư đốn, chết rô?i ma? vâfn co?n mê muội XXX", lại đô?ng loạt "Dạ không pha?i ạ, ma? chúng con muốn xem nội dung nó đến cơf na?o ma? VTV - Đa?i TH Quốc Gia pha?i tô? chức ca? buô?i chia se? ca?m thông sáo rôfng, co?n chúng con thi? cha? ai biết đến ạ" Diêm Vương "Uh nhi?...Bay đâu lấy phim ra đê? tất ca? cu?ng thươ?ng thức na?o"
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Dân tộc Việt chưa nhận thức được mình ...
    Đó là lời phán khá? bạo của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài trả lời phỏng vấn VieTimes . Đâu là những thói tật xấu của người Việt, dân tộc Việt? Và có phải cứ nói về cái xấu, phơi cái xấu ra là? xấu? Xin trích lại nguyên văn bài phỏng vấn ông Vương Trí Nhàn của VieTimes với cái tít "Trí thức hiện đại: Không được tạo "dịch nói xấu người Việt". Còn cách nhìn của bạn ra rao, xấu đẹp thế nào, luận bình ra sao- toàn quyền ở bạn!
    Phóng viên (PV) : Mục ?oThói hư tật xấu? ông đã làm trong thời gian bao lâu?
    Ông Vương Trí Nhàn (VTN): Tôi làm được vài năm theo hai giai đoạn. Đầu tiên tôi sưu tầm của người khác vì nếu tôi viết sẽ không ai đăng. Nên tôi lấy ngay những người tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Chinh, Huỳnh Thúc Kháng... thì người đọc mới chịu. Ông Vương Trí Nhàn viết thì không ai chịu
    PV: Xuất phát từ ý tưởng nào mà ông làm chuyên mục này?
    VTN: Trong nghề viết văn tôi hay nhìn ra khuyết điểm của văn chương. Trần Đăng Khoa nói phải ?otâm địa xấu xa? mới nhận xét được thói hư tật xấu của người khác như thế. Tôi nói về thói hư tật xấu của người khác để giúp người ta tiến lên.
    Sau đó tôi thấy mình phải viết về tật hư thói xấu của dân tộc nói chung. Tôi chọn việc trích dẫn của người khác. Mục của tôi là thói hư tật xấu người Việt dưới con mắt trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20.

    PV: Ông thường trích dẫn của ai?
    VTN: Nhiều lắm. Ví dụ cụ Phan Bội Châu không chỉ có yêu nước mà đã rất sớm nhận ra thói hư tật xấu của người Việt. Khi sang Nhật, cụ nhờ phu xe đưa đến đâu họ cũng đưa đi, hỏi địa chỉ dẫn tận nơi mà không lấy tiền. Nhưng ở Việt Nam thì không tìm ra một ông phu xe như vậy. Có khi còn ăn cắp, lấy thêm của mình.
    PV: Ông có nghĩ đó chỉ là ảnh hưởng nhất thời của xã hội lúc đó, còn tính cách nền tảng của người Việt thì khác?
    VTN: Không, tôi thấy việc này lặp lại nhiều lắm. Số lượng người viết về thói hư tật xấu mà chúng ta vẫn mắc phải: giả dối, sống vô trách nhiệm, vụ lợi, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình
    PV: Trong nhân loại nói chung, dân tộc nào mà chẳng có những thói hư tật xấu ấy?
    VTN: Dân tộc mình nhiều lắm chứ! Khi nói đến tham nhũng, vợ tôi vẫn bảo: ?Ôi giời, nước nào chả có tham nhũng?, nhưng mình có ti tỉ cái tham nhũng.
    PV: Căn cứ vào đâu ông nói Việt Nam nhiều tham nhũng hơn các nước khác?
    VTN: Thì cứ giở báo chí ra là thấy nhan nhản tham nhũng. Các tòa án xử không xuể. Ông Lê Đăng Doanh từng nhận xét chỉ 5% lộ ra bề mặt, còn 95% vẫn trong bóng tối. Việt Nam xếp loại tham nhũng rất cao, đứng đầu thế giới.
    PV: Đó là những kẻ đứng ngoài Việt Nam để xếp hạng. Để đánh giá một đất nước, một xã hội thì phải thấu hiểu, phải trải qua chính những vấn nạn mà xã hội ấy gặp phải. Vậy nên không thể nói những bảng đánh giá đó là chính xác, coi như một chân lý để khẳng định?
    VTN: Tôi không đồng ý với bạn điều đó. Chúng ta hay nói chỉ ta mới đánh giá được ta. Nhưng chúng ta rất sai. Người nước ngoài thừa sức đánh giá chúng ta. ?oChỉ trong chăn mới biết chăn có rận? là sai!
    PV: Những người nước ngoài sống trong một thể chế chính trị khác, đời sống văn hóa khác. Tất cả mọi thứ đều khác Việt Nam. Một mặt nào đó, người ta đứng ở thế giới khác thì không thể đánh giá khách quan về một thế giới khác. Ví như một con cá chỉ bơi trong nước thì làm sao biết loài chim bay trên trời như thế nào?
    VTN: Bạn đang cường điệu hóa sự khác nhau giữa các dân tộc. Các dân tộc có những giá trị nhân bản nói chung. Ăn cắp thì không thể làm hàng tốt được. Tôi thấy trong bảng thống kê thì Việt Nam xếp hạng hàng đầu. Và tôi tin đó là đúng, còn bạn không tin thì tùy bạn.
    PV: Trong tất cả những người mà ông đã lấy tác phẩm của họ để trích dẫn về thói hư tật xấu, ông có cảm thấy có người nào không xứng đáng là một nhà trí thức không?
    VTN: Điều quan trọng không phải là đánh giá người ta ở con người mà đánh giá chất lượng lời người ta. Khổng Tử nói: Không vì người mà bỏ lời. Có thể trong đời sống có vấn đề nhưng người ta nói đúng.
    PV: Nhưng có một giá trị chung là "Người thơ phong vận như thơ ấy?. Lòng người như thế nào thì sẽ tràn ra ngoài miệng như thế đó.
    VTN: Không, đó chỉ là một ý thôi
    PV: Ví dụ như lời yêu thì ai cũng nói được nhưng ai nói với ta thì mới là quan trọng chứ!
    VTN: Đó là một nhận xét. Ta có lối là ông A nói thiêng còn ông B nói không thiêng. Một người ăn cắp chỉ anh kia là ăn cắp thì anh ta vẫn nói đúng dù anh ta là thằng ăn cắp.
    PV: Tôi muốn nói rằng những nguồn trích dẫn chỉ đáng tin khi tác giả của chúng đáng tin thôi.
    VTN: Chả ai là không xứng đáng với lời của mình. Lý luận của bạn cũng là sai nốt.
    PV: Ông vừa nói có những người không tốt nhưng lời nói của họ tốt đúng không. Nhưng ?oY phục" phải "xứng kỳ đức?. Chúng ta ở một vị trí xã hội, tầm văn hóa như thế nào thì mới có quyền phát ngôn ở vị trí xã hội như thế, tầm văn hóa như thế.
    VTN: Sự đánh giá một người không có chữ ?ochết?. Bảo người đó là xấu không có nghĩa tất cả con người họ xấu. Họ vẫn có phần tốt của họ. Có những người rất tốt nhưng vẫn nói ra những phần xấu.
    PV: Những trích dẫn của ông hay lấy nguồn từ Nam Phong, Tiểu thuyết thứ Bảy? Ông có tin những tờ báo đó không?
    VTN: Sao lại không tin được?
    PV: Thời ?oNam Phong?, ?oTiểu thuyết thứ Bảy?? cũng chỉ là thời kỳ sơ khai của tiếng Việt chứ không phải là cái gì tinh túy, sâu sắc, uyên thâm cả. Nó được ca ngợi vì việc dùng chữ Quốc ngữ bấy giờ là biểu hiện cho tinh thần độc lập của người Việt đối với văn hóa xâm lăng của thực dân Pháp. Ông có nghĩ thế không?
    VTN: Đấy là bạn nghĩ, tôi không nghĩ thế. Ông Vũ Ngọc Phan nói với tôi Nam Phong có đóng góp rất lớn cho tiếng Việt.
    PV: Thời ?oNam Phong?, ?oThơ Mới?? sử dụng tiếng Việt chính là thể hiện lòng yêu nước. Xét vào điều kiện lịch sử thời đó thì nó phù hợp. Nhưng nó không chứa toàn thể chân lý của dân tộc trong đó.
    VTN: Trong bất cứ chân lý của lịch sử nào cũng chứa chân lý vĩnh viễn.
    PV: Sẽ có nhiều người ngạc nhiên vì sao ông lại coi những trích dẫn đó là mẫu mực?
    VTN: Tôi không ngạc nhiên. Vì thế, với bạn có thể Nam Phong là không có giá trị nhưng tôi, với tư cách là một nhà nghiên cứu văn học, thì Nam Phong có đóng góp với lịch sử văn học nước nhà.
    PV: Nếu như một dân tộc có quá nhiều tật xấu thì nó đã bị đồng hóa, tan biến từ rất lâu chứ không thể có một dân tộc Việt như ngày hôm nay...
    VTN: Có rất nhiều cách tồn tại. Có tồn tại lay lắt, khổ sở, phá hoại. Có cách tồn tại cao đẹp.
    PV: Theo ông, thế nào là cách tồn tại cao đẹp?
    VTN: Ví dụ làm ra nhiều sản phẩm, có nhiều phát minh sáng kiến, con người sống tử tế, yêu thương, giúp đỡ, không vụ lợi? Đó là cách sống tốt đẹp.
    PV: Ông không nhìn thấy những điều tốt đẹp đó trong cuộc sống hôm nay?
    VTN: Không, quá ít và những cái dở ngày càng tăng lên.
    PV: Phải chăng ông đọc nhiều cuốn sách cổ quá mà quên tìm hiểu những hình tượng tốt tương đối nhiều trong cuộc sống hôm nay?
    VTN: Những hình tượng ấy không đáng tin tưởng.
    PV: Tôi có thể kể cho ông một hình tượng rất đơn giản: Một phụ nữ ở Quảng Ninh 60 tuổi, về hưu, sống một mình. Bà lần lượt nhận những đứa trẻ bị nhiễm HIV về nuôi. Bé này mất đi lại nhận bé khác. Theo thói bình thường thì lẽ ra bà phải nuôi một đứa trẻ lành lặn để làm nơi nương tựa khi tuổi già. Đồng lương phải tiết kiệm để dùng khi ốm đau nhưng bà đã sẵn sàng dùng đồng tiền đó nuôi những đứa trẻ mà biết chắc chắn 1, 2 năm sau chúng sẽ mất. Vậy ông nhận xét tính cách người Việt như thế nào trong hình tượng này?
    VTN: Những trường hợp này ngày càng ít đi so với các thói xấu đầy rẫy trong xã hội.
    PV: Đời sống thông tin hiện đại có xu hướng cường điệu hóa mặt xấu nhiều hơn những mặt tốt. Đó là một vấn nạn khi mà báo chí chạy theo thị trường một cách quá đà mà quên lý tưởng của mình. Có thể ông đã tiếp cận thông tin tiêu cực của báo chí nhiều quá phải không?
    VTN: Tôi đọc báo thì thấy là hôm nay bắt người này, người kia... rất nhiều chuyện. Tôi cho đấy là bức tranh của thực tế. Còn nếu bạn coi đó là do báo chí cường điệu thì tùy bạn. Tôi không bắt bạn phải theo tôi và tôi cũng không việc gì phải theo bạn
    PV: Ngoài những cái xấu của người Việt ông đã viết, ông thấy người Việt có những điều tốt gì?
    VTN: Nhiều lắm chứ. Ví dụ lòng khát khao sống, làm sao để khá hơn, qua những lúc khốn khó trở thành người tốt giúp đỡ lẫn nhau?
    PV: Tại sao ông không làm thêm ?othói hay tính tốt? của người Việt?
    VTN: Những điều này người ta đã làm rất nhiều? Cả giới báo chí đã làm rồi. Có người nào làm như tôi đâu, chỉ một mình tôi làm (trích dẫn những lời nói về thói hư tật xấu của người Việt).
    PV: Những trích dẫn về thói hư tật xấu của người Việt được lấy rải rác trong nhiều bài của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, hay nhiều tác giả khác... Lẽ thường, một câu bao giờ cũng phải phụ thuộc vào cái tổng thể của toàn bài. Bây giờ cắt một câu ra đứng độc lập, liệu làm như vậy ý nghĩa của văn bản có bị biến đổi ít nhiều?
    VTN: Tôi hiểu chính xác và tôi cho rằng đó chính là ý của cụ Phan.
    PV: Tại sao ông lại khẳng định như vậy?
    VTN: Rõ ràng trong bài các cụ nói rành rành như thế.
    PV: Nói đơn giản như thế này: Nếu chúng ta chỉ đứng ở ngoài nhìn vào cửa kính thấy người cha đánh một đứa con thì chúng ta sẽ nghĩ người cha sao độc ác đến vậy. Nhưng nếu theo dõi câu chuyện từ đầu, có thể đứa con rất hỗn láo và người cha đang buộc phải đánh con mình với nỗi đau đớn hiện lên trên nét mặt. Vậy ông nghĩ thế nào khi tách một câu khỏi toàn cảnh văn bản như vậy?
    VTN: Tôi chỉ tách một câu của một người còn tôi không đánh giá toàn bộ người đó. Còn nếu ai hỏi tôi là dân tộc Việt Nam còn tính tốt không tôi trả lời còn cái tốt?
    PV: Ý chúng tôi muốn hỏi là tách một câu ra khỏi văn bản thì có làm thay đổi nghĩa của nó đi không?
    VTN: Không thể không tách. Còn ai muốn đọc toàn bộ văn bản thì xin mời. Không thay đổi gì hết. Đó vẫn là Phan Bội Châu. Tôi vẫn khẳng định thế còn bạn khẳng định khác thì tùy bạn.
    PV: Nhiều nhà phê bình Việt Nam đã mắc lỗi khi cắt, xén, lắp ghép các câu, các ý và làm thay đổi văn bản gốc quá nhiều. Việc trích dẫn riêng lẻ như vậy chắc chắn sẽ làm sai lệch ý nghĩa của văn bản.
    VTN: Không phải các nhà phê bình có lỗi mà tôi có lỗi. Bạn không thể nói như thế được. Tôi không có lỗi gì trong chuyện này.
    PV: Ông có thấy bao giờ ?orùng mình? khi làm công việc trích dẫn nhiều thói hư tật xấu của người Việt chưa?
    VTN: Càng đọc tôi càng cảm thấy hóa ra những điều mình cảm thấy thì người xưa đã nói rồi. Và trong tất cả những tài liệu cũ có bao nhiêu điều mình chưa biết. Và tôi mong rằng nhiều bạn đọc sẽ biết để sống tốt hơn.
    PV: Trong những thói hư tật xấu chung của người Việt mà ông đã trích dẫn, ông cảm thấy bản thân mình có bao nhiêu phần trăm thói hư tật xấu trong đó?
    VTN: Tôi có nhưng tôi không trả lời câu hỏi này. Tôi không nói với bạn và bạn không có quyền hỏi tôi như vậy.
    PV: Đây là một cuộc phỏng vấn. Và với tư cách là một người con của dân tộc Việt, ông cảm thấy mình có bao nhiêu tính xấu trong đó?
    VTN: Tôi có quyền từ chối!
    PV: Vậy ông có cho con cái mình đọc những thói hư tật xấu đó để chúng tránh?
    VTN: Có chứ. Nhiều người nói với tôi là anh làm sách đi để con cái họ cũng đọc được.
    PV: Vậy con cái ông có tránh được không?
    VTN: Con cái tránh được hay không lại là chuyện khác. Bệnh không thể chữa ngay lập tức được mà phải có thuốc đúng và có thời gian. Vì bệnh đó là thâm căn cố đế.
    PV: Vậy phương thuốc đúng để chữa bệnh thói hư tật xấu của người Việt là gì, thưa ông?
    VTN: Trước tiên phải tự nhận thức được mình. Tôi chỉ nêu lên được người xưa đã nói như thế. Còn chúng ta phải nghĩ xem mình có đúng như thế hay không. Nếu xấu thì sửa. Điều này phụ thuộc vào nhận thức của người ?ouống thuốc?.
    PV: Vậy điều gì quan trọng nhất cần làm ngay trong cuộc sống này để người Việt sống tốt hơn?
    VTN: Cái lớn nhất là chúng ta phải tự nhận thức chúng ta là người như thế nào. Sau đó chúng ta mới bàn đến chuyện khác. Nhận thức quan trọng nhất vì nhận thức đúng thì mới hành động đúng.
    PV: Cụ thể là nhận thức cái gì, thưa ông?
    VTN: Nhận thức mình là người thế nào? Mình đang làm gì? Trong thế giới này mình là gì?
    PV: Chẳng nhẽ dân tộc Việt đã có hàng nghìn năm lịch sử lại không thể nhận thức được mình?
    VTN: Tôi thấy dân dộc Việt chưa nhận thức được mình.
    PV: Nếu không nhận thức được mình thì chúng ta sẽ không có những triều đại rực rỡ như Lý, Trần, Lê, sẽ không có những anh hùng hào kiệt, các vị anh quân của các triều đại. Nếu không nhận thức được thì sẽ không có các tác phẩm nghệ thuật kinh điển. Nếu không nhận thức được chúng ta sẽ không có cuộc sống ngày hôm nay. Nếu không nhận thức được thì dân tộc Việt không thể có một nền văn hóa như vậy. Chúng ta cần đưa ra một trường hợp cụ thể. Theo ông, Nguyễn Du có nhận thức được mình không khi viết ra một tác phẩm như Truyện Kiều?
    VTN: Tùy bạn, bạn cứ nói những điều này trên mặt báo. Một người như Nguyễn Du nhận thức được không có nghĩa là cả dân tộc nhận thức được.
    PV: Ông nói sao? Một thiên tài như Nguyễn Du cũng không biểu hiện cho nhận thức của dân tộc sao?
    VTN: Không có nghĩa là như thế. Tôi sẽ không gặp lại bạn nữa. Tôi đi về đây. Tôi không thích kiểu nói chuyện này.
    Nhóm phóng viên (VieTimes)
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    ( ... lời tâm sự đáng suy nghĩ của một member mới của một forum nọ ... )
    BỎ TRIỀU ĐÌNH LÊN LƯƠNG SƠN BẠC
    Tôi chẳng phải là anh hùng hảo hán gì cả, chẳng phải Lâm Giáo Đầu bị Cao Cầu hãm hại tan gia bại sản, chẳng phải Tống Giang vì bạn giết ác phụ bị tầm nã, chẳng phải anh hùng đả hổ Võ Tòng trả thù cho anh mà phạm tội giết người phải ra đi... tôi chỉ là một "thư lại" nhỏ bé trong triều đình vì hận sự thối nát, nhũng nhiễu mà tôi lên Lương Sơn Bạc. Vì tôi không biết võ nên xin Triệu trại chủ làm chân xách nước hay kéo cờ cũng được. Hành lý thu xếp rồi, hôm nay tôi khởi hành.
    Giật mình tỉnh dậy, hết giấc mơ làm anh hùng. Nhưng mà giấc mơ chẳng sai tí nào cả. Thì tôi cũng vừa bỏ nhà nước mở công ty riêng và vào forum này đấy thôi.
    Thưở nhỏ, tôi có may mắn hơn các bạn đồng trang lứa khi lớn lên trong gia đình cha mẹ lo lắng đầy đủ cái ăn cái mặc, chưa từng nếm một bữa cơm độn hay phải mặc quần thủng đít như đám bạn tôi, nhờ cha mẹ có chân trong nhà nước. Lại được thừa hưởng cái gen của một gia đình quan lại ngày xưa nên phải nói là tôi học cũng giỏi. Một mạch từ nhỏ đến hết đại học chưa từng biết thi lại và khi gặp đám bạn cũ thì không một đứa nào dám vỗ ngực là học giỏi hơn tôi. Chưa tốt nghiệp đại học, tôi đã được vào làm ở Bộ Thương Mại nhờ mối quan hệ thân hữu của mẹ qua những ngày du học ở Đông Âu.
    Sáu năm sau, tôi cũng đường đường là Đảng Viên, là trưởng phòng trẻ nhất công ty, oai chứ? Khi tưởng rằng tôi hài lòng với tất cả thì đó là lúc tôi chán nản nhất. Cuộc đời tưởng đẹp như giấc mơ của mình đã từ lâu chuyển từ hồng sang xám xịt trong nhận thức từ lúc nào rồi. Đó là chuỗi ngày tôi đấu tranh với chính mình để rồi nhận ra rằng, thế giới tôi đang sống sao quá nhiều dối trá và bất công.
    Sau nay khi đi học xa, trở về thăm cái xóm nhỏ hạnh phúc ngày xưa, tôi giật mình nhận ra nó không hạnh phúc như mình vẫn nghĩ. Tôi nhớ lại họ làm gì nhỉ? Người thì đạp xích lô, người bỏ xứ đi buôn hàng Trung Quốc, người đi vớt rong rêu, người thì mua bán mớ rau củ hành ngoài chợ... Ngày trước nhà nào cũng ăn cơm độn khoai dài dài - mà lúc đó tôi lại nghĩ họ ăn ngon vì tôi vốn thích ăn khoai lang. Họ không có tem phiếu như cha mẹ tôi vì là người của chế độ cũ nên cuộc sống rất vất vả. Quần áo bộ nào cũng mặc giáp vòng cả nhà, thằng anh cao một chút thì thằng em thừa kế cái quần, nếu có rách má mày mạng lại. Không một ai có may mắn được học hành tử tế như tôi, không phải họ học dốt đâu, anh Hùng ở đầu xóm tôi từng đậu Á khoa Đại Học Bách Khoa TpHCM có suất học bổng đi Liên Xô nhưng phường không chứng lý lịch đi học nên đành bỏ dở bút nghiên. Tôi gặp lại anh khi anh đi bán kem dạo, cái mũ vải cáu bẩn đội lệch, anh chào tôi. tôi nghe chát đắng trong lòng. Giá ngày xưa cha anh "may mắn" quay ngược đầu súng thì bây giờ anh chắc chắn phải là sếp của em rồi, anh giỏi hơn em nhiều mà. Cái chuyện cha anh làm gì thì có liên quan gì tới chuyện anh đi học? Anh bán kem rồi con anh sẽ ra sao, cuộc đời anh xem như dang dở vì cái chuyện "hướng súng". Biết là vô lý, nhưng có ai xin lỗi anh chưa? Nếu chưa thì cho em gởi một lời xin lỗi, dù em chẳng có tư cách gì cả, chỉ mong anh nhẹ gánh trần gian trên bước đường mưu sinh.
    Khoảng năm 1990 tôi có đọc trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, có bài viết về nước Mỹ dành cho những ai đi Mỹ du lịch khi mối quan hệ giữa 2 bên đang trên đường bình thường hóa. Bài viết có đoạn nói rằng "nước Mỹ phải có trách nhiệm với thế giới...". Ồ, lý tưởng của họ cũng cao đẹp đấy chứ, họ không nghĩ rằng "đèn nhà ai nhà nấy rạng", vậy họ không hẳn là bọn giết người như tôi vẫn nghĩ. Và cái nhìn của tôi về họ cũng thay đổi từ phút ấy.
    Tôi về quê thăm bà Tám của tôi, trên bàn thờ có 4 di ảnh 4 người con trai của bà, họ đều là tử sỹ. Hai tấm ảnh có bằng Tổ Quốc Ghi Công, hai tấm kia không có gì. Tôi hỏi bà: Bà ơi sao cậu Ba và cậu Năm chết trẻ vậy bà? Bà nói nhỏ: cậu đi lính con ạ. Tôi hỏi: Sao cậu không có bằng TQGC hả bà? Bà nói: " cậu là lính Quốc Gia mà con" . Vậy 30-4 hay ngày 2-9 bà sẽ cười hay khóc, hay bà vẫn khóc như mọi ngày khi bà thắp nhang lên bàn thờ? Bà ơi, ngoài kia họ vẫn còn tranh giành nhau về chính nghĩa, nhưng xin đừng nói trước mặt bà. Con nào cũng là con của bà, có sống hay chết cũng là con của bà, bà nói "đứa nào cũng hiền và bà không thương đứa nào hơn đứa nào". Các cậu tôi đều hy sinh trên địa bàn An Khê, xin đừng có một sự tình cờ đau xót nào xảy ra trên chiến trường ấy. Còn biết bao người có tình cảnh như bà tôi, tôi tin là còn nhiều lắm. Đừng ai hân hoan hay rao giảng đạo đức chiến tranh trước những người mẹ ấy, họ đã đau khổ quá nhiều rồi. Ở Washington DC có bức tường tưởng niệm hơn 58 ngàn binh sỹ mỹ tử trận ở Việt Nam, còn con số đó ở Việt Nam là bao nhiêu? Máu xương người Việt đã đổ xuống vì cái gì? Nếu bên này yêu nước thì bên kia là bán nước à? Câu hỏi đó ngàn năm không trả lời được, mà có trả lời được thì những người như bà tôi cũng không tin.
    Những năm học tại trường ĐHKT TPHCM, có những kỷ niệm làm tôi không thể quên. Một lần đang ngồi trên giảng đường nhìn ra hướng đường Phạm Ngọc Thạch, tôi thấy một bà cụ bán hàng rong từ hướng Hồ Con Rùa đi lại, lấm lét nhìn trước nhìn sau, bá vén quần đi tiểu vào gốc cây trước tòa soạn báo Hoa Học Trò. Một tốp thanh niên Tây thấy thế vừa chỉ trỏ, cười nói và lấy camera ra quay. Tự nhiên tôi giận quá, tụi mà giám sỹ nhục dân tộc tao à? Tôi muốn chạy thật nhanh xuống đấm vào mặt tụi nó.
    Tôi hay có thói quen uống cà phê trước cổng trường và rất khó chịu với một tốp bé gái người Bắc hay ăn xin ở đây. Lúc đầu vì sỹ diện với bạn gái, tôi có cho một bé gái tiền, thế là 7,8 đứa còn lại ùa đến, trời ơi, tôi là sinh viên mà tiền đâu cho hết. Tôi không cho, chúng càng năn nỉ, đuổi không đi, chửi cũng không đi, mất cả 15 phút chúng mới buông tha. Tôi chợt nghĩ, sau này mình làm kinh doanh mà có đội ngũ tiếp thị kiên trì thế này thì tốt biết mấy. Thì ra ăn xin cũng chuyên nghiệp đấy chứ.
    Ngày đi làm, tôi mang theo bao niềm tin và quyết tâm, tôi nhìn mọi người bằng sự kính phục và xem đó là tấm gương noi theo. Và tôi đã sống như họ.
    Cũng quan tâm đến sếp một cách "thành kính", cũng đưa tiền Hải Quan "điệu nghệ", cũng tham gia lừa mấy thằng nước ngoài ngây thơ, cũng hát "Bác cùng chúng cháu hành quân" say sưa. Cứ thế, cứ thế...
    Sự chịu đựng bị đẩy đến giới hạn khi một quan chức yêu cầu tôi thay mặt thanh niên tố cáo một quan chức khác mà tôi biết là người tốt, tôi từ chối. Và tôi bị cô lập.
    Tôi là tôi, một thằng trưởng phòng quèn, nhưng tôi có liêm sỉ, tôi biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Tôi đủ tự tin để làm một cái gì đó của riêng mình. Đừng bắt tôi nghe những gì dối trá nữa. Hôm nay tôi sẽ đi đây, dù biết rằng có thể sẽ vất vả hơn, nhưng tôi sẽ lại là tôi như ngày nào, biết yêu thương đồng bào, giữ cái " Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,Tín " cho mình. Lương Sơn thì không còn nữa, không biết forum có chứa chấp một thằng như tôi không ?
    ( St )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Giọng nói Sài Gòn
    Lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn hồi đó nhỏ quá cũng không có ấn tượng lắm về giọng người Sài Gòn chỉ nhớ là hơi khó nghe. Sau nay khi lớn lên có dịp vào Sài Gòn nhiều, quen nhiều người bạn ở trong này nhất là khi sống và làm việc trong Sài Gòn, tôi mới dần hiểu về con người cả về giọng nói và lối sống của họ.
    Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.
    Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy?
    Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào ? mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền tây nam bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng ?othành thị? đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.
    Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ ?onghen, hen, hén? cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ ?onghen, hen? này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu ?oThôi, tôi dìa nghen!? - Chủ nhà cũng cười ?oỪ, dzậy anh dìa hen!?.
    Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói ?oHổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!? ?othôi? ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên ?oHay hén mậy?? bằng giọng điệu thoải mái?
    Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó ?oDzui dzữ hen!?. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ ?oDzui dzữ hen!?? Người Sài Gòn có thói quen hay ?ođãi? giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như ?oHay dzữuuu?, ?oGiỏi dzữưưu?!? Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp ?oThôi à nghen? ?oThôi à!? khá nhiều, như một thói quen và cái ?oduyên? trong giọng Sài Gòn.
    Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm ?od,v,gi? cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu ?or? vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.
    Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ? cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.
    Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói . Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.
    Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh? cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh?Tmer.
    Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều ?ohình ảnh? và ?omàu sắc? hơn. Những từ như ?olì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì?? là mượn của người Hoa, những từ như ?oxà quầng, mình ên?? là của người Kh?Tmer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ? Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
    Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là ?otiếng địa phương?. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi? cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như ?oo, mô, ni, chừ, răng?? trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó? vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và? bình dân làm sao.
    Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói ?oTừ bữa đó đến bữa nay?, còn người Sài Gòn thì nói ?oHổm nay?, ?odạo này" người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ ?oghê? phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng ?oghê? đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là ?onhiều?, là ?olắm?. Nói ?oNhỏ đó xinh ghê!? nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy).
    Lại so sánh từ ?ohổm nay? với ?ohổm rày? hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ ?ohổm rày, miết?? là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
    Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương,bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ,cái Lan)... Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) ...
    Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu ?oThằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề? nhìn phát bực!? Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi ?oÊ, nhóc lại nói nghe!? hay gọi người bán hàng rong ?oÊ, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!?? ?oÊ? là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.
    Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường ?oquên? mất từ ?obán?, chỉ nói là ?ocho chén chè, cho tô phở?? ?ocho? ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này ?oLấy cái tay ra coi!? ?oNgon làm thử coi!? ?oCho miếng coi!? ?oNói nghe coi!?? ?oLàm thử? thì còn ?ocoi? được, chứ ?onói? thì làm sao mà ?ocoi? cho được nè ?
    Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ ?ocoi? cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi ?omấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?? ?" Mà ?odzậy ta? cũng là một thứ ?otiếng địa phương? của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói ?oSao kỳ dzậy ta?? ?oSao rồi ta?? ?o Được hông ta??? Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà? hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gìn riêng riêng này thì đúng là? ?obạn hông biết gì hết chơn hết chọi!? (Mấy cái này hổng có trong từ điển đâu nha).
    Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ ?olóng? (slang words) kiểu mới? Thật ra, đa số những ?otừ lóng? này đều do?bọn trẻ chúng nó ?ochế? ra.
    Có một dạo,dân Hà Nội mình hay nói ?ohâm? rồi ?oẩm IC?? có nghĩa là ?oman man, tửng tửng, khùng khùng? đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo ?oTrong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là?khìn á!?. Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét ?oMi khìn hả ku ??? Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ ?okhìn? này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ? Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì ? Nói nghe vui miệng là được.
    Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói ?oĐồ ông/bà tám!? là biết rồi đó?100% là bị ?ochửi? : nhiều ?ochiện? rồi đây. Ông tám, bà tám? nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ ?otám?. Hỏi ?oĐang làm gì đó ?? ?" Trả lời ?oTám dí nhỏ bạn!???Tám? giờ thành?động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.
    Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với ?ocúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn??, nhiều, nhiều lắm? Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành ?oslang word??
    Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như ?otừ nhà ra chợ?, ?ochuyện thường ngày ở huyện? vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ "cùi bắp" ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, bo xì là không chơi nữa hay 1 câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được " bà mẹeeee ziệc nam anh hùng".
    Nhưng gì tôi viết ở trên 1 phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ 1 số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào,bạn kiếm được bao nhiều tiền.
    Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao!Vào đây tôi cũng học được 1 thói quen là share tiền,đi ăn,đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).
    Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là 1 nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu (Cái này là kết nhất).
    Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị ...
    (st - VNNTU )
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thứ Tư, 14/11/2007, 08:28 (GMT+7)
    Nhanh và chậm...
    TT - Công an xã Ea Bar (Đắc Lắc) nhanh thật. Chỉ một lời báo của cô con gái một bà chủ quán đã ngay lập tức triệu cậu bé Hồ Phi Hiền lên để lấy lời khai về việc lấy 47.000 đồng! Và sự phản ứng nhanh cực kỳ đã dẫn đến cái chết tức tưởi của cậu bé lớp 6 này (Tuổi Trẻ ngày 13-11).
    Nói về cái sự nhanh này, chợt nhớ đến vụ bé Trâm ở Đồng Tháp. Cũng vì công an vào cuộc quá quyết liệt, nhanh nhẩu để điều tra vụ mất 46.000 đồng, đã khiến cô bé chấn thương tâm lý nặng nề.
    Trong khi đó, ở phường Nhân Chính (Hà Nội) thì ngược lại: quá chậm, khi mãi đến 14 năm trời vẫn không nghe, không biết, không thấy vụ em Bình bị ngược đãi dù đã được một bà cụ cấp báo.
    Nhìn lại những câu chuyện đau lòng do phản ứng nhanh - chậm tai hại này, thấy lạ một nỗi, đó toàn là nạn nhân "thấp cổ bé họng"!
    BÚT BI
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Diễn văn đọc vào bọng cây
    Rồi mai đây, chúng ta sẽ làm một tấm bia tưởng niệm cho lòng nhân ái của con người, lòng kính trọng cho nền giáo dục. Tấm bia có thể sẽ được dựng ở quảng trường thành phố, khắc ghi với dòng chữ ?oở đất nước này, nơi đây, đã từng có một giai đoạn, con người đối xử với nhau như dã thú. Công an đã nhét súng vào họng thường dân để tra khảo. Thầy cô đã giao học trò mình cho những người có vũ trang đánh đập. Người cùng màu da đã nhục hình trẻ con 10 năm. Thế hệ trẻ đã hận thù nhà trường, căm hận xã hội và cười chê, phỉ nhổ vào nền đạo đức giáo khoa? và tất cả những điều đó, điều đã bị lãng quên trong sự vô và cố tình của của nhiều tầng lớp con người, kể cả quan chức có trách nhiệm?.
    Khi nào chúng ta có thể lập tấm bia đó? Ở thời điểm nào mà chúng ta có thể tự cam đoan với nhau rằng những điều thương tâm đó chỉ còn là quá khứ? Khi nào chính quyền có thể mạnh mẽ lên tiếng rằng xã hội đã thật sự có bình an. Và khi nào pháp luật sẽ nghiêm minh và quyền con người đã đủ để công an không còn tụ họp nhau đánh thường dân, không còn vô cớ tát tai người đi đường, dân quân không lấy nhục hình ở trẻ em làm niềm vui cho mình?
    Những điều dị thường đó, xảy ra hàng ngày, khiến những giọt nước mắt khóc thương cho bé trai 13 tuổi tự tử vì danh dự 47.000 đồng đã rơi ít đi, niềm vui cho bé gái bị nhà trường tra khảo đến phát điên vì 47.800 đồng oan, nay đã nói lại được cũng lặng lẽ hơn. Xã hội đã chai lì, con người đã làm quen với những điều bất khả mà nay quá thường nhật: như con thú ăn cỏ sau khi làm quen uống máu đồng loại đã biến thái vô luân.
    Một xã hội tự hào với 4000 năm văn hiến đột nhiên lại vật vã thiếu văn minh nhưng thừa thãi các quan chức tập thắt cà-vạt kiểu Anh và tập bước xuống đúng thế từ những chiếc xe hơi bóng lộn.
    Thật độc đáo, như một gánh xiếc thương tâm. Mỗi ngày trên đất nước Việt Nam, chúng ta lại có thêm một câu chuyện quái gỡ và phi nhân, thường nhật như mỗi sáng ta phải ăn sáng trong máu và gặm rỉa những điều nhức nhối của dân tộc mình như loài quái điểu. Không ai nói, và cũng không ai biết vì sao những điều điên loạn đó không ngừng lại. Một xã hội tự hào với 4000 năm văn hiến đột nhiên lại vật vã thiếu văn minh nhưng thừa thãi các quan chức tập thắt cà-vạt kiểu Anh và tập bước xuống đúng thế từ những chiếc xe hơi bóng lộn.
    Chúng ta sẽ làm sao? Hay chúng ta rồi sẽ ra sao?
    Sự phẫn nộ là đám mây đen đang che phủ. Các nhà lãnh đạo có thể kiêu ngạo và chỉ nhìn thấy sự im lặng của dân chúng trước những điều xảy ra, nhưng với đám đông, ai đứng trong đó cũng cảm nhận thấy rằng đó là sự bùng nổ đang đợi giờ chín muồi. Cái gì sẽ xảy ra? Không ai biết và cũng không ai có thể tưởng tượng đúng được những điều sẽ đến. Chỉ mơ hồ biết là đau khổ rồi sẽ chồng chất khổ đau.
    Những dòng tin gọi là ?ocông lý? được đưa ra từ báo chí Việt Nam, bỗng vang lên như tiếng cười tràn đầy nước mắt của những ai có lương tâm. 25 triệu đồng bồi thường cho bé gái bị câm do tra khảo. Một cuộc đời phía trước sẽ bị lãng quên với cái giá rẻ mạt như vậy. 4 dân quân thích hành hạ trẻ em bị đưa ra khỏi lực lượng tự vệ như một cách làm yên lòng dân. Công an đánh dân được đổi đi làm việc nơi khác để trấn an lương tâm xã hội, kẻ quyền chức làm sai được thuyên chuyển công tác, đôi khi là bí mật nhậm chức cao hơn? Nhân tâm Việt Nam bị thách thức, đạo lý và tri thức Việt Nam bị sỉ nhục trước thói quen coi thường nhân dân của một hệ thống quan quyền nghĩ mình có thể làm tất cả, thậm chí bóp méo lương tri, sự thật? của dân tộc mình. Ai sẽ trả lại cho niềm tin xã hội đã bị tước đoạt? Ai sẽ đem lại một đời sống trong lành và công bằng giữa một thế giới nhiều ngụy biện và ác độc của loài ma sói?
    Bọng cây không trả lời tôi.
    Tất cả những câu hỏi của tôi cũng như những lời kêu gào đòi lại nhân ái và công bằng bên ngoài kia cuộc đời cũng rơi vào bọng cây, im lặng và vô vọng.
    Tôi không thích tên của đất nước mình nằm trên bảng đồ thăng tiến rực rỡ khi bên trong đó, ngày ngày những bản biến tấu của uất hận và nước mắt cứ vang lên. Tôi không mong tên đất nước mình đứng nhất nhì thế giới vể xuất khẩu gạo nhưng mùa xuân đến vẫn có hàng triệu người dân tôi đói thấp thỏm. Tôi cũng không mong quốc gia mình có quân lực nhất nhì Châu Á để thừa thãi súng để kê vào miệng thanh niên nhưng im lặng nhìn khi kẻ thù phía Bắc bức hiếp dân mình trên biển.
    Những thằng trí thức - như tôi - chỉ là đồ tồi.
    Ví chúng chỉ có chữ nghĩa và sự bất lực đồng hành, viết lên mấy câu và làm một điều gì đó chẳng đáng gì với thế giới sống của nó.
    Tôi mượn bọng cây để phỉ nhổ vào mặt mình, và xin lỗi bọng cây vì tôi đã lợi dụng nó. Tôi tệ đến mức chẳng còn biết lợi dụng ai, ngoài cái bọng cây.
    Bọng cây biết cách im lặng, cho qua mọi thứ tôi đã đọc vào. Nhưng tôi tệ hơn một cái bọng cây, vẫn ôm những thứ đó, thậm chí biết rằng mình mang theo những nỗi buồn, đến chết cũng không thể nào quên được.
    Nguồn: Tuấn Khanh Blog
    --------------------------------------------------------------------------------
    Source URL:
    http://x-cafevn.org/node/805
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thiên An Môn ...
    Từ một đường link của một anh bạn , tình cờ lúc rảnh rỗi tôi thử lục lọi và được xem lại những đoạn video clip về cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1986 .
    Ngày đó mình đang làm gì nhỉ ? À , ngày đó chân ướt chân ráo vô Sài Gòn ở ký túc xá sinh viên và bắt đầu những ngày đại học . Lúc đó báo còn chưa có mà đọc , ti-vi thì bữa xem bữa không , thông tin thời đó thì bưng bít chứ làm gì có CNN , BBC như bây giờ . Hình như ngày đó tin thời sự của Việt Nam cũng chỉ đưa tin loáng thoáng , không rõ ràng về mức độ thật bi tráng của nó .
    Những đoạn phim thật quá xúc động , một biển người toàn những thanh niên , trí thức biểu tình ngồi trước quảng trường , trước tấm ảnh đồ sộ của Mao chủ tịch họ đã dám dựng nên một tượng nữ thần tự do bằng sáp và giấy . Rồi họ diễn thuyết , tuyệt thực , đòi gặp nhà cầm quyền , rồi Tổng bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương phải đến gặp họ cầm loa năn nỉ , nước mắt lưng tròng . Nhưng đã không hề có ai lùi bước .
    [​IMG]
    Chính nghĩa hay không thì còn lắm cái để bàn . Nhưng sự dũng cảm đến tuyệt vời của những con người trẻ tuổi dám đứng lên chống lại sự độc đoán , hà khắc của cả một triều đình vĩ đại , dám đòi dân chủ , tự do báo chí ... làm cho bất kỳ chứng nhân nào cũng phải lấy làm cảm phục .
    Xem đến đoạn hàng ngàn sinh viên trẻ tuổi tay không bị hàng loạt xe tăng và súng máy của quân đội truy đuổi , bắn giết man rợ trong đêm tôi càng thấy rợn người cảm phục những con người dũng cảm ấy . Con số người chết có thể là 3700 , có thể là 7000 , nhưng với tôi họ đều là những anh hùng , và không có gì có thể bào chữa cho tội ác khi phải dùng súng đạn và xe tăng để tiêu diệt đồng loại , những đồng loại tay không tấc sắt .
    Càng xúc động hơn nữa là hình ảnh một người thanh niên mảnh khảnh , áo sơ mi trắng quần đen đã dám đứng chặn cả đoàn xe tăng đang tiến vào quảng trường . Thế giới này đã nhìn người anh hùng vô danh ấy bằng cặp mắt cảm phục lẫn tự hào , dù sau này lịch sử đã không hề hé lộ gì thêm về sinh mạng của con người ấy . Dù xuất hiện vô cùng ngắn ngủi , " The unknown rebel " là danh xưng thế giới này dành tặng cho anh , và anh đã được Time Magazine xếp ngang hàng với 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới , ngang hàng với cả Roosevelt , Mao Trạch Đông .
    [​IMG]
    Có những giây phút ngồi nhìn lại lịch sử một cách thật thà và sống động , mới thấy mình còn phải nhìn thấy nhiều nữa , nghe thấy nhiều hơn nữa thay vì chỉ biết chạy theo cơm áo gạo tiền .
    Chỉ vì mình chỉ sống có một lần thôi .
    Đêm đó tôi không thể nào ngủ được , hình ảnh những thanh niên tay không chạy dưới làn lửa đạn , hình ảnh " the unknown rebel " đứng chặn đoàn xe tăng cứ ám ảnh hàng giờ liền .
    Xin thắp một nén hương tưởng nhớ các chị , các anh - Những người dũng cảm .
    ]
    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 13:44 ngày 23/11/2007
  10. Backytocngan

    Backytocngan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    2.643
    Đã được thích:
    0
    Anh úi, cho em đường link được không ạ
    Cám ơn anh nhiều ạ

Chia sẻ trang này