1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những người bỏ quên con cái ngay trong nhà mình
    ... "Và rồi đến những cô cậu hoan lạc với nhau rồi tự quay phim, chụp ảnh và bị phát tán trên mạng? Tất cả những điều đó đã và đang xảy ra trong đời sống chúng ta. Những chuyện kinh hoàng đó chỉ là số ít nhưng giống như một đám cháy đang táp lửa vào mặt chúng ta..."
    Những nam nữ học sinh bỏ nhà đi lang thang và khuya thì chui vào nhà nghỉ. Chúng là những kẻ vô gia cư chăng? Không. Chúng là những đứa con của không ít gia đình khá giả. Những nam nữ thanh niên tháo bỏ phanh xe máy và lao vào cuộc đua trên những đường phố và sẵn sàng chết. Họ là những kẻ mắc bệnh tâm thần chăng? Không. Nhiều người trong họ là những trai thanh gái tú. Những cô bé học sinh buộc tay vao với nhau và nhảy xuống sông tự vẫn? Chúng là những đứa trẻ tuyệt vọng chăng? Không. Chúng đang được nuôi nấng khá đầy đủ về vật chất và chưa phải lo lắng chuyện gì trong cuộc đời này. Và rồi đến những cô cậu hoan lạc với nhau rồi tự quay phim, chụp ảnh và bị phát tán trên mạng? Tất cả những điều tôi nói trên đã và đang xảy ra trong đời sống chúng ta. Những chuyện kinh hoàng đó chỉ là số ít nhưng giống như một đám cháy đang táp lửa vào mặt chúng ta.
    Có rất nhiều lý do đã dắt những thanh niên nam nữ còn quá trẻ vào con đường tăm tối đó. Nhưng một trong nguyên nhân chính là chúng ta, những bậc cha mẹ, đã và đang bỏ quên con cái trong chính ngôi nhà của mình. Trong bài viết ?oThực đơn? cho tâm hồn: Chúng ta - Những đầu bếp quá vụng " của bạn đọc Hạnh Nguyên trên VieTimes nói về việc các bậc cha mẹ đã không còn biết ru con nữa. Bài viết đó không phải nói về chuyện ru con cụ thể như ngày xưa mà là một cách nói về việc chăm sóc tâm hồn con cái của các bậc cha mẹ. Thế nhưng có ý kiến bạn đọc phản hồi lại có vẻ khó chịu và kêu lên rằng chuyện ấy ?oxưa? rồi. Theo tôi, thực đơn cho tâm hồn phải là tình yêu thương và những vẻ đẹp nhân văn của đời sống. Khi nào loài người còn tồn tại thì thực đơn đó không thay đổi.
    Hiện thực trong nhiều năm trở lại đây, thực đơn cho thân xác được đầu tư quá lớn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng có quá nhiều quảng cáo về thuốc này, sữa nọ v.v? cho những đứa trẻ và thử hỏi có bao nhiêu quảng cáo về các sản phẩm văn hóa, giáo dục cho tuổi trẻ ở Việt Nam? Một sự mất cân bằng ghê gớm. Điều đó cũng là một minh chứng cho thấy chúng ta đang quan tâm đến điều gì.
    Chúng ta đã và đang bỏ quên con cái mình. Tôi nhắc lại điều này. Và tôi cũng biết rằng sẽ có rất nhiều người sẽ lại khó chịu và phản đối: Không được nói như thế. Chúng tôi đang ngày đêm làm việc cũng chỉ vì con cái chúng tôi. Sai lầm của chúng ta, những bậc cha mẹ, là chính ở chỗ này. Nếu chúng ta chỉ nhìn lướt qua chúng ta sẽ tin rằng: càng ngày các bậc cha mẹ càng có trách nhiệm với con cái nhiều hơn ông bà và bố mẹ mình trước kia. Nhưng thực tế, quá nhiều người trong chúng ta chỉ có trách nhiệm với cái thân xác của con cái chúng ta mà thôi. Chúng ta tìm mọi thực đơn cho bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và phần ăn phụ trước khi đi ngủ của con cái mình khi thấy chúng có vẻ suy dinh dưỡng. Nhưng có quá nhiều đứa trẻ suy dinh dưỡng trong đời sống tinh thần của chúng thì chúng ta lại không hề hay biết và không hề quan tâm.
    Chúng ta luôn luôn quá tự tin rằng con cái luôn luôn bên cạnh chúng ta và nghe lời sai khiến của chúng ta. Nhưng tôi mang cảm giác đó chỉ là những cái bóng của con cái chúng ta. Còn chúng thật sự đã bỏ chúng ta lâu rồi và đang sống trong một thế giới khác. Báo chí đã đưa ra bao vụ việc đau lòng do những đứa con của chúng ta gây ra. Đừng tưởng sáng dậy chúng ta dọn bữa sáng theo tiêu chuẩn Châu Âu hay Châu Mỹ cho con cái hoặc nhét tiền vào túi cho chúng tự ăn sáng trên đường tới trường, đừng tưởng mỗi đứa trẻ được gắn một chiếc điện thoại di động, đừng tưởng đúng giờ chúng ta đã có mặt ở cổng trường để đón chúng, đừng tưởng chúng khép nép chào cha mẹ và chui tọt vào phòng riêng? là chúng ta có thể yên tâm rằng chúng đang sống trong sự quản lý và chăm sóc của chúng ta. Đấy là một nhầm lẫn vô cùng tai hại.
    Buổi sáng chúng ta vội vàng đi làm, vội vàng kiếm tiền, vội vàng mua sắm phương tiện, vội vàng mua đất, vội vàng chơi chứng khoán? Chúng ta hãy tự hỏi: Mỗi ngày chúng ta dành bao nhiêu thời gian cho con cái? Quá ít. Bạn có biết có bao nhiêu nội dung mà cha mẹ nói với con cái trong một ngày không? Quá ít và quá vô cảm. Đó chỉ là những câu hỏi giống như của một thanh tra với nghi phạm:
    - Sao mày lại về muộn, bạn cùng lớp mày về hết cả rồi?
    - Mới cho tiền hôm kia tiêu gì đã hết?
    - Bao giờ thì thi hết ?ocua? tiếng Anh?
    - Điện thoại để đâu mà mẹ gọi không thấy trả lời?
    - Sinh nhật sinh nhẽo gì mà bây giờ mới về?
    - Xem gì trên mạng mà đến 2 giờ sáng?
    - Có chuyện gì mà đứa nào gọi điện cho mày khuya thế?

    Với cách chăm sóc con cái như vậy chúng ta chỉ nhận được những lời nói dối và chúng ta chẳng bao giờ biết được cuộc sống thật của chúng như thế nào(?).
    Tôi đã ở một tháng trong một gia đình ở một nước Châu Âu. Tôi có ý quan sát mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Cứ tối cuối tuần, ông bố hoặc bà mẹ đều có kế hoạch nói chuyện với con cái. Họ nói chuyện với con cái về cuộc sống của con cái trong thời gian ở trường, chuyện quan hệ giữa chúng với thầy cô, với bạn bè và những tâm sự của chúng. Họ nói chuyện như những người bạn thực sự. Một lần tôi hỏi một giáo sư người Na-uy Oslo: ?oTôi thấy ông có những lúc ngồi im lặng một mình. Những lúc đó ông thường nghĩ đến điều gì nhất?? ?oNhững đứa con?. Vị giáo sư đã trả lời như thế.
    Nếu quan sát một chút, chúng ta sẽ thấy càng ngày càng nhiều bậc cha mẹ hoàn toàn không còn thời gian cho con cái nữa. Họ có nghĩ đến con cái không? Có. Nhưng họ chỉ nghĩ đến một vế mà thôi. Đó là kiếm tiền cho chúng có một cuộc sống tốt, cho chúng học thêm, cho chúng du học. Trong nhiều gia đình ở thành phố, con cái được trang bị đến tận chân răng: quần áo hàng hiệu, trang sức vàng bạc đá quý, xe máy, điện thoại, máy tính xách tay, máy nghe nhạc? Và họ nghĩ như thế là đủ. Những đứa con của họ vẫn đi học và về nhà đúng giờ, vẫn dạ dạ vâng vâng và cúi đầu lễ phép. Một lần tôi nằm nhưng không ngủ và nghe được con gái tôi nói chuyện điện thoại với bạn. Tôi kinh hoàng nhận ra rằng: sự khép nép của con gái tôi trước bố mẹ hàng ngày chỉ là hình thức, còn cuộc sống nội tâm bên trong của nó đã ra ngoài sự hiểu biết của tôi từ lâu rồi.
    Một thực tế mà tôi tin bạn đọc phải thừa nhận với tôi rằng: bây giờ ở các quán cà phê, trong quán ăn và đâu đó, trong những câu chuyện của người lớn hầu như chẳng thấy họ nói gì đến việc con cái mà chỉ là chuyện kiếm tiền và chuyện nội bộ cơ quan nơi họ làm việc. Nhiều bậc cha mẹ hoàn toàn vứt con cái cho nhà trường. Mà thực tế, ở trường con cái chúng ta cũng chỉ là con nợ của các thầy cô về bài vở mà thôi. Có bao nhiêu học sinh bây giờ được thầy cô gặp sau khi tan trường và nói: ?oCô thấy mấy hôm nay em buồn và hoang mang, có chuyện gì vậy em, hãy nói cho cô nghe, cô là một người bạn của em mà?. Hình như không còn những câu nói đó nữa. Cô phải vội về, vội đi chợ, vội kịp lớp dạy thêm? Chính vì vậy mà chúng ta đã đẩy con cái chúng ta vào một thế giới khác. Trong thế giới hoang mang ấy, chúng phải tự đi và tự giải quyết những bế tắc, những sợ hãi của chúng. Và không ít con cái chúng ta đã lạc đường.
    Hầu hết các bậc cha mẹ ở Việt Nam đã phải trải qua những năm tháng nghèo đói của đất nước. Và bây giờ, họ không muốn con cái mình phải đói cơm thiếu áo nữa. Mong muốn đó hoàn toàn chính đáng. Chính thế họ lao vào kiếm tiền. Họ chỉ có thể nhìn thấy thân xác con cái họ từng ngày lớn lên và nhìn thấy con đường của con cái họ từ nhà đến trường và ngược lại. Còn những con đường trong tâm hồn chúng thì cha mẹ không hề nhìn thấy và không có ý thức nhìn thấy.
    Vụ việc ?oVàng Anh? vừa xảy ra là một bài học. Công an đã bắt những nam nữ thanh niên tham gia vào việc tung cái video clip ?oVàng Anh? lên mạng. ?oNhật ký Vàng Anh? không chiếu nữa. Những kẻ tung cái video clip kia đã bị bắt giam. Nhưng như thế không phải là mọi việc đã xong và không có chuyện gì nữa. Sau nhiều vụ việc đau lòng như vụ việc này, thử hỏi có bao nhiêu bậc cha mẹ quay lại nhìn con cái mình và tự hỏi:
    - Con mình đang sống như thế nào khi không có mình bên cạnh?
    - Có bao giờ mình ngồi tâm sự với con về một điều gì trong đời mình chưa?
    - Tại sao sáng nay con mình không đi học? Tại sao nó lại nằm trong phòng và mắt đỏ hoe?
    - Tại sao đêm qua con mình lại tìm rượu uống?
    - Tại sao mình không cắm một bình hoa trong phòng con gái mình?
    - Tại sao mình lại không cho con mình giải thích việc nó bỏ học đi lang thang?
    - Tại sao mình lại không bàn luận với con về một vấn đề liên quan đến những người trẻ như nó?
    - Tại sao mình không kể lại chuyện tình yêu của vợ chồng mình cho con nghe?
    - Có bao giờ mình chọn mua một cuốn sách tặng con không?
    - Sao mình không hỏi con cho mình cùng nghe một bản nhạc nó thích?

    Nếu chúng ta ngày ngày nghĩ đến một câu hỏi tương tự như những câu hỏi trên thì chúng ta đã không bỏ quên con cái chúng ta trong một thế giới quá nhiều khó khăn và bất trắc này. Khi chúng ta bỏ quên con cái trong chính ngôi nhà của mình thì chúng sẽ đi tìm một ?ongôi nhà? khác. Và không ai biết nơi chốn ấy có những gì đang đợi chúng.
    Vương Thảo (VieTimes)

  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Kẹt xe, những cuộc vượt đèn đỏ: Bi kịch chưa hạ màn
    Chúng ta đang rơi vào ?obi kịch? của chuyện kẹt xe. Có lúc, chúng ta nhìn thấy nhà mình trước mặt mà lại mang cảm giác không bao giờ có thể về đến nhà mình được. Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến kẹt xe là ý thức chấp hành luật lệ giao thông của chúng ta. ..

    Tôi đã lẩn mẩn phỏng vấn những người đi nước ngoài mà tôi biết với một câu hỏi duy nhất trong vòng một năm nay: "Ông (bà) đã bao giờ thấy người nước ngoài vượt đèn đỏ chưa?". Cho đến bây giờ tất cả những người được hỏi đều trả lời: "Chưa thấy bao giờ".
    Nhưng ngay sau đó có những người ghé tai tôi hỏi: ?oÔng có hâm không mà hỏi thế??. Tất nhiên là tôi không hâm. Tôi hỏi thế để khẳng định một nhận định mà tôi không có nhiều chứng cứ nhưng bằng những gì hiểu biết tôi rất tin người nước ngoài không vượt đèn đỏ trừ những kẻ cướp nhà băng hay một loại tội phạm nào đó đang trên đường chạy trốn sự truy đuổi của cơ quan pháp luật. Tôi hỏi thế để cố gắng lý giải vì sao người Việt Nam lại thường xuyên vượt đèn đỏ.
    Chúng ta thử đi một ngày qua các ngã ba, ngã tư của một trong những nơi ?ovăn minh văn hóa nhất? của đất nước. Nơi có tỷ lệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cùng sinh viên và công chức cao nhất. Nơi ấy là Hà Nội. Nhưng chính ở nơi ?ovăn minh, văn hóa nhất? ấy, số người vượt đèn đỏ lại nhiều hơn cả. Tôi thường xuyên nhìn thấy những thanh niên vụt qua đám đông đang dừng xe khi có đèn đỏ và phóng như bay qua ngã ba, ngã tư. Lúc đầu, tôi nghĩ chỉ có những thanh niên lêu lổng, ngang tàng, không chịu học hành gì mới vượt đèn đỏ như vậy. Nghĩa là chỉ những người ấy mới sống một cách không có ý thức trong cộng đồng của mình.
    Nhưng không phải thế - mà cả những công chức áo cổ cồn, giày da đen bóng. Nhưng chưa hết - mà có cả những người tóc đã hoa râm. Nhưng chưa hết - mà cả những cô gái ăn mặc rất mốt đến những bà đầy phong cách của một bà chủ. Tất cả đều vượt đèn đỏ. Cũng lại lúc đầu tôi nghĩ họ chỉ vượt đèn đỏ buổi sáng vì vội đến trường, đến công sở cho đúng giờ, kịp đưa con tới lớp, kịp tàu kịp xe đi công tác. Nhưng không! Bảy giờ sáng họ vượt đèn đỏ. Mười giờ sáng họ vẫn vượt đèn đỏ. Giữa trưa họ vẫn vượt. Ba giờ chiều vẫn thế. Bảy giờ tối vẫn không có chiều hướng giảm. Nửa đêm vẫn cứ vượt đèn đỏ. Nghĩa là lúc nào có thể vượt đèn đỏ là họ vượt và không chỉ người trẻ mà người già cũng vượt.
    Không chỉ đàn ông mà đàn bà cũng vượt. Vượt đèn đỏ đã trở thành một bệnh dịch của người Việt. Chắc nhiều người còn nhớ cách đây năm sáu năm gì đấy, có một cán bộ của chúng ta đi công tác nước ngoài, mà hình như là Singapore, đã vượt qua đường cao tốc và bị xe cán chết. Theo luật pháp của nước đó, thì người cán bộ Việt Nam kia phải đền bù thiệt hại cho nước họ vì tai nạn giao thông do ông ta gây lên.
    Ở nước ngoài luôn luôn có những lối đi riêng an toàn cho người đi bộ khi qua đường đặc biệt là qua đường cao tốc. Ông cán bộ của chúng ta đã mang cái lối ăn xổi ở thì bước vào một xã hội luật pháp nghiêm minh và khoa học. Đương nhiên lối sống như thế trong thời đại văn minh sẽ bị bật ra và đôi khi còn bị nghiền nát. Tôi có đọc một bài báo viết về sự đi bộ của người Việt Nam trên đường phố. Họ đi tự do và không coi luật lệ là gì cả. Họ thủng thẳng bưng một bát phở từ bên này đường sang bên kia đường bất chấp mọi luật lệ giao thông. Có người còn quần đùi áo lót vừa đi qua đường vừa xỉa răng vô tư giống hình ảnh lão Nghị Quế ngày xưa súc miệng ằng ặc rồi nhổ toẹt ra nền nhà. Chẳng lẽ từng ấy năm ý thức về một lối sống văn minh của người Việt mình không nhích thêm được một chút nào ư? Một câu hỏi được đặt ra mà tôi tin tất cả đều phải đồng ý với tôi là vì sao chúng ta lại sống luộm thuộm và vô kỷ luật đến như thế?
    Hãy nhìn các quán ăn lê lết vỉa hè. Hãy nhìn các quán bia hơi ngập tràn xương xẩu, cuống rau, giấy ăn, mẩu thuốc phủ quanh những đôi giày da đắt tiền. Hãy nhìn chợ búa bẩn thỉu với thịt cá và ruồi xanh bày ra mọi nơi bên lề đường có thể. Hãy nhìn những người vô tư đến kinh hãi dựng xe bên hồ Thiền Quang hay một công viên, một hè phố nào đó và bước đến một gốc cây để ung dung ?otè?. Hãy nhìn các cô các cậu thanh thiếu niên da thịt béo tốt, quần áo sang trọng ăn kem và thoải mái vứt bọc giấy và que kem ra hè phố. Có người ngồi trong những chiếc xe đẹp mở cửa vứt ra ngoài vỏ bánh kẹo hoặc vỏ trái cây. Có người còn ném cả cái túi ni-lon đựng những thứ mà họ vừa nôn trong xe ra ngoài. Có người ngồi trên xe máy thoải mái khạc vung ra khi xe đang chạy làm nước bọt bay tứ tung vào mặt người đi sau. Tôi nói vậy sẽ có người bực bội kêu lên ?oKhổ lắm biết rồi nói mãi?.
    Vâng đúng thế. Chúng ta nói mãi rồi nhưng chẳng thay đổi là bao. Vậy thì chúng ta phải nói nữa, nói mãi, nói đến khi không còn khả năng nói nữa thì mới thôi. Chúng ta phải bắt đầu lại từ việc đi như thế nào cho đúng. Một đội quân mạnh và thiện chiến lúc nào cũng bắt đầu bằng bài tập đi cho đúng đội ngũ. Nếu chúng ta cứ sống một cách ?otự do chủ nghĩa? như đang sống thì làm sao chúng ta xây dựng được một xã hội văn minh? Một xã hội văn minh đâu cứ thật nhiều xe máy và xe hơi đắt tiền.
    Xã hội văn minh đã xuất hiện trên thế giới từ khi chưa có Boeing và Computer cơ mà.Đời sống vật chất của chúng ta được cải thiện rất nhiều. Nhưng chúng ta đang sống với lối sống của những anh trọc phú. Chẳng lẽ những con mối và những con ong có kỷ luật còn chúng ta mang danh con người lại không? Có thể có những người khi đọc xong bài này thì bĩu môi: ?oNói gì không nói lại đi nói toàn chuyện vặt vãnh?. Xin thưa các quý bà và các quý ông của tôi, những chuyện vặt vãnh đó đang làm cho các thành phố của chúng ta lộn xộn trong giao thông (và gây ra chết người không ít), bẩn thỉu trong môi trường và vô nguyên tắc trong lối sống. Nhưng tệ hại vô cùng là nó sinh ra một xã hội ít tính luật pháp. Nó cản trở chúng ta xây dựng một cuộc sống hiện đại và văn minh. Nếu bây giờ, chúng ta thử đặt cuộc sống hiện đại văn minh thuần túy với nghĩa đích thực của nó như của Singapore hay Nhật Bản vào xã hội ta thì có nguy cơ chúng ta sẽ chối từ chính cái mục đích mà chúng ta đang phấn đấu. Vì như thế, chúng ta đâu được thoải mải vượt qua ngã ba, ngã tư đang có đèn đỏ.
    Chúng ta không được thoải mái vừa xỉa răng vừa khệnh khạng qua đường không thèm để ý đến ai. Chúng ta đâu còn vừa được ăn vừa được ném rác ra đường v.v... Tất cả những hành động trên chính là thói ích kỷ và lối sống thiếu ý thức của chúng ta. Chúng ta nên xem lại lòng yêu nước của mình. Đọc xong bài báo này ở công sở hay trong quán cà phê, các quý bà quý ông sẽ lên xe về nhà. Tôi tin 100% là: các quý bà, quý ông sẽ thấy những gì ?ovặt vãnh? tôi vừa nói ở trên đang diễn ra ở quanh mình. Chắc chắn lúc đó, các quý ông, quý bà sẽ kêu lên đầy bực bội: Này, sao họ lại đi đứng như thế nhỉ!

    Nếu chúng ta nhìn từ trên cao xuống toàn bộ thành phố, chúng ta sẽ thấy một sự náo loạn trên các tuyến giao thông. Chúng ta thường xuyên bị tắc đường. Tất nhiên đường chúng ta quá hẹp mà lưu lượng người và xe cộ đi lại quá đông. Nhưng một phần chẳng kém quan trọng tí nào là ý thức của người dân. Một người thấy đèn đỏ cứ thản nhiên vượt lên. Thế là gặp người ở chiều đường đang đèn xanh. Không ai chịu nhường ai. Thế là ùn tắc. Đã ùn tắc rồi nhưng ai cũng tìm cách chen lên phía trước. Tất cả không ai bảo ai cứ thấy kẽ hở là nhích lên. Được tí nào hay tí ấy. Được tí nào là thỏa mãn tí ấy.
    Cái thói ích kỷ này hiển hiện ở mọi nơi. Trong việc xây dựng tôi thấy rất rõ. Mặt tiền nhà mình 3m nhưng cứ muốn nhích sang đất nhà khác chưa xây dù chỉ 3cm đến 5cm. Nhà hàng xóm xây nền nhà cao 60cm thì mình phải xây 65cm. Phải cao hơn nó chứ! Tầng nhà hàng xóm 3,1m thì nhà mình phải 3,2m. Sao mình lại thấp hơn nó? Trên đường đi sao mình lại chậm hơn nó? Thế là vượt nhau không có một trật tự nào cả. Mặt mày đỏ phừng phừng. Chen vai hích cánh. Cãi cọ, chửi bới nhau. Rất nhiều khi chỉ vì một cái xe đạp ?ongang tàng? vô lối mà tắc đường đến cả tiếng đồng hồ.
    Rất lạ là, khi họ thủng thẳng đạp xe đạp vượt đèn đỏ thì chẳng thấy gương mặt nào tỏ một chút ngượng ngùng hay lấm lét nhìn xem có công an không. Họ cứ đi như đang đi trong sân nhà họ vậy. Họ cứ nghĩ: ông đi xe đạp thì ông cần cái quái gì. Ông cứ đi như thế đấy làm gì được ông. Lúc này tôi hiểu thêm một lý do vì sao mà cái anh Chí Phèo của ông Nam Cao lại sống lâu như thế trong đời sống xã hội Việt Nam.
    Nhiều đoạn đường hình như không có lý do gì để ùn tắc mà vẫn bị ùn tắc làm tôi cứ phải hỏi mãi: Vì sao lại có thể ùn tắc được nhỉ? Xin thưa ngài: chỉ vì người này muốn nhanh hơn người kia có vài ba giây đồng hồ mà thôi. Có khi chỉ vì hai cái xe khẽ chạm nhau một tí thôi thế là dựng ngay xe giữa đường, rồi cúi rạp xuống nhìn xem cái xe có bị xước một tí gì không, rồi sừng sừng sộ sộ, hận thù dâng cao. Thế là người này dừng lại ngó một tí, người kia ngó một tí. Vui quá nhỉ. Đánh nhau thử xem nào. Cứ thế và cứ thế, chỉ trong vài phút ngã ba hay ngã tư ấy đã đông ngẹt người và không tài nào có thể giải tỏa được.
    Những lúc như thế, công an có ba đầu sáu tay cũng chịu.Cho đến bây giờ tôi vẫn thường tự hỏi: Tại sao người ta luôn luôn muốn nhanh hơn người khác chỉ một vài giây hay một gang tay đường. Mặc dù có nhanh hơn cả tiếng đồng hồ thì rất nhiều người có dùng một tiếng đồng hồ nhanh hơn ấy để làm việc đâu. Tranh giành để nhanh hơn nhau vài ba giây để rồi ngồi quán hai ba tiếng tán gẫu những chuyện không đâu.
    Thực ra, nếu người này nhường người kia một gang tay đường hay một vài giây đồng hồ thì đám đông đặc quánh mùi khói xe và mồ hôi người sẽ nhanh chóng được giải tỏa. Bạn tôi nói rằng ông đã nhìn thấy ở một ngã tư phố nhỏ ở Singapore vào một buổi tối đã muộn khi đèn đỏ chỉ đúng có một người đàn ông đi bộ. Người đàn ông đứng thanh thản chờ cho đèn xanh bật lên mới qua đường. Trong khi đèn đỏ, dù biết rằng quanh mình không có dấu hiệu của bất kỳ chiếc xe nào sẽ đi qua nhưng người đàn ông vẫn tự giác chấp hành luật lệ. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông đã trở thành một hành vi sống văn hóa trong máu thịt của người dân Singapore kia. Nếu so với một người Việt Nam đi bộ thì người đàn ông Singapore kia sẽ chậm hơn đôi ba phút . Thực sự họ chậm hơn chúng ta đôi ba phút khi vượt đèn đỏ nhưng đất nước của họ lại phát triển nhanh hơn chúng ta cả một thế kỷ.
    Minh Luận (VieTimes)

  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    KỲ THỊ ĐỊA PHƯƠNG ?" bóng ma ám ảnh hay thực trạng đáng buồn? (I)
    TracTreo

    Bàn về chuyện này, giống như cầm ly cà phê nóng hôi hổi vừa đi dây vừa nhấm nháp, nguy cơ bị phỏng mồm, phỏng tay, phỏng?đủ thứ là có thật. Đã biết bao lần tôi muốn nói chuyện về vấn đề này bằng một bài viết rõ ràng và minh bạch theo chủ kiến của mình, nhưng đều ngần ngại, chưa dám quyết.
    Ngồi tán dóc bàn chuyện phiếm với bạn bè là chuyện khác, ghi lại trên giấy trắng (hoặc màn hình trắng) mực đen là một chuyện khác. Bạn bè, dẫu sao cũng là bạn bè (dù rằng chưa chắc là bạn chứ không phải bè), còn khi đã viết thành một bài, quẳng lên đâu đó trên mạng, là một cách giống như tuyên chiến với cả ? dân tộc VN rồi, nhất là những người luôn miệng đề cao tính thống nhất không gì tách chia được của một dân tộc thần thánh như dân tộc ta. Tánh tôi lại hơi ?okhó chịu? ở chỗ, thà rằng không nói, đã nói thường hay huỵch toẹt, ?ochết chóc? tại chỗ này đây.
    Mà thôi, rào giậu quá có khi lại thừa. Thành cao hào sâu chả có hiệu quả gì với loại chiến tranh bấm nút thời nay. Có gan ăn cướp, có gan chịu đòn. Gẫm kỹ, cái sanh mạng văn hóa (tương tự như sanh mạng chánh trị của một đảng viên) của mình bèo bọt quá chừng, hơi sức đâu mà bo bo giữ mãi. Tôi vào đề nhé.
    Trước hết, tôi xin minh bạch về ?ogốc gác? của mình một chút. Tôi, đích thị là một phó thường dân Nam kỳ quốc thuộc Việt Nam, chi tiết hơn thì là, nói theo thời đầu thế kỷ trước, thảo dân, hoặc trần trụi hơn, một gã mãng phu thành Gia Định. Chắc ăn nhứt là cứ xưng mình mãng phu để được thông cảm chừng nào hay chừng đó. Lỡ có mà ăn tục nói phét một chút, cũng dễ được tha thứ hay thông cảm. (Hì, chớ xưng xưng là kẻ sĩ Bắc Hà, ngôn bỗ ngôn bã một tẹo thôi đã bị khỏ cho u đầu chớ đùa à).
    Từ thuở nhỏ, đã được làm hàng xóm với một gia đình người Hà Nội thứ thiệt (dân di cư thời 54, "chín nút", để phân biệt với dân "hai nút", vào Nam sau năm 75), chơi đùa chủ yếu với một cô nhóc Bắc kỳ, thân thiết như? chị em. Ngôn ngữ Hà Nội Bắc kỳ tiêm nhiễm vào cái đầu be bé? của một thằng nhóc Nam kỳ rặt từ thời thơ ấu. Bỏ xừ, thảo nào, ô hay, ơ kìa, ối giời ơi? nghe quen tai, nói quen miệng lăm lắm. Ba má tôi được cái không đặt nặng chuyện địa phương nên cũng có một mối giao hảo rất tốt với gia đình này. Cả nhà tôi gọi bà cụ chủ gia đình bằng bà Hai (một cách gọi rặt miền Nam), bà Hai thì gọi Ba Má tôi là thầy Tư, cô Tư. Chẳng qua Ba tôi có một thời gian hành nghề godautre (gõ đầu trẻ).
    Tôi còn nhớ như in tôi với cháu ngoại của bà Hai chơi đùa với nhau rất nhiều trò. Vui vẻ phải biết, dù đôi khi cũng có ganh tỵ nhau kiểu con nít, một lần tôi được ?ocô ả? chia sẻ một cái bánh, tôi, vừa tham lam vừa cố tình ghẹo, ngoạm một miếng quá cỡ thợ mộc, cô ả mếu máo ?omách? bà, cuối cùng cô được Bà cho thêm cả cái bánh khác (với điều kiện là phải cho tôi cắn một miếng nữa). Giọt nước mắt trẻ con của một bé gái bình thường thế mà cứ làm tôi nhớ mãi tới giờ ?
    Đó là những người Bắc đầu tiên tôi tiếp xúc. Vô tư không gợn chút gì khó chịu. Thỉnh thoảng tôi có nghe những lời trêu ghẹo của đám con nít lối xóm kiểu Bắc kỳ con, Bắc kỳ ăn cá rô cây, rau muống?. nhưng không thấy gì bực bội lắm. Bé Hằng, cô bạn nhỏ của tôi lâu lâu cũng nổi cáu, nhưng cùng lắm chỉ xì xì bĩu môi : bọn mất dạy, không chấp. Lớn lên nhớ lại, tôi nghĩ có lẽ người lớn lúc đó cũng có những trăn trở buồn phiền vì những biểu hiện kỳ thị địa phương ở một số đông người, nhưng chắc chắn họ đã không nói bất cứ điều gì với tôi, nên tôi hoàn toàn vô tư, chỉ biết vui vẻ với cô bạn gái dễ thương của mình. Vài năm sau, gia đình tôi dọn nhà đi chỗ khác, mối giao tình giữa tôi và người bạn gái (Bắc kỳ) đầu đời chấm dứt.
    Sau này lớn lên một chút, đi học, tôi ít được tiếp xúc nhiều với bạn bè người Bắc. Có lẽ vì nhà tôi không ở khu vực của người Bắc di cư do Tổng thống Ngô Đình Diệm phân bổ theo một kế hoạch chi tiết và cụ thể. Cả triệu dân di cư được tổ chức cho cư ngụ trên những vành đai chung quanh thủ đô Sài gòn, nhằm mục đích làm một hàng rào an ninh để kiểm soát (khá hữu hiệu) sự thâm nhập của các cán binh CS. Lớp học rất ít dân Bắc kỳ, và, thuận theo tự nhiên, họ kết thành một khối để tự vệ trong chừng mực có thể khi xảy ra sự nặng thì nhạo báng, nhẹ thì trêu ghẹo ? của đám bạn Nam kỳ có một đa số áp đảo. Tôi, với một tình cảm mơ hồ thời bé xí với người Bắc, gần như chưa bao giờ tham gia một trò đùa nào nhắm về những bạn cùng lớp người Bắc đó. Có điều, tôi cũng không chủ động mà kết thân với họ, đơn giản vì không được sắp chỗ ngồi gần những học sinh Bắc kỳ ấy.
    Cho tới năm lớp Nhì (lớp Bốn ngày nay), đổi về trường mới, tình cờ tôi lại trở thành bạn rất thân với một đồng lớp là người Bắc, lại thuộc gia đình thượng lưu, xuất thân Thái Hà ấp, một địa phương nổi tiếng xa xưa của Hà nội, theo như tôi biết. Cơ hội để tôi và anh bạn ấy trở thành một đôi bạn thân thiết (mãi tới bây giờ vẫn còn liên lạc, có cơ hội lại đánh nhau một trận tưng bừng ?odụng tửu binh phá sầu thành?) chính vì hai đứa là hai đứa học giỏi nhứt lớp. Bảng danh dự hàng tháng là một ?olẽ đương nhiên?, không cần nghĩ tới. (Bảng danh dự hàng tháng để dành cho năm học sinh xuất sắc nhất lớp). Cuối năm cũng là lúc để chúng tôi "so kè" với nhau để giành cho được ngôi vị học sinh lớp Nhì, lớp Nhất xuất sắc nhất trường. Tình thân mật dựa trên một sự ganh đua ngầm, nói chung cũng không có gì trở ngại, tôi và bạn ấy vẫn luôn luôn là một đôi bạn thủy chung cho tới tận bây giờ.
    Tôi lại có một cuộc hội ngộ với nền văn hóa đặc thù của Thăng Long biểu tỏ rất đậm chất trong khung cảnh sinh hoạt của gia đình bạn tôi. Nết ăn nết ở của một gia đình sĩ quan cao cấp của quân đội VNCH, lại là một gia đình gốc Hà Nội tất nhiên có những nét rất ư là văn hóa, mà chả cần bất cứ một thứ bằng chứng nhận Gia đình Văn hóa nào. Tôi hòa nhập rất tự nhiên, tắm táp trong cái dòng sông dịu mát ấy. Mỗi ngày mỗi chút, tôi được thấm nhuần, bị ảnh hưởng lúc nào không hay, kể cả ngôn ngữ sử dụng thường nhật. Quả tình, thời gian tôi bỏ ra chơi đùa, học hành dưới ngôi nhà đó cũng ngang ngửa với thời gian tôi bỏ ra tương tự ở gia đình thực sự của mình. Thực chất, có khi còn nhiều hơn, vì ở nhà bạn tôi, tôi rất ít khi ngủ.
    Vì còn là một học trò tiểu học, tôi chưa nhận thức rõ rệt chuyện kỳ thị Bắc Nam ngoài xã hội, nhưng không thể nói rằng hoàn toàn không biết về nó. Một lần tôi được nghe lỏm từ Bác Hai tôi môt câu : Cứ hỏi mà nó trả lời Phi trường Tân Sơn Nhất thay vì Phi trường Tân Sơn Nhứt là ?ooánh?. Đó là lúc bác tôi kể chuyện thời sinh viên quậy phá của mình, vì một đụng chạm chi đó với một sinh viên Bắc kỳ mà kéo phe tìm bất cứ sinh viên người Bắc nào mà trả đũa. Cái chuyện phân biệt Nam Bắc là một thực tế sờ sờ, dòm đâu cũng thấy giữa đất Sài gòn hoa lệ. Ngay cả Ba Má tôi, có một nhãn quang rất phóng khoáng, nhưng đôi khi cũng có vài câu đại loại, ờ, người Bắc họ có một kiểu nói chuyện, cách sống khác mình, dĩ nhiên họ nói mà không biết tôi đang lắng tai. Ba Má tôi thừa biết cái thằng con mình nó đã bị lai bởi cái văn hóa Bắc kỳ khá nhiều.
    Vì tôi có vẻ là một thằng bé ngoan, nên gia đình người bạn tôi, đặc biệt là những người chị của bạn ấy, rất cưng và đối xử với tôi như một đứa em ruột. Tôi qua kỳ thi Đệ Thất, đậu ngon lành vào một ngôi trường công lập bậc nhất thời ấy ở SG, họ cũng mừng y hệt như cách mà họ sẽ mừng cho đứa em trai ruột rà của họ cũng thi đậu vào ngôi trường ấy vào năm sau. Số là bạn tôi học sớm một năm, ở bậc tiểu học thì được, nhưng khi lên trung học, Bộ Quốc Gia giáo dục không cho phép. Cho tới giờ này, tôi vẫn chưa biết chắc vì lý do gì mà Bố của bạn ấy không tham gia vào chuyện ?olo? (bây giờ gọi là "chạy") cho đứa con trai của mình được đặc cách thi sớm một tuổi. Tôi biết chắc rằng, chỉ cần một tiếng nói của bác ấy, mọi sự sẽ được thông qua dễ dàng, nhất là học lực của bạn tôi không hề thua sút gì tôi, nhất là ở những môn cần đến sự siêng năng (tánh tôi vốn hơi làm biếng nên ít chịu khó học thuộc lòng, chỉ nắm đại ý mà thôi).
    Nói chung, cho tới khi lên năm đầu tiên của Trung học, tôi cũng đã có sơ sơ một chút kinh nghiệm về chuyên phân biệt Bắc Nam của người Việt. Có một chi tiết, sau này lớn hơn một chút tôi mới biết, dân quê ở miền Tây, nhứt là các ông già bà cả, thuở đó có một cách gọi bất cứ người nào không phải là dân miền Tây là người Huế. Ngộ, như là sự thiệt, tôi có thể đoan quyết bằng tất cả danh dự của mình. Tôi đồ chừng, Huế, tượng trưng cho đất thần kinh, đã là nơi xa xôi tận cùng của đất nước. Và, nhứt là họ - những người dân quê rặt ?" không thể phân biệt được giọng Huế nó khác như thế nào với giọng Bắc. Đừng nói là phân biệt chi tiết hơn, Nam Trung bộ, Trung bộ, Bắc Trung bộ, Bắc bộ?
    Với những người dân quê ấy, ?odân Xè-Goòng? đã là một cái gì rất khác rồi, đừng nói là dân ngoài nẫu, ngoài nớ, ngoài kia?có vẻ như ngoại quốc thì đúng hơn. Dĩ nhiên, người trí thức có đọc sách báo văn chương thì không hẳn thế, nhưng bảo rằng họ không có một lợn cợn giữa Nam và Bắc thì là? nói dóc. Ngay từ thời sơ khai của báo chí Việt Nam, sự phân biệt giữa một tờ báo miền Bắc và báo miền Nam là rất dễ nhận ra bằng vào cách trình bày trang báo, cách đặt ?otít?, cách hành văn, và?những lỗi chánh tả. Ai cũng coi mình là con Hồng cháu Lạc, nhưng, trong sinh hoạt thường ngày, những đụng chạm tính cách, văn hóa đặc thù là không thể không có.
  4. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    KỲ THỊ ĐỊA PHƯƠNG ?" bóng ma ám ảnh hay thực trạng đáng buồn? (II)
    TracTreo

    Thuở đó, vấn đề kỳ thị Nam Bắc chỉ thuần túy là sự phân biệt văn hóa, ngôn ngữ, phong cách ... chứ chưa có kèm theo món "khuyến mãi" chánh trị. Bởi vì, một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam cũng là những người đã chọn lựa chính nghĩa quốc gia, ít nhứt là trên mặt danh nghĩa. Đặc điểm "chánh trị" đó, mãi sau ngày 30.4.75 mới chứng tỏ sự có mặt ngạo nghễ của nó, vượt xa những đàn anh (văn hóa, ngôn ngữ, phong cách...) già cỗi. Nhưng, chuyện đó hãy để sau, bây giờ tôi muốn ghi lại những sự suy nghĩ của tôi về vấn đề nhức nhối này (ít nhứt là đối với riêng tôi).
    Vì chơi thân với một người bạn Bắc kỳ, nên có thể tính cách của con người tôi cũng có một ít "tiêm nhiễm" (tôi dùng từ tiêm nhiễm với nguyên nghĩa, không kèm một ý nghĩ xách mé nào). Bạn bè tôi cũng từ mọi miền đất nước quy tụ rất phong phú. Đám chúng tôi gồm ba thằng Bắc kỳ (có một thằng là Bắc kỳ sanh tại Lào), một thằng Huế, một thằng Quảng Nam, và đông nhứt hẳn là đám Nam kỳ lục tỉnh trong đó có tôi. Rất thực lòng khi tôi nói không hề có bất cứ một sự kỳ thị nào trong cả bọn. Những chú choai choai mê đá banh (kể cả mấy đứa gốc Bắc cũng không gọi là đá bóng), thục billard, đá banh bàn và... dĩ nhiên, không thiếu màn đánh lộn lai rai xảy ra một vụ. Chắc chắn là như vậy, tuổi thơ không có ý niệm rõ rệt về những khác biệt chắc chắn là phải có trong từng mỗi gia đình. Chỉ thỉnh thoảng tới nhà nhau nhân dịp lễ tết, mới thấy những khác biệt hiện ra trong một số lễ nghi tập tục của bậc ông bà. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy một hàm răng mà tôi từng được đọc trong sách mà chưa bao giờ tạn mặt : hàm "răng đen mã tấu", hàm răng của một người bà của bạn tôi. Thú thật, tôi hơi ghê ghê. Sau này khi đọc được những câu văn bóng bẩy có nhắc tới "răng đen hạt huyền" tôi có một cảm giác khá là buồn cười... Tôi được một người thầy giải thích sở dĩ hàm răng có cái màu nham nhở dơ dơ ấy vì không được chăm sóc nhuộm thuốc định kỳ, còn các cô thiếu nữ Hà thành một thời được ca ngợi trong văn chương thì cái màu đen nhánh như hạt huyền nhìn cũng bắt mắt lắm, không đùa được. Thầy kết thúc câu giải thích với một nụ cười hơi... bí hiểm. Ông thầy tôi gốc người Hà Đông, rất gần Hà Nội, khá là đẹp trai, chắc hẳn ngày xưa ông từng có một người trong mộng có một hàm răng đen nhánh.
    Lớn hơn, tôi tập tành tìm tới những sách báo tạp chí văn chương. Lúc đó, nhiều phong trào văn chương bùng nổ, nhóm Sáng Tạo do Mai Thảo chủ trương đã thực sự là một nhóm lừng lẫy. Theo trí nhớ lơ mơ của tôi, có vẻ như là chỉ có một thi sĩ gốc người miền Nam trong nhóm ấy là Tô Thùy Yên, ngoài ra chỉ toàn dân xứ Bắc. Những văn nghệ sĩ đàn anh trong giới văn chương Sài Gòn đa số là người Bắc di cư. Lớp người miền Trung ít hơn, miền Nam lại càng hiếm, nhứt là trong giới thi sĩ. Hình như, nhà thơ gạo cội miền Nam chỉ có Đông Hồ. Tất nhiên là những nhà thơ trẻ thì cũng có rất nhiều là dân Nam kỳ lục tỉnh, nhưng, nói chung cũng không đông bằng dân xứ Bắc. Có lẽ, người Bắc có một bản chất... lãng mạn văn nghệ hơn thì phải. Cách ăn nói của họ cũng lả lướt hơn, khi họ tán tỉnh đàn bà con gái, miệng lưỡi bay **** là một lợi thế không nhỏ. Dân miền Nam, danh gia vọng tộc không nhiều, nguồn gốc điền chủ cò bay thẳng cánh chẳng có bao nhiêu, và ngay cả trong hàng ngũ ấy, cũng rất ít người mang đặc điểm quý phái của tầng lớp quan lại. Ngay cả Phan Thanh Giản gốc gác ngoài Trung nhưng hình như cái sinh lực dân dã thô mộc của miền Nam đã cải hóa con người ấy rất nhiều. Những ông quan miền Nam có tính cách bộc trực hơn, văn chương thô sơ thẳng thắn hơn những đồng liêu đàng ngoài là cái chắc.
    Nói thẳng mà không sợ mích lòng, đám thi sĩ miền Nam lúc ấy rất ít người tài hoa thật sự. Nhất là với truyền thống văn chương chuộng biền ngẫu, từ chương, lộng lẫy, kiểu cách ... những tính cách "giang hồ lục lâm" của người miền Nam không có cơ hội để phát tiết. Không chỉ ở mảng văn nghệ, nhiều ngành nghề khác, người Bắc di cư cũng đạt những thành tựu nhất định ở đất phương Nam. Nhiều lý do để giải thích sự thành công ấy. Bị thời cuộc đưa đẩy vào một vùng đất xa lạ, họ cố gắng vượt trội để sinh tồn, nỗi tự hào ngấm ngầm và dai dẳng về một gốc gác ngàn năm văn vật là một nền tảng vững chắc. Gia đình xuất thân là con nhà giàu, con công chức, con địa chủ ... là phần lớn, cũng là một nguyên nhân. Cộng vào đó, sự quen biết với các người có chức phận trong chánh phủ, cũng là một điểm tựa vô cùng hiệu quả. Nói tóm lại, vì đặc điểm thời cuộc, người Bắc di cư là những thành phần ưu tú thực sự của xã hội, họ thành công nhờ gặp rất nhiều thuận lợi cộng hưởng thêm vào.
    Điều đó làm cho một số người Nam kỳ, nhứt là những người dòng dõi địa phương cảm thấy chạm tự ái. Trước đây, bước ra xã hội, họ luôn được nể vì, trọng vọng. Ai ai cũng biết họ là ai, từ chốn ăn chơi tới nơi đài các, văn chương. Nay, đôi khi họ cảm thấy lép vế trước một lực lượng mới toanh, có tài năng thực sự, lại có thế lực đáng gờm, sự kỳ thị vốn ngủ yên một thời nay âm ỉ cháy lại, hừng hực và lan tỏa rất nhanh. Trong thập niên ''60 của thế kỷ XX, Sài gòn trước khi là một lò lửa chiến tranh, đã là một nơi va chạm tóe lửa giữa các thành viên có nguồn gốc xuất thân khác nhau. Trong đó, địa phương là một yếu tố chắc chắn là không nhỏ.
    Thiệt bụng, tôi cũng không dám chắc lắm là mình không có chút nào kỳ thị Bắc-Nam. Mặc dầu, rõ ràng cái cung cách bên ngoài của tôi thì hoàn toàn minh bạch và công tâm. Trong nhiều cuộc chuyện trò (cùng một vùng miền hay lẫn lộn nhiều địa phương) tôi luôn là người lên tiếng phản đối - có khi rất quyết liệt - bất cứ ai có giọng lưỡi khinh bạc hay miệt thị một địa phương nào đó. Nhưng ... có thiệt là trong bụng tôi nó cũng minh bạch công tâm như vậy hay không ? Tôi e là ... hỏng dám đâu !
    Ngay từ hồi nhỏ, mười lăm, mười bảy ... tôi đã nhiều đêm suy nghĩ vầy. Mình được học trong Địa lý rằng thì là nước Việt Nam kéo dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, trong môn Lịch sử (huyền sử) thì gạo ro ro những thành ngữ con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên, cùng trong một bọc, dân tộc ta duy nhứt trên thế giới có từ ngữ "đồng bào" cao quý hơn hết thảy. Vậy thời ta có bổn phận phải coi nhau như anh em trong một bọc, không được có mắt nhìn khinh thị đối với những người không cùng địa phương với ta, đó phải là chân lý tuyệt đối.
    Ngặt một nỗi, cái đầu thì nghĩ thế, nhưng, con tim vẫn cứ đôi khi lợn cợn ba điều bốn chuyện. Công nhận một điều (như một số bài viết ở trên có nói) dân Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung, ít có tư tưởng kỳ thị địa phương như ở những chỗ khác. Đúng, Sài Gòn như một ngã tư quốc tế, đón nhận đủ mọi sắc dân, đủ mọi vùng miền, chan hòa trong tư tưởng tiếp nhận cái mới, nhanh chóng làm quen với đủ kiểu văn hóa, đủ kiểu ngôn ngữ, đủ mọi màu da, tiếng nói, nhanh chóng hơn hết thảy so với cả nước. Không thể chối cãi điều này. Ảnh hưởng của tư tưởng Tây phương ắt hẳn đã được nhào trộn từ thời nhà nước Pháp-lang-sa chọn Nam kỳ là xứ thuộc địa. Vả lại, cái tinh thần tứ hải giai huynh đệ ảnh hưởng từ các câu chuyện mà các nghệ nhân "nói thơ" mang đi gieo rắc khắp hang cùng ngõ hẻm, khắp kinh lớn rạch nhỏ ... đã một thời làm mưa làm gió ở xứ này. Bản chất phóng khoáng của những người dân bỏ xứ (vì nghèo đói, vì phạm pháp, vì bất mãn, vì chí hướng khai phá mở cõi...) đã trở thành tính cách căn bản của người dân đàng Trong, nhứt là miệt Gia Định thành đổ về miền Tây lục tỉnh. Ý thức phả hệ, dòng dõi dần dần mai một vì đủ mọi lý do cũng làm cho người dân phương Nam này phai nhạt từ từ cái tinh thần co cụm họ tộc. Hình ảnh lũy tre làng thân thương và biệt lập đã xa xăm lắm rồi. Trước mắt họ, những trảng cỏ mở ra bất tận, mùa nước nổi lênh láng tới chân trời, gợi lên những gì bao la, rộng rãi, to lớn hơn rất nhiều.
    Vậy đó, nhưng nếu có ai bảo với tôi rằng, người miền Nam không kỳ thị đâu, đừng kết án họ là phân biệt vùng miền ... tôi sẽ cãi ... tới bến luôn nha. Đừng giỡn, họ sẵn sàng tiếp đón nồng hậu bất cứ một khách thương hay lãng tử nào ghé chơi, khề khà cụng ly đập chén một cách tận tình, nhưng khi ai đó có những cử chỉ khinh rẻ (dân "guộng" kêu bằng khi dể) họ và bạn bè họ, ắt có chuyện chẳng lành...
    Tôi nhắc tới điều này để muốn nói lên một chi tiết nho nhỏ mà tôi sẽ kể sau đây. Có nhiều người Bắc, hay Trung (chủ yếu là các ôn, các mệ xứ Huế hoàng tộc) thường cho rằng mình sâu sắc hơn, thâm trầm hơn, quý phái hơn cái bọn dân miền Nam ăn nói thì bộc tòa bộc tuệch, ăn uống thì nhồm nhoàm không biết chút khách sáo lễ nghi, cử chỉ thì vụng vụng về về ... nên thường nhầm lẫn rằng một vài câu nói ý nhị xa gần của mình, "bọn nó" không hề để ý, hoặc chắc không đủ trình độ để hiểu ít nhiều mà "mếch" lòng hay "để bụng". Đó là một lối suy nghĩ vô cùng tai hại.
    Dân miền Nam thường không thù dai, nhưng, khi họ sực nhận ra, người ta đã cố tình coi thường họ, một hai lần sẽ được bỏ qua (cho là sơ ý), ba bốn lần ... năm sáu lần thì dứt khoát, họ sẽ không coi người ấy là bạn bè nữa. Nhân đây, cũng phải nói một điều, người miền Nam, vốn coi trọng nghĩa khí kim bằng hơn ai hết. Rừng thiêng nước độc, xuống nước đĩa lền, sấu dữ hăm he, lên rừng thì hùm beo rắn rít rình rập, kết được thêm một người bạn là có thêm chút an toàn, bảo vệ nhau, có khi quên cả mạng sống của mình là chuyện thường tình. Ai được coi là bạn, là một điều vô cùng trân trọng. Ai từ bạn mà trở thành một kẻ xa lạ coi như là một kiểu xuống cấp tệ hại nhứt. Kẻ đó còn dưới không biết bao nhiêu bậc so với kẻ lạ người dưng.
    Nhiều người Bắc mới di cư vào Nam, nhứt là những người tự coi mình là một thứ "cọp xuống bình nguyên bị chó lờn" thường vướng vào thứ tâm lý thắt ngặt ấy. Và, chính họ, chớ không ai khác, bị "quả báo nhỡn tiền" tức khắc, sẽ sanh ra cái mặc cảm bị người dân miền Nam (Sài Gòn) kỳ thị.
  5. mltr_sg

    mltr_sg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Người Buôn Gió chính là latrung trên TTVNOL - 1 người có hận thù với chế độ vì thân nhân anh ta buôn lậu và phải đi tù. Ai từng tham gia Box Thảo Luận từ 3 năm trước đều biết chuyện này.
    Bài viết này giống như trò chơi chữ nghĩa, ngây ngô về chính trị, thiển cận về suy nghĩ và nhận thức, thiếu cái nhìn chung nhưng lộ rõ ra sự chống đối rõ rệt với chính quyền hiện tại ở VN. Với NGười Buôn Gió, bằng bất cứ cách nào mà anh ta có thể chỉ trích và hạ thấp hình ảnh Đảng và Chính Quyền xuống thì anh ta sẽ không từ nan mà làm - thậm chí tham gia các nhóm chuyên ngồi lê đôi mách nói xấu chế độ - càng xấu càng tốt.
    Boysaigon có cái tâm post lên cho mọi người coi nhưng không có cái tầm để biết đâu là Trung ngôn, đâu là Xảo ngôn.
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    KỲ THỊ ĐỊA PHƯƠNG ?" bóng ma ám ảnh hay thực trạng đáng buồn? (III)
    TracTreo

    Trước đây, tại SG, có một nhắc nhở khá quen thuộc, trong bất cứ cuộc trò chuyện nào, nếu không muốn nổ ra tranh cãi căng thẳng, đừng đề cập tới ba vấn đề sau : tôn giáo, chính trị và địa phương vùng miền. Mặc nhiên coi đó là những lò thuốc súng sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào. Rõ ràng là, hình như không có ai phản bác ý kiến đó, mọi người thừa nhận ba lãnh vực đó là vô cùng nhạy cảm, dễ bất đồng đưa tới tranh cãi và mạ lỵ nhau vô phương cứu chữa.
    Thời thanh niên, hai lãnh vực đầu, tôi coi như...pha. Khuynh hướng chính trị lúc đó của tôi có lẽ thuộc phái vô chính phủ, tôi coi thường những ước thúc ràng buộc tự do công dân trong mọi xã hội. Make Love Not War, khẩu hiệu lừng lẫy của phong trào Hippy luôn luôn là một thứ không kém hấp dẫn dưới mắt tôi. Dù không thực thụ là một Hippy, nhưng có thể nói tôi rất có cảm tình với nó, cánh hoa Hippy có lẽ là một bông hoa vừa phi thực lại vừa hiện thực, lúc nào cũng nở thơm ngát trong lòng tôi.
    Tôn giáo trong mắt tôi không đến nỗi như một loại thuốc phiện của nhân dân, nhưng tôi không hề có chút cảm tình với bất cứ hệ thống tôn giáo nào. Một người chị của tôi (theo tôn giáo của anh rể tôi là Thiên Chúa giáo La Mã nhưng sùng đạo còn hơn cả chồng) từng hốt hoảng khi nghe cậu em bảo : Khi nào em cần nói chuyện với Thượng đế (giả dụ tới lúc nào đó em tin là có) em sẽ trực tiếp nói chuyện với ngài mà không cần bất cứ một thứ thông dịch viên nào hết. Trong các tôn giáo, tôi gần gũi với Phật giáo hơn hết, nhưng, cũng chính vì vậy mà tôi ghét nhứt là các vị sư. Đó là một mâu thuẫn không dễ giải thích trong một vài câu.
    Khi trò chuyện với bạn bè, hoặc cả những người sơ giao, tôi không ngần ngại đặt thẳng những câu hỏi hoặc đưa ra xác tín của tôi về hai lãnh vực chính trị và tôn giáo, bất kể người đối diện với tôi thuộc thành phần nào. Tâm lý háo thắng rất hồn nhiên của một người trẻ tuổi càng xúi giục tôi đương đầu trực diện với bất cứ một ý kiến có vẻ đối lập nào. Không úy kỵ, không kiêng nể, nhều lần tôi dồn "đối thủ" vào chân tường với một sự hả hê ngạo nghễ, và cũng không ít lần rời bỏ câu chuyện với một tâm trạng uất ức nghẹn ngào. Dẫu thế nào, ngày hôm sau tôi vẫn cứ "chứng nào tật ấy", lại tiếp tục tung vó câu non dại vào những "cuộc trường chinh" không có hồi kết...
    Nét đẹp của phụ nữ Bắc hà có một hấp lực rất lớn với tôi, mặc dù đó hoàn toàn không là chủ tâm của tôi.
    »TracTreo
    Thế nhưng, gần như là một quy ước tự mình đề ra cho chính mình, tôi bao giờ cũng hết sức nương nhẹ và thậm chí lẩn tránh khi có ai đó bắt đầu đưa câu chuyện mấp mé tới lãnh vực vùng miền địa phương của người Việt. Những đặc điểm tâm lý, phong cách sống điển hình, tập tục địa phương...đối với tôi là những thứ không thể phê phán đúng, sai. Mà, với cái tuổi trẻ "máu me đầy mình" của tôi lúc ấy, chết cho một chân lý (rất chủ quan, dễ sai lầm) dễ hơn rất nhiều so với phân tách rạch ròi những mâu thuẫn nội tại ấy. Tại sao tôi gọi là mâu thuẫn nội tại ? Như tôi đã trình bày, tôi là một gã thanh niên Nam kỳ rặt, nhưng...sự hòa mình để dòng văn hóa Bắc di cư (1954) thẩm thấu là rất sâu rễ bền gốc. Nếu muốn, tôi có thể nói giọng Bắc (di cư 54) rất chuẩn mà chắc không có ai nhận ra. Trong tôi, sự kỳ thị Nam Bắc giống như dùng tay phải đấu với tay trái, chính mình vả vào mặt mình, đại khái vậy.
    Hình bóng một phụ nữ trong cuộc đời tôi qua nhiều thời kỳ, có thể không hề là ngẫu nhiên, chiếm tuyệt đại đa số là người đàn bà xứ Bắc. Nét đẹp của phụ nữ Bắc hà có một hấp lực rất lớn với tôi, mặc dù đó hoàn toàn không là chủ tâm của tôi. Có thể, cô bạn gái Bắc kỳ thời bé chính là nguyên nhân sâu xa hình thành một cái gout thẩm mỹ trong vô thức cũng nên.
    Tôi nhìn thấy rất rõ bản chất tài hoa của đa số người Bắc mà tôi quen biết, thân cũng như sơ. Tôi nhìn thấy chất vừa lẳng lơ (ai ghét thì có thể gọi là "đĩ thỏa" cũng không sai lệch nhiều quá) vừa đành hanh trong đuôi mắt của những người phụ nữ Bắc. Tôi không thể phớt lờ bỏ qua tính cách ỡm ờ (người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo) của tuyệt đại đa số trí thức Bắc hà. Tôi cũng không thể không chạnh lòng khi đánh giá rất chính xác sự cân nhắc so đo tỉ mỉ những lợi hại vô cùng thực tế trước khi quyết định một vấn đề gì đó của rất nhiều người Bắc mà tôi được biết. Sự quyết đoán đôi khi tàn nhẫn khi đứng trước kẻ thù là một đức tính rất ít người Nam kỳ sở hữu nổi. Kềm nén cá tính, giấu kỹ con người thực của mình trước người xa lạ là sở trường quen thuộc của những người con dân xứ Bắc. Khả năng ăn nói lưu loát và không thiếu sắc thái đãi bôi với rất nhiều người Bắc gần như là chuyện bình thường...
    Lẽ dĩ nhiên, không phải bất kỳ một người Bắc nào cũng mang đầy đủ những tính cách đó. Nhưng, theo kinh nghiệm bản thân của riêng tôi, đó là những đặc điểm rất đỗi bình thường với đa phần người gốc Bắc. Họ sở hữu nó một cách rất ư là tự nhiên không cần cố gắng nhiều. Có lẽ, văn hóa Bắc hà, cung cách giáo dục, có thể có cả sự góp tay của những nhiễm sắc thể di truyền, đã tạo dựng nên những đặc thù ấy chăng ?
    Tôi không dám chắc một điều gì cả, nhưng, những gì tôi đặc biệt chú ý và nhận xét là như thế, và tôi dám chắc là nó không sai chệh bao nhiêu. Chính vì vậy, cho dù là một gã thanh niên coi trời bằng vung, tôi ít khi tham gia vào những câu chuyện phiếm đi hơi sâu vào vấn đề tính cách vùng miền của một con người. Khi ai đó thốt lên một câu đại ý người Bắc rất xảo ! tim tôi như bị một vết cắt của một lưỡi dao sắc. Tôi cảm thấy sự tổn thương trong tâm hồn mình, như chính tôi là một người Bắc thực thụ vậy.
    Cũng khó mà giải thích tại sao, nhưng tôi tin những nhận xét của mình thực sự công tâm, không hề hàm chứa một sự ghét bỏ kỳ thị nào với người gốc Bắc. Những gì tôi viết lên đây, có thể gây một phản ứng tiêu cực về mặt cảm xúc đối với không ít người. Biết thế, nhưng tôi nghĩ rằng, mình cần phải ít nhứt một lần dám đối mặt với những gì mình đã không dám đối mặt thuở thanh niên. Ít ra, nó cũng giúp được cho tôi khỏi phải trăn trở mãi với những cảm giác mâu thuẫn và...vô cùng nặng nhọc của cá nhân mình.

    Tôi ra Hà Nội lần đầu tiên năm 1991.
    Phải nhắc một điều (dù nó không dính líu tới chủ đề đang bàn), bởi vì nó là một nỗi canh cánh thực sự của tôi suốt trong nhiều năm. Sau khi hiệp định Paris được ký kết, buổi sáng ngày 27 tháng 1 (tôi không nhớ chắc lắm ngày Hiệp định bắt đầu có giá trị thi hành, mà cũng làm biếng "Gúc" một phát), tôi đi bộ dọc theo con đường Cộng Hòa dưới tàn điệp tây, hát rất to bài "Đồng dao hòa bình" của Trịnh Công Sơn mà mắt đầm đìa nước mắt. Có thể có người không tin có một thanh niên "tưng tửng" đến vậy giữa đất Sài Gòn, nhưng, thực tế nó đã xảy ra y hệt như vậy. Trên lề đường rất rộng và rất mát phía trước KHĐHĐ, tôi và bạn bè đã ngồi thành vòng tròn vỗ tay hát hò vang trời, trong đó, bài "Tôi Sẽ Đi Thăm" là bài hát được chúng tôi đặc biệt ưa chuộng. Những lời ca từ như thế này đã thực sự làm những con tim trai trẻ của chúng tôi lâm vào tình trạng, nói không ngoa là "nức nở nghẹn ngào" :
    Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm... Tôi sẽ đi thăm cầu gãy vì mìn Đi thăm hầm chông và mã tấu. Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, bạn bè mấy đứa vừa xanh nấm mồ...
    Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm... Tôi sẽ đi thăm một phố đầy hầm. Đi thăm một con đường nhiều hố. Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình...
    Như thế đó, để rồi khi ngày 30 tháng 4 đến, tôi thực sự rơi vào một cơn vỡ mộng tan tành, ngậm ngùi nhìn những mảnh vỡ của giấc chiêm bao của mình rơi rụng lả tả theo từng sắc lệnh của UBQQ ban hành. Mơ ước từng nhen nhóm một lần ngược chuyến xe lửa Nam Bắc ra tận ga Hàng Cỏ để tận mắt nhìn cái Hà Nội năm cửa ô buồn hắt hiu trong ngục tù (nhạc PĐC) hay sóng gợn hồ Gươm xanh màu liễu rũ... tàn lụi dần theo năm tháng.
    Mãi cho tới năm 1991, mơ ước ấy trở thành sự thật, có điều, cái lãng mạn, cái thắm tươi chắc chắn đã không còn, chỉ còn những nỗi lo cơm áo, những tất bật đời thường trần trụi và phũ phàng, những e dè nghi kỵ mỏi mệt hiện mồn một trên mắt mọi người. Và, thêm một cái dở nữa, tôi không được đi dọc theo gần suốt "con đường cái quan" (tên một trường ca của PD) mà ra HN, tôi chỉ được ngồi tít trên cao, lọt thỏm trong một chiếc máy bay phản lực TU gì đó của đàn anh vĩ đại LX viện trợ.
    Dẫu sao, vẫn còn đó một chút háo hức về một miền đất lừng danh, dù chỉ còn lợn gợn dư ba. Vẫn còn trong tôi một hy vọng (hão huyền chăng) về một hình ảnh tuyệt vời của Hướng Về Hà Nội (nhạc sĩ HD) mà tôi từng say đắm...
    Tôi đã đến, đã ngắm nhìn...đã xót xa...
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Té ra bạn mltr_sg là người quan tâm bảo vệ hình ảnh của đảng và chánh quyền, hơn là bức xúc và suy tư trước vận nước.
    Bạn có thể nói rỏ hơn thế nào là TRUNG NGÔN, thế nào là XẢO NGÔN? Để tôi có dịp học hỏi thêm được ko vậy?
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Bác Sơn ơi, những gì mà bác MLTR@ phát biểu trong này cũng là một điều đáng để SUY NGẪM đấy bác ạ.
  9. mltr_sg

    mltr_sg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Suy tư và bức xúc trước vận nước thì phải biết thanh niên đi biểu tình là chống đối hành động của TQ chứ không phải chống chính quyền.
    Chính quyền không muốn những kẻ đầu cơ chính trị nhân dịp này đục nước béo cò nên phải có những biện pháp nhất định để ổn định trật tự xã hội, an ninh chính trị và chính sách đối ngoại sao cho có lợi cho 85 triệu nguwòi dân VN nhất. động thái này của CPVN bị những người thiển cận hoặc con buon chính trị lu loa lên là NNVN đồng ý cắt đất nhượng biển cho TQ, là hèn nhát, là abc xyz ... trong khi không chịu nhìn ra các hệ quả từ việc mình làm đối với người khác.
    Copy từ blog Trang Hạ có 1 comment đại khái thế này: giá như 85 triệu dân VN ai cũng có dư thời gian và tiền bạc như những người đi biểu tình và quay phim chụp ảnh về khoe nhau thì đỡ quá.
    Nói gở, có chiến tranh với TQ thì không biết những người đang hô hào biểu tình, đang xiên xỏ NNVN như Người Buôn Gió, như bác lyenson, như bạn boysaigon đây sẽ ở đâu và làm gì? Các bạn có tự hỏi ngoài chuyện kêu ca "ông NNVN" ra thì các bác, các bạn đã làm được gì cho những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ Trường Sa và gia đình họ chưa hay chỉ biết yêu nước trên mạng thôi?
    Bác lyenson thử suy ngẫm những câu hỏi của tôi đi.
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Nếu tranh luận chuyện đúng sai trong trường hợp này, mời bác sang box Thảo Luận, là nơi thảo luận [và cãi nhau chí chóe] chính thức về trường hợp Hoàng Sa và Trường Sa.
    Ở 7XSG, topic này là Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm, chứ không phải lắm điều đáng tranh luận, do đó mà chính boysaigon và bác lyenson cũng không muốn tranh luận đôi co gì với bác đâu. Mong bác hiểu cho.
    Còn câu hỏi của bác dành cho boysaigon, cũng muốn trả lời luôn cho bác thoả mãn: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách!". Đến khi đất nước lâm nguy thì tuỳ theo khả năng mình mà boy và những người khác sẽ biết đóng góp thế nào.
    Chào bác!

Chia sẻ trang này