1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    "Phú Quý Sinh Tàn Nhẫn" (Dân mình ngày càng ác quá...)
    [​IMG]
    (Bé Trâm hoảng loạn sau khi được đưa tới bệnh viện. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
    Chúng ta ai cũng biết đất nước đang ngày càng tiến bộ và giàu có. Diện mạo Việt Nam đang ngày càng thay đổi và ngày càng xinh đẹp hơn. Kinh tế cũng khởi sắc dù lạm phát đang tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế của VN, nhưng sự giàu có thể hiện rõ hơn ở từng con người quanh ta.
    Người xưa thường hay nhắc nhau câu: "Phú quý sinh lễ nghĩa", tức là "Khi người ta Giàu có sẽ sinh ra lễ nghĩa". Đúng hay sai khoan bàn tới, mà chỉ thấy hình như xã hội ta đang đi ngược lại: "Phú quý sinh tàn nhẫn".
    Sáng nay đọc báo, thấy đưa tin mụ phù thủy Hạnh Phương 45 tháng tù giam vì đã tra tấn em Bình như súc vật. À, như sao được, mụ ta tra tấn còn hơn cả súc vật thì có. Tấm thân con gái, dù không trau chuốt vì mang kiếp Ô sin, nhưng em Bình phải chịu bao đòn nhục hình dã man. Ai mà ngờ khi mụ Phương và chồng là Chu Văn Đức kia quật roi dây điện vào người em Bình, rồi còn đâm kim vào thịt, kẹp da bằng kềm, hất nước sôi vào mặt,... Ai từng xem trên truyền hình thân thể chằng chịt sẹo và vết bầm chắc không khỏi căm phẫn 2 vợ chồng Đức - Phương và thêm chua xót cho em Bình. Tin còn đưa, có bữa em Bình còn bị lột hết đồ và bị bắt quỳ giữa sân, thử hỏi, với thân thể con gái 20 tuổi ấy, biết đâu em còn bị họ... cưỡng bức. Ôi, không dám nghĩ nữa.
    Từ chuyện em Bình, lại thêm những câu chuyện xót xa khác nữa. Có ai không nhớ bé Trâm ở Đồng Tháp, vì bị nghi ngờ lấy mất 40.000 đồng mà bị đưa ra trụ sở công an xã, bị hù dọa đến nỗi bị tâm thần. Hay như vụ 4 học sinh trường Trần Phú, Q.10 cũng bị nhà trường nhờ dân quân tự vệ... tra khảo đến mức vào bệnh viện. Những chuyện này nghe xong cũng chỉ đổ thừa cho nhà trường. Nhưng nhà trường cũng là nơi người ta học lễ nghĩa đấy thôi!
    Đó là những em tuổi đã lớn, còn những em bé còn chưa biết nói rành rọt, còn trắng tinh như tờ giấy trắng thì sao? Người lớn cũng đối xử với các em man rợ không kém. Mới mấy ngày trước thôi, vụ nhà trẻ tư nhân ở Biên Hòa gây chấn động toàn xã hội, làm bao bà mẹ dù không có con gửi chỗ ấy cũng cắn chặt môi bật khóc. Những hình ảnh các bé bị tát vào miệng, bị "kí" vào đầu, hay bị đánh ngược từ cằm lên chỉ vì không chịu ăn cơm làm chính Boy cũng phải quặn lòng. Trẻ con mà, chuyện ăn nhanh hay chậm cũng chỉ vì chúng có thể no, có thể lười ăn, có thể buồn ngủ, v.v..., và người lớn phải dỗ dành, chăm sóc, chứ không phải đánh như đánh kẻ thù. Thật là khủng khiếp!
    Và cả cô giáo mầm non vì không muốn nghe tiếng trẻ con khóc mà dán băng keo kín miệng, để em bé chưa đầy tuổi ấy phải chết tức tưởi.
    Có cả bà mẹ muốn dạy con bằng cách phang cả cái chảo gang vào đầu con, để con ruột mình chấn thương sọ não và chết.
    Có thầy giáo lợi dụng quyền làm... thầy của mình để cưỡng bức các học trò của mình chỉ mới... 8 tuổi. Một con yêu râu xanh của những con yêu râu xanh...
    Và nhan nhản khắp nơi trong thành phố này, và cả đất nước này, những mái ấm, những nhà mở, những trại trẻ mồ côi vẫn còn đang tồn tại như 1 minh chứng: người lớn sẵn sàng bỏ rơi trẻ con chỉ vì chính bản thân mình.
    Vậy, có phải đất nước chúng ta ngày càng giàu hơn, nhưng cũng ngày càng tàn nhẫn và dã man hơn không?
    Chiều Sài Gòn, 22/1/2008
    Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-n1BclwQlbqiyH9F0U2Pun0iWGxE-?cq=1&p=3351
  2. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ
    Bài viết này tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo (GDĐT) cấp cử nhân (Bechelor of Arts hay gọi tắt là BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (liberalarts trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học?)
    1. Chương trình học ở VN quá dài
    Thời gian học 4 năm ở lớp tại VN là 2.183 giờ so với 1 380 giờ ở Mỹ. Như vậy chương trình ở VN dài hơn gần 60%. Điều này có thể là do thiếu sách vở, nên thày phải vào lớp đọc cho sinh viên chép hoặc là quán tính từ quá khứ để lại. Với thời gian ngồi lớp như vậy, SV sẽ còn ít thì giờ để tự học, nghiên cứu.
    2. Chương trình ở VN không phải là dạy nghề, cũng không đào tạo một người có kiến thức sâu và tính sáng tạo.
    Chương trình học kinh tế (KT) cần l.451 giờ học KT, so với ở Mỹ chỉ cần tối thiểu là 480 giờ (tức là 1/3 chương trình Đại học). Như vậy, sinh viên VN phải phải học gấp 3 lần số giờ ở đại học Mỹ.
    Nhìn chương trình giảng dạy ở ĐH Kinh tế TP.HCM ta thấy, SV trong 4 năm phải học gần như tất cả mọi thứ trên đời về KT mà nhà trường có thể nghĩ ra được. Họ học từ các môn cơ bản như KT vĩ mô và vi mô, đến các môn như KT lao động, quản trị xí nghiệp, kế toán, địa lý KT, luật kinh tế, dân số học, chính sách thương mại, kinh tế tài nguyên và môi trường, phân tích dự án KT, thị trường chứng khoán? Đây là những môn ít khi dạy ở cấp ĐH 4 năm và có dạy thì chỉ là những môn để sinh viên có thể chọn lựa. Đây cũng là những môn mà trường ĐH có thầy đã và đang nghiên cứu chuyên sâu. Đòi hỏi mỗi thứ một tí, SV không có khả năng hoặc thì giờ đi sâu vào bất cứ vấn đề gì và chắc chắn là thầy cũng chỉ đọc sách nói lại mà không biết thầy có hiểu không nữa. Theo các tài liệu giáo khoa của trường, thì nội dung rất nặng lý thuyết mà nhiều phần sinh viên ở Mỹ chỉ học trong chương trình sau cử nhân. Như vậy trường chỉ nhằm nhồi sọ kiến thức lý thuyết KT mà sự phân chia chi li các lớp học thì có vẻ thực dụng như dạy nghề.
    3/ Chương trình ở Việt Nam không trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và toàn diện, khoa học tự nhiên, nhân văn, văn chương và nghệ thuật, không có một lớp nào về phương pháp nghiên cứu và viết luận văn.
    Chương trình ở Mỹ (các Đại học danh tiếng) đòi hỏi SV phải học một chương trình cơ bản dù là học ngành gì khoa học cơ bản đó là học ngành gì khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn. Đây chính là chương trình thể hiện đích đào tạo những cá nhân có tri thức cơ bản, có phương pháp suy nghĩ và phân tích các vấn đề, có khả năng viết luận văn nghiên cứu. Chương trình cơ bản bắt buộc này cũng chiếm 1/3 thời gian học 4 năm như thời gian tối thiểu dành cho ngành học chính. Chúng gồm có những môn như sau:
    Chương trình kiến thức cơ bản bắt buộc ở Đại học Mỹ:

    Tín chỉ (theo chương trình 3 kỳ học một năm)

    Thời gian học (giờ)
    Hội thảo về phương pháp suy nghĩ, phân tích, nghiên cứu và viết luận văn

    2

    60
    Ngoại ngữ hoặc qua kỳ thi sát hạch*

    6

    180
    Viết tiếng Anh hoặc qua kỳ thi sát hạch*

    2

    60
    Kiến thức cơ bản
    · Khoa học tự nhiên

    1

    180
    · Quy tắc và phương pháp logic
    · Khoa học xã hội và hành vi
    · Sử học
    · Giá trị (triết học, tôn giáo hoặc đạo đức)
    · Văn học và nghệ thuật

    1
    1
    1
    1
    1

    Tổng chương trình cơ bản

    16

    480
    Tổng chương trình 4 năm

    45-46

    1.380
    (Nguồn: dựa vào chương trình của Northwestern University - Nếu qua được kỳ thi sát hạch, học sinh có thể học ở những lớp cao hơn hoặc học về văn học nước ngoài dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc văn chương tiếng Anh để thay thế.)
    4/ ĐH ở Việt Nam tất cả các môn có tính bắt buộc, SV không có quyền tự chọn. Ngược lại ở Mỹ, SV có quyền tự chọn đến 1/3 thời gian học dù học bất cứ ngành chính nào (như toán, vật lý, hóa học, kinh tế, tâm lý, văn chương?)
    Việc tự chọn là rất quan trọng để SV mở mang kiến thức về nhiều ngành học khác nhau. Việc hiểu biết liên ngành này cho phép SV hợp tác nghiên cứu liên ngành, phân tích và nhìn vấn đề không bị cục diện, bó hẹp vào chuyên môn của mình. SVĐH với quyền tự chọn có thể chọn hai ngành chuyên môn, hoặc một ngành chính và một ngành phụ. Sau khi ra trường, họ có thể làm việc ở nhiều chuyên môn khác nhau chứ không bị bó vào chuyên môn duy nhất mà mình học ở trường, kể cả thay đổi hoàn toàn để theo một ngành khác. Triết lý giáo dục ở Mỹ cho phép và trang bị cho sinh viên thực hiện việc đổi ngành mà không bị hụt hẫng.
    Chương trình 4 năm đại học ở Mỹ:
    Kiến thức cơ bản bắt buộc (trong đó có những lớp bắt buộc và những lớp tự chọn trong những ngành bắt buộc)

    1/3 chương trình

    680 giờ
    Ngành chính
    · Ngành bắt buộc học
    · Phần tự chọn trong ngành chính

    1/3 chương trình
    1/6 chương trình
    1/6 chương trình

    680 giờ
    Phần tự chọn trong các ngành khác, học sinh có thể lấy thêm một ngành chính khác, hoặc 1 ngành phụ và những lớp tự chọn thêm trong ngành chính

    1/3 chương trình

    660 giờ
    Tổng


    1.380 giờ
    5/ Trong ngành học chính (toán, vật lý, hóahọc, kinh tế), ngoài các lớp cơ bản phải học, SV Mỹ có quyền tự chọn các lớp trong ngành chính. Ngược lại SV Việt Nam phải học tất cả mọi thứ mà nhà trường quyết định sẵn.
    Trong ngành chính (major), chẳng hạn như KT, phần bắt buộc học cũng chỉ khoảng 1/2. Học sinh sẽ tự chọn những môn trong ngành KT mà họ thích. Ví dụ về KT, học sinh bị đòi hỏi học những môn sau:

    Tín chỉ

    Giờ
    Kinh tế vi mô nhập môn

    1

    30
    Kinh tế vĩ mô nhập môn

    1

    30
    Toán calculus nhập môn

    1

    30
    Thống kê cho ngành XH nhân văn

    1

    30
    Kinh trắc học nhập môn

    1

    30
    Kinh tế vi mô trung cấp

    1

    30
    Kinh tế vĩ mô trung cấp

    1

    30
    Tổng giờ ngành học chính bắt buộc


    210
    Giờ học ngành chính tự lựa chọn


    270
    Tổng giờ học trong ngành chính


    480

    6/ Về chương trình cách tân
    Do chương trình giảng dạy ở VN quá dài, vấn đề cắt bớt là cần thiết nhằm tạo thì giờ cho SV và thầy giáo nghiên cứu, tư học. Chương trình cắt bớt này có thể cắt bớt hoặc vẫn giữ nguyên giờ học về chủ nghĩa Mác - Lê nin. Nếu áp dụng đúng số giờ ở Mỹ thì tổng giờ học sẽ là 1.380, trong đó chỉ có 208 là môn học tự chọn (coi bảng sau). Nếu đưa tổng số giờ cho các môn tự chọn lên bằng ở Mỹ thì tổng số giờ học sẽ lên tới 1.640 giờ, cũng chỉ hơn Mỹ 20%, như vậy là giảm được 25% so với hiện nay.
    Thời gian theo mô hình Mỹ nhưng giữ nguyên thời gian dạy chính trị như hiện nay

    Giờ học 4 năm
    Chương trình cơ bản

    480
    Ngành chính (có thể có toán, vật lý, kinh tế?)

    480
    Chủ nghĩa Mác - Lê nin

    200
    Tự chọn

    208
    Tổng

    1.380
    7/ Khả năng cách tân chương trình ở Việt Nam
    Khả năng canh tân chương trình ở Việt Nam Khả năng canh tân chương trình ở VN hiện nay bị giới hạn bởi mô hình tổ chức ĐH ở VN. Trước tiên, để hiểu những hạn chế gặp phải, cần hiểu về những yếu kém của đại học VN, và do đó trước tiên cần biết qua về mô hình đại học Mỹ mà các nước trên thế giới hiện nay đang noi theo, kể cả ĐH ở Pháp. ĐH Mỹ có thể chia làm hai loại: university và col1ege (hoặc có khi gọi là faculty). Ví dụ ĐH Northwestern có nhiều trường (college) như: Trường khoa học tự nhiên và nhân văn (school of arts and science, đây là chữ thường dùng cho trường liberal arts như đã nói ở đoạn đầu, tức là gồm các ngành khoa học cơ bản như toán, vật lý, hoá học, và khoa học nhân văn như sử, kinh tế, chính trị, tâm lý?
    · Trường thương mại (school of business)
    · Trường sư phạm (school of education),
    · Trường kỹ sư (school of engineering),
    · Trường luật,
    · Trường y khoa,
    · Trường âm nhạc?
    Khi gọi là university thì Đại học gồm các trường như trên cộng thêm với trường sau cử nhân về khoa học tự nhiên và nhân văn (thường được gọi là graduate school of arts and science). Hầu hết các ĐH gọi là university cấp thêm ít nhất là Bằng Cao học (MA) và thường là cấp cả Bằng Tiến sĩ (PHD). Các trường chỉ cho Bằng Cử nhân thì thường gọi là college3.
    Trường college of arts and science chính là Trường Khoa học Tự nhiên và Nhân văn, ở cấp Cử nhân (BA). Các trường khác hiện nay được tổng hợp vào một ĐH, nhưng trước kia được coi là trường chuyên nghiệp, nếu không nói là trường dạy nghề. Tuy nhiên, SV các trường chuyên nghiệp như vậy hiện nay cũng phải học chương trình kiến thức cơ bản, mặc dù có khi được châm chước giảm thiểu hơn một chút. Nhiều trường chuyên nghiệp chỉ có ở dạng sau cử nhân, tức là học sinh phải học xong Trường Khoa học Tự nhiên và Nhân văn rồi mới được nhận vào: đây là trường Luật, Y khoa, và nhiều nơi là trường Thương mại với chương trình MBA.
    Với tổ chức như trên, Trường Khoa học Tự nhiên và Nhân văn là linh hồn của GDĐH, vì ở đây có thể dễ dàng thực hiện chương trình kiến thức cơ bản, học sinh các ngành khác nhau có thể học chung và có thể lấy những lớp ở những trường hoặc phân khoa (ngành chính) khác trong cùng trường cho chương trình tự chọn không thuộc ngành chính.
    Chương trình học kinh tế cần 1.451 giờ học kinh tế, so với ở Mỹ chỉ cần tối thiểu là 480 giờ (tức là 1/3 chương trình Đại học). Như vậy SV Việt Nam phải học gấp 3 lấn số giờ ở Đại học Mỹ. Việc tự chọn là rất quan trọng để SV mở mang kiến thức về nhiều ngành học khác nhaui. Việc hiểu biết liên ngành này cho phép SV hợp tác nghiên cứu liên ngành, phân tích và nhìn vấn đề không bị cực diện, bó hẹp vào chuyên môn của mình.
    Đại học Việt Nam hiện nay vẫn được tổ chức như là những ốc đảo, ốc đảo về tổ chức và ốc đảo về địa lý (theo nghĩa trường Nhân văn ở một nơi, trường Luật ở một nơi, trường Khoa học tự nhiên (như toán, vật lý, hóa học, sinh học) ở một nơi khác.
    ĐH VN hiện nay vẫn được tổ chức như là những ốc đảo, ốc đảo về tổ chức và ốc đảo về địa lý (theo nghĩa trường nhân văn ở một nơi, trường luật ở một nơi, trường khoa học tự nhiên (như toán, vật lý, hoá học, sinh học) ở một nơi khác). Khi các trường ĐH ở VN được tổ chức lại thành các ĐH Quốc gia như ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, thì việc tổ chức lại chỉ là cái tên, với một lớp quản lý cao hơn ở phía trên, chương trình của đại học đã không tổng hợp lại, học sinh ở trường này không thể lấy lớp ở trường khác và địa dư khác biệt cũng làm cho việc lấy lớp khó khăn. Ốc đảo về tổ chức cũng không cho phép thầy giáo kết hợp, trao đổi và nghiên cứu chung. Việc tổ chức ốc đảo này tiếp tục vì triết lý giáo dục tổng hợp không được thể hiện trong chương trình giảng dạy ở mỗi trường. Mới đây trường ĐH KT rút ra khỏi trường ĐHQG thành một trường độc lập. Do đó việc học toán chẳng hạn ở những thầy dạy KT thì rõ ràng là học từ một người biết sơ về toán. Ngược lại muốn dạy về KT môi trường mà không biết gì về hoá học hoặc nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc không có cơ hội giao lưu với những người ở những ngành này thì mục đích cũng chẳng khác gì nhằm tạo ra những người khiếm thị.
    Dù với những trở ngại này, vẫn có thể canh tân chương trình nếu như lấy triết lý GD ĐH là đào tạo ra những người có kiến thức cơ bản.
    (1). Hệ thống tín chỉ ở Mỹ tại các trường không giống nhau.
    (2). Việc học sinh ớ một khoa hoặc một trường tự chọn lớp ở một khoa khác hoặc môi trường khác phải nằm trong khuôn khổ soạn sẵn mà khoa hoặc trường cho là tương đương. nếu không học sinh phải xin phép đặc biệt của khoa mà học sinh học nhằm công nhân sự tương đương Điều này cần thiết nhằm bảo đảm chất lượng của lớp học.
    (3). Ở Mỹ, vào college danh tiếng cũng khó như vào universlty danh tiếng. Các liberal arts college thường có dưới 2.000 sinh viên Các college danh tiếng như Williams college. Amherst college, Swarthmore cũng khó như vào Harvard, Yale, Columbia...
    Có thể tham khảo thông tin tại:
    http://www.usnews.com/usnews/edu/college/rankings/rankindex_brief.php
    TS. Vũ Quang Việt.
    [​IMG]
  3. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Chất lượng giáo dục thấp vì sao?
    1. Thông tin để suy ngẫm
    Sau khi quá nhiều báo đưa tin và bình luận về thống kê điểm thi của 2 kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng theo kiểu ?o3 chung? với những đề thi không khó gì so với chương trình đã học mà có tới 25.000 thí sinh chỉ đạt tổng 3 môn là 0 và 0,5 điểm, 70% thí sinh đạt dưới 10/30 điểm cho 3 môn, 87% thí sinh đạt dưới 15/30 điểm cho cả 3 môn, - dư luận chung vừa buồn vừa giận, thậm chí rùng mình!
    Đầu tháng 9-2003. Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) lần đầu tiên đã có ?olời thừa nhận thẳng thắn?: ?oNguyên nhân chủ yếu hạn chế chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay là nguyên nhân nội tại của ngành Giáo dục?. Đúng là không thể đổ lỗi cho ai! Nhưng Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển lại không ngần ngại mà nói tiếp rằng :?Câu trả lời trước tiên phải từ các địa phương. Chúng tôi sẽ yêu cầu các địa phương trả lời chúng tôi tại sao??
    Hoá ra là làm bộ trưởng thì không dại gì không hỏi cấp dưới, không bắt cấp dưới trả lời.
    Ngày 23-9-2003, ông Trần Văn Nhung, thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Thời gian qua, Bộ vẫn áp dụng phương thức 3 chung (chung đợt, chung đề, chung kết quả thi) trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nhưng làm như vậy vẫn còn chưa ổn. Thời gian tới, Bộ GD&ĐT chỉ giữ lại việc chung đề thi, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng sẽ làm nhiệm vụ xây dựng ngân hàng đề thi, các trường chủ động thời gian và phương thức tuyển sinh. Cũng theo ông Nhung, trong tương lai có thể sẽ tổ chức tuyển sinh 2- 3 lần/ năm.
    Như vậy ông Nhung chỉ thừa nhận "còn chưa ổn" chứ không phải sai! Lại một lần con em nhân dân được dùng làm vật thí nghiệm (mỗi năm khoảng 1 triệu tú tài) và cái lãi ảo 500 tỉ mỗi kỳ thi vẫn thấy chưa ổn! Cần nói thêm rằng, ông Nhung còn là đồng tác giả của Trường đại học ma "Quốc tế châu Á", đào tạo sinh viên không cần tốt nghiệp trung học phổ thông, đào tạo tiến sĩ không cần tốt nghiệp đại học và hàng năm tuyển sinh 4-5 lần không cần thi tuyển chỉ cần thi tiền trên mức sàn : nhiều ngàn đôla Mỹ!
    2. Nhân nào, quả ấy
    "Ngày nay, giáo dục đại học của ta đang tụt thấp hơn 50 bậc so với đại học của Thái Lan" (Tài liệu của Ban Tư tưởng - Văn hoá, Khoa giáo và Tổ chức T.Ư phục vụ nghiên cứu các kết luận Hội nghị BCH T.Ư lần 6 khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia - 2002).
    Chất lượng giáo dục đang là một thách thức lớn cho quá trình phát triển, hội nhập. Giáo dục phổ thông đã ở mức báo động cấp ngoại hạng. Các cuộc cải cách triền miên đã làm cho mọi nền nếp, mọi quy tắc bị phá vỡ. Cải cách chữ viết, đã tạo ra mấy thế hệ viết chữ như mèo bới. "Chỉ thấy những sổ và gạch, không thấy đâu là nết người". Cải cách chương trình, SGK sẽ được gì đây? Được học đại lý với diện tích nước ta có số liệu vênh nhau tới 991 km2 trong 4 quyển sách liên quan lớp 5, lớp 8, lớp 9 và hướng dẫn thực hành. Đây là sự cẩu thả hay có ý gì? Bao điều lộn xộn, bát nháo. SGK cải cách Ngữ văn lớp 7 còn đưa vào nhiều bài văn của học sinh trong các cuộc thi, nhiều bài dài 4-5 trang sách, buộc phải học như những tác phẩm kinh điển. Như vậy, người biên soạn được tính trang in lại đỡ mất công biên soạn, phân tích vì chỉ cần bê nguyên xi những gì ban giám khảo đã xem, đã xét. Thật không hiểu cái gì là chuẩn của SGK cho lứa tuổi học trò - tại sao họ không đưa vào bài đọc thêm? Chuẩn "và công phu" biên soạn SGK chỉ được đưa ra để hù doạ những ai ít biết đến công việc đó và bắt người khác phải im miệng!
    Theo GS. Võ Tòng Xuân, tình hình giáo dục phổ thông ngày càng xuống dốc, nhưng chưa có ai dám nhìn thẳng vào thực trạng để phân tích nhằm có hướng khắc phục, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long: trên 60% chỉ đạt 3 điểm cho 3 môn thi, trên 90% đạt dưới 5 điểm cho 3 môn thi. Còn với GS. Trần Đình Sử, một trong những người tham gia chỉ đạo cải cách giáo dục, nói :" Nền giáo dục của chúng ta không được thế giới công nhận, bằng phổ thông của chúng ta không được ai thừa nhận, đại học của chúng ta không ai khen cả. Chúng ta chỉ là hạng cuối, chúng ta không có một trường đại học nào được quốc tế công nhận là đủ tiêu chuẩn. Ngay ở Đông Nam Á, chúng ta đang ở hạng cuối và ngày càng tụt hậu". Đúng thật, thế giới làm sao công nhận được khi từ lớp 1 cải cách, trẻ con ta lại học chữ "e" trước, còn người ta lại học chữ "a"! Không tụt hậu sao được khi "Nhân lực - 4 điểm" mà Bộ GD&ĐT đã có văn bản duyệt điểm tuyển cho 2 trường Đại học Dân lập Bình Dương và Lạc Hồng (Đồng Nai). Cầm nói rõ hơn 4 điểm/30 điểm (13% là điểm của yêu cầu nhân lực cho các khu ưu tiên công nghiệp Đồng Nai mà Bộ GD&ĐT chuẩn bị cho tương lai. Con số 13 có lẽ ám anh quá nhiều cho nền giáo dục nước nhà! Trong khi chỉ 13% đạt trung bình trong kỳ thi thì Bộ lấy điểm 13% của yêu cầu để tuyển vào đại học và chắc chắn cũng có rất nhiều thí sinh trên 13 điểm sẽ bị "từ đậu thành rớt".
    Trong khi khoảng cách chênh lệch và đầu tư cho học tập của con cái những giữa mức bình quân cao nhất và thấp nhất ở nước ta là 53 lần thì một số người cầm cân nảy mực của Bộ GD&ĐT lại đề ra chủ trương tăng học phí mà thực chất là đánh vào cái túi đã rất rách của người nghèo (vì tăng học phí là tăng đều) lại càng làm cho khoảng cách rộng ra nhiều lần. Mặt khác, đã có khoảng 2.000 lượt người đi nước ngoài khảo sát chỉ riêng cho Chương trình tiểu học, cải cách (có việc đưa chữ "e" lên trước chữ "a"). Còn lương của các chuyên gia tham dự các dự án giáo dục khoảng 12.000 - 15.000 USD/ 1 tháng.
    22 triệu học sinh và sinh viên, 25.000 tỉ đồng ngân sách, vay dự án và công trái khoảng 1 tỉ USD; dân đóng góp (xã hội hoá giáo dục ?!) cho tiểu học 44,5%; cho THCS 48,7%; THPT 51,5%; đại học, cao đẳng 30,7% chi phí giáo dục. Như vậy là với giáo dục phổ thông xấp xỉ 50% chi phí do dân đóng góp (trích dẫn cùng nguồn). Phần không nhỏ của tiền dự án dành cho các chuyến đi khảo sát - theo giấy tờ thì đó là những chuyên gia đi tìm hiểu, học hỏi... còn sự thực thì :"Tôi nói thật thế này, các vị đi nước ngoài rất nhiều, đi liên tục nhưng mà đi chơi thôi. Họ đi về, hỏi khoa học thế nào? Không biết! Tổ bộ môn thế nào? Không biết. Sách giáo dục phổ thông họ dạy thế nào? Không biết... Còn người thực sự quan tâm đến giáo dục thì không bao giờ được đi" (lời GS. Trần Đình Sử).
    Thế vẫn chưa đủ, ngoài độc quyền in SGK, sách tham khảo của 22 triệu học sinh, sinh viên họ còn nghĩ ra "Bộ đề thi" và "Bộ đáp án" cho đề thi để bán mỗi năm gần 1 triệu bản cho thí sinh thi đại học (trong 10 năm liền, thậm chí có năm còn bán cả đính chính các lỗi trong bộ đề). Thu lợi hàng năm hàng trăm tỉ đồng và tệ nhất là đẻ ra nạn phao thi tràn lan, dạy luyện thi vô tội vạ, còn in lậu cả cuốn: "Những điều cần biết" cho tuyển sinh, ra lệnh thay mẫu giấy thi một cách bất thường (năm 2003) để ăn thêm của mỗi thí sinh một kỳ thi một khoản tiền và huỷ đi bao nhiêu giấy thi đã có sẵn đang tồn đọng. Đấy là Vụ công tác chính trị của Bộ GD&ĐT. Họ tận dụng tối đa và đặt ra các khoản độc quyền tối đa với tiêu chí "công bằng xã hội" và "chống thương mại hoá giáo dục"!
    Con em chúng ta ở PTTH vừa qua thí điểm không kết thúc trong 7 năm của chương trình phân ban (3 ban A, B, C) nay lại bước vào cuộc thí điểm phân ban (2 ban A, C kèm thêm môn học tự chọn), lại một đợt in sách mới thay SGK chỉ có sửa đổi 20% thời lượng và chỉ sau 1 năm thôi sẽ được phổ biến đại trà. Đây phải chăng vẫn là ?olại một lần ăn đong vội vã? như có tờ báo đã viết?
    Điều 87 của Luật Giáo dục quy định:?Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của cả một bậc học, cấp học ? Thế thì tại sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT lại không làm đúng như thế? Chắc chắn họ không thể quên, càng không thể không biết, vì chính họ là những người dự thảo Luật Giáo dục để trình Quốc hội. Hay họ cho rằng họ có quyền làm tất cả vì họ đã thảo ra luật nên có quyền phá luật.
    Có lẽ đúng hơn ở đây là thiếu cái tâm, mà như GS. Trần Đình Sử thì họ thiếu lòng yêu nước, ai góp ý tốt như GS thì họ hoan nghênh, nhưng ?ochúng em chỉ cất vào cặp. Bởi vì cấp trên bận nhiều việc lắm !?. Khi trả lời câu hỏi của phóng viên : ?Theo ông, lý do vì sao họ tiến nhanh được mà ta ì ạch như thế ??,
    GS. Trần Đình Sử nói rằng: ?o Rõ ràng họ có các nhà lãnh đạo giáo dục tầm cỡ. Tôi nói điều này chắc chắn làm mất lòng đồng chí lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Xin nói với các đồng chí giữ chức vụ 5 năm, hai nhiệm kỳ 10 năm. Một thế kỷ cũng được 10 lần 10 năm như thế thôi !?.

    Cái tầm đã ở mức như vậy còn cái tâm cũng thiếu nốt thì làm sao mà không gặt hái kết quả như trên? Chỉ vô cùng đau buồn là người nhận quả đắng lại là các thế hệ con em của một nhân dân anh hùng, còn người nhận ?olại quả? gồm các dự án vay và các kết quả của sự độc quyền lại là những người mà nhân dân giao phó trách nhiệm tổ chức và quản lý ngành Giáo dục.

    Có lẽ còn có những nhà trí thức biết tự trọng như GS. Văn Như Cương khi trả lời một nhà văn :?Nếu tôi là Bộ trưởng, việc đầu tiên là tôi xin từ chức!?. Còn GS NGND Nguyễn Cảnh Toàn thì nói :?Nền giáo dục Việt Nam rất cần có minh chủ? (An ninh thế giới Cuối tháng số 25, tháng 9-2003). Tất nhiên đó là giải pháp bước đầu, cơ bản cho thế hệ con em chúng ta thoát khỏi những sai lầm của nền Giáo dục hôm nay và cũng là giải pháp để chấn hưng lâu dài cho nền Giáo dục nước nhà.
    St
    [​IMG]
    Ta nguyện làm đôi cánh chim câu
    Nâng tình yêu dâng cho đời tất cả.

  4. heotocdo

    heotocdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    THẾ GIỚI NÀY KHÔNG ĐỦ TÌNH YÊU CHO TẤT CẢ, VÌ VẬY HÃY YÊU THƯƠNG NGƯỜI NGAY BÊN CẠNH TA VÀ HÃY KHÍCH LỆ HỌ.
    (Lụm từ "Happy Feet")
  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Một nhà triết học gặp một thanh niên đang khóc vì thất tình. Nhà triết học cười lớn.
    Chàng thanh niên giận dữ chất vấn thì nhà triết học lắc đầu nói: "Không phải tôi cười anh, mà chính là anh đang tự diễu mình. Anh đau thương như vậy, chứng tỏ trong lòng anh còn tình yêu, mà đối phương không còn. Rõ ràng là tình yêu ở phía anh, anh không mất tình yêu, mà chỉ mất một người không yêu anh thôi, như vậy việc gì phải đau lòng? Tôi thấy anh nên về nhà ngủ một giấc là hơn. Người đáng khóc chính là cô gái, cô ta không chỉ mất anh mà còn mất cả tình yêu nữa..."
  6. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    và thay đổi cả tương lai của nhiều người nữa ...
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 02/03/2008, 05:06 (GMT+7)
    Câu chuyện văn hóa
    Kỳ quan thế giới

    TT - Đáng mừng thay VN ta có tới ba địa danh được lọt vào top 7 trong 77 kỳ quan thế giới đang được bình chọn. Chỉ cần một địa danh đứng trong danh sách cuối cùng cũng đủ để người nước ngoài lưu ý đến ta hơn, và sẽ giúp nền kinh tế phát triển nhiều.
    Vậy thì có lẽ trong khi chờ đợi đến ngày bầu chọn cuối cùng, cơ quan nhà nước nên thi hành vài điều thiết yếu nhằm bảo vệ thể diện quốc gia, sẵn sàng cho một VN đàng hoàng hiếu khách khi thắng cảnh của mình đoạt giải.
    Bài về chùa Hương trong Tuổi Trẻ ngày 21-2 vừa qua là một ví dụ đau lòng. Thảo nào khách nước ngoài thường nói "chùa Hương dữ quá?. Vịnh Hạ Long lại là nơi nhiều du khách bị thuyền con gây sự đòi tiền, dọa không thuận thì không quay vào bờ. Bà con mình cũng cảm thấy nhột nhạt xấu hổ khi bị người của cả chục tiệm làm massage dọc dài phố chính Hạ Long níu kéo, chị em ta đứng dài dài nài ép quí ông quá lộ liễu...
    Giữa thiên nhiên mây nước hùng vĩ, con người đã vô tình tự làm nhỏ nhoi vì chút lợi cá nhân nhất thời. Cứ cái kiểu này, khi được mang danh vẻ vang là một trong bảy kỳ quan thế giới rồi mình mới lo tu sửa hay nên lo tu sửa ngay từ bây giờ? Chắc nhân viên nhà nước nên thử làm du khách các chuyến đi riêng lẻ không theo tour sẽ thấy, thế nào cũng tìm ra giải pháp khả thi.
    Cảnh đẹp đã đành, phong tục đẹp và cách cư xử đẹp mới là điều đáng trân trọng và giữ lòng ưu ái lâu dài. Trừ các nhà VN học, phần đông du khách chẳng có dịp tiếp xúc và tìm hiểu đời sống gia đình VN, họ chỉ đi thoáng qua, cưỡi ngựa xem hoa từ vùng nọ đến vùng kia, tuyên bố khơi khơi "VN dễ thương" hay "VN dễ ghét" thôi, nên những người đón đưa du khách này vô tình có một nhiệm vụ khá đặc biệt mà họ không ngờ. Nếu ta không có được nhiều "đại sứ thiện chí?, thì làm cách nào để có được nhiều "đại sứ thiện tâm".
    Du khách đi thăm quê hương ta, mỗi người dân đều có bổn phận và trách nhiệm gây cho người ngoài cảm tưởng tốt về đất nước. Đây là trách nhiệm không phải chỉ mỗi cá nhân, mà các cơ quan thẩm quyền cũng đừng quên lưu ý hướng dẫn và đãi ngộ vai trò của họ.
    Làm sao để mỗi lần từ biệt VN là mỗi lần người ta luyến tiếc mong ngày trở lại, không chỉ vì cảnh quan mà còn vì những con người mang danh 4.000 năm văn hiến nữa.
    XUÂN SƯƠNG (Paris)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=245312&ChannelID=449
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Vì sao tôi chưa "chuồn" khỏi cơ quan Nhà nước ?

    Làm việc hơn 10 năm ở một trong những Bộ kinh tế mạnh nhất nước, dù có bằng thạc sĩ, có một chỗ một công việc ổn định... nhưng tôi đã muốn chuyển ra ngoài làm từ lâu. Tuy nhiên, dù đã có không ít lời mời hấp dẫn với mức lương gấp 5- 10 lần thu nhập hiện tại, tôi vẫn chưa đủ... can đảm để chạy khỏi cơ quan Nhà nước.
    Đã chán lắm rồi
    Đây là tâm trạng của riêng tôi nếu không muốn nói là nỗi niềm của hầu hết những chuyên viên đã có nhiều năm gắn bó với môi trường làm việc công sở. Lương thấp, điều đó thì khỏi phải bàn, bởi với hệ sống lương 3,33, sau hơn 10 năm làm việc, tổng thu nhập 1 tháng của tôi (có thêm 150.000 đồng tiền ăn trưa) là chưa đầy 2 triệu đồng, không bao giờ đủ chu cấp cho một gia đình nhỏ với 4 người ở giữa thủ đô. Nếu là Vụ trưởng, Vụ phó thì ngoài lương cao, còn có thêm thu nhập chấm mút này khác, còn những chuyên viên quèn như tôi, muốn có thêm thu nhập thì chỉ có nước đi... ăn trộm.
    Bạn đừng tưởng tất cả các chuyên viên cơ quan Nhà nước suốt ngày chỉ ngồi đút chân vào gầm bàn đọc báo, lướt web và chờ... tan tầm. Đáng buồn đúng là có nhiều người như vậy thật. Tuy nhiên công việc của một Bộ quan trọng như chúng tôi vẫn phải chạy đều đặn, có nghĩa là vẫn phải có một số người làm việc thực sự. Tôi nằm trong số này. Vì là người được việc nên các công viêc quan trọng của Vụ tôi đều được giao đảm trách. Nào thẩm định các dự án, dự thảo các văn bản, đến chuẩn bị các hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của Vụ trưởng và Bộ trưởng,vv... Trong các kỳ họp Quốc hội, nếu Bộ trưởng phải trả lời chất vấn thì việc ở lại cơ quan đến 7- 8 giờ tối, thậm chí làm việc thông đêm là rất bình thường.
    Tuy vậy, điều khiến những người được việc như tôi chán nản nhất chính là việc bị đánh đồng với như người lười nhác, cơ hội. Chúng tôi phải gánh việc cho nhóm đông người này nhưng chế độ đãi ngộ (thậm chí chỉ là danh hiệu lao động tiên tiến hay chiến sĩ thi đua) cũng không hơn gì họ. Có khi cơ hội thăng tiến, tăng lương trước hạn của họ lại nhỉnh hơn vì họ thuộc nhóm ?o4C? (con cháu các cụ !).
    Tôi có năng lực, cũng đã ?ovào qui hoạch? nhưng cơ hội được cất nhắc thì rất xa mờ vì Vụ trưởng và Vụ phó của tôi mới 45 tuổi. Còn 15 năm nữa họ mới về hưu...
    Nhưng chưa dám nhảy việc
    Hai năm gần đây, nạn chảy máu chất xám ở Bộ tôi diễn ra chóng mặt. Hầu hết những cán bộ được cử đi đào tạo nước ngoài đều tìm cách ?onhảy? ra ngoài làm. Các công ty chứng khoán, doanh nghiệp, văn phòng đại diện nước ngoài, thậm chí là doanh nghiệp tư nhân trong nước đều chào mời họ với mức lương hậu hĩnh. Sau một thời gian ngắn, những người này trở lại thăm cơ quan với một ?ophong độ? hoàn toàn khác: quần áo đắt tiền, xe đẹp, nhà cửa tiện nghi, v.v... Họ than thở là đã sai lầm trụ lại cơ quan này quá lâu và khuyên tôi nên ?orút quân? thật nhanh.
    Nếu đồng ý, với kinh nghiệm trong lĩnh vực của tôi, việc có thu nhập từ 500 - 1000 USD/tháng là trong tầm tay. Thế nhưng đến giờ tôi vẫn chưa dám nhảy việc. Vì tôi sợ.
    Tôi sợ mình đã quá quen thuộc với một môi trường làm việc cực kỳ ổn định, ít áp lực nên không thể thích nghi được với môi trường làm việc hiện đại, thay đổi liên tục, nhiều áp lực hơn bây giờ.
    Tôi sợ chỉ được cầm 1000 USD trong vài tháng, sau đó vì lý do nào đo, tôi bị đuổi việc và vợ con tôi sẽ không biết trông cậy vào ai.
    Tôi sợ dù ở trong Nhà nước mình được đánh giá là có năng lực nhưng khi ra làm ngoài, chưa chắc tôi đã được coi là được việc.
    Tôi sợ ra làm ngoài dù lương cao nhưng chưa chắc tôi đã thăng tiến được. Còn ở đây dù sao thì cơ hội vẫn còn...
    Càng suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc tôi càng ngộ ra một điều: Tâm lý cầu an có lẽ là bệnh của hầu hết những người làm trong môi trường hành chính sự nghiệp.
    Vì tôi đã nhiễm cái bệnh này nên dù rất ngán môi trường làm việc nhà nước mà tôi vẫn chưa dám... bơi ra thị trường.

    (Khánh Duy - VietNamNet Jobs)
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Mỗi chúng ta dần đánh mất bản thân như thế nào ?
    Khi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, sở dĩ người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào, bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa.
    Bảy bước dẫn tới tha hóa
    1. Sự kiếm sống hằng ngày là một khái niệm lâu nay chúng ta hay lẩn tránh, và nó chỉ tồn tại như một giá trị ẩn, không được mang ra tính toán công khai. Nhưng phải thừa nhận nó vẫn là nhu cầu có thực, hàng ngày gây sức ép với mọi người. Có nhiều việc ta biết là trái đạo lý song vẫn phải làm, chẳng qua chỉ là nhằm kiếm thêm tiền bạc, để cùng với đồng lương còm cõi, duy trì sự sống của bản thân và gia đình.
    2. Các thói xấu lấn lướt ta mỗi ngày một ít. Thời gian đầu ta thường vừa làm vừa tự nhủ: chỉ chấp nhận đầu hàng lần này nữa thôi, sau sẽ không bao giờ tái diễn! Nhưng càng về sau, sự dằn vặt càng thưa thớt đi. Đời sống hàng ngày mang lại bao nhiêu căng thẳng mệt mỏi, khiến cho mỗi người chỉ có cách trượt theo thói quen và tránh nhất là gây thêm cho mình những phiền phức.
    3. Có một điều thường viện ra để an ủi, ấy là khi thử đưa mắt quan sát thấy không phải chỉ có riêng mình làm bậy, mà chung quanh, cả những người có uy danh hơn, có trách nhiệm hơn, cũng đâu có giữ được lý tưởng ?oHơi đâu gái góa lo việc triều đình? - đây là lý lẽ của nhưng cái đinh ốc bé nhỏ.
    4. Khái quát hơn, quả thật có nhiều việc thấy trái với lương tâm ta vẫn cứ làm, vì xem ra chung quanh mình, mọi người đều hành động như vậy. Mà thói quen trông trước trông sau mà sống lại đã ăn vào ta rất nặng. Ta sợ trở thành đơn độc, lại càng sợ mang tiếng chơi trội, dám khác mọi người (!)
    5. Người ta ai mà chẳng vừa sống vừa để xem cách sống của mình được đánh giá ra sao, lòng tốt của mình được đền đáp ra sao. Đến lúc thấy bao nhiêu cố gắng của mình cũng vô ích, những người tốt như mình thường thua thiệt, còn những kẻ xấu cứ được đủ thứ và lại leo cao mãi lên - thì đành ngán ngẩm buông xuôi (Sau khi phát hiện điều này, một số sẽ giãy giụa cốt vớt lại ít quyền lợi mà họ cho rằng họ đáng được hưởng. Từ ấy trở đi, họ dám sống rất tàn bạo).
    6. Chắc chắn trong ta không bao giờ chết hẳn con người lý tưởng, con người tha thiết với sự nghiệp chung. Giả sử được xã hội dang tay dìu đỡ, thì sau những lầm lỡ ban đầu, thì cũng dễ tu tỉnh trở lại. Nhưng mọi chuyện quá ì ạch. Có vẻ như điều mà xã hội mong đợi hơn cả ở các thành viên chỉ là những câu chung chung. Nảy sinh tình trạng phân thân, sống một đằng, nói một nẻo, và bởi lẽ, trước mặt bàn dân thiên hạ, giữa thanh thiên bạch nhật, ta vẫn luôn mồm nói điều tốt, nên càng yên tâm xoay xỏa kiếm chác trong bóng tối.
    7. Đến lúc nào đó, ta chợt nhận ra rằng ?oquen mất nết đi rồi?, có lẽ sẽ không bao giờ hoàn lương được. Sự lo sợ có tới (lo sợ chứ không phải hối hận) và để giải hòa, ta xoay sang cầu cúng, xin xỏ, hối lộ thánh thần. Mê tín chính là mắt xích cuối cùng của sự tự làm hỏng, nhờ có mê tín, các khâu hoạt động khác có thể diễn ra một cách êm đẹp. Đại khái giống như một thứ bảo hiểm!
    Quá trình tha hóa, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cài gì mất đi vĩnh viễn không lấy lại được nữa. Vậy cần gì phải mang bản thân ra mà tra khảo cho thêm rách việc?! Có thể có một số người đã nghĩ thế và họ có lý của họ.
    Ít ra chúng ta cũng nên sòng phẳng với nhau. Sự đánh giá chính xác về bản thân nên được xem như một phần di sản của một lớp người đã trưởng thành để lại cho các lớp kế tiếp. Và nếu như nhờ thế một phần, mà những người sau ta sáng suốt hơn, không còn đánh mất mình, tức là ta đã trở nên hữu ích.
    Nhiều lúc ngồi một mình tỉnh táo, đối diện với lương tâm, hẳn nhiều người phải công nhận là quanh mình số người hiền lành thánh thiện ngày một ít, số khôn ranh kiếm chác ngày một nhiều thêm.
    Và tự ta nữa, nghiêm khắc mà nói, ta cũng đang sống không được như ta mong muốn. Ở đây không nói tới những tội lỗi đã thành danh mục quản lý của pháp luật, mà chỉ nói tới những thói xấu nho nhỏ, những thói xấu vẫn bị coi bỏ qua: xoay xỏa vụ lợi. Làm dở báo cáo hay. Qua loa vô trách nhiệm... Khéo léo tô vẽ mình trước cấp trên. Hùa theo đám đông, nói cho đám đông vừa lòng chứ không dám nói sự thật...
    Có phải là không ít thì nhiều, hàng ngày chúng ta đã để cho những thói xấu đó lộng hành? So với con người lý tưởng mà ta muốn noi theo, khi bước vào đời, thì thật ra ta đang xa dần, thậm chí có những phẩm chất tốt mà ta có từ lúc còn trẻ và cứ tưởng giữ được mãi, bây giờ đã bị đánh mất....
    Nguồn: Học làm người''s blog
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thứ Sáu, 14/03/2008, 04:10 (GMT+7)
    Hai trẻ bơ vơ

    [​IMG]


    Bé Hiếu cùng với ông bà nội và cô Út Lành - Ảnh: DIỆU HITT - Tôi gặp hai anh em Hồ Văn Khải, Hồ Văn Hiếu tại nhà ông bà nội ở ấp Rạch Đình, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, Long An vào đúng ngày gia đình làm lễ mở cửa mả cha mẹ của hai em.
    Dáng người gầy gò, làn da sạm nắng, đôi mắt buồn rười rượi. Hiếu, mới 5 tuổi, nói: "Con nhớ cha mẹ nhiều". Bà nội của Hiếu ràn rụa nước mắt kể: "Bữa đám ma, Hiếu hỏi: Người ta đắp đất, cha mẹ con có về với con không? Làm sao trèo lên được?".
    Khải, 10 tuổi, kể cha mẹ em biểu hễ thấy cha mẹ có chuyện gì lạ thì đừng có la cho người khác biết, đi về nhà ông bà nội ở. Cha mẹ hai em đã chuẩn bị cho mình cái chết để thoát khỏi những bế tắc, để lại trên đời hai đứa trẻ bơ vơ.
    Hai đại tang cùng lúc
    Anh Nguyễn Văn Cảnh, hàng xóm của gia đình Khải, Hiếu, kể trưa 20-2-2008 anh thấy Hồ Văn Mạnh (cha của Khải, Hiếu) ra quán mua nhiều bánh mì.


    Lá thư tuyệt mệnh thương tâm
    kính gởi ba má dài dòng chữ con Hồ văn mạnh, từ trước tới nay con bất hiếu với cha mẹ, làm cho cha mẹ buồn, thôi, con từ đây trở đi con 0 làm cho cha mẹ buồn nữa.
    con sẽ tra đi 1 nơi rất xa, ba mẹ và cùng cát anh chị ở lại mạnh khoẽ, con cùng vợ con quyết định cuộc đời của mình, con muốn gởi 2 cháu lại cho ba má và cát anh chị chăm sóc dùm con cho đến ngày lớn không,
    còn anh tám (...) gởi số tiền đó cho anh 7, dùm, còn chiết xe anh bán trả (...) cho anh (...), 1 chỉ, còn căn nhà này thời giao anh cùng ba giải quyết tính dùm cho ổn thỏ em không thể bỏ vợ em được nếu em có chuyện vợ em bịnh lợi thì không ai lo về tiền bạt và nó không đi mần được để lo cho 2 cháu vậy thôi để vợ em đi cùng em cho nó trọn em có gì xin nhờ anh chị và ba má lo cho con lần này là lần cuối, con Hết lòng biết ơn, con xin vĩnh biệt ba má và các anh chị, mạnh, phụng
    anh nhớ đến em và vợ em xinh ba cho em và vợ em nằm bên đất (...) nhé anh,
    anh nói với ba và cát anh đừng cho người ta mổ sẻ nhé anh.
    út lành chăm sóc 2 cháu dùm anh anh cám ơn em nhiều lắm.
    MẠNH PHỤNG
    Anh hỏi, Mạnh nói mua cho cả nhà ăn. Anh lại hỏi sao bữa nay không chạy xe, Mạnh chần chừ một hồi rồi mới nói không dám đi làm vì vợ đã biết chuyện của mình. Mạnh nói nếu ở tù, sẽ trộn thuốc rầy vô cơm, ba mẹ con ăn rồi chết hết. Khoảng 4g sáng 21-2, anh Cảnh ngạc nhiên thấy Khải, Hiếu nằm trên võng nhà mình (nhà anh không có cánh cửa).
    Thấy anh, Khải nói: "Bác qua nhà con coi cha mẹ con kỳ lắm". Anh qua nhà Mạnh gọi, không nghe tiếng trả lời, lại có mùi thuốc trừ sâu nồng nặc. Anh gọi hàng xóm tới, phát hiện Mạnh và vợ (tên là Trương Bội Phụng) đã chết. Bên cạnh họ, chai thuốc trừ sâu cạn phân nửa, một ly nước đường, một ly cạn có mùi thuốc trừ sâu.
    Công an tìm thấy trong chiếc nón bảo hiểm treo trên xe của Mạnh một lá thư tuyệt mệnh - lá thư mà hôm trước Khải thấy cha ngồi cặm cụi viết nhưng em không đọc được.
    Tội tình của người cha
    Theo hồ sơ Công an huyện Vĩnh Hưng và lời kể của người trong gia đình Mạnh, năm 1998 Mạnh bị phạt 2 năm tù giam về tội "******** với trẻ em". Đó cũng là năm Phụng sinh Khải. Ra tù, Mạnh cưới Phụng, có thêm bé Hiếu. Hơn ba năm trước do Phụng đổi tính, gây gổ với các anh chị, đập phá đồ đạc trong nhà cha mẹ Mạnh nên cha mẹ cho hai vợ chồng ra ở riêng và cho 6 công đất ruộng để Mạnh bán, lấy tiền mua xe máy chở khách kiếm sống.
    Mạnh dắt vợ con ra bờ đê gần cụm dân cư Chùa Nổi (ấp Rạch Mây) che chòi ở tạm. Ngày đi làm. Những đêm trời mưa to, Mạnh đứng căng bạt nilông cho vợ con ngủ. Phụng đi khám mới biết bị tâm thần. Tháng chín năm ngoái, Mạnh được UBND xã Tuyên Bình xét hỗ trợ một nền tái định cư trên cụm dân cư Chùa Nổi, xây tặng một căn nhà đại đoàn kết, cấp cho Phụng mỗi tháng 180.000 đồng để mua thuốc điều trị bệnh. Khải, Hiếu được nhà trường xét miễn học phí.
    Ngày 14-12-2007, Mạnh chở C.T. (15 tuổi) vào nhà trọ ********. Gia đình C.T. biết. Mạnh lại bị gửi đơn kiện, lại thành khẩn nhận tội. Gia đình C.T. yêu cầu tiền khắc phục hậu quả. Mạnh lo 4 triệu đồng đến UBND xã Tuyên Bình nộp, xin gia đình C.T. bãi nại. Bên kia đòi thêm 5 triệu. Vay 5 triệu mang tới, họ không nhận đòi 10 triệu đồng trở lên. Mạnh định bán căn nhà đại đoàn kết và chiếc xe. Chị em của Mạnh không đồng ý. Gia đình C.T. nói đã gửi đơn khắp nơi cho Mạnh chịu cảnh án cũ án mới chồng lên, ở tù hơn chục năm.
    Con trẻ ở với ai?
    Đám tang vợ chồng Mạnh diễn ra trong một ngày duy nhất. Các tổ chức hội xã Tuyên Bình cho hai chiếc hòm. Phật tử chùa Nổi quyên góp hơn 12 triệu đồng. Chi phí đám tang dư 9 triệu, UBND xã Tuyên Bình ký gửi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Hưng, ghi tên ông Hồ Văn Đang (anh ruột Mạnh) là người giám hộ Khải, Hiếu chứ không phải tên của cô Út Lành như trăng trối của Mạnh. Ông Tô Văn Chảnh, chủ tịch UBND xã Tuyên Bình, nói do cha mẹ của Mạnh đã quá tuổi lao động, Út Lành bị bệnh. Ông Chảnh nói: "Nếu ông Đang không nhận nuôi Khải, Hiếu, chính quyền địa phương phải nhờ trại mồ côi nuôi giúp. Căn nhà đại đoàn kết sẽ được giữ đến khi Khải 18 tuổi".
    Ông Hồ Văn Diện, cha của Mạnh, nói: "Tôi sẽ nuôi cháu tôi đúng như căn dặn của cha mẹ nó?. Khải và Hiếu cũng nói muốn ở chung với ông bà nội. Anh, chị em của Mạnh  - trừ ông Đang, bà Điện, hai người mà theo ông Diện đã từ mặt ông bà suốt hơn hai năm nay - đều mong muốn để Khải và Hiếu sống với ông bà nội và cô Út Lành.
    Tôi chào ra về, Khải và Hiếu nghẹn khóc. Hai em rồi sẽ phải chịu cảnh mồ côi, nương tựa ông bà nội. Chỉ mong hai đứa vượt qua nghịch cảnh, tìm được một tương lai tươi sáng hơn cha mẹ các em.
    DIỆU HI http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=247287&ChannelID=266

    Copyright (C) 2007 Tuổi Trẻ

Chia sẻ trang này