1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm
    Người làm lãnh đạo luôn phải là người ?ovui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ? và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo.
    Chúng ta đã đi qua một năm 2007 với mức tăng trưởng kinh tế cao nhất từ 10 năm trở lại: 8.44%, thu hút đầu tư nước ngoài hơn 20 tỷ USD, nhưng có một thực tế băn khoăn mà có người đã nêu lên thành câu hỏi: ?oAi được lợi từ từ tăng trưởng kinh tế cao này và tại sao người dân bình thường ít được tham gia vào những lợi ích tăng trưởng như vậy?? (Lê Đăng Doanh ?" Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 27-12-2007).
    Ngoài ra chúng ta cũng đang phải đối đầu với không ít những bất cập ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống toàn dân: kẹt xe, ngập đường, ô nhiễm, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bài viết này chỉ là những suy nghĩ tản mạn về khoa học và nghệ thuật quản lý đất nước trong những ngày bên chén trà xuân?
    Cái giá của chữ Tầm
    Đã có một bài viết trên báo Pháp Luật: ?oTắc đường hay tắc? tầm nhìn? nêu rõ cái chúng ta thiếu là một tầm nhìn chiến lược về mặt quản lý. Cách đây hơn 20 năm, trong một buổi hội thảo tổ chức ở Hội Trí thức Yêu nước, một diễn giả người Mỹ đã nói rằng: ?oNếu các bạn không quy hoạch tốt hệ thống đường sá thì khi kinh tế phát triển 20 năm, 30 năm sau này, dù có tiền tôi cũng khuyên các bạn đừng mua xe hơi vì sẽ không có đường đâu mà chạy, chưa kể chỗ đậu xe??.
    Và ông ta đã đưa ra những ví dụ ở những nước như Singapore hay Malaysia, người ta phải quy hoạch các tuyến đường hầm hay cầu vượt, những toà nhà phải có tầng hầm đậu xe? Điều ấy hôm nay chúng ta đang trải qua và người ta ước tính tình nạn kẹt xe và tai nạn giao thông gây thiệt hại cho xã hội khoảng 1-1.5% GDP.
    Một thành phố như TP.HCM được thiết kế cho 1 đến 1,5 triệu dân nay phải cưu mang đến 8 hoặc 9 triệu người, thử hỏi không nảy sinh những vấn đề về kết cấu hạ tầng mới lạ! Hạn chế về tầm nhìn hay đúng hơn khả năng quản lý còn bộc lộ về nhiều mặt khác: vệ sinh an toàn trong thực phẩm, ô nhiễm môi trường khi các con sông đang chết dần và mức độ an toàn ngày một giảm, sức khoẻ người dân và sự chăm sóc y tế không đầy đủ, giá thuốc thiếu kiểm soát chặt chẽ, lãng phí trong xây dựng, quy hoạch không đồng bộ, thủ tục nhà đất, hành chính chồng chéo?
    Nghịch lý được thấy ở khắp nơi: xây cầu nhưng không làm đường như ở Thủ Thiêm, một con đường vừa làm xong lại phải đào lên để gắn cáp điện thoại, để thay đổi đường ống cấp nước, để? Tất cả vẽ nên một bức tranh chắp vá, thiếu hài hoà với những gam màu sáng tối đối lập và thậm chí tương phản.
    Cái giá của chữ Tâm
    Người làm lãnh đạo luôn phải là người ?ovui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ? và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo.
    Chúng ta nghĩ gì khi ngày 1 tháng 1/2008 là mốc thời gian chấm dứt lưu thông các loại xe ba, bốn bánh tự chế. Hàng trăm ngàn người hay hàng trăm ngàn gia đình sẽ phải tìm cách mưu sinh khác. Một điều không hề dễ dàng gì. Chưa kể hàng triệu gia đình bị ảnh hưởng vì lấy gì chở hàng ra chợ, chở vật liệu xây dựng vào hẻm, lấy ai thu gom rác???
    Chúng ta nghĩ gì khi không biết bao nhiêu ngàn người bán hàng rong phải đối đầu với việc xin giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm mà cho đến giờ không biết thủ tục xin cấp như thế nào, và chi phí bao nhiêu. Chúng tôi hỏi một quán cơm chay lớn trên đường Lê Văn Sỹ thì họ cho biết mất gần 6 tháng và chi phí bạc triệu mới xin được tờ giấy phép ấy.
    Vậy thì những người đầu tắt mặt tối kia có hy vọng gì trong ngày một ngày hai cầm được tờ giấy phép trong tay? Những chỉ thị chủ trương dù có đúng đi nữa khi đề ra chúng ta phải đặt mình vào địa vị người dân. Phải mất bao lâu để thực hiện, phải có lộ trình, có sự chuẩn bị?
    Chúng ta nghĩ gì khi giải quyết nạn kẹt xe chỉ đơn giản bằng việc tăng phí xe gắn máy như có một ông Hiệu trưởng Đại học còn quyết liệt đòi ?otuyên chiến với xe gắn máy? (?!). Cái tâm chúng ta ở đâu khi ra những quyết định mà không hề nghĩ rằng nó ảnh hưởng như thế nào đến hàng triệu con người.
    Muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hài hoà, phải chăng chúng ta cứ việc ra quyết định mà không tính toán đến phúc lợi của nhân dân? ?oCon người tự bản chất là một sinh vật xã hội và hạnh phúc của mỗi chúng ta đều lệ thuộc vào kẻ khác. Trong một xã hội mà phúc lợi của mọi người đều được đảm bảo và một bối cảnh tốt đẹp được xây đắp, dĩ nhiên sự lương hảo của mỗi cá nhân sẽ được phát triển? Không bao giờ có chuyện hạnh phúc của mỗi cá nhân hoàn toàn độc lập với kẻ khác? (Dalai Lama ?" Beyond Dogmas).
    Liệu rằng chúng ta có thể vui trong những ngày xuân sắp đến khi nghĩ đến bao nhiêu người chung quanh phải vật vã thay đổi công việc trước một tương lai mù mờ đầy bất trắc? Khổng Tử ngày xưa đã đưa ra năm nguyên tắc cho một chính phủ nhân ái:
    - Làm lợi ích cho dân, không lãng phí tài nguyên xứ sở.
    - Khuyến khích dân chúng làm việc, không gây xáo trộn, ta thán.
    - Làm cho dân chúng an hưởng đời sống hàng ngày nhưng không tham lam.
    - Khuyến khích dân chúng giữ gìn phong độ, giá trị con người nhưng không hời hợt, kiêu ngạo.
    - Un đúc tinh thần kính trọng nhưng không làm cho dân chúng sợ hãi.
    (Luận ngữ, tập XX, chương II).
    Đồng thời, Khổng Tử cũng chỉ ra những điều nguy hại mà chính quyền cần phải tránh, trong đó hết sức lưu ý đến những việc như:
    Bắt buộc dân chúng thi hành hay không được thi hành công việc mà không nói rõ lý do? luật lệ khi bắt phải tuân, khi thì phải bỏ theo cảm tính của nhà cầm quyền?? (Luận ngữ, tập XX, chương II)
    Liệu chúng ta có thể đưa ra những lý do thuyết phục chăng khi cấm xe lôi xe thồ vì cho rằng đó là nguyên nhân gây tai nạn khi thực tế chứng minh hơn 80% tai nạn ở Cần Thơ và An Giang là do xe gắn máy và xe đò. Còn ở thành phố HCM, số tai nạn do xe ba gác hay xích lô là không đáng kể so với xe gắn máy, taxi và thậm chí xe buýt (!).
    Rất cần hơn lúc nào hết một thái độ kiên nhẫn hơn hay đúng hơn là một tấm lòng và cao hơn là một tư duy lớn vì chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng mà hố ngăn cách giàu nghèo luôn là trở ngại. Đức Dalai Lama đã cảnh báo: ?oThực tế cho thấy trong bất kỳ xã hội nào hễ càng bất công bao nhiêu thì càng có nhiều người khốn khó bấy nhiêu, những vấn nạn xã hội sẽ có cơ bùng nổ và xã hội đó chắc chắn ngày càng bệnh hoạn hơn?. (Dalai Lama-Beyond Dogmas).
    Chữ Tâm kia mới?
    Trong khi còn nhiều thử thách trước mắt, khả năng quản lý, lãnh đạo còn hạn chế, còn chưa đủ ?oTầm? thì chữ Tâm hơn lúc nào rất cần thiết vì dù có vụng về, sai sót nhưng với một tấm lòng vì dân và cho dân, chúng ta cũng sẽ phát triển đất nước dù nhanh dù chậm ít nhất là trong việc xây dựng một chính quyền nhân ái.
    Bác Hồ đã từng nói: ?oDễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong?. Chân lý ấy đã được minh chứng trong chiến tranh gian khổ thì không có lý gì chúng ta lại phủ nhận trong hoà bình vì chúng ta vẫn luôn tự hào là một chính quyền của nhân dân mà nhân dân thì đa số vẫn còn nghèo nên những quyết sách phải đặt quyền lợi những người lao động lên trên hết.
    Cái giá phải trả của chữ TÂM sẽ cao hơn rất nhiều cái giá của chữ TẦM vì không thể tính bằng phần trăm mà phải tính bằng sự an vui của nhân dân. Vì chân lý tối thượng vẫn thuộc về toàn dân. Suy cho cùng thì ?oChữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tầm?.
    Theo Văn hóa Phật giáo
    [​IMG]
  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Hàng triệu người Việt ra đi, mỗi số phận có một cảnh ngộ, một trải nghiệm, thậm chí một câu chuyện bi thương. Nhưng tình yêu nơi chôn rau cắt rốn không bao giờ tàn phai trong góc sâu thẳm của tâm hồn mỗi con người? Chỉ có người ra đi và người ở lại tự nắm tay nhau mới thành sức mạnh của một dân tộc? Và khi đó 30-4, ngày kỷ niệm chiến tranh kết thúc mới được gọi là toàn vẹn.

    Tôi nhớ lần ấy, có cuộc biểu diễn văn hóa đa dân tộc của các nhân viên đại diện cho từng quốc gia tại nơi công tác, một tổ chức quốc tế tại Washington DC. Mỗi nước có một tiết mục của dân tộc mình. Người Hàn Quốc biểu diễn đánh trống. Dân Latin nhảy vũ điệu sampa sôi động. Điệu múa Mohiniatoom của các cô gái Ấn Độ thể hiện sắc đẹp Kerala của miền Nam nước Ấn. Các chàng trai và cô gái Bulgaria nhảy điệu Horo tưng bừng. Cô bé Campuchia cầm ghi ta hát bài ca đồng quê với những hàng cây thốt nốt trên đồng lúa xanh làm người xem rơi nước mắt.

    Kết thúc cuộc biểu diễn là bài hát "Tôi yêu Trung Hoa", kể về một cô gái trở về từ nước ngoài và khó khăn để hội nhập, cuối cùng cô đã yêu nước Trung Hoa hơn bao giờ hết. Bài hát kết thúc trong tiếng vỗ tay vang dội của người xem.

    Đợi mãi không thấy đoàn Việt Nam của chúng ta đâu, dù có khoảng vài chục người Việt cả bắc - trung - nam ngồi đó, im lặng nhìn nhau. Nếu họ muốn thì hẳn cũng đóng góp được, ít nhất là bài "Trống cơm" hay không kém bài hát của các dân tộc khác. Nhưng hình như họ đang phải ?odè chừng? người đồng bào của chính mình.

    Lòng tôi chợt xót xa. Cuộc chiến tranh đã gây bao mất mát và chia rẽ, cho dù đã hơn 30 năm qua. Có lẽ vì thế tiếng hát người Việt nghẹn lại, không cất lên nổi cho dù ở giữa nước người.

    Người Trung Hoa, Campuchia, hay Hàn Quốc đến nước Mỹ hẳn cũng có những lý do và nỗi niềm riêng. Chỉ có khi đến đây, họ lại làm người của chính đất nước họ đã sinh ra chứ không phải cố làm người của một nước khác. Nhưng nhiều người Việt ta trên xứ người đang lúng túng vì không biết đi đâu về đâu.

    Chuyện của những người tôi đã gặp

    Một lần ở khách sạn bên Washington DC, chợt nghe tiếng Quảng Bình nằng nặng phía ngoài hành lang. Tôi gặp một chị chắc cũng khoảng ngoài năm mươi. Chị làm tạp vụ và chồng là thợ điện. Hỏi làm sao đến nước Mỹ thì được biết do hai vợ chồng đánh cá ngoài khơi vì thấy ?othuyền bạn đi mình cũng bắt chước?.

    Sang đến đây, không một chữ tiếng Anh, không nghề nghiệp. Cũng may, sau 25 năm, anh chị đã có nhà cửa, hai con trai vào đại học đàng hoàng. Chị nói, sang đây mừng nhất là không bao giờ bị đói. Không như ở Quảng Bình, lúc nào cũng sợ không có đủ gạo cho con ăn. Bây giờ chỉ mong đủ tiền để mua vé và mua quà về quê. Anh chị thuộc loại gia đình nghèo bên Mỹ, vì thế con cái đi học được trợ cấp của chính phủ, vay tiền cho con học, mua nhà, xe hơi có giá ưu đãi.

    Ra đi lúc đã lớn tuổi nên sự gắn bó với quê hương càng sâu nặng. Ước mong trở về ?ocố hương? đã kéo dài hàng chục năm nay nhưng chưa bao giờ anh chị thực hiện được. Và cũng còn có nỗi niềm, không hiểu bây giờ trở về có "việc gì" không? Anh chị sợ nhất lũ con không còn khái niệm quê Việt, không còn ràng rợ với miền nắng gió và cát trắng Quảng Bình.

    Một người bạn khác ra đi đúng vào ngày sân bay Tân Sơn Nhất bị pháo kích vì những lý do riêng. Anh chị cưới nhau trong một đêm Sài Gòn bị mất điện. Có lẽ anh chị là người cuối cùng lên máy bay ra đi trước khi sân bay bị đóng cửa hoàn toàn. Đến nước Mỹ với hai bàn tay trắng. Có trình độ, tay nghề cao nên bây giờ anh là một chuyên gia nổi tiếng về công nghệ thông tin, phụ trách hàng trăm người tại xứ sở Hoa Kỳ.

    Mỗi lần đi công tác vùng Châu Á, thế nào anh cũng tìm cách rẽ qua Sài Gòn, về lại góc phố, chỉ để ngắm ngôi nhà cũ của anh hay chụp tấm ảnh lưu niệm thời thơ ấu. Nhưng anh buồn bã kể với tôi, mỗi lần như vậy anh lại bắt gặp ánh mắt xua đuổi, khó chịu hoặc nghi ngại của những người chủ mới.

    Một người bạn khác, tôi rất hay gặp anh trên chuyến tầu điện ngầm, cả lúc đi lẫn lúc về. Hình như chúng tôi có thời gian biểu làm việc giống nhau, cùng building với hàng chục ngàn nhân viên. Tôi biết chắc anh là người gốc Việt, từ mầu tóc, mầu da đến cách ăn mặc. Dáng đi cúi đầu, nghĩ ngợi, cho thấy anh là người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời.

    Có lần anh và tôi ngồi cạnh nhau trong tầu điện. Nhìn anh cầm cuốn sách "Hà nội, 36 phố phường" bằng tiếng Việt của Thạch Lam, tôi liền làm quen: "Xin lỗi, anh là người Việt Nam?". Nhưng anh thản nhiên ?ovăng? luôn một tràng tiếng Anh:"Sorry, I don?Tt understand - Xin lỗi tôi không hiểu".

    Sống ở một phương trời xa lạ, gặp người đồng hương lẽ ra phải thú vị biết bao. Nhưng không hiểu rào cản nào đã làm anh không muốn tiếp xúc với tôi.

    Lâu sau, một lần gặp anh trong thang máy, tôi chủ động: "Hello" thì bất ngờ, anh lại cười rất tươi và nói luôn tiếng Việt : "Chào anh" rất thân mật. Anh bảo cái giọng bắc của tôi đã làm anh phải dè chừng. Cuộc sống ở đây nó thế. Ai biết người nấy. Rất sợ làm quen ngoài đường. Nhất là người Việt với nhau. Anh có thể bên này, tôi ở phía bên kia, ai mà biết được. Anh hỏi tôi rồi làm hại tôi thì sao? Hàng tá những câu anh tự hỏi và tự trả lời như thế, rồi tự cười mình khi kể lại với tôi về nỗi sợ ?omơ hồ? luôn ám ảnh

    Anh đến nước Mỹ như một ?othuyền nhân?. Sau bao ngày lênh đênh trên biển, đói khát, được người ta cứu và ở trại tỵ nạn Indonesia một năm như trong tù. Mới 12 tuổi anh đã phải chứng kiến người ta vứt xác mẹ xuống biển và sau đó vài ngày là xác cha. Cha anh trăng trối, khi nào có tiền nhớ về thăm quê. Có lẽ người ra đi, lúc gần đất xa trời mới thấy quê nhà quan trọng và dấu yêu như thế nào. Anh không khóc nổi nữa mà chỉ mong sống để vào được đất liền.

    Đến bây giờ, anh vẫn không hiểu tại sao anh có thể sống được. Anh đã khá thành đạt và nỗi đau đó cũng đã nguôi ngoai. Bản thân anh chưa từng muốn xin làm công dân Mỹ. Anh muốn trở về quê để đắp hai ngôi mộ giả cho song thân và giữ lấy mảnh đất quê hương chôn rau cắt rốn. Nhưng mỗi lần đọc báo thấy ai đó gọi những người như anh là "dân vượt biên" thì anh cảm thấy mình chỉ còn nước Mỹ là nơi trú ngụ cuối cùng. Ước muốn về quê cũng mất dần với năm tháng.

    Anh lo lũ trẻ của anh đang lớn lên thành Mỹ con. Chúng nó sinh ra ở Mỹ, lớn lên và đi học ở đây. Có thể, chúng không có khái niệm gì về một miền đất ở tận xứ Đông dương xa lạ. Với chúng chỉ có bánh mỳ kẹp thịt McDonald với coca hay phim Hollywood.

    Thế hệ anh vẫn còn gắn bó nặng lòng với nước Việt lắm, nhưng thế hệ con cháu sẽ có thể không biết nước Việt Nam ở đâu. Anh như đang đứng giữa hai thế giới, một thế giới anh đang sống với thực tại và phần còn lại là những hoài niệm. Nhiều lúc anh day dứt lắm không biết mình đi về đâu. Anh bảo anh xa lạ nơi đang sống và cũng làm người khách qua đường của nơi mình đã sinh ra.

    Hàng triệu người Việt ra đi, mỗi số phận có một cảnh ngộ, một trải nghiệm, thậm chí một câu chuyên bi thương. Nhưng tình yêu nơi chôn rau cắt rốn không bao giờ tàn phai trong góc sâu thẳm của tâm hồn mỗi con người. Dân tộc Việt ta vốn có lòng vị tha, vị tha với người ruột thịt, với bạn và khi cần, vị tha với cả kẻ thù.

    Nhưng để biến tình yêu quê hương hay lòng vị tha ấy thành một sức mạnh của một dân tộc thì cần có một nước Việt thực sự hòa hợp, ?orũ bỏ quá khứ, cùng nhìn về tương lai?. Không dân tộc nào, người Mỹ hay người Nga có thể giúp chúng ta đoàn kết với nhau. Chỉ có người ra đi và người ở lại tự nắm tay nhau mới làm được điều đó.

    Tôi chợt nhớ tiếng hát da diết của cô gái Trung hoa bỏ tổ quốc của cô ra đi, quay về với khó khăn trong cuộc sống và cuối cùng cô tìm thấy tình yêu chính nơi cô đã sinh ra. Tiếng hát ấy, lời hát ấy mới chính là nơi trú ngụ cuối cùng trong tâm hồn mỗi con người. Nơi đó chính là tổ quốc, cho dù con người ta sống và làm việc ở một phương trời nào.

    Từ sâu thẳm trong lòng, tôi ước mong ngày nào đó được nghe bài hát ?oViệt Nam quê hương tôi? với những ca từ mượt mà: ?o Việt Nam yêu dấu xanh xanh lũy tre?? vang lên đâu đó giữa Paris, California hay Luân Đôn do chính những người Việt xa xứ cất lên, cho dù họ đi xa, họ ở xứ người vì bất kỳ lý do gì. Bốn, hay năm triệu tâm hồn Việt ở nước ngoài cùng với 80 triệu người trong nước có thể giúp bài hát đó được bay cao, bay xa như cánh chim không biết mỏi.

    Và khi đó 30-4, ngày kỷ niệm chiến tranh kết thúc mới được gọi là toàn vẹn.

    Hiệu Minh ( (Washington DC. 4-2008 )
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Văn hóa trà nay
    Ngày nay, mời uống trà là biểu hiện đầu tiên đã trở thành quy luật của lòng hiếu khách, tôn trọng khách trong mọi gia đình người Việt. Kỵ nhất là tiếp khách bằng những chiếc tách hay chén còn ngấn nước trà cũ thành vòng nâu vì người trước uống xong úp xuống luôn. Cũng ngại khi chủ nhân ghé miệng vào vòi ấm thổi phù phù vì vòi tắc. hoặc ấm trà đãi khách đã nhạt. Chén trà tiếp khách là thể hiện những tình cảm tổi thiểu nhất nên không thể tuỳ tiện, coi thường dù không nhất nhất phải là loại trà thượng hảo hạng.
    Những năm gần đây, Hà Nội có hàng nghìn quán trà trên các vỉa hè, chưa kể những người bán dạo chỉ với cái ấm và cái làn xách tay. Hà Nội đang có nhiều cách uống trà. Phố Hàng Ðiếu thành ra phố bán mứt sen và trà khô, người ta gọi chung là trà Thái (trà Tân Cương), chỉ có một xã Tân Cương nhỏ bé mà sản lượng trà lớn đến thế? Ngày nay, với 500 đồng là có thể mua được một ấm trà sen đóng trong túi nilon, nhưng là hương sen nhân tạo. Không cẩn thận, bạn sẽ mua phải trà lẫn bã đã phơi khô, búp ổi hay hạt cau khô...
    Cách đây ba năm, Hà Nội và các thành phố khác khởi đầu với hàng loạt biển vàng của trà Lipton, kế tiếp là biển xanh của Dimah, và gần đây là những đ.èn ***g đỏ của trà Ðài Loan và Trung Quốc... Sự thành công của những nhãn mác trà ngoại đó cho thấy, từ lâu lắm rồi, người ta vẫn mong chờ một điều gì đó có thể làm cân bằng cuộc sống hiện đại cuồn cuộn chảy; hoặc giả người ta vẫn thấy rất thú vị khi được lặp lại một thú ăn chơi mang tính chất quý tộc hoài cổ chốn kinh kỳ xa xưa. Nam thanh nữ tú có yêu trà Việt Nam đến mấy cũng không thể ngồi lê ở các quán cóc mà uống trà, họ cần có những không gian lịch sự để trò chuyện và cảm thấy được tôn trọng... Nhưng trong những nơi đó chỉ có thứ trà vừa chua vừa ngọt, ít hương kém vị, vừa uống vào đã tuột hết mùi vị làm sao so được với trà mạn, trà sen, trà hoa nhài, hoa sói... thứ trà mà người xưa thường ví đi tám dặm đường còn ngọt trong cổ.
    Sẽ có người thở dài: Tìm đâu ra hương trà Việt Nam?
    Cách đây năm năm, tại một ngõ nhỏ nhà B6 - Thanh Xuân Bắc - Hà Nội xuất hiện một quán trà của ông giáo Lư. Quán chỉ gồm những chiếc ghế con trên vỉa hè, thứ bày bán cũng chỉ là vài chiếc kẹo lạc, kẹo vừng... Nhưng thứ hấp dẫn khách chính là những loại trà ngon mà chính ông giáo Lư đã tự tay sao ướp: trà nhài, trà cửu cúc, trà mộc, trà ngũ hương, trà sen. Sở dĩ làm được như vậy bởi cụ Lư là người hầu trà cho ông cụ thân sinh từ khi còn nhỏ. Cụ thân sinh ông vốn là người nghiện nặng trà và cả đời chỉ uống duy nhất thức uống đó. Mấy chục năm chỉ đun cành thông khô nấu nước pha trà, hương trà đã ngấm vào máu ông. Cái ngõ nhỏ của cụ Lư từ 7h sáng đến 11h trưa là nơi là nơi các cụ hưu đàm đạo chuyện thế sự, trao đổi về trà. Từ 18h đến 23h hàng ngày là nơi thanh niên, sinh viên uống trà, cùng nghe cụ Lư nói chuyện về trà và giải những câu đố vừa học vừa chơi cả đời ông giáo Lư cóp nhặt. Rất nhiều người đến đây chỉ để hỏi chuyện về trà và nói chuyện cùng cụ già 72 tuổi nhưng còn rất minh mẫn này. Giữa thời đại kim tiền này, một địa chỉ văn hoá như thế được duy trì thật đáng trân trọng. Sau tết Nguyên đán vừa rồi, Hà Nội lại có thêm một địa chỉ văn hóa trà vô cùng đặc sắc là Hiên Trà Trường Xuân-180 Yên Phụ. Người chủ của Hiên trà là nghệ nhân Trường Xuân, 72 tuổi. Sinh trưởng trong một dòng họ năm đời làm nghề ướp hương trà nổi tiếng ở Hà Nội. Không ít người còn nhớ hương vị của Ðinh Dược trà nổi tiếng ở cửa hàng Diệu Xuân của gia đình ông. Mục đích cuối cùng của cả đời ông là khôi phục và tôn vinh văn hoá trà Việt Nam. Ông đã dành toàn bộ cuộc đời này cho việc đi suốt các hành lang chè của Việt Nam, nghiên cứu về trà đạo Nhật Bản, Trung Quốc và văn hoá thưởng trà của người Việt. Hiên Trà hội tụ các sản vật trà thơm ngon nổi tiếng từ Tân Cương, La Bằng, Quan Chu (Thái Nguyên) đến Mộc Châu (Sơn La), Nậm Ty, Lũng Phìn (Hà Giang). Từ các loại trà ướp hương hoa (sen, nhài, cúc, ngâu, sói... ) đến các loại trà bổ dưỡng như mật ong tâm sen trà, mật ong nhân sâm trà, mật ong đại tảo liên nhục trà... Không chỉ dừng lại ở việc thưởng trà, Hiên trà Trường Xuân còn là nơi dạy dỗ, hướng dẫn, trao đổi, đàm đạo về trà và nghệ thuật pha trà... Ðây cũng dần trở thành một nơi diễn ra các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật như triển lãm ảnh, tranh nghệ thuật, triển lãm thư pháp, trưng bày sách và các tiêu bản về trà, các cuộc nói chuyện về trà... Ðổ vốn liếng của cả cuộc đời vào Hiên Trà, nhiều người cho rằng đó là một cách kinh doanh khá mạo hiểm. Nhưng Hiên Trà đang ngày càng được nhiều bạn trẻ tìm đến bởi 27 loại trà Việt Nam rất đậm đà, khung cảnh rất đẹp và bất kỳ lúc nào họ cũng có thể được hai bố con chủ nhân trực tiếp hướng dẫn và giảng giải mọi khía cạnh liên quan đến văn hoá trà. Ngày Hiên trà ra mắt, ông Trường Xuân rớm lệ: '''' '''' Tôi chấp nhận những rủi ro trong kinh doanh bởi mục đích chính của tôi là khôi phục một nền văn hoá trà mà bấy lâu chúng ta sao nhãng... Tôi tin là ngày càng có thêm nhiều người Việt Nam yêu trà Việt Nam'''' '''' .
    Ai níu hương trà phôi pha?
    Một chuyên gia nước ngoài nhận xét, ở Việt Nam, ngoài lúa gạo và cà phê thì chẳng có sản phẩm nào lợi thế hơn trà khô. Trong khi gạo và cà phê. đang trở thành mặt hàng nông sản có tiếng trên thế giới, còn chè thì chưa. Nếu như vào đầu thập kỷ 90, cả nước chỉ tập trung vào một đầu mối xuất khẩu chè duy nhất là Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vina Tea) thì sau 10 năm, Việt Nam có 124 đầu mối xuất khẩu chè thuộc rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Nhờ vậy, cây chè Việt Nam đã thâm nhập 43 nước thay vì 25 nước như trước đây, đưa nước ta thành một trong 10 nước xuất khẩu chè hàng đầu thế giới. Ðến nay, diện tích cây chè cả nước đạt 90 nghìn ha, sản lượng đạt 327 nghìn tấn/năm. Ðặc biệt, năng suất đã đạt 1 tấn khô/1 ha, xấp xỉ năng suất trà bình quân thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một nghịch lý là nước ta có nền văn hoá trà lâu đời vào bậc nhất nhân loại nhưng về mặt văn hoá tư liệu thì chưa có những công trình nghiên cứu, sưu tầm có bề dày lịch sử liên tục và phong phú như ở Trung quốc, Ðài Loan, Nhật Bản... Ðó là lý do trà Việt Nam rất khó khăn để cạnh tranh chỗ đứng trên thị trường trà thế giới, khẳng định nền văn hoá trà phi vật thể vô giá của chúng ta. Ðáng buồn, sản lượng tiêu thụ trà hàng năm của Việt Nam chỉ là 0,3 kg/người/năm, đứng sau rất nhiều nước không sản xuất trà. Với Hà Nội, mỗi ngày tiêu thụ bao nhiêu tạ trà, có bao nhiêu ẩm khách đến với trà như một sinh hoạt hàng ngày và là một hành động văn hoá hàng ngày? Những '''' '''' bảo tàng sống'''' '''' về trà Việt Nam như cụ Lư, nghệ nhân Trường Xuân liệu có còn mấy ai biết tới, mấy ai có nhiệt huyết kế tục? Trà quý và người quý trà dần hiếm, đều rất dễ phôi phai.
    Các cụ già bảo tôi: Xem một người uống trà biết ngay người ấy thanh lịch đến mức nào khiến tôi không biết giấu đi đâu chén trà mới... một hớp đã nhìn thấy đáy của mình. Lớp trẻ chúng tôi bây giờ chỉ thích uống rượu bia, thích coca, uống trà ngoại, trà đá hơn trà thái Nguyên, trà Hà Giang... Người ta có thể cãi nhau, đánh nhau vì rượu chứ có ai đánh nhau vì trà bởi uống trà làm người ta tĩnh tâm, hướng thiện, như ăn có nhai, làm có nghĩ. Có bao giờ lớp trẻ Việt Nam quay lại cái thời yêu nhau thế này: Tặng người ngàn dặm cách xa, cười dâng chỉ một âu trà thế thôi... Cả một nền văn hoá ẩm thuỷ độc đáo đang bị người đời lãng quên dần dưới lớp bụi thời gian ngày càng dầy mãi.
    Có tìm hiểu về trà mới hay những người Việt Nam, nhất là người Hà Nội tâm huyết với cây trà còn nhiều lắm, nhưng con số ít ỏi quán trà thực sự Việt Nam ở cái thành phố vừa được phong danh hiệu vì hoà bình này vẫn còn đang bé nhỏ đến mức tủi phận. Ðến bao giờ thì số đông lớp trẻ của chúng ta thảng thốt nhận ra rằng: Nhanh lên để một nền văn hoá trà đậm đà hương sắc tự ngàn năm không kịp vụt cánh bay đi!?
    ( St )
  4. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất
    Những câu chuyện thương tâm không khi nào nhiều như sau những thiên tai, nạn lớn. Và thường được kể từ những người cứu trợ, trực tiếp tham gia công tác cứu nạn và có mặt tại hiện trường từ phút đầu tiên cho tới những phút cuối cùng.
    Trong đống đổ nát, những người cứu nạn mới thấy tình cảm con người chí tình tới mức cùng cực. Tại huyện Bắc Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) nơi sát tâm chấn, sau cuộc động đất ngày 12/5 vừa qua, nhóm cứu nạn phát hiện được xác một phụ nữ đã chết, nhưng đứa bé mới mấy tháng tuổi được che dưới bụng người mẹ ấy thì vẫn sống, như một kỳ tích. Em còn đang ngủ.
    Nhóm cứu nạn vào lúc đầu tiên phát hiện thi thể người phụ nữ bị ngôi nhà đổ sập đè chết, xác định cô đã chết, định bỏ sang cứu người bị nạn còn sống ở cạnh đó. Người phụ nữ chết trong tư thế đầu gối quỳ xuống đất, gập người xuống, hai tay ôm quanh lòng như hình dáng những người cúi xuống kính cẩn hành lễ ngày xưa, tuy vậy thân thể cô cũng đã bị đè dập, biến hình.
    Tờ Tin nhanh chiều Bắc Kinh hôm 17/5 đưa tin, vô tình một nhân viên cứu hộ trong nhóm lùa tay qua khe hở của người nạn nhân, sờ vào ngực để xác định cô đã chết, vô tình phát hiện trong khoảng trống dưới bụng người phụ nữ còn một hài nhi rất nhỏ còn sống.
    Các nhân viên cứu hộ vội vã bới những gạch đá xi măng quanh tử thi, mới nhìn thấy đứa trẻ hơn ba tháng tuổi nằm dưới bụng nạn nhân. Khi được bế ra khỏi người mẹ, đứa bé vẫn an lành, không thương tích.
    Dưới đống đổ nát ở đó còn một chiếc điện thoại, màn hình có hiển thị tin nhắn đã bấm: "Con gái yêu quý, nếu con còn sống được, con phải nhớ là mẹ yêu con".
    Trích từ Trangha''s blog: http://blog.360.yahoo.com/blog-Vu7viS0laaeZd4RQ7woX3YU-?cq=1
  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Mượn 1 bài viết trên báo Tuổi Trẻ để cùng chia sẻ với mọi người 1 cảm nhận: Người Việt ta ngày càng thiếu ý thức! Một xã hội văn minh mà chính phủ đang kêu gọi xây dựng sao mà xa vời quá, trong khi cách sống, thái độ sống của những người Việt hiện đại, nhất là người Việt trẻ đang ngày càng giống một sự phát triển lùi. Chúng ta thỏa hiệp với cái bất thường, dung túng cho cái sự thiếu văn minh để rồi xem mọi thứ trở thành "Chuyện bình thường ở huyện!". Nhục thay! Mất mặt thay! Đau...

    Thứ Ba, 10/06/2008, 08:07 (GMT+7)
    Ứng xử đẹp với cái đẹp
    TT - Để làm giàu có khi ta chỉ mất dăm mười năm, nhưng để nuôi dưỡng tâm hồn ta phải mất cả thế hệ. Nhưng muôn đời, giàu có về tinh thần mới là giá trị trường tồn.
    ...............................................
    Khoảng 200/1.635 viên đá (mỗi viên có hai câu thơ) của công trình thư pháp Truyện Kiều viết trên đá cuội của tác giả Nguyễn Văn Tân trưng bày tại công viên 3-2 trong khuôn khổ Festival Huế 2008 đã bị đánh cắp chỉ sau khi ra mắt hai đêm.
    Những viên đá dù đã được tác giả và các cộng sự kỳ công gắn định vị lên giàn sắt dài 2.905m, rộng 81cm, cao 172cm nhưng vẫn bị những người mang danh là đi thưởng lãm văn hóa lấy mất. Thật đau lòng!
    Điều đáng nói là chuyện xâm hại các tác phẩm nghệ thuật từ lâu đã trở thành căn bệnh kinh niên của festival, của Huế.
    Nhớ lại festival năm 2006, chiều 3-6, nghệ sĩ Đinh Khắc Thịnh vừa hoàn tất tác phẩm sắp đặt Mùa lục lạc gồm hơn 2.000 gương sen được làm bằng giấy bồi và lục lạc gắn trải dài hơn 200m trên hè phố Nguyễn Đình Chiểu. Chưa kịp chụp ảnh đứa con tinh thần của mình thì sáng 4-6, tác giả bàng hoàng, quặn thắt khi chỉ trong một đêm, gần 20% số gương sen đã nhanh chóng bị những người thiếu ý thức đập cho méo mó hoặc lấy đi, cần sắt bị vít đổ... Chứng kiến cảnh ấy, cũng như anh, chúng tôi cay xè mắt, ruột xót như xát muối.
    Trước nữa, tác phẩm sắp đặt Dưới giàn thiên lý của Đinh Khắc Thịnh và Lê Thừa Tiến thực hiện cũng tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu nhân Festival nghề truyền thống Huế 2005, gồm 1.000 chuông gió được kết bằng 5.000 nón lá các cỡ, 8.000 gương soi tráng thủy và 1.000 cái chuông; toàn bộ tác phẩm được treo trên một giàn tre dài 150m... cũng bị phá tả tơi dù chưa vãn hội.
    Cũng tại Huế, các khu vườn tượng bên tả và hữu ngạn sông Hương gồm 96 tác phẩm, thành quả của ba trại sáng tác điêu khắc quốc tế được tổ chức vào các năm 1998, 2002 và 2004, cũng luôn bị xâm hại với mức độ nghiêm trọng. Bức bị vít đổ, bức bị cưa ngang, bức bị viết vẽ nhằng nhịt, cạy mất bảng hiệu... Các nhà quản lý phải làm hàng rào sắt rồi lấy dây xích chằng quanh tượng; các giảng viên và sinh viên Đại học Nghệ thuật Huế sau khi tu sửa những bức tượng hư hỏng đã dùng bút phủ viết những lời kêu gọi rất thống thiết: "Xin đừng phá tượng! Đi sửa mệt lắm!"... nhưng những người dân thiếu ý thức vẫn hằng ngày tàn phá các tác phẩm nghệ thuật.
    Chuyện phá phách, cưỡng đoạt cái đẹp không phải là hiếm ở nước ta.
    Tại lễ hội hoa anh đào lần thứ hai được tổ chức ở Hà Nội ngày 6-4, những người bạn Nhật Bản bàng hoàng và khiếp đảm khi chỉ trong nháy mắt, 300 cành hoa anh đào tươi mà họ công phu chuyển từ quê nhà sang để dựng thành ba cây anh đào lớn và rất đẹp đã bị những công chúng Việt Nam, phần đông là giới trẻ, chen lấn xô đẩy nhau để vặt trụi.
    Lại nhớ chuyến xuyên Việt vừa qua của tôi cùng 30 du khách người Pháp, Bỉ, Canada. Chặng dừng chân trên đỉnh đèo Pha Đin (Điện Biên), khi thấy một bông hoa chuối rừng nở đỏ tươi, đẹp hoang sơ, người lái xe định bẻ mang về tặng người thân. Ngay lập tức, cả đoàn khách sôi lên, kịch liệt phản đối. Người phân tích: "Vẻ đẹp thiên nhiên là của chung nên phải để mọi người cùng được thưởng thức", người gay gắt thì mắng: "Anh có trồng cây chuối ấy đâu mà lại đòi chiếm cho riêng mình"... Nhiều người tái mặt. Anh tài xế lầm lũi trở về xe, từ bỏ ý định ban đầu.
    Xem ra trước cái đẹp, chúng ta thua kém một trời một vực với cư dân một số nước. Họ thấy cái đẹp thì chia sẻ cho người khác để cùng tận hưởng, trong khi chúng ta tìm mọi cách tư lợi hoặc không ăn được thì đạp đổ. Với họ, ký ức về những ngày trèo đèo lội suối, cuốc bộ xuyên rừng, khám phá và trải nghiệm cuộc sống giữa thiên nhiên hoang dã... là báu vật, thì không ít người chúng ta lại "khẳng định" dấu ấn của mình bằng chiến tích ăn thịt thú rừng. Nghe một tiếng chim gù, họ lấy ống nhòm ra say sưa ngắm bộ lông, cái mỏ, động tác chuyền cành..., còn nhiều người chúng ta chỉ nhăm nhe mang súng ra bắn...
    Không cái gì tự nhiên mà có. Nếu từ nhỏ, đứa trẻ đã được cha mẹ dạy mang thóc rắc trước hiên nhà cho những chú chim hoang dã đến ăn chứ không phải trèo cây phá tổ hay lấy ná bắn chim, chắc chắn lớn lên chúng sẽ yêu và bảo vệ thiên nhiên để được nghe tiếng chim lích chích. Nếu trước mặt trẻ, người lớn không khạc nhổ, nhả bã kẹo cao su ra đường... thì chúng sẽ không bao giờ xả rác bừa bãi...
    Để làm giàu có khi ta chỉ mất dăm mười năm, nhưng để nuôi dưỡng tâm hồn ta phải mất cả thế hệ. Nhưng muôn đời, giàu có về tinh thần mới là giá trị trường tồn.
    BẰNG VÂN
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    CỨ CỐ CHẤP VỚI NHAU, DÂN TỘC KHÔNG LỚN MẠNH LÊN ĐƯỢC!
    "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả ''''. Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại cứ đố kỵ lẫn nhau.''
    Có ha?ng trăm con đươ?ng yêu nước khác nhau. Tô? quốc Việt Nam không cu?a riêng một đa?ng, một phe phái, tôn giáo na?o. Nói thẳng với nhau : cũng như những người đối lập bây giờ, có những ý kiến khác nhau, chính kiến khác nhau, thì mình xử lý không được tốt, và phải nhìn lại".
    (Võ Văn Kiệt, theo bài trả lời phỏng vấn BBC)
    "Phải hết sức quan tâm đến sự hòa hợp, phải đặt dân tộc là tối thượng. Cho dù chính kiến, tôn giáo, quan điểm có khác nhau, nhưng lợi ích dân tộc phải được đặt lên trên hết. Mọi người Việt Nam phải cùng với nhau góp sức, không phân biệt chính kiến, tôn giáo. Không có lý do gì chúng ta gây ra trở ngại đó. Chúng tôi nhắc đến hội nghị APEC, chuyến thăm lần thứ hai của người đứng đầu của Mỹ. Trước có ông Bill Clinton và mới đây là ông Bush. Nếu đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, dẫu trước đây là kẻ thù của nhau vẫn có thể khép lại quá khứ để hoà bình hữu nghị, để cùng phát triển. Bởi vậy không lý nào người Việt Nam với nhau lại không thể khép lại quá khứ. Đây là vận hội, cơ hội cho sự hòa thuận. Đối với người ngoài còn bỏ qua được không lẽ người Việt Nam với nhau không bỏ qua được hay sao! Nếu cứ cố chấp với nhau, dân tộc không lớn mạnh lên được!".
    (Võ Văn Kiệt, theo Việt Weekly)
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những điều giản dị
    - Có những ước mơ sẽ vẫn chỉ là ước mơ dù cho ta có nỗ lực đến đâu nhưng nhờ có nó ta mạnh mẽ hơn, yêu cuộc sống hơn và biết cố gắng từng ngày.
    - Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi nguời hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hy vọng và mong chờ.
    - Có những ước hẹn cũng sẽ chỉ là ước hẹn nếu một mai một người đã bỏ đi, nhưng nhờ có nó ta có những giây phút thật sự tuyệt vời.
    - Có những nỗi đau vẫn mãi là nỗi đau một khi ta không thể thoát khỏi chúng, nhưng nhờ có nó ta đã trưởng thành hơn.
    - Có những sai lầm sẽ mãi là sai lầm và ta đau khổ khi nhận ra mình sai lầm nhưng nhờ có nó ta bỗng giật mình: điều sai lầm duy nhất của ta là phủ nhận những gì trái tim ta thật sự cảm nhận.
    - Có những lần tình cờ gặp nhau đơn giản chỉ biết mặt nhau hay thậm chí chẳng để ý tới, nhưng nhờ có nó ta chợt nhận ra : vô tình gặp nhau ba lần đó là nhân duyên.
    - Có những người bạn đơn giản chỉ là người quen, nhưng nhờ có họ ta nhận rằng tên bạn thân của ta tuyệt vời lắm.
    - Có một nguời sẽ luôn chỉ là một của thế giới nhưng mãi mãi là cả thế giới của một người và nhờ có người ấy ta đã có một tình yêu.
    - Có những cuộc tìm kiếm đơn giản chỉ là tìm kiếm nhưng nhờ có nó ta hiểu rằng tình yêu là giữa một biển người vẫn tìm thấy nhau.
    - Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ, họ tin vào lời hứa, họ có những lời ước hẹn, họ đã trưởng thành từ nỗi đau, họ nhận ra sai lầm, họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu.
    Tất cả sẽ mãi là cuộc sống.
    ( St )
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thế thái nhân tình

    Bữa tiệc đã bắt đầu, nhưng họ vẫn chưa tới. Nói chung họ không bao giờ đến đúng giờ, vì họ bận và còn vì họ quan trọng. Chủ tiệc đã mấy lần gọi điện thoại, họ đều trả lời sắp đến, sắp đến và cuối cùng thì họ cũng đến.
    Họ vừa từ phòng kiện mỹ trở ra, trên trán vẫn còn lưu mấy giọt mồ hôi kiêu hãnh; họ không mặc âu phục nhưng khắp người đều đầy những đồ tinh xảo khó kiếm, ngay cái bật lửa nho nhỏ cũng là sản phẩm nổi tiếng thế giới. Thế nhưng tửu sắc quá độ đã để lại trên khuôn mặt họ những sắc thái không hoà hợp - những vết sẹo mờ và vệt phấn mà những nụ cười ra vẻ khiêm tốn và thâm trầm không sao che giấu nổi.
    Họ ăn nói lịch sự lễ phép, giơ tay nhún chân đều theo khuôn phép. Thế nhưng sau khi uống tay, những lời nói thô tục đã đột ngột tuôn ra khiến bạn đỏ mặt vì bất ngờ. Họ thông hiểu mọi nghi lễ xã giao và ứng dụng nhuần nhuyễn. Họ cố gắng tỏ ra là gentleman trước các bà, các cô, nhưng hễ nói nhiều là lộ sơ hở. Ví dụ như hai mặt trợn tròn lòng trắng, vung tay múa chân lung tung, chẳng còn tí gì là gentleman nữa . Nói đen nghệ thuật, họ có thể không ngần ngại nói ngay giá một bức tranh nào đó của một danh hoạ, nhưng khi nói đến những đặc điểm của bức tranh thì họ lại lúng túng như gà mắc tóc.
    Một điều kỳ lạ là họ giấu rất kỹ xuất thân. Bạn không thể tưởng tượng là chỉ trăm năm trước họ đã là những người không đồng xu dính túi , mặc dù xuất thân nghè o khó không hề ảnh hưởng tới việc họ thành thạo sử dụng dao, dĩa ăn bít tết và uống cà phê bây giờ. Trong những người bình thường, xem ra họ là những người khảng khái nhất, giầu có nhất; họ đóng góp, quyên hiến nhiều tiền của vào các công trình từ thiện, lộ mặt thường xuyên tại các hoạt động công ích. Họ có xe riêng, đi đâu thường mang theo con chó nhỏ; họ không thiếu những ********, thư ký riêng; bình thường khi đi đường họ cẩn thận tới mức như sợ dẫm chết mấy con kiến nhỏ, là những người tích cực bảo vệ môi trường, họ không bao giờ vứt bậy dù là một mảnh giấy nhỏ. Họ không ngần ngại khi tiếp xúc với báo chí và đề được lộ mặt trên vô tuyến truyền hình một hai giây họ vẫn sẵn lòng chờ đợi hàng giờ. Họ có thể tuỳ tiện nói ra họ tên một vị quan cao chức trọng nào đó, cũng như số điện thoại hoặc ngày sinh cũng như yêu ghét sở thích của các vị ấy, rồi khẽ khẽ nói với bạn, bọn họ là anh em. Để củng cố lòng tin cho bạn, họ bấm điện thoại di động, nói mấy câu tuỳ tiện với thái độ cực kỳ thân thiết đủ để bạn khâm phục và chừng nào có chút ghen ty.
    Bọn họ giống như những anh hùng hào kiệt của thời đại này, đều là những thiên tài và điều người ta không thể tưởng tượng nổi là chỉ trong mấy năm ngắn ngủi họ đã hoàn thành việc tích luỹ tư bản cho cả đội. Lịch sử bùng nổ sự giàu có của họ chỉ có mình họ biết, bởi vì có khi tích luỹ tư bản chỉ là công phu của một đêm, hoặc một chữ ký trên một văn kiện nào đó, sau đấy mọi trở ngại đều bị dẹp xong như con bài đôminô sụp đổ Họ có thế giới quan và nhân sinh quan thực dụng nhất, những quan niệm sâu sắc mà tinh tuý đó nói chung đều là nhân nghĩa đạo đức giả dối. Bọn họ có bộ thần kinh thép không bao giờ bị tình cảm, ngoại cảnh chi phối, mãi mãi đi theo con đường mà mình đã vạch. Họ giống như những tay chơi bài lão luyện, nói chung bao giờ cũng tung con bài trong tay mình ra khi chắc chắn sẽ thu lợi lớn họ là những người hiểu đạo lý không biết nhẫn cái nhỏ sẽ loạn mưu lớn" sâu sắc hơn ai hết, cho nên khi thấy thời cơ có lợi thì họ không bao giờ ngần ngại xuất kích.
    Thế nhưng bọn họ lại không phân biệt nổi sự khác nhau giữa phú ông và quí tộc. Họ nghĩ rằng cứ mặc những bộ quần áo đúng thời trang, cho con cái học ở những trường đắt tiền nhất, ở những biệt thự tại những khu sang trọng nhất, có những mô thời thượng nhất thì đã có thể là quí tộc . Họ không biết rằng trong tiếng Anh, quí tộc ngoài việc chỉ những người ở tầng lớp cao sang ra còn chỉ những người có đạo đức phẩm chất cao thượng, có năng lực tuyệt vời, có phong độ nhã nhặn và có tu dưỡng nghệ thuật. Bọn họ không biết rằng tố chất văn hoá của họ không thể nào tích luỹ nhanh như tích luỹ của cải. Một ngày nào đó họ tự nhiên phát hiện được, tóc trên đầu đã bạc , đã rụng nhiều và trái tim cũng đã tỏ ra mệt mỏi. Nhưng những thày thuốc nổi tiếng đều nói họ không có bệnh, chỉ là vất vả quá thôi. Thế là họ đi nhiều nơi trên thế giới để nghỉ ngơi, rèn luyện thân thể, nhưng kết quả không nhiều.
    Bỗng một hôm họ vô tình đi qua khu phố của dân nghèo, những ngôi nhà cũ, những chiếc ống khói thấp tè trên nóc, những mái nhà ngói rêu phong, mấy đám cây leo bám trên hành lang...; tất cả sao lại thân thiết thế. Có phải họ đã tìm lại được chính mình chăng?
    Đúng vậy, tôi thấy họ gục đầu xuống gối nức nở.
    ( Tam Dương - Dịch từ tài liệu nước ngoài )
  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chạnh lòng hoa xứ mình
    TT - Hằng năm, nước Nhật đều tổ chức rầm rộ lễ hội hoa anh đào. Họ coi anh đào là quốc hoa và rất tự hào về điều đó. Nước Nhật được gọi là đất nước hoa anh đào. Cả thế giới khi nhắc đến hoa anh đào là lập tức nghĩ đến nước Nhật, chứ không phải nước nào khác. Mặc dù Trung Quốc cũng có hoa anh đào khá nhiều.
    Nhắc đến hoa tulip thì không thể không nghĩ đến đất nước Hà Lan vì hoa tulip xinh đẹp đó cũng chính là quốc hoa của xứ sở này. Thế mà ít ai biết hoa tulip còn được thương lái buôn ngược từ Côn Minh (Trung Quốc) về Hà Lan vì tulip ở đó nhiều và rẻ.
    Nước mình may mắn là xứ nhiệt đới, cây cối xanh tươi bốn mùa. Hoa trái sum sê cả bốn mùa. Nhất là hoa. Ở Việt Nam ta có nhiều loài hoa rất đẹp và ý nghĩa như: đào, phượng vỹ, bằng lăng, sen, xoan, sưa?
    Tháng ba, đoàn nhà báo chúng tôi rong ruổi về Bắc Kạn. Rải rác trên đường đi, ngay giữa vách núi, những cây đào hồng, đào phai thi nhau khoe sắc, thắp sáng cả núi rừng. Ai nấy trong đoàn đều trầm trồ: "Hoa đào nước mình đẹp quá!".
    Tháng năm, tôi đứng trên đồi A1 ngắm vùng lòng chảo Điện Biên, và bỗng bị hút mắt về một khoảng trời rực sắc đỏ. Hai cây phượng vỹ đứng chếch bên sườn đồi A1 đang khoe sắc hoa ở thời kỳ rực rỡ nhất. Tôi mê mẩn ngắm hoa, tự hỏi tại sao chưa bao giờ mình thấy hoa phượng đẹp đến thế này, kể cả thời còn là học sinh. Người Việt mình hoàn toàn có thể tự hào về sắc đẹp rực rỡ huy hoàng của hoa phượng.
    Đứng dưới hai cây phượng, mà tất cả tán và cành đều dành hết cho hoa, trông như hai bông pháo hoa khổng lồ đỏ rực nở tung giữa trời xanh, hẳn bạn cũng sẽ choáng ngợp và tràn đầy lòng yêu thương vẻ đẹp thiên nhiên đất nước mình.
    Thủ đô Hà Nội tháng năm, tháng sáu có những đường phố đẹp như huyền thoại với hai hàng phượng vỹ, bằng lăng hoa nở tưng bừng. Bạn hãy bớt lo nghĩ một chút để ngước mắt lên cao sẽ thấy những đường hoa đỏ, đường hoa tím lộng lẫy, quyến rũ vô chừng, và sẽ yêu thương biết bao những con đường hoa đó.
    Cảm ơn hoa đã nở hết mình!
    Thế nhưng xứ sở mình vẫn chưa có quốc hoa! Chưa có một lễ hội thật ý nghĩa dành cho quốc hoa, để chúng ta được tận hưởng niềm tự hào, vì đất nước mình có loài hoa đẹp tuyệt đến thế. Dù thế nào hoa vẫn nở và chờ người.
    KIỀU BÍCH HẬU
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=263345&ChannelID=449
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Từ đêm kỳ ảo Trung Hoa đến một nỗi lo...
    Cuốn cổ thư mở ra và mở ra mãi mãi. Hay có thể gọi đó là sách. Sách mở ra và mở ra mãi mãi. Người Trung Hoa mà đại diện ưu tú của họ là đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã gửi tới toàn thế giới một thông điệp. Nội dung bản thông điệp đó là : Sách (văn hóa) là nền tảng duy nhất dẫn đường cho nhân loại.
    Cảnh đốt ngọn lửa Olympic Bắc Kinh thật giản dị nhưng thật kỳ vĩ. Một vận động viên cầm ngọn đuốc chạy dưới mặt trời. Vận động viên kia là một con người nhưng đó cũng là toàn bộ nhân loại. Cuốn cổ thư (sách) mở ra và dẫn đường cho nhân loại. Không có văn hóa, con người không tìm được lối đi, không tới được ánh sáng.
    Dân tộc Trung Hoa cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới đã phải đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Nhưng cái duy nhất có ý nghĩa còn lại với thế gian này chỉ là văn hóa. Chính vì thế mà Trương Nghệ Mưu thay mặt dân tộc Trung Hoa nói với thế giới về dân tộc mình là nói về nền văn hóa vĩ đại và đặc sắc của họ.
    Trên nền tảng là cuốn cổ thư (văn hóa) những điều kỳ vĩ của nhân loại được sinh ra. Chúng ta không tìm thấy ở đó sự hận thù, không tìm thấy ở đó những cuộc chinh chiến, không tìm thấy ở đó máu chảy, không tìm thấy ở đó người thắng kẻ thua? Chúng ta chỉ tìm thấy ở đó sự kỳ vĩ của trí tuệ con người và chủ nghĩa nhân văn cao cả.
    Tôi không còn cách nào khác là gọi đêm khai mạc Olympic Bắc kinh là Đêm kỳ ảo Trung Hoa. Với tư duy ấy và với tư tưởng ấy, dân tộc Trung Hoa sẽ làm được những điều trong tương lai mà chúng ta không tưởng tượng hết được. Sau những giây phút kinh ngạc, xúc động và kính phục đối với đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh, tôi bắt đầu nghĩ về dân tộc mình với một việc rất cụ thể: lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp tới của chúng ta.
    Tôi có cơ sở để tin rằng chúng ta sẽ không làm được một lễ khai mạc cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đúng với tầm cỡ và ý nghĩa của sự kiện trọng đại này. Chúng ta phải thừa nhận mình còn rất kém cỏi và vụng về. Trong nhiều năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều đêm khai mạc các lễ hội diễn ra trong nước và chúng ta thất vọng. Tôi luôn luôn cảm thấy các đạo diễn hay tổng đạo diễn của những đêm khai mạc lễ hội hay đêm khai mạc các sự kiện lớn diễn ra trên đất nước ta rất lúng túng và không biết phải làm gì.
    Những đêm khai mạc như thế, chúng ta luôn luôn bị rơi vào một trong hai ?obi kịch? chính sau đây:
    Một: Biến đêm khai mạc thành một sân khấu hội diễn quần chúng. Chúng ta thường cho diễn viên đóng những Anh hùng dân tộc đi đi lại lại, nói nói cười cười. Chúng ta tưởng như thế là tôn vinh các Anh hùng dân tộc. Nhưng hiệu quả hầu như ngược lại. Rồi xen vào đó là những màn minh họa các thời kỳ xây dựng, lao động và chiến đấu của địa phương đó hoặc là của cả dân tộc. Có những đêm khai mạc như thế còn kèm theo một lời bình dài như không thể kết thúc. Người viết lời bình như sợ tất cả những ai theo dõi không hiểu được cái gì đang diễn ra trước mắt họ nên viết như tường thuật vụ án. Đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh hầu như không có một lời bình nào. Nhưng người Trung Hoa đã nói tất cả những gì cần nói về dân tộc họ và về thế giới này một cách giản dị nhưng vô cùng sâu sắc và kỳ vĩ.
    Hai: Biến đêm khai mạc thành một cuộc tiểu diễu hành. Những lễ khai mạc như thế làm cho những người thường xuyên phải đi dự sợ đến ?obạc tóc?. Cuộc nào cũng giống cuộc nào. Một trong những màn diễn sáo mòn và gây mệt mỏi nhất là màn biểu diễn trống. Nếu chỉ một lần và ở một lúc nào đó thì được. Nhưng lần nào cũng thấy trống. Cứ như Việt Nam là nơi sản sinh ra trống và duy nhất biết đánh trống. Rồi nơi nào thuộc vùng biển thì phải có thuyền có cá, nơi nào vùng núi thì phải có cồng chiêng hay rượu cần. Rồi thì nông dân xuất hiện, công nhân xuất hiện, bộ đội xuất hiện, công an xuất hiện, trí thức xuất hiện, văn nghệ sỹ xuất hiện? nghĩa là có lực lượng nào thì lực lượng đó phải xuất hiện. Chẳng lẽ Trung Quốc hay tất cả những nước khác không có những lực lượng kia và những nghề kia mà chỉ Việt Nam có?
    Tôi biết khi chuẩn bị cho SEA Games tổ chức ở Việt Nam, người ta muốn có một slogan cho Ngày hội thể thao lớn nhất khu vực. Một giáo sư Malaysia, người vốn là kiến trúc sư trưởng của lễ khai mạc SEA Games tổ chức ở đất nước này đã đến Việt Nam và được hỏi về nội dung slogan đó đã viết hai chữ tiếng Anh: WE CAN (chúng tôi có thể). Lúc đó, thế giới và đặc biệt là khu vực đang muốn biết Việt Nam có khả năng tổ chức các sự kiện lớn của khu vực hay không. Nhưng người ta đã không chấp nhận hai chữ đó. Cuối cùng họ quyết định một slogan dài dằng dặc với đủ các nội dung mà đến giờ không ai nhớ nổi.
    Nếu với tư duy như vậy thì đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh sẽ phải diễn ra khoảng 40 giờ mới gọi là tạm đủ. Bởi họ phải cho thế giới thấy Đường Tăng đi Tây Trúc lấy kinh, thấy Tần Thủy Hoàng chống lại hung nô và xây Vạn Lý trường thành, thấy Khổng Tử viết sách, thấy Kinh Kha hành thích Tần Vương, thấy Lý Bạch làm thơ, thấy Triều đại Thịnh Đường, thấy sự kỳ diệu của gốm sứ Trung Hoa, thấy Hoa Đà bốc thuốc, thấy La Quán Trung viết Tam Quốc diễn nghĩa, thấy Lỗ Tấn viết AQ chính truyện, thấy người Trung Quốc chống Nhật, thấy cuộc cách mạng bốn hiện đại hóa, thấy *****************, thấy việc tiễu trừ bè lũ bốn tên, thấy Mao Trạch Đông cầm trước tác bìa đỏ giơ lên vẫy mọi người, thấy các dân tộc đặc sắc của Trung Quốc múa điệu múa của mình, thấy gấu trúc, thấy việc phóng con tàu vũ trụ, thấy quân đội hùng mạnh và hiện đại?
    Chắc chắn Hà Nội sẽ bỏ ra không ít tiền cho lễ khai mạc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Mà bỏ tiền cho sự kiện ấy là rất xứng đáng. Một trận đấu với độ tuyển Olympic Brazil mà chúng ta còn dám bỏ ra mười tỷ cơ mà. Biết đâu cụ Lý Công Uẩn lại được một diễn viên chèo ăn mặc xanh đỏ bước ra chào mọi người và đọc Chiếu dời đô. Biết đâu những gì thuộc văn hóa và lịch sử của Hà Tây giờ đã thuộc Hà Nội cũng phải được xuất hiện. Thế thì phải có cuộc chiến của Sơn Tinh chống Thủy Tinh. Thế thì phải có cuộc diễu hành của các làng nghề Hà Tây. Thế thì phải có lụa Hà Đông phấp phới bay. Biết đâu chẳng có cảnh các chiến sỹ ôm bom ba càng lao vào xe tăng Pháp. Biết đâu lại chẳng có những đoàn quân tiến về Hà Nội năm 1954. Biết đâu lại chẳng có 12 ngày đêm chiến thắng B52 Mỹ vv?
    Tôi nói vậy vì tôi thấy chúng ta đã và đang làm như vậy. Đấy là cách tư duy của chúng ta, một lối tư duy cũ mèm và rất bảo thủ. Sẽ có người nói tại sao tôi lại so sánh Việt Nam với Trung Quốc. Nước họ đông người lắm của thì họ làm được thế. Chúng ta còn ngèo thì ?oliệu cơm gắp mắm? chứ. Nói vậy là ngụy biện. Việc nào đáng tiêu tiền thì tiêu không tiếc. Nhưng chúng ta đã tiêu quá nhiều tiền cho những việc không đáng và tiêu quá nhiều tiền cho những việc nhạt nhẽo.
    Trong bài viết này, tôi không so sánh số tiền đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh bỏ ra và không so sánh tầm cỡ của sự kiện đó, tôi chỉ nói về lối tư duy của chúng ta. Tôi chỉ xin lấy một ví dụ nhỏ: chúng ta có rất nhiều thị xã, thế là mỗi một thị xã trở thành thành phố chúng ta lại đổ tiền vào để làm lễ lên thành phố. Tôi không thể nào tìm được cho dù chỉ một lý do để lý giải việc truyền hình trực tiếp lễ ăn mừng thị xã lên thành phố là thiết thực, là ý nghĩa. Và chương trình truyền hình trực tiếp thị xã lên thành phố là chương trình truyền hình nhạt nhất trên thế giới. Để làm tất cả những gì liên quan đến việc thị xã lên thành phố người ta phải bỏ ra không ít tiền. Trong khi đó, ở cái thị xã ấy không có được một khu vui chơi cho trẻ con ra hồn, không có được một cái nhà văn hóa ra hồn?
    Hãy rũ bỏ ngay quan niệm dân tộc nào đông người và lắm tiền mới làm được những việc hay và những điều có ý nghĩa. Đâu cứ phải nơi đông người thì văn hóa hơn chốn ít người. Tất cả phụ thuộc vào trí tuệ, óc sáng tạo, tình yêu và lòng tự trọng dân tộc ở trong mỗi con người công dân của dân tộc ấy.
    Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự kiện trọng đại không chỉ của người Hà Nội mà là của người dân trong cả nước. Không biết những người tổ chức sự kiện trọng đại này đã có một kịch bản kỹ lưỡng cho toàn bộ những ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nói chung và đêm khai mạc của lễ kỷ niệm này chưa? Xin ai đó làm kịch bản cho đêm khai mạc đó đừng nghĩ đến màn đánh trống, đừng nghĩ đến việc chọn một diễn viên Chèo hay Tuồng sắm vai Lý Công Uẩn tham gia diễu hành, đừng tái hiện cảnh chiến đấu chống B52, đừng bắt các lực lượng nhân dân thủ đô xuất hiện đầy đủ với lời thuyết minh là một bản thống kê thành tích dài hơn cả chiều dài sông Hồng?
    Hãy nghĩ đến nền tảng văn hóa của Thăng Long và hãy để con người Việt Nam bay lên lộng lẫy và huyền ảo với những giấc mơ vĩnh hằng của họ từ mảnh đất thiêng liêng và huyền ảo này. Đêm khai mạc lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cho dù chúng ta làm ở quy mô hay hình thức nào cũng sẽ cho thấy khả năng tư duy, khả năng sáng tạo và giấc mơ mang tính nhân loại của dân tộc chúng ta.
    Tôi là một trong hàng triệu người Việt Nam đợi chờ ngày ấy. Và tôi cũng như hàng triệu người Việt Nam mang một nỗi lo về ngày ấy. Bởi hiện thực của những gì chúng tôi đã chứng kiến trong quá khứ không làm cho chúng tôi tự tin.
    Hạnh Nguyên ( from Vietnamnet )

Chia sẻ trang này