1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Ông Vũ Mạnh Chu - cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch), đã tuyên bố gây sốc về việc thu tiền bản quyền đĩa CD trắng. Xem tại đây: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=273405&ChannelID=16
     
    * Tại sao lại phải thu tiền bản quyền đối với đĩa chưa ghi nội dung, thưa ông?
    - Tất cả các nước phát triển tại châu Âu hay Mỹ trong luật bản quyền có quy định về vật ghi, trong đó có đĩa quang, máy ghi âm, máy photocopy phải trả một khoản tiền gọi là đền bù cho tác giả và quyền liên quan vì đó là việc sao chép tác phẩm. Những tổ chức quản lý tập thể quyền ghi âm có quy định về ghi âm. Nhiều nước châu Á cũng đã có luật về đĩa quang. VN cũng phải tính đến việc quản lý đĩa quang. Ngoài ra còn nhiều vật ghi như USB, ổ đĩa cứng... được sử dụng mà chúng ta chưa tính đến.
    * Nhưng nhiều người phản ứng việc thu tiền bản quyền từ khâu sản xuất đĩa quang là không hợp lý vì đĩa quang không chỉ được dùng để sao chép tác phẩm, mà còn được sử dụng với nhiều mục đích khác.
     
    [​IMG]

    Sắp tới, CD trắng cũng phải trả tiền bản quyền? - Ảnh: T.T.D.
    - Đúng là đĩa quang được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng một phần không nhỏ việc sử dụng có liên quan đến quyền tác giả. Thật ra, vấn đề thu tiền bản quyền từ vật ghi đã từng được đề cập tại VN trong một cuộc hội thảo về bản quyền cách đây mấy năm. Tôi được biết một tổ chức bản quyền đã thu tiền từ máy photocopy. Quốc tế đã tiến hành việc này rồi, vấn đề là ở ta chấp nhận đến đâu.
    * Vậy thì còn quyền lợi của người tiêu dùng. Tại sao họ phải trả tiền cho việc sử dụng đĩa với mục đích cá nhân, trong khi họ không truyền bá hay kiếm lời từ sao chép?
    - Trước luật pháp, quyền lợi của người tiêu dùng, người sản xuất và tác giả phải hài hòa với nhau. Việc trả khoản đền bù cũng là một cách để hài hòa quyền lợi giữa ba phía.
    Ở Nhật, trường hợp người sử dụng chứng minh rằng mình sử dụng cho mục đích cá nhân thì sẽ được hoàn tiền, việc này tương tự như việc hoàn thuế.
    * Việc hoàn tiền được thực hiện như thế nào, thưa ông?
     

    Hiện nay, ở VN có khoảng năm nhà sản xuất đĩa quang bao gồm doanh nghiệp trong nước và cả nước ngoài. Sản lượng sản xuất của năm doanh nghiệp này khoảng 200 triệu đĩa năm 2007. Theo Cục Bản quyền tác giả, lượng tiêu thụ đĩa quang ở VN khoảng 170 triệu đĩa, số còn lại được cá nhân và tổ chức sử dụng cho mục đích ghi chép không xin phép như tải nhạc, hình ảnh, phim, tài liệu, thông tin...
    - Ở VN xử lý như thế nào còn phải nghiên cứu. Ở Nhật, tiền thu từ đĩa quang và tiền hoàn trả là do một tổ chức nắm giữ. Người tiêu dùng phải chứng minh với tổ chức đó. Đức và Thụy Sĩ còn có những quy định cụ thể hơn đối với đĩa ghi một lần hay nhiều lần. Trong dự thảo, chúng tôi định giao cho Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN đảm trách nhiệm vụ này.
    * Hiện một số tổ chức bản quyền vẫn tỏ ra lúng túng trong việc đòi quyền lợi cho các tác giả...
    - Với những nơi lúng túng, chúng ta hướng họ đến chuyên nghiệp. Thế giới làm việc này đã hàng chục năm rồi. Ta mới bắt đầu nên có những lúng túng trong thời gian đầu.
    * Nhưng còn yếu tố phù hợp với điều kiện VN thì sao?
    - Phù hợp ở đây là phù hợp với sân chơi chung chứ không phải là phù hợp theo ý mình. Việc này mới sẽ phức tạp, nhưng phải làm. Các nước phát triển đã đòi hỏi mình từ nhiều năm nay rồi.
    UYÊN LY ghi
     
    Trước đó đã có rất nhiều phản ứng của người dân ngay khi có nghị định quái gở trên (Xem những link liên kết:
    >> Thu bản quyền CD trắng, chuyện lạ lùng?>> Sử dụng CD trắng cũng phải trả bản quyền!>> Thu tác quyền đĩa CD, DVD trắng: Vô lý!
    Và sáng nay báo TT cũng đã đăng 1 bài viết của độc giả phản ứng về việc thu phí lãng xẹt này, mời mọi người xem qua:
     
    Thứ Năm, 14/08/2008, 05:05 (GMT+7)
    Thu tiền bản quyền CD trắng:
    Chẳng khác nào khuyến khích sao chép lậu thoải mái!
     
    [​IMG]

    Chọn mua CD trắng tại một cửa hàng ở Q.3, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
    TT - Sau khi báo Tuổi Trẻ ngày 13-8 đăng bài "Vụ thu tiền bản quyền CD trắng, cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Vũ Mạnh Chu: "Có thể gây sốc, nhưng phải làm", hàng trăm bạn đọc đã có ý kiến không đồng tình với việc thu tiền bản quyền CD trắng. Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến dưới đây...
    Nỗ lực chống sao chép nhạc trái phép trên đĩa CD sẽ bị giáng một đòn tâm lý nặng nề nếu dự thảo nghị định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu hành đĩa quang được thông qua, trong đó có quy định thu tiền bản quyền từ nhà sản xuất CD trắng. Vì sao lạ thế?
    Lâu nay những ai sử dụng CD trắng để sao chép trái phép nhạc hay phần mềm trái phép trong thâm tâm đều có chút áy náy, hay ít nhất cũng ý thức rằng mình đang làm điều sai; các chiến dịch tuyên truyền chống sao chép lậu cũng dựa trên nguyên tắc sao chép nhạc trái phép là vi phạm quyền tác giả. Nay một khi đã thu tiền bản quyền ngay từ đĩa CD trắng, chẳng khác nào khuyến khích người ta sao chép lậu thoải mái, không mảy may áy náy gì nữa vì nghĩ mình đã trả tiền bản quyền rồi.
    Căn nguyên của vấn đề là do người ta đã hiểu sai ý nghĩa của việc thu tiền bản quyền trên đĩa CD chưa ghi nội dung ở một số nước (gọi là private copying levy). Đúng là một số nước Âu-Mỹ (chứ không phải tất cả) có thu loại phí này, nhưng phải hiểu rằng ở những nước đó có điều luật cho phép cá nhân sao chép nội dung có bản quyền lên một phương tiện lưu trữ khác sử dụng cho mục đích cá nhân.
    Ví dụ, mua một đĩa CD nhạc hợp pháp về, người tiêu dùng có quyền sao chép nội dung đĩa này vào một đĩa khác với mục đích sao lưu hay chuyển sang đĩa khác để tạo một album riêng cho mình. Loại phí thu trên CD trắng hay các phương tiện lưu trữ nói chung là để nhắm vào những trường hợp như thế, chứ không ai dùng nó để bù đắp cho chuyện bồi hoàn tiền bản quyền tác giả cả!
    Cũng ở những nước này, chuyện sao chép nhạc trái phép là không phổ biến, ý thức tôn trọng bản quyền đã ở mức cao. Ngược lại ở nước ta, tại sao không lo chuyện bảo vệ quyền tác giả ở khâu yếu nhất là hiện tượng sao chép nhạc lậu tràn lan bằng những biện pháp cụ thể mà lại đi thu tiền bản quyền trên đĩa CD trắng, vừa không có tính khả thi vừa trái với mọi lôgic thông thường.
    Và cái hại về mặt tâm lý như nói ở trên còn lớn gấp nhiều lần số tiền thu được. Bởi thế nên Hiệp hội Ghi âm Canada lại vận động nước này bỏ quách phí bản quyền trên đĩa CD trắng vì họ cho rằng nó khuyến khích sao chép lậu, mặc dù trước đó hiệp hội này đã bỏ ra hai thập niên đấu tranh đòi thu phí!
    Ngay cả ở một số ít nước áp dụng loại phí này, tranh cãi quanh tính hợp lý của nó vẫn còn dai dẳng đến ngày nay. Ngoài lập luận thường thấy nhất là mục đích sử dụng CD không chỉ để chép nhạc, người ta nêu hàng loạt vấn đề khác như phương tiện lưu trữ không còn chủ yếu là CD mà các dạng vật ghi khác như loại máy iPod với dung lượng có thể gấp hàng trăm lần đĩa CD hay sao chép qua mạng ngang hàng trên Internet.
    Số nước không áp dụng phí bản quyền CD trắng thì rất nhiều. Úc chẳng hạn, một quy định thu loại phí này được thông qua năm 1989 nhưng sau đó bị tuyên là bất hợp hiến. Anh không áp dụng vì không cho phép chuyện sao chép dù chỉ vì mục đích cá nhân. Ở Canada, dù có thu loại phí này nhưng đến năm 2004 thì loại trừ các vật ghi là máy chơi nhạc MP3 (như máy iPod) vì bị phản đối.
    Ở Mỹ, tỉ lệ thu phí là 3% giá bán nhưng chỉ áp dụng cho đĩa CD để chép nhạc (phải ghi lên bao bì), đĩa CD trắng dùng cho máy tính không phải trả loại phí này (nên dân Mỹ cứ mua loại đĩa này về sao chép cho rẻ). Cũng ở Mỹ và nhiều nước khác, các vật ghi như máy chơi nhạc MP3, đĩa lưu trữ USB hoàn toàn không bị thu tiền bản quyền.
    Hiện nay bản quyền âm nhạc xét ở góc độ phương tiện lưu trữ đang trải qua những thay đổi tận gốc rễ, các nước cũng còn phải quan sát, nghiên cứu để sửa luật cho phù hợp với cuộc sống, trong đó nhiều nơi sẽ cân nhắc bỏ phí bản quyền "thu trước". Vì vậy không nên vội vàng áp dụng một loại phí không có ý nghĩa gì nhiều cho việc bảo vệ quyền tác giả ở nước ta trong giai đoạn này, đặc biệt là khi chưa hiểu kỹ về nó.
    NGUYỄN VẠN PHÚ
     
    ==============================
    Với một việc như vầy, cộng thêm những khoản thuế, phí tận thu khác của chính phủ hiện nay, thì có khác gì giới địa chủ, thực dân thời trước ngày độc lập 2/9/1945? Chỉ còn cái khoản thuế thân là chưa phục hồi được, mà biết đâu đấy...
  2. backydautroc

    backydautroc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2008
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    Đoạn vàng vàng này : vượt quá tầm tri thức của người viết đấy
  3. rongreu76

    rongreu76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Mẹ lạnh lắm phải không?
    Vào một đem Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò người phía bên dưới cầu.
    Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đưa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.
    Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy.Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm.Nơi đó bà thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
    Bà đem đưa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bé bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo . Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.
    "Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - cậu sẽ lạnh cóng!". Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?" Và cậu bé oà khóc.

  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Đào đường và luật pháp công ...

    Một bé trai 14 tuổi chết hôm 26-7-2008 do rơi xuống một công trình đang thi công gần cầu Nguyễn tri Phương, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Mười ba ngày trước đó, 13-7, tại Phường Thảo Điền, quận 2, một bé trai bốn tuổi cũng chết do rơi xuống một hố ga đang thi công mà không hề đậy nắp. Năm ngoái, tại Tân Thuận Đông, 4 đứa trẻ cũng đã chết đuối do sụp xuống hố sâu của một công trình đặt đường ống nước. Người dân Sài Gòn, vốn rất dễ xúc động trước những cái chết của các em nhỏ tỉnh xa, trong những vụ đắm đò ở Chôm Lôm, Nông Sơn?, nay, không ít người nhận ra mối đe dọa với con em họ, có thể cũng ở đây, ngay giữa trung tâm thành phố.
    Chưa có vụ việc nào bị khởi tố. Chưa thấy các cơ quan tố tụng truy cứu ?otrách nhiệm hình sự? trong những trường hợp ?ogây chết người? này, cho dù, ở thành phố đã từng có ?oán lệ?. Mười tám năm trước, giám đốc đơn vị đào đường Hoàng Hoa Thám để đặt đường ống thoát nước đã bị xử 6 năm tù giam do không thiết lập rào chắn, khiến 2 cô cháu chết khi rơi xuống hố sâu 3 mét của công trình đang thi công này. Tính chất của vụ ?ođào đường Hoàng Hoa Thám? hồi năm 1990 và những vụ bất cẩn gây chết người gần đây là như nhau. Sự khác biệt, có lẽ nằm ở chỗ, hiện nay những cái chết như vậy được cho là tai nạn.
    Dựng hàng loạt ?olô cốt? trên hàng chục tuyến đường của TP để xây dựng các công trình hạ tầng đúng là một việc chẳng đặng đừng. Nhưng, không thể nhân danh lợi ích công cộng để có thể bỏ qua những nguyên tắc an toàn đối với các công trình xây dựng. Không chỉ những trường hợp gây chết người, với nhiều dấu hiệu hình sự, như vừa kể trên mới đáng quan tâm, những thiệt hại cho những người dân sinh sống, kinh doanh ở những nơi có những ?olô cốt? này đi qua, nếu cứ nhân danh quyền công mà bỏ qua, cũng rất dễ xảy ra tình trạng lạm quyền của các chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng chúng.
    Hàng chục hộ kinh doanh bên dãy số lẻ đầu đường Hàm Nghi, 3 năm trước, bị bịt đường đi lại trong suốt hơn một năm. Có trường hợp phải ngừng kinh doanh, có trường hợp, như khách sạn Quê Hương II, bị vỡ nhiều hợp đồng và bị không ít khách hàng bỏ đi, thiệt hại không thể nào tính hết. Hàng nghìn hộ dân kinh doanh trên các tuyến đường thuộc Dự án môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang phải chịu ?oế ẩm? do bị các dãy lô cốt chắn trước cửa nhà nhiều tháng trời. Những công trình như vậy, cho dù là hết sức cần thiết, thì lợi ích của nó là lâu dài và phục vụ cho mọi người. Thiệt hại, rủi ro, vì thế, sẽ là không công bằng khi chỉ buộc những người dân sống cạnh những công trình này chịu đựng.
    Kinh phí đầu tư cho những công trình trong thành phố cần phải được tính bao gồm cả những khoản đền bù cho những người dân bị thiệt hại do việc thi công các công trình gây ra. Bồi thường dân sự không chỉ là đạo lý và trách nhiệm pháp lý của Chính quyền mà còn là một công cụ chế tài các nhà thầu. Những người nhận thi công những công trình như vậy sẽ không dám cẩu thả vì nếu gây ra chết người, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu kéo dài thời gian thi công, họ sẽ phải bồi thường cho những gì mà những người dân ở đó chịu đựng do việc xây dựng các công trình này gây ra. Nên khuyến khích các hộ dân trong những khu vực này kiện các nhà thầu ra tòa. Chính những khoản bồi thường dân sự sẽ là công cụ ?okiểm tra, giám sát? hữu hiệu nhất chứ không phải chỉ là các thanh tra viên có thể bị lũng đoạn bởi các nhà thầu xây dựng.
    Tám năm trước, khi đoàn làm phim Người Mỹ Trầm Lặng đến Sài Gòn, đạo diễn Philippe Noyce đã rất ngạc nhiên khi được TP cho phép chặn một số tuyến đường ở khu vực Nhà hát Thành phố suốt cả tuần liền để quay phim (tương tự như Đoàn làm phim Người Tình trước đó). Chính Philippe Noyce đã phải thừa nhận rằng, không mấy đâu trên Thế giới chính quyền lại có thể ban cho đoàn làm phim một đặc ân như vậy. Tất nhiên, Đoàn làm phim đã phải bồi thường thỏa đáng cho những hộ dân có cơ sở kinh doanh trong khu vực. Nhưng, những thiệt hại cho những người dân phải đi vòng để tránh Người Mỹ Trầm Lặng thì không được bồi thường. Đoàn làm phim đã khai thác ?oquyền lực công? mà TP ban cho, để buộc những người dân khác phải chịu phiền hà do quyền lợi hết sức riêng tư của họ.
    Không nên trông đợi những người từ xa tới, cũng như những nhà thầu xây dựng, phải quan tâm đến quyền lợi của người dân một khi Chính quyền không tiên liệu hết những điều phiền hà ấy. Sự an toàn về tính mạng và cuộc sống bình thường của người dân là những giá trị mà chính quyền, bất cứ ở đâu, cũng đều sinh ra chỉ nhằm một mục tiêu là bảo vệ. Không lý gì một ông lão 82 tuổi để đắm đò, làm chết các em học sinh ở Nông Sơn, Quảng Nam, phải chịu 3 năm tù giam mà những kẻ đào đường không che chắn để làm chết trẻ em ở giữa một thành phố văn minh lại không chịu tội. Không lý gì những người dân phải chịu đi lại khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh chỉ vì sự bê trễ của các nhà thầu. Không thể nhân danh lợi ích công để lạm dụng quyền lực công. Sự nghiêm minh với những công trình do nhà nước đầu tư không chỉ là một đòi hỏi đương nhiên mà còn có tác dụng làm gương cho tinh thần thượng tôn pháp luật.
    Huy Đức
  5. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Đáng suy ngẫm..
    Sáng nay đọc báo Pháp Luật , một cty TNHH " cả gan " kiện Chi Cục Thuế vì đã truy thu thuế sai từ năm 2001-2007. Thay vì " kiếm Thầy, kiếm thuốc " để chạy ( như cách nghĩ bao năm của người VN khi động đến cửa quan, nhất là quan thời nay ) , DN này đã sòng phẳng đưa " Ông kẹ " này ra toà. Toà cũng đã công minh khi công nhận DN này thắng kiện.
    Mong sao chuyên này sẽ ngày càng nhiều ...
    Tuy nhiên không khỏi suy nghĩ, DN này sau vụ đáo tụng đình sẽ " vất vả " nhiều .
    Tks bác Hiếu ..
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Sợi dây tình yêu
    Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
    Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
    Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"
    Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"
    Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.
    Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
    Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"
    Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"
    Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."
    Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
    Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"
    Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."
    Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"
    Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
    Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
    Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
    Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"
    Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
    Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta?

    Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.
    Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
    Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.
    Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi. Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"
    Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
    Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...
    Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không? "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
    Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
    Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.
    Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
    Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.
    Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.
    Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.
    Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?
    Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.
    Có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không, ngày xưa, trước miếu Quan Âm...
    (Trang Hạ dịch, theo saycoo-ĐL)
  7. LiveView

    LiveView Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2008
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Anh Hiếu dạo này có vẻ băn khoăn nhiều về ý nghĩa của cuộc sống nhỉ !!!
    Nếu Phật mà hỏi em câu đó thì câu trả lời sẽ là :
    " Cái quý giá nhất là có thời gian, sức khỏe để tận hưởng & đủ tiền để trang trải ( đóng tiền sân chẳng hạn ...) !"
  8. Bum_mieng8

    Bum_mieng8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    1.292
    Đã được thích:
    0
    Bài viết quá hay. Không thể nói lên được điều gì. Chỉ biết đọc và suy ngẫm.
  9. prettygin

    prettygin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2007
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Rất hay, em phải khiêng về blog mới được hẹ hẹ hẹ thx anh votrung
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    TTCT - Chuyện kể rằng chú chim trống đã đứng canh xác vợ đến khi thối rữa mới chịu bay đi. Những bức ảnh này được chụp tại Ukraine khiến hàng triệu người Mỹ và châu Âu rơi lệ.
    Tình cảm ấy của đôi chim đẹp đẽ hơn những lời nói dịu ngọt gió bay hay những đóa hoa hồng thắm sắc chóng tàn.
    Hãy để thế gian này chìm đắm trong hạnh phúc đích thực của tình yêu!

    [​IMG]


    Chim mái bị thương nặng, chim trống ngày ngày kiếm mồi về nuôi vợ...

    [​IMG]

    ... và túc trực bên cạnh với tình yêu sâu đậm và sự nhẫn nại vô bờ bến

    [​IMG]

    Một hôm, chim trống đi kiếm mồi, khi trở về thì chim mái đã chết. Chim trống vật vã, cố lay vợ dậy trong tuyệt vọng

    [​IMG]

    Cuối cùng, chim trống cũng phải chấp nhận sự thật là vợ đã đi xa. Chàng tần ngần như kẻ mất hồn

    [​IMG]

    Đau khổ, chàng lặng lẽ đứng bên xác vợ và rú lên từng hồi thống thiết
    MINH KHANG (từ Internet)

Chia sẻ trang này