1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
    + Thời gian
    + Lời nói
    + Cơ hội.
    Ba điều trong đời không được đánh mất:
    + Sự thanh thản
    + Hy vọng
    + Lòng trung thực.
    Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
    + Tình yêu
    + Lòng tự tin
    + Bạn bè.
    Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
    + Giấc mơ
    + Tài sản
    + Thành công.
    Ba điều làm nên giá trị một con người:
    + Siêng năng
    + Chân thành
    + Thành đạt.
    Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
    + Rượu
    + Lòng tự cao
    + Sự giận dữ.

  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Đừng bắt con chọn giữa ba hoặc mẹ
    Con thương mẹ nhiều nhưng cũng nhớ ba lắm. Ngày nào con cũng quáng quàng chạy bổ ra cửa khi nghe tiếng chuông bin bon hay tiếng còi xe ai đó tin tin. Vậy mà ba thì đi đâu mất?
    Ba mẹ lại thế nữa?! Con sợ hãi và buồn lắm
    Con không lựa chọn đâu. Con muốn được ở cùng mẹ và muốn luôn có ba bên cạnh. Con muốn hằng ngày được đón mẹ đi làm về và được mừng ba từ tiếng kèn xe tin tin ngoài cửa cổng. Con cần sự chăm sóc dịu dàng, chu đáo của mẹ và bà nhưng cũng không thể thiếu những trò đùa giỡn đầy thương yêu của ba. Con không muốn khi lên giường buổi tối lại không có cơn gió mát từ tay ba quạt hay lời hát Mama êm ái của mẹ. Đừng bắt con phải lựa chọn vì con cần tất cả những thứ ấp áp từ hai người đã cho con cuộc sống này.
    Ba mẹ ?ođừng làm vậy?. Con xin ba mẹ. Hãy cho con một tuổi thơ không hoen ố mùi ?ochiến tranh? của người lớn. Hãy cho con lớn lên trong không khí yêu thương tràn đầy. Hãy cho con được thở những hơi thở không có vị cay đắng của hờn mát, ghẻ lạnh. Hãy để con được lớn lên trong vòng tay ấm êm hằng đêm của cả ba và mẹ. Vì con muốn mình được hạnh phúc. Con cần lắm hai chữ ?oGia đình?.
    Ba rất thương con, đúng không? Con là linh hồn của mẹ, mẹ nói thế mà?! Ba mẹ thường hát cho con rằng ?oBa thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống ba? . Và con, con rất thích câu cuối ?oCả nhà ta đều thương yêu nhau. Xa là nhớ, gần nhau là cười?. Vậy tại sao bây giờ, ba và mẹ lại làm thế với nhau. Hay ba mẹ không thương con nữa? Con có còn là ưu tiên bậc nhất của ba mẹ nữa không?! Con có còn quan trọng với ba mẹ nữa không?!
    Mẹ ạ, không vì con mà hoàn hảo hơn thế nữa sao?
    Ba ơi, ba không nhớ khi xa con à?
    Chẳng lẽ, con đây không đáng yêu để ba mẹ có thể vứt bỏ mọi bực tức, thất vọng, giận hờn cho nhau sao?
    Con thương mẹ nhiều nhưng cũng nhớ ba lắm. Ngày nào con cũng quáng quàng chạy bổ ra cửa khi nghe tiếng chuông bin bon hay tiếng còi xe ai đó tin tin. Vậy mà ba thì đi đâu mất? Mấy hôm nay, tối tối, lên phòng, con chỉ thấy mẹ và bà. Theo thói quen, con cất tiếng gọi ?opapa?papa? mà nào có ai ơi hỡi, chỉ nghe tiếng thở dài xót xa của mẹ dành cho mình. Dẫu cái cảm giác này, con đã được ba mẹ tôi luyện nhiều lần rồi nhưng con không thể nào quen được. Càng khôn lớn thì cái cảm giác đó càng làm con nặng nề, buồn bã. Con không thích nó một chút nào. Nó khiến con thấy mình thiệt thòi quá đỗi về tinh thần. Vật chất kia không đắp đổi hết sự thiếu thốn mà con cần.
    Mẹ ơi, hãy xem lại. Ba ơi, quay về đi.
    Pham Hanh
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    KHỦNG HOẢNG GIÁO DỤC: DI SẢN TRI THỨC & BẤT CẬP TÂM THỨC
    Ngạn ngưf Việt Nam có một câu mang đâ?y tinh thâ?n tự phê phán: ?oTiên trách ky?, hậu trách nhân? cho thấy các cụ ta nga?y trước rất coi trọng cái dufng khí dám bộc bạch, dám nói vê? cái sai, cái yếu kém cu?a ba?n thân đê? tự sư?a mi?nh.
    Trước thực trạng đáng lo ngại cu?a nê?n giáo dục nước nha? chúng ta hafy thư? (du? chi? la? một lâ?n ) la?m cái việc ma? nga?y nay không có mấy ngươ?i ha?o hứng lắm, đó la? ?otiên trách ky?? một cách nghiêm túc.
    Đaf có nhiê?u góp ý tâm huyết va? nhưfng kiến nghị có nội dung sâu sắc, sáng tạo mang tính xây dựng cu?a các nha? giáo, nha? hoạt động xaf hội, nha? khoa học, nha? qua?n lý va? nhiê?u ngươ?i dân ơ? trong cufng như ngoa?i nước vê? đê? ta?i nóng bo?ng na?y nhă?m ti?m một lối ra cho cuộc khu?ng hoa?ng giáo dục hiện nay, ngof hâ?u đưa đất nước bắt kịp với tốc độ chóng mặt cu?a chuyến ta?u hội nhập.
    Nhưng trên thực tế, thơ?i gian cứ trôi đi như ?obóng câu qua cư?a sô??o ma? chưa thấy nhiê?u chuyê?n biến sâu rộng như mong đợi, khiến dư luận xaf hội tư? sốt ruột đaf chuyê?n sang tâm lý nga?y ca?ng thêm bức xúc.
    Trên mặt báo ha?ng nga?y có thê? bắt gặp nhưfng tin đại loại như ?ohọc sinh bo? học ha?ng loạt? hay ?ogiáo dục đại học phát triê?n tra?n lan, coi nhẹ chất lượng?, ?obệnh tha?nh tích?o, ?odạy thêm, học thêm?, ?ochương tri?nh quá ta?i, nhô?i nhét, lạc hậu, xa rơ?i thực tế?o, ?onạn chạy điê?m, chạy trươ?ng?, ?ogian lận trong thi cư?? ? Cuối cu?ng thi? xaf hội có xu hướng quy kết trách nhiệm va?o các cấp lafnh đạo cu?a nga?nh giáo dục va? dươ?ng như mấu chốt đê? gia?i quyết vấn đê? đaf được ti?m ra!
    Có điê?u la? nếu nhi?n sang lifnh vực y tế ta sef thấy một khung ca?nh cufng rất bê? bộn với ti?nh trạng các bệnh viện quá ta?i, ngươ?i nghe?o không thê? tiếp cận với dịch vụ khám chưfa bệnh va? thuốc điê?u trị tốt vi? thu nhập co?n rất eo hẹp, y đức ơ? một bộ phận không nho? y, bác sif xuống cấp nghiêm trọng? Ngó va?o lifnh vực giao thông cufng thấy rất nhiê?u bất cập va? bức xúc?
    Có lef chương tri?nh truyê?n hi?nh trong thơ?i khắc tiêfn biệt năm cuf la? ?oTáo Quân châ?u Trơ?i?o đaf tha?nh công nhơ? khắc họa một cách bao quát va? dí do?m thực trạng nhiê?u mặt cu?a xaf hội Việt Nam thơ?i nay theo phong cách truyê?n thống dân tộc rất đôfi tự tra?o. Đó cufng la? một kiê?u ?otrách ky??o có văn hóa.
    Nền học vấn để làm quan
    Một khi động đến lifnh vực na?o cufng thấy nhiê?u bất cập, bức xúc va? nhưfng biê?u hiện cu?a sự xuống cấp vê? đạo đức thi? chắc chắn nê?n văn hóa cu?a xaf hội đang có vấn đê?.
    Ngươ?i Việt ta vốn rất tự ha?o vi? có một truyê?n thống văn hiến nga?n năm khiến các nước láng giê?ng ASEAN pha?i ngươfng mộ nhưng nga?y nay pho?ng có mấy trươ?ng đại học Việt Nam đạt chuâ?n khu vực va? số ba?i báo khoa học cu?a ca? nước được đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế liệu có nhiê?u hơn con số đó cu?a riêng một đại học Thái Lan? Số bă?ng phát minh sáng chế đăng ký với thế giới trong ca? lifnh vực khoa học cơ ba?n va? ứng dụng ha?ng năm có chăng chi? đếm trên đâ?u ngón tay, trong khi một công ty LG cu?a Ha?n Quốc đaf sơ? hưfu tới con số ha?ng trăm!
    Đaf tư? lâu rô?i chúng ta vâfn tự huyêfn mi?nh ră?ng dân ta rất câ?n cu?, thông minh va? trọng tri thức. Pha?i, có lef đúng la? như vậy. Nhưng cufng xin đưa ra một so sánh thống kê: theo nha? văn hóa Phan Ngọc, khi ti?m hiê?u thư mục di sa?n văn hóa Hán Nôm Việt Nam thi? trong số 6000 quyê?n sách tạm gọi la? tiêu biê?u cho tâm thức cu?a trí thức Việt Nam trước khi tiếp xúc với văn hóa Pháp có quá nư?a la? sách học đê? đi thi, các ba?i mâfu, các sách gia?ng vê? các kinh truyện, các ba?i thơ phú viết theo lối văn chương ha?n lâm. Không có cách na?o chối cafi đây la? một nền học vấn đê? la?m quan!
    Phâ?n co?n lại theo nhưfng thư mục như sau: Chính trị 99 quyê?n nói vê? bang giao, quan chức; Địa lý 267 quyê?n nói vê? ba?n đô?, địa lý toa?n quốc, địa lý địa phương; Kinh tế gô?m 90 quyê?n nói vê? nông nghiệp, thu? công nghiệp; Lịch sư? 964 quyê?n gô?m các quyê?n sư, các sư? liệu, các gia pha?; Binh thư có 23 quyê?n; Tôn giáo, tư tươ?ng có 898 quyê?n; sách y dược có 395 quyê?n.
    Va? như vậy không có một quyê?n na?o nói vê? thương nghiệp, vê? kyf thuật chế tạo công cụ sa?n xuất hay máy móc, ta?u be?? Đây la? cách nhi?n quan lại, không pha?i cách nhi?n cu?a ngươ?i sa?n xuất.
    Tuy nói la? trọng nông, nhưng trong 70 quyê?n thuộc loại nông nghiệp có 9 quyê?n nói vê? địa bạ, 4 quyê?n vê? cách kê khai ruộng đất, 5 quyê?n vê? đê điê?u, 18 quyê?n vê? việc đóng thuế, co?n lại la? nói vê? các thô? sa?n. Toa?n bộ kinh nghiệm nông nghiệp cu?a một nước cực ky? phong phú vê? mặt na?y đaf không được nhắc đến.
    Trong sách vê? thu? công nghiệp chi? thấy nói vê? tiê?u sư? các ông tha?nh hoa?ng các nghê?, có sự liên kết các nghê? ơ? tư?ng địa phương nhưng không có một chi? dâfn na?o vê? kyf thuật trong khi ngươ?i thợ thu? công Việt Nam nô?i tiếng với ba?n tay va?ng khéo léo. Không có sách dạy nấu ăn tuy các cụ rất thích ăn ngon va? cufng chi? có va?i quyê?n nói vê? tạc tượng Phật (Theo Phan Ngọc - Bản sắc văn hoá Việt Nam - NXB Văn học, Hà Nội 2006).
    Trong thơ?i Pháp thuộc ti?nh hi?nh cufng không thay đô?i bao nhiêu. Mấy chục năm tranh thu? được sự giúp đơf to lớn cu?a các nước thuộc phe XHCN đaf tạo nên một nê?n khoa học va? giáo dục có tiến bộ vượt bậc, đặc biệt la? các môn khoa học cơ ba?n nhưng vê? công nghệ cao, kyf thuật tiên tiến va? thương mại, khoa học qua?n lý kinh tê ́- xaf hội, nhân văn thi? rof ra?ng co?n khoa?ng cách khá xa khi so sánh với các nước phương Tây.
    Như vậy la? truyê?n thống trí thức Việt Nam có đặc điê?m thiên lệch vê? các môn chiêm nghiệm, ít phát triê?n các môn khoa học thực chứng, do đó lối suy nghif giáo điê?u, thiếu khách quan, sáo mo?n, thuộc lo?ng tư? chương nặng vê? thi cư? va? lý thuyết suông, xa rơ?i sa?n xuất vật chất va? hiệu qua? lao động, học đê? la?m quan cho oai đaf ăn sâu va?o nafo trạng nhiê?u thế hệ ngươ?i Việt.
    Với một di sa?n tri thức như vậy, nhưfng bất cập nội tại bấy lâu nay chưa có dịp bộc lộ lúc xaf hội co?n khép kín thi? nay đaf va? đang phát tác khi chúng ta pha?i mơ? cư?a va? tiếp xúc đê? hội nhập.
    Sự bất cập từ trong tâm thức
    Co?n một đặc điê?m gây trơ? ngại ghê gớm cho sự tiến bộ đó la? tư duy va? ha?nh động cu?a anh tiê?u nông. Chính lối nghif trọng nam khinh nưf đaf la? nguyên nhân cu?a áp lực dân số đe? nặng lên nê?n giáo dục va? y tế đang thiếu pho?ng học va? giươ?ng bệnh.
    Tư tươ?ng nông dân la?m ăn theo mu?a vụ la? khơ?i nguô?n cho lối tư duy nhiệm ky? va? nê? nếp phong kiến gia trươ?ng thiên vê? áp đặt la? cha đe? cu?a lối ha?nh xư? mất dân chu? trong sinh hoạt gia đi?nh va? xaf hội. Không hiếm trươ?ng hợp tư duy ?ođô?ng hương, đô?ng khói va? vu?ng, miê?n? đaf la?m na?y sinh căn bệnh be? phái hay các nhóm quyê?n lợi tác yêu tác quái.
    Co?n nhiê?u lắm nhưfng hệ lụy cu?a di sa?n văn hóa - lịch sư? rất oai hu?ng ma? cufng lắm đau thương, nhưng điê?u câ?n rút ra tư? đây la? nguyên nhân cu?a mọi sự bất cập nó nă?m ngay trong tâm thức chúng ta, tức la? ngay trong tôi, trong anh du? anh có phê phán ngươ?i na?y ngươ?i nọ thi? nhưfng khuyết điê?m, sai lâ?m ma? anh lên án đê?u có mâ?m mống trong anh vi? ca? anh va? tôi đang được ?onhúng? va?o cu?ng một môi trươ?ng văn hóa.
    Đaf có lâ?n nha? sư? học cu?a kinh tế thế giới, vị giáo sư danh dự trươ?ng đại học Havard David Landes nói: ?ocho du? một quốc gia với bê? da?y văn hóa nhưng kiêu ngạo va? ba?o thu? thi? quốc gia đó cufng không thê? đứng vưfng mafi mafi. Thái độ câ?n có ơ? đây la? tôn trọng tri thức, du? đến tư? bất cứ đâu. Ánh sáng tri thức chính la? yếu tố văn hóa đem lại sự thịnh vượng kinh tế.? Ma? xét cho đến cu?ng thi? tri thức chi? sa?n sinh ra ơ? nơi na?o nó được quý trọng va? tự do phát triê?n, hiê?n nhiên la? nơi đó cufng sef song ha?nh một nê?n giáo dục tiên tiến.
    Ts. Phạm Gia Minh
    (Nguồn: Vietnam Week)
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    AI ĐÃ TIẾP TAY CHO VEDAN GIẾT SÔNG THỊ VẢI ?
    Không còn chiến tranh bom đạn, chết chóc, trong cuộc sống hòa bình tưởng như êm ả nhưng lại có những cuộc chiến âm thầm song cũng vô cùng khốc liệt, cũng nhiều mất mát đau lòng không kém sự chết chóc trong chiến tranh và những cuộc chiến ấy diễn ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc chiến tham nhũng. Cuộc chiến tội phạm. Cuộc chiến xâm lăng văn hóa. Cuộc chiến gian lận thương mại. Cuộc chiến ô nhiễm môi trường? Cuộc chiến nào cũng nhiều mất mát thương tổn và thương tổn lớn nhất, đau lòng nhất là thương tổn về đạo đức con người và đạo đức xã hội. Vì thế cũng có thể gọi những cuộc chiến đó là cuộc chiến đạo đức!
    Cuộc chiến môi trường Vedan nổ ra ngay từ cuối năm đầu tiên Vedan đi vào hoạt động khi tháng 10. 1994 người dân chài lưới trên sông Thị Vải ở huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đồng loạt thất thanh lên tiếng về cuộc sống khốn khổ của họ vì cá lớn, cá nhỏ, tôm, cua chết nổi lềnh phềng trên sông Thị Vải, cá sống không còn để đánh bắt! Sản lượng tôm cá thất thu tới 90%! Tháng 12 năm đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đồng Nai điều tra, xử lí việc sản xuất gây ô nhiễm nước sông Thị Vải của công ty Vedan. Nếu chỉ là cuộc chiến môi trường, dù đơn vị gây ô nhiễm tinh vi đến đâu, giỏi che giấu đến đâu cũng không thể kéo dài tới mười bốn năm, sông Thị Vải cũng không thể bị ô nhiễm đến mức tàu nước ngoài không chịu qua sông để vào cảng vì nước sông ô nhiễm làm rỉ vỏ tàu! Khởi sự từ cuộc chiến giữa người dân sống trong vùng bị ô nhiễm, giữa cơ quan quản lí nhà nước về môi trường với đơn vị gây ô nhiễm nhanh chóng chuyển sang cuộc chiến trong nội bộ các cơ quan nhà nước, từ cuộc chiến môi trường chuyển sang cuộc chiến đạo đức. Vì thế cuộc chiến ấy mới cam go, dai dẳng và mất mát lớn đến thế!
    Dòng sông nhiều tôm cá, nguồn sống vô tận tự bao đời của người dân hai bên bờ sông Thị Vải nay đã trở thành con sông cạn kiệt sự sống! Tiếng than của người dân càng ngày càng khẩn thiết. Năm 1995, các cơ quan chức năng: Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Nước và Công nghệ Môi trường thuộc trường Đại học Bách khoa TPHCM, Viện Nghiên cứu Môi trường Thủy sản, bộ Thủy sản, phân viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật liên tục đến Vedan kiểm tra, lấy mẫu nước xét nghiệm. Các báo chí có tiếng nói rộng rãi ở TPHCM: Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Người Lao động? đều lên tiếng về tình trạng nước thải của Vedan gây ô nhiễm trầm trọng sông Thị Vải: Chất thải từ nhà máy có màu đen lan truyền đi khắp cả sông Thị Vải từ thượng nguồn ở Long Thành, Đồng Nai xuống hạ nguồn ở Cần Giờ, TPHCM? từ ngày nhà máy bột ngọt Vedan hoạt động đổ chất thải ra sông cũng là lúc tôm cá chết hàng loạt (báo Sài Gòn Giải phóng ngày 21.12.1995)! Đối phó với cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, Vedan có biện pháp xây dựng hệ thống ngầm đổ nước thải và có đối sách ngọt ngào với quan chức môi trường. Đối phó với dư luận, Vedan đến cơ quan đại diện phía nam ở TPHCM của một tờ báo trung ương đón ?onhà báo? ở đây đến Vedan đãi đằng, hiếu hỉ! Thế là trước khi các báo cấp địa phương ở TPHCM lên án Vedan gây ô nhiễm môi trường thì đã có tờ báo cấp trung ương in ảnh, đăng bài hết lời ca ngơi Vedan với môi trường: Đứng trên cảng Phước Thái lộng gió, tôi nhìn xuống dòng sông Thị Vải, nước trong vắt, từng đàn cá bơi bơi, phía ngoài xa, những chiếc thuyền câu đang quăng lưới? (thuyền câu mà lại quăng lưới! Vì tưởng tượng nên lòi đuôi dối trá!). Lạ thay, cả khu công nghiệp quy mô này không hề ngửi thấy một mùi lạ, nếu không nói là chỉ có mùi thơm của gió từ đại ngàn thổi tới? một công nhân của công ty bắt được con trăn gấm rất to trong lúc anh ta rẫy cỏ. Ông Chủ tịch hội đồng quản trị đã ra lệnh cho anh thả con trăn về rừng (Thời báo Tài chính Việt Nam số 50 (120) ngày 14.12.1995). Ôi chao, trơ trẽn và trắng trợn đến thế là cùng! Loại ?onhà báo? này vốn không viết bằng năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp, đã quen viết theo mệnh lệnh hành chính thì chuyển sang viết theo mệnh lệnh đồng tiền cũng lẹ lắm! Cuộc chiến diễn ra ngay trong đội ngũ báo chí của chúng ta đó!
    Còn cơ quan quản lí môi trường thì sao? Chỉ xin nêu những sự việc gần đây. Từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2004 Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai liên tục lấy 26 mẫu nước thải của Vedan phân tích, lần nào cũng cho kết quả mức độ ô nhiễm vượt tiêu chuẩn qui định theo TCVN 59450 ?" 1995 và yêu cầu Vedan có biện pháp xử lí để giảm mức độ ô nhiễm. Vedan chưa hề có biện pháp xử lí gì và sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cũng chưa hề kiểm tra lại nhưng chỉ tháng sau, tháng 12 năm 2004, giám đốc sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai Lê Văn Hưng đã có ngay văn bản gửi hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh đề nghị khen thưởng Vedan: Với chức năng quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên Môi trường đã kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với công ty Vedan Việt Nam? Từ một công ty mới đầu tư có gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước trong khu vực sông Thị Vải những năm 1994 ?" 1999, nay đã cố gắng khắc phục, xử lí cơ bản nước thải sản xuất, các mẫu nước thải qua kiểm tra gần đây đạt tiêu chuẩn môi trường loại B, tiêu chuẩn Việt Nam!
    Trong cuộc kiểm tra mẫu nước thải Vedan ngày 30-7-2007 của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cho thấy các thông số ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn quy định, Chi cục trưởng Hoàng Văn Thông liền đe Vedan: Với kết quả này Chi cục dự định thông qua hội đồng thẩm định đưa Vedan vào ?odanh sách đen? các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường! Vốn đã quá quen giải mã những lời răn đe ấy, Vedan hiểu phải làm gì nên chỉ vài tháng sau, ngày 21. 12. 2007 trong cuộc làm việc với Vedan trước khi đề nghị Cục quản lí Tài nguyên nước xem xét cấp phép cho Vedan xả nước thải vào nguồn nước, Chi cục trưởng Thông hể hả nói: Công ty đã nghiêm túc thực hiện đúng việc khắc phục và cải tạo hệ thống hồ xử lí sinh học, mở rộng gia cố bờ bao tạo sự liên thông giữa các hồ trước khi thải vào sông Thị Vải!
    Cũng như cấp dưới, lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cũng dễ dàng và nhanh chóng đi từ răn đe đến đồng tình với Vedan! Trong báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai về tình trạng nước thải ô nhiễm của Vedan do phó giám đốc Phan Văn Hết kí ngày 6. 8. 2007 cũng đe: Nước xả thải của Vedan có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép! Báo cáo này ra đời khi Vedan đã có cả quá trình 14 năm hủy diệt môi trường nước sông Thị Vải, khi người dân sống bên sông Thị Vải đã 14 năm khốn khổ vì dòng sông nuôi sống họ đã trở thành dòng sông chết! Nhưng chỉ bốn tháng sau kí báo cáo ô nhiễm vượt tiêu chuẩn của Vedan, ngày 26. 12. 2007 phó giám đốc Phan Văn Hết lại đứng về phía Vedan, kí công văn đề nghị Cục Quản lí Tài nguyên nước xem xét cấp phép cho Vedan xả nước thải vào sông Thị Vải. Và Vedan đã có tờ giấy phép nhiệm màu đó!
    Có phải năng lực của cán bộ quản lí môi trường quá kém và thủ đoạn gian dối của Vedan quá siêu nên Vedan đã lừa được cơ quan quản lí môi trường hơn 14 năm qua như giải thích của ông phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai với các nhà báo ngày 18-9-2008? Lực lượng cảnh sát môi trường vừa thành lập và bản doanh lại ở xa gần hai ngàn cây số nhưng chỉ cần ba tháng bám đối tượng họ đã tóm được thủ phạm giết sông Thị Vải! Những người quản lí môi trường sống của người dân Đồng Nai ở sát công ty Vedan, ở sát sự khốn cùng của người dân sống bên sông Thị Vải nhưng đã để Vedan lừa suốt hơn 14 năm thì đó là sự bằng lòng, vui vẻ để được Vedan lừa! Nguyên nhân ô nhiễm môi trường sông Thị Vải đã rõ. Cuộc chiến môi trường ở đây đã kết thúc nhưng cuộc chiến đạo đức chưa kết thúc!
    PHẠM ĐÌNH TRỌNG
    --------------------------------------------------------------------------------
    Quá nhiều... "Vedan"
    Chỉ đến khi có bằng chứng không thể chối cãi, những người liên quan mới chịu thừa nhận tội ác hủy diệt môi trường của Vedan. Nhưng, đó mới chỉ là một Vedan. Thực tế, còn rất nhiều ?oVedan? khác mà các cơ quan chức năng chưa làm rõ, dù ai cũng biết, những ?oVedan? ấy đang giết dần giết mòn con người.
    Chúng ta đang có những ?oVedan? bệnh viện. Chất thải từ nhiều bệnh viện không được xử lý tràn vào đời sống, báo chí đã phát hiện và lên tiếng. Nếu vẽ đúng sơ đồ của rác thải thì nó sẽ là một sơ đồ mà tất cả chúng ta phải kinh hãi. Chúng được trút vào sông hồ. Rồi chúng ta lại hút nước từ sông hồ đóng vào chai vào lọ. Hành trình cuối của rác thải là đi thẳng vào mỗi gia đình để đến nơi tập kết cuối cùng là cơ thể con người .
    Chúng ta có những ?oVedan? thực phẩm. Đứng trước bất kỳ quầy bán thực phẩm nào, chúng ta cũng không đủ lòng tin vào sự an toàn. Người ta làm tất cả những gì có thể làm, miễn là có lời. Người ta chế biến gia súc bị bệnh, gia súc đã chết. Người ta bón rau quả bằng những loại thuốc kích thích nguy hiểm. Chúng ta từng được biết qua báo chí về những cơ sở chế biến thực phẩm mà tình trạng vệ sinh thật hãi hùng. Nếu soi vào kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy ngày ngày chúng ta đang nuốt vào dạ dày vô số vi trùng các loại chứ không phải là thực phẩm.
    Chúng ta có cả những ?oVedan? giáo dục. Học bạ giả, bằng giả các loại, từ cái bằng lái xe hai bánh đến cả bằng tiến sĩ. Thứ rác này đang gây ra những căn bệnh hiểm nghèo cho cơ thể dân trí Việt Nam, vì nó chảy vào các cơ quan Nhà nước từ địa phương đến trung ương, dần dần làm cho cơ thể của xã hội và Nhà nước trở nên suy dinh dưỡng, đầy bệnh tật.
    Chúng ta lại có những ?oVedan? quan chức. Vụ nhận hối lộ ở dự án Đông - Tây là một loại ?oVedan" đã sinh ra thứ virus giết chết lòng tin của nhân dân.Tham nhũng và chạy quyền chạy chức là một loại rác thải vô cùng độc hại nhưng mẫu mã rất hào nhoáng, có thể đánh lừa cả xã hội. Loại rác thải này chứa đầy nguy cơ giết chết sự vững mạnh của mọi chính thể và ăn ruỗng lòng tin của người dân vào Nhà nước.
    Chúng ta có những ?oVedan? văn hóa. Mới hôm qua, báo chí đã đưa cảnh biểu diễn nghệ thuật ?otởm lợm? của một số nhân viên FPT trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tập đoàn này. Nếu các bạn được xem những bức ảnh gốc, hẳn các bạn còn ?osốc? hơn. Những ?oVedan? văn hóa còn nằm trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật với những ?obao bì? đẹp đẽ.
    Nếu nghiêm khắc và công bằng, chúng ta sẽ nhìn thấy những đường cống, cả bí mật lẫn công khai của những ?oVedan? mọi nơi, mọi lúc và mọi cấp độ đã và đang xối xả đổ vào đời sống con người Việt Nam. Chúng ta đang chết dần chết mòn vì những thứ rác thải đó, nếu không kịp thời ngăn chặn!
    NGUYỄN QUANG THIỀU
    Nguồn: Vanchinh.net
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    YÊU NƯỚC PHẢI THƯƠNG DÂN
    ( Bài viết của nhà báo lão thành Thái Duy (nhà văn Trần Đình Vân, tác giả cuốn ?oSống như anh? quyển sách gối đầu giường cho lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam thời chiến tranh). Bài viết đã đăng trên báo Người Lao Động từ mấy năm trước. )
    Truyền thống: Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đánh thắng mọi bè lũ xâm lược, dù từ đâu đến, chỉ có đói nghèo vẫn chưa thắng nổi.
    Thế kỷ 13, giặc Nguyên Mông 3 lần đưa quân vào xâm lược nước ta đều thảm bại. Giang sơn, bờ cõi đã vẹn toàn, thuật giữ nước của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: ?oLúc bình thì khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc? đã mang lại cơm no áo ấm cho dân, bồi dưỡng sức dân sau nhiều năm chiến tranh. Hưng Đạo Vương là vị danh tướng đệ nhất nước Nam, và sau chiến thắng vĩ đại, ông vẫn sống thanh bạch, gần dân, hết lòng vì dân.
    Mất nước vì bọn tham quan ô lại
    Sau khi Hưng Đạo Vương mất, bọn gian thần nổi lên gạt bỏ mọi người tài đức và chúng ra sức bóc lột dân. Đến đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), triều đình tối ngày rượu chè, sa đoạ, dân phải đóng sưu cao thuế nặng, còn phải làm lao dịch xây cung điện, đào hồ đắp núi. Vua cho gọi các nhà giàu vào trong điện để đánh bạc, còn khuyến khích bọn tham quan ô lại thi nhau uống rượu, ai uống được nhiều thì thăng chức. Nhà danh nho Chu Văn An thấy chính trị bại hoại làm sớ dâng lên xin chém bảy tên gian thần đã sống xa hoa, hưởng lạc trên mồ hôi công sức của dân nhưng vua không nghe. Ông từ quan về ở núi Chí Linh. Triều đình thối nát, giặc cướp nổi lên khắp nơi, dân đói khổ triền miên. Đất nước tan hoang như không có chủ. Giặc Minh kéo quân vào chiếm nước ta một cách dễ dàng.
    Cứu nước phải cứu dân
    Cuộc kháng chiến chống giặc Minh dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi kéo dài 10 năm (1418-1427). Sau ngày quét sạch giặc Minh, giải phóng đất nước, Nguyễn Trãi bàn với Lê Lợi tha thuế cho dân trong cả nước, tha hẳn hai năm điền tô và các thứ thuế vàng bạc, đầm nước, đồi nương, bãi dân. Ý tưởng của Nguyễn Trãi là yêu nước phải yêu dân, cứu nước phải cứu dân!
    Cứu nước mới là cứu dân thoát khỏi hoạ đàn áp bóc lột của bọn thống trị nước ngoài. Muốn cho dân thật sự hết lầm than khổ cực, còn phải cứu dân thoát khỏi ách đàn áp bóc lột của bọn thống trị trong nước. Như thế mới thật sự cứu dân, thật sự yêu dân, thật sự vì dân.
    Trong các thời đại trước, có không ít những nhân vật tận trung với nước, nhưng thiếu mặt tận hiếu với dân. Họ đánh giặc tài giỏi, đối với nước hết lòng nhưng đối với dân thì hoặc ít quan tâm hoặc có những thái độ, hành động đáng chê trách, đáng phê phán mà lịch sử còn ghi.
    Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, bệnh công thần xuất hiện rất sớm. Nhiều quan lại cho là đã chịu đựng nhiều gian khổ, trong 10 năm kháng chiến, nằm gai nếm mật, nay đất nước hoà bình chúng có quyền được hưởng giàu sang phú quí. Chúng đặt ra các thứ đặc quyền đặc lợi để bóc lột dân. Nguyễn Trãi không nhận đặc quyền, đặc lợi nào. Ông vẫn sống như mọi người dân bình thường. Được cấp 100 mẫu ruộng nhưng ông chỉ nhận nửa mẫu. Bọn gian thần không chịu nổi chính sách an dân của ông ?ophải biết lo trước cái lo của thiên hạ? (sau này ta gọi là: khổ trước sướng sau), sau khi Lê Lợi mất, chúng thâu tóm mọi quyền hành và gạt Nguyễn Trãi khỏi triều đình, bắt ông về trông nom ngôi chùa của triều đình ở Côn Sơn là chùa Tư Phúc.
    Nguyễn Trãi còn sống là mối đe doạ đến bộ máy cai trị. Để bảo vệ quyền lợi của đám vua quan hại dân hại nước, cuối cùng chúng đổ tội cho ông là? có âm mưu đầu độc vua. Chúng giết ông và tru di ba họ.
    Những năm chống Mỹ, viết bài ca ngợi thân thế và sự nghiệp Nguyễn Trãi đăng trên báo Nhân Dân, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: Nguyễn Trãi đã chết chỉ vì ?othương dân quá, thanh liêm quá, trung thực quá?.
    Loạn không chỉ từ? bên ngoài
    Giữa thế kỷ 19, Pháp đưa quân sang xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn chủ hoà chứ không chủ chiến. Mấy nhà vua yêu nước đi theo ngọn cờ khởi nghĩa cùng với nhân dân đều bị bắt. Lòng dân ly tán. Đất nước như bó đũa tháo rời. Vua Tự Đức cho là mọi khó khăn của đất nước đều do? ngoại bang gây ra. Nhà canh tân Nguyễn Trường Tộ đã hoàn toàn bác bỏ luận điệu này. Ông gửi Tự Đức bản điều trần ?oThiên hạ đại thế luận?, trong đó có đoạn như sau:
    ?oHiện nay tình hình đất nước rối loạn. Trời thì sanh tai biến để cảnh báo, đất thì hạn hán tai ương, tiền của sức lực của ta đã kiệt quệ, việc cung ứng cho quân binh đã mệt mỏi. Trong triều đình, quần thần chỉ làm trò hề cho vui lòng vua, che đậy những việc hư hỏng trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài, chia đảng lập phái khuynh loát nhau, những việc như vậy cũng đã nhiều. Ngoài các tỉnh thì quan lại tham nhũng, xưng hùm xưng bá, tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tuỷ nước, việc đó đã xảy ra từ lâu rồi. Những kẻ giận đời ghét gian tà, những kẻ thất chí vong mạng, phần nhiều ẩn núp nơi thảo dã. Thế mà sao đối ngoại thì không có cách nào để động đến một mảy may lông của quân Pháp, cũng chẳng thuyết phục được ai để giải vây cho, lại đi tàn sát dân mình, giận cá chém thớt, khiến cho dân bị cái hại ?ocháy nhà vạ lây?. Thật đúng như câu nói ?ođào ao đuổi cá?, ?onối giáo cho giặc?. Cây cối trước hết tự nó hư mục, sau mới bị sâu đục. Nước mình trước hết không biết tự giữ thể diện thì người ta mới khinh mình. Dân loạn bên trong rồi kẻ địch mới nhân đó mà vào. Như thế, loạn không phải chỉ từ bên ngoài, mà ở ngay trong nước vậy?.
    Nhìn lại lịch sử nước nhà thấy mất nước thường không phải kẻ thù bên ngoài mạnh, mà chỉ vì ta yếu quá và đều do bộ máy thống trị trong nước gây nên. Trong đó thời nào tham nhũng (tham ô và lãng phí) cũng là tội phạm lớn nhất.
    Yêu nước phải yêu dân, thương dân, chia ngọt sẻ bùi với dân. Nếu không, yêu nước chỉ là ngoài miệng, sớm muộn cũng bỏ dân, trở thành những kẻ bóc lột dân. Tham nhũng là bóc lột tệ hại nhất.
    THÁI DUY
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Sao lại im lặng thế?
    TT - Hai ngày nay, đọc bản tin về bé Hảo - 3 tuổi, ở Bình Phước - bị hành hạ, nhiều người rơi nước mắt.
    Đồng nghiệp Bút Bi gửi về những tấm ảnh cận cảnh những vết thương của bé: những vết thương chi chít, chằng chịt, sâu hoắm trên da thịt, có vết còn lở loét, có vết đã thành sẹo... Những vết sẹo quá khủng khiếp trên da thịt em bé 3 tuổi, cái tuổi còn bi bô nói chưa tròn tiếng!
    Đây không phải lần đầu bé bị hành hạ. Hàng xóm thừa nhận đã nhiều lần thấy bé bị đánh, bị trói, bị kéo lê và bị lấy vật nhọn đâm vào cơ thể. Nhưng đã không có ai lên tiếng để cái ác hành hạ em ra nông nỗi này: bị cắt gân chân, cắt đầu ngón tay, suy kiệt cơ thể!
    Còn nhớ cách đây không lâu, cái ác cũng đã chà đạp em Bình - một cô gái đi ở cho một gia đình ở Hà Nội - cả chục năm ròng. Em chỉ được giải cứu khi một cụ bà hàng xóm tốt bụng ra tay nghĩa hiệp, giúp em đi trốn. Hàng chục năm bị hành hạ, hàng xóm của em Bình biết nhưng tất cả cũng im lặng.
    Tại sao?
    Có thể có người sợ cái ác. Có thể có người không thích liên lụy. Có thể thế này, có thể thế nọ, vân vân? Nhưng chứng kiến những hành vi mất nhân tính ấy chà đạp lên những số phận không biết tự vệ hoặc không có khả năng tự vệ mà quay mặt đi phía khác thì chúng ta, chí ít là vô tâm, chưa nói là vô cảm. Và rồi có ngày chính chúng ta cũng trở thành nạn nhân của nó.
    BÚT BI
    [​IMG]
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thư ngỏ gửi Ngài Ngô Quang Kiệt ?" ************* địa phận Hà Nội nhân vụ việc ?oTòa Khâm sứ?
    Kính thưa quý Ngài!
    Là con dân của nước Việt, được học rộng, biết nhiều và có yêu quê hương của mình, chắc hẳn Ngài động lòng đồng cảm khi cho rằng, nước Nam hôm nay, giang sơn liền một dải, tuy không thật rộng nhưng cũng đủ để cho người Việt ở muôn nơi tự hào đến nao lòng, trào nước mắt khi nhớ về đất Mẹ.
    Lịch sử dân tộc Việt Nam có những trang oai hùng nhưng cũng đầy bi tráng và thương đau. Nay nhìn lại, đất nước và dân tộc vẫn còn rất nhiều trăn trở và nguy cơ. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là: Các triều đại có thể đi qua nhưng dân tộc là trường tồn, giang sơn có thể nhất thời bị chia cắt nhưng nhất thống là căn bản, người Việt có thể thế này thế khác nhưng đầu tiên và cuối cùng không thể mất gốc. Đó là sự thật và cũng là ước nguyện của con dân nước Nam ta.
    Trong gần một tháng nay, khắp nơi rộ lên dư luận, bàn tán xôn xao về việc Ngài đã kêu gọi và lãnh đạo giáo dân tổ chức đông người diễu hành, cầu nguyện để đòi lại đất ?otòa Khâm sứ? gần sát nhà thờ Lớn Hà Nội.
    Trên các trang báo mạng, nhất là các trang có liên quan đến Ca tô giáo và các trang hải ngoại thấy có đăng tải tin, ảnh, bình luận về vụ việc đó.
    - Một số trang đã đưa ra sự thật lịch sử, lai lịch, nguồn gốc của ?otòa Khâm sứ? rằng: khu đó vốn là của nhà thờ từ năm 1923, có giấy tờ do giặc Pháp cấp, rồi năm 1950 cho Vaticano mượn làm tòa Khâm sứ; năm 1959, Ngài Khâm sứ bị trục xuất, nhà nước trưng dụng khu đó ?. Nay cần ?ophải trả lại? cho giáo hội Thiên chúa.
    - Một số trang khác thì đưa ra ý kiến cho rằng, khu đất đó vốn là của Việt Nam qua các triều đại. Từ năm 1057, dưới triều Lý Thái Tông đến năm 1883, trong khoảng 825 năm, khu đó được chính thống giao cho Phật giáo quản lý với tháo Báo Thiên lừng danh lịch sử.
    - Khi giặc Pháp đánh cướp Hà Nội, dùng thủ đoạn để cướp đoạt, san phẳng khu chùa Báo Thiên rồi ?odâng? cho nhà thờ Ca tô giáo, do đã cúc cung tận tụy phục vụ ngoại xâm, xây lên đó là nhà thờ Lớn bây giờ? Như vậy, sẽ là hồ đồ khi đòi lại và bất công khi trao lại.
    Nhiều bài viết đã được đăng tải, nhiều diễn đàn đã được mở để rộng đường dư luận.
    Chúng tôi nghĩ rằng, website Phật tử Việt Nam (www.phattuvietnam.net) sẽ không đăng tải và mở diễn đàn về vấn đề chính trị nhạy cảm đó, nếu như nội tình của vụ việc đó không liên quan đến Dân tộc và Phật giáo Việt Nam. Nhưng, có thể bất đắc dĩ, họ đã phải làm việc đó vì một sự thật lịch sử hiển nhiên là khu đất ấy (và rộng hơn nữa) vốn chính thống thuộc quyền sử dụng của Phật giáo trong gần 1.000 năm và sự vụ do Ngài khởi sự có ảnh hưởng đến sự cố kết của dân tộc Việt Nam, đến biểu tượng hàng nghìn năm lịch sử, đến một trong ?otứ đại khí? của dân tộc nay chỉ còn trong tâm thức của người Phật tử - vốn chiếm đại đa số dân số và luôn đồng hành cùng nền độc lập của nước nhà.
    Sự thật lịch sử đó là hiển nhiên tuyệt đối. Lý do, lực lượng và quá trình để khu đất đó rơi vào tay Giáo hội Thiên chúa còn là một sự thật hiển nhiên hơn nữa. Tất cả các sự thật đó không ai và không bằng chứng nào có thể biện bác, thưa Ngài?
    Khi những kẻ xâm lược bị tống tiễn ra khỏi bờ cõi, những trang sử đau thương dần dần được khép lại, con dân nước Nam mừng mừng tủi tủi, ?omột bỏ làm mười?, gắng tâm cố kết xây dựng lại quê hương. Không ngờ Ngài lại có cách tiếp cận vấn đề theo hướng khác.
    Chúng tôi thiết tưởng, rồi đây tình huống điểm nóng chính trị - tôn giáo ?" lịch sử này sẽ được xử lý ở tầm của năm 2008, ở tâm thế của đất nước hôm nay (chứ không còn là năm 1883).
    Nếu đồng bào Công giáo có nhu cầu chính đáng về đất đai và Quốc gia có khả năng, điều kiện đáp ứng nhu cầu ấy, thì có thể một miếng đất ở đâu đó hợp lý sẽ được nhà nước cấp để quý Ngài triển khai các mục vụ ?okính Chúa yêu nước?.
    Còn khu đất ?otòa Khâm sứ?, sau sự vụ này, chắc chính quyền sẽ có phương án giải quyết dựa trên công quyền và lợi ích công cộng, lợi ích hoà hợp tôn giáo.
    Còn khi nói đến ?ođòi lại? thì hẳn Ngài cũng biết, đó là công thổ Quốc gia. Không có bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào có quyền làm việc đó.
    Và khi Ngài nói đến ?ocông lý? thì hẳn Ngài biết rất rõ diễn trình lịch sử của khu đất đó và những chứng nhân liên quan đến nó từ năm 1883, và trước đó 826 năm ?" từ năm 1057.
    Đất nước và nhân dân Việt Nam đang từng bước vượt qua các chướng ngại, trong đó có chướng ngại bởi chính mình để vươn lên ngày một hoàn thiện hơn, an lạc hơn. Hình ảnh về một dân tộc ngày càng cố kết cũng ngày một rạng hơn.
    Là người có nhiều thông tin đối chiếu lại từng trải lịch thiệp, Ngài chắc hẳn không phủ nhận điều đó?
    Là công dân của nước Việt ở đầu thế kỷ XXI, là người học rộng trải nhiều, là đấng chăn chiên nhân từ bác ái, Ngài hẳn sẽ để cho chúng tôi tin chắc rằng Ngài không bao giờ là người quay lưng lại với Dân tộc mình, không bao giờ là người không tôn trọng lịch sử khách quan, không bao giờ là người đưa giáo dân vào con đường hại Nước, hại Dân?
    Xin gửi tới Ngài lời chào trân trọng.
    Một nhóm độc giả của website Phật tử Việt Nam (www.phattuvietnam.net).
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu đi Thảo cầm viên
    Mẹ thấy con chú ý và nhìn cậu bé ấy không chớp mắt và chẳng để ý gì đến mấy chú voi to đùng cả. Rồi khi cha con cậu bé ấy đi, con nằng nặc đòi đi theo hướng đó.
    Hôm nay mẹ và ba đưa con đi chơi Thảo cầm viên lần đầu, hình như đã quá trễ để con đi đến nơi này, nhưng có lẽ do trong tâm trí của mẹ , Thảo cầm viên là một nơi không lấy gì làm sạch lắm, và theo như suy nghĩ của nhiều người là ?okhông có gì để coi?o. Nhưng thực ra, đối với mẹ, Thảo cầm viên hôm nay lại có một diện mạo khác hẳn những gì mẹ vẫn nghĩ, khá là sạch sẽ, ngăn nắp, không có nhiều hàng quán dọc lối đi nhếch nhác như trước, thú thì hình như cũng được chăm sóc tốt hơn mặc dù gia đình đến khá trễ nên không coi được gì nhiều thì trời đã sụp tối.
    Đối với con, Thảo cầm viên chắc là lạ lắm, vì lần đầu tiên con được thấy tận mắt con khỉ, con nai, con voi và cả con chim to, mặc dù chim đậu quay lưng lại không nhìn rõ lắm. Nhưng đối với mẹ, điều mới mẻ nhất là những gì mẹ thấy hôm nay ở con, con gái yêu của mẹ.
    Gia đình mình dừng lại ở gần chuồng voi, mấy con voi to ơi là to có lẽ không làm con chú ý lắm mặc dù ba mẹ đã cố ý hát to bài con yêu thích ?ocon voi, cái vòi đi trước??. Mẹ nhìn kỹ, té ra con đang chú ý đến một cậu bé chắc cũng khoảng bằng tuổi con, bốn tuổi, khá xinh xắn (như là con gái yêu của mẹ vậy) mặc chiếc áo màu xanh quần short trắng đi cùng cha và anh trai. Mẹ thấy con chú ý và nhìn cậu bé ấy không chớp mắt và chẳng để ý gì đến mấy chú voi to đùng cả. Rồi khi cha con cậu bé ấy đi, con nằng nặc đòi đi theo hướng đó, chốc chốc lại quay lại nhìn cha mẹ ngầm ý là ba mẹ đi nhanh lên cho kịp với ?obạn? con. Mẹ nói với ba, thôi rồi Na lại "mê trai" rồi, mà thằng bé mặt mũi cũng sáng sủa ghê.
    Con chạy theo cậu bạn ấy (mà bạn ấy có biết đâu) một quãng dài, đến khu chuồng nai thì bắt đầu dừng lại để xem, mẹ thấy con chẳng để ý gì đến nai mà có một lúc quay lại nhìn thẳng vào mặt cậu bé như muốn làm quen. Khuôn mặt con lúc ấy trông thật là thương, con yêu của mẹ. Một lúc sau thì đi hết khu chuồng nai, con luyến tiếc đứng lại, lại còn chỉ chỏ với cậu bé nữa chứ. Khi ba mẹ giục con quay lại để đi sang khu khác thì con có vẻ luyến tiếc nói với cậu bé, "đi về hướng này nè"?, thưong thương quá là thương.
    Lúc lên xe lửa đi một vòng, con còn quay đầu nhìn xem có cha con cậu bé ấy đi cùng không và hỏi mẹ - mẹ ơi chú mặc áo xanh dương không đi xe lửa hả mẹ, con không dám hỏi là bạn mặc áo xanh không đi mà chỉ hỏi về ba bạn ấy thôi.
    Ra về rồi mà lòng mẹ cứ ray rứt, chắc có lẽ vì nhà mình ít người quá, ông bà thì đã già rồi, ba mẹ thì đi suốt ngày, con không có bạn cùng trang lứa để chơi đùa nên rất quí bạn và luôn tha thiết được bạn chơi với mình. Mẹ biết làm sao đây ?
    Thương con quá. Na ơi!
    Mẹ Vi của con
  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Tiếc thương thời bao cấp!
    Sau 30-4-75, cuộc sống của những người miền Nam Việt Nam có thể tạm chia thành 2 nhóm: được Bao cấp và không được Bao cấp.
    - Được Bao cấp: Đó là những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, những công ty, xí nghiệp quốc doanh, những nhân viên trong bệnh viện và trường học (hai nơi này được quốc hữu hóa trước tiên). Sẽ rất thiếu sót nếu không kể đến lực lượng vũ trang (Công an, Quân đội?) vì thời đó, lực lượng này rất đông.
    - Không được Bao cấp: là những thành phần còn lại, đó là những nông dân (đông nhất), những người hành nghề thợ may, thợ rèn, thợ sửa xe, buôn bán chợ trời? Tóm lại đó là những người không được vô ?oBiên chế? (thường bị gọi nhầm là ?oBiến chế?) nhà nước. Tôi thuộc nhóm nầy.
    BẦU SỮA BAO CẤP
    Thời đó, những người thuộc nhóm 2 như tôi nhìn những người nhóm 1 bằng cặp mắt thèm thuồng pha lẫn ngưỡng mộ và cả ganh tỵ. Vì sao à? Vì họ là những người có phong thái ung dung tự tại. Họ thường nói chuyện ở? bên Liên Xô, chuyện chính trị thế giới? còn chúng tôi thường nói về? ăn, nằm mơ cũng thấy ăn, thức cũng thấy ăn, chỉ có ăn thiệt thì rất ít. Những người nhóm 1 được Bà mẹ Bao cấp lo tròn vo từ A tới X (í lộn, không có xxx đâu). Họ được mua gạo (hay thứ gì đó có tinh bột) với giá chưa bằng cái vỏ bao. Họ còn được mua (như cho) các loại nhu yếu phẩm khác như đường, sữa, thịt, cá, xà bông, bột ngọt, thuốc lá? Chắc sẽ có người phản bác: ?oĂn như thời Bao cấp thì chỉ sống ngắc ngoải thôi, hay ho gì mà mong ước!?. Vâng, đúng là vậy thật, nhưng chắc người đó chưa nghiệm ra rằng ?oSống ngắc ngoải vẫn hay hơn là chết thật sự!? Những năm đói kém, chúng tôi ăn bất cứ thứ gì ăn được: khoai mì (và cả đọt mì), khoai lang, rau rừng, củ nần? chúng tôi nhét bất cứ thứ gì vào bụng nếu nó có thể tiêu hóa được. Thỉnh thoảng, tới nhà bà con thuộc nhóm 1, được đãi một chầu bột mì (Liên xô) là cảm thấy hạnh phúc hơn đi nhà hàng bây giờ!
    Bỏ qua chuyện ăn, nói tới chuyện ở. Thời Bao cấp, khái niệm ?othuê nhà? không bao giờ xuất hiện trong suy nghĩ của người nằm trong ?oBiên chế?. Họ làm việc ở đâu, được cấp nhà ở đó (thường là ?oKhu gia đình? nằm sát cơ quan). Những cái ?okhu? nầy đã giúp những người làm việc thực hiện cả ?oviệc nước? lẫn ?oviệc nhà? cùng một lúc, và góp phần không nhỏ trong việc làm cho bộ mặt chốn công đường thêm bầy hầy nhếch nhác, cũng như tạo ?otiền đề? cho những vụ kiện tụng đất đai sau nầy. Ở nhà ?ochùa? nầy, họ được ?okhuyến mãi? nhiều dịch vụ ?ochùa? khác: điện chùa, nuớc chùa? đặc biệt là không cần phải sửa nhà, nếu nhà dột, hư? chỉ cần làm đơn, vài ngày (hoặc vài tháng) sau sẽ có người tới sửa mà không phải trả xu nào. Một tờ báo (hình như TTC) kể câu chuyện thời Bao cấp: ?Một cụ già đến cơ quan chứng giấy tờ. Nhìn trong phòng không thấy ai, cụ vừa bước lại bàn buya rô thì nghe quát ?oThằng kia, xéo ngay!? Cụ giật bắn người, tưởng cô nhân viên mắng mình. Nhưng không phải, đó là một chú nhóc đang nghịch trong phòng!
    Vật chất là vậy, còn tinh thần thì sao? Những người sống trong vòng tay âu yếm của Bà mẹ Bao cấp cũng hơn những người khác nhiều. Trong khi tôi ?onghiên cứu? những phát minh tuyệt vời của Faraday, Ampe? dưới ánh sáng le lói của ngọn đèn dầu tù mù, thì họ - những công dân nhóm 1 ?" đang đánh cờ dưới ánh sáng đèn nêông rực rỡ, hay đang say sưa kể chuyện chống Mỹ bên dàn Akai đang phát bài ?oĐảng đã cho ta 1 mùa xuân?. Một số rất đông ngồi quanh chiếc tivi tập thể xem những bộ phim vang bóng 1 thời như ?oTrên từng cây số?,?Hồ sơ thần chết?? Tôi rất mê những bộ phim nầy (không biết bây giờ ở đâu bán). Tôi cũng thường lân la đến coi ké, họ cũng chẳng đuổi mà có khi còn kéo ghế cho ngồi nữa (thời đó, con người ta sống hòa đồng lắm chứ không như bây giờ!). Lúc đó, tôi thấy chế độ bao cấp đáng yêu biết chừng nào! Những người sống trong Bao cấp không suy nghĩ những điều vặt vãnh, tầm thường như ăn, mặc, ở?Họ tiếp xúc với thế giới văn minh của đèn nêông, của vô tuyến truyền hình? Họ là số 1! Là mục tiêu phấn đấu của tôi: vào Biên chế!
    TÔI ĐẾN VỚI BAO CẤP
    Năm 81, tôi đi Bộ đội (tôi thích dùng từ Bộ đội hơn là Nghĩa vụ Quân sự (NVQS), vì nghe nó chất phác, bình dị giống như bài thơ ?oNàng có 3 người anh, đi Bộ đội lâu rồi??, còn từ ?oNVQS? nghe có vẻ ?omệnh lệnh? quá, mất đi phong cách ?otình nguyện? hết trơn!). Tôi may mắn hơn nhiều người thời đó, có người bỏ xác, có người ?otàn phế võ công? ở chiến trường K. Còn tôi được ở lại Long Bình. Tôi đã thực sự được sống trong chế độ Bao cấp. Trừ 3 tháng huấn luyện vất vả ra, cón lại thì sướng như vua (tôi nghĩ vậy): khỏi lo chuyện ăn ngủ, nhà cửa gì ráo. Nơi nào cũng có điện sáng trưng, mỗi trung đội có 1 cái tivi, tha hồ xem bóng đá (Espana 82). Ngoài ra, tôi còn được lãnh (không phải mua) đường, sữa, xà bộng, thuốc lá, kem đánh răng? cả giày dép và quần áo (tất nhiên là quân phục) và cả khăn mặt, quần đùi? Chỉ thương cho mẹ tôi, có lẽ bà tưởng tôi thiếu thốn lắm nên mỗi lần đi thăm, bà hay mua bánh mì, kẹo và thịt chà bông cho tôi. Giờ đây, ngồi viết những dòng nầy mà tôi muốn khóc. Mẹ tôi đâu biết rằng trong khi ở quê nhà bữa đói bữa no thì ở đây, cơm ăn không hết đổ cho cá ăn. Trong khi bà sống dưới ánh đèn dầu leo lét thì ở đây chuyên nấu nước bằng ?otàu ngầm? (dây mayso thả vào chậu nước). Thế nào cũng có người nói: ?oXạo! Bộ đội ăn toàn rau muống đậu hũ mà sướng cái gì!? Vâng, quả là vậy thật, nhưng tôi đang viết về gia đình tôi, chứ không phải toàn miền Nam. Năm 81, nạn đói chỉ bị đẩy lùi chứ chưa hết, nhà tôi vẫn bữa cháo bữa khoai. Sau nầy, tôi để dành gạo lãnh đi gác và mua thêm gạo của anh em khác bằng tiền lương ít ỏi của mình đem về nhà. Và tất nhiên, tôi nghĩ ?oBao cấp sướng thật!?.
    BAO CẤP THỜI SUY TÀN
    Cuối năm 84, tôi xuất ngũ. Công việc đầu tiên của tôi là xin vào một công ty quốc doanh để tiếp tục bám vào bầu sữa của bà mẹ Bao cấp (em tôi cũng xin được). Những năm đầu vui thật. Chúng tôi làm tà tà, lãnh lương tượng trưng. Suốt ngày chỉ mắt trước mắt sau chờ hàng phân phối. Mỗi khi nghe ?oHàng về rồi!? là ù té chạy lên văn phòng chờ. Tất nhiên khoản nhà cửa tôi cũng chẳng phải lo, những anh độc thân cũng được cấp nhà, 2 anh 1 căn, điện nước đầy đủ. Vui nhất là khi xuân về Tết đến, nhà tôi ăn tết khá là ?ohoành tráng? vì có đến 2 tiêu chuẩn: cả chục ký thịt heo, rượu trà bánh mứt thì ê hề (tất nhiên so với bây giờ thì chả là cái đinh gì) Mẹ tôi vui lắm, bà rủ mấy đứa cháu tới phụ gói bánh tét (tiêu chuẩn có cả nếp và đậu xanh) rồi cho mỗi đứa vài đòn coi như là ?oLộc Trời?. Vâng, ?oThiên đường XHCN có lẽ là đây thật!
    Tuy nhiên, không lâu sau, cái bầu sữa Bao cấp dần dần teo lại. Gạo vẫn còn, nhưng những thứ khác dần dần ít đi rồi lặng lẽ biến mất. Điện vẫn xài chùa nhưng bị cúp nhiều hơn. Công nhân mới không được cấp nhà phải ở ké 1 phòng 4,5 tên. Sau cơn bão ?oGiá ?" Lương ?" Tiền? của ?oNghị Quyết 8?, chúng tôi nghe câu ?oXóa bỏ Quan liêu Bao cấp?, lúc đầu nho nhỏ, sau lớn dần và cuối cùng thành mệnh lệnh. Có cái gì đó không rõ ràng ở đây. Người ta tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề:?Chống Quan liêu Bao cấp?. Các báo đài nêu ra những tệ nạn của thói Quan liêu, nhũng nhiễu và cuối cùng kết luận: ?oChống, xóa?. Kết quả ra sao thì ai cũng biết: Tệ Quan liêu không biết có xây xát gì không, chứ còn Bao cấp thì chính thức bị xóa sổ vài năm sau đó. Công nhân chúng tôi được tăng lương gấp 3,4 lần, còn vật giá thì tăng từng giờ chứ không phải từng ngày. Với số tiền đó, buổi sáng mua được 1 cây thuốc Đà Lạt, trưa mua được 5 gói, chiều còn 2 và mai chỉ còn 1! Không còn Bao cấp, chúng tôi buộc phải mua chứ biết làm sao! Hình như ai đó đã ?ovô tình? dùng chiêu ?ogiương đông kích tây?. Họ gom Quan liêu với Bao cấp chung một rọ. Họ diễn giải say sưa về những tiêu cực của cơ chế ?oxin, cho? rồi ?oPhựt? một cái, đầu ?" Bà - Mẹ - Bao - cấp ?" rơi xuống đất, gã Quan liêu vẫn tỉnh bơ tới bây giờ và nội công ngày càng thâm hậu!
    MỘT PHÚT MẶC NIỆM
    Xét cho cùng, chế độ Bao cấp cũng chẳng hay ho gì. Nó sản sinh ra một xã hội ù lỳ, ỷ lại, lười phấn đấu. Chủ nghĩa ?ocào bằng?, ?oLàm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu? đã gom người có năng lực và kẻ dốt nát chung một giỏ, người siêng năng được đãi ngộ thua kẻ lười biếng, cơ hội. Nó kéo lùi sự tiến bộ của xã hội. Và sự cáo chung của nó cũng là quy luật tất yếu. Tuy nhiên, bên cạnh những tiêu cực, nó cũng có mặt tốt mang tính nhân bản nhất. Nó giúp những nông dân dốt nát, những chiến sỹ không biết gì ngoài cây súng, những cán bộ không đọc nổi tên mình không cảm thấy tự ti mặc cảm khi đứng bên càc nhà trí thức, nhà khoa học. Nó giúp những người ham học có điều kiện mở mang kiến thức (thời đó, đi học miễn phí, lại được cấp gạo). Rất nhiều nhân tài xuất hiện trong thời kỳ nầy mà chắc chắn họ sẽ dốt nếu được sinh ra trong hoàn cảnh hiện nay. Nó không tạo nên khoảng cách Giàu - Nghèo kinh khủng như bây giờ. Ai cũng 19kg gạo, 1kg đường và 2 hộp sữa. Nó không xúi người ta đình công, biểu tình vì ai cũng như ai, Giám đốc lẫn Công nhân. Đáng trách nhất là sự chia tay của nó mang đầy nước mắt. Thay vì gắn cho nó một huân chương hạng nhất kèm theo quyết định về hưu và một điếu văn ai oán, người ta công kích, nhục mạ nó bằng những lời lẽ sâu cay nhất. Người ta gán cho nó những tội trạng nặng nề mà quên đi chính bầu sữa đó đã nuôi nấng họ trong những ngày chân ướt chân ráo ?oTiến về Sài Gòn?. Đau khổ nhất là những người sinh sau đẻ muộn, cố lên chuyến đò chiều Bao cấp nửa đường hêt xăng, chủ tàu trốn mất!
    ĐÊM DÀI LẮM MỘNG
    Đôi khi, đi ngang qua một khu công nghiệp hoành tráng với những nhà máy khổng lồ, tôi tự hỏi: Nều bây giờ đột ngột quay lại Thời Bao Cấp thì sao nhỉ? Có lẽ các nhà máy sẽ bệ rạc hơn, lương Công nhân sẽ chỉ còn một phần tư hiện nay. Các nhà trọ và quán cơm sẽ biến mất vì không còn ai ăn hay ở nữa, cơn bão giá 2007 sẽ chẳng xi nhê gì với ai. Chẳng ai quan tâm giá dầu lên hay đô la xuống. Và khi Xuân về Tết đến, những anh chị công nhân miền Trung, miền Bắc sẽ được sum họp gia đình bên những bánh mứt rượu trà được cấp theo tiêu chuẩn (ngày xưa, công nhân viên về phép được thanh toán tiền tàu xe). Bây giờ, nhiều anh chị ăn tết xa quê vì tiền thưởng quá bèo, không đủ đi tàu xe hay mua quà tết cho Gia đình. Ngày xưa, gần tết người ta xúm xít chia quà tết, mổ heo chia thịt. Bây giờ, gần tết người ta xúm lại đình công, biểu tình đòi tăng tiền thưởng cho kịp tốc độ trượt giá phi mã. Và trên hết các nỗi đau, người Công nhân cảm nhận rằng khoảng cách Giàu - Nghèo giờ đã trở thành vực thẳm!
    Nguồn: Lảm nhảm''s blog
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Không thể thu phí quyền lưu hành xe

    TT - Người ta có thể thu phí cầu đường, phí bãi đỗ xe, phí đăng ký xe..., nhưng người ta không thể thu phí lưu hành xe. Đơn giản vì lưu hành xe là một quyền của người dân.
    Việc thu phí cầu đường, phí bãi đỗ xe là hợp lý vì Nhà nước (hoặc nhà đầu tư) đã bỏ tiền ra xây dựng cầu đường, bãi đỗ xe. Việc thu phí đăng ký xe là hợp lý vì Nhà nước đã bỏ tiền ra làm dịch vụ xác thực, và Nhà nước còn phải chịu trách nhiệm bảo hộ quyền tài sản cho các chủ xe.
    Nhưng việc thu phí lưu hành xe sẽ chẳng có cơ sở lý lẽ nào như vậy cả. Người dân đương nhiên có quyền lưu hành bất cứ loại phương tiện nào mà pháp luật không cấm như đi xe đạp, xe máy, ôtô... Bạn đương nhiên có quyền lưu hành bất cứ loại phương tiện nào mà các điều kiện pháp luật quy định bạn đáp ứng được, ví dụ như đủ 18 tuổi và có bằng lái ôtô bốn chỗ ngồi. Như vậy, khi lưu hành xe, bạn không hưởng một dịch vụ mà bạn đang thực thi một quyền của mình.
    Nếu lưu hành xe là một quyền thì chỉ có pháp luật mới có thể hạn chế được quyền này. Và cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hạn chế một quyền cơ bản như vậy của công dân phải là Quốc hội. Tuy nhiên, nếu Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân thì việc hạn chế này về bản chất phải được sự đồng tình của nhân dân.
    Tăng cường thu phí sẽ giảm được nạn kẹt xe chỉ là một giả thuyết. Chứng minh cho sự đúng đắn của giả thuyết này thật sự là một bài toán khó.
    Trước hết, kẹt xe xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Tình trạng lưu hành quá nhiều phương tiện cá nhân chỉ là một trong những nguyên nhân như vậy và có lẽ không phải là nguyên nhân cơ bản nhất. Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là việc quy hoạch bất hợp lý. Làm sao giảm được lưu lượng xe cộ khi người dân cứ phải liên tục vào trung tâm để làm việc, để mua sắm và để tiếp cận các loại dịch vụ? Nguyên nhân thứ hai phải nói đến là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông lạc hậu. Với hệ thống đường sá chật hẹp như hiện nay lại còn bị đào bới, rào chắn quanh năm suốt tháng thì không chỉ xe máy, ôtô mà xe buýt vẫn gây ách tắc giao thông.
    Ngoài ra, người ta ai cũng phải đi lại. Nếu sử dụng phương tiện cá nhân là cách đi lại tiện lợi hơn thì người dân vẫn tiếp tục chọn cách này. Như vậy, phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại và tiện lợi là cách hợp lý hơn và nhân bản hơn để cắt giảm bớt lượng phương tiện cá nhân lưu thông trên đường. Việc đánh vào túi tiền của người dân chỉ mang lại tác dụng rất vừa phải, nhưng lại có thể gây ra những méo mó khôn lường. Ví dụ, việc thu tiền lưu hành xe máy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của những người dân nghèo. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới những cố gắng của Chính phủ trong việc bảo đảm an sinh xã hội trong tình hình lạm phát tăng cao hiện nay.
    TS NGUYỄN SĨ DŨNG

Chia sẻ trang này