1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề du lịch

    Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam thì có đến >70% những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa. Tôi gọi đó là hiện tượng ?omột đi không trở lại?. Một câu hỏi vẫn ám ảnh tôi là tại sao có hiện tượng này, trong khi đất nước này có nhiều cảnh đẹp và con người nói chung là hiếu khách và cũng dễ mến.
    Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đi du lịch ở trong nước, vì đơn giản là mỗi lần về Việt Nam là một chuyến về quê thăm nhà và bà con. Nhưng có cơ hội đi đây đi đó, tôi cũng quan sát được đôi điều thú vị, ít ra là có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có hiện tượng ?omột đi không trở lại?.
    Vấn đề sản phẩm du lịch
    Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhưng chúng ta chưa biết tận dụng thế mạnh này. Chúng ta còn nhiều bãi biển có thể nói là đẹp chẳng thua bãi biển nào trên thế giới. Chẳng hạn như bãi biển Nha Trang, chỉ có thể mô tả là quá đẹp và lại rất dài (khoảng 9 km). Phú Quốc cũng có một số bãi biển đẹp hoang sơ đến mê hồn. Hôm tôi ghé khu Mũi Dương (Phú Quốc), với những hàng dương thẳng tắp và cát trắng đó là một nơi hết sức lí tưởng để nghỉ mát và tắm biển. So với các nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng đi qua, những bãi biển của ta có thể nói là đẹp hơn nhiều. Chẳng hạn như bãi biển Gold Coast nổi tiếng của Úc chẳng là cái thá gì của bãi biển Nha Trang! Thế những Gold Coast được quảng cáo rất hay, và được gìn giữ rất cẩn thận nên không có ô nhiễm như các bãi biển ở nước ta.
    Điều đáng buồn nhất là hầu hết những thắng cảnh nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, và đây có thể là một ?odownfall? của Việt Nam. Ở Nha Trang, đi trên cáp treo nhìn xuống biển mà thấy đau nhói vì rác rưởi mênh mông. Ở Phú Quốc ở những bãi biển đẹp tuyệt vời mà nhìn thì mắt bị đau vì những bãi rác khổng lồ.
    Có những nơi mang tiếng là khu di tích lịch sử cấp nhà nước mà việc bảo tồn thì chẳng ra gì. Tháp Bánh Ít (xây từ thời cuối thế kỉ 11 ở Qui Nhơn), được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 12/1982 mà rác vỏ cam quít ngập đầy trong tháp! Nhìn vào cách trùng tu tháp này tôi chỉ biết lắc đầu dơ tay lên trời cho sự dốt nát của người làm công việc trùng tu. Thuở đời nay, bên cạnh những viên gạch có độ tuổi hàng ngàn năm được hun đúc và xây rất nghệ thuật, người ta trát vào đó những viên gạch dỏm và? xi măng. Trông nó thô kệch làm sao. Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại có cách làm vô văn hóa như thế, và tại sao mấy ông quan văn hóa lại để tình trạng này xảy ra.
    Đó là chưa kể đến đội quân chèo kéo du khách lúc nào cũng bu quanh họ làm họ hết hồn hết vía. Thật ra, chẳng đâu xa, ngay phía ngoài những khách sạn 5 sao sang trọng, mỗi khi khách bước ra là bị đội quân này vây đến nỗi có khách dơ tay lắc đầu than trời. Những người buôn gánh bán bưng này không còn thi vị như trước nữa, mà họ đã trở thành một lực lượng hung hãn có thể bóp méo hình ảnh một nước Việt Nam thân thiện. Thật ra, phần lớn lực lượng chèo kéo này là người từ ?omiền ngoài? (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, v.v?) vào, chứ không hẳn là người miền Nam. Nhìn thấy những cảnh này, tôi - một người Việt - thấy rất xấu hổ cho cái văn hóa đặc thù đó. Tôi sẽ không trách các du khách đó nếu họ nói ?oTôi sẽ không bao giờ quay lại xứ sở này?.
    Dịch vụ nghèo nàn và kém
    Dịch vụ du lịch ở Việt Nam nếu đem so với Thái Lan thì còn kém quá xa. Ngoại trừ một số công ti du lịch lớn, đại đa số các công ti du lịch trung và nhỏ thì chưa có những hướng dẫn viên chuyên nghiệp, am hiểu lịch sử và tình hình đại phương để thuyết phục khách du lịch. Ở những nơi có nhiều thắng cảnh như Phú Quốc, còn thiếu rất nhiều nhân viên du lịch có khả năng hướng dẫn du khách. Nhiều khi tôi hỏi những em làm hướng dẫn ở địa phương, các em ấy chỉ nói ?okhông biết? và kèm theo một? nụ cười!
    Hôm ở Qui Nhơn, tôi ghé thăm khu bảo tàng Quang Trung và nghe một cô hướng dẫn thuyết trình về những trận đánh gắn liền với tên tuổi của vua Quang Trung mà không biết nên cười hay khóc. Tôi nghĩ em nhầm lẫn giữa tuyên truyền và hướng dẫn du khách, nên những lời nói và cách nói của em biến em thành một cái loa tuyên truyền rất? khôi hài.
    Một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam là vệ sinh. Ghé qua bất cứ khu du lịch nào, dù là những khu nổi tiếng ?odanh lam thắng cảnh?, cái nỗi kinh hoàng nhất với du khách là nhà vệ sinh. Hình sau đây cho thấy giữa một khu bảo tàng Quang Trung được xây khá hoành tráng mà nhà vệ sinh thì kinh khủng và tôi dám chắc rằng chẳng có du khách nào dám vào đó. Thật ra, chẳng cần đi đâu xa, du khách chỉ cần ghé qua cái toilet của nhà ga sân bay Phú Bài (Huế) hay sân bay Cam Ranh (Nha Trang), thậm chí nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất thì sẽ thấy ngay người Việt Nam nói chung không quan tâm đến vệ sinh cá nhân. Ở những nơi (hãy tạm cho) là ?ovăn minh? này, tôi thấy những cái toilet cũ kĩ, dơ bẩn, nhếch nhúa, và có khi được thiết kế một cách rất? ngu xuẩn. Ngu xuẩn như thế nào? Chẳng hạn như ở nhà ga sân bay Phú Bài, người ta thiết kế cái toilet đi tiểu chắc là cho những người đàn ông cao 2 m trở lên, hay như cái cầu toilet mà nếu đóng cửa thì người ngoài vẫn có thể nhìn vào thấy mồn một! Hay như ở nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất, nơi tập trung nhiều chuyến bay hàng ngày, mà chỉ có một toilet, đến nỗi khi mỗi chuyến bay là có một hàng người dài chờ đi toilet! Thật khó mà tưởng tượng nổi tại sao một đất nước đang đổi mới lại có những người thiết kế những thứ toilet quái đản như thế hay những cái đầu quản lí với một cái toilet!
    Nói đến vệ sinh cá nhân làm tôi nhớ đến chuyện? giấy. Những ngày lưu lại thành phố Qui Nhơn tôi ở trong khách sạn Hải Âu. Theo quảng cáo và chứng nhận của Tổng cục Du lịch thì khách sạn này có hạng 4 sao, tức là thuộc vào hạng khách sạn cao cấp. Khách sạn được xây gần bờ biển, và người thiết kế khách sạn phải nói là giỏi, vì ở bất cứ phòng nào, khách vẫn có thể nhìn ra biển, đều có thể mụch kích cảnh núi rừng hùng vĩ, và đều có thể nhìn xuống thấy toàn bộ cảnh quan của thành phố. Phòng ốc cũng sạch sẽ, hiện đại, được trang bị hệ thống internet và wifi tuyệt vời, chắc chắn là hơn những khách sạn 5 sao mà tôi từng ở Hà Nội và Sài Gòn, hay các thành phố lớn như Montréal, Los Angeles, San Francisco, New York, Florence, v.v...
    Nhưng nếu có một khách sạn nào mà du khách không muốn quay lại ở thì Hải Âu là một khách sạn như thế. Phòng ốc tuy rất tuyệt vời, nhưng phần lớn đều? hôi thối. Nói chính xác hơn là hôi thối mùi thuốc lá. Có lẽ vì khách sạn cho phép khách hút thuốc lá trong phòng, nên vào phòng nào cũng hôi mùi thuốc lá không chịu được. Chỉ trong vòng vài phút mà tôi phải thay đổi đến 4 phòng để có một phòng có thể tạm sống được. Tôi góp ý cho mấy người làm quản lí, nhưng nhìn qua thái độ của họ tôi không hi vọng gì họ sẽ thay đổi.
    Điều đáng nói nữa là khách sạn 4 sao nhưng trong phòng không có đến một cái cơ bản nhất của khách: đó là giấy serviette. Tôi hỏi thì người ta trả lời là khách sạn không có chính sách cung cấp hộp giấy trong phòng; muốn thì phải mua. Trời! mới nghe qua tôi tưởng mình nghe lầm. Khách sạn 4 sao gì mà không có giấy ??? Họ cho biết nếu cung cấp hộp giấy trong phòng thì khách sẽ ăn cắp hết. À, thì ra họ sợ khách ăn cắp giấy, nên làm khổ du khách. Đây có lẽ là một lối suy nghĩ nhỏ mọn, chỉ vì tiết kiệm vài ba ngàn đồng mà họ bỏ qua cái lớn hơn: đó là thu hút khách.
    Thực khách ở những nhà hàng Việt Nam đều quen với tình trạng không có giấy serviette. Buồn cười nhất và có lẽ tục tĩu nhất là trong các nhà hàng hạng trung, người ta sử dụng giấy đi cầu để ? lau miệng và lau tay. Còn những nhà hàng hạng ?obình dân?, người ta cắt những mảnh giấy báo thành những mảnh vuông nhỏ khoảng 3 x 3 cm để làm giấy. Có nơi thì cung cấp những cái khăn lạnh (và dĩ nhiên là tính tiền), nhưng những ai có kinh nghiệm thì không dám sử dụng mấy cái khăn này vì chúng hàm chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh trong đó. Theo báo chí phản ảnh thì mấy khăn lạnh này được ?otái sinh? bằng một công nghệ kinh khủng: sau khi dùng xong, người ta tẩy và thấm nước qua loa rồi xịt vào đó những loại dầu thơm rẻ tiền của Trung Quốc, và vô bao rồi đem đi giao cho các nhà hàng. Do đó, tôi không ngạc nhiên chút nào khi mở ra thì thấy khăn vẫn còn những vết dơ bẩn hiển hiện trong khăn! Thật là kinh khủng! Người ta chỉ vì lợi nhuận mà làm bất cứ chuyện gì, kể cả chuyện lây bệnh.
    Cái gì cũng giả
    Nạn làm giả ở Việt Nam đã và đang làm cho hình ảnh nước ta đã méo mó càng xấu xí hơn. Có thể nói ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng có đồ giả, đồ dỏm. Quần áo, đồng hồ, máy móc, vật dụng gia đình, rượu bia, thức ăn, v.v? đều có thể giả, và du khách có khi phải trả cái giá đắt cho sự giả tạo này. Chẳng riêng gì du khách, ngay cả người dân trong nước cũng thiếu tin tưởng vào hàng hóa ?oMade in Vietnam?. Nạn làm đồ giả ở nước ta đang trở thành một quốc nạn.
    Kinh nghiệm cá nhân của tôi có lẽ là một bài học. Trên đường từ Kiên Giang về TPHCM, tôi và anh bạn ghé vào một quán ăn vừa giải lao vừa nhâm nhi, tôi kêu hai chai bia ?oKen?, thì thằng em dơ tay ngăn lại ngay. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì nó giải thích: coi chừng bia giả. Trời, bia mà giả à? Nó giải thích rằng trong thời gian gần đây bia Heineken do bán quá chạy nên bị giả nhiều, nhất là bia chai vì chai dễ giả hơn là bia lon. Hễ bất cứ cái gì có vẻ nổi tiếng trên thị trường thì có đồ giả hay đồ nhái ngay.
    Hôm ở Qui Nhơn, hai lần đi mua bin để vào máy chụp hình là hai lần bị bin giả. Bin cũng được đóng hộp và bao bì rất ?oxịn?, nhưng chụp chưa đầy 5 tấm hình thì ? hết bin. Tôi đã phải trả 30.000 đồng cho 8 cục bin như thế. Tiền thì tốn chẳng bao nhiêu, nhưng giận nhất là đứng trước một cảnh đẹp, ưng ý mình, mà đành bó tay vì máy nói ?oBattery Empty? (hết bin) để ghi lại. Có khi tôi muốn thốt lên lời chửi thề cho hả dạ, nhưng nghĩ lại thì biết chửi ai đây? Chửi cái văn hóa dỏm, cái văn hóa lường gạt của dân mình ư? Đành phải ngậm miệng và bấm bụng chịu đau thôi.
    Giá cả quá đắt
    Tôi đã nói qua những dịch vụ kém cỏi của du lịch Việt Nam, nhưng có cái làm chùng bước du khách nhất là giá cả quá đắt đỏ. Khách sạn Việt Nam bây giờ, dù là khách sạn không sao, giá vẫn 40-50 USD/phòng. Khách sạn 3 sao trở lên thì giá tuy còn quá rẻ so với các khách sạn cùng hạng ở Tây phương, nhưng lại khá đắt so với các khách sạn trong vùng Đông Nam Á. Với những dịch vụ nghèo nàn như ở nước ta thì tôi nghĩ sẽ không khó cho du khách khi họ chọn đi Thái Lan và Mã Lai vì ở những nơi này giá cả còn rẻ (hơn Việt Nam) mà dịch vụ thì lại tốt hơn gấp mấy lần.
    Có một hiện tượng ở những tỉnh lẻ là người ta hay ?ochém? du khách và Việt kiều. Một hôm, tôi và một người bà con vào quán Bảy Mẫu trên đường Xuân Diệu, TP Qui Nhơn. Quán ăn thuộc loại bình dân, chứ chẳng phải sang trọng gì, nhưng vì nằm gần biển nên tôi muốn ngồi đó mà ngắm biển cho vui mắt. Tôi gọi 1 con cá lớn bằng gang tay, nửa con gà luột, và 4 lon bia ?oKen?. Đến khi gọi tính tiền, tôi thấy con số tròn trĩnh 300.000 đồng. Nhìn qua thì tôi biết mình bị ?ochém?, nhưng tôi làm bộ hỏi: con số 300 ngàn tròn quá hả em? Người tính tiền là một em bé trai khoảng 19 tuổi gì đó cười mà không nói gì trước câu bình phẩm của tôi. Nhưng tôi vẫn vui vẻ trả, cho dù người bà con muốn cãi cọ và ?okiếm chuyện? vì anh ấy là dân địa phương và thấy giá bất hợp lí.
    Tưởng bị chém ở quán là xong, ai dè lên xe taxi lại bị chém tiếp. Từ quán Bảy Mẫu đến Khách sạn Hải Âu chỉ khoảng 2 hay cao lắm là 3 cây số, và vì đêm đó (28/12, khoảng 10pm) Việt Nam thắng Thái Lan nên để an toàn kêu taxi đi về khách sạn. Chiếc taxi của hãng Mai Linh (rất tiếc là tôi quên số) đi đến đường Nguyễn Tất Thành thì không đi thêm được nữa vì quá đông người và xe gắn máy. Tôi đành bảo anh tài xế cho tôi xuống xe cuốc bộ khoảng 500 thước gì đó. Nhìn đồng hồ tôi thấy 30 ngàn đồng! Tôi biết mình bị chém, vì quãng đường đó chỉ tốn 15 ngàn là cùng. Thôi thì đêm nay vui nên mình có thể cho anh ta thêm chục ngàn cũng chẳng sao. Nghĩ thế tôi vui vẻ trả tiền. Nhưng vì ban đêm, và tôi tin anh ta, nên cầm tiền thối tôi không để ý là anh ta lấy bao nhiêu. Đến khi về khách sạn thì thấy anh ta lấy đến 50 ngàn đồng! Thế là bị chém đến 3 lần. Cũng là một chuyến đi đáng nhớ đời.
    Có khi họ ?ochém? trước mặt mình chứ chẳng lén lút gì. Chẳng hạn như hôm đi thăm khu du lịch sinh thái Hàm Hô (Bình Định). Ông anh tôi (người địa phương) vào mua vé, mỗi vé giá 12 ngàn đồng. Nhưng đến khi cầm vé thì thấy trên giấy ghi là 10 ngàn đồng, anh tôi bèn hỏi tại sao thêm 2 ngàn đồng. Người bán vé thản nhiên nói vì phải thêm phần bảo hiểm! Hỏi bảo hiểm gì thì anh chàng bán vé không trả lời được và bắt đầu nói ngọng. Tôi nói với ông anh ?oThôi, cãi cọ làm gì với 2 ngàn đồng, mình bỏ qua cho chuyến đi được vui?. Ông anh tôi còn ấm ức nói: làm ăn kiểu này thì mai mốt ai dám vô đây? Đúng, tôi cũng nghĩ như anh, với cách làm tiền trắng trợn như thế thì du khách có thể mỉm cười cho ăn, nhưng họ sẽ không quay lại một lần nữa.
    Cuối năm 2008 ngành du lịch đang than vản vì du khách đến Việt Nam giảm so với năm ngoái. Thật vậy, nhiều khách sạn tôi ở qua đều than trời về tình trạng phòng trống, không có người thuê. Cũng may mà có khách Việt kiều về thăm quê, chứ nếu nguồn khách này giảm nữa thì quả là một thất bại. Nói gì thì nói, tình trạng ?omột đi không trở lại? là một xu hướng hết sức đáng ngại. Các giới chức đang bàn kế hoạch để thu hút du khách trở lại Việt Nam. Theo tôi có lẽ hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Tôi nghĩ du khách có thể quay lại Việt Nam nếu ngành du lịch chấn chỉnh lại dịch vụ, xóa bỏ nạn chèo kéo du khách, điều chỉnh giá cả hợp lí, và một điều không thể thiếu được: vệ sinh.
    Nguyễn Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Úc)
  2. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    [green]1 lít nước mắt
    Đây là 1 bộ phim của Nhật, tựa là 1 Rittoru no Namida, có nghĩ là : Một Lít Nước Mắt. Bộ phim đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người xem trên thế giới
    [​IMG]
    Hiếm có bộ phim nào khiến tôi có thể khóc nhiều đến thế.
    Khóc không phải vì những chi tiết sến đặc thường gặp trong các bộ phim của Hàn trên truyền hình... mà khóc vì nghị lực sống của một người con gái đã mang trong mình căn bệnh kô thể chữa khỏi... (ko phải HIV nhá )
    Bạn có bao giờ cảm thấy, chỉ cần được bước đi, đã là cả 1 giấc mơ?
    Bạn có bao giờ cảm thấy, chỉ cần được đi xem phim với bạn bè, được đi shopping cuối tuần, được quây quần quanh bàn ăn của gia đình, được cầm bút viết?. đã là hạnh phúc lắm không?
    Aya là 1 cô nữ sinh 15 tuổi, cô bị 1 chứng bệnh gọi là Spinocerebellar Degeneration, tạm dịch là thoái hóa chức năng thần kinh não. Lúc đầu bạn sẽ không cảm nhận được nó đâu. Nhưng rồi, đôi lúc bạn sẽ mất thăng bằng, rồi thì thường xuyên bị ngã mà chả hiểu vì sao. Dần dần tay chân bạn không còn cảm giác nữa. Rồi bạn sẽ không thể điều khiển nổi tay chân của mình, không thể tự ngồi , tự đứng, thậm chí bạn sẽ không thể tự điều khiển việc nói chuyện của mình..... không thể nói được một lời dù bạn có cố gắng đến đâu đi chăng nữa. Bạn chỉ có thể nằm im, nhìn và nghe cuộc sống xung quanh mình trôi đi......trôi mãi??..cho đến thời điểm cuối của cuộc đời.
    [​IMG]
    Xuyên suốt 11 tập phim, chứng kiến cảnh Aya mất dần từng khả năng, từng việc tưởng chừng như rất nhỏ nhặt, nhưng đối với cô, đó lại là cả 1 khó khăn.
    Đó là khi cô nghẹn ngào hỏi bác sĩ của mình ?o ?.. Bác sĩ ! em ?? em ?.hỏi bác sĩ 1 câu được ko? ? ?o - ?o tại sao căn bệnh này?.. lại... chọn em????
    Đó là khi cô sợ hãi, sợ rằng khi mình nhắm mắt nằm xuống ngủ, sẽ không thể nào mở mắt ra được nữa.
    Đó là khi cô đứng trước lớp, chào tạm biệt lớp, trong làn nước mắt, cô đã nói 1 câu mà khiến tôi không thể nào quên được : ?o để có thể đứng ở đây nói với các bạn những điều này, tôi đã khóc ít nhất 1 lít nước măt ?.?
    Đó là khi cô run run cầm điện thoại để gọi về nhà, nhưng ngón tay cô lại không thể bấm được đúng số : ?o? con muốn nghe thấy giọng nói của mẹ ?o
    Đó là khi cô nằm vô vọng, nhỏ nhẹ và đau khổ hỏi cha mẹ mình : ?o con ?.. có thể ? cưới ko????
    " One day when it comes , I want to sleep amongst alot of flowers" (1 ngày nào đó khi điều nó đến , con muốn được ngủ yên giữa muôn ngàn hoa" ...Nghe xong câu nói này tôi thật sự muốn khóc òa lên , thật sự rất đau lòng ....Quả thật, 2 tập 10 và 11 (tập cuối) là những tập khiến người coi cảm thấy cảm động và buồn nhất , nếu bạn là 1 người đa cảm, e rằng 2 tập này sẽ khiến bạn khóc suốt thời gian coi phim ....
    Hạnh phúc đơn giản là khi giúp đỡ được những người xung quanh?
    [​IMG]
    Cuốn nhật kí ?o 1 litre no namida? đã được liệt vào hàng sách best-seller của Nhật Bản. Dù đã được xuất bản hơn chục năm nay nhưng đến bây giờ vẫn còn ăn khách. Phim là dựa trên chuyện có thật của một cô gái tên là Kito Aya. Dù bị căn bệnh hành hạ từ năm 15 tuổi nhưng cô vẫn cố gắng sống cho đến năm 25 tuổi.
    Trong suốt quãng thời gian cô sống, cô đã xem việc viết nhật kí là nguồn sống của mình. Quyến nhật kí của cô, dù đã trải qua gần 30 năm, vẫn còn là nguồn động lực lớn lao cho những người bị bệnh tật dày vò.
    Chỉ cần được sống, được bước đi là cả 1 hạnh phúc rồi, bạn có biết điều đó chăng??????
    Only Human - bài hát kết thúc phim, bài hát như trải nổi lòng của Aya, thật buồn, thật sâu lắng??
    [​IMG]
    Được Ionesome sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 05/01/2009
  3. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Có chết cũng phải là người biết chữ
    10:34'' 18/12/2007 (GMT+7)
    Mang trong mình căn bệnh ung thư tủy sống, đang phải giành giật từng hơi thở với cuộc đời, nhưng đều đặn hàng đêm, cô gái Lê Thị Ngân vẫn mò mẫm vượt 7 cây số đến trường THCS Trần Phú (Hàm Nghi, TP Huế) để học chữ, chỉ mong biết chữ để không cảm thấy lạc lõng giữa cuộc đời.
    Ngọn gió đông tràn về mang theo hơi lạnh cóng người khi đêm xuống.
    Lớp học bổ túc văn hóa trống hoác nhưng vẫn sáng đèn, thầy giáo dạy Toán vừa ghi những con số lên bảng vừa nói: ?oChắc trời lạnh nên con bé Ngân không đi học được rồi?.
    Câu nói của thầy chưa dứt, thì từ cửa lớp: ?oThưa thầy em đến muộn, thầy cho em vào lớp!?.
    [​IMG]
    Dù cuộc sống chỉ còn tính từng ngày nhưng Lê Thị Ngân vẫn đến lớp học mỗi đêm
    Dáng Ngân nhỏ nhắn, ngồi co ro vì lạnh. Nhưng ánh mắt luôn chăm chăm nhìn lên theo từng nét chữ của thầy, tay thì cắm cúi ghi chép như sợ ai đó chiếm hết phần. Ngân là thế, đau ốm thì thôi, chứ khỏe là đêm nào cũng có mặt ở lớp.
    Không phải ngẫu nhiên, nhưng không thể chờ đợi, căn bệnh ung thư có thể mang Ngân đi khỏi cuộc đời bất cứ lúc nào. Vì thế, sống được ngày nào, phải tận dụng hết. Biết thêm được chữ nào là quý giá chữ ấy. Niềm khát khao được đi học, không phải mới bây giờ, mà đã nung nấu trong lòng cô gái ấy suốt mười mấy năm tuổi thơ.
    Trò đùa dai của số phận!
    Ngôi nhà của Ngân nằm trong một góc nhỏ của đường Tôn Thất Thiệp, thành phố Huế. Đơn sơ, trống trải, nhưng là nơi mà cô ươm mầm những nét chữ đầu tiên của cuộc đời mình. Sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ đều là nhân viên nhà nước, nhiều người đã nghĩ về chặng đường màu hồng mà Ngân sẽ đi.
    Ngờ đâu, một cơn sóng gió đã cuốn theo cô bé mới chưa đầy 3 tuổi lưu lạc tha phương. Cha mẹ bỏ nhau, gia đình ly tán, không ai chăm lo, cô bé Ngân bị thất lạc ra tận miền sơn cước xã Phúc Trạch (Tuyên Hóa, Quảng Bình) và được một gia đình nông dân nghèo khó ở đây cưu mang.
    Mấy mẫu ruộng khô khốc ở miền rừng núi này cộng với cái gánh nặng của 8 người con đã không cho phép cô gái nuôi nghĩ đến việc đi học. Mỗi chiều leo lèn, lách núi kiếm củi, nhìn bạn bè cùng trang lứa cắp sách đến trường mà Ngân cứ ngẩn ngơ ao ước.
    Hơn mười năm sau, khi ấy Ngân 14 tuổi, may mắn đã giúp cho Ngân đoàn tụ lại với người cha. Cô được đưa vào Huế. Nhưng cha bây giờ đã có vợ khác, dù rất thương con nhưng không dám nhận con và đưa con về sống cùng.
    Vậy là Ngân được cha thuê cho một căn phòng nhỏ và sống một mình. Cha bận nhiều công việc, gia đình, lâu lâu mới ghé thăm. Ngân suốt ngày thu mình trong căn phòng nhỏ, buồn. Ao ước được học chữ lại cháy bỏng hơn bao giờ hết.
    Nhưng lúc này, một chữ bẻ đôi Ngân còn chưa biết, lại nghe người ta nói quá nhiều tuổi rồi không thể đi học lớp 1 cùng mấy em nhỏ. Ngân khóc: ?oChẳng lẽ mình mãi mãi không bao giờ biết chữ ??. Cô bắt đầu tự học. Mua tất cả sách vở của lớp Một, tập đánh vần từng chữ cái, đọc từng con số.
    Việc học từ những thứ sơ đẳng đó dễ đối với những đứa bé lên sáu, nhưng với một cô gái đã qua tuổi trăng tròn như Ngân thì khó vô cùng. Có những ngày không giải được bài toán Ngân tức đến phát khóc. Rồi những ngày khó nhọc đó cũng qua đi.
    Học hết sách lớp Một, Ngân mua tiếp sách lớp 2, lớp 3 để ? tự học và tự hoàn thành luôn chương trình tiểu học, những con số ngày càng rối bời, nhưng niềm vui bù lại khi được biết chữ thì lớn gấp bội. Hai mươi tuổi, Ngân đã có thể? đọc và làm các phép tính đơn giản.
    Sau quãng đời lưu lạc cực khổ, cuối cùng cũng tìm được nửa bên kia cuộc đời mình. Tưởng mọi bất hạnh đã lui lại sau lưng, nhưng tai họa lại giáng xuống đầu cô.
    Tỉnh dậy vào một buổi sáng chỉ cách mười ngày sau lễ cưới, thân thể Ngân tê cứng và không còn cảm giác, chỉ còn đầu là có thể cử động. Rồi bác sĩ thông báo, cô mắc phải căn bệnh nan y - ung thư tủy sống!
    Cầm trên tay tờ phiếu xét nghiệm, đánh vần từng chữ, Ngân suy sụp hoàn toàn. Cuộc đời ngang trái, khi con người trải qua chặng đường gian khó đến lúc được hưởng hạnh phúc thì...
    Ngân khóc ướt gối mỗi đêm về. Giọt nước mắt không chỉ buồn cho số phận, mà còn thương cho chồng?
    Gắng sức đến trường
    Vào Huế để đoàn tụ với cha, nhưng Ngân vẫn không quên những ngày khó nhọc cùng gia đình cha mẹ nuôi ở Quảng Bình. Nhất là 8 đứa em của cha mẹ nuôi, không đứa nào biết chữ.
    Thương em, Ngân quyết không cho chúng thất học. Cha cho đồng nào, Ngân tiết kiệm đồng ấy, cuối tháng gửi ra Quảng Bình cho cha mẹ nuôi nuôi em ăn học. Ngân còn viết thư ra động viên em: ?oMấy em hãy cố gắng ăn học, những anh chị trước nghèo khổ không biết chữ đã đành. Thua thiệt nhiều lắm em ơi!..?.
    Một lần, Ngân mang 300 ngàn đồng dành dụm được ra bưu điện gửi về cho em đóng học phí, những nét chữ nguệch ngoạc mà cô tự học được khiến cô mất bình tĩnh khi nhân viên bưu điện bảo ghi thông tin vào giấy gửi tiền.
    Đọc xong những nét chữ đầy lỗi chính tả của Ngân, cô nhân viên hét toáng lên: ?oTrời ơi, người thì xinh xắn thế kia mà viết chừng ấy chữ cũng không ra hồn, chui dưới đất lên hả??.
    Cả đám đông ngước nhìn. Ngân chạy về mà khóc nức nở. Có ai biết được rằng, những nét chữ đầy lỗi ấy Ngân phải tự mày mò suốt mấy năm mới được? Tủi chừng nào Ngân lại càng quyết tâm học chữ chừng đó. Từ ngày đó, Ngân biết, không biết chữ thua thiệt đến chừng nào.
    Đổ bệnh nặng. Sự sống và cái chết chỉ mong manh như tờ giấy, sự có mặt của Ngân trên mặt đất này có thể chỉ đếm bằng ngày. Nhưng một ngày sống cũng không thể để người khác coi thường.
    Thế là bất chấp mọi lời khuyên răn, Ngân đăng ký đi học bổ túc buổi tối. Mùa mưa hay mùa nắng, lạnh giá hay nắng nóng, người ta đều thấy Ngân có mặt trong lớp cùng bạn bè. Có những hôm đau phải ở nhà, Ngân nhớ trường nhớ lớp đến nao lòng.
    Cứ qua cơn đau một chút, là Ngân lại chuẩn bị cặp sách đi học. Có hôm, mới lên đến cửa lớp thì Ngân ngã gục, bạn bè, thầy cô được một phen hốt hoảng.
    Tưởng đó là buổi học cuối cùng của Ngân. Ai ngờ, tối hôm sau, lại thấy Ngân ngồi ngay ngắn nơi góc lớp. Bạn bè biết, nhiều người nói với Ngân: Đau yếu thế thì còn đi học làm gì, về mà hưởng những ngày còn lại? Ngân gạt phắt: ?oCó chết cũng phải biết chữ đã rồi chết !?.
    Lạ thay, Ngân học rất giỏi, những ngày đầu tiên đến lớp là những ngày học lớp? 6, nhưng từ khi đi học, Ngân bao giờ cũng đạt điểm cao nhất lớp và là học sinh giỏi.
    Mỗi bài văn Ngân viết ra đều mang những suy nghĩ vô cùng lạc quan: ?oDần dần, tôi nhận ra rằng, cuộc đời dù có ngắn ngủi nhưng quan trọng là sống cho có ý nghĩa. Một người cận kề cái chết nhưng biết quên đi cái chết để sống thì sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều?.
    Cô giáo phê ngắn gọn: ?oSống một ngày có ý nghĩa đã có thể gọi là sống một cuộc đời, sống cả đời mà vô nghĩa thì chỉ nên gọi là sống một mảnh đời?.
    Lớp học của Ngân đến tháng 12 này là xong chương trình lớp 8, chỉ còn một năm nữa là Ngân có bằng tốt nghiệp THCS. Chỉ nghĩ đến điều đó nhỏ bé đó thôi cũng đủ làm Ngân cảm thấy sung sướng lắm rồi.
    Theo Nguyễn Quốc Nam - Quách Long (Báo Tiền Phong)
  4. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Khi chính trị trở thành ngày hội của con người

    Ngày 20 tháng 1 là ngày đăng quang của người đàn ông da màu Barack Obama, nhưng nói cho chính xác thì đó là ngày đăng quang của những ước mơ Mỹ. Nó cho thấy Obama là một chính trị gia lỗi lạc bởi ông đã biến chính trị thành ngày hội của con người.
    Trong cái giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông nước Mỹ, hàng triệu người đã tập trung ở Washington trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama. Tất cả những người ở đó ngước lên cao, miệng nở những nụ cười tươi trong giá lạnh. Và đâu đấy có những giọt lệ của niềm xúc động đã lăn trên gương mặt. Những gì diễn ra trong lễ nhậm chức này đã mang đến cho thế giới một thông điệp thật sâu sắc và lớn lao.
    Khung cảnh đó không giống một sự kiện chính trị như chúng ta từng chứng kiến mà giống như một nghi lễ thiêng liêng.
    Thế giới đã nói nhiều về việc người đàn ông da màu Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ. Và bây giờ, thế giới lại được chứng kiến cái ngày vị tổng thống này đăng quang. Trong nhiều ngày trước đó, người dân Mỹ đã đợi chờ giây phút này. Và có hàng triệu người Mỹ đã tìm cách đến Washington để tận mắt chứng kiến một trong những sự kiện chính trị lớn lao nhất của dân tộc họ.
    Họ không phải là những đứa trẻ, không phải là những tín đồ... - họ là những người đàn ông và những người đàn bà, những người đã lao động, đã suy ngẫm và có lúc tuyệt vọng, những người đã đi qua những thăng trầm của cuộc đời này và hiểu rõ giá trị thực sự của một kiếp người.
    Điều gì trong buổi lễ nhậm chức của Obama đã lôi cuốn người dân Mỹ như vậy? Phải có một điều kỳ diệu trong sự kiện chính trị này. Bởi thực tế ở đó không có chương trình biểu diễn của một ban nhạc rock lừng danh nào, không có một màn biểu diễn ảo thuật thế kỷ nào, không có sự xuất hiện của một vị thánh?
    Ở đó chỉ có sự hiện diện của một người đàn ông da màu còn trẻ, người mà sau những suy ngẫm không ảo tưởng đã được nước Mỹ lựa chọn làm người dẫn đường của cả dân tộc trong một thời đại vô cùng khó khăn và quá nhiều thách thức. Và họ đến đó để dự một lễ hội - lễ hội của mơ ước và của đức tin về tương lai của chính họ.
    Trong những bất trắc và những biến động đầy máu và nước mắt ở ngay những năm đầu của thế kỷ 21 trên nhiều quốc gia thì việc lựa chọn người đàn ông trẻ Obama và việc người dân Mỹ cuồn cuộn đổ đến Washington trong ngày lễ nhậm chức của ông với một cảm xúc lớn và một lòng tin mãnh liệt làm cho thế giới phải suy ngẫm về đời sống chính trị của mình.
    Cho dù không muốn thì chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng: trong nhiều thập kỷ qua, và ngay trong những ngày này, chính trị ở nhiều quốc gia đã biến con người ở những quốc gia đó đánh mất lòng tin và niềm cảm hứng mà thay vào đó là sự ngờ vực, trạng thái trầm cảm xã hội và sự vô trách nhiệm với dân tộc mình. Nhưng với nước Mỹ, cho dù chỉ là một ngày thôi thì chính trị ít nhất đã một lần trở thành ngày hội lớn của dân tộc họ.
    Barack Obama đã bước lên đỉnh cao nhất của quyền lực chính trị lại không bằng những yếu tố chính trị mà bằng những yếu tố của đời sống tinh thần và lẽ sống. Đó là khát vọng, là sự chia sẻ, là ý chí, là ước mơ chân thành và sự hoà đồng trong sáng? Obama đã bước đến trước những người dân Mỹ đang đợi ông trong giá lạnh. Ông không đọc một bài diễn văn soạn sẵn đúng văn phạm và đầy rẫy những tính từ an toàn cho cá nhân ông.
    Ông đến đó để nhìn thẳng vào những đôi mắt của nhân dân ông và cất tiếng. Ông có thể nói sai ngữ pháp một đôi chỗ, có thể nói lắp, có thể vụng về trong một câu nào đó. Nhưng không ai để ý hay bắt bẻ điều đó. Bởi nhân dân ông hiểu rằng ông là một hiện thực và ngôn từ ông đang nói từ trái tim ông là một hiện thực. Đó là hiện thực của một con người dám ước mơ và dám hành động vì ước mơ đó. Ở đó, người dân Mỹ và cả người dân ở nhiều quốc gia khác không tìm thấy bất cứ phép xảo ngôn nào của ông.
    Không phải tất cả đều đồng nhất với ông từ những người lao động cho đến chính nội các của ông nếu không muốn nói rằng: ông đang đứng trước và đứng cạnh những thế lực chống đối ông ngay trong chính ngày đăng quang của mình. Khi Obama xuất hiện và trở thành một sức mạnh và niềm tin mới của nước Mỹ, những người yêu ông và tin tưởng ở ông lại bắt đầu một lỗi lo sợ cho tính mạng của ông.
    Không ít lời đe doạ và cảnh báo về một sự thất bại , một sự trừng phạt hay là một vụ ám sát đối với ông. Lúc này, những người Mỹ đứng về phía ông lại nhớ tới số phận của tổng thống J. F. Kennedy. Nhưng ông không thể dừng lại và không thể cúi đầu. Ông không thể phản bội nhân dân mình.
    Một nước Mỹ đang u tối với thị trường chứng khoán, đang mất thăng bằng với những vụ lừa đảo man rợ ở Phố Wall, đang phi nhân tính với hệ thống buôn bán vũ khí khổng lồ và những kế hoạch chiến tranh mới? lại vang lên tại thủ đô những ngôn từ da diết và minh triết của một nữ thi sỹ trong lễ nhậm chức của vị tổng thống mới.
    Có gì nghịch lý ở đây chăng? Không. Tất cả thật logic. Đấy chính là sự bất diệt của đời sống thế gian này. Cá nhân con người Obama và nhân dân Mỹ thấu hiểu rằng: để xoá đi những điều tồi tệ này không phải bằng cách tiến hành những điều tồi tệ khác mà phải trở về đúng bản chất của đời sống. Đó là Cái đẹp và Chủ nghĩa nhân văn.
    Cũng có những người lo ngại và không tin rằng Barack Obama có thể thực hiện được những gì ông ước mơ và ông lên tiếng như một lời hứa. Nếu mang nỗi sợ hãi đó, con người sẽ không bao giờ dám dấn bước. Tương lai tốt đẹp không bao giờ thuộc về những kẻ hèn nhát. Đường đến tương lai không bao giờ là một lối mòn. Những người biết ước mơ và biết hành động là những người hiểu rằng: Tương lai bắt đầu từ nơi con người đứng dậy và bước đi trong bóng tối về phía nó.
    Những câu cuối cùng của bài thơ mà nữ thi sỹ Mỹ đọc trong lễ nhậm chức của Barack Obama nhấn mạnh: Chúng ta hãy đi về phía ánh sáng. Trong lời phát biểu của mình nhân ngày khai trương thư viện mang tên nhà thơ Mỹ danh tiếng Robert Frost, cố tổng thống J. F. Kennedy đã đọc hai câu thơ của Frost: "Trong rừng có nhiều lối đi/ Và tôi chọn lối đi không có dấu chân người" để nói về sự dấn thân và sáng tạo.
    Và Barack Obama là một tổng thống đã cùng nhân dân Mỹ ước mơ sáng tạo một nước Mỹ mới và họ đã dấn thân cho sự sáng tạo đó.
    Ngày 20 tháng 1 là ngày đăng quang của người đàn ông da màu Barack Obama. Nhưng nói cho chính xác thì đó là ngày đăng quang của những ước mơ Mỹ. Nó cho thấy Obama là một chính trị gia lỗi lạc. Bởi ông đã khiến chính trị thành ngày hội của con người. Lịch sử của nhiều dân tộc trên thế giới từ trước đến nay đã từng có những con người lỗi lạc.
    Họ đã biến chính trị thành ngày hội của nhân dân họ. Bởi chính trị ấy xuất phát từ những ước mơ đẹp và chủ nghĩa nhân văn cao cả. Bởi chính trị ấy nhằm hiện thực hoá giấc mơ của những người cần lao. Chính trị ấy là chính trị của sự dâng hiến không vụ lợi và thực hiện sứ mệnh của sự khai mở.
    Sứ mệnh của một chính trị chân chính là làm cho nhân dân mang một gương mặt ngước lên cao với một nụ cười rạng rỡ. Và nền chính trị ấy sẽ không thể tồn tại và sẽ trở thành tội ác khi nó làm cho gương mặt của nhân dân u buồn.
    Minh Luận -Vietnamnet
    Đến bao giờ Việt Nam mới có một người lãnh đạo như thế : trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết, tụ tin, có khả năng gây dựng lòng tin và hy vọng..
    Đến bao giờ Việt Nam mới có những bài diễn văn có khả năng gây cảm hứng, truyền được ngọn lửa nhiệt tình chứ ko phải những bài viết mà ko cần đọc cũng biết là các ông ấy sẽ nói gì
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nghĩ gì từ một lễ nhậm chức ?
    Trước đây mấy ngày, báo chí Mỹ và báo chí quốc tế đã đưa ra những bình luận tổng kết về hai nhiệm kì làm tổng thống của Bush, họ nhận xét rằng, ngoài việc không để cho nước Mỹ bị khủng bố thì ông ta là tổng thống tồi tệ nhất trong 43 đời tổng thống . Trái lại, ở nước ta, khi một quan chức hay lãnh đạo nghỉ hưu, kèm với những bằng khen, huy chương là những lời ca tụng trên báo, chẳng lẽ lãnh đạo VN thánh thiện đến mức vậy sao?

    Đêm hôm nay, xem trực tiếp lễ nhận chức của Obama, vị tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ, cái đất nước nổi tiếng với từ kì thị, thực dụng, cái đất nước mà từ nhỏ đến lớn tôi được truyền bá là đầy rẫy bất công, mới thấy rằng mình còn chưa hiểu nước Mỹ nhiều lắm. Hơn hai triệu người dân đủ chủng tộc, đủ màu da tự nguyện háo hức đến tham dự buổi nhận chức tổng thống thứ 44 của nước Mỹ từ sáng sớm, nhiều người đã khóc khi Obama tuyên thệ, họ nhắm mắt im lặng lắng nghe phát biểu của Ngài rồi cùng hô vang: Obama, Obama ... Thật xúc động, thật cảm xúc. Tôi hiểu ít nhiều mặt trái của nước Mỹ, nhưng tôi cũng hiểu vì sao nước Mỹ năng động và giàu có, vì sao nước Mỹ là cường quốc, vì người dân trân trọng và được trân trọng quyền bỏ phiếu của chính mình.

    Khi Mỹ đánh Iraq, VN đã tổ chức biểu tình, cũng huy động mọi thành phần trong xã hội, do nhà nước tổ chức, có băng rôn biểu ngữ, đầy đủ các tỉnh thành, được quay phim, được lên báo. Nhưng là một cuộc biểu tình không cảm xúc, xong việc, ai về nhà nấy. Không phải người VN không yêu hoà bình mà chính là cuộc biểu tình không xuất phát từ cảm xúc của người dân. Trái lại, chỉ với một nhóm nhỏ sinh viên ở Hà Nội, Sài Gòn tổ chức biểu tình chống âm mưu chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc giữa năm 2008 đã tạo nên nhiều cảm xúc, họ gào thét, họ choàng quốc kì trên vai, đặt tay lên tim.., họ tự nguyện, họ chân thành, họ thu hút được nhà báo, văn nghệ sĩ, hưu trí, cựu chiến binh... Tuy không được quay phim, lên báo, nhưng đây là một cuộc biểu tình không được nhà nước khuyến khích, vì thế, đã nhanh chóng "tan ".

    Mới đây, VN vô địch AFF, người dân vỡ oà niềm sung sướng, họ cầm quốc kì, mặc áo quốc kì, đổ ra đường ăn mừng đông như kiến. Họ tự nguyện, họ vui thật sự, người dân chỉ khóc cười khi họ thật sự cảm xúc mà thôi.

    Cũng cái cảm xúc ấy, ngày xưa, người dân hân hoan thinh lặng rồi nghẹn ngào xúc động trước quảng trường Ba Đình lịch sử khi nghe Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. Rồi cái cảm xúc ấy, người dân đã khóc nức nở, đau buồn khôn xiết khi hay tin Bác mất . Đó là cảm xúc thật, rất thật!

    Nhưng hôm nay, đa số người dân VN mình không quan tâm đến ai làm Thủ tướng, ai làm *************. Họ thờ ơ, họ không khóc, họ không cười khi biết ai được ai trượt, mặc dầu, họ biết rằng, một quyết định của người kia ảnh hưởng rất nhiều đến miếng cơm, manh áo, chiếc xe, ngôi nhà khi họ sống và áo quan, nấm mồ khi họ nằm xuống. Vì sao, vì họ không có cảm xúc!

    Tại sao thế Việt Nam?

    MP
  6. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Lí do cho một tình yêu

    Một cô gái hỏi bạn trai của mình:
    - Tại sao anh yêu em?
    - Sao em lại hỏi như thế, làm sao anh tìm được lí do chứ! Chàng trai trả lời.
    - Không có lí do gì tức là anh không yêu em!
    - Em không thể suy diễn như vậy được.


    - Nhưng bạn trai của bạn em luôn nói cho cô ấy biết những lí do mà anh ta yêu cô ấy.

    - Thôi được, anh yêu em vì em xinh đẹp, giỏi giang, nhanh nhẹn. Anh yêu em vì nụ cười của em, vì em lạc quan. Anh yêu em vì em quan tâm đến người khác.Cô gái cảm thấy rất hài lòng.

    Vài tuần sau, cô gái gặp một tai nạn khủng khiếp nhưng thật may, cô ấy vẫn còn sống. Bỗng nhiên cô trở nên cáu kỉnh vì cảm thấy mình vô dụng. Vài ngày sau khi bình phục, cô gái nhận được một lá thư từ bạn trai của mình:
    ?o Chào em yêu! Anh yêu em vì em xinh đẹp. Thế thì với vết sẹo trên mặt bây giờ anh không thể yêu em được nữa. Anh yêu em vì em giỏi giang nhưng bây giờ em có làm được việc gì đâu. vậy thì anh không thể yêu em được.Anh yêu em vì em nhanh nhẹn nhưng thực tế là em đang ngồi trên xe lăn. Đây không phải là lí do giúp anh yêu em.Anh yêu em vì nụ cười của em nhưng cả tháng nay rồi anh chẳng thấy em cười. Anh có nên yêu em nữa không?Anh yêu em vì em lạc quan. Bây giờ anh không yêu em nữa vì lúc nào em cũng nhăn nhó, than vãn. Anh yêu em vì em quan tâm đến người khác nhưng giờ đây mọi người lại phải quan tâm đến em qua nhiều. Anh không nên yêu em nữa. Đấy, em chẳng có gì khiến anh phải yêu em vậy mà anh vẫn yêu em. Em có cần một lí do nào nữa không, em yêu??
    Cô gái bật khóc và chắc chắn cô không cần biết một lí do nào nữa. Còn bạn, bạn có bao giờ hỏi những người thân của bạn lí do vì sao họ yêu bạn không?
    Tình yêu đôi khi không nhất thiết phải cần một lí do.

  7. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Chợt nhận ra
    Chợt nhận ra những tâm sự canh cánh trong lòng những truân chuyên cuộc đời làm người ta già đi, không đón nhận được hạnh phúc cuộc sống quanh ta. Chợt nhận ra kỹ năng để tạo dựng hạnh phúc không chỉ bởi trải nghiệm lòng mình mà còn bởi ta cho và nhận trong cuộc sống sao cho thích hợp, có nghĩa có tình.
    Chợt nhận ra với cả những người ta chưa cảm tình, họ cũng cùng ta sống chung dòng chảy cuộc đời. Những hiểu nhầm đời thường đơn giản chỉ bởi hoàn cảnh, suy nghĩ sống đã làm cho người ta thực sự tin những gì mình nghĩ là đúng mà không xét đoán hết được mình đang cho và nhận những vui buồn cuộc sống ra sao. Thật vui khi ta hiểu được hạnh phúc không có ngôn ngữ nào diễn tả, biểu đạt hết những cảm nhận tâm tư khi ta hiểu và nhìn nhận cuộc sống.
    Lịch sử vẫn tồn tại trong lòng mỗi người, trong từng khoảnh khắc cuộc sống mỗi người chúng ta. Vương vấn lòng mình những trăn trở, toan tính đời thường, chỉ có trong lòng đã hiểu chừng mực nào mà hành động, thực hiện định hướng ấy.
    Chợt hiểu cái duyên cuộc đời mộc mạc, giản đơn khi ta nói và làm được hết lòng mình để chia sẻ cảm thông với người khác, giúp họ có niềm tin sống và mình có thêm kiến thức tạo dựng cuộc sống,hạnh phúc mưu sinh.
    Chợt thấy có thể nói ra tâm sự,trăn trở lòng mình cho người xung quanh hiểu ta hơn đã là sự cố gắng vượt qua những câu nệ tiểu tiết đời thường cho ta được sống với tự do tinh thần và cảm nhận hạnh phúc nhiều hơn.Vì chúng ta ai ai cũng mưu cầu hạnh phúc, gồng mình trước thực tại gắng hy sinh vì tương lai thế hệ sau.
    Hạnh phúc cuối cùng tìm ở chính lòng mình, gắng tránh những hiểu nhầm từ bản thân và quan hệ xã hội, ta có thêm những người thân yêu, những người đã mang trong mình tình yêu và lòng bao dung của cả thế hệ, gìn giữ và truyền đạt lại cho con cháu. Phúc hoạ ở đời, làm chúng ta nhạy cảm hơn, đau đớn nhiều hơn hay hạnh phúc nhiều hơn, có áp đặt nó cho đứa lớn đứa nhỏ trong nhà, có áp đặt với bạn bè, với mối quan hệ của mình hay không? Nhiều lần thức trắng đêm, ta khóc, ta thẹn với lòng mình.
    Hỏi ai chưa từng thẹn với lòng, vì lòng kiêu hãnh, vì sự tự ti, vì bản thân chưa thật gạt bỏ hết cái lợi mưu sinh, cái mưu cầu danh cầu tài, một tấm chân tình, một tâm hồn thuần khiết. Để rồi văn hoá con người hình thành từ những gì ta nghĩ, từ bước hành động hôm nay không biết diễn giải vẹn toàn hay là bởi ta vẹn toàn nó từ trong đáy lòng sâu kín kia.
    Chỉ chợt nhận ra nấc thang thành đạt bắt đầu bằng sự nhạy cảm, trăn trở, hành vi, kết thúc bằng cảm giác lòng mình nhìn nhận lại mà không nghe hết được câu chuyện đời thường. Để chúng ta cùng sống nhưng lại không hiểu được nhau, giọt nước mắt cứ lăn trên má khi sự thật không phải bao giờ cũng được phơi bày, thẳng thừng đem ra xem xét.
    Khóc cho ai cô đơn một mình,khóc cho người chưa nhận hết giá trị tồn tại, khóc cho lòng mình nhận ra hạnh phúc thật giản đơn.
  8. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0

    ?oMột chính phủ của nhân dân mà không có thông tin đại chúng hoặc phương tiện để có được những thông tin đó, thì chính phủ đó chẳng là gì khác hơn sự mở màn của một tấn hài kịch hoặc bi kịch, hoặc cả hai?.
    James Madison - Từ Vietnamnet
  9. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Bài 1: Hải Lộc, xác xơ vì cơn bão "hành dân"!
    Thứ năm, 5/3/2009, 07:00 GMT+7
    Hải Lộc (huyện Hậu Lộc ?" Thanh Hoá) là một xã nghèo ven biển. Một năm, Hải Lộc đón vài ba trận bão lớn từ biển đưa vào. Những cơn ?obão giời? ấy không đủ sức ?oquật ngã? Hải Lộc. Thế nhưng, vùng quê đau khổ ấy lại đang từng ngày oằn mình sống dưới những sự nhũng nhiễu, lộng hành cửa quyền của một bộ phận không nhỏ những người có ?oquyền sinh quyền sát? trong bộ máy chính quyền cấp xã!

    Chuyện buồn trên đất khó!
    Cái lạnh tê tái của những ngày đầu đông rần rật tràn về, khiến Hải Lộc trở nên hoang vắng và lạnh lẽo. Vẻ hoang vắng, lạnh lẽo ấy dường như còn nhân lên, khi sống đê biển rìa làng đang là một công trường khổng lồ, ngổn ngang đất cát, không một bóng cây xanh chắn gió chắn bão như vẫn thường thấy ở những vùng quê biển khác. Những ngày áp tết đang cận kề, Hải Lộc vẫn không thấy bất kỳ một dấu hiệu của sự hối hả, tất bật!
    Con đê biển, mà có lẽ là trục đường chính của Hải Lộc, lặng ngắt bóng người. Men theo những ngõ xóm đường xương cá vào làng, chúng tôi thảng mới bắt gặp những ánh mắt tò mò nhìn theo, hay một vài bóng dáng người nhỏ thó, gầy yếu, tiều tuỵ cùi cụi đi trên con đường xóm rải đất lổn nhổn gạch đá và phân gia súc.
    Tiếng là vùng quê có biển, nhưng Hải Lộc không tận dụng được những lợi thế của biển, vì đây là một vùng biển nghèo. Cái mà gắn với ?okinh tế biển? của Hải Lộc, có lẽ chỉ là một cánh đồng muối rộng hơn 100ha, hay những chiếc chòi canh ngao của một vài hộ dân làm ăn nhỏ lẻ đứng chơ vơ giữa bãi biển sình đất và lạnh lẽo!
    Tất cả đều chìm trong cái lạnh buốt và tê tái.
    Chúng tôi tìm nhà chị Ngô Thị Sáng, thôn Thắng Hùng (Hậu Lộc). Nhà vắng hoe hoắt. Quần áo vắt bừa trên sợi dây thép đang oằn mình như sắp đứt. Cửa nẻo trẽo trật vì hỏng bản lề, xọ xiên như gá tạm? Phải định thần kỹ, chúng tôi mới nhìn thấy một thân người còng queo đang nằm đắp chiếu ở góc hè, bên cạnh chiếc ghế gãy chân, chỉ thò chỏm tóc bạc trắng, rối bù. Một lát sau, một người đàn bà trung tuổi mắt thâm quầng hớt hải từ đâu chạy về. Chị Ngô Thị Sáng, người đàn bà chủ nhà mà chúng tôi vừa ghé thăm.
    Gặp nhà báo, chị Sáng oà khóc. Chị phân trần và không giấu vẻ ngượng ngùng vì cảnh nhà bừa bộn: ?oMấy hôm nữa cháu nó cưới vợ!?. Nhắc chuyện cưới vợ của con, chị lại càng nức nở: lấy vợ là việc hệ trọng của cả một đời người, thế mà, là một người mẹ mà chị chẳng lo được đám cưới chu toàn cho con cái. Cái mà chị có thể làm được, ấy là ky cóp mấy trăm ngàn mua vôi trắng, nhờ đứa cháu họ xuống quét vôi ve cho căn nhà nó ?othay áo?. Ngoài sân giếng mé sau vườn, một khung cảnh khác cũng bừa bộn và nham nhở không kém: chỗ lổn nhổn gạch vỡ, lổn nhổn đất đá, vôi vữa trộn lẫn? Giữa khung cảnh xô bồ ấy, ?ođịnh hình? một cái ?otoa-lét? mới chưa khô vữa, là ba vuông tường quây lại, hở trần, cao vượt đầu người, có một cái lỗ toen hoẻn dưới mặt đất: ?oĐấy là cái toa-let mới làm theo tiêu chuẩn của xã: hai ngăn, có xí bệt tự hoại?
    Mấy lần trước, để ?oche mắt? xã, ?otrốn? tiền phạt vì không có hố xí? đúng tiêu chuẩn, chị Sáng làm vạ vật cho có, nghĩa là chỉ dựng lên ?ocái vỏ?, còn chuyện ?otiểu - đại? đều sang hàng xóm? nhờ. Ấy thế mà xã bắt được thật. Họ lập biên bản, tiếp túc ?otruy sát? tiền thuế phạt của nhà chị Sáng. Nghĩ cực chẳng đã, chả nhẽ cứ chịu phạt mãi, mà số tiền phạt 1 năm nhà chị, chỉ riêng về cái khoản ?ođầu ra? này đã ngót triệu bạc, chị xuống nhà mẹ đẻ vay 7 trăm gạch, vay thêm của bà cụ 400 ngàn xọ xoạy xây cái ?otoa-lét? thật. Còn thiếu cái hố bệt, chị đang chờ tường khô sẽ lên phố huyện mua về. Nhìn cái ?ocông trình thế kỷ? của chị Sáng sắp ?okhánh thành?, mà thêm xa xót. Có lẽ, nếu như nó được ?ođưa vào sử dụng?, thì có lẽ, đấy là ?otài sản? có giá nhất trong ngôi nhà của chị, nếu đem ra ?ođịnh giá?!
    Nguyễn Văn Ngà, con trai chị Sáng đem lòng yêu cô thôn nữ làng bên (Ngư Lộc). Như nhiều thanh niên trong xã, lớn lên Ngọc bỏ quê đi làm ăn trong mãi Lâm Đồng, Đắc Lắc. Về quê lần này, Ngà tính chuyện cưới vợ. Thế mà, ra xã xin đăng ký kết hôn, xã xiết nợ luôn của Ngà 2 triệu đồng (số tiền nợ các khoản phí của gia đinh em trong mấy năm lại đây), với lời hăm doạ: nếu không nộp phạt thì xã không chứng nhận đăng ký kết hôn, mà không có đăng ký kết hôn, tổ chức ?ocưới chui?, xã sẽ tiếp tục cho người vào? phạt tiếp. Cực chẳng đã, Ngà nuốt nước mắt lấy 2 triệu đem trừ nợ để ?omua? giấy đăng ký kết hôn. ?oThế này thì em hết tiền cưới vợ rồi anh à. Tích cóp mãi em mới mang về được 3 triệu. Bây giờ còn lại 1 triệu, làm sao đủ tiền cưới?!?. Ba triệu ấy, Ngà tính một triệu để mua sắm giường cưới, vật dụng cho cuộc sống mới, hai triệu sẽ đưa cho mẹ làm vài mâm cỗ mời bà con hàng xóm, bạn bè? Nhúm sáng của một cuộc sống mới mà Ngà vừa nhen nhóm, dường như đã bị ai nhẫn tâm giơ tay bịt mất!
    Thấy phóng viên, nhà báo về ?oxác minh nỗi khổ của dân?, từ đầu thôn, cuối xóm, chẳng biết ?otai vách mạch rừng? thế nào mà bà con kéo đến nhà chị Sáng chật cả sân. Mỗi người một ý, toàn những chuyện buồn, những lo lắng, khổ cực vì phải chịu nhiều khoản đóng góp vô lý, mà có lẽ, chỉ chạy cho đủ những khoản đóng góp ấy, với những người dân Hải Lộc, đã là một việc làm quá sức.
    Một bà cụ dáng người thỏn lỏn, liêu xiêu trong gió bấc tấp tểnh rẽ lạnh đi vào. Bà Nguyễn Thị Cỏn, 73 tuổi cùng thôn. Căn nhà bà nhỏ xíu, vẹo vọ như chuồng chim câu sát chân đê lạnh vắng. Căn nhà ba gian tối om vì cửa nẻo đóng im ỉm tránh gió. Phải cúi người mới lọt qua ô cửa thấp lè tè. Có tiếng ho sù sụ từ trong chiếc giường buông mà. Chồng bà Cỏn ốm bẹp cả tuần lễ. Nhà bà Cỏn có ba người con, anh con trai út đi làm ăn xa trong Nam. Cô con gái cả lấy chồng làng bên. Cô thứ hai tình duyên lận đận, vừa bỏ nhà chồng về với ông bà ngoại. Cô dựng tạm căn lều phía chân đê, sát ngay nhà ông bà Cỏn. Đây vốn là đất của gia đình ông bà Cỏn, bị xã thu hội vì ?othuộc vào đất lưu không? chân đê. Chị mới quây được cái móng tường thấp lè tè, xã đã cho người xuống phá bỏ.
    ?oDấu tích? của ?ochiếc lều? tạm ấy là bờ tường vôi cát nham nhở. Bà con làng xóm kéo đến, trần tình thay bà cụ nhỏ bé, vì bà Cỏn nước mắt sùi sụt không nói nên lời: ông bà cụ tuổi cao nên xã không dám thu các khoản đóng góp. Thế nhưng, những khoản phí vệ sinh, phí đắp đê, phí làm đường bê tông? của anh trai út, anh con trai đi bằn bặt mấy năm chưa đóng góp kịp, ông bà cũng không lấy đâu ra tiền trả thay con, xã đã cắt điện mấy năm nay. Thương hại hoàn cảnh ông bà cụ, chị Hiền hàng xóm cho cụ kéo nhờ một đường dây, đủ để thắp sáng bóng điện lom tom như hạt đỗ. Bà Cỏn không còn sức lao động, chỉ biết dặm dụi tạm bợ bằng vài luống dây khoai lang làm rau ăn, còn gạo thì trông chờ ông cụ đi ăn mày xin về. Cả tuần trời nay, ôm cụ ốm nằm bẹp ở nhà, nên gạo cũng không có mà ăn nữa!
    Những câu chuyện buồn như ông bà Cỏn, chị Sáng? không còn lạ và hiếm ở Hải Lộc. Cho nên, người dân kể về nó chỉ thấy có những nụ cười chua chát. Với họ, hình như đã quen với sự tận khổ ấy, mà không nhận thấy, chúng tôi, những người tận mắt chứng kiến, tận mắt ghi chép? những chuyện buồn trên đất khó ấy, đang quặn lòng đắng đót. Có lẽ, dưới gầm trời này, không có nỗi khổ nào giống như nỗi khổ nào. Những con người bị mất nhà, mất đất vì thiên tai, lũ quét?, họ còn biết kêu trời. Còn những người dân Hải Lộc tận nghèo tận khổ này, họ biết kêu ai, khi ?ocơn bão? do chính quyền sở tại, những người mà họ ?otín nhiệm bỏ phiếu?, đại diện cho họ, chăm sóc cuộc sống cho họ, lại chính là nguyên nhân đưa lên những điều khốn khó vô lý ấy!
    Luật? làng!
    Lướt nhanh cuốn sổ ?oSổ theo dõi nghĩa vụ và đóng góp gia đình? của gia đình chị Sáng, lướt nhanh những khoản mục, số tiền thu phí qua các năm, mà khoản nào cũng vụn vặt, chen chúc nhau, ngay bìa 2 của cuốn sổ, chúng tôi đã sửng sốt vì những ?ogạch đầu dòng? nằm trong mục ?obắt buộc? mà xã quy định: ?oMỗi khi đến giao dịch với địa phương, phải xuất trình sổ kế hoạch gia đình và các giấy tờ có liên quan??; ?oSổ kế hoạch gia đình được sử dụng 6 năm từ năm 2004 đến hết năm 2009?.
    Nhìn bề ngoài, ?oSổ theo dõi nghĩa vụ và đóng góp gia đình? cũng bình thường như sổ hộ khẩu, sổ đỏ khác ?" nó chỉ là hình thức quản lý của các cơ quan cấp cơ sở. Thế nhưng, với người dân Hải Lộc, nó lại là nỗi sợ hãi, ám ảnh họ trong nhiều năm qua.
    Nội dung cuốn sổ gồm các loại thuế, phí theo quy định cuả nhà nước. Những khoản này được đánh máy, chữ in. Thế nhưng, bên cạnh những dòng chữ ngay ngắn ấy, còn có những dòng chữ viết tay bên cạnh. Những dòng này là các ?okhoản? mà xã đặt ra. Oái oăm nhất, theo quy định của xã, là người dân muốn ra xã làm bất kỳ giao dịch gì (xin dấu, xác nhận, tạm trú tạm vắng?), phải mang kèm theo nó, nếu không thì xã sẽ không giải quyết.
    Người dân Hải Lộc rất bức xúc vì xã tự ý đặt ra những khoản thu? kỳ cục: thu phí vệ sinh, (mặc dù từ khi phí này xuất hiện, người dân Hải Lộc chưa nhìn thấy bóng dáng một người lao công nào đến thu gom rác cho các hộ dân!!!), phí bảo đảm an ninh trật tự; phí đắp - bảo quản đê? được chia theo khẩu. Cho nên, có những tình huống dở khóc dở cười, có những cụ già 87 tuổi vẫn phải ?osung? vào đội quân hộ đê, hay những cháu bé vừa mới? đăng ký khai sinh đã có tên trong danh sách đắp đê. Những người không có khả năng lao động ấy, được quy ra tiền đóng góp theo ngày công lao động (30.000đ/người/ngày). Nếu người nhà không có tiền đóng góp, xã ghi vào khoản? nợ!
    Cũng vào năm 2004, xã gửi quy định xuống các gia đình về việc xây dựng ?otoa-lét? theo chuẩn: hai ngăn, có bệt tự hoại. Quy định này đã làm nhiều gia đình ?osống dở chết dở?. Gia đình nào không thực hiện theo ?ochuẩn? này, sẽ căn cứ theo số khẩu trong gia đình để nộp phạt: năm đầu tiên 20.000đ/người, nhân với số lượng người trong gia đình. Sang năm thứ 2, tiền phạt tăng lên 30.000, mức lãi suất cho khoản phạt này được tính 20%/năm. Năm thứ 3 sẽ là 40.000, cứ thế luỹ tiến theo thời gian và % lãi suất. Cho nên, khoản nợ này đã ?obó? không ít gia đình, và có những hộ dân nợ xã lên đến cả chục triệu đồng!!!
    Trong khi Hải Lộc còn là một xã nghèo (số hộ nghèo trên 60%), có nhiều hộ còn chưa đủ ăn, quy định ?oxây chuẩn? toa-let, hố xí tự hoại là một điều vô lý và quá xa xỉ đối với họ. Xung quanh chuyện ?ođầu ra? ấy, Hải Lộc đã có những câu chuyện đầy nước mắt. Gia đình chị Ngô Thị Sáng như đã nêu trong bài viết, đã phải dấm dúi ?olàm điêu? để che mắt, tránh nộp phạt. Nhưng ?ochạy trời không khỏi nắng?, khi ?oâm mưu? của chị Sáng bị vỡ lở, chị đã phải cắn răng đi vay mượn tiền làm ?otoa-lét? trước, mặc dù tiền mua gạo chịu, chị đã khất người hàng xóm tốt bụng sang đến? tháng thứ 8!
    (còn nữa)
    Từ Viettimes : http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/tienggoisophan/6331/index.viet
    Việt Nam còn bao nhiêu làng Vũ Đại, bao nhiêu cảnh chị Dậu như thế ..?
    Bao năm rồi ...!!

  10. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Phép vua thua lệ làng. :-). Đến khi nhà báo hay thông tin đại chúng về đến nơi thì họ cũng đã bị đày đọa đến nửa kiếp người. Ở mỗi làng quê nông thôn Việt Nam, nơi nào cũng có những chuyện như thế này. Có điều mức độ tùy, nhiều hay ít... Cả quê của em cũng thế. Ngày xưa, ngày của tuổi khi em còn 19, 20, 21... mỗi lần có dịp về quê cảm giác rất bực bội mỗi khi thấy người dân nghèo bị ức hiếp. Mỗi lần ra đi, nghĩ đến, ứa nước mắt ra vì... đó là nơi mình yêu. Nhưng hình như bây giờ, cái cảm giác sôi sục ấy dần dần biến mất mà bình lặng hơn, nén lại nhiều hơn... Và hình như thấy, mình càng ngày càng "người lớn" theo đúng nghĩa "trưởng thành" rồi thì phải.

Chia sẻ trang này