1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính
    21/06/2009 07:00 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Báo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền ?oxin cho?.
    Không có phản biện sẽ không có phát triển
    Sef hiê?u được rof vai tro? cu?a báo chí trong cuộc sống hôm nay nếu thống kê nhưfng sự kiện tiêu cực lớn, nhưfng sai lâ?m được bưng bít, nhưfng thu? đoạn gian manh được ba?o kê mà các nha? báo phát hiện, phanh phui, đưa ra dư luận chiếm ty? lệ thế nào so với cuộc đấu tranh tư? bên trong tô? chức đâ?y tới sự can thiệp cu?a pháp luật.
    Con số thống kê đó sẽ là minh chứng sống động nói lên sự góp sức rất đáng biểu dương của những nhà báo chân chính trong ?ocuộc chiến đấu khổng lồ? như Bác Hồ đã chỉ ra trong Di chúc, nhằm ?ochống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi?.
    Những nhà báo chân chính ấy đã thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội của báo chí. Không có ?opha?n biện? sef không có phát triê?n. Trong khoa học, điều ấy quá rõ vì khoa học la? một chuôfi sai lâ?m được sư?a chưfa. Ma? sư?a chưfa được, la? nhơ? có sự tranh luận nhă?m phê phán cái sai va? chấp nhận cái đúng, cái sai bị loại bo? đê? cho cái đúng được tiếp tục đúng.
    Nhưng đâu phải chỉ khoa học mới cần đến ?ophản biện?. Nhưfng ?osai lâ?m được sư?a chưfa? ấy không kiêng de?, loại trư? bất cứ một lifnh vực na?o trong đơ?i sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xaf hội cu?a một đất nước.
    Như công cuộc ?oĐô?i Mới? từng tạo ra một bước đột biến, đẩy tới sự phục hưng đất nước với Đại hội VI, thời điểm chín muồi của những tìm tòi quyết liệt kể từ 1979 với Nghị quyết 6 của BCHTƯĐ [khóa 4], chẳng la? một minh chứng sống động cu?a ?osai lâ?m được sư?a chưfa? đấy thôi!
    Mọi chu? trương, chính sách, mọi chương tri?nh kế hoạch không thê? luôn luôn đúng. Nếu không thươ?ng xuyên bám sát cuộc sống, nương theo sự vận động, biến đô?i va? phát triê?n cu?a cuộc sống đê? kịp thơ?i điê?u chi?nh, sư?a sai thi? không thê? tránh kho?i nhưfng thất bại.
    Nhưfng thông tin pha?n hô?i tư? nhiê?u nguô?n, chu? yếu la? tư? dưới lên, sef la? tiê?n đê? không thay thế được cu?a sự điê?u chi?nh, sư?a sai ấy. Báo chí với chức năng vốn có của mình sẽ phải đối diện với công việc đầy thách thức này.
    Cùng với việc chuyển tải những chủ trương đường lối đến với mọi người, những thông điệp từ trên xuống, báo chí thực hiện chức năng chuyển tải những thông tin phản hồi từ dưới lên để góp phần quan trọng vào sự điều chỉnh và sửa sai ấy.
    Trích từ Vietnamnet.
    http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/7263/index.aspx
  2. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ là Ashkenazy! Hay quốc nạn loạn chức danh, học vị
    26/06/2009 05:31 (GMT + 7)
    (TuanVietNam)- "Bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền... đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nói, đó là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm?" Một cuộc chạy đua chức danh trên toàn quốc ?otrồng lúa thu hoạch khoai?
    Ta tự hào về chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều bình đẳng. Nhưng thực chất thì người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi, tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn.
    Lúc sống đã vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước. Vì thế cả xã hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền thì cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu Đảng viên, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lãnh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực.
    Đó là nguyên nhân sâu xa đã và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, thì khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môn, làm nghề thì lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp. Nhìn vào con đường để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hiện nay ở nước ta đã bị biến chất. Nhiều người có lòng tự trọng không khỏi ngại ngùng và muốn lánh xa
    Trích từ Vietnamnet
    http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/7317/index.aspx
    Comment: Vietnamnet mà cũng " dám " đăng những dòng này thì đúng là cần suy ngẫm
  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Chiều nay ngồi đọc bài báo này và đã gửi một phản hồi rất dài để tham gia diễn đàn. Trong đó có đoạn
    ... Đấy là cảm xúc, những trăn trở từ cách đây hơn 3 năm.
    Nhưng ngày hôm nay, khi đọc bài báo này thì cháu còn nhận ra thêm một khía cạnh khác nữa. Ngoài những gì như chú đã viết, chú trăn trở, và cháu cũng đã từng trăn trở ở tuổi 20 thì đã bao giờ ai trong Các Chú - lớp thế hệ của những người đi trước "hướng" chúng cháu - lớp thế hệ trẻ ngày hôm nay đến cái mà mọi người gọi là "Lý tưởng sống"? Lý tưởng sống sẽ được hình thành từ những bài học trong sách giáo khoa được giảng dạy một cách rất rập khuôn và máy móc? Lý tưởng sống sẽ được hình thành từ phần đông số người trong môi trường tiếp xúc lúc bắt đầu hình thành suy nghĩ như gia đình - nhà trường... khi không hề được mọi người trú trọng? Những ai may mắn được sinh ra trong một gia đình có gốc giáo dục tốt thì cháu không nói. Còn lại có phải tất cả chúng cháu đều phải tự nắm bắt, tự suy nghĩ, tự lựa chọn cái mà mọi người gọi là "mục đích sống; lý tưởng sống"? Tâm lý của con người là tâm lý bầy đàn. Vậy thì trách ai đây khi hầu hết lựa chọn theo số đông bởi mọi người cho rằng "đấy là thực tế; đấy là quy luật sống".
    Vẫn có rất nhiều vấn đề trong việc này. Tuy nhiên cháu nghĩ rằng, những tác động trực tiếp từ môi trường giáo dục rất quan trọng khi bắt đầu hình thành nhân cách. Nếu được xã hội - những người đi trước trú trọng và quan tâm một cách đúng mực thì sẽ phần nhiều những trăn trở, băn khoăn của chú sẽ có lời giải đáp đúng.
    Kính thư.
    8 mẩu suy nghĩ về giới trẻ và Élite trẻ
    - Trong vòng hơn chục năm trở lại đây dấu hiệu của sự vô cảm ngày càng rõ. Nội tâm nghèo nàn, phản ứng yếu ớt trước cái xấu, trước sự tha hóa, thích sự hào nhoáng choáng lộn bên ngoài, đánh mất phản ứng với cái giả v.v.. là những biểu hiện rõ nhất.
    1- Tiếp xúc với các bạn trẻ, ở tầng lớp có học, một điều dễ nhận thấy là sự tự tin. Tự tin lắm. Khác với với bọn tôi khi còn trẻ thường rất rụt rè, nhất là đứng trước những người lớn tuổi, những người từng trải hơn mình, những người có tên tuổi, địa vị hơn mình. Nhưng tự tin do không hiểu mình ở đâu, mình nói với ai nói tóm lại do không hiểu mình thật sự là ai thì...
    Nói chuyện với tôi vài lần, một nhạc sĩ trẻ tâm sự ?oBây giờ cháu mới hiểu, cháu cũng không giỏi hơn chú? (dĩ nhiên có thể bạn ấy giỏi hơn, nhưng tự cho người khác kém mình khi chưa biết gì nhiều về người ấy thì không ổn lắm).
    Tôi có cảm tưởng các bạn trẻ biết nhiều nhưng sự hiểu lại không được như thế. Khi không có sự cân bằng cần thiết người ta dễ trở thành kẻ ba hoa mà không hay biết, khiến thái độ tự tin của ta trở thành sự thiển cận đáng ghét. Hiểu biết phải được tích lũy từ nhỏ, nó không đơn giản chỉ là việc tiếp thu kiến thức khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường, càng không chỉ là vấn đề tự học, cũng không chỉ bằng việc đọc, nghe xem (đấy là chưa nói tới việc đọc xem nghe cái gì) mà còn là những va chạm, trải nghiệm trong cuộc đời thực, là việc chúng ta sử dụng quĩ thời gian như thế nào cho việc tích lũy, là việc cơ thể của chúng ta được sống như thế nào (cơ bắp có thường xuyên vận động không, năm giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác có được sống phong phú?). Hiểu biết được hình thành như thế làm nên sự tự tin.Cái tự tin ấy mới thật đáng quí và có lẽ nó là một trong những phẩm chất hàng đầu cần phải có nếu ta muốn thành công.
    2- Tôi quan sát thấy giới trẻ hiện nay ngông cuồng liều lĩnh hơn, muốn chứng tỏ, muốn làm khác người hơn thời bọn tôi. Ngông cuồng liều lĩnh (chứ không phải là sự táo bạo), muốn chứng tỏ (chứ không phải là tự tôn),muốn làm khác người (chứ không phải là có cá tính) là những nét tâm lý thông thường thuộc về lứa tuổi là cái trẻ của tuổi mà gọi đúng chữ là trẻ con. ?oTrẻ con? lâu quá là một điều không hay. Cái chúng ta cần là cái trẻ của sống chứ không phải là cái trẻ của tuổi, sống trẻ chứ không phải trẻ con. Các bạn trẻ lớn lên trong hoàn cảnh xã hội khác bọn tôi, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nhưng được gia đình và xã hội nuông chiều quá nên cái sự ?otrẻ con? này lâu quá có lẽ là điều khó thể tránh khỏi.
    Thi sĩ Tản Đà đã từng than thở: Dân ba mươi triệu đâu người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.
    Chính là cái trẻ con này đó. Sự trưởng thành của một thế hệ không tính bằng số tiền họ kiếm được mà bằng cái tầm văn hóa mà họ đạt tới, nhưng tôi nghĩ rằng nhiều bạn trẻ đã nghĩ khác.
    Biết kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền, tuổi trẻ bây giờ khôn ngoan hơn thời bọn tôi nhiều lắm. Trong hoạt động văn hóa, họ ?otiếp thị? rất giỏi và biết cách tự lăng xê mình. Hãy tham dự những cuộc triển lãm, những cuộc trình diễn, hãy đọc báo chí xem họ viết về họ thì sẽ hiểu thế hệ bọn tôi là một thế hệ khờ khạo. Trong một bài báo tôi có viết: ?oKhôn khéo lọc lõi là phẩm chất của sự già nua. Ngông cuồng muốn tỏ ra, muốn khác người lại là tính khí trẻ con. ?oTrẻ con? không làm ra nghệ thuật và sự ?ogià nua? cũng thế? (Sống trẻ-Doanh nhân cuối tuần). Mà đâu chỉ ở trong nghệ thuật. Điều này đúng hầu như ở mọi lĩnh vực. Một thế hệ tốt không thể đồng sở hữu một lúc cả hai ?ophẩm chất? đối nghịch như thế.
    3- Tôi sống trong hẻm, suốt ngày nhạc thị trường, không muốn nghe cũng phải nghe. Trong hàng ngàn câu hát có một câu tôi bị nghe nhiều lần: ?oTình yêu đến anh chẳng cần chi, tình yêu đi anh không hề hối tiếc? {hoài sửa: tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề tiếc nuối}. Một sự vô cảm khủng khiếp. Dĩ nhiên đây chỉ là một câu hát, người viết ra nó, người nghe nó là giới trẻ song chắc không phải là những người tinh hoa trẻ tuổi nhưng nó vẫn khiến ta lo ngại và thật sự là một lời cảnh báo.
    Trong vòng hơn chục năm trở lại đây dấu hiệu của sự vô cảm ngày càng rõ. Nội tâm nghèo nàn, phản ứng yếu ớt trước cái xấu, trước sự tha hóa, thích sự hào nhoáng choáng lộn bên ngoài, đánh mất phản ứng với cái giả v.v.. là những biểu hiện rõ nhất.
    Nhạc sĩ Dương Thụ
    Đi theo sự vô cảm là một lối sống và một cách nghĩ cũng rất ?ocó vấn đề?. Đập vào mắt tôi hàng ngày là những tấm biển quảng cáo của một hãng mỹ phẩm có một câu slogan ?ođể đời?: ?oSống là không chờ đợi?. Đây không phải là một câu nói chơi nếu ta nhìn vào những gì đang diễn ra hiện nay. Các bạn trẻ rất ưa chuộng thời trang và đổi mốt liên tục. Cái chưa thành đã phá bỏ để thay vào một cái khác, cuối cùng chẳng thành một cái gì cả. Cho nên chữ ?ođổi mới? có nguy cơ biến thành nơi ẩn náu của sự phá hoại. Sống gấp, sống vội, sống với cái trước mắt, không nhìn thấy muốn làm được một cái gì đó phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phải có một quá trình, đương nhiên các bạn sẽ nôn nóng, thiếu kiên nhẫn, một thói xấu tai hại cản trở sự phát triển và ngăn trở người ta đến với thành công đích thực. Nếu giới trẻ quả thật là như thế thì elité của họ sẽ ra sao?
    4- Tôi thường nhận được một câu như thế này ở những người bạn trẻ tuổi: ?oChú đúng là lơ mơ thật, chẳng thực tế một chút nào?. Quả thật các bạn trẻ đã nhận ra sự vượt trội của họ trong chuyện này. Tôi thì đã đành, lơ mơ bẩm sinh. Còn bạn bè tôi không đến nỗi tệ như thế, nhưng tôi thừa nhận là họ, so với lớp trẻ hậu sinh cũng ?ochẳng thực tế chút nào?. Tuy nhiên có một điều ta cần để ý là ranh giới giữa thực tế và thực dụng rất mong manh. Trong cuộc sống, thực tế là tối cần thiết nhưng thực dụng thì nguy hiểm. Người thực dụng thì được nhiều (những giá trị vật chất) nhưng cũng mất nhiều (những giá trị tinh thần, thứ mà tiền bạc không thể mua được). Không biết các bạn đã suy nghĩ kỹ về điều này chưa.
    5- Mục đích của việc học tập là để tạo dựng tri thức nền tảng (văn hóa nền), hoàn thiện nhân cách và phát triển cơ thể để làm người. Giới trẻ bây giờ được sự ủng hộ của gia đình và xã hội có mục đích học cụ thể hơn nhiều: Học nhằm kiếm mảnh bằng để làm quan và để làm giầu. Việc hoàn thiện nhân cách và văn hóa nền bị đặt xuống hàng thứ yếu. Kết quả nằm ở những mẩu đối thoại sau đây:
    - Bạn có lý tưởng không?
    - Không!
    - Bạn có mục đích sống không?
    - Có.
    - Mục đích ấy là gì?
    - Học ngành ngân hàng, quản trị kinh doanh hoặc luật để có một chỗ làm tốt, lương cao.
    ?oMãi mãi tuổi hai mươi có bằng cấp, chỗ làm tốt, lương cao?. Không thể ?omãi mãi Đặng Thùy Trâm?. Đặng Thùy Trâm là một nhân vật của quá khứ, cái quá khứ một đi không trở lại và đang bị lãng quên mỗi ngày.
    Thế hệ bọn tôi là Thế hệ *********. Thế hệ Đặng Thùy Trâm là Thế hệ Chống Mỹ Cứu Nước. Thế hệ sinh ra sau chiến tranh là thế hệ gì? Một câu hỏi mà tôi muốn các bạn trẻ trả lời.
    6- Tôi có may mắn được làm việc cùng với các nhạc sĩ trẻ và có dịp tiếp xúc với một số bạn trẻ ở những nghành khác nhau. Nhiều người trong số họ là những nhân vật hàng đầu, tốt nghiệp ở những trường đại học danh tiếng ở nước ngoài. Có thể coi họ là những élite đương đại. Thông minh, sắc sảo, có kiến thức chuyên nghành rất sâu, rộng và mở trong suy nghĩ về con người và nhiều vấn đề xã hội, điều mà bọn tôi phần lớn là hẹp và đóng hơn. Khả năng thích ứng với môi trường mới tốt hơn bọn tôi nhiều.
    Nhưng... có vẻ họ chỉ sống trong hiện tại, cho hiện tại. Quá khứ nhẹ bồng, đôi lúc họ thăm viếng nó như một khách du lịch, đôi lúc chơi với nó như một thứ trò chơi trong những ngày lễ hội. Tôi là một người-ngày-xưa, hay để ý đến chuyện gốc và mất gốc nên lờ mờ nghĩ rằng chừng vài chục năm nữa, nếu cứ đà như thế này chúng ta sẽ có một Việt Nam khác, quốc tế hơn cả Singapor. Nước Việt Nam ấy sẽ có nhiều chuyên gia giỏi, nhiều công nhân tay nghề cao làm việc cho các Hãng, các tập đoàn siêu quốc gia, sẽ sử dụng một thứ siêu ngôn ngữ có tỷ lệ 10% từ thuần Việt, 40% từ Hán Việt, 50% từ tiếng Anh (ví dụ khi viết thư tình, cụm từ ?oanh yêu em? cầm chắc sẽ được thay thế bằng ?oI love you?) và người giầu có sẽ mở tài khoản ở các ngân hàng Thụy Sĩ, mua bất động sản ở Singapor, ở Pháp, Anh Quốc và Mỹ để lấy chỗ cho con cái đi học và cho mình nghỉ ngơi (còn dân trung lưu sẽ mua nhà ở Vientiane, Luang Prabang bên Lào để một năm vài tháng sang đó thụ hưởng đời sống thanh bình). Tôi mong rằng cái ý nghĩ lờ mờ này chỉ là do bị ám ảnh bởi những suy tưởng sai lầm của mình.
    Người Việt Nam tinh hoa trước tiên phải là một người nặng nợ với nơi mình sinh ra, yêu tiếng mẹ đẻ và nền văn hóa dân tộc rồi mới nói đến trình độ học thức, sự chuyên sâu và một năng lực thẩm mỹ cao dựa trên nền tảng văn hóa cơ bản vững vàng, dầy dặn. Người tinh hoa phải có khả năng tỏa sáng và lôi cuốn người khác trong những công việc mang lại lợi ích cho nhân dân và Tổ quốc mình. Tinh hoa không chỉ là giá trị trên phương diện nhận thức mà còn là giá trị trên phương diện hành động. ?oTrí thức trùm chăn? thì dù giỏi đến mấy, tinh tế đến mấy cũng không thể gọi là tinh hoa được. Và những ?otrí thức mất gốc? thì cũng thế.
    7- Nhìn nhận giới trẻ như thế liệu có bi quan quá không?
    Thời buổi này đáng sợ nhất là thái độ lạc quan tếu và sự ảo tưởng. Kết cục của nó sẽ là một bi quan tuyệt đối. Không ảo tưởng và cũng chẳng bi quan, cuộc sống là như thế. Những người có lương tâm một chút, hiểu biết một chút, ai cũng nhận ra sống bây giờ vui ít buồn nhiều bởi có rất nhiều cái chưa được, nhiều cái hỏng, nhiều sự thoái hóa ở ngay chính bản thân mình, của gia đình mình, của xã hội chứ chẳng cứ gì của giới trẻ.
    Thật khó mà có thể cất cao giọng hát hát cái câu hát của anh Trịnh Công Sơn ?oMỗi ngày tôi chọn một niềm vui?. Không có nhiều niềm vui đến như thế để chúng ta chọn lựa. Tôi đã trải qua một cuộc sống gian khổ mới nghiệm ra rằng chính nỗi buồn chứ không phải niềm vui, mới là quan trọng. Nhờ nó mà ta sống tốt hơn, nhờ nó mà uớc muốn đổi thay, nhờ nó mà đi tới.
    8- Giới trẻ cũng có nhiều người hay, có những người thật sự là élite của xã hội mới, ở nhiều khía cạnh họ tinh hoa hơn bọn tôi nhiều lắm. Nhưng người élite trẻ thì có, còn giới élite trẻ thì chưa. Thế hệ bọn tôi cũng thế, cũng chưa nốt. Chỉ có thế hệ các cụ, những người tinh hoa làm thành hẳn một tầng lớp xã hội, tầng lớp này tham gia cách mạng trở thành những nhân vật chủ chốt của một cuộc lật đổ ngoạn mục nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại: Lật đổ chế độ thực dân xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một quốc gia độc lập có chủ quyền đầu tiên trong hệ thống thuộc địa Pháp.
    Hãy nhìn vào thành phần chính phủ ***** năm 1945 thì có thể hiểu được điều này. Vậy làm thế nào để những người tinh hoa trẻ trở thành một tầng lớp, một lực lượng có vai trò dẫn đạo xã hội như các cụ ngày xưa (và như tất cả những gì mà giới élite ở các quốc gia phát trển khác làm được)? Người tinh hoa chẳng thể từ trên trời rơi xuống, nó vẫn là sản phẩm của một nền giáo dục, một hệ thống chính trị và một cấu trúc xã hội nhất định. Giới trẻ hiện nay chính là sản phẩm của nền giáo dục, hệ thống chính trị và cấu trúc xã hội của chúng ta. Tìm ra những khiếm khuyết của giới trẻ rồi đổ lỗi cho họ là sai lầm, là vô trách nhiệm.
    Làm thế nào để có nhiều người trẻ tinh hoa, và để những người trẻ này liên kết với nhau thành thành một giới, một lực lượng giữ vai trò quyêt định tương lai của dân tộc? Câu hỏi này dành cho những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý và có thể là cả túi tiền của các đại gia.
    http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/2009/07/856107/
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 03/07/2009
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    " Nhiệt liệt chào mừng ... "
    Những năm gần đây, nghe rất nhiều những phong trào ?onói không? với cái này, rồi ?onói không? với cái nọ? Thú thật, tôi thèm muốn trước nhất một thứ: nói không với ?onhiệt liệt chào mừng??
    Đó là những câu khẩu hiệu phản cảm và rất mất lòng dân. Từ Tổng Bí thư, *************, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, đến các vị hàng Bộ trưởng, Thứ trưởng? đi đâu cũng thấy treo khẩu hiệu ?onhiệt liệt chào mừng?. Ngay giữa Hà Nội, đến làm việc với các Bộ ngành cũng ?onhiệt liệt?. Về các tỉnh thành cũng ?onhiệt liệt?. Thậm chí đi kiểm tra phòng chống bão lụt cũng ?onhiệt liệt?.
    Một câu chuyện kỳ cục, chình ình ngay trên sóng truyền hình quốc gia, tôi đã viết từ hai năm trước:
    ?oBão số 4 sắp ập vào đất liền. Tối 25-9, VTV đưa tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đi kiểm tra tình hình... chỉ huy phòng chống lụt bão tại Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Ngay sau lưng, phía trên đầu ông Hải, người ta căng sẵn một câu khẩu hiệu "Nhiệt liệt chào mừng Phó Thủ tướng..." to tổ bố.
    Lạ vì kẻ dưới quen thói tung hô "nhiệt liệt", kể cả khi Phó Thủ tướng đi kiểm tra phòng chống bão lụt. Kỳ hơn khi ngài Phó Thủ vẫn chẳng nói gì, thản nhiên ngồi chễm chệ ngay trước câu khẩu hiệu "Nhiệt liệt" đó để huấn thị về phòng chống bão!?
    Có người bảo với tôi rằng do địa phương người ta ?otự ý?. Trách kẻ dưới đã đành. Nhưng quan trên, sao anh cứ chễm trệ ngồi ngay dưới những câu khẩu hiệu ?onhiệt liệt? ấy để huấn thị? Tôi không tin là họ không nhìn thấy và không đọc được.
    Thưở nhỏ, tôi đã đọc, nghe đâu đó câu chuyện về Hồ Chủ tịch. Chuyện rằng khi về địa phương, bước vào hội trường, Bác thấy treo một câu khẩu hiệu ?onhiệt liệt chào mừng? đỏ chói. Nghiêm sắc mặt, Bác chỉ tay bắt tháo ngay câu ?onhiệt liệt? đó trước khi ngồi làm việc.
    Tôi thấy hầu hết các quan chức hàng Bộ trưởng trở lên, trong tủ làm việc ai nấy cũng đầy ắp những tuyển tập về Hồ Chủ tịch. Nhưng có được mấy ai thuộc và ngấm câu chuyện ?onhiệt liệt? này?
    Về địa phương, xuống cơ sở là nhiệm vụ thường nhật, là nghĩa vụ và trách nhiệm, sao cứ phải ?onhiệt liệt?? Hay nói theo cách của Bác Hồ, ?ođày tớ? của dân về gặp chủ, sao cứ bắt ?ochủ? phải ?onhiệt liệt chào mừng?. ?oChủ? mà phải đi ?onhiệt liệt chào mừng?? ?ođày tớ? của mình sao?
    Tôi thích những câu này của cố nhà báo Trần Bạch Đằng: "Chẳng rõ từ bao giờ nảy sinh cái tệ cán bộ lãnh đạo "xuống" dân và cán bộ cấp dưới "hai tay xoa tít, cái đít cong vòng", một "báo cáo anh" hai "báo cáo anh". Vua chúa bỗng nhảy xổ vào chúng ta- những người cộng sản. Đành rằng có một số qui định, nghi thức mà phàm một quốc gia phát triển bình thường phải tuân theo, song làm nhạt nhoà mối thâm tình với đồng bào, đồng chí sẽ như cánh cổng sơn son dẫn vào chế độ quan liêu, vào... cung đình!"
    ?oNhiệt liệt chào mừng? là câu khẩu hiệu dành cho nghi thức ngoại giao. Mọi quan hệ quan-dân, trên-dưới trong hoạt động đối nội, trong trách nhiệm đương nhiên của Đảng, nhà nước và Chính phủ phải chấm dứt ?onhiệt liệt?. ?oĐày tớ? phải chấm dứt không được và không có quyền bắt ?oông chủ nhân dân? của mình phải ?onhiệt liệt chào mừng?.
    Tôi muốn phong trào ?onói không với nhiệt liệt chào mừng? được phát động và áp dụng ngay từ hôm nay. Mà trước hết, từ Tổng Bí thư, *************, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội? đến tất thảy các ngài Bộ trưởng, Thứ trưởng và Trung ương ủy viên.
    Không ?onói không với nhiệt liệt chào mừng? được thì cái quãng cách cầu nối với dân vẫn còn rất xa. Và mọi lời huấn thị, rao giảng dưới những câu ?onhiệt liệt? ấy rất khó lọt tai dân.
    Trương Duy Nhất
  5. dzamahamdzui

    dzamahamdzui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay thật là tình cờ! Không biết sao nữa, mình ngồi nhâm nhi cafe voi một nhóm bạn. Trong lúc tưng tưng nhắc lại mọi người nghe về các chương trình HĐXH mà mình từng làm, dzui có buồn có và khi nhắc về TD thật tình mà nói cả 3 trong 4 người ngồi đó ai cũng là người góp cái cần câu cơm cho nơi đó! Vậy là bao nhiêu cái nhà trồng N nhỉ? Quá nhiều ... và họ đã làm gì? Chảy nước mắt khi biết người ta lừa mình! Mình bỏ bao nhiêu công sức ra, mọi người góp gió thành bão để mà....
    GIó của mình thổi bùng ngọn lửa tham lam của người! Ôi tiếc làm sao!
    Rồi nhớ lại S đã từng nói Nhóm MM đi đến một nơi mà người nhận thành ý của mình một cách thời ơ! Biết nói sao đây?!? Suy ngẫm nhiều, ngủ không được nữa rồi! Thế nào cũng có người kêu là mình suy nghĩ lại làm chi? Biết nói gì ngoài trăn trở về lòng người, về những phù phiếm làm cho lòng người bị chai lỳ...
    Thế rồi cả nhóm cùng đi đến 1 quyết định là mình cũng sẽ làm với tư cách là đi đợt nào hết sạch đợt đó! Không giữ quỉ để nhẹ lòng.... như thế mà hay đấy!
  6. ruthamcau

    ruthamcau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Hãy làm cuộc sống đô thị văn minh lịch sự. Nói không với dán quảng cáo trên tường, cột điện ...
    Chung xây góp phần làm đô thị VIỆT NAM sạch đẹp.
    Tài trợ chính : CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ SÔNG CÔNG - BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG.
    Số ĐKKD : 4102073533.
    Miền Bắc : HTX VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TP HỒ CHÍ MINH ( 0933.210883)
    Miền Nam : HTX VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI.(0914.921339)
    Hãy giới thiệu và cùng tham gia góp phần xây dựng đô thị chúng ta : văn minh - sạch đẹp
    suy ngẫm...
  7. ruthamcau

    ruthamcau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
  8. ruthamcau

    ruthamcau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0

    Hãy làm cuộc sống đô thị văn minh lịch sự. Nói không với dán quảng cáo trên tường, cột điện ...
    Chung xây góp phần làm đô thị VIỆT NAM sạch đẹp.
    Tài trợ chính : CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ SÔNG CÔNG - BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG.
    Số ĐKKD : 4102073533.
    Miền Bắc : HTX VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TP HỒ CHÍ MINH ( 0933.210883)
    Miền Nam : HTX VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI.(0914.921339)
    Hãy giới thiệu và cùng tham gia góp phần xây dựng đô thị chúng ta : văn minh - sạch đẹp
    Hệ thống Website Vệ Sinh Đô Thị http://www.ruthamcau.com ; http://www.huthamcau.com ; http://www.hutbephot.com ; http://vesinhmoitruong.com ; http://www.vesinhdothi.com
    Miền Bắc là : www.HutBePhot.com
    Miền Nam là : www.RutHamCau.com
    suy ngẫm...
  9. SGheart

    SGheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2009
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    0
    Sáng đang chạy xe đi làm, giựt mình vì một hành động phun nhổ như tên bắn từ người cầm lái xe đang chạy trước mặt. Ngồi yên sau là một người nữ. Thầm nghĩ gã cầm lái này đi với phụ nữ mà không biết xấu hổ. Chạy lên hóa ra đó cũng là nữ. Ước gì bạn trai hoặc chồng của cô này nhìn thấy!
    Chợt nhớ một kỉ niệm đau lòng từ nhiều năm về trước, lâu lắm rồi.... Một sáng cũng đang chạy xe đi làm dưới trời mưa, áo mưa lùn phùn, đã lãnh trọn một cái phun từ một gã đàn ông, luống cuống vì bất ngờ, đường trơn, té ngã, chân đầy máu... Gã vô tư ngoái nhìn rồi chạy luôn. Nằm giữa đường, áo mưa vướng víu cùng xe, xoay sở tự bò dậy, nhìn máu rỉ từ chân hòa nước mưa, mím chặt môi... chạy đến nhà BF ở gần đó... BF đã đi làm, vào đến bệnh viện mà vẫn còn khóc... không phải vì đau...
    Khi nào thì chấm hết cảnh này, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ, giàu nghèo....
  10. madscientist

    madscientist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    1
    đọc chuyện này của anh làm em nhớ lại bản thân em cũng từng gặp 1 chuyện gần như tuơng tự như vậy
    Cách đây hơn 1 năm, lần đó em bị bệnh, nên đi tới 1 Pharmacy gần nhà để mua thuốc, lúc em đang mua thì có 1 bà lão ăn xin cũng vào mua 2000 đồng thuốc sỗ mủi
    nhìn bà lão khắc khổ và tiều tụy do sương gió, bộ đồ thì cũ kỹ, vá chằng vá đụp
    sau khi ông chủ tiệm đưa cho bà ấy vài viên thuốc (ko nho'''' chi''''nh xa''''c nhưng ít xịt) lão lạnh lùng nhận lấy 2000 từ tay bà già tội nghiệp đó
    em đứng ngay sát bên tức mình ko nhịn đc bèn nói "tiền thuốc của bà cụ để tôi trả cho"
    thế là lão miễn cưỡng đưa lại tờ 2000 cho bà cụ kia, và nhìn em với đôi mắt hình viên đạn
    thật ko hiểu sao mà lão í có thể nhận tiền của bà già đó, 2000 đó có làm cho hắn giàu thêm đc tí nào đâu
    Được madscientist sửa chữa / chuyển vào 00:29 ngày 01/10/2009

Chia sẻ trang này