1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân

Chủ đề trong 'Album' bởi doctruyen, 04/08/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
    Chương 30: Đại Bảo Bị Đả Kích (2)



    Trong lúc tức giận, Đại Bảo chạy ra ngoài. Chân cậu dài nên chạy rất nhanh, chớp mắt đã đến rừng cây nhỏ bên cạnh hồ nước. Đây là nơi cậu và bọn Thạch Đầu thường xuyên đến chơi, không biết tại sao cậu chạy đến chỗ này, lại không nghĩ ra tiếp theo muốn đến đi chỗ nào bèn trèo lên cây ngồi. Nhớ lại chuyện hôm nay, cậu không khỏi cảm thấy vô cùng oan uổng, bình thường Đại Bảo vô tư nghịch ngợm, hay gây chuyện giờ cũng bật khóc.

    Chu Tiểu Vân vừa ra cửa, chỉ kịp thấy bóng dáng Đại Bảo chạy rất nhanh, không đuổi kịp, vì thế theo đường đó đi tìm. Vừa đi vừa gọi: ” Anh Đại Bảo ―― anh Đại Bảo ơi ―― “

    Có một cậu bé cùng thôn tốt bụng nói cho cô biết: “Đại Nha, em đi tìm anh em à? Anh thấy hình như nó chạy về phía rừng cây nhỏ ấy.”

    Chu Tiểu Vân vội vàng nói cảm ơn rồi đi về phía rừng cây nhỏ tìm Đại Bảo.

    Đại Bảo là một cậu bé đơn thuần thẳng thắn, hình dung đơn giản chính là tứ chi phát triển, không có mưu mô, đối tốt với một người có thể móc tim ra vì người đó. Vì thế, từ nhỏ đến tận năm ba mươi tuổi, luôn có rất đông anh em đi theo anh ấy. Anh nóng tính, quật cường như con ngựa hoang đứt cương, Triệu Ngọc Trân không quản được, mặc kệ; còn ba Chu nói được hai ba câu là động tay động chân. Thật ra, Đại Bảo là một người ăn mềm không ăn cứng. Chu Tiểu Vân hiểu rõ tính anh mình. Nếu muốn thay đổi Đại Bảo chỉ có nước mềm mỏng dỗ dành, đánh mắng không phải biện pháp hữu hiệu.

    Chu Tiểu Vân đến rừng cây, từ xa cô thấy Đại Bảo ngồi vắt vẻo trên cây, trong lòng nghĩ nếu lúc này trực tiếp gọi chắc chắn anh sẽ không để ý đến mình. Vì anh ấy tức giận do lỗi của mình, phải đổi cách khác để anh ấy chủ động xuống mới được.

    Chu Tiểu Vân cố ý làm như không nhìn thấy Đại Bảo, gọi đi gọi lại: “Đại Bảo ―― Anh Đại Bảo ―― anh ở đâu ―― “

    Anh ở đây! Đại Bảo lau nước mắt vừa định trả lời, lại ngậm miệng.

    Hừ! Đều do Đại Nha, nếu không phải do nó sao hôm nay mình tức giận như vậy?

    Đại Bảo thở phì phì, quả nhiên đúng như Chu Tiểu Vân dự liệu, giận dỗi với em. Cậu không nghĩ đến, Chu Tiểu Vân chẳng làm gì, bài thi vẫn cất trong túi không lấy ra, do cậu ngang ngạnh giật lấy.

    Chu Tiểu Vân vừa đi vừa kêu, đột nhiên giẫm vào một cái hố rồi bị ngã.

    Ở trên cây Đại Bảo nhìn thấy rõ ràng, kinh hãi, vội tuột xuống, chạy xuống đỡ em: “Đại Nha, em thế nào, có đau không?” Còn phủi sạch đất cát trên người Chu Tiểu Vân.

    Tất nhiên không đau! Chu Tiểu Vân đã sớm nhìn thấy hố nhỏ này, cố ý làm như không thấy, giả vờ vấp ngã, quả nhiên khiến Đại Bảo trèo xuống. Bây giờ, tất nhiên phải kêu đau nếu không lộ mất.

    Đại Bảo luống cuống tay chân dỗ Chu Tiểu Vân đang che mặt khóc, không biết thật ra cô bé đang tủm tỉm cười trộm. Chờ dỗ được Chu Tiểu Vân “Nín khóc mỉm cười”, cuối cùng Đại Bảo cũng yên tâm. Lúc này, Đại Bảo sớm hết giận từ lâu, dẫn em gái về nhà ăn cơm tối.

    Đoạn nhạc đệm nho nhỏ này rất nhanh trôi vào quá khứ.

    Từ đó về sau, Đại Bảo ít suy tư lần đầu tiên trong đời nghiêm túc tự hỏi.

    Vì sao Đại Nha nhỏ hơn mình ba tuổi lại có thành tích tốt?

    Đại Bảo cố gắng hồi tưởng lại. Hình như Đại Nha nghe giảng nghiêm túc hơn mình, làm bài chăm chỉ hơn mình, đọc sách chăm chú hơn mình, luyện chữ kiên trì hơn mình… Cuối cùng, Đại Bảo không thể không phục, thừa nhận Chu Tiểu Vân chăm học hơn cậu.

    Đại Bảo vốn cảm thấy học tập không hề quan trọng, sau khi bị kích thích bởi sự ưu tú của Chu Tiểu Vân, bắt đầu có ý nghĩ phải học tập thật tốt. Dù thế nào, không thể kém em gái quá nhiều được!

    Trong kỳ nghỉ đông, lần đầu tiên Đại Bảo giở sách giáo khoa ra đọc. Ba Chu và mẹ Chu nhìn nhau, không hiểu sao hôm nay mặt trời lại mọc từ đằng tây thế này.

    “Ba nó à, mình xem sao Đại Bảo lại thế, từ trước tới nay chưa bao giờ thấy thằng bé ở nhà đọc sách cả.” Triệu Ngọc Trân đang lén lút nhìn Đại Bảo nghiêm túc ngồi vào bàn học đọc sách, thấp giọng hỏi Ba Chu.

    Ba Chu cũng cảm thấy kinh ngạc: “Đúng vậy, từ lúc Đại Bảo đến trường, ba ngày đi bắt cá, hai ngày đi bơi, có lúc không thèm làm bài tập. Anh nghĩ có thể con trai chậm lớn hơn, giờ cuối cùng nó đã hiểu ra. Thành tích của Đại Nha tốt như vậy, nó làm anh mà kém quá xa, thể nào cũng thấy mất mặt cho xem.”

    Ba Chu đoán thực ra gần đúng. Nói chung, bất kể vì nguyên nhân gì Đại Bảo thay đổi là chuyện cha mẹ vô cùng vui mừng.

    Chu Tiểu Vân lờ mờ đoán được nguyên nhân, mỗi ngày cô học cùng với Đại Bảo. Hằng ngày, ngoài việc viết chữ, cô còn bắt đầu đọc sách giáo khoa, chuẩn bị kiến thức sắp học ở kì tới.

    Một người dù thông minh cũng phải cố gắng mới có được thành tích tốt. Sau nửa năm, Chu Tiểu Vân càng hiểu sâu sắc điều đó. Trong việc học, cô tốn rất nhiều công phu, đọc trước bài trước khi đến lớp, sau khi nghe giảng chăm chỉ làm bài và ôn tập, không dám lơ là một phút.

    Cô ép mình tạo thành thói quen học tập. Có người từng nói, thói quen tốt sẽ ảnh hưởng đến con người khi còn sống. Cô muốn tranh thủ lúc mình còn nhỏ, tạo thành thói quen học tập, đến lúc lớn, muốn lười cũng không được.

  2. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0



    Khi trời lạnh, đàn vịt nhà họ Chu chỉ ở trong chuồng, không được thả ra ngoài.

    Chu Tiểu Vân không bỏ được thói quen tập thổi kèn harmonica ở cạnh hồ. Cô đoán mình mà lấy kèn ra thổi ở nhà, sẽ khiến cha mẹ nghi ngờ. Hơn nữa, tính Đại Bảo thích gây sự, Tiểu Bảo tò mò, Nhị Nha ưa góp vui, ngẫm lại khéo là cảnh gà bay chó sủa.

    Vườn hoa bí mật chính là chỗ Chu Tiểu Vân thường đến, cô đi vòng quanh hồ rất lâu mới phát hiện được một chỗ vô cùng bí ẩn.

    Xung quanh hồ có vài bụi cây lùm xùm. Vườn hoa bí mật của cô cách hồ nước không xa. Bên ngoài bao quanh bởi cây cao hơn một mét và có hai cây liễu rất to vừa vặn che khuất không gian nhỏ chứa được một, hai người này. Không đứng gần đó tuyệt đối không phát hiện bên trong còn có một không gian khác.

    Trước đây khi trời còn ấm áp, Chu Tiểu Vân thường lùa vịt vào hồ rồi trốn vào đó, cầm kèn harmonica tập luyện. Tiếng kèn harmonica vốn không quá lớn. Xung quanh hồ nước là một mảnh đất trống trải, ít người qua lại. Mấy đứa trẻ như rừng cây nhỏ cạnh hồ bọn Đại Bảo thích ra chơi cách chỗ này một đoạn. Vì thế, chưa có ai phát hiện ra Chu Tiểu Vân tập thổi kèn harmonica ở đây.

    Chu Tiểu Vân rất thích vườn hoa bí mật của cô, nhất là lúc trời sang thu, cành lá sum sê xanh tốt, hoa dại nở rộ, có cảm giác như đang ở thế ngoại đào nguyên. Cô lén lút xem chỗ này là vườn hoa bí mật của mình. Nơi đây chỉ thuộc về một mình cô, cô muốn nói gì cũng được, rất thoải mái tự tại.

    (Thế ngoại đào nguyên: ý chỉ một nơi tuyệt đẹp, ngăn cách với thế giới bên ngoài mà con người luôn nghĩ rằng nó có tồn tại. Có cả một sự tích về cụm từ này, có thể đọc thêm ở đây vietdaikynguyen.com/v2/culture/4-culture/367-dao-hoa-vien)

    Bây giờ là mùa đông, lá cây rụng hết, trơ lại cành cây trụi lủi. Chu Tiểu Vân vào rừng cây nhỏ, tìm một chỗ rễ cây tương đối bằng phẳng làm chỗ ngồi. Cô cảm thấy quay về thời thơ ấu vô lo vô nghĩ quả là đúng đắn.

    Đối với việc Chu Tiểu Vân thường xuyên ra khỏi nhà là mất tích nửa ngày, Triệu Ngọc Trân vô cùng khoan dung. Trong suy nghĩ của bà, con gái làm việc có chừng mực, chơi xong sẽ về nhà, không giống Đại Bảo nghịch ngợm hay gây sự chắc chắn là đi chơi với mấy đứa bạn. Cứ như vậy, thời gian cô ở vườn hoa bí mật càng lúc càng dài. Cô đã luyện thành thạo bài thầy Phương dạy và thổi được một số bài khá dài trong quyển nhạc phổ.

    Nghe thấy chính mình thổi ra tiếng kèn êm tai, Chu Tiểu Vân có cảm giác vui sướng và thoả mãn không nói nên lời. Cô tự luyện tập rất vui vẻ, nhưng có người lại không vui.

    Kỳ nghỉ đông, Vương Tinh Tinh nhà ở gần đó cùng Bé Mập, Tiểu Bất Điểm đến tìm cô chơi nhưng lần nào cũng không thấy Chu Tiểu Vân ở nhà. Mấy lần sau đó, đến Triệu Ngọc Trân bắt đầu cảm thấy kỳ quái. Không hiểu Chu Tiểu Vân rốt cuộc là chơi với ai, đợi Chu Tiểu Vân về nhà liền hỏi con: “Đại Nha, hôm nay Vương Tinh Tinh lại tới tìm con. Mẹ bảo là con sang nhà bạn khác chơi nhưng con bé nói ở nhà Bé Mập và Tiểu Bất Điểm không thấy con nên mới đến nhà tìm. Hằng ngày cơm nước xong con ra ngoài là đi chơi với ai?”

    Chu Tiểu Vân mặc một bộ quần áo bông rất dày, tuy ấm áp nhưng từ xa nhìn lại y như quả bóng nhỏ, rất xấu. Tới mùa đông đứa trẻ nào cũng mặc như vậy. cô không dám kháng nghị, trong lòng không khỏi hoài niệm áo lông vừa nhẹ vừa đẹp lại ấm áp, không biết mấy năm nữa nó mới xuất hiện. Nhưng mặc như vậy không phải không có chỗ tốt, cô nhét kèn harmonica vào bụng, bên ngoài khó phát hiện. Hằng ngày, cô giấu kèn trong áo, Triệu Ngọc Trân không hề hay biết.

    Nghe xong câu hỏi của mẹ, Chu Tiểu Vân nhất thời không tìm được người thích hợp làm bình phong. Nhà Ngô Mai quá xa, nói đến nhà bạn ấy rõ ràng là nói dối. Nhà Chu Chí Hải ngay bên cạnh, nếu nói đến nhà bạn ấy, rất dễ bị phát hiện. Nghĩ ra rồi, nhà Phùng Thiết Trụ cách nhà mình hơi xa, khoảng năm phút mới đến nơi, dùng cậu ấy làm lý do ứng phó trước đã:

    “Con đến nhà Phùng Thiết Trụ, bạn ấy nhờ con dạy mấy đề toán. Con không tiện từ chối nên hàng ngày sẽ dạy bạn ấy mấy bài. “

    Triệu Ngọc Trân vừa nghe đến tên Phùng Thiết Trụ, trong đầu lập tức hiện ra hình ảnh một cậu bé ục ịch, thấp tịt. Cậu bé này bà từng nhìn thấy mấy lần, cha của cậu là bác sĩ Phùng – khách quen của gia đình. Tiểu Bảo thường xuyên bị ốm không ít lần phải phiền đến người ta.

    Nghe Chu Tiểu Vân nói đến nhà dạy Phùng Thiết Trụ học toán, Triệu Ngọc Trân tin ngay, còn khen cô mấy câu và dặn dò nhớ bảo cậu bé đến nhà chơi.

    Chu Tiểu Vân thấy an toàn vượt qua cuối cùng cũng yên lòng, nhưng sau này, số lần cô ít ra khỏi nhà hơn. Lấy Phùng Thiết Trụ làm bia đỡ không thích hợp lắm, cha mẹ cô quen với bác sĩ Phùng. Chẳng may người lớn gặp nhau, lúc hàn huyên tâm sự vô tình nhắc tới đề tài này chẳng phải bị phát hiện hay sao? Dù sao, trời lạnh quá, điều kiện tập luyện không thuận lợi, đành tập ít đi vậy.

    Vương Tinh Tinh lại đến, thấy Chu Tiểu Vân ở nhà rất vui vẻ, lôi Bé Mập và Tiểu Bất Điểm tới nhà cô chơi.

    Mấy cô nhóc chơi chung với nhau, ngoài nhảy cước, còn có trò nhảy dây. Sợi dây thừng thô, rất dài, các nhà thường dùng để buộc túi, buộc bao. Có hai người, mỗi người đứng một đầu, dùng sức quất, mọi người canh thời điểm thích hợp nhảy vào, chơi rất vui. Chốc lát sau, trò này đã thu hút Chu Tiểu Hà và Chu Chí Hải chạy sang, gia nhập vào đoàn quân nhảy dây.

    Đại Bảo thấy nhiều người ở nhà chơi nên không ra ngoài. Cậu phụ trách việc quất dây. Mấy đứa nhỏ chơi chung, vui quên trời quên đất.

    Chu Chí Hải nhảy rất siêu, vừa nhảy vừa xoay người, mấy đứa con gái đã mệt, ngồi nghỉ, chỉ có cậu bé còn nhảy. Thấy mọi người đều đứng xem, Chu Chí Hải đắc ý, biểu diễn thêm mấy động khác khó hơn. Lúc nhảy một chân, khi thì nhảy hai chân xoay một vòng chạm đất, khiến mọi người hoa cả mắt, vỗ tay rầm rầm. Chu Chí Hải cười tít cả mắt, không chú ý giẫm phải dây thừng, “rầm” vấp ngã, nhất thời tiếng cười nổi lên bốn phía.

    Chu Chí Hải mặc áo bông dày, vấp ngã không đau, đứng lên vỗ vỗ bùn đất rồi lại tiếp tục nhảy.

    Mấy đứa trẻ con chơi đùa vui vẻ, chỉ mong kỳ nghỉ đông kéo dài thành hai tháng.

  3. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
    Chương 32: Bận Rộn Ăn Tết (1)



    Hai mươi ba, nấu kẹo mạch nha; hai mươi bốn, quét dọn nhà cửa; hai mươi lăm, tiễn ông Táo về trời; hai mươi sáu, nặn bánh bao…

    Gần đến năm mới, các nhà đều vội vã sắm đồ. Chợ tết bắt đầu họp từ ngày hai mươi ba tháng chạp, các bà các mẹ đi chợ mua cá, mua thịt, mua thức ăn, mua đường, mua rượu, mua hoa quả, chuẩn bị đồ Tết.

    Người dân ở quê quanh năm cực khổ, đến tết cũng phải bỏ tiền sắm đồ cho tươm tất, dù ít hay nhiều đều túi lớn túi nhỏ xách đồ về nhà.

    Mấy ngày nay, ba Chu đi sớm về trễ, bận rộn ở ngoài giúp nhà khác giết lợn. Rất nhiều nhà cả năm vỗ béo lợn để dành thịt ăn tết. Thịt lợn mổ ra có thể bán lấy tiền, trích một phần biếu người thân, bạn bè, hàng xóm. Còn lại để làm thịt viên rán, làm nhân bánh bao, nhân sủi cảo, ướp muối.

    Nội tạng của lợn cũng là món ăn rất ngon, gan lợn tim lợn xào lên ăn, tiết lợn làm tiết canh là ngon nhất. Còn có ruột và bao tử, rửa sạch, cuộn rau cải nướng thơm với tỏi có thể khiến bọn nhỏ chảy nước miếng ròng ròng.

    (Ta ngồi e*** mà còn thèm ấy chứ, tết bây giờ lớn rồi không còn thấy vui như hồi bé nữa. Không còn cảm giác háo hức chờ đợi, chỉ thấy nó như những ngày nghỉ dài được ở nhà thôi)

    Phần thịt mỡ rán lên lấy mỡ, mỡ lợn thơm lừng, vừa thơm vừa béo, tóp mỡ ngon đến nỗi suýt nuốt cả lưỡi. Mỗi lần trong nhà giết lợn, lũ trẻ đều nóng lòng như lửa đốt, ngồi bên cạnh ăn chực.

    Món ngon ngày Tết chủ yếu là thịt lợn, dân quê ít ăn gà, vịt, dê, bò. Năm nay, hai con lợn nhà Chu Tiểu Vân khá béo, một con bị ba Chu bán, còn con kia, ông cắn răng giết để trong nhà năm mới có thịt ăn.

    Lúc giết lợn, phải mời mấy người đàn ông khoẻ mạnh, dùng dây thừng trói lợn thật chắc, ba Chu cầm con dao bầu cực sắc để giết lợn đi tới. Cảnh máu me đầm đìa chỉ có Đại Bảo to gan mới dám nhìn. Chu Tiểu Vân, Tiểu Bảo và Nhị Nha trốn trong phòng không dám ra. Cô nghe thấy tiếng lợn kêu, trong lòng hơi sợ, đợi đến khi hết tiếng lợn mới dẫn hai em ra ngoài.

    Cân số thịt lợn được gần một trăm cân. Ba Chu biếu những người giúp đỡ, mỗi người hai ba cân. Mấy người không từ chối được, vui vẻ cầm về. Không phải nhà nào cuối năm cũng giết lợn. Dân quê không có nguồn thu nhập khác, hoàn toàn dựa vào lúa gạo trồng được và tiền bán lợn cuối năm. Phần lớn các nhà đều bán lợn đổi thành tiền để tiêu dùng.

    Ba Chu biếu một ít thịt heo cho nhà bác cả và nhà cô, còn nhờ chú tặng nhà chú Ba trong huyện thay ông. Còn thừa thì mang ra chợ bán, đến tết dù ít dù nhiều các nhà đều phải mua thịt, mười mấy cân mang lên chợ bán hết veo.

    Tiền bán thịt vừa đủ để sắm đồ tết. Đến lúc về nhà, trên tay ba Chu xách kín đồ. Triệu Ngọc Trân vui vẻ, xách mấy con cá to vào bếp, ướp muối để dành đến tết nấu món ngon.

    Đại Bảo liếc thấy tay phải của ba Chu cầm một túi hạt dưa to, có cả bánh kẹo, thèm chảy nước miếng, khóc nháo đòi ăn, bị ba Chu trừng mắt lườm thì im tịt. Ba Chu để đồ Tết lên nóc tủ quần áo rất cao. Đây là đồ để tiếp khách, Đại Bảo vàTiểu Bảo chỉ có thể nhìn mà không được ăn.

    Triệu Ngọc Trân đem cá ướp đặt trong vại, trong nhà còn có một lu dưa và củ cải chua của mùa đông năm nay. Bà tích trữ một ít trứng gà và trứng vịt, cắn răng làm thịt hai con gà và hai con vịt. Bà còn đi mua thêm ít đậu phụ, mọi thứ đã chuẩn bị gần xong. Trong nhà giữ lại hai mươi mấy cân thịt heo và nội tạng, có thể nói là rất nhiều món.

    Mùi thơm từ phòng bếp toả ra hấp dẫn bọn trẻ con. Triệu Ngọc Trân đang rán mỡ lợn.

    Thịt mỡ béo ngậy được cắt thành từng miếng lớn, xèo xèo trong chảo, nhanh chóng chảy ra rất nhiều mỡ. Lúc này, rất ít nhà dùng dầu thực vật, phần lớn dùng mỡ lợn. Chu Tiểu Vân rất thích dùng mỡ lợn xào nấu, có một hương vị đặc biệt khó diễn tả thành lời mà dầu thực vật thanh đạm không thể sánh được.

    Ba Chu không ngừng nhét rơm rạ vào đáy nồi. Bếp làm bằng đất, có một ống rất dài đưa khói ra ngoài. Khói đen từ rơm rạ đốt hơn phân nửa theo ống khói ra khỏi phòng, từ xa nhìn tựa như con rồng đen. Trong phòng vẫn mù mịt bởi khói, Ba Chu đứng mũi chịu sào hắt xì liên tục. Không khí trong phòng bếp tràn ngập mùi khói và mùi mỡ lợn, không thể ngửi được. Nhưng bốn đứa con nhà họ Chu vẫn ngồi lì không chịu ra, tám con mắt nhìn chằm chằm, chờ tóp mỡ được vớt.

    Đợi miếng thịt mỡ ngày càng nhỏ dần, mỡ trong nồi nhiều lên, lúc gần được, Triệu Ngọc Trân dùng một cái muôi, múc mỡ vào chậu lớn, lại dùng muôi đó vớt tóp mỡ vào bát. Tóp mỡ toả ra mùi thơm hấp dẫn, màu vàng óng mê người.

    Đại Bảo dùng tay bốc, bị phỏng hô to: “Ui cha, nóng quá, bỏng chết mất!”

    Triệu Ngọc Trân vừa vui vừa buồn cười: “Cái tính láu táu, đợi nguội rồi hãy ăn.”

    Chờ nguội bớt, tóp mỡ trở nên giòn giòn, lúc này nhét một miếng vào trong miệng. Nhai nhóp nhép ngon tuyệt. Chu Tiểu Vân thấy đây đúng là món ngon hiếm có trên đời, nếu trộn thêm ít đường trắng thì đến bàn đào của Vương Mẫu nương nương cũng không ngon bằng.

    Đại Bảo và Tiểu Bảo còn tâm trí nào nhớ đến cái gì là đường trắng nữa, mỗi người một tay bốc một tay bỏ vào miệng ăn lấy ăn để. Nhị Nha còn nhỏ với không tới, nhìn các anh được ăn nên khóc nháo.

    Chu Tiểu Vân vội vàng bế em lại gần, bắt đầu đút cho Nhị Nha ăn. Nhị Nha được ăn mấy miếng rốt cuộc không khóc nữa, cái miệng nhỏ nhắn không ngừng nhai. Chu Tiểu Vân liên tục đút, tranh thủ lúc Nhị Nha đang nhai mới ăn mấy miếng.

    Chốc lát sau, một bát lớn tóp mỡ hết sạch.

    Con sâu trong bụng ăn no, Đại Bảo dẫn Tiểu Bảo đi chơi. Chu Tiểu Vân biết cha mẹ bận rộn, tự động dắt Nhị Nha ra ngoài.

  4. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
    Chương 33: Ngày Tết Bận Rộn (2)



    Bà chọn miếng thịt không quá nạc không quá mỡ, băm nhuyễn, trộn thêm trứng gà, một ít gừng, chút muối, nặn thành viên thịt nho nhỏ xinh xinh vừa ăn. Có người làm thịt viên cho thêm củ cải hoặc cải trắng làm nhân bên trong, ăn cũng rất ngon. Năm nay, nhà họ Chu giết lợn béo, thịt lợn nhiều, Triệu Ngọc Trân định làm nhiều thịt viên hơn, cho bọn trẻ ăn một bữa thoả thích.

    Bình thường trong nhà ít khi được ăn thịt, lũ trẻ còn nhỏ thiếu thốn đủ bề. Nhìn Đại Bảo và Tiểu Bảo tranh nhau bốc tóp mỡ, bà thấy các con ăn ngon vừa vui vừa buồn. Nếu không phải nhà nghèo ít có thịt ăn, sao bọn trẻ đến nỗi ăn tham như thế? Làm mẹ, trong lòng bà không thấy vui nổi!

    Vì thế, bà quyết định nặn nhiều thịt viên, cho các con ăn đã nghiền.

    Đợi thịt viên nặn xong, Đại Bảo và Tiểu Bảo chạy đi chơi, chờ đống tóp mỡ trong bụng tiêu hoá hết lại chạy về, thấy mẹ đang nặn thịt viên thì rất vui. Trẻ con đứa nào cũng thích ăn thịt viên hết. Nếu tép mỡ bình thường may ra vẫn có cơ hội ăn nhưng thịt viên phải đến Tết mới có.

    Vì sao trẻ con thích những ngày Tết nhất? Chỉ riêng được ăn những món ngon chúng đã thích mê tơi, chứ chưa nhắc tới, đến Tết còn có quần áo mới và tiền mừng tuổi.

    Ngày hai mươi lăm tháng Chạp, anh em nhà họ Chu ăn đến nỗi miệng bóng loáng, vô cùng thoả mãn.

    Sáng hôm sau, Triệu Ngọc Trân lại chuẩn bị nồi hấp bánh bao, bánh màn thầu. Những thứ này để ăn đến hết mười lăm tháng giêng, vì thế phải sang mượn nồi hấp cực lớn của nhà bác Cả. Năm ngoái phần lớn làm bánh màn thầu, rất ít bánh bao có nhân. Năm nay Triệu Ngọc Trân làm nhiều bánh bao thịt, còn dùng đường đỏ làm bánh đường hình tam giác, một nồi hấp ba tầng hơn nửa ngày mới xong.

    (Giải thích một chút ha. Ban đầu ta cứ nghĩ hai loại này là một, sau tra mới phát hiện ra hơi khác một chút. Bánh màn thầu 饅頭bính âm: mántóu. Còn bánh bao tiếng Trung là 包子; bính âm: bāozi. Màn thầu có chiều rộng khoảng 4 cm, chiều dài 15 cm, mềm, đặc ruột và có mùi vị đặc trưng. Để thưởng thức bánh màn thầu, người ta đem chiên trong dầu nóng và ăn cùng với sữa hoặc hấp chín. Thông thường màn thầu không nhân, còn bánh bao có nhân ở trong. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta không phân biệt như vậy mà màn thầu được dùng để chỉ chung cho cả loại có nhân hoặc không nhân. Nguồn: wikipedia)

    Ba Chu phụ trách phần băm thịt, trộn nhân, Triệu Ngọc Trân nhanh tay nhồi bột, cán mỏng. Đại Bảo thấy trong nhà náo nhiệt, không ra ngoài chơi mà ở cạnh quấy rối. Chu Tiểu Vân muốn làm giúp nhưng thấy hai em không có người trông nên tìm cớ nhờ anh trai.

    “Anh ơi, anh xem Tiểu Bảo và Nhị Nha không chịu nghe lời em kìa. Anh lớn nhất, Tiểu Bảo Nhị Nha chắc chắn sẽ nghe lời anh, anh dẫn hai em ấy ra ngoài chơi đi, thể nào hai đứa cũng vui lắm.”

    Dăm ba câu lừa được Đại Bảo thích được khen dắt Tiểu Bảo và Nhị Nha đi chơi, Chu Tiểu Vân rửa sạch tay rồi qua giúp mẹ.

    Triệu Ngọc Trân xếp những cái bánh bao đã được hấp chín ra mâm cho nguội bớt, thấy Chu Tiểu Vân nặn rất nhanh và khéo thì ngạc nhiên lắm.

    Đôi tay nhỏ bé của Chu Tiểu Vân bốc một ít bột, vo tròn rồi cán mỏng làm vỏ bánh, dùng thìa nhỏ xúc nhân vào chính giữa, sau đó dùng tay nhấc và kéo một phần vành bột phủ lên đỉnh viên nhân, xếp thành từng nếp cho đến hết. Cuối cùng, cô túm hết các nếp bột xoay tròn tạo thành một núm bột ở trên, một cái bánh bao nhỏ xinh được nặn xong.

    Ban đầu, Chu Tiểu Vân chưa quen tay, đợi nặn xong hai cái bánh bao, toàn bộ ký ức từ kiếp trước đã ùa về.

    Động tác càng ngày càng thuần thục, mặc dù không nhanh bằng mẹ Triệu Ngọc Trân nhưng tốc độ gần bằng ba Chu. Bánh bao cô nặn khá đẹp, vừa không quá tròn vừa không méo, nhìn nhỏ nhắn xinh xắn.

    Có Chu Tiểu Vân giúp nên tiến độ nhanh hơn, tới xế chiều, toàn bộ bánh màn thầu, bánh bao, bánh đường tam giác đã được lấy ra khỏi nồi hấp.

    Bánh màn thầu vừa lớn vừa to, bánh đường hình tam giác rất đáng yêu, trong bánh bao có nhiều cái nhỏ nhắn xinh xinh đều là tác phẩm của Chu Tiểu Vân. Cô khá hài lòng về tay nghề của mình. Khỏi phải nói, được hoan nghênh nhất là những chiếc bánh bao nhỏ của Chu Tiểu Vân.

    Bữa trưa tất nhiên là món bánh bao thịt thơm ngào ngạt, một mình Đại Bảo ăn hết năm cái.

    Chu Tiểu Vân thích ăn bánh đường hơn. Nhân đường đỏ bên trong sau khi hấp chín hoá thành nước đường, cắn một miếng, vừa ngọt vừa thơm lại nóng hổi. Cô vốn không ăn nhiều cũng ăn ba cái mới ngừng.

    Chờ đến lúc trả nồi hấp, Triệu Ngọc Trân thả vào trong đó mấy cái bánh bao, bánh màn thầu, sai Chu Tiểu Vân và Đại Bảo mang sang trả cho nhà bác Cả. Đại Bảo không rõ vì sao phải bỏ bánh bao ăn ngon như thế vào ***g hấp, lầm bầm hai câu.

    Triệu Ngọc Trân trắng mắt nhìn con: “Mượn đồ của người khác không thể trả lại tay không, tất nhiên phải để mấy cái bánh bao, bánh màn thầu vào đó. Hôm nay con ăn nhiều bánh bao như thế chưa chán à?”

    Những lời mắng không đau không ngứa này từ trước đến nay Đại Bảo không bao giờ để trong lòng, cười hì hì, cùng Chu Tiểu Vân mang nồi hấp sang nhà bác Cả.

    Bác Cả đang bận rộn đóng bàn cho khách. Bác gái Thẩm Hoa Phượng thấy hai người sang trả vội vàng nhận lấy rồi bảo hai đứa vào nhà chơi.

    Nồi hấp nói nặng không quá nặng nhưng không hề nhẹ. Đại Bảo cao lớn thì không sao chứ Chu Tiểu Vân thở hổn hển, may mà mấy bước đã đến nơi.

    Chu Tiểu Hà rót cốc nước cho Chu Tiểu Vân uống, cô uống vài hớp mới cảm thấy thoải mái hơn.

    Bác gái cất bánh bao, bánh màn thầu trong nồi hấp thì thấy bên trong có hai cái bánh bao nhỏ hơn, cười hỏi một câu: “A, năm nay có hai cái bánh bao nhỏ xinh, tay ai nặn thật khéo.”

    Không đợi Chu Tiểu Vân khiêm tốn, Đại Bảo lanh chanh trả lời: “Bác gái, mắt bác thật tinh tường, hai cái này là Đại Nha gói. Bánh mẹ và cha con gói lớn hơn một chút. Bánh của Đại Nha rất xinh, đến con còn không nỡ ăn.”

    Thật ra, Đại Bảo thấy bánh bao thịt phải to mới ngon. Trưa nay cậu ăn liền một mạch năm cái bánh bao lớn, nếu ăn cái nhỏ chắc ăn bảy, tám cái.

    Bác gái rất bất ngờ, quan sát hai bánh bao một lúc. Đúng là to bằng bàn tay trẻ con, mặt trên các nếp được xếp rất đẹp, trông đáng yêu vô cùng. Nếu không phải Đại Bảo nói, tuyệt đối không nghĩ nó là do một đứa bé sáu bảy tuổi gói.

    Được bác gái khen, trong lòng Chu Tiểu Vân hơi đắc ý, nhưng cô vẫn khiêm tốn mấy câu, không hề tỏ vẻ kiêu ngoại, khiến bác gái càng thưởng thức và yêu thích.

    Chu Tiểu Hà lập tức nhìn Chu Tiểu Vân bằng con mắt khác, đến giờ cô bé còn chưa biết nặn bánh bao! Chu Chí Hải thừa dịp mọi người nói chuyện không chú ý, ăn mấy cái bánh bao, vừa ăn vừa nghĩ ngon quá!

  5. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
    Chương 34: Ngày Tết Bận Rộn (3)



    Mỗi khi đến Tết, việc khiến trẻ con vui nhất ngoài ăn uống chính là có quần áo mới để mặc. Dù thế nào, cha mẹ cũng phải mua cho bọn nhỏ một bộ quần áo và giày mới ăn Tết.

    Nhà họ Chu đông con, Tiểu Bảo mặc áo cũ của Đại Bảo, Nhị Nha mặc áo bông cũ của Chu Tiểu Vân. Còn cô thì mặc quần áo cũ của Chu Tiểu Hà. Bây giờ, áo cô đang mặc trên người là áo bông năm kia Chu Tiểu Hà từng mặc, Chu Tiểu Vân cao hơn bạn bè cùng trang lứa nên mặc hơi cộc.

    Triệu Ngọc Trân mua vải bông về, chuẩn bị may quần áo mới cho bọn nhỏ. Trong thôn, có một nhà chuyên may đồ người lớn, còn đồ trẻ con phần lớn do các bà các mẹ làm. Tay nghề của Triệu Ngọc Trân không kém, một buổi chiều cắt quần áo, may cho Đại Bảo làm một bộ quần áo mới, đến tối may thêm được cho Chu Tiểu Vân một bộ.

    Vốn dĩ thời thơ ấu của Chu Tiểu Vân rất ít khi được may quần áo mới. Nhưng giờ cô hiểu chuyện, ngoan ngoãn khiến cha mẹ vui lòng nên Triệu Ngọc Trân sẵn dịp có tiền, may thêm cho con gái. Bộ quần áo mới của Chu Tiểu Vân màu đỏ, màu sắc rực rỡ rất bắt mắt. Cô rất vui, không ai không thích mặc quần áo mới. Đáng tiếc đến mùng Một mới được mặc quần áo mới, giờ chỉ có thể ngắm thôi, phải đợi thêm mấy ngày.

    Áo bông của Đại Bảo màu xanh, cậu thích lắm, cứ nằng nặc đòi mặc luôn.

    Triệu Ngọc Trân nhất quyết không đồng ý: “Quần áo mới đến năm mới mới mặc. Con khỉ con như con mặc không quá hai ngày thể nào cũng lấm lem bùn đất. Đến lúc đó, đến nhà người khác chúc Tết, ai cũng mặc áo mới, chỉ có con mặc quần áo bẩn đi chúc Tết, rất khó coi!” Nói xong, cất quần áo mới đi.

    Chu Tiểu Vân an ủi Đại Bảo: “Anh Đại Bảo, còn ba bốn ngày nữa đến Tết rồi, rất nhanh thôi.” Đại Bảo không dám ầm ĩ nữa.

    Tiểu Bảo và Nhị Nha không có quần áo mới, mỗi đứa có một đôi giày mới, một đôi tất mới.

    Càng gần đến đêm ba mươi, chợ phiên càng nhộn nhịp. Mỗi sáng Triệu Ngọc Trân đi chợ, lúc về hai tay kín đồ. Hồi ấy, đến mười lăm tháng giêng chợ mới họp lại. Đồ ăn hơn nửa tháng phải chuẩn bị kĩ nên bà rất bận.

    Ba Chu chuẩn bị làm thịt gà vịt nuôi hơn nửa năm để thiết đãi người thân hôm tất niên. Con vịt khá ngoan bắt một lần được ngay, nhưng hai con gà trống choai chạy mấy vòng quanh sân, tốn bao công sức để bắt. Gà mái được giữ lại để đẻ trứng, không nỡ giết, còn gà trống thì không may mắn như vậy. Lúc con dao sắc bén kề sát cổ, nó giãy giụa một lúc rồi nhắm mắt.

    Chu Tiểu Vân từ trước đến nay không dám nhìn cảnh giết gà. Đợi đến lúc nó chết hẳn, cô mới dám bước lại gần. Nhân lúc ba Chu mổ bụng, làm sạch bên trong, Chu Tiểu Vân cẩn thận nhặt những chiếc lông đẹp nhất trên mình gà trống, được một bó to.

    “Em lấy lông gà làm gì thế?” Đại Bảo hỏi.

    Chu Tiểu Vân giả vờ bí mật, không nói cho anh trai biết. Đợi đến lúc cô đi lấy vải và mảnh đồng, Đại Bảo cuối cùng đã hiểu. Thì ra định làm cầu đá!

    Đầu tiên dùng một miếng vải bọc vòng đồng lại, rồi may năm hoặc sáu cái lông gà lên trên. May lông gà là một nghệ thuật, may không đúng sẽ khiến trọng tâm bị lệch sang một bên. Đôi tay khéo léo của Chu Tiểu Vân làm rất nhanh, khiến cho Đại Bảo nhìn hoa cả mắt, chỉ chốc lát sau, một quả cầu rất đẹp được làm xong. Cậu mặt dày xin em gái quả cầu mang đi khoe.

    Chu Tiểu Vân ngẫm nghĩ một lúc, lấy một sợi len dài buộc lên chóp để Tiểu Bảo cầm trong tay, dùng chân đá đá. Tiểu Bảo có đồ chơi mới, chơi rất vui vẻ. Mặc dù Nhị Nha không thích chơi nhưng vẫn cầm quả cầu trong tay, hồn nhiên nghịch nghịch mấy sợi lông gà.

    Một lúc sau, Chu Tiểu Hà chạy sang. Cô bé rất thích quả cầu Đại Bảo cầm trong tay nhưng nói thế nào Đại Bảo cũng không chịu đưa. Nghe cậu ta nói là do Chu Tiểu Vân làm nên chạy sang xin.

    Thấy quả cầu mình tiện tay làm đột nhiên trở thành đồ bán chạy, Chu Tiểu Vân ách nhiên thất tiếu, vội vàng làm cho Tiểu Hà một cái.

    (ách nhiên thất tiếu: á khẩu không cười được)

    Quả cầu của Tiểu Hà dùng lông gà màu nâu, bên dưới lông hơi xù lên, cũng rất đẹp. Đạt được mục đích, Chu Tiểu Hà vô cùng thoả mãn, đứng trong sân chơi đá cầu với Chu Tiểu Vân.

    Chu Tiểu Hà người cao chân dài, tâng một lần gần mười cái, dương dương đắc ý.

    Chu Tiểu Vân nổi lên lòng hiếu thắng, vững vàng tâng ba mươi cái mới ngừng. Tiểu Bảo và Nhị Nha đứng bên cạnh nhìn quả cầu bay lên hạ xuống thích mê, thấy chị gái tâng siêu thì vỗ tay trầm trồ khen ngợi. Được em trai em gái khích lệ, cô càng hứng trí, tâng bằng cả hai chân, dùng đầu ngón chân đá nhẹ, thỉnh thoảng, chân trái vòng ra sau, hơi nhảy lên, dùng chân phải tiếp được cầu. Kỹ thuật đa dạng khiến quả cầu bay lên lượn xuống trông rất đẹp mắt.

    Chu Tiểu Hà trợn mắt há hốc mồm, biết không thắng được, bội phục sát đất, đứng cạnh vỗ tay ầm ĩ.

    Khi Vương Tinh Tinh, Bé Mập, Tiểu Bất Điểm và mấy người nữa đến nhà Chu Tiểu Vân chơi, mọi người tranh nhau đá cầu.

    Bất đắc dĩ, Chu Tiểu Vân lại phải đi tìm thêm lông gà để làm cầu. Khốn nỗi, đã dùng hết số lông đẹp của con gà trống bị giết lúc nãy. Đại Bảo xung phong nhận việc đi bắt một con gà sống nhổ lông đuôi của nó, gà trống chạy loạn khắp sân. Bọn trẻ đứng chờ không đợi nổi, nhào vô giúp một tay.

    Nhất thời, mấy đứa trẻ vì bắt con gà trống đang chạy loạn kia mà chạy ngược chạy xuôi, vất vả bắt được thì mệt không nói nên lời, thở hổn hà hổn hển.

    Chu Tiểu Vân đứng bên ôm bụng cười.

    Mấy đứa trẻ mang cầu về khoe với các bạn khác gần nhà. Có nhiều người bị con cái quấn lấy, đòi nhổ lông gà trong nhà làm quả cầu. Năm nay, trò đá cầu lông gà trở thành trò chơi được trẻ con trong thôn thích nhất.

  6. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
    Chương 35: Ngày Tết Bận Rộn (4)



    Đến ngày hai chín tháng Chạp, ngay cả góc tường trong nhà cũng được quét sạch bằng chổi lông gà, bàn ghế được lau sạch. Đồ dùng trong nhà được chuẩn bị đầy đủ. Ba Chu còn mua dây pháo về, để đến đêm ba mươi và sáng sớm mùng Một đốt.

    Ba Chu mời người chuyên viết câu đối trong thôn đến viết đôi câu đối đỏ, dùng hồ dán trên cửa.

    Cửa phòng khách dán câu đối là:

    Xuân hồi đại địa.

    Phúc mãn nhân gia

    (Dịch nghĩa: Xuân về khắp chốn. Người người có phúc)

    Chữ viết rất to, rất tinh tế. Chu Tiểu Vân đứng nhìn lâu, nghĩ thầm sang năm phải luyện thư pháp thật tốt, tự viết câu đối cho nhà mình.

    Trong lòng trẻ con mong ngóng, thời gian trôi càng chậm. Sau khi ăn xong bữa trưa, Đại Bảo thấy thời gian buổi trưa vốn ngắn ngủi, hôm nay dài đằng đẵng. Cậu ngóng từ sáng sớm mong mau đến tối, ngay cả đi chơi cũng không chú tâm.

    Về phần vì sao à?

    Trẻ con đứa nào chẳng biết, sau khi ăn cơm tối chính là tiết mục bọn nhỏ mong đợi nhất: Phát tiền mừng tuổi!

    Đến chạng vạng, cả nhà đến nhà tắm thôn bên cạnh tắm rửa.

    Lại nói đến chuyện này, tắm là rắc rối duy nhất hiện nay Chu Tiểu Vân không thể giải quyết được. Trời ấm còn đỡ, có thể đun nước nóng tắm ở nhà, đến lúc trời trở lạnh thì phiền toái nảy sinh.

    Trong thôn không có nhà tắm, nhà tắm gần nhất là ở thôn cô Út, đi mất hơn một tiếng, vì vậy một tháng Chu Tiểu Vân chỉ được tắm hai lần. Không có cách nào khác, đành cố nhịn, đừng chê bẩn, ai mà chẳng thế.

    Đến tết, tất nhiên phải tắm rửa sạch sẽ đón năm mới, ba Chu còn định dắt Đại Bảo và Tiểu Bảo đi cắt tóc. Tóc hai đứa sắp quá mang tai.

    Không ít người có cùng suy nghĩ, vì thế nhà tắm vốn không lớn chật ních các bà các mẹ dắt con, cháu đến tắm. Ở đây không có vòi hoa sen, chỉ có một bể nước nóng cực lớn. Nước không trong như ban đầu mà hơi đục. Chu Tiểu Vân tự kiềm chế, không dám nghĩ rốt cuộc đã có bao nhiêu người từng tắm rửa trước mình, nhanh chóng tắm xong, mặc quần áo rồi ra ngoài. Ba Chu đúng lúc dẫn Đại Bảo và Tiểu Bảo ra.

    Đợi một lúc, Triệu Ngọc Trân ôm Nhị Nha bước ra. Ba Chu muốn dắt con trai đi cắt tóc, Triệu Ngọc Trân cũng đi theo.

    Bình thường, cửa hàng nhỏ vắng bóng người nay đông nghịt. Đợi một lúc lâu mới đến ba cha con. Thợ cắt tóc tay nghề không cao lắm, cắt kiểu tóc ngắn đơn giản.

    Ba cha con cùng lúc đứng lên, từ cao đến thấp, cùng một kiểu đầu, Chu Tiểu Vân thấy len lén cười trộm.

    Triệu Ngọc Trân nhìn tóc của Chu Tiểu Vân, cô thầm kêu không ổn. Quả nhiên, Triệu Ngọc Trân lên tiếng:

    “Đại Nha, tóc của con nửa năm chưa cắt rồi, dài quá ngang vai, nên cắt đi thôi!”

    Không cắt! Đợi mãi mới buộc được đuôi ngựa mà! Chu Tiểu Vân biết rõ không thể trực tiếp phản đối, chỉ có thể đi đường vòng, cười làm nũng: “Mẹ, con không cắt đâu. Chú cắt tóc rất đông khách, còn nhiều người đang chờ.”

    Đúng vậy, không ít người đang đứng chờ, cả nhà cắt tóc.

    “Nhưng mà, tóc của con quá dài, buộc rất tốn thời gian.”

    Hằng ngày bà bận trăm công nghìn việc, có mấy đứa con, một sân gà vịt lợn phải cho ăn no. Làm gì có thời gian buộc tóc cho con cái.

    “Mẹ, mẹ quên rồi sao! Con toàn tự buộc tóc mà, không mất thời gian đâu. Mẹ đừng cắt tóc của con, con thích tết bím tóc, tóc ngắn y như con trai ý.”

    Chu Tiểu Vân sau khi tóc dài qua mang tai bắt đầu dùng dây nịt đủ màu tự thắt bím tóc ình, không cần mẹ bận tâm..

    Triệu Ngọc Trân không còn lời nào để nói, con gái tự buộc được tóc thì tuỳ nó vậy!

    Chu Tiểu Vân thành công khiến Triệu Ngọc Trân bỏ đi ý định, bảo vệ được mái tóc của mình, trong lòng cô rất vui mừng. Giờ chưa có dầu gội đầu, khó tránh tóc bị khô xơ, được cái trông dễ nhìn hơn. Cô định sau này tích cực ăn vừng, cải thiện chất tóc.

    Sau khi về nhà, Triệu Ngọc Trân bắt tay vào làm mâm cơm quan trọng nhất trong năm: cơm tất niên.

    Trên bàn vuông bày kín đĩa thức ăn, có cá nướng, có gà quay, có thịt viên rán, có trứng xào. Người dân ở quê rất chú trọng bữa cơm này. “Gà, thịt, cá, trứng” phải đủ hết.

    Bữa cơm này mấy anh em ăn no căng, bụng tròn xoe. Tiểu Bảo ăn không ít cá khiến Triệu Ngọc Trân rất cao hứng.

    Sau khi cơm nước xong, ba Chu vào trong nhà lấy đồ ra.

    Đại Bảo hưng phấn nhấp nhổm, Chu Tiểu Vân cũng bị anh lây cảm xúc, chờ mong tiền mừng tuổi.

    Bình thường trẻ em gần như không có tiền tiêu vặt, tối đa được ột, hai giác mua bút viết. Có ai muốn túi quần trống rỗng không? Tiếc là trong nhà không dư dả, số lần trong người Đại Bảo và Chu Tiểu Vân có tiền cực hiếm.

    Ba Chu bắt đầu phát tiền mừng tuổi, Đại Bảo là con cả được nhận đầu tiên, mở ra nhìn thấy là hai ngàn, kêu to.

    Hai ngàn đó, đủ mua rất nhiều đồ chơi. Đến tết, mấy cậu nhóc thích nhất là “Diêm tiên”, rất giống que diêm, quẹt một tí quăng ra xa tự nổ. Một xu một hộp, Đại Bảo thích đã lâu. Giờ đã có tiền mua, bảo sao Đại Bảo không vui cho được. Lúc này, đầu óc cậu loé lên tia sáng, tính mua đủ hai mươi hộp, một ngày chơi hết hai hộp không thành vấn đề.

    Chu Tiểu Vân mở phong bao của mình, không có gì bất ngờ cũng là hai ngàn. Cô không khoa trương như Đại Bảo, rất có gia giáo, khẽ mỉm cười, trong lòng thầm tính toán mua bút lông về luyện thư pháp.

    Tiểu Bảo chưa đi học, tiền mừng tuổi ít hơn, một nguyên. Chỉ vậy đã khiến cậu hài lòng. Cầm đồng một nguyên mới tinh, nhảy choi choi y hệt anh trai.

    Nhị Nha nhỏ nhất, tượng trưng được năm hào. Con bé cười toe toét, giấu tiền trong túi quần, chọc cha mẹ cười vang.

  7. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
    Chương 36: Năm Mới Vui Vẻ



    Trời tờ mờ sáng, Chu Tiểu Vân bị tiếng pháo ầm ĩ đánh thức. Cạnh gối là một miếng bánh nhỏ, phải ăn lúc chưa nói gì, vì vậy được gọi là “Bánh khai khẩu”.

    Cắn hai miếng, bánh mềm xốp, thơm ngọt, vị ngọt quanh quẩn mãi, rất lâu chưa tan. Đây là món Chu Tiểu Vân thích ăn nhất, chỉ đến Tết mới bán, bình thường muốn mua cũng không mua được. Hơn nữa, lúc này mùi vị bánh chính tông, người bán không gian dối. Sau này, bánh bị bớt xén quá nhiều nguyên liệu.

    Chu Tiểu Vân mặc quần áo mới lên người. Khi may, Triệu Ngọc Trân làm hơi rộng, để năm sau vẫn mặc vừa. Tổng thế mà nói khá vừa người. Cô cố tình ra soi gương, trong gương mình lớn thêm một tuổi. So với nửa năm trước, cao hơn một tí, người cũng mập hơn, không gầy như trước.

    Chu Tiểu Vân thuần thục dùng dây nịt các màu buộc tóc thành hai xoáy tròn hai bên, cùng với áo bông màu đỏ và làn da trắng nõn, đôi mắt sáng ngời, ngắm đi ngắm lại là một cô bé đáng yêu, lúc này mới hài lòng đi ra.

    “Ba, năm mới tốt lành. Mẹ, năm mới tốt lành.”

    Ba Chu và Triệu Ngọc Trân cười đáp, để Chu Tiểu Vân ăn sáng.

    Cơm sáng có sủi cảo thịt gọi là “loan loan thuận” (mọi việc thuận lợi), còn có món bánh trôi “Nguyên bảo”, khi ăn không được gọi sai tên, nói sai sẽ bị mắng. Chu Tiểu Vân không hiểu xuất xứ mấy cách gọi này, dù sao gọi theo cũng không sai.

    Khi ăn “Nguyên bảo” phải cắn được một đồng tiền xu, điều này mang ý vui mừng. Theo phong tục, phải dán đồng tiền xu này lên tường, đến hết mười lăm tháng giêng mới gỡ xuống, tất cả sẽ cho Chu Tiểu Vân.

    Ăn trúng tiền xu được cho là điềm lành đầu năm, năm mới có vận may. Sáng sớm, Triệu Ngọc Trân đã nhét bốn đồng tiền xu vào nhân bánh.

    Ba Chu là người đầu tiên ăn trúng, mặt mày rạng rỡ, mong rằng năm nay sẽ có tài vận. Triệu Ngọc Trân cũng cắn được một cái, cộng thêm Chu Tiểu Vân thì chỉ còn một viên bánh trôi có tiền xu.

    Đại Bảo thấy Chu Tiểu Vân lấy hồ dính đồng xu lên tường, mắt đỏ lên, la hét muốn ăn bánh trôi có tiền xu. Thực ra, cậu không hề thích ăn ngọt, vì một đồng tiền và vận may, cậu hi sinh rất nhiều.

    Ăn bốn viên mà chưa thấy bóng dáng đồng xu đâu, Đại Bảo bắt đầu bực mình. Dùng đũa xé đôi tất cả viên bánh, cuối cùng đúng ý gắp được tiền xu, cậu vui vẻ mang nó đi dán.

    Chờ Tiểu Bảo và Nhị Nha ăn cơm xong, bốn anh em bắt đầu đến nhà họ hàng chúc tết.

    Đầu tiên là đến nhà bác Cả. Bác gái cầm một nắm hạt dưa lớn, đầy đường và hoa quả đưa cho bọn nhỏ. Chu Tiểu Vân khách khí nhận một hai thứ, Đại Bảo thì nhét đầy cả túi.

    Bất ngờ hơn là bác Cả mừng ỗi đứa một ngàn tiền mừng tuổi. Tiểu Bảo tuy nhỏ cũng biết tiền là thứ tốt vội vã nhận lấy, nhét vào trong túi.

    Chu Tiểu Vân dạy Tiểu Bảo: “Còn không mau cảm ơn bác.”

    Tiểu Bảo nghe lời lặp lại. Bác Cả liên thanh khen bọn trẻ hiểu chuyện.

    Nhị Nha học theo, non nớt nói: “Cháu cảm ơn bác.” Khiến cho bác Cả, bác gái đều nở nụ cười.

    Đại Bảo thấy có tiền mừng tuổi mắt phát sáng như sao, thầm thì với Chu Chí Hải mua diêm tiên.

    Chu Tiểu Vân không kịp ngăn cản chỉ thấy Đại Bảo nhanh như chớp không thấy bóng dáng, đành phải thay Đại Bảo nói cám ơn.

    Từ nhà bác Cả ra, đội ngũ chúc tết có thêm Chu Tiểu Hà. Đi hết các nhà, đội ngũ càng ngày càng đông. Đi một vòng từ đầu thôn đến cuối thôn, gặp người thì nói “Năm mới tốt lành, chúc phát tài”, Chu Tiểu Vân cười rạng rỡ. Qua năm mới, gặp người phải cười thật tươi, không cười nổi cũng cố mà cười!

    Chúc tết xong đã là hơn một tiếng sau. Cuối cùng được nghỉ ngơi, Chu Tiểu Vân nghĩ thầm.

    Không đợi quay đầu, Vương Tinh Tinh, Bé Mập và Tiểu Bất Điểm chạy tới tìm, bắt cô cùng đi đá cầu. Chu Tiểu Vân cười khổ hỏi: “Tớ không đi được không?”

    “Tất nhiên là không!” Mấy người trăm miệng một lời.

    Chu Tiểu Vân đành xốc lại tinh thần, bất đắc dĩ nhận mệnh.

    Chúc tết và chơi đùa qua mùng một tết. Sau một ngày, hai chân Chu Tiểu Vân như nhũn ra. Không đợi cô kịp nghỉ ngơi, ngày thứ hai bắt đầu đi thăm họ hàng.

    Nét đặc sắc trong phong tục đón tết của người Trung Quốc chính là ăn uống. Ăn ở nhà, ăn ở nhà họ hàng, thân thích đến nhà mình ăn, cô gái đã lấy chồng ăn lại mặt, dẫn người nhà ngoại đến ăn, các anh chị em trong nhà tụ tập ăn uống… Nói chung, ngoài ăn ra chỉ có ăn. Nếu như đến tất cả nhà thân thích ăn uống khéo hết tháng giêng mới ăn xong.

    Mùng hai là ngày về nhà ngoại. Triệu Ngọc Trân vốn rất ít khi về nhà mẹ đẻ về cùng chồng và các con.

    Nhà ngoại Triệu Ngọc Trân có ba chị em, chỉ có một cậu là con út, chưa kết hôn. Triệu Ngọc Trân đứng thứ ba, hai chị gái đã lấy chồng. Lúc về, đông người vui nhà vui cửa, nhiều trẻ con líu ríu rất náo nhiệt.

    Lúc ăn cơm, người lớn ngồi riêng một bàn uống rượu, dọn một bàn nhỏ cho trẻ con ăn.

    Nhị Nha được mẹ ôm ngồi cùng với mâm người lớn. Ba anh em Chu Tiểu Vân và hai đứa bé nhà dì Cả, đôi song bào thai nhà dì Hai ngồi quanh một bàn nhỏ.

    Tiểu Bảo thấp bé nhiều món với không tới, Chu Tiểu Vân cầm bát gắp thức ăn cho em. Triệu Ngọc Trân thỉnh thoảng liếc nhìn, thấy Chu Tiểu Vân chăm sóc Tiểu Bảo rất tốt cũng yên lòng, quay đầu tiếp tục nói chuyện với chị em.

  8. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
    Chương 37: Không Ai Không Thích Tiền Mừng Tuổi



    Ở nhà ngoại một ngày, đến lúc về nhà, túi mấy anh em nhà họ Chu đã căng phồng.

    Bà ngoại, dì Cả, dì Hai, mỗi người mừng tuổi một ngàn. Cậu chưa kết hôn, vừa đi làm một năm, có tiền lương nên mừng hai ngàn. Đếm tiền mừng tuổi cất trong túi quần, Đại Bảo hài lòng, mắt híp thành sợi chỉ, miệng há to nhét vừa một quả trứng gà.

    Chu Tiểu Vân không giống Đại Bảo, lộ rõ vui mừng trên gương mặt. Cô biết số tiền mừng tuổi này một phần lớn phải “nộp vào ngân sách”, cùng lắm cho giữ số lẻ tiêu xài.

    Mừng tuổi trẻ con chỉ cho đẹp thôi. Đối với người dân quê mà nói, đó là một khoản không thể không chi trong ngày Tết. Mấy anh em nhận được bao nhiêu tiền lì xì, mẹ Triệu Ngọc Trân cũng phải bỏ bằng đó tiền mừng tuổi lại. Vì thế, tiền mừng tuổi của trẻ con đương nhiên bị “sung công”, đoán chừng được giữ đến mùng năm tháng giêng là tốt lắm rồi.

    Dù thế đi chăng nữa, trẻ con hiếm khi có nhiều tiền đến vậy, đứa nào đứa nấy mặt mày hớn hở, cất tiền vào túi. Trong túi có tiền, đến bước đi cũng khí thế hơn nhiều.

    Đại Bảo là một cậu bé lanh lợi, sớm dùng tiền lì xì của mình, đi mua diêm tiên chơi với đám bạn. Tiếng pháo “đùng đoàng” vang cả ngày không dứt.

    Tiểu Bảo siêng năng chạy đến tiệm tạp hoá. Đồ ăn ngon trong nhà không ăn, chăm chăm mua mấy món quà vặt bình thường thèm không có tiền mua. Chỉ có Nhị Nha nhỏ tuổi nhất chưa biết dùng tiền, nhưng hàng ngày con bé cất tiền mừng tuổi trong túi áo, không cho ai động vào, mới tí tuổi đã ra dáng “thần giữ của”.

    Chu Tiểu Vân thầm tính toán trong lòng, muốn tiêu một khoản trước khi nộp lại, về phần mua gì, cô đã suy nghĩ kỹ.

    Sáng mùng ba nhà cô Út đến, từ xa nghe thấy tiếng động cơ xe ba bánh của chú Ngô Hữu Đức. Ngô Lỗi ngồi phía trên, nhảy xuống, chạy thẳng về phía nhà Chu Tiểu Vân, rủ Đại Bảo đi chơi, cộng thêm Chu Chí Hải, ba người không biết chạy loạn đi đâu nữa.

    Ngô Mai thấy Chu Tiểu Vân thì vui lắm, dính chặt lấy cô. Cô đi đến đâu, cô bé theo đến đó như hình với bóng. Chu Tiểu Vân nhớ sau khi nghỉ đông đây là lần đầu tiên gặp lại bạn, cha mẹ bận chuẩn bị đồ Tết, không có thời gian dắt cô đến nhà cô Út.

    Tình huống của Ngô Mai không khác cô là mấy, khoảng mười ngày hai đứa không gặp nên nói mãi không hết chuyện – tất nhiên người nói mãi không hết chuyện là Ngô Mai.

    Mười giờ sáng, nhà chú Ba ở thị trấn về đến quê.

    Chú Ba Chu Quốc Dân mặc áo màu đậm, đeo kính, nom đẹp trai hơn các anh trai. Thím Ba Tống Minh Lệ là giáo viên dạy ngữ văn ở trường trung học trọng điểm của tỉnh. Năm nay, thím hai mươi chín tuổi, vóc người thon thả, bên ngoài mặc áo khoác nỉ, có khí chất ưu nhã của phần tử trí thức.

    Loại khí chất trên người Tống Minh Lệ khiến Chu Tiểu Vân vô cùng hâm mộ. Cô cảm thấy một người phụ nữ có thể không xinh đẹp, diễm lệ nhưng nhất định phải có khí chất. Khí chất là thứ rất mờ ảo, nhìn không thấy, khó diễn tả thành lời, không sờ được mà người khác dễ dàng nhận ra.

    Lại nói tiếp, ba chị em dâu mỗi người một vẻ.

    Bác gái Thẩm Hoa Phượng lớn tuổi hơn, năm nay tầm ba mươi tuổi, hơi đầy đặn, nét hiền từ của phụ nữ trung niên.

    Mẹ cô Triệu Ngọc Trân nhỏ hơn, khuôn mặt đẹp nhất, dù để mặt mộc cũng không che được nét đẹp trời sinh.

    Thím Ba Tống Minh Lệ không có nét đầy đặn của bác gái hay vẻ đẹp của mẹ cô nhưng thím có sự nữ tính đặc biệt, không nói rõ được. Cách ăn mặc của thím ấy không chạy theo mốt, có điều chẳng hề lạc hậu. Thím có phong cách riêng của mình, cách nói năng học thức hơn xa phụ nữ nông thôn chưa một lần đặt chân lên thành phố. Thím đứng đó lập tức khiến nét đẹp của các chị dâu nhạt nhòa hẳn.

    Xem đi, đây là khí chất của phụ nữ trí thức đó! Chu Tiểu Vân rất thích thím Ba. Giọng của thím nhỏ nhẹ, lễ phép đúng mực, xử sự chu toàn. Chu Tiểu Vân luôn mong mình có thể trở thành người như thím.

    Nhà chú Ba chỉ có một cậu con trai tên là Chu Chí Viễn, bằng Tiểu Bảo năm nay sáu tuổi, biết cách ăn nói hơn Tiểu Bảo nhiều. Mặc dù không thường xuyên về quê, nhưng cậu bé nhanh chóng hoà đồng, chơi đùa với các anh.

    Sau khi Đại Bảo sinh ra không lâu, ông nội Chu Tiểu Vân qua đời, chỉ còn một mình bà nội ở cùng chú Ba. Chú và thím đi làm cả ngày, không có thời gian chăm lo việc nhà, bà nội sáu mươi tuổi còn khoẻ mạnh, ở nhà trông cháu, nấu cơm, giặt giũ lo hết mọi việc. Tống Minh Lệ biết thời biết thế, thường xuyên đưa tiền tiêu vặt cho bà nội, mua thêm quần áo mới hằng quý, bà nội cảm thấy con dâu thứ ba hiếu thuận càng không chịu về.

    Triệu Ngọc Trân thường ở sau lưng oán giận mẹ chồng bất công. Nhà chú Ba chỉ có một đứa, từ lúc Chu Chí Viễn đẻ ra đã trông đến tận giờ. Nhà mình đông con, không thấy bà về chăm đứa nhỏ hộ.

    Chu Quốc Cường nghe những lời này thì không vui: “Chú Ba và vợ đều đi làm, không có thời gian trông con. Mẹ ở đó nấu cơm cho hai người. Chúng ta ở quê hằng ngày ở nhà, cần gì có người thay chúng ta chăm con, mình có nhiều thời gian mà. Còn nữa, nhà có thêm miệng ăn tự chú ấy nuôi. Nhiều năm qua, mẹ do chú Ba phụng dưỡng, không để chúng ta phải bỏ ra một xu. Nếu để mẹ ở nhà chúng ta, hai vợ chồng mình nuôi con còn tốn sức, huống chi nuôi mẹ.”

    Nhắc tới chuyện nuôi mẹ, Triệu Ngọc Trân thức thời ngậm miệng.

    Bà nội trở về, thấy đám cháu trai cháu gái thì vui mừng vô cùng, đem tiền riêng bình thường tích cóp ra mừng tuổi. Lớn đi học rồi bà cho hai ngàn, nhỏ được một ngàn. Bọn nhỏ thấy tiền lì xì thì cười toe toét, bà nội phát tiền lì xì cũng thấy vui.

    Cô Út mừng mỗi đứa một ngàn. Nhưng thím Ba hào phóng hơn nhiều. Tờ năm ngàn mới tinh vô cùng chói mắt, Triệu Ngọc Trân và Thẩm Hoa Phượng vội vàng lì xì lại Chu Chí Viễn năm ngàn. Nhà chú Ba chỉ có một con, Chu Tiểu Vân nghĩ thầm tính ra nhà mình có lời nhất.

    Cô yên lặng nhẩm tính trong lòng, chợt phát hiện trên người mình có tận mười mấy ngàn. Vào lúc này, trẻ con có bằng đấy tiền là một khoản cực lớn.

  9. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
    Chương 38: Đón Tết Chính Là Ăn No Nê



    Theo truyền thống, ngày đầu tiên đương nhiên ăn bữa trưa ở nhà bác Cả Chu Quốc Phú. Đêm đó, nhà chú Ba ngủ ở nhà bác Cả. Sáng mùng bốn, mọi người tụ tập ở nhà Chu Tiểu Vân, từ sáng sớm Triệu Ngọc Trân đã thức dậy để chuẩn bị mọi việc.

    Ba Chu đến nhà bác Cả mượn bàn ăn lớn, đủ chỗ ười người, nếu có thêm trẻ con thì kê sát ghế vào vẫn ngồi vừa. Từ trước tết Triệu Ngọc Trân đã chuẩn bị sẵn gà, vịt, thịt, cá, bày từng đĩa từng đĩa trên bàn ăn.

    Lúc người thân đến nhà ăn cơm ngày Tết phải dùng tiêu chuẩn cao nhất để đãi khách. Nếu mỗi người không được ăn no thì mặt mũi chủ nhà mất sạch. Vì thế, mọi khi nấu ăn còn tiết kiệm mỡ như Triệu Ngọc Trân cũng hào phóng, dùng mỡ xào.

    Tuy trong bốn anh em nhà họ Chu, nhà mình nghèo nhất nhưng từ trước đến nay bà luôn chi tiêu hào phóng, một năm mới có một ngày dù sao cũng phải ra vẻ một chút, không thể để mọi người coi thường. Nghĩ bụng thế, bà lại thả thêm thịt viên vào nồi.

    Chu Tiểu Vân không thích ngồi ở góc bàn. Già trẻ lớn bé quây quần xung quanh bàn, trẻ con bị kẹp chặt, phải đứng dậy mới gắp được thức ăn. Cô lấy cớ xuống bếp phụ giúp, ba Chu bận nên tuỳ ý cô.

    Củi dưới đáy nồi nổ lép bép, Triệu Ngọc Trân luôn chân luôn tay xào nấu, Chu Tiểu Vân đảm nhiệm việc bê thức ăn.

    Bát canh nóng hổi người lớn bưng còn thấy nóng, Triệu Ngọc Trân sợ con gái bị phỏng không cho cầm trực tiếp. Chu Tiểu Vân cầm khăn lau bát áp quanh miệng bát, độ nóng vừa phải lại không lo trượt tay, được mẹ khen thông minh.

    Chu Tiểu Vân thấy có món mình thích thì bảo mẹ phần một ít trong chén nhỏ ình. Một người ăn thoải mái không phải tranh cướp, thích hơn ngồi bàn lớn nhiều!

    Một bữa trưa ăn gần đến hai rưỡi chiều. Triệu Ngọc Chân thu dọn đồ thừa, bác gái Thẩm Hoa Phượng và thím ba Tống Minh Lệ cũng xuống giúp. Trẻ con đều chạy ra ngoài chơi, chỉ có Chu Tiểu Vân ở lại, quét nhà, xếp gọn ghế.

    Thẩm Hoa Phượng khen: “Chị bảo thím hai này, Đại Nha nhà thím đúng là đứa trẻ ngoan hiếm thấy. Mới tí tuổi, mà cái gì cũng biết, y hệt bà cụ non. Mấy hôm trước, con bé và Đại Bảo mang nồi sang trả, chị thấy bên trong có bánh bao nhỏ hơn nên hỏi dăm ba câu, thế mới biết là bánh bao Đại Nha nặn. Em xem, con bé mới mấy tuổi mà tay lại khéo thế chứ, ui chao, còn làm được cầu lông gà. Tiểu Hà nhà chị ở nhà hay đá cầu nghe nói cũng do Đại Nha làm.”

    Bên ngoài Triệu Ngọc Trân cười, khiêm tốn mấy câu, thực ra trong lòng hoa nở tưng bừng. Không có người mẹ nào không thích nghe người khác khen con mình.

    Tống Minh Lệ hơn nửa năm không về quê, lần đầu tiên nghe nói, không khỏi nhìn kĩ Chu Tiểu Vân. Chỉ thấy cô bé nghe thấy được khen cũng không tỏ vẻ đắc ý, lễ phép cười với Thẩm Hoa Phượng, xếp gọn ghế dài chồng lên nhau thành từng hàng.

    Thấy Chu Tiểu Vân không kiêu ngạo, Tống Minh Lệ tán dương, mỉm cười gật đầu: “Lâu rồi em chưa về, trẻ con thay đổi nhanh thật. So với trước đây,Đại Nha trưởng thành hơn, có thể đi học được rồi.”

    “Thím Ba ơi, Đại Nha nhà chị năm ngoái đã vào lớp một rồi.” Triệu Ngọc Trân vinh hạnh nói. Tống Minh Lệ tốt nghiệp đại học, lại làm giáo viên, những lời khen của cô ấy giá trị hơn chị dâu cả nhiều.

    Tống Minh Lệ rất ngạc nhiên: “Thật sao? Em nhớ sang năm nay Đại Nha mới bảy tuổi. Năm ngoái, sáu tuổi con bé đã đi học ư? Đọc sách sợ sớm quá. Đại Nha, ở trường, con có nghe hiểu bài không?”

    Chu Tiểu Vân không thích khoe khoang, gật đầu trả lời ngắn gọn: “Con có thể hiểu ạ.”

    “Đứa bé này khiêm tốn quá. Cuối kỳ thi, hai bài đều đạt điểm tuyệt đối. Nghe Hải kể con bé đứng đầu khối lớp một đấy nhé.” Thẩm Hoa Phượng sớm nghe con mình Chu Chí Hải nói chuyện Chu Tiểu Vân đứng đầu kì thi, lúc đó ở nhà còn than ngắn thở dài. Cùng là trẻ con sao lại khác nhau nhiều như vậy?

    Thấy sự kinh ngạc lộ rõ trong ánh mắt Tống Minh Lệ, lòng hư vinh của Triệu Ngọc Trân được lấp đầy. Được một lần ngẩng cao đầu trước cô em dâu luôn hơn mình mọi mặt quả là chuyện đáng ghi vào sử sách: “Đại Nha xin đi học. Ban đầu chị và anh em không đồng ý, thấy con bé đến trường quá sớm, nhưng nó cứ kiên quyết theo ý mình, anh chị không còn cách nào đành gật đầu. Không ngờ, thành tích cao như vậy.”

    Tống Minh Lệ lập tức nhìn Chu Tiểu Vân bằng con mắt khác xưa. Là một cô giáo, cô luôn có ấn tượng tốt với học sinh ngoan, chăm chỉ học hành. Sau đó, Triệu Ngọc Trân kể hết các ưu điểm của con gái mình, dù chưa hề có nửa điểm quá lời cũng đủ khiến Tống Minh Lệ ngạc nhiên hơn nữa.

    Chu Tiểu Vân rất vui vì thím ba đánh giá tốt về mình nhưng nghe mẹ mình nói thao thao bất tuyệt, dù da mặt cô dày cũng không chịu nổi, chạy trối chết.

    Hôm sau, đoàn người di chuyển đến nhà cô Út.

    Hôm nay là mùng năm, gọi là xông năm cũ. Nhà Chu Phương rất rộng, trẻ con chạy qua chạy lại ầm ĩ khắp nhà. Con gái do Chu Tiểu Hà dẫn đầu, cộng thêm Chu Tiểu Vân và Ngô Mai, tính cả Nhị Nha bé nhất tổng cộng có bốn người tụ tập nhảy dây, đá cầu, coi như văn nhã. Đám con trai Đại Bảo lớn nhất, nhì là Chu Chí Hải, Ngô Lỗi, cộng thêm Chu Chí Viễn và Tiểu Bảo, năm bé trai dưới sự lãnh đạo của Đại Bảo quậy tung trời.

    Hai ngày nay, người vui nhất là Chu Chí Viễn nhà chú Ba. Cậu là con một trong nhà, có rất ít bạn bè. Lần này được chơi cùng các anh chị em họ khiến cậu cực kỳ vui vẻ. Đến tối, dỗ mãi mà không chịu về.

    Chu Chí Dân nói nửa ngày không được, Tống Minh Lệ nghiêm mặt, không nói hai lời, Chu Chí Viễn đã ngoan ngoãn xoay người. Người trong nhà đứng xem cười không ngớt.

    Bà nội không đành lòng thấy cháu trai mình thương yêu nhất ủ rũ, ghé vào tai nói thầm: “Viễn Viễn, cháu đừng buồn. Ngày mai, nhà bác Cả, bác hai và nhà cô Út đến nhà chúng ta ăn cơm. Mai con lại được chơi với anh Đại Bảo.“

    Chu Chí Viễn nghe vậy lập tức vui vẻ ra mặt.

  10. doctruyen

    doctruyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    13.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
    Chương 39: Nhà Chú Ba Ở Thị Trấn (1)



    Chú Ba Chu Quốc Dân làm việc ở bưu điện thị trấn, phụ trách đưa báo cho các cơ quan. Bưu điện phát cho xe đạp để đi lại, đằng sau có một cái thùng to.

    Hồi đó, làm trong các cơ quan nhà nước được gọi là “Bát sắt”. Chu Quốc Dân tuy chỉ tốt nghiệp trung cấp bưu điện nhưng học rất giỏi. Sinh viên bình thường chẳng kiếm nổi việc làm tốt như chú ấy.

    (Bát sắt rất chắc chắn, không dễ vỡ vì thế dùng từ này chỉ những người làm trong nhà nước sẽ có công việc ổn định, lâu dài)

    Thím Ba Tống Minh Lệ vốn là người thành phố, tốt nghiệp đại học sư phạm, sau khi ra trường được phân đến trường trung học trọng điểm của huyện – trường trung học Anh Minh. Khi đó, đãi ngộ của giáo viên không cao như bây giờ. Lương của thím không bằng chú nhưng một cô gái có văn hoá, có việc làm thời ấy hiếm vô cùng. Vì thế, các anh em, chị dâu trong nhà đều tôn trọng thím.

    Tống Minh Lệ không đến mức coi thường dân quê nhưng luôn có cảm giác kiêu ngạo, cao hơn mọi người. Chẳng qua thím rất biết cách đối nhân xử thế, không tỏ vẻ là người thành phố khi đối xử với mọi người.

    Không phải Thẩm Hoa Phượng và Triệu Ngọc Trân không có khúc mắc với em dâu út. Đều là con dâu nhà họ Chu, Tống Minh Lệ cao cao tại thượng, trong lòng hai người không thoải mái. Nhưng, thím luôn chịu chi, khiến hai người không thể nói ra nói vào.

    Không nói việc gì xa xôi, Tống Minh Lệ mừng tuổi bọn trẻ năm ngàn, mấy nhà cộng lại là tám đứa. Lần chi này không phải con số nhỏ. Phải biết rằng, khi đó tiền lương một tháng của giáo viên chỉ có bốn mươi ngàn.

    Lúc rút tiền Tống Minh Lệ cười rạng rỡ, mắt không chớp một cái. Thẩm Hoa Phượng và Triệu Ngọc Trân dù cũng mừng lại Chu Chí Viễn năm ngàn nhưng nhà chú Ba chỉ có một đứa, tính ra nhà mình vẫn có lời. Bởi vậy, lúc ăn cơm, hai người nói chuyện với Tống Minh Lệ hoà nhã hơn.

    Ăn Tết luân phiên giữa các nhà, cuối cùng đến lượt nhà Chu Quốc Dân ở thị trấn.

    Thị trấn cách nhà Chu Tiểu Vân khoảng bốn mươi, năm mươi dặm đường, đạp xe đạp mất hơn một tiếng. May mà nhà dượng có xe ba bánh, chỉ mất một nửa thời gian.

    Dọc đường đi, xe ba bánh không lớn ngồi kín người nhà họ Chu. Không tính Ngô Hữu Đức lái xe, trên xe có Chu Quốc Phú, Thẩm Hoa Phượng, Chu Quốc Cường, Triệu Ngọc Trân và Chu Phương là năm người lớn, tám đứa trẻ con. Lúc này, Chu Quốc Cường và Triệu Ngọc Trân cuối cùng cũng than thở vì nhà mình đông con nhất, trong số trẻ con nhà mình chiếm một nửa.

    Bọn nhỏ thấy được vào thị trấn đều rất hưng phấn, cả đám chăm chú ngắm cảnh vật hai bên đường. Đầu tiên đi qua mấy mảnh ruộng, càng về sau, đường càng ngày càng rộng, trong tầm mắt lác đác xuất hiện mấy cửa hàng, rốt cuộc vào địa phận thị trấn.

    Nhà Chu Quốc Dân ở trong khu tập thể do bưu điện cấp, có ba phòng, một phòng khách một phòng ngủ, được cái bà nội chịu khó nên thu dọn rất sạch sẽ, ngăn nắp. Phòng rộng chín mươi mét vuông, bốn người ở thì rộng nhưng người đến đông đúc lập tức trở nên chật chội.

    Tống Minh Lệ và bà nội bận nấu nướng, trong phòng khách kê một bàn to, trong phòng bếp kê một bàn vuông nhỏ hơn cho trẻ con ngồi. Ăn cơm ở đây mọi người hơi câu nệ, không ồn ào nói chuyện như ở quê, tốc độ ăn nhanh hơn.

    Sau khi ăn xong, người lớn ngồi một chỗ nói chuyện, trẻ con chạy đi chơi. Chu Chí Viễn rất quen thuộc địa bàn của mình, dẫn bọn Đại Bảo ra ngoài chơi.

    Kiếp trước, số lần Chu Tiểu Vân đến nhà chú Ba ít ỏi, ký ức sớm mơ hồ. Lúc này cẩn thận quan sát, phát hiện đa số căn hộ bấy giờ đều vuông vức, không trang trí nhiều, tường quét vôi trắng, vô cùng đơn giản.

    Nhưng Chu Quốc Dân làm ở bưu điện nên khắp nơi trong nhà có báo chí, hơn nữa Tống Minh Lệ là giáo viên ngữ văn nên trên giá sách chất đầy sách văn học khiến Chu Tiểu Vân như nhặt được châu báu, tiện tay cầm một quyển sách đọc.

    Chu Tiểu Hà ngồi gần Chu Tiểu Vân có chút nôn nóng, giựt dây: “Đại Nha, khó có dịp chị em mình lên thị trấn chơi, nên ra ngoài đi dạo xung quanh. Bọn Hải tót chơi rồi, chị em mình ra tìm bọn nó đi!”

    Chu Tiểu Vân không định đi chợt nhớ ra mình cần mua mấy món đồ nên gật đầu đồng ý. Nhị Nha còn quá nhỏ ngồi vắt vẻo trên đùi Triệu Ngọc Trân. Chu Tiểu Hà, Chu Tiểu Vân và Ngô Mai ba cô bé đi ra ngoài.

    Bước ra khỏi cửa, Chu Chí Viễn, Đại Bảo và mấy đứa con trai khác đang chơi diêm tiên trên bãi đất trống. Con gái không ai thích chơi trò chơi nguy hiểm như đốt pháo nên ba người không qua đó.

    Chu Tiểu Vân nhân cơ hội nói: “Chúng ta đi về phía trước, dạo xung quanh một vòng nhé, mua dây buộc tóc mới, dù sao trên người đang có tiền.”

    Chu Tiểu Hà rất thích làm đẹp, tán thành: “Được, chúng ta đi mua dây buộc tóc mới thật đẹp.”

    Ngô Mai hơi do dự: “Nhưng chúng ta không quen đường xá ở đây, cẩn thận không tìm ra đường về.”

    Chu Tiểu Vân khuyên cô bé: “Sao có thể lạc hả? Cậu nhìn kìa, dọc đường đi không có ngã tư, khi về cứ theo đi thẳng là được. Chị Tiểu Hà hơn mười tuổi rồi, chắc chắn chị ấy biết đường về.”

    Bị gọi tên, Chu Tiểu Hà lập tức ngẩng đầu ưỡn ngực làm ra vẻ “Chị là người lớn”. Ngô Mai vốn đã muốn đi nên không nói gì nữa.

    Hai bên đường cửa hàng san sát, có chỗ bán quần áo, bán giầy, có nơi bán hoa quả, thức ăn, tất nhiên có cửa hàng bán văn phòng phẩm. Chu Tiểu Hà và Ngô Mai bị thu hút bởi một quầy bán kẹp tóc, dây buộc tóc các loại, đủ màu sắc rực rỡ, đứng đó chọn đông chọn tây, nói chuyện vui vẻ.

    Rất nhanh, Chu Tiểu Vân cũng tìm được mục tiêu của mình. Cô bảo chị họ và Tiểu Mai đứng đó chờ rồi bước vào cửa hàng gần đó. Thực ra không cần cô dặn, Chu Tiểu Hà thử cái này kẹp cái khác, Ngô Mai nhìn cái này lại ngó cái kia, hai người chưa dứt ra được.

    Chu Tiểu Vân bước vào cửa hàng chuyên bán giấy và bút lông. Ông chủ là một chàng trai trẻ, đang tính sổ sách. Thấy có khách vào, anh nở nụ cười đón chào, đợi thấy rõ người tới không khỏi nhủ thầm trong lòng: Trẻ con nhà ai năm mới không trông kĩ, lại đi lạc vào cửa hàng bán bút lông, mực tàu.

    Giọng của cô bé cao ngang tầm quầy hàng truyền đến tai chàng trai: “Anh chủ, em muốn mua hai cây bút lông, hai bình mực nước cộng thêm hai xấp giấy Tuyên.”

    (Giấy cho dân nhà nghề là giấy Tuyên 宣, thường gọi là «xuyến chỉ» (đọc trại của Tuyên chỉ 宣紙), mỏng như giấy quyến vấn thuốc hút, dùng cho cả thư pháp lẫn hội họa, nhưng đắt tiền. Giấy Tuyên có hai loại: sinh chỉ 生紙 (giấy sống, chưa dúng phèn, dùng cho thư pháp) và thục chỉ 熟紙 (giấy chín, đã dúng phèn, dùng cho hội họa))

    Đợi đến lúc cầm tiền trong tay, ông chủ hơi choáng váng. Bây giờ thời thế thật kỳ lạ, từ khi nào đứa trẻ tí tuổi đã mua mấy thứ này.

Chia sẻ trang này