1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc sống muôn mặt !

Chủ đề trong 'Tennis' bởi Batigol_HN, 17/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. song_ngoai

    song_ngoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Một Mình
    Trên sân tennis, một mình mình chiến đấu thắng thua tự mình chịu. Khi có bạn đứng cùng, thắng thua lại trách móc người này người nọ.
    Trong cuộc sống, cũng một mình mình chiến đấu với đời, may mắn hơn thì có cha mẹ, anh chị bên cạnh, nhưng có người thân bên cạnh thì bao giờ cũng tốt hơn.
    Nhưng cũng có nhiều lúc, trong cuộc sống mình cần một người bạn kinh khủng, nhưng những lúc như thế lại chẳng tìm đâu ra.
    Ui chao! Thôi thì.....
  2. Batigol_HN

    Batigol_HN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    3.251
    Đã được thích:
    0
    Hồi ký người công an nhiễm HIV

    Anh Nguyễn Thành Dũng và vợ, con.
    Sáng 15/6, đồng đội và người thân đã đưa liệt sĩ - trung úy cảnh sát Phòng cảnh sát hình sự Công an quận 11, TP HCM Nguyễn Thành Dũng về nơi an nghỉ cuối cùng.
    Nơi ấy là khoảnh đất nhỏ sau một ngôi chùa, cạnh mộ vợ anh. Sau 5 năm chiến đấu với bệnh tật, người trinh sát hình sự năm nào đã mãi mãi ra đi ở tuổi 37.
    Những ngày cuối đời
    Chiều nào cũng vậy, anh khoác lên người bộ quân phục rồi đi ra đầu đường Tân Liễu, nơi ấy có một ghế đá. Anh ngồi đấy... Hơn 5 năm nay, khi hai vợ chồng anh phát hiện bị nhiễm HIV, bé Nguyễn Duy Minh được gửi hẳn về bên ngoại. Ông ngoại trên 70 tuổi ngày ngày đưa đón bé đi học.
    Hằng ngày, anh chờ nhìn mặt con, dẫu chỉ thoáng qua. Có hôm, ông ngoại để cháu xuống xe, chào ba một tiếng rồi đi ngay. Tuyệt nhiên không có cảnh bố ôm con thật chặt vào lòng. Vì anh sợ bệnh AIDS có thể tấn công cơ thể non nớt của con bất cứ lúc nào. Rồi anh quay trở về.
    10 tuổi, bé Minh còn quá nhỏ để hiểu hết hoàn cảnh gia đình. Vậy là những lúc ít đau đớn, anh cặm cụi viết hồi ký. Hồi ký kể cho con nghe về tuổi thơ của anh, về những ước mơ, thuở hai vợ chồng hạnh phúc và lúc gặp tai nạn.
    ?o? Tại xóm đình Tân Liễu này ba đã sinh ra và lớn lên trong xóm nghèo lao động quanh năm bưng biền nước nổi. Bà nội thì tảo tần, còn ông nội thì đi biền biệt nơi xa... Ba đã lớn dần lên theo tình thương yêu, đùm bọc của bà nội, các cô, các bác của con. Nhưng sự nghèo khó ấy chính là động lực để ba cố gắng học giỏi?
    ? Tháng 9/1989, ba thoát ly gia đình vào ngành công an với chế độ nghĩa vụ quân sự. Ba học được những cái hay, những phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ công an nhân dân và nghĩ rằng mình sẽ phấn đấu phục vụ suốt đời...
    ... Tháng 4/1990, sau sáu tháng quân trường ba về công tác tại phòng cảnh sát bảo vệ, chốt gác cửa ở văn phòng Thành ủy.
    ... Tháng 7/1991 ban chỉ huy đội điều động ba về công tác tại nhà máy xay lúa Satakê, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh. Về đó gần nhà, ba có điều kiện thăm nội nhiều hơn? Ngoài giờ đi gác ba còn dạy bổ túc văn hóa cho đồng đội...?.
    Rồi anh cũng có một hạnh phúc giản dị như bao người khác. Anh cưới một cô công nhân may làm vợ và?
    ?o... Đến tháng 4/1995 mẹ báo tin vui cho ba biết là đã có thai. Ba mừng quá ôm mẹ nâng cao và hôn vào bụng mẹ. Rồi 9 tháng cũng trôi qua đến tối 24/1/1996, mẹ đã sinh ra con tại Bệnh viện Hùng Vương trong niềm vui của ba và các cô, dì, cậu... Con lớn lên trong nỗi vất vả của ba và mẹ. Lúc sanh con ra tài sản của ba và mẹ không có gì đáng giá. Ba không có xe để đi làm. Dư được đồng nào đều mua sữa cho con và mua đồ ăn trong nhà. Nhưng rồi công việc từ từ ổn định. Ngoài sự nguy hiểm của nghề nghiệp thì ba cũng được các cơ sở quần chúng tốt giúp đỡ, chia sẻ, đùm bọc. Có những đêm ba về thăm con đầu đầy những vết thương và bông băng trắng xóa...
    Công việc ngày càng nguy hiểm hơn vì bọn tội phạm hình sự ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Vào tháng 10/1998, trong một lần kết hợp với công an phường 8, quận 11 mai phục hốt trọn một ổ mua bán ma túy tại bãi đất trống (Trường Chu Văn An bây giờ), ba đã vật ngã một đối tượng và xà quần với nó trên đống gạch vụn và cả ba cùng tên đó đều bị xây xát chảy máu.
    ... Tháng 11/2000, khi làm trinh sát tại công viên Lãnh Binh Thăng, ba bị một đối tượng đâm lén vào lưng rồi bỏ chạy...
    ... Ba được kết nạp Đảng Cộng sản VN năm 1999, lúc con 3 tuổi...
    ? Tháng 4/2001, ba kết hợp với công an phường 8, quận 11 chuyển hóa công viên Lãnh Binh Thăng. Trong lúc truy quét tệ nạn xã hội, ba thu gom kim tiêm chích xì ke tại công viên, lo suy nghĩ vô tình bị vấp cục đá, kim rớt trúng chân ba chảy máu?

    Con trai liệt sĩ Dũng bên mộ cha.
    Dù công việc rất nguy hiểm và vất vả nhưng ?o...Cuộc sống gia đình ta thật hạnh phúc biết bao nhiêu. Ba đi làm mang tiền về cho mẹ nuôi con... Con là hoàng tử của lòng ba. Ba đi làm về là con hát cho ba nghe... Cầu mong sao cho cuộc sống trôi qua êm đềm như thế thì hạnh phúc biết mấy. Dự định đến năm 2003 thì cho con một đứa em gái nữa cho vui nhà vui cửa...?.
    Nhưng, ước mơ giản dị ấy cũng không thành. Hồi ký ghi tiếp: ?oĐến giữa tháng 12/2001 thì không hiểu sao ba hay bị sốt về chiều, uống thuốc bao nhiêu cũng không hết... Nhưng ba vẫn cố sức đi làm, tham gia nhiều chuyên án lớn. Ba đâu biết rằng sự cố gắng quá sức làm ba ngày càng suy kiệt...
    ... Sáng thứ hai (tức 13/1 năm Nhâm Ngọ), cô y tá gọi ba lên phòng gặp bác sĩ gấp. Bác sĩ bảo ba đã bị nhiễm HIV. Ôi trời đất dường như sụp đổ dưới chân ba. Tay chân ba rụng rời nghe như sét đánh bên tai... Đến 14h ngày hôm đó, mẹ con về nhà nội vào buồng một mình nằm khóc vật vã đau đớn. Ba nhìn thấy mẹ đau thắt ruột gan khuyên mẹ nên bình tĩnh và hy vọng để còn sống nuôi con.
    Sáng hôm sau mẹ con dậy sớm lắm chở con đi xét nghiệm máu tại Trung tâm Truyền máu và huyết học quận 5. Ba thì nằm ở nhà rã rời chờ hy vọng kết quả xét nghiệm máu của mẹ và con.
    Buổi chiều hôm đó thì có bác Hồng - chỉ huy của ba - xuống nhà thăm ba và an ủi...
    ... Nhưng một mình ba chết đi đã đành, đằng này vô tình làm khổ mẹ con. Hai ngày sau, ban chỉ huy Công an quận 11 gọi ba và mẹ lên đi xét nghiệm lại lần nữa tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Ba thật đau lòng khi biết mẹ cũng bị nhiễm HIV...
    ... Hai ngày sau thì kết quả xét nghiệm của con đã có. Ba và mẹ rất vui như nhẹ hẫng lên chín tầng mây khi thấy kết quả của con âm tính.
    ... Nhưng nỗi đau của mẹ con quá lớn. Có lúc mẹ lén lấy thuốc ngủ của nội con ra uống định chết cho xong nhưng không hiểu sao chính lúc ấy con thức giấc và khóc làm mẹ chợt tỉnh ngộ bỏ qua ý định ấy. Còn ba thì luôn bỏ ăn, bỏ uống cho đến lúc suy kiệt rồi bất tỉnh. Ngày 4/3/2002, khi tỉnh dậy thì thấy ba đang nằm ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, lại có mẹ bên cạnh nuôi ba... Mẹ an ủi ba đừng bi quan ?orồi anh sẽ khỏe về với em, hai đứa mình nương tựa nhau mà sống để nuôi con?.
    Và chị đã sống với anh hơn bốn năm nữa. Đến cuối năm 2005, chị qua đời. Khi vợ mất, căn nhà nhỏ quạnh hiu giữa đồng thuộc xã Hưng Long, huyện Bình Chánh chỉ còn anh và người mẹ già. Mẹ anh, người phụ nữ tám con và trên 40 năm bị bệnh tâm thần. Vừa tự chăm sóc mình, hằng ngày anh đi chợ, nấu cơm, giặt giũ cho mẹ. Bà rất hay quên, nhưng lạ thay, có những điều bà nhớ như in.
    ?oThằng Dũng còn mới đút cơm, dỗ dành tui: ?oMẹ ráng ăn đi! Mai mốt con không còn được hầu hạ mẹ?. Nó còn bồng tui đi tắm. Trước ngày hôn mê, nó còn cho tui 200.000 đồng. Vậy mà...?, bà lão móm mém khóc.
    Hai tuần nay, anh bắt đầu hôn mê. Để cậu em thiêm thiếp trên tay, chị Nguyễn Thị Chiêm khóc nấc: ?oÚt gói kỹ 7,2 triệu đồng tiền các nhà hảo tâm cho. Trước ngày hôn mê, Út cho mẹ 200.000 đồng. Cho con trai 1 triệu đồng. Còn bao nhiêu gửi chị để lo thuốc thang, làm đám cho em để khỏi phiền bà con phúng điếu?. Để an ủi, Út Dũng còn nắm tay chị: ?oEm chống tội phạm ma túy để cứu nhiều người khác. Em không hối hận. Chị Ba đừng buồn?.
    Chết cho sự sống!
    ?oAnh không hối tiếc những gì đã làm. Chỉ mong sẽ có nhiều người đưa anh đi, cho vui!?. Anh trút hơi thở cuối cùng với mong ước giản dị như thế. Đám tiễn anh dù không kèn trống nhưng đông người đến dự. Ngoài những đồng đội, đám tang anh còn có cả những người không họ hàng, thân thích. Trong đó có những ?obà mẹ? đã từng nấu chè hạt sen mang vào bệnh viện cho anh ăn.
    Quyển sách ố vàng trên kệ sách của anh với tựa đề "Gắng sống đến bình minh" của nhà văn Nga Vaxin Bưkôp. Chị Ba anh cho biết: ?oThời gian bệnh, Út rất thích đọc quyển này. Út thường nói: Em sẽ cố sống. Em sẽ không đầu hàng!?.
    Xin ghi lại một câu trong quyển sách này: ?oCó những cái chết làm nên sự sống... Chết đi mà gieo mầm cho sự sống mới dũng cảm và trung thực?. Và có lẽ đó chính là gia tài lớn nhất mà anh đã để lại cho đứa con nhỏ giờ đây côi cút cả cha lẫn mẹ của mình.
    [​IMG][​IMG]
  3. khanhhuydelta

    khanhhuydelta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    http://www.webtretho.com/forum/forumdisplay.php?f=27
  4. mauxanhyeuqui

    mauxanhyeuqui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2005
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện cảm động thật!!!
    hạnh phúc là gì??? là sống khoẻ mạnh cùng gia đình mình.
  5. MDX

    MDX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Bé trai Nguyễn Duy Minh, có cái tên giống ka, ka nhỉ?
    Thương quá đi mất.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=144572&ChannelID=3
  6. And_One

    And_One Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    3 năm trước, anh là thằng con trai đất Hà thành vào SG làm việc với mong muốn thay đổi cuộc sống. Anh lịch lãm, nói năng nhỏ nhẹ, khách sáo và ga lăng theo đúng phong cách con trai xứ Bắc.
    3 năm trước, em là cô sinh viên mới ra trường, cuộc đời với em còn là một màu hồng đẹp.
    Em gặp anh, vui buồn gì cũng kể anh nghe, bị bắt nạt khi lần đầu tiên đi làm, em khóc nức nở trước anh, em nói khóc cho xong để về nhà không khiến cho bố mẹ lo lắng. Rồi đi cà phê nói chuyện, chạy xe song song bên em, ngồi đối diện với em, cùng em nghe bài hát Nothing gonna change my love for you, và kể em nghe mối tình đầu của anh. Em, với anh là một cô em nhỏ. Và chỉ thế.
    Em may mắn hay không may mắn khi em gặp anh? Anh cũng không biết được và em cũng như thế.
    3 năm sau, giờ anh đã trở về với miền Bắc có mùa đông lạnh lẽo, có mùa hè oi ả và có mùa thu lãng đãng. Em ở lại đất Nam với những buồn vui của cuộc sống, với những nhộn nhịp và bộn bề công việc.
    Anh mong cuộc sống của em luôn hạnh phúc.
  7. red_shorts

    red_shorts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Hiểu được chết liền
    Nghe giống ... bản tình ca mùa đông ha
    Cuộc sống luôn thay đổi mà
    Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.................
    Dzui lên đi bà con
  8. MDX

    MDX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Uhm! MDX cũng vậy. Hiểu được chết liền á.
    And_One : Who are you?
    Ngày xưa Hoàng Thị.....
    TTO - Mùa hè năm 1975. Cổng trường học A.H. nhòe đi trong mắt P. Cậu học trò phải chia tay với bạn bè cùng lớp để theo cha về quê và đi học trường làng.
    Cha cậu, đang làm hiệu trưởng nhà trường bị buộc thôi việc, giã từ nghề thầy giáo trở về quê làm ruộng.
    Trong túi áo của cậu có một vật kỷ niệm mà cậu rất quý, đó là chiếc kẹp tóc của cô bạn gái học giỏi nhất lớp H.V.H, người bạn mà cậu yêu mến và hâm mộ.
    Khi chia tay, hai người bạn nhỏ rất xúc động cầm tay nhau: "Học giỏi nhé, cố gắng học giỏi nhé?o.
    V.H. là một cô bé rất xinh, hay cười với mái tóc dài tự nhiên và đặc biệt, H. hát rất hay các bài hát xưa như bài Ngày xưa Hoàng Thị của nhạc sĩ Phạm Duy, bài Làng tôi của Văn Cao? Tuy chưa hiểu gì về âm nhạc nhưng khi nghe bạn hát, trong lòng P vẫn cảm thấy vấn vương một cảm xúc khó tả và thật ngẫu nhiên họ của V.H. là họ Hoàng?
    Trở về quê, cha cậu với sức vóc của một thầy giáo không kham nổi công việc ruộng đồng, hoàn cảnh kinh tế của gia đình cậu rất khó khăn. Mẹ cậu là một giáo viên tiểu học cũng đành phải bỏ nghề để về chạy chợ nuôi nấng 8 người con. Tuy vậy, dù ăn đói mặc rách cậu vẫn cố gắng học hành để không phụ công lao cha mẹ và lời dặn dò nhau khi chia tay với người bạn gái nhỏ.
    Lên cấp ba, P là một học sinh con nhà nông, học trường huyện với nhiều vất vả nhọc nhằn, vừa học vừa là lao động chính trong công việc đồng áng của gia đình. Tuy vậy, ba năm học cấp ba, P luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến với học lực loại khá. Cùng thời gian đó V.H. là học sinh giỏi của trường chất lượng cao Q.H.
    Có lúc P ứa nước mắt khi nghĩ đến những người bạn học bằng trang lứa ở thành phố đang ngồi luyện thi vào đại học, trong khi mình còn miệt mài trên đồng ruộng để giúp cha mẹ giảm bớt gánh nặng mưu sinh. Cổng trường đại học trở nên xa vời theo từng đường cày, luống cấy của cậu học trò nhà nghèo.
    Không có tiền học luyện thi, P thường vào học chui tại các lớp ?odạy cua?o trong vài buổi vì sợ bị điểm danh và cũng không có nhiều thời gian để học thêm. Trong một buổi học như thế, tình cờ P gặp lại người bạn gái năm xưa. Hai người rủ nhau ?ocúp cua? đạp xe lên lăng Khải Định, ngồi lặng lẽ bên nhau mà không biết nói gì. Đó là buổi gặp cuối cùng của đôi bạn nhỏ một thời áo trắng.
    Năm 1984, V.H. thi đỗ vào trường ĐH Sư phạm Huế. Còn P. không đủ điểm vào Đại học nhưng cậu được gọi vào học trường trung cấp giao thông. Rồi ngày qua đi, qua đi? P lang thang qua nhiều công trường xây dựng, qua nhiều miền quê của đất nước và đã học xong chương trình đại học.
    Tình cờ? P được một người bạn mời dự đêm nhạc Ngày trở về của nhạc sĩ Phạm Duy, khi nghe ca sĩ hát bài Ngày xưa Hoàng Thị, lòng P. thổn thức: Hoàng Thị ngày xưa giờ ở đâu??
    TRẦN PHONG (Huế, tháng 6-2006)
    Em tan trường về
    Đường mưa nho nhỏ
    Em tan trường về
    Đường mưa nho nhỏ
    Ôm nghiêng tập vở
    Tóc dài tà áo vờn bay
    Em đi dịu dàng
    Bờ vai em nhỏ
    Chim non lề đường
    Nằm im giấu mỏ
    Anh theo Ngọ về
    Gót giày lặng lẽ đường quê
    Em tan trường về
    Anh theo Ngọ về
    Chân anh nặng nề
    Lòng anh nức nở
    Mai vào lớp học
    Anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ
    Em tan trường về
    Mưa bay mờ mờ
    Anh trao vội vàng
    Chùm hoa mới nở
    Ép vào cuốn vở
    Muôn thuở còn thương còn thương
    Em tan trường về
    Anh theo Ngọ về
    Em tan trường về
    Anh theo Ngọ về
    Môi em mỉm cười
    Man man sầu đời tình ơi
    Bao nhiêu là ngày
    Theo nhau đường dài
    Trưa trưa chiều chiều
    Thu đông chẳng nhiều
    Xuân qua rồi thì
    Chia tay phượng nở sang hè
    Rồi ngày qua đi qua đi qua đi
    Như phai nhạt mờ
    Đường xanh nho nhỏ
    Như phai nhạt mờ
    Đường xanh nho nhỏ
    Hôm nay tình cờ
    Đi lại đường xưa đường xưa
    Cây xưa còn gầy
    Nằm quay ván đỏ
    Áo em ngày nọ
    Phai nhạt mây màu
    Âm vang thuở nào
    Bước nhỏ tìm nhau tìm nhau
    Xưa tan trường về
    Anh theo Ngọ về
    Nay trên đường này
    Đời như sóng nổi
    Xóa bỏ vết người
    Chân người tìm nhau tìm nhau
    Ôi con đường về
    Ôi con đường về
    Bông hoa còn đẹp
    Lòng sao thấm mềm
    Ngắt vội hoa này
    Nhớ người thuở xưa thuở xưa
    Xưa tan trường về
    Anh theo Ngọ về
    Xưa tan trường về
    Anh theo Ngọ về
    Đôi chân mịt mù
    Theo nhau bụi đỏ đường mưa
    Xưa theo Ngọ về
    Mái tóc Ngọ dài
    Hôm nay đường này
    Cây cao hàng gầy
    Đi quanh tìm hoài
    Ai mang bụi đỏ đi rồi
    Ai mang bụi đỏ đi rồi
    Ai mang bụi đỏ đi rồi
  9. dragonjohn

    dragonjohn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã nghe, tôi đã thấy người ta nói về anh trên báo, đài, tivi...
    Nhưng hôm nay tôi đọc về anh trên trang web này... và tôi đã cảm động ....tôi đã khóc... cho dù những lần trước khi nghe nói về anh tôi không hề bị lay cảm bởi những lý do đời thường: Ồ, một điển hình được tuyên truyền tốt, một tấm gương được make up tốt, .v.v..
    Cầu chúc anh chị được an lành nơi cõi vĩnh hằng!
    Cầu chúc cho cháu Minh - giọt máu của anh chị hưởng được phúc lành mà cha mẹ nó phải đánh đổi cả cuộc sống!
    Dragon John
  10. MDX

    MDX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Giúp cậu bé vào đời
    TTCT - Sau khi bố mẹ mất vì HIV/AIDS, hai anh em Trung được bà ngoại đón về nuôi. Mảnh vườn 100m2 trồng rau và khoai chẳng đủ nuôi sống ba con người. Ba bà cháu phải trông chờ vào sự hỗ trợ 200.000 - 300.000 đồng/tháng của vợ chồng một người con gái.
    Không có tiền đóng học phí, Trung bỏ học từ giữa năm lớp 6. Từ đó hình ảnh quen thuộc cứ luôn đập vào mắt Trung (sinh 1992, ở tổ 6, khu 8, phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là những bóng người thân tàn ma dại nhảy vào vườn nhà cậu để chích ma túy, là những chiếc xilanh đầy máu...
    Trung kể: ?oNgay ở bên ngoài cổng nhà cháu phía ngoài đường, trước đây người ta thường xuyên mua bán ma túy. Sau này không còn nữa vì công an đã bắt hết những kẻ buôn bán ma túy?.
    Những con nghiện sau khi tiêm chích thường vứt kim tiêm ngay ven đường và thậm chí ngay trong vườn. Mỗi sáng, Trung phải lấy que gẩy những chiếc kim tiêm vương đầy máu đi.

    Trong hoàn cảnh như vậy, ba con người tội nghiệp ấy cứ phải nương tựa vào nhau mà sống, mà tồn tại. Những tưởng những người khốn khổ ấy sẽ được hưởng một chút hạnh phúc gia đình mong manh. Ngờ đâu, thiếu sự dạy bảo nghiêm khắc của cha mẹ, anh trai Trung lại rơi vào vòng tay của đám bạn bè xấu. Cái gia đình nhỏ nhoi ấy lại một lần nữa chao đảo, lung lay.
    Đối với Trung, dường như mọi cơ hội dẫn đến hạnh phúc đều đã đóng sập trước mắt cậu. Chẳng cần tưởng tượng gì nhiều cũng có thể hình dung ra tương lai của cậu bé này. Nhẹ thì như anh trai hiện đang được đưa vào một trại giáo dưỡng. Hơn nữa thì lại trở thành cái bóng vật vờ cùng ma túy.
    Ngày 19-3-2005 là một ngày vô cùng đáng nhớ và đã trở thành bước ngoặt trong cuộc đời của Trung. Cậu bé được nhận vào học nghề đan lát tại Trung tâm dạy nghề của Công ty TNHH Ngọc Thiện, 269 Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, do chị Nguyễn Bảo Thoa làm giám đốc. Chị Thoa cho biết: ?oỞ đây, chúng tôi dạy nghề và nuôi ăn ở miễn phí cho các cháu mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn. Khi các cháu đã thành nghề tham gia sản xuất ở trung tâm, chúng tôi sẽ tổ chức tiêu thụ sản phẩm và không lấy bất cứ một đồng lợi nhuận nào?.
    Đến nay, Trung đã có thể đan được lẵng hoa, đôn hoa, giỏ hoa, làm bánh gatô và thậm chí còn dạy lại được cho các bạn mới. Nhìn chiếc lẵng hoa xinh xắn với những đường cong mềm mại do mình làm ra, Trung rất thích.
    Mỗi tháng Trung kiếm được 500.000 đồng. Không mất tiền ăn, tiền ở, cậu bé tiêu mỗi tháng 100.000 đồng, còn lại dành dụm gửi về cho bà.
    Trung bảo: ?oBây giờ cháu vui và thoải mái lắm?. Có lẽ đây là cảm giác mà lâu lắm rồi mới có ở cậu bé 14 tuổi này. Tấm lòng nhân ái đã cứu giúp một cuộc đời, một số phận.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=146360&ChannelID=3

Chia sẻ trang này