1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc sống muôn mặt !

Chủ đề trong 'Tennis' bởi Batigol_HN, 17/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luongdv

    luongdv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
  2. truong7888

    truong7888 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2006
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    0
    Đọc báo mới thấy "Cuộc sống muôn mặt" !!! Đúng là có nhiều kẻ "Ngộ talit" thiệt. Đi đường thấy nhiều Pano đề "ĐỪNG CHẾT VÌ THIẾU HIỂU BIẾT"- Hóa ra là dành cho những trường hợp "Ngộ talit" cả về văn lẫn võ này

    Trích 24h.com:

    Tennis phủi Hà thành (P1): Những trò độ “lác mắt”

    Thứ Ba, ngày 10/05/2011, 10:05
    Người Hà Nội bây giờ chơi tennis như một thú bình dân. Phong trào tennis càng nở rộ thì các trò kiếm tiền từ tennis cũng mọc lên như nấm. Từ chỗ thân quen chỉ độ với nhau chai bia, chầu nhậu, đến chỗ “con gà tức nhau tiếng gáy”, độ hàng trăm triệu hay “nâng cấp” lên chiếc xe hơi… Cầm chai rượu hay chiếc ghế nhựa thay vợt, đánh bóng bằng con dao chặt thịt, buộc chân nhảy lò cò khi di chuyển…, đó là muôn hình vạn trạng những kiểu “chăn gà” độc đáo của dân tennis chuyên đánh độ.
    BÓNG ĐÁ 24H LUÔN CẬP NHẬT NHANH NHẤT, 15 PHÚT SAU KHI CÁC TRẬN ĐẤU KẾT THÚC ĐÃ CÓ VIDEO CLIP BÓNG ĐÁTHỂ THAO






    “Nhập môn” tennis độ
    Gia nhập những sô diễn bạc triệu của dân tennis độ Hà Thành chẳng khó khăn gì. Chỉ cần một đôi giày, một cây vợt, thậm chí nếu bạn không có những "vũ khí" tối thiểu ấy cũng không sao. Vợt có thể mượn, không giày thì đi chân đất, miễn là bạn có chút... máu liều, sẵn sàng gật đầu với những ánh mắt thăm dò hay những cái hất hàm đầy câu kéo.
    Tôi cũng được "xóm độ" Mùa xuân đón nhận thật nhiệt tình theo cách ấy, như một chú "gà" lạ lẫm nộp tiền học phí để bước chân vào sới. Mùa xuân là tên CLB, nhưng dân xóm độ thì hay gọi tụ điểm chính của mình bằng cái "nghệ danh" dân dã hơn nhiều: sân rạp xiếc. Cái mảnh sân nằm ngay cạnh rạp xiếc Trung ương ấy, như lời đồn đại trên "giang hồ", thì nó không khuê các như sân Sao Mai, không đẳng cấp như sân Tăng Bạt Hổ…, nhưng nó là nơi độc đáo nhất, hấp dẫn nhất và cũng cặn bã nhất của quần vợt "phủi". Ở đó người ta có thể được chứng kiến muôn mặt đời thường của những “liền anh liền chị”.
    [​IMG]
    Có người thắng cả chiếc xe hơi sau trận độ
    Giờ cao điểm của những cuộc đấu ăn tiền thường diễn ra vào giữa trưa, đặc biệt xôm tụ vào thứ Bảy, Chủ nhật. Tôi chọn đúng khung giờ "vàng", xách vợt đến sân rạp xiếc. Sân bé nhưng đông nghẹt. Kẻ đánh cũng lắm mà người xem cũng nhiều. Hơi vô tổ chức nhưng sôi động hơn cả giải vô địch quốc gia. Cổ động viên vừa hò hét vừa chửi thề, vỗ đùi đôm đốp. Người ở trong sân thì cởi trần, mồ hôi nhễ nhại.
    Khi tôi đặt túi vợt của mình xuống ghế, tỉ mẩn quấn lại cán vợt và gọi một chai nước khoáng mặn cho đúng kiểu "dân có nghề", y như rằng một lát sau đã có "khách" đến làm quen.
    - Ông anh mới đến chơi hả? Có cặp chưa? Nếu ok thì lát sang sân kia dạo mấy đường rồi làm với em trận đơn.
    Người vừa có "màn chào hỏi" đó là một cậu thanh niên tầm hơn 20 tuổi, tóc xoăn, da đen cháy, diện nguyên cả bộ quần áo Federer vừa mặc ở giải Úc mở rộng. Có vẻ cao thủ đây rồi.
    Tôi gật đầu không lưỡng lự, không quên hỏi lại "đối tác" tên gì.
    - Em là P. "lốp". Ông anh thay quần áo đi, rồi sang bên kia với em. Xem cặp này chán ốm người. Được mỗi cái tiền nhiều.
    - Bao nhiêu mà gọi là nhiều?
    - Trận này cáp vào đấy có hai chục. Bình thường lão béo kia đánh to hơn, nhưng hôm nay lão có vẻ không vào tay.
    Hai chục triệu mà cậu chàng nói nhẹ như lông hồng. Quả không hổ danh sân rạp xiếc! Tôi xách vợt theo P. "lốp", làm nóng bằng vài đường dạo qua dạo lại. Được tầm 3 phút, P. "lốp" ra dấu dừng lại:
    - Thoải mái chưa ông anh? Cứ coi như ông anh là khách, em là chủ nhà. Em chấp ông anh 15-30 nhé.
    Thấy tôi còn tỏ vẻ ngần ngừ, P. “lốp” giảng giải kỹ càng hơn:
    - Tức là rơ nào em cầm giao bóng thì em chấp ông anh dẫn 30-0 trước. Rơ nào ông anh cầm giao bóng thì em cũng chấp ông anh dẫn 15-0 trước. Ngon chưa? Luật ở sân này, một độ nhỏ nhất là năm trăm ngàn, còn ông anh muốn bao nhiêu, tuỳ. Em chiều hết.
    Lấy cớ mới làm quen, tôi "cốp" với P. 1 triệu. Tập toẹ như tôi chỉ cò cưa được hơn chục phút. Đổi lại, tôi được P. mời một chai bia và "chiêu đãi" cả một kho chuyện kể về nghề tennis độ.
    - Anh bảo, bóng đá có cá độ bóng đá thì tennis cũng có cá độ tennis chứ. Bọn em cá những trận thế giới suốt, xem Nadal hay Federer thì mê ly thật đấy, nhưng mình biết lúc nào nó đánh thật, lúc nào đánh giả? Không thể sướng bằng tự tay mình cáp độ cho mình được.
    Tôi cười, hỏi lại:
    - Gặp được "gà" như anh thì chú sướng quá còn gì? Mà sao chú tự tin chấp anh sâu thế?
    P. "lốp" ngửa cổ tu một hơi bia rồi giảng giải bằng cái miệng vẫn còn ngầu bọt:
    - Em xem ông anh đánh vài đường là biết cơ bản ông anh ở mức nào. Với nghe ông anh hỏi vài câu thì đoán ra ngay ông anh còn "chim non" lắm. Nói cho nó ngắn thì "đọc vị" là nghề của em. Em chẳng giấu gì ông anh, cái tài của em là biết người ta hay nhưng không để người ta biết em hay. Anh đi khắp các sân tennis ở cái đất Hà Nội này, hỏi P. "lốp" xem có ai là không biết? Biết mà vẫn thua em, vẫn nộp tiền cho em. Đây này, em vừa sắm hẳn con xe Vespa cộng thêm đôi vợt mới, tiền từ độ mà ra chứ đâu!
    P. có vẻ tự hào rằng hiếm khi hắn thiếu tiền tiêu nhờ nghề tay trái. (Nghề chính của P. là nhân viên một công ty Nhà nước làm về truyền thông, nhưng thời gian chủ yếu P. dành để đi dạy tennis và đánh độ tennis). Tuy vậy, kiếm tiền như P. "lốp" dù sao cũng chưa phải hàng đỉnh cao. P. thừa nhận trong giới phủi có nhiều "cao nhân" khác khét tiếng hơn nhiều. Dĩ nhiên, đã là độ thì phải có thua có thắng. Nhưng cái tài của phủi là biết mình, biết người, biết đánh vào lòng tham hay sự yêng hùng của đối thủ. Suy cho cùng thì... làm giàu không khó, đấy là câu cửa miệng mà dân độ hay "chém gió" với nhau trong mỗi lúc trà dư tửu hậu.
    Theo như lời P. "lốp" thì có những chầu độ diễn ra ngay chính ở sân rạp xiếc này đã đi vào huyền thoại. Một cao thủ năm nay đã gần 50 tuổi - ông H. "xuân" từng kiếm được vài chục triệu khi chấp đối thủ đánh bóng bằng chai rượu Tây. "Em xem trận đó chứ ai. Ban đầu chỉ cáp độ 15 triệu thôi. Lão H. "xuân" nhường hẳn cho gã kia 3 rơ đầu tiên. Gã đánh sang quả nào lão chết quả đó. Nhưng đấy là "bài" của lão thôi. Mấy rơ sau, gã kia tưởng ngon, "sực" lên, nhận luôn chầu độ 60 triệu. Lão già khi ấy mới chơi hết tay, chỉ đưa đẩy sang mà gã kia toàn đánh vào lưới với ra ngoài. Thế là nộp tiền chứ có gì đâu"!
    H. "xuân" là một nhân vật đặc biệt trong giới quần vợt Hà Nội. Ông là thế hệ VĐV đầu tiên Nam tiến để học chuyên sâu quần vợt, cũng là học lấy cái nghề hái ra tiền. Ngày dân Hà Nội còn ít người đủ trình độ và kinh tế để chơi tennis thì H. "xuân" đã nổi như cồn. "Một cây vợt của lão trị giá bằng mấy tháng lương của bố mẹ em cộng lại ấy chứ" - P. "lốp" kể lại thời hoàng kim của H. "xuân". Chính ông đã phát minh ra những kiểu độ dị thường, như cầm cán dao đánh bóng hay buộc chân lại để mỗi bước di chuyển lại phải nhảy lò cò. Chẳng biết ông tập trò đó khi nào, mà cứ đem ra dụng võ là ăn tiền. "Xem độ của H. "xuân" thì độc đáo, nhưng không hay, vì luôn biết trước thắng thua. "Gà" có bao giờ móc nổi một đồng từ túi lão đâu" - P. "lốp" giảng giải. Muốn xem độ đích thực thì phải chứng kiến những trận "thầy vặt thầy, thợ vặt thợ", thế mới gọi là nảy lửa sống còn và mọi thứ cặn bã của làng độ cũng từ đó mà ra.
    Góc khuất của làng banh độ
    Phàm cái gì đã có cá độ là nảy sinh bán độ. Đồng tiền luân chuyển trong cái sân rạp xiếc này chẳng khác gì một sới bạc thực thụ, khi mà có những trận đấu mang lại "doanh thu" vài tỉ đồng. Người trong sân cáp độ với nhau đã đành, kẻ đứng xem bên ngoài đặt tiền vào các "cửa" còn khủng khiếp hơn nhiều.
    P. "lốp" nhớ mãi trận độ to nhất mà hắn tham gia, riêng tiền "cốp" của 2 đôi vợt đã khoảng 400 triệu. "Trận đấy em thua sặc gạch, biết là thua mà vẫn phải ngậm đắng nuốt cay". P. bảo rành rành là đôi của hắn dẫn 2-0 trước hẳn hoi, thế mà phải xin hoà chịu mất nửa tiền, nhưng đôi kia không chịu, bắt chơi đến cùng, chồng tiền đủ. "Em chỉ đánh vài đường là hiểu thằng đứng cặp với em bán độ. Nó chấp nhận thua độ cùng với em, nhưng nó ăn ngược ở cái kèo mà bên ngoài người ta "nháy" sẵn. Hôm đó, có người thắng cả cái xe con hơn 1 tỉ".
    Tuy nhiên P. cũng phải khâm phục những cao thủ đã đạt đến trình độ "bán mà như thật". Nhìn bên ngoài thì không ai biết nổi đấy là có dàn xếp móc ngoặc với nhau. Người xem chỉ thấy đối phương tha hồ ghi điểm. Nhưng thực tế, các cao thủ có biệt tài đưa bóng thật khéo vào tay cho đối phương bắt lưới, smash... tóm lại là tha hồ làm nốt phần còn lại.
    [​IMG]
    Đánh với dân chuyên nghiệp phải thật "ẩu" mới có cơ ăn
    Chính vì cái "biệt tài" ấy mà ngay cả dân chuyên nghiệp, toàn khoác áo tuyển quốc gia về giao lưu ở sân rạp xiếc cũng vẫn cứ ngậm bồ hòn làm ngọt như thường. Minh Quân, Quốc Khánh, các tay vợt số 1 và số 2 của Việt Nam đã từng thua tức tưởi tại đây trong những trận đánh đôi bị “gài”. Bản thân Ngô Đức Dương, tay vợt số 3, còn là bại tướng của P. "lốp" trong một trận chấp 30 điểm mỗi rơ.
    P. bảo thắng trận ấy chẳng có bí kíp gì ngoài việc đánh thật ẩu, như người không biết đánh. "Anh tính mà xem, chuyên nghiệp nó như người có võ, mình giở võ lại với nó thì nhằm nhò gì. Chỉ có vô chiêu thắng hữu chiêu". Bóng của P. "lốp" cứ lều hều, nửa nổi nửa chìm, động tác thì xấu, đánh cho đối phương ức chế mà tự thua. Sau lần ấy, nhờ cái mác "ăn chuyên nghiệp", tiếng tăm của P. "lốp" cũng lên hẳn một chân kính. Đi đến sân nào P. đều được trịnh trọng xếp vào mâm đánh độ, dù như hắn thú thực với tôi, hắn cũng đã thành "ma" trong trò tennis lừa bịp kiếm tiền rồi. "Loanh quanh Hà Nội này bé tí anh ơi, đâu cũng gặp người quen cả. Chỉ một cái nháy mắt hay một động tác xoè tay là hiểu vấn đề ngay thôi mà. Thế nên dân cao thủ võ lâm từ Sài Gòn, Vũng Tàu, Bình Dương..., lò nào cũng thế, ra "sào huyệt" của tụi em là cũng kể như xin chết".
    Nhưng kiếm tiền kiểu ấy không "lành". P. lốp dần dần chuyển sang hướng làm ăn mới: đi dạy và nâng cấp lên làm "Triển Chiêu" cho các sếp.
    Kỳ 2: Từ "Xuân tóc đỏ" đến "Triển Chiêu"
    [SIZE=+0]Mời quý vị và các bạn đón xem phần II và 10h00 T6 ( 13/5)[/SIZE]

  3. luongdv

    luongdv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Mịa! ko phải là ngộ tennis mà là trình của phóng viên hiện nay quá kém. Túm được ông P lốp mà cứ tưởng đã thấu hiểu cả thế giới tennis phủi rồi. hô hố.
  4. blackmen1976

    blackmen1976 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    576
    Đã được thích:
    0
    Xin mời phóng viên Chủ Nhật này có mặt tại CLB Vĩnh Tuy, Hà Nội để được phỏng vấn trực tiếp tay vợt số 1 có 1 không có 2 biệt danh "Thaylang băm" về trận độ kinh điển và "cạn bã phủi " nhất là "1 chấp 3". Anh Thày lang đẫ nổi danh như cồn cát bãi tăm tiên Sông Hồng vì 1 mình anh đã chấp 3 tay vợt phủi số 1 của sân Vĩnh Tuy hay còn gọi bằng cái tên dân dã thân thiết là Sân Cầu Vượt (vì nó nằm ở chân Cầu vượt Vĩnh Tuy=))), khi gần chiến bại tay vợt Thày Lang xin hòa thua nửa thùng bia Sài Gòn, thế nhưng Sơn Melia và Hải Napa đã không chịu tha mà bắt phải cởi truồng ra mới tha (bốc phét tí ...:))), cuối cùng thày lang cứ oánh tiếp cho tới khi thua 4-6 mới chịu thôi.

    Đón xem kỳ sau: Tìm hiểu tay vợt chuyên chơi chấp độ: đánh bóng bằng tay không bắt bóng, di chuyển 3 bước phải ném bóng...
  5. blackmen1976

    blackmen1976 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    576
    Đã được thích:
    0
    Gặp được điều hay, tâm muốn sẻ chia với bạn bè, lòng muốn bạn bè mình và gia đình họ ngày càng tinh tiến và hạnh phúc hơn nữa....


    [​IMG][FONT=Arial,Helvetica]I. XÂY DỰNG NHÂN PHẨM[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Điều mình cần thì không nhiều, điều mình muốn thì quá nhiều.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Biết ơn đền ơn là hàng đầu, giúp người chính là giúp mình.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Tận tâm tận lực là trên hết, không tranh người ít kẻ nhiều.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Từ bi không có kẻ thù, trí tuệ không khởi phiền muộn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Người bận rộn có nhiều thời gian nhất, cần cù khỏe mạnh chẳng gì bằng.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Người bố thí có phước, người hành thiện an lạc.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Tâm lượng phải lớn, cái tôi phải nhỏ.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Phải biết buông thì mới giữ được, biết buông biết giữ, như vậy mới là người tự tại.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Biết mình biết người biết tiến thủ, thân tâm lúc nào cũng bình an; biết phước tích phước luôn tạo phước, rộng kết thiện duyên khắp muôn nơi.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Giữ được và buông bỏ được, năm nào cũng cát tường như ý; dùng trí tuệ, vun đắp phước điền, ngày nào cũng là ngày tốt lành.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Thân tâm thường thư giãn, gặp ai cũng mỉm cười. Thư giãn có thể khiến thân tâm ta khỏe mạnh, nở nụ cười tươi sẽ dễ tăng thêm tình hữu nghị hai bên.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Khi nói ra nên nghĩ kỹ càng, trước khi nói cần phải chậm rãi. Không phải không nói, mà phải nói năng sao cho thận trọng.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Trong cuộc sống, nếu có thể thì nên tạo thành cách nghĩ: “nếu có- rất tốt, không có cũng không sao” như vậy có thể chuyển khổ thành vui, sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bốn điều bình an: An tâm, an thân, an gia, an nghiệp.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bốn điều cần: Cần thiết, cần lấy, có thể cần, nên cần.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bốn thứ tình cảm: Cảm ơn, cảm tạ, cảm hóa, cảm động.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bốn thái độ trước một sự việc: Đối diện, chấp nhận, giải quyết, để nó qua đi.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bốn điều phước: Biết phước, tích phước, bồi phước, trồng phước.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Những điều có thể lấy, nên lấy thì mới lấy. Những điều không thể lấy, không nên lấy thì tuyệt đối không lấy.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Biết ơn giúp chúng ta trưởng thành, báo ơn có thể giúp chúng ta thành tựu.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Cám ơn những cơ hội đến với chúng ta, thuận cảnh hay nghịch cảnh, đó đều là ân nhân.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Thấy việc tốt phải lấy làm vui, khen ngợi, khích lệ và khiêm tốn học hỏi.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Ít phê phán, khen ngợi nhiều là phương pháp hay để tránh tạo khẩu nghiệp.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Tâm bình thường chính là tâm an lạc nhất.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Chắc thật để đi một nẻo đường, còn hơn nói hàng trăm câu mỹ miều nhưng hão huyền.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Càng biết khuyết điểm của mình bao nhiêu, thì tốc độ trưởng thành sẽ càng nhanh, lòng tự tin đối với bản thân sẽ càng kiên định.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Hay xem, hay nghe, ít nói, nhanh tay nhanh chân, chậm tiêu tiền.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Chỉ có sau khi thể nghiệm những cảnh khổ gian nan, mới có lòng tinh tiến và phấn khởi.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Làm người nên vững chắc và tự tại, tấm lòng phải rộng mở, thận trọng mà làm việc, nên nhìn xa trông rộng.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica]II. YÊU THÍCH CÔNG VIỆC [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bận nhưng không bừa bãi, mệt nhưng không nhọc nhằn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bận mà vui, mệt nhưng hoan hỷ.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bận không sao, đừng phiền não là được.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Công việc phải nhanh nhưng không vội vàng, thân tâm nên thoải mái, đừng căng thẳng.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Trong sự bận rộn, nên có tuần tự mà nhanh chóng làm việc, đừng vội vàng như muốn cướp thời gian.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Đừng lấy sự giàu nghèo, sang hèn để đánh giá việc thành bại được mất, chỉ cần có thể tận tâm tận lực, giúp mình giúp người.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Người nhận những lao khổ, tất chịu đựng được oán trách. Người nhận các công việc, tất sẽ bị phê bình. Dưới những lời oán trách- có điều từ ái nhẫn nại, lời phê bình ẩn chứa vàng ngọc bên trong.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Gặp gì cũng an tâm, tùy duyên mà cống hiến.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Ba điều dẫn đến thành công: Tùy thuận nhân duyên, nắm chắc nhân duyên, tạo ra nhân duyên.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Gặp cơ duyên thì phải nắm lấy, không có cơ duyên thì phải tạo ra, chưa đúng cơ duyên thì đừng gượng ép.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Đời người lúc thăng lúc trầm, đều là kinh nghiệm để trưởng thành.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Dùng trí tuệ để giải quyết sự việc, lấy từ bi để quan tâm người khác.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Dùng trí tuệ, luôn luôn sủa đổi những sai trái; lấy từ bi để nơi nơi cho người được thuận tiện.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Lòng từ bi càng nặng, trí tuệ sẽ càng cao, phiền não cũng càng ít.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Đối mặt với nhiều tình huống, chỉ cần dùng trí tuệ để giải quyết mọi việc, dùng từ bi đối xử với mọi người mà không lo lắng được mất của bản thân, ắt sẽ không có điều phiền muộn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Tâm chuyển theo cảnh là phàm phu, cảnh chuyển theo tâm là Thánh hiền.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Vịt lớn bơi ra con đường lớn, vịt nhỏ bơi ra con đường nhỏ, không bơi thì chẳng có đường nào.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Núi không vòng thì đường phải uốn, đường không uốn thì người phải đổi, người không đổi thì tâm phải chuyển.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• “Tinh tiến” không phải là thục mạng, mà là nổ lực không lười biếng.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Thuyền qua- nước không còn dấu vết, chim bay qua không để dạng hình; thành bại được mất nhưng tâm không dao dộng, đó là trí tuệ lớn của tự do giải thoát.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Thuận tiện cho người khác là thuận tiện cho chính mình.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Công khai chịu thiệt thòi là người nhân nghĩa, âm thầm chịu nhục nhã, đó là kẻ ngu muội.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Áp lực, thông thường do quá để tâm vào những sự vật bên ngoài, đồng thời cũng quá chú trọng vào sự bình luận của người khác.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Dùng tâm cảm ơn, dùng lòng báo ân để làm những việc về phục vụ, thì sẽ không thấy mệt mỏi và chán nản.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Luôn có lòng cảm kích, dùng tiền tài, sức lực, trí tuệ, tâm lực để làm tất cả những phụng hiến.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica]III. NHÂN SANH BÌNH AN[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Ý nghĩa của cuộc đời là vì phục vụ, giá trị của cuộc sống là vì cống hiến.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Mục tiêu của nhân sinh là đến để thọ báo, đáp nguyện và phát nguyện.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Giá trị của con người, không phải ở chỗ tuổi thọ dài hay ngắn, mà chính là sự cống hiến nhiều hay ít.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Quá khứ đã thành hư vô, tương lai còn là mộng tưởng, sống cho hiện tại mới là quan trọng nhất.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Đừng bận tâm về quá khứ, không cần lo lắng cho tương lai, sống thiết thực với hiện tại, thì có thể đồng hành cùng quá khứ và vị lai.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Trí tuệ không phải là tri thức, không là kinh nghiệm, không là tư biện, mà là thái độ siêu việt cái tôi của chính mình.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Một cuộc sống tích cực, phải hết sức khiêm nhường, cái ngã càng lớn thì càng bất an.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bậc thượng đẳng an tâm với đạo, bậc trung đẳng an tâm với sự việc, người hạ đẳng chỉ lo danh lợi vật dục.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Bạn là người mang thân phận nào, thì nên làm những việc của thân phận đó.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Trong sự yên ổn và hài hòa, nắm giữ điều tốt đẹp hôm nay và bước ra ngày mai tươi sáng.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Lo lắng là sự dày vò không cần thiết, chú tâm là động lực của sự an toàn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Tiền của như nước trôi đi, bố thí giống như đào giếng, giếng càng sâu thì nước càng nhiều, càng bố thí thì của cải càng nhiều.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Đối mặt với cuộc sống, phải có sự chuẩn bị tốt nhất, đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Cho dù chỉ còn một hơi thở thì vẫn còn hy vọng vô hạn, đó chính là của cải lớn nhất.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Cứu khổ cứu nạn là Bồ tát, chịu khổ chịu nạn là đại Bồ tát.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Ba nguyên tắc để vượt qua sinh lão bệnh khổ: Sống vui vẻ, bệnh mạnh khỏe, già có hy vọng.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Ba nguyên tắc để siêu việt cái chết: Đừng tìm đến cái chết, đừng sợ chết, đừng chờ đợi chết.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Cái chết không là chuyện vui, cũng không là chuyện buồn, mà là một Phật sự trang nghiêm.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Mỗi một con cái đều là tiểu Bồ tát giúp cha mẹ trưởng thành thêm.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Đối với thanh thiếu niên: Cần quan tâm mà không nên lo lắng, phải dẫn dắt chứ không nên kìm kẹp, dùng cách bàn bạc chứ không phải dùng uy quyền.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Yêu con cái của bạn mà lo lắng cho nó, chi bằng chúc phúc đi.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Vợ chồng là mối quan hệ luân lý, không phải là quan hệ “lý luận”.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Có thể không vứt rác bừa bãi, lúc nào cũng dọn nhặt rác rưởi, đều là làm công đức.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Cách nhìn nhận là trí tuệ của bạn, vận may là phúc đức của bạn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Yêu thích thì muốn chiếm lấy, ghét bỏ thì sẽ bài xích, suy tính hơn thiệt thì phiền muộn sẽ đến.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Kẻ luôn biết vừa lòng, ít ham muốn đòi hỏi mới là người giàu có, không thiếu thốn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Lòng không an mới thật sự là khổ, bệnh tật của cơ thể không nhất định là khổ.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Biết rõ trong lòng không yên ổn là nỗi khổ, thì hãy nhanh chóng trì niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát để an tâm nhé.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Hiện tại đang có mới là đáng quý nhất. Dù có nhiều hơn nữa, nhưng không thỏa mãn, thì giống như người nghèo khó.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Không nên đè nén để khống chế cảm xúc, tốt nhất nên dùng quán tưởng, dùng hồng danh Phật, dùng cầu nguyện để hóa giải cảm xúc.[/SIZE][/FONT] [FONT=Arial,Helvetica]• IV. HẠNH PHÚC NHÂN GIAN[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Lời hay mọi người nói, việc tốt mọi người làm, vận may mọi người cùng chuyển biến.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Mọi người nói lời hay, người người làm việc tốt, mọi người đổi vận may.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Hằng ngày mỗi người nói thêm một câu nói hay, làm thêm một việc tốt thì điều tốt nho nhỏ, sẽ trở thành điều tốt to lớn hơn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Việc gấp cần phải làm, đang cần người làm việc, hãy để tôi làm.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Mình hòa người hòa, tâm hòa khẩu hòa, luôn luôn hoan hỷ, có hạnh phúc. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Trong hòa ngoài hòa, nhân hòa duyên hòa, muôn việc bình an, thật thanh thản.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Tự cầu an tâm thì có bình an, quan tâm người khác thì có hạnh phúc.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Nhân phẩm chính là của cải, phụng hiến chính là tích lũy.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Phụng hiến tức là tu hành, an tâm tức là thành tựu.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Có nhiều, không nhất định khiến người được thỏa mãn. Có ít, không nhất định khiến người nghèo thiếu.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Những gì có được trong hiện tại, là do quá khứ đã tạo ra. Những gì có được ở tương lai, là do hiện tại đang làm.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Người tốt không cô đơn, người thiện tâm vui vẻ nhất. Lúc nào cũng giúp người lợi mình, thì bất cứ nơi đâu, bạn cũng là người hạnh phúc nhất.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Nếu hy vọng có mối quan hệ tốt với mọi người, ắt phải mở rộng lòng độ lượng, chấp nhận và bao dung nhiều người.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Chỉ cần thay đổi thái độ của mình, thì hoàn cảnh cũng sẽ thay đổi theo. Trên thế giới, không có gì là tuyệt đối tốt và xấu. [/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Đạo cư xử giữa người với người, cần phải trao đổi. Trao đổi không thành thì thỏa hiệp. Lúc thỏa hiệp không thành thì bạn hãy tha thứ, nhẫn nại và bao dung họ vậy.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Lớn phải bao dung nhỏ, nhỏ phải lượng thứ cho lớn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Đem toàn tâm toàn lực để chăm sóc gia đình, dùng toàn bộ sinh mạng để dấn thân cho sự nghiệp.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Phương pháp đề phòng tham lam tốt nhất chính là: Bố thí nhiều, cống hiến nhiều, chia xẻ với người khác nhiều hơn.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Khi bao dung người khác, vấn đề giữa hai bên như đã được giải quyết.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Người học Phật có hai nhiệm vụ lớn lao là: Trang nghiêm quốc độ, khiến chúng sinh thành thục.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Phải làm thùng rác không đáy, phải học chiếc gương phản chiếu không bụi bặm.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Phiền não tự quy cho mình thì có trí tuệ, chia xẻ lợi ích cho người khác là Từ bi.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Dùng tâm hổ thẹn để xem xét bản thân, dùng tâm biết ơn để nhìn thế giới.[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]• Tịnh hóa lòng người, ít muốn biết đủ, tịnh hóa xã hội, quan tâm kẻ khác.[/SIZE][/FONT]

Chia sẻ trang này