1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc sống với những niềm vui... khoa học.

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi haitacnd, 06/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống với những niềm vui... khoa học.

    Cái này tôi đã post ở một diễn đàn khác rồi, nhưng giờ copy lại sang đây để mọi người cùng đọc cho vui.

    Điện Là Gì?


    Bài toán của khoa học hiện đại là: Ðiện là gì? Nó đi đâu sau khi ra khỏi chiếc lò nướng bánh?
    Có một thí nghiệm đơn giản, quí vị có thể tự mình thực hiện để tìm hiểu về điện: vào một ngày đẹp trời, khô ráo, mát mẻ, quí vị hãy cọ chân vào thảm trải, sau đó đưa ngón tay vào miệng của một người khác, chọc vào chỗ răng sâu. Quí vị có thấy người kia oằn mình và kêu ối ối không? Ðiện có sức mạnh như vậy đấy. Tất nhiên, thí nghiệm này nhằm giúp quí vị hiểu được tầm quan trọng của điện, chứ không phải dạy quí vị cách làm người khác đau đớn.
    Thí nghiệm trên cũng minh họa định luật đóng kín mạch điện. Khi quí vị cọ chân vào thảm trải, một lô các "điện tử" ở thảm sẽ vào chân quí vị. Ðó là các hạt rất nhỏ mà hãng làm thảm đã cho vào để thảm bắt bụi dễ hơn. Các điện tử sau đó sẽ chui vào máu, đi lên, tụ lại ở ngón tay và tạo thành một tia lửa điện phóng vào chỗ răng sâu; sau đó điện tử đi xuống và quay trở lại thảm. Mạch điện đã đóng kín.
    Chỉ có chúng ta hôm nay mới có rất nhiều thiết bị điện khác nhau như đèn, đài, ti vi, v.v. Cha ông của chúng ta mấy trăm năm trước không có những thứ ấy. Ðơn giản là nếu có thì họ biết cắm chúng vào đâu. Rồi xuất hiện những người tiên phong như Benjamin Franklin. Ông đã chế tạo được một chiếc diều có thể thâu điện từ sét. Sét là một nguồn điện mạnh cũng như thảm trải vậy. Kết quả là Franklin bị điện giật mạnh quá, hỏng cả não bộ. Ông chỉ ú ớ được mấy câu châm ngôn vớ vẩn, như "Tiết kiệm đồng nào hay đồng ấy". Sau đó người ta phải chuyển ông sang làm ở ngành Bưu điện.
    Sau Franklin có rất nhiều vị tiên phong khác mà tên tuổi của họ gắn liền với những thuật ngữ khoa học hiện đại, như Myron Volt, Andre-Marie Ampere, James Watt, Bob Transformer, v.v. Họ đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm điện quan trọng. Ví dụ vào năm 1780, Luigi Galvani đã phát hiện ra rằng, khi chạm hai thanh kim loại khác nhau vào đùi một con ếch (chiếc đùi này đã tách rời khỏi cái thân ếch đã chết), một dòng điện sẽ tạo ra và làm cho chiếc đùi đạp một cái. Phát minh của Galvani đã góp phần to lớn vào ngành động vật lưỡng cư hiện đại. Một thầy thuốc thú y lành nghề hoàn toàn có thể làm cho một con ếch đã chết nhảy lóc cóc ra bờ ao như bình thường. Còn khi xuống nước nó sẽ chìm nghỉm như cục đất, tất nhiên.
    Nhưng lừng danh nhất, phải kể đến Thomas Edison. Ông là một nhà phát minh vĩ đại dù chỉ được học qua phổ thông và sống ở New Jersey. Phát minh đầu tiên là chiếc máy quay đĩa vào năm 1877. Người ta đã đưa máy quay đĩa vào từng gia đình, cho đến năm 1923 mới có công nghệ băng từ thay thế. Nhưng đóng góp lớn nhất của Edison là Công ti Ðiện lực vào năm 1879, một ứng dụng của nguyên lí đóng mạch điện: điện được truyền từ Công ti Ðiện lực qua dây dẫn đến khách hàng, sau đó lập tức lại được thu về Công ti Ðiện lực qua một dây dẫn khác và - đây chính là phần sáng tạo nhất - lại được truyền lại cho khách hàng.
    Nghĩa là Công ti Ðiện lực thực chất chỉ bán đi bán lại mỗi một lô điện hàng ngàn lần mỗi ngày mà không bị ai phát hiện. Toàn bộ điện chúng ta dùng năm ngoái chính là điện được sinh ra từ năm 1937. Họ cứ bán đi bán lại như thế, cho nên Công ti Ðiện lực rất rỗi việc. Thực ra công việc duy nhất của Công ti là tìm cách tăng cước điện phí.
    Nhờ đóng góp của những người, như Edison và Franklin, và của những con vật, như con ếch của Galvani, chúng ra có thể dùng Ðiện vào nhiều ứng dụng kì diệu. Ví dụ vào thập kỉ 70, người ta đã tạo ra laser, một loại tia có thể tiêu huỷ một chiếc máy ủi cách xa 2000 dặm, và cũng có thể giúp bác sĩ mổ võng mạc của mắt. Tất nhiên bác sĩ phải nhớ chuyển công tắc từ vị trí "Huỷ máy ủi" sang vị trí "Mổ võng mạc".

    Dave Barry.
  2. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Rất hay !Em là dân kĩ thuật nên rất khoái bàn bạc thảo luận về mấy vụ khoa học này !
    Hân hạnh khi biết bác !
    Em học Cơ - Điện Tử
    Bác học gì thế ạ !?
  3. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Hân hạnh được biết bác !
    Bài viết hay, tất nhiên rồi, vì người viết bài là một cây bút cực kỳ hài hước và dí dỏm trong lĩnh vực này mà.
    Xin lỗi bác, nhưng cái này chỉ để vui cười là chính thôi ạ, chứ không phải là một vấn đề khoa học gì cả, bác nói hơi quá.
    Em cũng là dân kỹ thuật, và học về Viễn thông (đã tốt nghiệp và ra đời) nhưng thú thật là em không có sự thích thú cần thiết trong lĩnh vực này, em thích khía cạnh xã hội và hài hước hơn.
    Và đây chỉ là những bài viết em copy ở chỗ khác về thôi nên nếu chỉ là nhận xét vui vẻ thì em làm được, chứ thảo luận thì...
  4. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0

    Âm nhạc
    Căn bản mà nói, có thể chia âm nhạc làm hai loại:
    1. Âm nhạc "Cổ Ðiển", là thứ âm nhạc do các nhạc sỹ người Ðức đã chết sáng tác, và nay được những nhạc công mặc đồng phục xi-mốc-kinh trình tấu.
    2. Âm nhạc "Thông Thường", là thứ âm nhạc mà nhạc sỹ có thể là bất kỳ ai và nhạc công cũng có thể là bất kỳ ai. Trên sóng phát thanh hiện nay, chúng ta chủ yếu nghe thể loại này.
    Nếu quý vị muốn kiếm nhiều tiền, quý vị nên đi vào thể loại "thông thường". Ngày nay nhạc cổ điển phổ biến trong khoảng 300 người - đó là những nhạc công chơi nhạc cổ điển trên ti-vi. Một bản nhạc cổ điển dường như có thể kéo dài hàng ngày trời, do đó cần phải có ban nhạc đông như vậy mới có thể thực hiện trình tấu được.
    Những học giả âm nhạc phân chia nhạc cụ thành năm loại:
    - Nhạc Cụ Cần Thổi Vào Và Thỉnh Thoảng Phải Vẩy Nước Bọt Ði (còi, kèn tuba, trompet, cormorant, tribune)
    - Nhạc Cụ Cần Phải Ðánh (trống, kẻng, rhomboid, homophone)
    - Nhạc Cụ Dễ Giấu Kín (sáo)
    - Nhạc Cụ Nội Thất (piano)
    - Nhạc Cụ Có Lúc Có Giá Trị Lớn (violon)
    Những chiếc violon cực đắt do Antonius Stradivarius chế tạo. Chúng rất đắt vì được làm vô cùng tinh tế và khéo léo. Khi dùng cằm ấn vào đúng cách, một ngăn bí mật trong đàn sẽ lộ ra chứa đầy heroin tinh khiết.
    Nhạc Rock ''''n Roll ra đời từ nhạc Blue - một thể loại do những người nô lệ sáng tác. Chúng mang tên Blue vì chúng rất buồn. Cũng dễ hiểu thôi, làm nô lệ tất nhiên là đau khổ rồi. Lời ca một bản Blue điển hình như thế này:
    Vợ tôi quay gót mãi lìa xa
    Lũ trẻ đơn côi cũng bỏ nhà
    Thuốc thiếu bệnh xưa thêm trầm trọng
    Khất thuế nên nay lại hầu toà
    Nhạc Blue phổ biến trong tầng lớp người da đen trong một thời gian dài. Những nhạc công da đen, còn gọi là "negro", chơi nhạc Blue trong các quán lụp xụp và họ được rất ít tiền. Mãi đến đầu những năm 50, một số thanh niên da trắng lại thích nhạc Blue. Họ sửa đổi đôi chút và Rock ''''n Roll ra đời, một thể loại âm nhạc cực kỳ thịnh hành hiện nay và biến những nhạc sỹ, nhạc công thành triệu phú rất mau chóng.
    Ðiểm khác biệt cơ bản giữa nhạc cổ điển và Rock ''''n Roll: một bản nhạc cổ điển bao gồm khoảng chục giai điệu và không lời, còn một bản Rock ''''n Roll có một giai điệu (có khi còn ít hơn thế) và có khoảng mươi lời. Những soạn giả Rock ''''n Roll rất bận, họ luôn phải hoàn thành gấp bản nhạc để kịp đến một buổi hẹn hò quan trọng. Thỉnh thoảng họ chỉ kịp nghĩ ra vài lời. Lấy ví dụ bản "Ngồi ở La La", sáng tác vào những năm 60:
    Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
    Uh huh, uh huh
    Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
    Uh huh, uh huh
    Chắc tác giả định bụng rằng sau cuộc hẹn sẽ quay lại và điền nốt vào các chỗ "la la" và "ya ya". Nhưng đến lúc ấy ai đó đã đem phát hành bài hát thành hàng triệu bản, và không thể sửa lại được nữa. Một ví dụ khác là bản "Miền Ðất Ngàn Ðiệu Nhảy". Tác giả chắc đã nhận được một cú phôn và phải đi gấp, trước khi hoàn thành lời bài hát:
    Tôi đã nói na na na na na
    Na na na na na na na na na na
    Na na na na
    Một thể loại nhạc "thông thường" khác là nhạc "đồng quê". Thể loại này phổ biến giữa những kẻ nghiện ngập và bội bạc, nhưng muốn diễn tấu thì phải ăn mặc thật hài hước và phải hát giọng miền Nam. Một thể loại khác là nhạc "dễ hát dễ nghe". Thể loại này phổ biến trong thang máy, trong siêu thị, trong nhà tắm và phải được hát bằng giọng máy cày.
  5. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0

    Ngoại ngữ học đường
    Hồi đi học phổ thông, môn học có lẽ vô bổ nhất, mà mức độ phải xếp cạnh môn Toán Tính, đó là môn Pháp Văn. Tôi phải học Pháp Văn nhiều năm, học thuộc hàng trăm mẫu câu, để rồi sau đó tôi không hề có ý định sử dụng bất kì mẫu câu nào đã học. Ví dụ ông giáo Pháp Văn cứ bắt tôi phải nói câu sau đây khi bắt chuyện với một người Pháp: "Comment allez-vous?". Câu ấy té ra có nghĩa là: "Bạn đi như thế nào?". Tại sao lại đi hỏi một câu ngớ ngẩn đến thế được kia chứ? Một người Pháp bình thường chắc chắn sẽ cho rằng người Mĩ chúng ta ngớ ngẩn hết cả. Và tình trạng đó không thể cải thiện gì hơn, nếu những người Mĩ như quí vị cứ tiếp tục dạo bước trên đường phố Paris và sử dụng cái vốn tiếng Pháp học ở trường:
    Quí vị: Comment allez-vous? (Bạn đi như thế nào?)
    Người Pháp: Je vais à pied, evidemment. Vous devez avoir les cerveux d''''''''une truite. (Tôi đi bằng chân, rõ quá rồi. Ðầu của ông phải chăng là một nắm bã đậu).
    Quí vị: Où est la bibliothèque? (Thư viện ở đâu?).
    Người Pháp: Partez, s''''''''il vous plait. J''''''''ai un fusil (Xin ông xéo đi cho. Tôi mang súng đây này.)
    Kiến thức Pháp Văn của bà vợ tôi cũng không khá hơn là mấy. Cô ấy học thuộc được hai mẫu câu "Je me suis casse la jambe" ("Tôi bị gãy chân") và "Elle n''''''''est pas jolie" ("Nó chẳng xinh"). Tôi thật không hình dung nổi là có thể dùng những câu ấy ở đâu. Cứ cho là vợ tôi đến Pháp và chẳng may bị gẫy chân đi nữa:
    Vợ tôi: Je me suis casse la jambe. (Tôi bị gãy chân).
    Người qua đường: C''''''''est dommage. (Rất lấy làm tiếc.)
    Vợ tôi: Elle n''''''''est pas jolie. (Nó chẳng xinh)
    Người qua đường: Bien, excusez-nous pour vivre. Vous n''''''''êtes pas un grand prix vous-même. (Ô, xin lỗi. Bà cũng chẳng cao giá gì đâu.)
    Với cung cách này, sẽ chẳng có chiếc xe cứu thương nào đến chở vợ tôi đi cả. May lắm là người qua đường kia không cho cô ấy một bãi nước bọt.
    Mặc dù luôn bị ông giáo bắt nói những mẫu câu dở hơi như vậy, tôi vẫn bám trụ học Pháp Văn. Vì lúc bấy giờ, nếu không học Pháp Văn thì phải học tiếng Latin còn vô bổ hơn nữa. Lí do là những người nói tiếng Latin đã chết hết rồi. Hơn nữa tất cả những gì người ta phải đọc bằng tiếng Latin chỉ là Caesar trong trận Gaulois, ở đó Caesar cứ lải nhải mãi mà không đánh. Ðó là trận chiến buồn tẻ nhất trong lịch sử. Kết cục là dân La Mã chán quá nên đã phế bỏ chính quyền đế quốc và không dùng tiếng Latin nữa. Thực tế là họ đã bỏ luôn không dùng một ngôn ngữ nào hết và hậu duệ của họ trao đổi thông tin nhờ các động tác kí hiệu bằng tay.
    còn tiếp...
  6. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0

    ......
    Tôi cũng từ chối luôn môn tiếng Ðức, bởi vì ngôn ngữ này rắc rối quá mức cần thiết. Ví dụ từ "con mèo" trong tiếng Ðức là "einfuhrungaltfriesischenspraakuntworterbuchgegenwa rt". Có lẽ phải mất hai ngày mới gọi được bữa trưa ở Ðức.
    Rốt cuộc bây giờ tôi biết rất ít ngoại ngữ, hơn nữa những gì tôi biết cũng chỉ là những mẫu câu thật ngớ ngẩn và vô bổ. Hầu hết dân Mĩ chúng ta cũng không thoát khỏi tình cảnh này. Nhưng không sao, quí vị cũng đâu cần phải biết ngoại ngữ làm gì. Không tin quí vị hãy đi du lịch các nước, quí vị sẽ thấy hầu như người dân nước ngoài nào mà chẳng biết nói tiếng Anh. Thực ra họ cũng chẳng biết ngoại ngữ gì đâu, họ vẫn dùng tiếng Anh hàng ngày thôi. Nhưng người nước ngoài cứ giả vờ nói tiếng nước ngoài để giải trí bằng cách làm những người Mĩ ngu ngốc chúng ta nói ra những câu ngớ ngẩn học được ở phổ thông như "Bạn đi như thế nào?"
    Tóm lại, nếu phải chuẩn bị đi du lịch ngoại quốc, quí vị không nên học tiếng nước ngoài làm gì, vừa nhọc sức vô ích lại vừa bị người ta cười cho vào mũi. Thay vào đó, quí vị hãy tập phát âm thật chuẩn những mẫu câu tiếng Anh thông dụng dành cho du khách, ví dụ:
    - Bạn biết nói tiếng Anh không?
    - Lạy chúa! Làm ơn chỉ dùm nhà vệ sinh.
    - Ðấy chắc không phải nhà vệ sinh thuộc loại mà người ta phải đứng như úp mặt vào góc phố và độ kín đáo không bằng giấu mặt sau một cái ô che nắng?
    - Ơn chúa! Hi vọng ở nhà vệ sinh đó không có một bà béo trông cửa luôn chằm chằm theo dõi từng cử động của người ta nếu chưa thu được một ít tiền lệ phí, mặc dù nhà vệ sinh rõ ràng chưa từng được cọ rửa tí gì kể từ ngày nó được Visigoths xây dựng cách đây hơn một nghìn hai trăm năm.
    - Cám ơn. Tiếng Anh của bạn rất khá.
    Những mẫu câu này chắc chắn sẽ trợ giúp đắc lực cho quí vị mỗi khi đi công du nước ngoài. Ðiều quan trọng là để gây ấn tượng lâu dài và hiệu quả với những người ngoại quốc chủ nhà, quí vị phải chú ý phát âm những mẫu câu trên thật rõ ràng và to tiếng.
  7. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0

    Mấy suy nghĩ về thi và học đại học 1
    Tất cả các em học sinh hiện nay đều cân nhắc rất nghiêm túc khi chọn và thi vào các trường Đại học. (Tất nhiên, đó là chuyện bịa. Chỉ có hai việc mà thanh niên thực sự nghĩ đến: karaoke và trai gái. Nhưng xét cho cùng, chúng cũng có liên quan đến trường Đại học).
    Trường Đại học là một tập hợp các gian phòng mà các em sẽ ngồi ở đó trong khoảng 2000 tiết để ghi nhớ kiến thức. 2000 tiết này được chia trải qua 4 năm; thời gian còn lại dành để ngủ và hò hẹn.
    Có hai loại kiến thức cơ bản sau đây:
    - Kiến thức cần thiết cho cuộc sống sau này (2 tiết); bao gồm cách gọi điện thoại theo dịch vụ mà người nhận trả tiền cước phí, và cách tẩy vết ố cà phê hay nhựa cây trên quần áo pijama.
    - Kiến thức không cần thiết cho cuộc sống sau này (1998 tiết); bao gồm các môn học có tên tận cùng bằng ology, osophy, istry, ics, v.v. Phải học như thế này: các em ghi nhớ những gì thầy giảng, chép chúng lại vào bài thi, và sau đó quên chúng đi. Nếu chẳng may không quên được thì các em sẽ trở thành giáo sư và suốt đời không ra trường được.
    Quên được mọi việc là điều rất khó. Chẳng hạn hồi còn học ở đại học, tôi cần ghi nhớ (đừng hỏi tại sao) tên của ba nhà thơ theo chủ nghĩa siêu hình kiểu như John Donne. Thực ra tôi đã cố quên được một tên, nhưng hai cái tên còn lại, Vaughan và Crashaw, vẫn chưa quên được. Nhiều lúc tôi cần phải ghi nhớ những điều quan trọng hơn, như vợ tôi dặn là phải mua cá ngừ ngâm dầu chứ không phải ngâm nước, nhưng hai cái tên Vaughan và Crashaw cứ hiện lên trong đầu, vào chính cái lúc tôi đang ở trong siêu thị. Thật là vô cùng lãng phí những neuron thần kinh một cách không cần thiết.
    Sau một đến hai năm học các môn khoa học cơ bản, là lúc các em lựa chọn chuyên ngành, tức là môn học mà các em cần phải nhớ nhiều nhất và quên các môn khác đi. Ðây là một lời khuyên quan trọng: đừng chọn các môn liên quan đến Hiện Tượng Ðã Biết và Câu Trả Lời Ðúng.
    Ðiều đó có nghĩa là các em không nên chọn toán học, vật lí học, sinh vật học hay hoá học; bởi vì chúng liên quan đến những Hiện Tượng Ðã Biết hoặc Câu Trả Lời Ðúng. Ví dụ, nếu các em chọn Toán học và vào một ngày đẹp trời thầy giáo hỏi, "Lấy cosin của góc phần tư, sau đó căn bậc ba và lấy 5 chữ số chính xác sau dấu phẩy". Nếu các em không nói đúng các con số mà ông giáo có trong đầu, các em sẽ trượt. Hoá học cũng thế. Nếu các em viết trong bài thi rằng carbon và hydro kết hợp lại sẽ thành cây sồi, các em trượt ngay. Ông giáo muốn các em phải nói đúng cái điều mà ông ấy biết và các nhà hoá học khác cũng cho là đúng. Các nhà khoa khoa học luôn chặt chẽ và khắt khe như thế.
    ...................
  8. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0

    Mấy suy nghĩ về thi và học đại học 2
    Tóm lại các em nên chọn các môn như: Văn học, Triết học, Tâm lí học hay Xã hội học. Ðó là các môn mà không ai hiểu được trọn vẹn, người ta cũng không đồng nhất quan điểm, và hầu như không có các sự kiện thực tế rõ ràng. Tôi đã kinh qua bốn môn trên, nay xin tóm lược lại như sau.
    VĂN HỌC: Các em sẽ phải viết những bài luận về những cuốn sách dày cộp mà các em chỉ kịp đọc lướt tên những đề mục trước khi vào phòng thi. Ðây là cách đạt điểm cao môn văn: các em đừng bao giờ viết điều mà một người bình thường khác cũng viết. Ví dụ, các em được giao nghiên cứu cuốn "Moby Dick". Một người bình thường khác sẽ viết rằng Moby Dick là một chú cá voi trắng vì chữ "cá voi trắng" được đề cập đến 11000 lần ở trong sách. Các em hãy viết Moby Dick là Cộng hoà Ireland. Ông giáo mệt mỏi vì đọc hàng đống bài giống nhau, hơn nữa ông cũng đâu có ưa gì Moby Dick, và các em sẽ đạt điểm sáng tạo rất cao. Nếu các em có khả năng dựng đứng mọi việc từ một tiểu thuyết đơn giản, các em chắc chắn sẽ thành công trong môn văn.
    TRIẾT HỌC: Ðiều cốt tuỷ trong triết học là ngồi suy tư một mình nhiều giờ trong một căn phòng, quả quyết rằng trên đời này chẳng có điều gì là có thực cả, sau đó đi ăn.
    TÂM LÍ HỌC: Ðối tượng nghiên cứu của các nhà tâm lí học là chuột và giấc mơ. Suốt một học kì liền tôi dành để huấn luyện một con chuột sao cho nó bấm vào một nút với một tần suất nhất định, sau đó tôi huấn luyện anh bạn cùng phòng làm được như vậy. Con chuột học nhanh hơn nhiều. Còn anh bạn tôi bây giờ là bác sĩ. Nghiên cứu giấc mơ cũng rất thú vị. Tôi có một ông giáo luôn tuyên bố rằng bất kể điều gì ta mơ thấy - máy kéo, Arizona, bóng chày, hay ếch nhái - đều liên quan đến bộ phận sinh dục. Ông ta luôn luôn quả quyết như vậy. Không một ai muốn ngồi cạnh ông cả. Nếu các em thích chuột hoặc mộng mị, hoặc nếu tốt hơn là thường xuyên mơ thấy chuột, các em chắc chắn sẽ thành công môn Tâm lí học.
    XÃ HỘI HỌC: Ðây chính là môn thông tuệ số một. Tôi đã tham dự nhiều giờ về xã hội học và đọc hàng tấn sách liên quan, nhưng chưa lần nào gặp được một câu, một mệnh đề sáng sủa, rõ ràng cả. Những nhà xã hội học luôn tỏ ra mình là một nhà khoa học, vì thế hầu hết thời gian và công sức được dành để chuyển đổi một điều đơn giản, rõ ràng thành những câu văn trịnh trọng khó hiểu và nghe có vẻ khoa học. Nếu các em định theo môn này, các em cũng cần học cách làm như vậy. Chẳng hạn các em muốn nói rằng khi có một em bé ngã nó sẽ khóc, các em hãy viết thế này: "Những quan trắc thống kê về hành vi sơ khởi của những người vị thành niên đã cho thấy rằng có một quan hệ hữu cơ giữa hành động rơi xuống nền đất cứng với hoạt động phối hợp giữa tuyến lệ và thanh quản, gọi là ''''''''hành vi khóc''''''''...." Nếu các em viết liên tục được 50-60 trang như vậy, chắc chắn sẽ được chính phủ đặc cách trao giải thưởng lớn.
  9. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0

    Quan hệ yêu đương 1
    Trái với điều mà rất nhiều phụ nữ vẫn nghĩ, có một thực tế là không khó khăn gì lắm để gây dựng một mối quan hệ lâu dài, ổn định, hoà hợp và vui vẻ với một người đàn ông. Tất nhiên đó phải là một người đàn ông trong mộng. Còn đối với một người đàn ông bằng xương bằng thịt, thì điều đó thật vô vàn khó khăn. Ấy là vì đàn ông vốn dĩ đâu có thấu hiểu được thế nào là cái quan hệ nam nữ mà đàn bà vẫn thường nhìn nhận.
    NÀNG TIẾN ÐẾN MỐI QUAN HỆ - CHÀNG MẢI MÊ HỆ TRUYỀN ÐỘNG
    Chẳng hạn anh chàng Roger thấy thích cô nàng Elaine. Chàng mời nàng đi xem phim; nàng nhận lời; và họ có một buổi tối vui vẻ. Mấy hôm sau, anh chàng mời nàng đi ăn tối, hai người lại có dịp đến với nhau. Chàng và nàng cứ tiếp tục như thế, rồi đều đặn gặp nhau, họ thường xuyên đi với nhau, và dành phần nhiều thời gian cho nhau.
    Cho đến một tối, trên đường lái xe về nhà, một suy tư ập đến với Elaine, và nàng thốt lên hỏi, "Anh biết không, đêm nay là ngày chúng mình quen nhau tròn sáu tháng đấy?"
    Rồi im lặng. Một sự im lặng thật nặng nề với Elaine. Nàng tự cảm thấy nuối tiếc: Ồ, không hiểu nói như thế có làm anh ấy phật ý không nhỉ? Phải chăng trong quan hệ giữa hai đứa, anh ấy luôn tự hạn chế chỉ đến một mức độ nào đó; biết đâu anh ấy lại lầm tưởng là mình đang định rằng buộc anh với những điều anh không muốn, hoặc giả anh ấy chưa chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận?...
    Trong khi đó Roger nghĩ: Chậc. Sáu tháng.
    Elaine nghĩ: Cơ mà, mình cũng nào có vồ vập cái mối quan hệ này đâu. Nhiều lúc mình cũng muốn giữ một khoảng cách nào đó, để mình có thể cân nhắc liệu có nên tiếp tục như thế này không, hay đặt thẳng vấn đề... tức là... ý mình thực sự muốn cân nhắc xem quan hệ hai đứa nên đi đến đâu? Nên chăng chỉ tiếp tục giữ mối quan hệ thân ái gần gũi ở mức này mà chưa vội đi xa hơn? Hay là tiến luôn đến hôn nhân? Sinh con đẻ cái? Ðầu bạc răng long? Có phải mình đã sẵn sàng đón nhận một cái gì đó có tính lâu dài đến vậy? Hay thực ra mình vẫn còn chưa tìm hiểu đầy đủ về con người ấy?
    Lúc ấy Roger đang mải tính: ...Thế nào nhỉ... thử tính xem nào... mình bắt đầu đi chơi với cô ấy hồi tháng Hai, ngay hôm mình đến mua chiếc ô tô này ở cửa hàng đại lí... tức là...à, để xem đồng hồ ô tô... Thôi chết! Thế là quên béng hạn thay dầu nhớt rồi.
    Còn Elaine thì: Anh ấy bực bội. Mình có thể thấy rõ điều ấy qua nét mặt. Có lẽ mình đã hiểu sai anh ấy. Có lẽ anh ấy đòi hỏi một cái gì đó nhiều hơn trong quan hệ giữa hai người. Có lẽ anh ấy muốn được âu yếm hơn, gắn bó hơn. Có lẽ anh ấy đã cảm nhận được điều này trước mình; đó là lí do mình cảm thấy có sự đắn đo trong cách cư xử của anh ấy. Ðúng rồi, chắc hẳn là thế rồi. Chính vì thế mà anh ấy ngần ngại chẳng nói thẳng ra cảm nghĩ của mình. Anh ấy sợ bị khước từ mà.
    Và Roger nghĩ: Mình phải bắt bọn này xem lại quan hệ truyền động cho cẩn thận mới được. Thây kệ những lời giải thích của lũ sửa xe nhà quê, máy vẫn chạy chưa ngon. Bọn chúng nên chăng đừng có đổ lỗi tại thời tiết lạnh mới phải. Mà lạnh là lạnh thế nào chứ. Ngoài trời 87 độ mà máy chạy nghe cứ như xe tải leo dốc thế này, đúng là mất toi 600 đô cho một lũ lừa đảo kém tắm.
    còn tiếp...
  10. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ yêu đương (tiếp)
    LỖ HỔNG GIAO TIẾP
    Elaine nghĩ: Anh ấy cáu. Mà mình cũng chẳng thể trách anh ấy. Mình cũng thấy tự bực với bản thân mình. Lạy Chúa, con thấy con thật có lỗi. Con thật chẳng nên vội vàng như vậy, nhưng con đâu có làm chủ được tình cảm của mình. Ðơn giản chỉ là con chưa thấu tỏ.
    Roger nghĩ: Thế nào rồi bọn chúng cũng nói rằng thời gian bảo hành chỉ là 90 ngày thôi. Chắc chắn chúng sẽ nói thế đấy, bon củ chuối.
    Elaine nghĩ: Phải chăng mình đã quá mơ mộng dại khờ khi tơ tưởng đến một chàng hiệp sĩ cưỡi ngựa trắng đâu đâu, trong khi bây giờ ngay bên cạnh mình lại là một người đàn ông thật tốt, người mà mình rất thích ở bên, người mà mình thực sự muốn chăm sóc, và người đó cũng luôn tỏ ra thực sự muốn chăm sóc mình. Anh ấy đang phải chịu bao đau khổ chỉ vì lối mơ mộng ích kỉ, ngây thơ kiểu học trò của mình.
    Và Roger nghĩ: Bảo hành? Chúng muốn phiếu bảo hành? Mình sẽ cho chúng xem phiếu bảo hành. Ðây, mình sẽ lấy cái phiếu bảo hành mắc dịch ấy ra và dán vào đây...
    "Anh Roger!" Elaine nói lớn.
    "Sao?" Roger giật mình.
    "Xin anh đừng tự dằn vặt như thế," nàng nói, cặp mắt ngấn lệ. "Lẽ ra em đừng nên... Ôi, lạy Chúa, em thấy thật là..." (Nàng gục xuống, khóc thút thít).
    "Sao thế?" Roger hỏi.
    "Em thật ngốc," Elaine nấc lên. "Em biết mà, em biết là không có hiệp sĩ. Em biết rõ như thế rồi mà. Em ngốc quá. Không có hiệp sĩ, và cũng chẳng có ngựa".
    "Không có ngựa?" Roger ngạc nhiên.
    "Anh thấy rõ em là con ngốc, phải không anh?" Nàng hỏi.
    "Không!" Roger nói, vui mừng vì cuối cùng cũng tìm được câu trả lời hợp lí.
    "Chỉ là... chỉ là... ở chỗ em cần thêm chút thời gian..."
    15 giây im lặng để Roger vận hết tốc lực suy nghĩ hòng tìm ra một câu trả lời an toàn. Cuối cùng thì chàng cũng tìm được một câu mà chàng cho là tạm ổn.
    "Ừ!" Chàng nói.
    CẬU CHÀNG MẤT HƯỚNG
    Nàng hết sức xúc động nắm lấy tay chàng. "Ôi, Roger, anh có cảm nhận được như thế không?" Nàng hỏi.
    "Như thế nào cơ?"
    "Về thời gian ý?" Elaine hỏi.
    "Ồ..." Roger trả lời, "Có."
    Nàng quay mặt về phía chàng, và đắm đuối nhìn sâu thẳm vào đôi mắt chàng, điều này làm cho chàng hết sức bối rối vì không biết nàng sẽ tiếp tục hỏi gì nữa đây, nhất là đề tài về ngựa. Cuối cùng nàng nói:
    "Roger, em cám ơn anh."
    "Cám ơn em."
    Thế là chàng đưa nàng về nhà, rồi nàng đi nằm. Trong lòng nàng nặng trĩu những suy tư dằn vặt đầy mâu thuẫn, nàng khóc thổn thức đến tảng sáng hôm sau. Về phần Roger, chàng về nhà, chui vào chăn, bật ti vi và nhanh chóng bị cuốn hút vào trận đấu quần vợt giữa hai vận động viên Cộng hoà Séc mà chàng chưa từng biết tên. Có một giọng yếu ớt vọng lên từ nơi sâu thẳm tâm hồn, chàng nói rằng có một điều gì đó thật quan trọng đã xảy ra với chiếc ô tô, nhưng chàng cũng biết rằng chàng không có cách nào có thể hiểu được điều ấy, vì thế chàng thấy tốt nhất là không nghĩ đến chuyện đó nữa.

Chia sẻ trang này