1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc tháo chạy của VNCH tại Vùng I

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi daibacvn, 08/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tunghpvn

    tunghpvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    401
    Theo thống kê trong hồi ức của ô. Hưng - Cựu Tổng trưởng Kế hoạch - VNCH tình hình viện trợ quân sự của HK cho VNCH như sau:
    Trong thời gian 1966-1970: Mỹ tiêu 25 tỷ đô la một năm.
    Trong hai năm 1970-1971: tiêu 12 tỷ một năm (vì đang rút quân);
    Tài khoá 1973: hai tỷ mốt (2,l tỷ)
    Tài khoá 1974: một tỷ tư (l,4 tỷ)
    Tài khoá 1975: bảy trăm triệu (0,7 tỷ)
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Thế không biết bác có con số chính xác nữa là phá hủy bao nhiêu và thu (trang bị cho quân ta) bao nhiêu không ạ?
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Thế không biết bác có con số chính xác nữa là phá hủy bao nhiêu và thu (trang bị cho quân ta) bao nhiêu không ạ?
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Úi giời, chi li đến thế thì tớ không có! Chỉ có một chi tiết thế này: Do số pháo 105mm và 155mm thu được của VNCH bị hỏng lốp hầu hết nên sau trận ĐN để kịp thời dùng pháo địch đánh địch, TCKT gửi gấp cho QĐ2: 100 bộ lốp xe CA-10 dùng để lắp cho pháo 105mm và 20 bộ lốp Ural375 dùng để lắp cho pháo 155mm. Nhiều đấy chứ nhỉ?
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Theo lịch sử quân đoàn 2, ngay sau Đà Nẵng, khi quân đoàn tổ chức lại thành cánh quân Duyên Hải thì 1/3 số pháo của quân đoàn là pháo 105 và 155 chiến lợi phẩm.
    Nhưng còn rất nhiều khẩu pháo nữa chưa dùng được ngay vì đại đa số các khẩu pháo của vùng I ngụy đều được đặt cố định ở những căn cứ hoả lực tít mít trên những đỉnh cao khó đi mà ta lại ko có đầy đủ phương tiện để đưa xuống và cơ động hoá kịp thời cho chiến dịch.
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Theo thống kê trong hồi ức của ô. Hưng - Cựu Tổng trưởng Kế hoạch - VNCH tình hình viện trợ quân sự của HK cho VNCH như sau:
    Trong thời gian 1966-1970: Mỹ tiêu 25 tỷ đô la một năm.
    Trong hai năm 1970-1971: tiêu 12 tỷ một năm (vì đang rút quân);
    Tài khoá 1973: hai tỷ mốt (2,l tỷ)
    Tài khoá 1974: một tỷ tư (l,4 tỷ)
    Tài khoá 1975: bảy trăm triệu (0,7 tỷ)

    ---------------------------------------------------------------------------------
    Nhân bác tunghpvn nhắc đến mới nhớ có đọc đâu đó là vào giai đoạn 73, 74 Thiệu ngoài việc hô hào quân lính óanh "theo kiểu con nhà nghèo" thì còn sai Trần Văn Đôn sang Israel để học tập kinh nghiệm quân đội tham gia làm kinh tế nhằm tự túc một phần kinh phí chiến tranh!
  6. daibacvn

    daibacvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    1
    Chiến dịch Tây Nguyên như một đòn trúng huyệt là VNCH chới với & sai lầm về mặt chiến lược nhưng cái làm cho VNCH tan rã một cách nhanh chóng là sự tan rã nhanh chóng ở Vùng I nơi mà những đơn vị được coi là mạnh & thiện chiến nhất!
    Cả hai chổ dựa tinh thần của quân đội VNCH là Sư Dù & Sư TQLC mà bỏ chạy thì các sư đoàn bộ binh khác tan hàng là điều dễ hiểu...
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo em thấy thì nếu chỉ thua một trận Buôn Mê Thuột thì cũng chưa đủ sức làm tan hàng cả quân đoàn II VNCH. Ngoài Buôn Mê Thuột là trận điểm thì ta còn cài thế rất kỹ cả vùng Tây Nguyên nữa, cái này mới là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành động rút bỏ như đã thấy. Sau khi mất Buôn Mê Thuột, sự cài thế của ta khiến địch không đưa quân cứu viện được, đánh giải toả ra cũng không xong. Bên cạnh tâm lý đổ vỡ, hoảng loạn là áp lực đè nặng của sự bị động. Đứng trước tình hình này, các nhà quân sự thường có hai sự lựa chọn: một là co về tử thủ; hai là rút bỏ. Cả hai cách này đều nhắm đến việc là bảo toàn lực lượng, tránh đụng vào mũi nhọn về quân sự cũng như tinh thần đang lên của đối phương, ngắt mạch chiến thắng của đối phương, ngắt mạch xuống dốc của mình, tránh bị bao vây chia cắt và tiêu diệt. Tây nguyên năm 1975 là bản sao của Đường số 4 năm 1950.
  8. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Trong cuốn "Tháng Ba gãy súng", sao lính VNCH chê pháo 130 ly của ta kinh thế nhỉ
  9. daibacvn

    daibacvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ là tên sĩ quan VNCH này hơi phét một tí vì ai mà chẳng muốn tự coi mình là anh hùng chứ thật ra pháo 130ly của ta là mối kinh hoàng của quân đội VNCH - vì pháo 130ly chỉ xuất hiện trong những trận mang tầm chiến dịch, chẳng phải tại Charlie thì TQLC VNCH đã rất kinh hoàng vì pháo 130ly đó sao?
    Nói chung bên nào cũng đều sợ pháo cả vì uy lực của nó quả thật kinh hồn - 130ly thì quá tuyệt vì tại thời điểm chẳng loại pháo nào trên chiến trường có uy lực & tầm bắn bằng nó => không thể phản pháo được!
    Hình như thời điểm đó thì nó chống pháo 130ly bằng các máy bay trực thăng có gắn pháo 105ly thì phải...
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hic, trực thăng gì mà khiếp thế bác, pháo 105mm chỉ được treo dưới bụng bằng cáp để đưa lên chốt thôi. Thời điểm 1975 QGP luôn có tên lửa tầm nhiệt cầm tay SA7 đi trong đội hình, máy bay VNCH cỡ trực thăng, L19 ... tóm lại là ko phải phản lực thì xông vào trận địa pháo QGP con nào thường tiêu luôn con đó. Chủ yếu VNCH phản pháo 130mm của QGP bằng 155mm, ko có thì chui xuống hầm hoặc ... chạy.
    Chào thân ái và quyết thắng!

Chia sẻ trang này