1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi “bé vẽ màu dân tộc”

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi oanhhp, 16/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oanhhp

    oanhhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Ý NGHĨA CỦA CÁC BỨC TRANH ĐÔNG HỒ MẪU TRONG CUỘC THI “BÉ VẼ MÀU DÂN TỘC”

    7. Bức tranh Rước rồng:

    [​IMG]

    Đây là bức tranh thuộc dòng tranh chúc tụng. Múa rồng là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của các vùng nông nghiệp trồng lúa nước. Con rồng là biểu tượng gần gũi với cư dân Việt Nam, gắn liền với tâm thức “Con rồng cháu tiên”. Rồng mang màu sắc rực rỡ, uốn lượn theo nhịp trống rộn rã không khí hội hè, biểu thị niềm vui sướng, hạnh phúc cho tất cả mọi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu... Hình ảnh con rồng vừa mang ý nghĩa biểu tượng của sông nước, vừa mang ý nghĩa phong đăng gắn với các nghi lễ nông nghiệp, vừa mang ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc.

    8. Bức tranh Bịt mắt bắt dê:

    [​IMG]

    Một hoạt cảnh miêu tả trò chơi dân gian Bịt mắt bắt dê. Phía hậu cảnh là các phần thưởng dành cho ai bắt được dê, như các xâu tiền, khăn, và yếm. Bức tranh phản ánh một nét sinh hoạt văn hóa vui chơi trong các dịp lễ hội của người Việt xưa. Qua đó cũng thể hiện m ột phần phong tục tập quán, trang phục, tâm tư suy nghĩ của người dân.

    9. Bức tranh Đám cưới chuột:

    [​IMG]

    Cảnh đám cưới thể hiện mong muốn tạo dựng cuộc sống hạnh phúc gia đình,hạnh phúc lứa đôi chính đáng. Việc chuột phải lễ mèo là sự phê phán tệ nạn đút lót, hối lộ của tầng lớp thống trị bóc lột. Các nghệ nhân khéo léo lấy hình ảnh chuột, mèo vừa tạo được mâu thuẫn vốn có xưa nay giữa 2 loài vật vừa là một cách thâm thúy nhẹ nhàng giễu cợt và lên án tệ nạn bóc lột với người dân nghèo xưa kia trong xã hội Việt Nam.

    10. Bức tranh Thánh Gióng:

    [​IMG]

    Tranh Thánh Gióng thuộc dòng tranh lịch sử trong tranh dân gian Đông Hồ. Truyền thuyết Thánh Gióng kể về một cậu bé lên ba mà chưa biết nói biết cười, khi nghe tin có giặc ân thì cậu bé bỗng nhiên biết nói và lớn nhanh như thổi, quần áo chưa mặc xong đã chật. Gióng vươn vai thành chàng trai cao lớn, xin áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt... để đi đánh giặc. Gióng đi đến đâu đánh tan quân giặc đến đó, khi roi sắt gãy Gióng nhổ tre dọc đường để quật vào quân giặc. Khi đánh tan quân giặc Gióng về núi Sóc Sơn cởi bỏ áo giáp sắt, ngựa sắt, bay lên trời.
    Bức tranh thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước, và lý giải điển tích ao hồ, sông núi của Việt Nam.
  2. diuhiu

    diuhiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2013
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Các pác có thời gian, có hỉu biết...Trình em chỉ thía thui :((
  3. oanhhp

    oanhhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Cuộc thi đã bắt đầu rồi....dành cho lứa tuổi thiếu nhi....nên các bác có con cháu thì cho tham gia để hiểu thêm về văn hóa truyền thống việt nam...biết đâu trong dịp này lại tìm thấy khả năng nghệ thuật ở một mầm xanh nào đó thì sao....

Chia sẻ trang này