1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi Guitar Quốc tế có tác phẩm bắt buộc của ns Đặng Ngọc Long

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ngochau, 25/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tôi nói bạn nghe nhé:
    Khi người ta nói giải bóng đá thế giới, bạn có nghĩ ngay đến World Cup không?
    Ở Việt Nam mình, có cái tật là hay gán cái mác rộng cho những cái hẹp để lấy đó làm hãnh diện. Khi nghe tin Việt Nam đạt huy chương đồng trong giải bóng chuyền quốc tế, bạn có giật mình không? Nhưng đó là giải bóng chuyền "quốc tế" được tổ chức ở Việt Nam, với lèo bèo 7,8 đội tham gia mà còn là các CLB, đội bóng chuyền của tỉnh, của 1 công ty lớn. Như vậy nghe thật buồn cười. Và sao lại không thêm cái chữ phía sau, ví dụ Giải bóng chuyền quốc tế tại Hà Nội hay Giải bóng chuyền quốc tế tại Phú Thọ. Nghe như vậy, người ta có thể hiểu ngay cái nghĩa "quốc tế" ở trong đó.
    À vâng, theo tôi biết Liên hoan guitar quốc tế tại Berlin là 1 liên hoan thường kì tổ chức mỗi năm một lần thường vào tầm tháng 10,11. Người Đức đã dành chữ "liên hoan" guitar quốc tế chứ không phải Cuộc thi guitar quốc tế và chữ "tại Berlin" sau cái "liên hoan guitar quốc tế" đó, tất nhiên trong Liên hoan guitar quốc tế ở Berlin có cuộc thi guitar với sự góp mặt của nhiều thí sinh tài năng ở một số nơi trên thê giới. Không hiểu bạn nào dịch ra được cụm từ "Cuộc thi guitar quốc tế tại Berlin". Điều đó cũng dễ hiểu tại sao chúng ta hay nghe những tit rất giật gân ở trên báo "Lê Thanh Bình, sinh viên Nhạc viện Hà Nội, đã xuất sắc đoạt giải nhất tại cuộc thi guitar quốc tế 2006". À, vâng đó là cuộc thi guitar quốc tế tổ chức ở Bangkok do hiệp hội guitar Bangkok tổ chức hàng năm.
    Nếu nói Cuộc thi piano quốc tế, bạn có nghĩ ngay đến cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin không? Và nó luôn được tổ chức ở Ba Lan. Giống như Piano, guitar cũng vậy. Khi nói đến Cuộc thi guitar quốc tế người ta nghĩ Cuộc thi guitar quốc tế Francisco Tarrega tổ chức ở Tây Ban Nha. Xin nói thêm cuộc thi này chưa 1 lần có người Việt Nam nào được vinh danh, nói gì có mặt vào thành phần BGK hay có phần thi bắt buộc chơi tác phẩm do nghệ sĩ Việt Nam chuyển soạn.
    Điều đó giải thích vì sao tôi lại cười khi đọc cái tit topic này. Nếu hiểu đúng, thì chúc mừng cái nền guitar của Việt Nam quá.
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 01/01/2008
  2. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi chủ topic chứ.. tôi đọc xong cái tiểu sử của cha này, chả thấy có gì liên quan đến mình. ko đáng phải quan tâm. Bởi vì sao? Ngoài cái tên Đặng Ngọc Long của VN ra ông ta chả có gì VN cả.
    Bạn hiểu ý mình chứ?
  3. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mình chưa biết bạn là ai nên cũng ko biết bạn có gì VN, bạn hiểu ý mình chứ?
  4. thymai

    thymai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    To home_nguoikechuyen,
    Không hiểu bạn nào dịch ra được cụm từ "Cuộc thi guitar quốc tế tại Berlin".
    Thế theo bạn dịch cụm từ này thế nào cho đúng?: "Intenational Guitar Competition & Festival Berlin".
    Hơn nữa, xin thưa với bạn rằng trên thế giới có nhiều cuộc thi, mà người ta thường nhân cơ hội đó để tổ chức liên hoan, hay Seminar, hoặc lớp học bồi dưỡng...
    Đương nhiên không thể so sánh thi guitarr ở Bangkok với thi Guitar ở Đức hoặc ở Tây ban nha được, vì Guitar truyền thống là của châu âu, cũng giống như thi "Đàn bầu" tại Việt nam chứ tại Mỹ thì ai phục...
    Việc tác phẩm của nhạc sĩ Đặng Ngọc Long được tuyển chọn làm bài thi Quốc tế là ông đã sáng tác theo trường phái chuẩn mực dòng Guitar nên được tuyển chọn, chứ ai đưa bài "con cò cò bay lả lả bay la" vào đây. Thế thì chúng ta đáng phải tự hào chứ, mời bạn xem một vài bài báo viết về nhạc sĩ Đặng Ngọc Long nè, rồi mới đưa ra ý kiến mà theo tôi là không chịu tìm hiểu của mình.
    Nghệ sĩ ghi-ta danh tiếng Đặng Ngọc Long dự
    Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002

    [​IMG]
    Khoảng hai thập kỷ nay tên tuổi của cây ghi-ta người Việt Nam Đặng Ngọc Long đã trở nên thân quen với giới ghi-ta ở nhiều nước châu Âu... Anh theo học tại Nhạc viện Quốc gia Hà Nội (1975-1979). Kế đó tốt nghiệp đại học và trên đại học ngành ghi-ta tại Nhạc viện Béc-linh (Đức).
    Đặng Ngọc Long là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải đặc biệt ghi-ta quốc tế mang tên Vi-la Lô-bốt tại Hung-ga-ri(1987). Từ năm 1991 anh là giảng viện Trường Âm nhạc Béc-linh. Đặng Ngọc Long từng chu diễn tại nhiều nước ở châu Âu, xuất bản nhiều sách, đĩa, tác phẩm cho ghi-ta và có hàng trăm thí sinh người nước ngoài theo học. Năm 1994 Trường Âm nhạc Béc-nơ đã tổ chức Cuộc thi ghi-ta mang tên Đặng Ngọc Long. Từ năm 2001 Đặng Ngọc Long là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật liên hoan âm nhạc ghi-ta quốc tế tại CHLB Đức.
    Ngay sau khi nhận được thông tin về Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002, Đặng Ngọc Long đã nhận lời mời dự Lễ trao Cúp vàng cho 10 thành viên tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam tại Nhà hát Lớn tối 26/5 và sẽ tặng cây đàn ghi-ta trị giá 500 Ẻuo cho thí sinh đoạt giải cao nhất độc tấu ghi-ta. Tối 27/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong cuộc trình diễn hiếm có của nhiều thế hệ ghi-ta Việt Nam ở trong nước và nước ngoài với tên gọi Đêm nhạc tình yêu ghi-ta, Đặng Ngọc Long sẽ trình diễn một số tác phẩm nổi tiếng.
    Minh Trí.
    http://www.orientalstar.net/
    -------------------------------------
    to sis,
    "xin lỗi chủ topic chứ.. tôi đọc xong cái tiểu sử của cha này, chả thấy có gì liên quan đến mình. ko đáng phải quan tâm. Bởi vì sao? Ngoài cái tên Đặng Ngọc Long của VN ra ông ta chả có gì VN cả."
    mình cũng xin lỗi bạn nhe... tôi nghe bạn nói vậy mà buồn cho kiến thức của bạn, hơn nứa bạn ăn nói kiểu chợ búa hằn học. Chắc cuộc đời của bạn bất hạnh lắm thì phải, hay ít nhất cũng bị người quen biết bạn coi thường bạn lắm(!!?)...
    Đặng Ngọc Long tuy sống ở nước ngoài nhưng vẫn luôn hướng về Việt nam, đóng góp cho Việt nam không những về Vật chất (anh tặng đàn cho các cuộc thi trong nước ...) mà còn là niềm hãnh diện cho dân tộc nữa, danh tiếng của anh tức là niềm tự hào của Việt nam, mỗi một con người Việt nam dù sống ở đâu những tiếng thơm là quí giá nhất. Hay bạn nghĩ mấy thằng Mafia, chấn lột người Việt mới liên quan đến bạn???
    đây muốn biết Đặng Ngọc Long có Việt nam hay không thì đọc ít nhất một bài dưới đây rồi hãy nói nhé:
    Nghệ sĩ ghi-ta Đặng Ngọc Long: ''''''''Dù sống ở đâu và làm gì, tôi vẫn là người Việt Nam!''''''''
    (14:13:00 28-05-02)
    [​IMG]
    Rất xởi lởi, dễ gần, nhìn anh và nói chuyện với anh, không ai có cảm giác rằng mình đang được tiếp xúc với một nghệ sĩ ghi-ta rất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam. Anh không vắng mặt trong bất cứ một buổi tập duyệt hay buổi thi nào của Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc vừa kết thúc tối qua. Nhất là đêm đầu tiên anh được ra mắt khán giả trong lễ trao giải, tiết mục của anh nằm gần cuối chương trình, trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ, sự hồi hộp, lo lắng thể hiện rõ trên gương mặt anh và không biết làm gì, anh lại cầm cây đàn ghi-ta của mình để ôn luyện trước khi ra sân khấu.
    Anh tâm sự với VASC Orient: ''''''''Tôi thực sự hồi hộp khi được gặp lại những khán thính giả của mình, nhất lại là trong một dịp trọng đại như Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc - một sự kiện lớn trong đời sống âm nhạc ghi-ta Việt Nam. Đúng 17 năm rồi, tôi mới được diễn trên sân khấu quê hương và tôi không thể nào xua những xúc động không thể kìm nén được. Tôi được gặp lại thầy cô, bạn bè, những người thân trong gia đình, được chứng kiến các em, một thế hệ mới đầy năng lực và lòng say mê với bộ môn này, không còn gì vui hơn thế!''''''''.
    Trước sự cổ vũ và những tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả sau phần biểu diễn tuyệt vời của mình với tác phẩm ''''''''Núi rừng Tây Nguyên'''''''' do anh sáng tác và biên soạn, anh đã nói trong niềm hạnh phúc rạng ngời trong ánh mắt: ''''''''Tác phẩm này là tiết mục sau cùng trong mỗi buổi biểu diễn của tôi để giới thiệu với bạn bè quốc tế về núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ của quê hương mình, và cứ sau mỗi buổi như vậy, khán giả lại yêu câu tôi chơi lại và có người đã nói với tôi rằng: ''''''''Nghe anh đàn, tôi cảm giác như mình đang được ở Tây Nguyên mặc dù tôi chưa bao giờ đến và chưa biết Tây Nguyên ở đâu cả''''''''. Và điều tôi muốn tâm sự với những khán giả thân yêu của tôi: Dù tôi ở đâu và làm gì, tôi vẫn là người Việt Nam''''''''.
    Và một điều bất ngờ thú vị, anh đã tặng đĩa nhạc mới nhất của mình (được sản xuất và bảo hộ bản quyền tại Đức) cho độc giả của Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient như một món quà và một lời cảm ơn bởi những tình cảm họ đã dành cho anh. Để nghe và dowload đĩa nhạc này, quý vị và các bạn có thể vào địa chỉ: http://www.vnn.vn/vnn3/music/
    Nghệ sĩ Đặng Ngọc Long là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải đặc biệt cuộc thi ghi-ta quốc tế mang tên Vi-la Lô-bốt tại Hungary vào năm 1987. Từ năm 1991, anh là giảng viên Trường Âm nhạc Béc-lin. Đặng Ngọc Long là người đã từng lưu diễn tại nhiều nước ở châu Âu, xuất bản nhiều sách, đĩa, tác phẩm cho ghi-ta và có hàng trăm thí sinh người nước ngoài theo học. Năm 1994, đã có một cuộc thi ghi-ta mang tên Đặng Ngọc Long tại Trường Âm nhạc Béc-nơ. Từ năm 2001, Đặng Ngọc Long là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Liên hoan âm nhạc ghi-ta quốc tế tại CHLB Đức.
    (Nhật Mai - VASC Orient)
    Được thymai sửa chữa / chuyển vào 16:10 ngày 02/01/2008
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Người có tài mới thể hiện được gốc của mình .
    Buồn cho một số người ra nước ngoài cứ ru rú một góc.
    Bạn Đặng Ngọc Long ở nơi xa xôi, chúng tôi luôn ở cùng bạn.
  6. aiphivi

    aiphivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Chán các bác quá :(
    Cái box NCD đã lèo tèo vài ba người ra vào thì chớ, các bác lại chẳng chịu giữ hòa khí gì cả. Lời nói chẳng mất tiền mua cơ mà, các bác không thể nói và góp ý nhẹ nhàng được ư??????
  7. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    he he bác Thymai nóng quá! Bác đọc lại bài của chủ topic xem... Tôi thấy thế nào thì nói thế thôi. Ko có 1 từ nào nói về ông làm gì ở VN, làm gì cho VN. Thắc mắc là chuyện bt.
    @ moitoanh: ko hiểu nhau. ko bình luận thêm.
    Ngoai` le^`:
    Mọi người VN này ai ai cũng tự hào vì có 1 Đặng Thái Sơn. Còn tôi thì ko. Tôi chỉ tự hào nếu ông ta chịu về VN vài năm dạy đàn Piano cho người Việt Nam. Ko dám mơ ông ý về VN dạy hẳn.
  8. oleleolala87

    oleleolala87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    đồng ý với bạn 1/2 thôi ^^ ...đúng là nhiều lần tớ cũng thắc mắc , hỏi nhiều người , tại sao khi họ giỏi rồi lại ở hẳn nước ngoài mà ko chịu về Vn đóng góp nhiều hơn ...nhất là sau vài lần đc nghe các nghệ sĩ nổi tiếng của Vn đi "lưu diễn " tại nuớc nhà (thuờng là 1 năm 1-2 lần ) như : Đặng Thái Sơn , T.N.N.Minh ...(ko chỉ âm nhạc mà các lĩnh vực khác cũng nhiều vi dụ tương tự ^^) ...điều này tớ hoàn toàn ko thik !
    Tuy nhiên , tớ vẫn rất nể phục vì tài năng của họ ^^ ...cũng tự hào vì họ đã đưa hình ảnh Vn đến với nhiều người trên thế giới biết hơn !
    Theo tớ...một người có tài năng xuất chúng hay ko , có nổi tiếng hay ko thì quan trọng nhất vẫn là cái tâm thôi !!!...đó mới là điều đáng tự hào nhất !!! qua cách nói của bạn Sis , tớ chắc rằng bạn có điều đó ... ^^
  9. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    hì lúc nãy có việc phải đi nên ko viết nốt được. Đây cop nguyên đoạn của chủ topic. Sory vì ko thể vào được trang web dangngoclong.de nên chỉ đọc cái gì chủ topic viết.
    Và khi đọc hết tôi suy luận theo hai hướng:
    1. Đặng Ngọc Long sinh ra và lớn lên tại Đức. Học đàn tại Đức, tất cả đều Đức chỉ có cái tên VN. Bây giờ ông nổi tiếng rồi thì lại có người vơ vào theo kiểu "đấy! NGười Việt Nam đấy" thế nên tôi mới bảo là "ko liên quan"
    2. Đặng NGọc Long học ở VN rồi sang Đức học tiếp. Sau khi học xong ông ở lại Đức công tác luôn và ko thấy đả động gì đến việc góp phần vào xây dựng nền guitar VN. Kiểu người như thế thì tôi cũng ko lấy gì làm tự hào nên mới viết thế kia. Vẫn biết điều kiện bên ngoài hơn VN ta nhiều. Nhưng rốt cục vẫn là 1 câu: Vật chất nặng hơn tinh thần dân tộc.
    Viết đầy đủ như bác Thymai thế kia thì ai dám nói
  10. thymai

    thymai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Bạn sis vẫn cứ cãi cùn cãi bứa, bạn đọc cái gì cũng chỉ một nửa, tốt nhất bạn nên để thời gian đọc nhiều, đọc kỹ và cái chính là đọc nhưng phải hiểu, còn nếu không hiểu thì thôi, khỏi cần đọc!
    Nghệ sĩ guitar Đặng Ngọc Long:
    "Tôi vẫn mơ ước một đêm diễn tại VN"

    [​IMG]
    Nhận lời mời của Đại nhạc hội guitar toàn quốc 2002 do Đại sứ quán Tây Ban Nha và Hội nhạc sĩ VN phối hợp, Đặng Ngọc Long - nghệ sĩ guitar VN tại Đức, giảng viên Trường âm nhạc Marzahn (Berlin) và Bernau - sẽ về VN dự lễ trao cúp vàng cho 10 tài năng trẻ guitar tại Nhà hát lớn Hà Nội vào tối 26.5. Đặc biệt anh sẽ tặng cây đàn guitar trị giá 500 euro cho thí sinh đoạt giải cao nhất về độc tấu guitar. Có lẽ đây chính là cơ hội để một người con xa xứ luôn hướng về quê hương thực hiện ước mơ đóng góp cho đất mẹ.
    Tôi gặp Đặng Ngọc Long tại Berlin, tháng 10.2000. Hôm ấy anh là giám khảo cuộc thi Tiếng hát quê hương do sứ quán VN tổ chức dành cho cộng đồng người Việt đang sống và làm việc tại Cộng hoà liên bang Đức. Ông Hà Thanh Xuân, trưởng ban công tác cộng đồng của toà đại sứ VN tại Berlin, giới thiệu Đặng Ngọc Long là một người có tài, nhiệt tình với công tác cộng đồng. Đặng Ngọc Long cho biết:
    - Tôi chỉ nghĩ đơn giản: đây là dịp để cộng đồng người Việt tại Đức gặp gỡ vì có khi hàng năm trời mải làm ăn, chẳng thể gặp nhau, có chăng thì dăm ba câu qua điện thoại. Cùng với việc dấy lên phong trào văn hoá văn nghệ, đặc biệt trong thế hệ con em của cộng đồng, hoạt động này còn là cách hướng về Tổ quốc thông qua sự kêu gọi quyên góp giúp đồng bào trong nước. Tôi tham gia tổ chức liên hoan Tiếng hát quê hương với mong muốn thế hệ chúng tôi và con em chúng tôi không bao giờ quên đất nước VN, tiếng VN, con người và giai điệu âm nhạc VN.
    Tôi tìm thấy CD "Đặng Ngọc Long - Guitar music" tại một cửa hàng băng đĩa nhạc khá nổi tiếng ở thành phố Hamburg. Anh là nhạc sĩ VN đầu tiên được Hãng compact disc Planc Ton phát hành album. Trong CD, ấn tượng nhất với người nghe có lẽ là tác phẩm Hồi tưởng của anh. Dường như có điều gì đó trong giai điệu khiến người ta phải day dứt...
    - Trong CD đó tôi chơi các tác phẩm của Francisco Tarrega, Fernando Sor, Heitor Villa Lobos, Ausgustin Barrios Mangoré và Hải Thoại (Bài ca hi vọng), Tạ Tấn (Vũ khúc Cuba - thầy Tạ Tấn là thầy giáo của tôi), cùng ba tác phẩm do tôi chuyển soạn và sáng tác: Bèo dạt mây trôi, Núi rừng Tây nguyên, Hồi tưởng. Tôi viết Hồi tưởng dành cho một người bạn thân cùng học ở Nhạc viện Hà Nội nhưng có lẽ cũng là nỗi niềm chung của những người phải bươn chải làm ăn nơi đất khách quê người. Ngày xưa, tôi và người bạn đó cùng một nhóm chơi nhạc đám cưới ở khắp Hà Nội. Tình cờ tôi gặp lại bạn ở Berlin sau nhiều năm xa cách. Bạn tôi tâm sự trong hơi rượu với tất cả sự tuyệt vọng đến độ sẵn sàng liều lĩnh làm bậy chỉ để tìm cách trở về quê nhà. Đêm đó tôi không thể ngủ được và những nốt nhạc buồn đã ra đời cùng nước mắt. Ngay sau đó tôi mời bạn đến để nghe khúc nhạc. Nghe xong bạn tôi rơm rớm nước mắt, hứa sẽ từ bỏ ý định điên rồ và sẽ chơi nhạc trở lại... Bây giờ bạn tôi đã trở về sống an khang ở quê nhà.
    Những ngày ở Berlin, Đặng Ngọc Long còn kể cho tôi rất nhiều kỷ niệm về thầy Tạ Tấn, về những cuộc thi quốc tế mà anh tham dự, về cuộc thi âm nhạc đầu tiên mang tên Đặng Ngọc Long và về những sáng tác mà anh lấy chất liệu dân ca VN làm nền tảng... Trong tất cả những điều anh nói, tôi biết anh vẫn ấp ủ mơ ước thực hiện một đêm trình diễn tại VN. Tại Liên hoan guitar quốc tế tổ chức tại thành phố Bernau (bang Brandenburg - Cộng hoà Liên bang Đức) vào cuối năm 2001, anh đã tham gia trình diễn cùng nhiều tên tuổi guitar đến từ nhiều nước, đồng thời là trưởng ban chỉ đạo nghệ thuật của liên hoan. Đặng Ngọc Long nói:
    - Tôi sẽ tiếp tục sáng tác theo hướng đã đi đồng thời trình diễn, phổ biến những tác phẩm này trong các chương trình biểu diễn quốc tế. Bên cạnh đó, với tư cách là giảng viên tôi đang cố gắng đưa nhiều tác phẩm mang âm hưởng dân ca VN vào giáo trình giảng dạy cho học sinh Đức. Đồng thời tôi đã đưa vào quyển sách học guitar bằng tiếng Đức do tôi viết rất nhiều tác phẩm VN.
    * Vì sao Liên hoan guitar quốc tế năm 2001 yêu cầu thí sinh phải trình tấu hai tác phẩm do Đặng Ngọc Long sáng tác, thưa anh?
    - Vì âm nhạc Châu Á là một trong những nội dung chính của liên hoan lần này. Hội đồng xét chọn hai tác phẩm viết cho guitar mà tác giả phải là người chơi guitar đồng thời tác phẩm phải chứa đựng hài hoà giai điệu Châu Á, trong khi trước đó hai tác phẩm của tôi đã được đưa vào giáo trình giảng dạy ở Trường Âm nhạc Bernau. Phù hợp các điều kiện trên, tác phẩm của tôi may mắn được chọn làm bài thi bắt buộc. Sau khi trình diễn, nhiều thí sinh thích thú nói rằng đây là cơ hội làm quen với âm nhạc VN - một dòng âm nhạc mới trên cây đàn guitar cổ điển.
    * Anh có theo dõi đời sống âm nhạc trong nước?
    - Tôi nghĩ muốn phát triển được guitar hay bất kỳ loại nhạc cụ nào cũng cần tổ chức nhiều cuộc biểu diễn để phát hiện tài năng và gây dựng phong trào. Hơn nữa việc mời các chuyên gia nước ngoài về dạy bổ túc và bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong nước là rất thiết thực.
    * Mơ ước về một đêm diễn guitar ở VN của anh thì sao?
    - Ước mơ từ lâu lắm rồi mà vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, hiện nay với cương vị chỉ đạo nghệ thuật cho Liên hoan guitar quốc tế tại Bernau (hai năm một lần), tôi dự định sẽ mời các nghệ sĩ guitar tiêu biểu trong nước sang biểu diễn vào các liên hoan tới.
    * Xin cảm ơn anh.
    Thu Trà
    Vài nét về Đặng Ngọc Long:
    Tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, tốt nghiệp trên đại học Nhạc viện Berlin. Từng là giảng viên Trường Nghệ thuật Tây Nguyên, Nhạc viện Hà Nội. Tham dự nhiều kỳ thi quốc tế và là người VN đầu tiên đoạt giải thưởng đặc biệt cuộc thi guitar quốc tế tại Esztergom (Hungari, 1987). Năm 1994, Trường Âm nhạc Bernau đã tổ chức cuộc thi guitar mang tên "Đặng Ngọc Long". Hiện là giảng viên các trường âm nhạc Marzahn và Bernau. Độc giả biết tiếng Đức có thể tham khảo sự đánh giá của báo chí Đức đối với Đặng Ngọc Long tại địa chỉ www.guitar-festival.de.
    (Theo Tuổi trẻ chủ nhật số 17, ra ngày 5.5.2002)

Chia sẻ trang này