1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi spam của box Yên Bái -Lào Cai . Chủ đề : mùa thi ( Trang 90) 1k gold cho bài thứ 1000,người

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi dukickvietnam, 20/12/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieubinh0

    thieubinh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    cái gì tồn tại vĩnh viễn
    cùng sự sống...
    niềm tin?
    hy vọng?
    những lần lột xác?
    những sự hồi sinh?
    những lẽ giản đơn?
    những điều kỳ diệu?
    giọt nước mắt của em
    lang thang cả đời
    chưa sưởi hết trái tim tôi?
  2. thieubinh0

    thieubinh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    cái gì là vĩnh cửu
    cùng bản năng tuyệt đẹp của con người...
    sức mạnh?
    lòng dũng cảm?
    sự hiền dịu?
    nỗi buồn?
    nỗi đau?
    sự nhẫn nhục?
    lòng bao dung?
    và đức hy sinh?
  3. thieubinh0

    thieubinh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    trong nhân gian này
    không thể tưởng tượng một ngày
    không có loài chim
    không có hoa
    không có gai và máu rỏ của kẻ trót hái hoa
    không nụ cười
    không nước mắt
    không mồ hôi
    của đớn đau và hy vọng
    không thể tưởng tượng một ngày
    không có những điều không thể
  4. thieubinh0

    thieubinh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    cuối cùng
    trong thẳm sâu sự sống yêu thương mong manh và dai dẳng tột độ này
    sẽ còn lại những điều trái tim mách bảo
    tại sao?
    tại sao tôi biết?
    trái tim tôi
    nó mách bảo tôi
  5. thieubinh

    thieubinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    1
    Tháng sáu mùa thi, trời không mưa
  6. thieubinh

    thieubinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    1
    Mùa thi, bao sĩ tử đã hăng hái lên đường chuẩn bị ?ongày thi tương lai?. Kết thúc mười hai năm để bước vào đời bằng hành trang tự thân vận động. Mùa thi hằng năm đều diễn ra vào dịp hè. Trong khi bao tà áo trắng giã từ sân trường như nhà thơ Xuân Tâm đã diễn tả trong bài thơ Nghỉ hè:

    ?oSung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết,
    Ðoàn trai non hớn hở rủ nhau về.
    Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê,
    Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ!?.
  7. thieubinh

    thieubinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    1
    Chuyện thi ngày xưa
    Sĩ tử ngày xưa đi thi tất cả đều trải qua ba giai đoạn: Thi Hương, thi Hội, thi Đình. Sau đó tập trung về kinh đô để dự thi và đề thi được vua ra trực tiếp. Sĩ tử học chỉ một thầy và chỉ cần học Tứ thư ngũ kinh: Tứ thư (Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung) và Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân thu) là đủ để đỗ đạt công thành danh toại. Ví như nhà thơ Tú Xương chỉ học đến tú tài (tốt nghiệp lớp 12 ngày nay - N.V) nhưng trải qua nhiều lần thi vẫn không đậu, dù vậy vẫn thấy tấm gương cần cù đèn sách của ông. Ngày xưa thi cử là để làm quan mà quan lại nói như các cụ là: chốn quan trường. Đỗ đạt được coi trọng, thất bại đều cố gắng vươn lên thi cho đến đầu bạc. Nhưng một điều hạn chế đó là các nữ nhi không được dự thi, họa hoằn lắm các cô chiêu con nhà quan lại, giàu có mới được học chữ. Các cụ quan niệm rất rạch ròi: ?oTiến vi quan, thoái vi sư? hoặc giả nữa về quê ở ẩn vui thú điền viên, làm thơ phú? hoặc bóc thuốc cứu nhân độ thế. Cuộc sống của người khoa bảng là thế nhưng họ rất vô vi tự tại.
  8. thieubinh

    thieubinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    1
    Chuyện thi ngày nay


    Sĩ tử ngày nay được goi là ?othí sinh? với mười hai năm đèn sách cũng trải qua ba kỳ thi: Tốt nghiệp tiểu học (lớp 5); trung học cơ sở (lớp 9) và tú tài (lớp 12) sau đó tập trung về một số thành phố lớn để dự thi đại học, còn kỳ thi cuối là về chính tỉnh thành của mình để thi cao đẳng? nhưng từ khi còn bé thơ đến lớn phải học nhiều thầy cô, nhiều trường lớp và thi. Đề thi do Bộ Giáo dục ?" Đào tạo ra đề ở trình độ đại học và cao đẳng.

    Trước đây thi làm ba đợt sau cải cách thi một đợt và xét nguyện vọng. Năm nay ?" 2004 lại trở về cách thức thi như cũ. Sự tốn công - sức - của lại phải đặt lên gánh nặng cho bao gia đình nhất là các gia đình ở thôn quê. Con đi thi phải có bố mẹ hoặc anh chị đi theo, bán trâu bò, thóc? để tập trung cho tương lai con mình. Tìm chỗ trọ ôn thi tốn tiền điện, nước và bao khó khăn khác. Cũng may có nhiều tổ chức do chính các bậc đàn anh là sinh viên tình nguyện đã đón tại các bến xe, đưa rước về trường và tìm chỗ trọ.

    Ngày thi dễ nhận ra nhất đó là nạn kẹt xe, mặc dầu hằng năm lực lượng cảnh sát giao thông và thanh niên tình nguyện làm việc tích cực nhưng vẫn ùn tắc, có nhiều thí sinh trễ nãi giờ thi cũng vì nạn? kẹt xe. Năm nay có một buổi thi đúng ngày Chủ nhật (04.7), ai cũng hồ hởi vui mừng vì ít ra giờ cao điểm và tan tầm của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp công nhân được nghỉ.
    Sự quan tâm của toàn xã hội là rất lớn nhưng khổ nỗi Bộ Giáo dục ?" Đào tạo nay cải cách mai cải chính mốt lại cải biên từ thi cử cho đến sách giáo khoa. Ngay cả trước đây lại phải qua giai đoạn hai năm học đại cương mà học ?ođại cương? như nhiều nhà giáo dục đã nói ?ohọc đại khái? rồi mới vào chuyên ngành?

    Chừng nào mới cấp tiến đi vào con đường mà nhân dân kỳ vọng đặt nhiều niềm tin cho Giáo dục ?" nhất là cải cách thi cử để bớt tốn kém tiền của nhân dân và Nhà nước? Chùng nào mới hết nạn thi hộ, quay cóp và phao nỗi phao chìm, nạn kẹt xe, nhà trọ, tiền tàu vé? không tăng biến đột ngột để các thí sinh an tâm học và thi? Hay cần định hướng sự thi như Bộ chủ quản đã có ý rất hay: ?oChỉ có học sinh khá mới thi đại học? nhưng lại thiếu vế sau: ?oHọc sinh trung bình nên học các trường nghề? vì như ai cũng biết câu nói cửa miệng ?onhiều thầy thiếu thợ? khi các khu công nghiệp mọc lên rất nhiều ở các tỉnh thành phố nhưng thiếu công nhân lành nghề. Đâu phải chỉ có con đường đại học là duy nhất. Còn và rất nhiều con đường đi phía trước nếu chúng ta (các thí sinh) cứ tạo ra ước mơ nhưng thực lực lại ?obất tòng tâm? thì nguy thay cho cả tương lai.


    Bao giờ và đến lúc nào các cô tú cậu tú đi đúng hướng và các cử nhân sau khi rời giảng đường đại học mới có việc làm phù hợp đúng như năng lực và ước mơ. Chẳng hạn ngành Báo chí là mơ ước của nhiều thí sinh nhưng khi tốt nghiệp ra trường họ có được việc làm ngay hay không. Có nhiều cử nhân cầm tấm bằng tốt nghiệp đã tự an ủi ?otốt nghiệp đồng nghĩa với thất nghiệp!?. Ngành nghề nào cũng đòi hỏi sự ?okhéo tay?, nghĩa là không thể duy ý kiểu ?otrăm hay không bằng tay quen? (trường hợp này có nhưng rất hiếm).

    Phải học và học đúng năng lực chuyên môn, hơn nữa ngành báo chí hay công việc sáng tạo nào cũng đều đòi hỏi năng khiếu và đạo đức nghề nghiệp. Không thể khi xin việc được ký hợp đồng các đoàn thể, tổ chức... lại phải "đào tạo lại" - rất tốn kém và lãng phí. Điều này các trường đại học nên xem lại việc "dạy và học"(?!).
    Ví như ?oông hoàng thơ tình? Xuân Diệu đã gác bỏ tất cả để vào ?oMùa thi?:

    Thơ ta hơ hớ chưa chồng
    Ta yêu, muốn cưới, mà không thì giờ
    Mùa thi sắp tới! Em Thơ
    Cái hôn âu yếm xin chờ năm sau!
  9. thieubinh

    thieubinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    1
    Mùa hạ mùa thi mùa chia ly!
    Monday, 7. May 2007, 16:46:42
    Tôi
    Thế là mùa hạ đã về từ ngày hôm qua đánh dấu bằng 1 ngày lập hạ nắng tưng bừng. Hôm nay, trời đột ngột nắng gay gắt hơn và rất ra dáng một mùa hè nóng bức thực thụ. Trên đường đã xuất hiện những bông hoa phượng đầu tiên, rực rỡ và kiêu hãnh dưới nắng chói chang. Chẳng phải hôm nay mới nhìn thấy những bông hoa phượng đầu tiên của mùa hè này. Mẫy ngày trước, những bông hoa phượng đột ngột xuất hiện bất ngờ và ngỡ ngàng trong mắt ai nhưng sự vội vàng và bận bịu cuốn phăng đi những cảm xúc cũng vội vã chẳng kém. Ngày nắng, khiến mình bỗng nhớ ra đã có những mùa hè đầy kỉ niệm và cũng đột ngột nhớ ra là ngoài kia bao nhiêu sĩ tử , bao nhiêu học sinh chuẩn chia tay. Đã từ lâu lắm rồi cứ mỗi độ hè về lại nhớ tới câu thơ: "Mùa hạ, mùa thi, mùa chi ly".
    Thời gian này với học sinh thì có lẽ những buổi thi học kỳ cuối cùng đã kết thúc, và tiếp đó là những ngày đợi chờ kết quả thi, hồi hộp đợi ngày họp phụ huynh và hơn hở đón những ngày nghỉ hè với bao nhiêu dự định. Và với những bạn học sinh cuối cấp thời gian này có lẽ là thời gian rất lo lắng và buồn mỗi khi nghĩ tới ngày chia tay bạn bè, chia tay thầy cô, lớp học, mái trường rồi tiếp đó là kỳ thi đầy khó khăn vào đại học. Mỗi khi nhìn thấy những cành phượng đỏ tôi cũng thấy lòng mình xao xuyến lạ kì khi nghĩ về những buổi học ngày xưa, nhớ tới từng chi tiết cái lớp tôi vẫn học, nhớ cái bàn có 2 thằng ngồi, nhớ bạn bè, nhớ thầy cô. Nhớ những cơn gió hè lao xao hàng bạch đàn cạnh lớp học. Nhớ cả những tiếng ve trên cành phượng trước lớp, nhớ cây phượng già nhưng nhiều hoa vô kể ở gần phòng thí nghiệm và còn vô vàn điều để nhớ. Tự nhiên muốn khóc...
  10. thieubinh0

    thieubinh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Tàu, xe mùa thi: Chọn phương tiện nào để tiết kiệm tiền vé?
    21:50:22, 17/06/2006


    Ảnh Mai Vọng
    Đến thời điểm này, có một số doanh nghiệp (DN) ở TP.HCM thuộc ngành vận tải hành khách đường bộ áp dụng chương trình hỗ trợ học sinh đi thi đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề bằng hình thức giảm giá vé, đó là Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn, Công ty xe khách Hải Cường, DN tư nhân Rạng Đông.
    Ở bến xe Miền Tây (BXMT) có hàng trăm DN vận tải hoạt động trên khắp các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện chỉ có 2 DN công bố áp dụng chương trình hỗ trợ giá vé cho học sinh đi thi.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này