1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi tìm hiểu, viết cảm nhận về Nam Định (đã bình và trao giải đợt một)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 23/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Đọc bài đầu tiên của fortress mới thấy một điều gì đó thật xa xôi.
    Đã có nhiều lần silver ngồi viết thư tay cho một người từ khoảng 3 năm về trước.
    "Có khi đang ngồi học, nghe tiếng mưa rơi ngoài cửa sổ tui nghĩ đến bà và mẹ của mình trong làn mưa trắng ngoài đồng".
    Là một đứa con gái lớn lên ở đồng quê với rơm rạ nhưng bạn bè tớ hầu hết không tin rằng tớ biết cấy lúa, làm công việc đồng áng. Lớp 11, nói với cô bạn ngồi cùng bàn "Mai BS sẽ ra cấy giúp nhà cháu" nó tròn mắt lên hỏi lại : "BS có biết cấy thật không đấy?!".
    Sau 6 năm, chẳng hề lội ruộng lại, vừa rồi tớ về quê vào đúng vụ cấy. Tớ đã đi ra ruộng làm cùng mọi người 2 hay 3 ngày gì đó. Cảm giác lội ruộng thật khác. Cứ gần tối là đứng giữa ruộng để nhìn trời, nhìn đất vì chân đau không sao rút lên khỏi bùn được. Người ta đi cấy bị đau lưng, tớ đi cấy chỉ đau các ngón tay và đau từ đùi xuống tới tận các ngón chân. Ra ruộng, ai nhìn cũng cười bảo :" Gái Sài Gòn về cấy lúa cho ông bà" mà thấy ngượng, chẳng biết nói sao.
    Giữa đồng không, nghe những tiếng nói chuyện của mọi người vừa thương, vừa khiếp. Thương vì sao nó lại thật đến đau lòng. Khiếp vì họ nói tục, chửi thề ghê quá. Không kể ông bà già, bà cả mà ngay cả thanh niên giống như mình đang sống ở quê.
    Ký ức còn lại cho sự bình yên là gì? Là một con đường đất nhầy nhụa từ nhà đến trường, đi từ lớp 1 đến lớp 5 mới có thể đổ bê tông được. Vì là đường đất trơn nên cứ trời mưa là sẽ có người đi đón. Mà thật lạ, ba mẹ mình gần như chưa bao giờ đi đón, mà toàn nhờ hàng xóm, cũng có con đi học đi đón.
    Nhớ chiếc áo mưa toàn màu nâu của bồ hóng vì toàn gác bếp được cắt ra và người hàng xóm cuốn quanh cổ mình, buộc chặt cả trên lẫn dưới rồi đưa cho một cái gậy chống để đi. Một tay dắt con, một tay dắt người hàng xóm, có lúc trượt chân té oạch xuống bùn nhưng vì đã được buộc rất kỹ càng nên chẳng bị lấm bùn.
    Điều đó giờ trở thành kỷ niệm. Nhắc lại người ta sẽ nói, suốt ngày ôn nghèo kể khổ.
    Nhớ những màn mưa trắng nhòa, trong bếp không có rơm rạ khô để nấu cơm. Bác hàng xóm gần trưa, sang nhà xin một ôm rơm để về nấu cơm và nói "Cha nhà nó, sao mà mưa thối trời ra".
    Còn bây giờ về quê nghe bác hàng xóm cười, chào đón một câu "A! Người sinh viên Sài Gòn đã về với xóm ta". Khi đi rồi, đôi khi nghĩ lại, trào nước mắt như lúc này bởi : "Bây giờ, lớp trẻ chúng mày đi hết rồi. Trong xóm, quanh đi quẩn lại chỉ có mấy ông bà già. Có lúc tao ngồi ngồi nói với bác gái mày. Ngày xưa cái H nó ở nhà, vài ngày lại thấy chị em nó đánh nhau, cãi nhau, mẹ nó lại to mồm ầm ầm quát tháo khóc lóc, tưởng có chuyện gì nên lại chạy ra xem. Bây giờ, im lìm xóm ngõ."
    "Ờ! Thôi đi mạnh khỏe, thỉnh thoảng về thăm quê, thăm làng xóm là được rồi"
    Viết gì bây giờ khi chẳng có gì để viết bởi đầu óc trống không?
  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Đọc bài đầu tiên của fortress mới thấy một điều gì đó thật xa xôi.
    Đã có nhiều lần silver ngồi viết thư tay cho một người từ khoảng 3 năm về trước.
    "Có khi đang ngồi học, nghe tiếng mưa rơi ngoài cửa sổ tui nghĩ đến bà và mẹ của mình trong làn mưa trắng ngoài đồng".
    Là một đứa con gái lớn lên ở đồng quê với rơm rạ nhưng bạn bè tớ hầu hết không tin rằng tớ biết cấy lúa, làm công việc đồng áng. Lớp 11, nói với cô bạn ngồi cùng bàn "Mai BS sẽ ra cấy giúp nhà cháu" nó tròn mắt lên hỏi lại : "BS có biết cấy thật không đấy?!".
    Sau 6 năm, chẳng hề lội ruộng lại, vừa rồi tớ về quê vào đúng vụ cấy. Tớ đã đi ra ruộng làm cùng mọi người 2 hay 3 ngày gì đó. Cảm giác lội ruộng thật khác. Cứ gần tối là đứng giữa ruộng để nhìn trời, nhìn đất vì chân đau không sao rút lên khỏi bùn được. Người ta đi cấy bị đau lưng, tớ đi cấy chỉ đau các ngón tay và đau từ đùi xuống tới tận các ngón chân. Ra ruộng, ai nhìn cũng cười bảo :" Gái Sài Gòn về cấy lúa cho ông bà" mà thấy ngượng, chẳng biết nói sao.
    Giữa đồng không, nghe những tiếng nói chuyện của mọi người vừa thương, vừa khiếp. Thương vì sao nó lại thật đến đau lòng. Khiếp vì họ nói tục, chửi thề ghê quá. Không kể ông bà già, bà cả mà ngay cả thanh niên giống như mình đang sống ở quê.
    Ký ức còn lại cho sự bình yên là gì? Là một con đường đất nhầy nhụa từ nhà đến trường, đi từ lớp 1 đến lớp 5 mới có thể đổ bê tông được. Vì là đường đất trơn nên cứ trời mưa là sẽ có người đi đón. Mà thật lạ, ba mẹ mình gần như chưa bao giờ đi đón, mà toàn nhờ hàng xóm, cũng có con đi học đi đón.
    Nhớ chiếc áo mưa toàn màu nâu của bồ hóng vì toàn gác bếp được cắt ra và người hàng xóm cuốn quanh cổ mình, buộc chặt cả trên lẫn dưới rồi đưa cho một cái gậy chống để đi. Một tay dắt con, một tay dắt người hàng xóm, có lúc trượt chân té oạch xuống bùn nhưng vì đã được buộc rất kỹ càng nên chẳng bị lấm bùn.
    Điều đó giờ trở thành kỷ niệm. Nhắc lại người ta sẽ nói, suốt ngày ôn nghèo kể khổ.
    Nhớ những màn mưa trắng nhòa, trong bếp không có rơm rạ khô để nấu cơm. Bác hàng xóm gần trưa, sang nhà xin một ôm rơm để về nấu cơm và nói "Cha nhà nó, sao mà mưa thối trời ra".
    Còn bây giờ về quê nghe bác hàng xóm cười, chào đón một câu "A! Người sinh viên Sài Gòn đã về với xóm ta". Khi đi rồi, đôi khi nghĩ lại, trào nước mắt như lúc này bởi : "Bây giờ, lớp trẻ chúng mày đi hết rồi. Trong xóm, quanh đi quẩn lại chỉ có mấy ông bà già. Có lúc tao ngồi ngồi nói với bác gái mày. Ngày xưa cái H nó ở nhà, vài ngày lại thấy chị em nó đánh nhau, cãi nhau, mẹ nó lại to mồm ầm ầm quát tháo khóc lóc, tưởng có chuyện gì nên lại chạy ra xem. Bây giờ, im lìm xóm ngõ."
    "Ờ! Thôi đi mạnh khỏe, thỉnh thoảng về thăm quê, thăm làng xóm là được rồi"
    Viết gì bây giờ khi chẳng có gì để viết bởi đầu óc trống không?
  3. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    TUYÊN BỐ CHUNG
    CỦA NHỮNG NGƯỜI THÍCH GIAO LƯU VÀ KẾT BẠN​
    1. Chính thức phát động ?oCuộc thi tìm hiểu, viết cảm nhận về Nam Định?. Mục đích duy nhất của cuộc thi là giao lưu bè bạn.
    2. Thể lệ cuộc thi: Bạn hãy viết những cảm xúc, tình cảm, kỷ niệm của mình về miền quê Nam Định cùng với những con người làm bạn nhớ đến nó. Bài viết hợp lệ là những bài viết về con người, cảnh vật hoặc bất cứ thứ gì cho phép liên tưởng được nó là quê và được post lên topic ?oCuộc thi tìm hiểu, viết cảm nhận về Nam Định?. Thời gian tổ chức trong vòng 3 tháng.
    3. Mở rộng: Mở thêm topic ?oPhê bình văn học? cho những mô kích gia, cho những người chuyên bơm đểu có cơ hội được phê bình những bài viết đã gửi. Chat chit trong đó được chấp nhận. Yêu cầu: Phê bình cần khách quan trung thực, lời lẽ càng tế nhị, nghiêm túc càng tốt còn không cũng chẳng sao. Không chấp nhận việc xúc phạm, hạ thấp nhân cách phẩm giá, không chấp nhận nói tục chửi bậy và những hành vi tương tự. Những môkick gia siêu hạng cũng có cơ hội nhận được những giải thưởng như những thí sinh. Topic phê bình sẽ được mở bởi người chủ của topic này hoặc bất kỳ ai nếu muốn.
    4. Điều kiện tham gia: Tất cả những người thích giao lưu, thích gặp gỡ và có thêm những người bạn mới. Tất cả mọi người đều có quyền tham chiến trên cả hai mặt trận. Các Mod bắt buộc phải tham gia, nếu muốn.
    5. Quyền lợi: được rất nhiều.
    + Sau khi kết thúc cuộc thi, tất cả thành viên tham gia trên bất kỳ mặt trận nào đều được tham gia buổi lễ trao giải và chào mừng thành công của cuộc thi. Lễ trao giải sẽ được tổ chức một cách đơn giản, gọn nhẹ nhưng không thể thiếu bia rượu và hoa cho các bà các cô nếu có. (Ban tổ chức sẽ lo cho bạn toàn bộ từ A đến Z sau khi bạn đã đóng một khoản tiền cho BTC)
    + Sơ yếu lí lịch của tất cả thí sinh sẽ được thêm một người bầu chọn. Người viết hay sẽ được thêm một người bầu chọn. Người viết 3 bài trở lên sẽ được thêm một người bầu chọn. Người phê bình hay sẽ được thêm một người bầu chọn. Người đóng góp ý kiến hay sẽ được thêm một người bầu chọn. Người đạt tất cả các yêu cầu trên được cộng gộp hưởng tất cả các quyền lợi đó. Mức bầu chọn thường là 5 sao.
    + Tất cả được giao lưu, được biết thêm một phần của cuộc sống ?" những người bạn.
    + ?
    6. Cơ cấu giải thưởng, mức thưởng:
    Dựa trên tinh thần làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu: Tất cả mọi người sẽ có những giải thưởng tương ứng, một người có thể nhận được nhiều giải khác nhau. Ngoài một số giải thưởng chung như: người yêu quê nhất, bài viết dài nhất, người viết lan man nhất, người có nhiều bài viết nhất, mô kích gia siêu hạng.. Mỗi người được quyền tự nghĩ ra các giải và mức thưởng tương ứng nhằm tạo cơ hội cho chính mình. Những mức thưởng tự nghĩ ra như: được phép cười nói vui vẻ trong suốt buổi gặp mặt hoặc được phép đóng thêm một khoản tiền nữa cho BTC được chấp nhận vô điều kiện
    Cơ cấu giải thưởng và các mức thưởng tương ứng sẽ được bổ sung dần trong quá trình chat chit trên topic Phê bình.
    7. Nhà tài trợ: Bất kỳ người nào cũng có quyền tài trợ một phần hoặc tài trợ hoàn toàn cho buổi gặp mặt. Nhà tài trợ chính sẽ được hưởng thêm một số đặc quyền như được phép dẫn mọi người đi làm thêm chầu bia hoặc chầu cà phê nếu muốn.
    8. Thành viên Fortress được tham gia mà không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào. Ngoài ra, Fortress không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những tuyên bố này.
  4. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Sau đây, xin nổ phát súng đầu tiên báo hiệu vòng thi chính thức bắt đầu:
    Ba cái lăng nhăng
    + Đấu: là đấu nhỏ. Một nhà đang có 3 miệng ăn, mỗi bữa hết một bơ gạo, đẻ thêm người nữa mỗi bữa ăn hết bơ rưỡi bằng một đấu. Bèn đặt tên con là Đấu.
    + Tên người: Tên người lớn chỉ bao gồm một âm tiết. Một tên thường được dùng để gọi 2 người khác hẳn nhau, do đó có câu hát: hai người gọi chung một tên. Tên của thanh niên choai choai gồm 2 âm tiết, một chỉ tên nó còn một để xỏ xiên đặc điểm ngoại hình, tính cách của nó. Tên trẻ con luôn từ 2 âm tiết trở lên, âm tiết thứ nhất là tên cúng cơm của nó còn âm tiết thứ 2 là tên cúng cơm của bố nó. Từ âm tiết thứ 3 trở đi là họ hàng hang hốc nhà nó, những tên dài hơn 2 âm tiết thường được sử dụng bởi một người đang có tình cảm đặc biệt với nó.
    + Mõm khỉ: Thày giáo hay ngồi sờ cằm và trề môi nhổ râu, thằng học sinh yêu quý của thày nhìn thấy nửa dưới khuôn mặt của thày lúc ấy vừa to vừa dài, đem kể với các bạn nó. Các bạn bèn đặt tên cho thày là ?oMõm khỉ?. Một hôm, thày cho học sinh làm bài tập rồi lững thững đi ra cửa, học trò yêu của thày vác ngay cái chổi, giơ cán về phía thày và Bóp cò. Chẳng dè đúng lúc thày quay lại, mặt thày nhăn tít và méo xệch, tay thầy xách tai học trò kéo lên, vừa kéo vừa xoắn gọi là xoắn tai. Từ đó học trò gọi thày là ?oKhỉ?.
    + Cốc: tên làng. Làng có 4 xóm, 3 xóm đầu tiên là Đông, Tây, Nam còn xóm thứ tư dĩ nhiên là xóm? Chùa.
    + Mả: tiền tố đứng trước một từ nào đó để chỉ một khu ruộng: ví dụ mả quán, mả gội, mả đồng tràn.. Còn mả ông ăn mày thì đúng là mả ông ăn mày. Hết.
    Không hiểu cái giè? Không nói không hiểu cái gì thì thằng Tây nào biết bác không hiểu cái gì?
    Chả nhẽ cứ khi nào bác đứng xem tranh lại phải có hoạ sĩ đứng bên chú thích à.
    Bác xem lại cái màu vàng xem nào. Có phải là một thứ ngữ pháp mới không?
    Viết cái gì mà trừu tượng khó hỉu qúa trời!

    Phần này trả lời cả cho thắc mắc của bác bên Topic danh nhân đấy.
    .............

    Ôi giời ơi. Mạn phép sửa chữa bài của bác bằng cách viết thêm vào đây tí ạ. Ba cái lăng nhăng là title to đùng bác đặt lên. Nó là bài của bác thì em bảo nó là ba cái lăng nhăng của bác.
    Đó, bác đưa ra bốn cái cộng đầu dòng rất hoành tráng. Ý gì thế? Giải thích rõ ràng ý bác cho em chút được không ạ? Nội dung thì em hiểu, nhưng rõ ràng ý tứ làm sao, em chả hiểu nó thế nào.
    Vậy!
    Cả cái gờ rít tít nữa, cũng chả hiểu nó là gì. Giống y như bác Nông, bảo bà xã nhà bác ý là F3 Hà Nội, mãi mới nhớ ra luật di truyền là F1, F2, F3. Vậy, bác í lại bảo, nói chuyện với em bằng tiếng Việt mà cứ như nói chuyện với người nước ngoài ý. Ô. Ai còn nhớ mà dùng cái từ địa phương "Anh đồ rằng ..."

    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 21:49 ngày 07/06/2007
  5. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Nói thật. Silver hiểu được hết ba cái lăng nhăng của fortress chết liền đó. Viết cái gì mà trừu tượng, nhiều cái khó hiểu kinh khủng.
    Mới sáng nay dậy nghe Quê Nhà, đứng trong nhà tắm cứ thế khóc ầm ầm. Đôi khi thấy buồn cười thế chứ, vì chẳng hiểu sao cứ thế. Vì lúc đó nghe câu "Ước mơ trở về, nghe mẹ hiền ru bên thềm lá cũ. Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng...".
    Viết về quê thì viết nhiều. Silver không viết được nếu không có cảm xúc hoặc những cảm xúc lặp lại nên copy một số đoạn đã viết ở những topic của mình để tặng mọi người. Có thể, trong đó đã có nhiều người đọc từ trước. Nhưng đôi khi, đọc lại những điều đã cũ cũng thấy hay lắm :)
    Vài ngày trước khi online tôi thấy trong list của mình có một người bạn để status một đường link với "Bonjour Vietnam.swf" Mình click vào đó và nghe bài hát này. Lúc đầu nghe chỉ là nghe , không để ý lắm lời ca tiếng Pháp...nhưng có một câu cuối với 2 từ "Bonjour Vietnam"rất rõ ràng, tha thiết và mình coi ngồi nghe lại. Suốt hơn cả một giờ đồng hồ nghe mỗi bài đó. Mình search và thấy thật thú vị khi biết tác giả bài hát là một người Pháp. Tối qua về lật lại tờ báo tuổi trẻ mình mua hồi sáng mà chưa đọc xong trên mục " Suy nghĩ của bạn đọc" mình đã đọc một bài rất hay với tên " Nồng nàn đất Việt " Có một đoạn cô ấy viết " Nhiều bạn trẻ Vietnam của chúng ta hiện nay đang dần theo cái Tây hoá mà không biết rằng có rất nhiều người Tây đến Việt Nam chỉ để tìm hiểu cái hồn của Việt!
    Mình chỉ là một người bình thường sinh ra và lớn lên trên chính đất nước mình thôi . Trong mắt bạn bè mình là một người vô tư tới mức " Vô tâm".Khi cả lớp liên hoan chia tay ...gần như tất cả mọi người ai cũng khóc. Riêng mình chẳng thể nào khóc được....hình như lúc đó nước mắt chạy trốn vậy . Mình không có một chút cảm xúc nào mặc dù cũng muốn khóc lắm .Nhìn nhỏ bạn Bí Ngô của mình nó khóc ròng ròng ...mình đến bên nó bảo" Nhìn vào mắt BS đây này , tương lai tươi sáng chưa "... nó đang khóc phì lên cười bảo " Mắt BS thì sáng nỗi gì "
    Vài thằng bạn thân của mình suốt ngày nói mình " chẳng giống gì, không giống ai, đã không xinh rồi còn không nữ tính " Mình bảo" vâng! Tui biết rồi, mai kia nàng của ông sẽ đẹp như một huyền thoại, đẹp như một di tích lịch sử đã xếp hạng , hay vẻ đẹp hoang sơ đầy chất thơ cần được khám phá chứ gì " Tui không đẹp , không nữ tính thì làm sao?!
    Khi lên lớp 8 mình đã biết làm ròng rọc động và ròng rọc cố định treo lên cái cây ngay trước ngõ nhà mình. Một bao rơm và một cái ca để nước trong đó . Nhè tối nào mẹ mình đi vắng thì rủ nhỏ bạn ngay cạnh nhà mình , thằng em ít hơn mình một tuổi và thêm vài người nữa lên mái nhà mình giật dây khi ai đó đi qua cái ngõ nhà mình. Cóo người đã bị nguyên cái ca nước xối vào đầu và vào nhà mình chửi um lên nhưng mẹ mình đi vắng, họ chửi họ nghe chứ mình không nghe
    Đi học cả lớp mình gần như đứa con gái nào cũng sợ thầy dạy Lý đó vì thầy có vẻ rất khó gần, ít cười, nghiêm nữa và có những thứ kiểm tra rất kinh hoàng, mỗi lần tới giờ lớp cảm giác nghẹt thở vì căng thẳng. Mình thì khác, suốt ngày ngồi tưng tửng nhìn thầy rồi chỉ thấy buồn cười chứ chả thấy gì. Trong giờ bọn nó sợ thì mình buồn cười . Có lúc có nhỏ lên trả bài. Nó nói nhỏ quá, thầy không nghe được. Thầy phán một câu " muốn nói thầm thì để sang năm , tôi không cần chị nói thầm với tôi bây giờ" Tớ ngồi bàn đầu phì lên cười làm cả bàn sợ vì thầy chiếu tướng!
    Mọi người trong xóm làng , ai đám cưới, am đám ma, ai sinh con nếu không phải thân thiết tớ chẳng biết gì cả. Lớp 12 đám cưới chị họ mình. Mình có nhiệm vụ viết thiệp mời vì chữ khá đẹp ,lại cẩn thận. Viết thì OK rồi vì chỉ việc viết thôi mà. Không ngờ mình lại còn phải đi mời nữa. Toàn anh em trong họ hàng nhưng với mình là cả vấn đề. Một năm theo ba mẹ tới nhà họ một lần vào dịp tết, chẳng biết gì...ai cũng phang " cô chú" khi chào hết...ba mẹ lại sửa lại là " chú thím " hay gì đó. Tuy vậy tớ vẫn thấy....trông họ thật giống nhau! Tớ không biết ai tên nào, ai tên nào, ở nhà nào trong cái khu vực đó....Cứ tới nhà này tớ phải hỏi tới nhà khác trong cái thiệp mời...về nhà tớ bảo mẹ tớ " sao họ hàng nhà mình toàn những người trông giống nhau thế hả mẹ "!
    Thế rồi tớ đi xa quê đi học không một chút phân vân gì về sự lựa chọn của mình .Tớ vẫn cười thật nhiều khi bạn tiễn mình đi có đứa khóc!
    Vào môi trường mới cũng chẳng khó khăn lắm trong việc hoà đồng với tớ mặc dù tớ là người bắc mà lớp tớ toàn người miền trung và nam là chủ yếu!
    Thế nhưng sau vài tuần tớ thấy nhớ.....(giờ thì không còn như thế nữa ). Có những đêm tớ nằm nghe mưa...tớ nhớ con đường nhỏ bên nhà mình. Nước mắt tớ cứ thế chảy ra mà không sao kìm lại được. Mệt rồi tớ ngủ lúc nào không biết, sáng hôm sau thấy ướt gối. Tớ nhớ khi nghe gió thổi qua cái cửa sổ, nhớ rằng trước nhà mình cũng có cái vườn....lúc nào đó hình như tớ cũng nghe thấy gió thổi thì phải.
    Tớ nhớ con sông nhỏ cạnh nhà mình, lúc nào đó hình như buổi sáng tớ dậy sớm và trông mặt sông thật êm đềm...nó hiện lên rõ như chưa bao giờ tớ xa vậy!
    Tớ nhớ con đường ngày nào mình cũng đi học , mùa đông sương mù mịt, hình như lúc nào đó tớ nhìn thấy mặt trời mọc sau lớp sương qua ngọn tre tới mắt tớ. Không phải hình như nữa mà thực sự giờ nó đang hiện diện trong tớ.!
    Chiều tan trường đôi khi tớ bần thần nhớ...có lúc tớ ở lại trường muộn nhất ... sân trường chỉ có mình tớ . .. và tớ lại nhớ tiếng bước chân của mình trên dãy hành lang...hình như lúc nào đó tớ đã nghe thì phải.
    Về miền tây quê bạn tớ...qua cánh đồng. Tớ nghe thấy mùi thơm của lúa....tớ lại nhớ. Hình như ngày xưa, lúc nào đó tớ đã nghe thấy mùi này....dịu, nồng nàn và rất khó tả. Những lúc thế nước mắt tớ chỉ chực trào khỏi mi!
    Mùa đông tớ nhớ mưa phùn ở quê, mùa hè tớ nhớ những cơn mưa ào ào đổ xuống, khi mưa tạnh là cái mùi nồng nồng ngai ngái của đất xông lên. Nhớ mùa nước lũ nước sông lên, mùa nước cạn hình như tớ cũng đã thấy những bông hoa muống dại nở ở nơi nào đó trên bờ sông!
    Bất cứ thời điểm nào nghe Happy new year tớ đều cảm nhận được cái lạnh của miền bắc đang về! Tớ lại nhớ những ngôi nhà nhỏ, đêm đường tối thui vànhớ có lúc nào đó tớ đã đi một mình trong đêm trên đường đi một lúc .Cảm giác đó làm tớ thấy ấm lòng! Đôi khi nước mắt trào ra mà chính mình cũng không hiểu tại sao....
    Khi trở lại quê, cảm giác vừa quen vừa lạ! Quen vì cái gì cũng thế, chẳng thay đổi gì ...lạ vì dường như tớ thấy mình lớn hơn và cái gì cũng trở nên nhỏ hơn với mình. Cái cửa ngày xưa tớ phải với để mở khoá , nay nó chỉ lên tới nửa người tớ. ... Đi về tới nơi, xách đồ vào trong nhà tớ hỏi ông " bà đi đâu rồi ông?"... " đi chợ"... tớ lúc đó hình như chẳng thấy mệt gì, lấy xe đạp đi ra chợ , cảm giác một cái gì đó .. con đường này ngày xưa ngày nào mình cũng đi sao giờ nó nhỏ vậy nhỉ?! Lại nhìn từng hàng cây mà tớ đã nhớ....thật lạ lùng...nó giống y như trong tưởng tượng của tớ. Cái điều mà khi còn ở đó tớ chưa bao giờ để ý tới!
    Về rồi lại đi, tớ vẫn cười khi bạn tiễn bởi tớ không sao khóc được! Nhưng đi rồi tớ lại thấy nhớ nhiều hơn...có lúc ngồi một mình cảm giác nhớ mọi thứ tới ngẩn ngơ mà chẳng biết làm sao!...khóc nhiều rồi tớ cũng chẳng khóc được....tớ dần lớn lên và trưởng thành theo nỗi nhớ quêcủa mình...
    Giống Tế Hanh đã viết
    Tôi nhớ kô nguôi ánh nắng màu vàng
    Tôi quên sao đc sắc trời xanh biếc
    Tôi nhớ cả những người không quen biết
    Nhớ những trưa tôi đứng dưới hàng cây
    Bỗng nghe dâng cả nỗi tràn đầy
    Hình ảnh con sông quê mát rượi
    Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
    Quê hương ơi lòng tôi cũng như sông....
    Ra đi rồi tớ mới hiểu được sự vất vả của những người dân ở quê tớ, trong đó có ba mẹ tớ. Khi gặp lại ba mẹ bạn tớ...họ nếp nhăn nhiều hơn, đầu đã 2 thứ tóc, lúc nào đó tớ lại thấy xót xa ....
    Silver_place viết lúc 08:56, 11/02/06
  6. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    Về miền bắc hơn 1 tháng liền. Gặp lại rất nhiều bạn bè thân thiết ngoài đó. Nhưng tôi thấy một điều rất rõ ràng làm tôi buồn. Hầu hết tất cả bạn bè của tôi không một ai có thể truyền cảm hứng, tuổi trẻ, sức sống, lý tưởng đến cho tôi được. Họ sống quá trầm, quá thầm lặng mặc dù bề ngoài có vẻ sôi nổi hơn tôi nhiều. Còn lý tưởng, mơ ước cho cuộc sống của mình gói trong một cái bọc quá nhỏ. Từ khi bắt đầu viết tôi trở thành một người không hề sôi nổi nhưng suy nghĩ, tư tưởng của tôi rất khác họ. Cách sống, cách nhìn nhận và sự hiểu biết về mọi thứ cũng rất khác. Giữa bạn bè với nhau, thấy điều gì tôi sẽ nói thẳng ra mà không cần che giấu những điều mình đang nghĩ (tất nhiên tôi đang nói đến những người bạn đã chơi, quen biết với tôi từ rất nhiều năm. Lớn lên cùng nhau, học cùng nhau từ nhỏ). Nhưng các bạn tôi thì khác. Có thể giữa bạn bè có gì vẫn nói thẳng ra nhưng những bất bình, những thứ xung quanh không_liên_quan đến mình thì cứ im lặng, im lặng và cho qua. Họ phản đối hoặc ba phải với những ý kiến của tôi. Với tôi, nó là một nhát dao đâm vô hình. Dù họ có nhiều tình cảm với tôi, tôi có yêu quý họ thế nào đi chăng nữa tôi cũng thấy ghét điều ấy.
    Đó chưa kể đến các lớp thế hệ trước. Lớp thế hệ đã đã bị nền cơ chế bao cấp nhà nước ăn sâu vào tư tưởng suốt ngày gặp tôi là hỏi han về điều này, điều kia khi nói chuyện đến công việc. Với họ, vào cơ quan nhà nước là con đường duy nhất để sống và tồn tại. Còn mọi cái khác đều là tầm thường, đều là dạng ?oculi? hoặc một thằng làm thuê. Khi biết được ý nghĩ ấy, tôi không hiểu với họ, thế nào là hai chữ làm thuê? Chẳng phải họ cũng đang đi làm thuê để ăn lương đấy sao? Có lẽ, điều làm thuê của họ nó hơi khác một chút bởi: ?oNhư bác đây! Nếu nói ra thì cũng chỉ là một anh công nhân thôi. Lương tháng 1,6 triệu. Nhưng còn những cái ABC cộng vào nữa. Nó không phải một mình mình. Cái cơ chế nó thế.? ?" Nếu tôi nói sai, đời tôi sẽ không bao giờ viết lên được cái gì.
    Có nhiều thứ làm tôi cảm động. Ví dụ việc vào chiều mùng 2 tết. Bọn tôi đã họp lớp thời học cấp 2 tại nhà một người bạn gần nhà cũ của tôi ở quê. Ngay từ buổi sáng người bạn rất thân của tôi tên Beo Vồ (tôi thường gọi thế) đã gọi điện cho tôi mặc dù từ nhà Beo Vồ đến nhà tôi chỉ khoảng 200m nói rằng hôm nay không được đi đâu. Nếu sáng nay không đi chơi cùng mọi người được thì chiều phải đi họp lớp. Chiều hôm đó tôi cũng định không đi vì tự dưng chẳng có hứng gặp ai. Nhưng khi tôi ở nhà, mấy người bạn đã đến để kéo đi bằng được. Không muốn trở thành người cầu kỳ nên tôi đồng ý đi. Buổi họp lớp hôm đó, toàn bộ chúng tôi tự nấu ăn lấy. Từ việc xuống ao bắt cá, bắt gà trong vườn, làm cá, nấu lẩu, thịt gà, thịt bò, rau?Nhưng con gái gần như không phải làm bất cứ một việc gì bởi trong đám con trai có tới 5 người học bên du lịch và đang làm việc cho những khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội. Tất cả đều nói, chẳng mấy khi mới được trổ tài cho bạn bè xem. Vậy nên con gái bọn tôi chỉ việc ngồi chơi, chọc ghẹo nhau và làm việc vặt bên ngoài cho vui. Đám con trai còn lại không phải bếp núc thì bắt đầu đi đến từng nhà để đón từng người tới theo sự phân công của Beo Vồ (vì hắn là lớp trưởng). Từ ngày chúng tôi ra trường đến giờ, đã 7 năm và tất cả đều công nhận đó là cuộc họp đông đủ nhất. Bạn bè là thế nhưng tại sao tôi không thể tìm được niềm vui hay hạnh phúc và không hề có một chút tình cảm nào với những việc mình thấy?
    Còn cuộc họp lớp cấp 3. Gặp lại tất cả chỉ gợi lên cho tôi một nỗi buồn mơ hồ bởi những câu hỏi tôi gần như không bao giờ tôi hỏi ai và cũng không bao giờ muốn trả lời. Ví dụ như ?oĐã 4 năm rồi, H đã có ai chưa??. Ngồi với bạn bè mà tôi cứ thấy lòng mình xa vời vợi, không một chút vui, không một chút cảm giác gì. Những nụ cười của tôi, tất cả chỉ là giả tạo hoặc cười theo quán tính. Tôi ghét cái kiểu của người miền bắc với câu muôn thuở: ?oLà con gái mà??!
    Các cô bạn của tôi hầu hết mới chỉ 22 tuổi mà đã bị gia đình thúc ép với việc chồng con. Và các cô ấy cũng nói: ?oCũng 23 tuổi rồi còn gì. Chỉ có bọn mình đi học thì đến tuổi này mới chưa có chồng. Nếu không đi học thì người ta đã gọi là ế. Con gái mà??. Trong mắt tôi, các cô bạn của tôi sến không tả nổi. Tôi chẳng biết dùng từ gì cho phù hợp nữa bởi: khi đi cùng với bọn con trai, các cô sẽ nhận trách nhiệm xách áo, xách đồ cho bọn nó (cái áo lạnh to đùng, khi đi bộ hoặc vào nhà nóng thì cởi ra cầm ở tay). Cả bọn đi chơi cùng nhau chỉ cần bọn nó nhờ một điều gì đó lặt vặt, nhiều cô sẽ cố gắng làm rồi nói vài câu nũng nịu kiểu giống như: ?oTrả công em cái gì??túm lại là vậy! Nếu thử tôi xem, tôi chả vứt ngay đi rồi đá cho phát với cái kiểu: ?oCon gái mà ?? đấy! Trong bữa ăn tôi vừa uống vừa nhìn tất cả mọi người bằng con mắt im lặng. Vì tôi không thấy lòng mình vui và hào hứng với những câu chúc tụng của mọi người. Tôi chẳng chúc ai câu gì vì không biết chúc như thế nào. Nhưng ai đến chúc tôi cũng uống. Một số cô bạn của tôi rất chăm chú chăm sóc cho mấy cậu con trai nhưng tuyệt nhiên, bạn gái cạnh mình lại không làm thế. Còn tôi, chỉ ngồi lấy đồ ăn cho một cô bạn vì cô ấy ngồi xa. Hai cậu con trai ngồi cạnh cô ấy, chỉ khi tôi nhắc hãy bỏ đồ ăn cho Hoài thì hai cậu ấy mới làm vì tôi ngồi cũng xa.
    Hôm đó họp lớp, tôi đã uống tới mười mấy ly. Uống mà còn uống rượu chung với nước ngọt. Về nhà, tôi đã choáng váng khi nhìn cái trần nhà xoay tròn trên đầu mình. Tôi đã say, nhưng vẫn tỉnh táo một cách lạ lùng vì chẳng quên bất cứ cái gì xung quanh mình.
    Tôi nhớ đến một câu để miêu tả về người Việt Nam: ?oKhi đi thăm viếng họ hàng, anh em, đi chợ người phụ nữ sẽ là người xách đồ vì người đàn ông là trụ cột trong gia đình. Làm những việc nhỏ nhặt đó sẽ mất cái uy đi?.
    Cũng may, khi đi chơi cùng đám bạn tôi luôn luôn đi với một người chẳng bao giờ nhờ tôi làm bất cứ việc gì lặt vặt. Chưa nói còn phải cầm áo, cầm khăn giúp lúc tôi thấy nóng và muốn bỏ áo lạnh ra. Và tôi không bao giờ bỏ đồ ăn, chăm sóc cho bọn con trai là bạn mình trong khi ngồi ăn cùng bọn nó.
    Tất nhiên, ở đây tôi nói với góc độ bạn bè rất lâu ngày mới gặp nhau vào dịp tết, không phải thường xuyên. Và mọi phép thử của cuộc sống không phải lúc nào cũng là chính xác tuyệt đối.
    Ngắt một nắm cỏ dại của quê hương, tôi lặng lẽ lên đường, chẳng vương vấn nhớ nhung nhiều ngoài một chậu lan Hồ Điệp đã trồng hai ngày trước khi đi. Tôi như một cọng cỏ mùa thu, xao động trước một gió bất kỳ, chẳng buồn cũng chẳng vui mặc dù khi tàu bắt đầu rời ga tôi đã khóc nức nở. Ở quê tôi, nhìn vào cái gì cũng khiến tôi trống trải, hoang vắng.
    Silver_place viết lúc 13:51, 28/04/07
  7. chattervietnam

    chattervietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Hô hào mà phong trào vẫn tụt. Thế klà nghĩa làm sao?
    Có cần ủng hộ chục bài ko?
  8. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Tớ luôn hoan nghênh đến với quê hương tớ.
  9. minhnhat2

    minhnhat2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Em cũng thử với. Vào thấy các bác văn vần quá. Em thì cứ nghĩ sao em viết thôi. Bài này em bê từ Blog của em sang... Post lên thử cái nào...
    [​IMG]
    Lên Hà Nội mấy hôm,thấy không khí thay đổi tự dưng khó chịu quá. Đang ở nhà sướng giờ lại phải lên đây bon chen đúng là mệt. Thực sự phải ở Nam Định lâu lâu mới cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng này. Nam Định chẳng bao giờ ồn ào, chẳng bao giờ có cái gọi là xô bồ và bon chen như ở đây. Có thể Nam Định không phát triển như các tỉnh khác bởi vì vị trí địa lý quá chán, tài nguyên thì ít chẳng có gì, động lực phát triển cũng hiếm, biển thì xa trung tâm? Có đi các tỉnh khác thấy họ phát triển mới thấy buồn cho quê hương quá. Nói là buồn vậy nhưng với mình ít ra Nam Định cũng có nhiều điểm mà mấy tỉnh mới nổi còn lâu mới có. Chẳng hạn người ta gọi là ?oThành Nam? chứ chẳng có ai gọi Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc?là Thành cả đâu. Những địa danh và công trình kiến trúc kiểu như tượng đài THĐ, nhà thờ vòm ,nhà hát lớn,những con đường nhỏ và yên bình ( chẳng khác gì phố Cổ Hà Nội cả :D sướng ), cả nhà máy Dệt to nhất Đông Dương nữa chứ. Những món ăn nổi tiếng thuộc kiểu hàng độc như Phở Bò, Bún Cá, Bún Giả Cầy, Bánh Gai, Kẹo Lạc, Bánh cuốn thì ngon khỏi nói hơn đứt trên này, món Cháo Sườn nữa chứ? Người ta nói dân Nam Định tinh ăn quả không sai, mà mình cũng thấy đúng thật. Đồ ăn thì rẻ mà ngon, ăn cỗ ở Nam Định thì ? không còn gì để tả, không quá đắt đỏ mà vẫn ngon lành. Và còn rất nhiều những điều đáng để tự hào về Nam Định nữa chứ.
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Mà suy cho cùng cuộc sống như 1 hành trình dài với nhiều bến đỗ. Và dù thế nào đi nữa thì có lẽ với mỗi người bến đỗ cuối cùng vẫn chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên. Nam Định với mình có quá nhiều kỉ niệm khó mà quên được. Quên sao được những lần đá bóng giữa trưa với bọn bạn ở Quảng Trường,những lần trốn vé vào sân Chùa Cuối xem bóng đá, những lần trốn nhà đi với bọn cùng xóm tắm ở sông, hồ .. ( mà hối đấy mình cũng ngu, không biết bơi mà cứ nhảy ùm ra chỗ sâu nhất rồi cắm mặt lặn vào, rồi cả lần đi tắm hồ bị bọn nó chôm mất cái quần cây dừa để cuối cùng phải mượn cái quần vá che thêm lá chuối đi về mới cú ). Nhớ những lần chạy thể dục buổi sáng đi bấm chuông, đạp cửa nhà người ta để rồi bị đuổi như ma làm, nhớ những con đường mà suốt ngày lượn lờ, những lần đá bóng, ném ống bơ, chơi bi, chơi quay ở vỉa hè để rồi bị ăn chửi vì ầm ĩ phá bĩnh hang xóm? Vậy mà giờ tất cả đều đã qua, cuộc sống nhiều thay đổi, bọn bạn mỗi đứa một nơi,mỗi đứa một số phận. Có đứa lên người, có đứa rách nát, có đứa đi xa?Nhưng có một điều chắc chắn là mình thấy nhớ và yêu tất cả hơn bao giờ hết. Còn bây giờ nói mình yêu HN cũng chẳng phải mà ghét nó thì càng sai. Đối với mình thực ra Hà Nội chỉ là nơi mà mình bon chen, để sau này có thể kiếm tiền và là nơi để mình có thể cố gắng cho 1 điều gì đó gọi là to tát. Ở đây mình có những người bạn mới, có cuộc sống mới, có những điều mới lạ mà ở Nam Định không có và có vẻ như mình đang bị cuốn theo cái nhịp sống nơi đây. Chứ còn bảo để yêu và gắn bó với nó thì chắc là chẳng bao giờ .Mình không yêu Hà Nội nhưng lại cũng ko muốn về Nam Định làm việc sau này. Thế mới tệ! Đôi lúc mọi chuyện đâu như mình nghĩ? Thôi thì cũng đành mặc kệ vậy. Thường nói trước bước không qua và cũng chẳng giải quyết được gì, thà cứ để mọi việc tự diễn ra... rồi đến đâu thì đến vậy
    Được minhnhat2 sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 11/06/2007
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Hương Âm ​
    (E*** từ 5nam post theo yêu cầu của Thu H.)

    Câu chuyện xuất phát từ cô bạn quê xứ Công tử mãi tận trong miền Tây Nam bộ (Bạc Liêu) mà quê tớ thì mãi tận Quân khu 3 đất nhà Trần nơi đất Bắc.Câu chuyện bắt đầu bằng một sự hiểu lầm thú vị. Nàng bảo là hè rồi nàng về quê nghỉ hè và có nói là qua sân bay dón DƯỢNG của nàng! Nghe xong tó hỏi ngay : Ô, thế Ba má nhà ấy bỏ nhau rồi à??? (Chẳng là người Miền Bắc quê tó dùng từ Dượng để gọi Cha kế). Khổ, nghe xong câu hỏi nàng giận cả đôi tuần. Vùng vằng dỗ dành mãi nàng mới thổ lộ người miền Tây nhà nàng gọi chồng dì là Dượng. Ặc, thế là phải uốn vẹo cả lưỡi để giải thích. Đến khổ. Đúng là không có chi ngu bằng shock văn hoá. Tớ nói vậy các Bác đừng cười ngẫm ra quê tớ có ối thứ dân xứ khác nghe xong cũng shock và ối bác chửa biết các hương âm tớ nói ra đây đấy. .
    Quê tớ Ch, Tr,T bị lẫn âm là một điển hình. Bác đã xơi món mỳ Tứng vùng biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu quê tớ chưa? Đố biết là món gì đó, và đã được nghe : Iem,Yem,Em rót vào tai những lời âu yếm chưa? Mẹ đã bẩu cho biết là bác lái Tâu định mua con bò nhà mình chưa? Lái, kẹo thâm giằng, sắng nghẹo là bán. Mồng tám tháng giêng có được bận áo mới đi chợ Riềng Nam Tực chưa? Tường nhà chửa đi da thế mà đã ở.
    Bác nghe xong chửa ngất đấy chớ?

Chia sẻ trang này