1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi tìm hiểu, viết cảm nhận về Nam Định (đã bình và trao giải đợt một)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 23/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Ôi mình chuyên tầm tay này mà tuyệt nhiên chửa đọc bài này.
  2. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Dù mai sau khôn lớn, bay đi khắp mọi miền, con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
    Cha tôi là bộ đội, khi còn trong quân ngũ ông đi suốt ngày suốt tháng, mỗi năm về nhà được hai ba lần, mỗi lần chỉ mấy ngày, mua về ít quà, đi thăm hỏi hàng xóm láng giềng, đưa cho mẹ tôi ít tiền rồi lại vội vã lên đường. Nghe kể lại, ngày mẹ sinh tôi đúng vào dịp ông nghỉ chứ không thì ông cũng không có mặt. Ngày xưa đi lại đâu có dễ như bây giờ, nơi ông công tác toàn những vùng rừng sâu núi thẳm trên tận cùng Hà Tây hoặc trong Thanh Hóa, muốn về nhà phải qua vài chặng, mỗi lần đi cũng mất cả ngày rồi. Mẹ tôi và bà nội thường bảo cha tôi cố gắng xin chuyển về gần nhưng xét cho cùng cũng khó, chẳng phải quan to chức lớn gì mà tính cha tôi nói ra lời xin xỏ người khác e rằng khó lắm. Thế là thời bé, cha đối với tôi như là một người xa lạ nào đó, có lần đi chơi quanh xóm về tự nhiên thấy có ông nào đang ngồi nói chuyện với bà nội trong nhà, lại len lén lẩn đi luôn cũng chẳng kịp nghĩ xem đó là ai.
    Khi lớn lên, biết được nhiều chuyện hơn, tiếp xúc với cha nhiều hơn tôi mới dần hiểu cha. Ông đi thoát ly từ rất sớm, vì là con liệt sỹ nên việc đi học đi hành đối với cha tôi tương đối dễ dàng, học xong trung cấp ông nộp đơn xin vào quân đội, thời đó chiến tranh bắt đầu lan ra miền Bắc, người thanh niên nào cũng hăng hái gia nhập quân đội bảo vệ tổ quốc. Nhưng cha tôi chỉ tham gia chiến đấu khoảng chừng 2 năm thì được gọi ra cử đi học bên Liên Xô, rồi trở thành bộ đội kỹ thuật, làm việc chủ yếu ở hậu tuyến chứ không phải ra chiến trường. Nghĩ lại thấy cha tôi cũng rất hài, sau này bà nội tôi kể chuyện bảo, con đi Liên Xô sáu bảy năm trời, khi về bắt mẹ khiêng hết va li này va li kia vào tưởng phen này nhà mình giàu to, ai ngờ con khuân về toàn sách là sách, cho được mẹ mỗi mấy cái kẹo Tây. Eo ôi, khi còn bé cái gác xép nhà tôi xếp toàn các loại sách của ông, tính ra phải hàng tấn chữ, mấy anh em tôi đem nhóm lò với cuộn pháo mãi chẳng thấy vơi đi tẹo nào. Về sau, cha tôi còn sang các nước Liên Xô mấy lần nữa, lần thì đúng khi Liên Xô tan rã, người ở nhà nghe tin thời sự cứ sốt hết cả ruột, lần cuối cùng ông hạ quyết tâm đi buôn làm giàu thì lúc về nghe đâu bị mất cắp sạch.
    Thế rồi cha tôi nghỉ hưu, gần bốn chục năm trong môi trường quân đội, lại toàn sống cô độc một mình đã tạo ra trong ông những tính cách và thói quen không thể nào thay đổi được. Ông không thể ngồi yên một chỗ, vừa nghỉ là ông đem nộp các thứ giấy tờ, lý lịch xin gia nhập tổ Đảng ngay, rồi hội cựu chiến binh, hội những người làm khoa học kỹ thuật, hội người cao tuổi tất tần tật, mà hoạt động nào ông cũng tham gia hết, người ta làm lại đường, nước, đi lại cáp quang cáp điện kiểu gì cũng thấy ông trong ban này ban kia. Cả các bà hội phụ nữ có việc gì ông cũng xắn tay lên giúp, chẳng thế mà các bà thi nấu ăn cũng mời cha tôi làm giám khảo, nếm hết món này món kia, các bà tổ chức đi đền Hùng cũng ưu tiên cho nhà tôi 2 suất, nhưng vẫn phải đóng tiền chứ các bà chẳng mời không. Gớm, nghỉ hưu rồi mà các thứ công văn giấy mời cứ rơi đến nhà tôi tới tấp, nhiều khi mỗi tuần hàng chục cái, nào là họp này họp kia, chào mừng mấy chục năm hội người cao tuổi, nào là chuẩn bị dụng cụ thể dục dưỡng sinh, hội thảo hội nhập vê kép tê ô, vai trò của khoa học kỹ thuật trong đời sống, đến là hãi. Con cái góp ý thì ông bảo, bà con người ta bận cả có mình rỗi rãi thì đứng ra làm cho vui, việc là việc chung của cả nhà mình nữa chứ không đâu. Đấy là lúc ông mát tính chứ bình thường tính ông nóng như lửa, con cái hay người nhà trái ý là ông quát ầm lên ngay. Đặc biệt là tính ông rất dễ nổi nóng, người nhà ai cũng sợ ông một phép. Nhưng thực ra ông chỉ quát vài câu xong rồi bỏ đi, một là lên sân thượng đứng hai là chạy sang nhà mấy ông hàng xóm cùng tổ hưu, lúc về lại thấy bình thường như không.
    Thời sinh viên, nhiều lúc thấy cha quá khắc nghiệt tôi đã từng nghĩ ông chẳng biết thương con gì cả, đi chơi về muộn không được, thức đêm, dậy muộn, bùng học là liệu hồn, bạn bè đến nhà hơi quá trớn là ăn mắng ngay, khi ông chưa nghỉ hưu những chuyện ấy đối với tôi quá bình thường. Đến khi làm luận án tốt nghiệp, tài liệu toàn tiếng Nga tôi đem về nhờ ông dịch hộ, lúc ấy mới bắt đầu cảm thấy ông ?ocó ích cho xã hội?, xong rồi ra đi làm, người ta thì phải dành một khoản đóng góp cho nhà nhưng tôi lĩnh lương xong cứ tiêu bằng hết, cơm thì về nhà ăn trong khi nhà vẫn nghèo rớt mà các khoản chi tiêu vẫn nhờ lương ông bỏ ra. Nhiều lần tôi uống rượu say, quá nửa đêm mới bò về đến nhà, cứ bỏ nguyên xe cộ, cửa giả lăn kềnh ra ghế, ông nghe tiếng lại xuống đóng khóa cửa rồi càu nhàu bảo tôi lên trên nhà. Hôm sau tỉnh dậy nghĩ lại thấy cha mát tính ghê. Bây giờ thì ông không mắng tôi nữa, có chăng rất ít, ông cũng chẳng bao giờ ngồi mà triết lý rằng sống ở đời phải thế này thế này như thằng con ông. Sau mỗi thất bại, tôi lại trở về núp vào bóng cha, cha đứng ra che chở không bao giờ hỏi đến nguyên do, cả tiếng thở dài ông cũng đem giấu kín, thấy tôi nằm không ở nhà thế nào cũng có người hỏi này hỏi nọ, cha chỉ ậm ừ cho qua, còn nói đỡ lúc tôi cảm thấy khó xử. Từ bé tới lớn, cha chưa từng động viên tôi bằng những lời nói tình cảm trìu mến hay những hành động tỏ vẻ cưng chiều nhưng càng ngày tôi càng biết cha chiều tôi lắm. Sau những sai lầm, có thể tôi chẳng lớn lên được bao nhiêu, nhưng tôi thấy càng yêu cha hơn, càng thấm thía tình thương vô bờ của cha dành cho các con mình.
    Có điều tôi chưa bao giờ nói với cha những điều này. Ngại chết đi được. Sau lần này, bao giờ đi làm có lương tôi sẽ đem về đưa hết cho ông, chắc thế.
    Bài này định để cuối tuần nhưng thôi, lâu chưa có bài nào lại tối nay không biết có lên mạng được không nên post luôn. Nghe mang máng có từ quê hương trong đó nên post lên topic này, mong là không bị sai chủ đề.
  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    "Anh muốn viết về cha mình mà không sao viết được. Có lẽ con trai thường tình cảm, dễ gần với mẹ hơn nên muốn viết về cha thường khó em nhỉ?...." - SMS mà silver đã nhận được của một người. Nội dung có lẽ dài hơn, nhưng silver không có thói quen lưu nhiều tin nhắn nên cái đó không còn, chỉ nhớ được có thế. Đọc bài của fortress, silver nhớ đến người ấy :)
    Kể về cha có rất nhiều thứ để kể, rất dài. Nhưng mãi mãi tôi không bao giờ quên được lần ba tôi ngồi giữa mâm cơm, giơ cái bình rượu rất to, đập choang vào mâm cơm. Tất cả vỡ tan tành, tung tóe khắp nơi. Lúc ấy tôi hoàn toàn không có một chút cảm giác sợ hãi nào nhưng khi nhìn mặt ba tôi đỏ lên, nước mắt khó nhọc, từ từ lăn xuống với câu nói sau tiếng nấc: "Con có biết, bố vất vả cũng chỉ vì gia đình, vì các con. Vậy mà nhìn xem này. Nhà năm người mà ba nồi cơm. Ba mẹ con ở quê, thằng H ở Gia Lai, còn bố thì ở Hà Nội".
    ....
    Vì sao ba tôi tức giận vậy tôi đã quên. Nhưng những mảnh thủy tinh vỡ ngày đó, vô tình đã chạm vào trái tim tôi, một thứ tình cảm gia đình rất khác lạ của một người cha. Năm đó tôi mới bước chân vào lớp 10. Lần đầu tiên trong đời và lần duy nhất (đến tận bây giờ) tôi nhìn thấy cha mình khóc.
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    [​IMG]
    Đẹp giống ao ở làng fortress không?
    [​IMG]
    [blue]...Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi, lúa đồng vẫn xanh và hoa lục bình vẫn tím...
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 20:18 ngày 17/06/2007
  5. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    ặ, sao hôm nay mơnh cặỏằi nhiỏằu thỏ chỏằâ, bÂy giỏằ vỏôn còn ngỏằ"i cặỏằi khi 'Ê choĂng vĂng vơ cặỏằi. Khỏằ khỏằ, cặỏằi có mỏằTt ngày thôi mà thỏƠy cĂi miỏằ?ng rỏằTng thêm ra mỏằTt tỏạo. Hỏằ hỏằ, chỏÊ hiỏằfu sao hôm nay mơnh hỏằâng kỏằf chuyỏằ?n quê mơnh vỏằ>i ngặỏằi khĂc, sau 'ó...'ặỏằÊc tỏằ dặng 'ặỏằÊc mỏằi 'i fn ...Thỏ, lúc ỏƠy mỏằ>i nhỏưn ra, mơnh vô tặ, hỏằ"n nhiên quĂ
    - Anh không biỏt 'Âu. ỏằz quê em giỏằ hay lỏm. NhĂ, tỏt em vỏằ ỏƠy, ngày 'ỏĐu nfm mỏằ>i 'i chỏằÊ ngặỏằi ta gỏằi là ra hàng ỏƠy. Hỏằ không mua gói muỏằ'i nỏằa mà mua cỏÊ bỏằm, trặỏằ>c tỏt cỏÊ thĂng cặĂ. MỏằTt hôm chỏằY và em lên quê ngoỏĂi cỏằĐa bà em chặĂi. Em vỏằ>i bà em vỏằôa 'ỏn nhà mỏằTt ngặỏằi hỏằ hàng thơ có hai ngặỏằi sang chặĂi. Trong 'ó có mỏằTt ngặỏằi là hỏằ hàng, em câng biỏt, mỏằ>i hỏằc lỏằ>p 11. Khi chào hỏằi xong, em mỏằ>i ngỏằ> hai ngặỏằi 'ó là vỏằÊ chỏằ"ng. Chú rỏằf hặĂn cô dÂu 8 tuỏằ.i. Cặỏằ>i nhau rỏằ"i cô dÂu vỏôn 'i hỏằc tiỏp.
    - "i, mà anh không biỏt 'Âu. Em vỏằ quê 'ặỏằÊc bà em kỏằf nhiỏằu chuyỏằ?n hay lỏm. Vư dỏằƠ nhặ ông anh trai cỏằĐa ông ngoỏĂi em nfm nay ông ỏƠy 80 tuỏằ.i rỏằ"i. Tưnh ỏằ.ng thỏằ?nh thoỏÊng nhặ trỏằ con ỏƠy. HặĂi tẵ là ông ỏƠy dỏằ-i, bỏằ cặĂm, nỏm giỏÊ vỏằ ngỏằĐ, gỏằi không thặa. Bà vỏằÊ ông ỏƠy câng vỏưy, rỏƠt buỏằ"n cặỏằi. MỏằTt lỏĐn ông ỏƠy dỏằ-i không fn cặĂm mỏằTt ngày, bà ỏƠy lên sÂn nhà ông ngoỏĂi em mỏu mĂo, khóc lóc: "Thôi. Tôi giao anh chú cho chú. Chú 'i tơm vỏằÊ cho ông ỏƠy, còn tôi, tôi vào Sài Gòn ỏằY vỏằ>i con tôi. Tôi chiỏằu ông ỏƠy hỏt sỏằâc rỏằ"i mà cỏằâ thỏằ?nh thoỏÊng ỏằ.ng lỏĂi dỏằY chỏằâng, không fn không uỏằ'ng. Rỏằ"i ông ỏƠy có làm sao, cĂc con ông ỏƠy vỏằ lỏĂi trĂch tôi."
    - Bà em kỏằf có nhiỏằu thỏằâ còn mỏc cặỏằi hặĂn cặĂ. Vư dỏằƠ bà ỏƠy lên nhà con rỏằf cĂch nhà khoỏÊng 14km ỏằY huyỏằ?n trên. Bà ỏƠy giao cho ông ỏƠy ỏằY nhà coi 10 con gà, bỏÊo cỏằâ phỏÊi gỏằi liên tỏằƠc. Thỏ là cỏÊ ngày ỏằ.ng ngỏằ"i ỏằY trặỏằ>c cỏằưa, mỏằTt lúc, mỏằTt lúc lỏĂi cúc cúc gỏằi gà vỏằ 'ỏm.
    - Hôm tỏt em ra ỏƠy, em chỏằâng kiỏn. Bỏằa 'ó là gỏĐn tỏt, trong hỏằ hàng gỏĐn có mỏằTt 'Ăm 50 ngày cỏằĐa ông anh trong hỏằ. Bà ỏƠy lên chạa lỏằ. cạng vỏằ>i bà ngoỏĂi em. "ng ỏƠy ỏằY nhà, nhỏằ't hai con gà trỏằ'ng chuyên 'Ă nhau vào mỏằTt chuỏằ"ng cho nó 'Ă nhau. Đỏn lúc nó gỏĐn chỏt rỏằ"i thơ ông ỏƠy chỏĂy lên chạa tơm bà ỏƠy vỏằ thơ con gà chỏt. Thỏ là bà ỏƠy lỏĂi lên nhà bà em khóc lóc vơ con gà chỏt. Lúc bà ỏƠy khóc, ông em bỏÊo chỏằâ, thôi, bÂy giỏằ bà vỏằ câng 'ỏằông nói gơ ông ỏƠy, không ông ỏƠy lỏĂi dỏằ-i, không nói nfng gơ. Tỏt nhỏƠt rỏằ"i, con chĂu sỏp vỏằ rỏằ"i, 'ỏằf cho nhà cỏằưa vui vỏằ.
    ...
    Hix, sau mỏằTt hỏằ"i thao thao bỏƠt tuyỏằ?t vỏằ "Quê em ư" vỏằ>i sỏp và 'au 'ỏĐu vơ ....chỏằ? khi có thỏưt vui mỏằ>i kỏằf vỏằ quê mơnh nhặ thỏ 'ặỏằÊc. (Hix, tỏằ> kỏằf chuyỏằ?n vỏằ>i ngặỏằi khĂc thỏ nào, tỏằ> type lỏĂi giỏằ'ng y nhặ thỏ lên 'Ây. Vơ thỏ có lỏẵ nó là vfn nói nhiỏằu hặĂn vfn viỏt)
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 20:19 ngày 18/06/2007
  6. songdanamdinh01

    songdanamdinh01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    2.729
    Đã được thích:
    0
    Ngồi viết, viết rồi lại xoá, bởi trong tôi nhiều cảm giác chen lẫn. Mỗi lúc lại có một dòng hổi tưởng khác nhau, tôi miên man suy nghĩ, nghĩ mãi mà cũng ko biết mình nên viết về cái gì. Mỗi lần nhớ đến quê một dòng hồi tưởng lại tuân trào. Từ thời còn bé xíu chập chững những bước đi đầu tiên, đến khi lớn rời nhà đi học và cho đến bây giờ đã lớn đã trưởng thành, đã lựa chọn gắn bó một phần với quê hương. Tôi yêu quê hương từ từng thước đất, từng con ngõ nhỏ, từng lỗi mòn, từng chút từng chút nơi tôi bước chân qua. Nhớ lắm những rặng tre, những dậu râm bụt, những bờ ao đã nuôi lớn tuổi thơ.
    Huyên thuyên tíu tít kể chuyện ngày xưa trên đường về. Vì ko kìm được lòng mình khi nhìn thấy quang cảnh quê hương nên kể hết chuyện này đến chuyện kia. Nhìn bọn học sinh lúi cúi bắt ốc bươu vàng nhớ chuyện hồi bé đi bắt cua bắt ốc. Đi tát mương bắt cá. Nhưng hồi đó bây giờ khác nhau, hồi đó bắt để phục vụ cho nhu cầu gia đình còn bi giờ bọn trẻ bắt phục vụ cho cộng đồng. Từ ngày có ốc bươu vàng hoành hành, hết vụ lúa nào bọn trẻ cũng phải đi bắt ốc --->ghét cái bọn trung quốc thâm. Thẫn thờ nhìn dòng sông nhìn làng quê ven sông từ con đò hàng ngày cần mẫn chở người qua lại. Thả mình theo từng dòng nước mặc cho những suy nghĩ miên man.
    Tối đến được đi lang thang, ko gian thật yên tĩnh, gió thổi mát rượu, nhỏ Quỳnh tíu tít đòi ngồi trước. Lòng vòng quanh những con đường trong làng xóm, tận hưởng từng phút giây. Quanh quẩn một vòng rồi đi thăm họ hàng, ngồi nói chuyện với mấy bác lớn tuổi mới thấy quê mình giờ nhiều người ung thư quá. Chắc chắn là do ô nhiễm nguôn nước rồi, nước máy ko có nước sạch càng ko. Cả một vùng quê hàng năm ko biết phải hứng chịu bao nhiêu thuốc trừ sâu từ 2 vụ lúa, 2 vụ màu. Nước sinh hoạt của người dân 100% lấy từ sông, ao mà nước từ sông thì từ đồng đổ ra, từ ao thì từ sông đổ vào . Đến khi nào có nước máy, nước sạch để sinh hoạt của người dân được an toàn hơn . Đi chơi vui nhưng khi về nhức nhối trong lòng một suy nghĩ
  7. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Bài viết này thế nào Silv?
  8. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về quê hương thì toàn chuyện trẻ con, ?oÔi dào, ngày xưa ấy mà?, tuy thế nhưng có nhiều kỷ niệm nghĩ kỹ cũng thấy thương tâm ghê gớm chứ chẳng đùa đâu. Dự định sau này, lúc làm vương làm tướng rồi ấy, thể nào tôi cũng phải thuê một nhà văn cỡ bự về viết hồi ký in thành sách truyền đời cho con cháu mới được, mà biết đâu nó trở thành một bestseller thì lại kiếm bộn, nhỉ.
    Ngày xưa ấy mà, năm nào tôi cũng được cho về quê ngoại nghỉ hè, vì để ở nhà nghịch nhiều ăn khoẻ nuôi tốn cơm lắm, một phần nữa là vì nếu ở nhà thì cứ thi thoảng mẹ tôi lại phải vác roi bắt tôi chừa cái này cái kia, nhiều quá bà cũng cảm thấy mệt. Lên quê ngoại có điện sáng trưng, đi ngủ lại có cái quạt con cóc gác thành giường soi thẳng vào mặt mát rười rượi chứ chẳng phải cầm quạt nan đập phành phạch chán chê mê mỏi như ở nhà nên trẻ con đứa nào chẳng thích, vì thế cứ đến hè là tôi ở rịt trên quê ngoại, giữa chừng mà phải về nhà mấy ngày là thấy buồn bực lắm.
    Đất nhà ông ngoại tôi rộng thênh thang, ngoài một cái ao của hợp tác xã khoảng mẫu rưỡi còn có một vườn trồng mía, một vườn trồng rau ngót, lại còn một vườn trồng mấy loại rau khác với 5 gốc táo đang chờ mùa đẻ cành ra lá, tất nhiên diện tích mỗi khu cũng chỉ nhỏ thôi nhưng xung quanh cũng đều là đất vườn và ao của những nhà khác, xa hơn chút nữa là ruộng mạ đại khái là cứ tha hồ chạy nhảy hay chui bờ rào bụi rậm thì tuỳ. Các loại cây mít, bưởi, khế, ổi, nhãn thứ nào cũng có, những cây này là mục tiêu tấn công của chúng tôi vào những buổi trưa khi mọi người đi ngủ cả. (tức là tôi và các anh con nhà bác anh ruột mẹ tôi). Tạm kể sơ qua thế để đi vào chủ đề chính về những ông anh này, là những thần tượng trong suốt một chặng dài của tuổi thơ tôi.
    Thời kỳ đầu, tôi toàn lẽo đẽo chạy theo anh Phương, là anh cả. Khi ấy anh lớn rồi nhưng những trò đầu têu nghịch dại vẫn chẳng kém gì bọn trẻ con. Đương nhiên nghịch dại thì tôi không thích, chỉ rình lúc anh đi bắt chim là đòi theo bằng được. Lần đầu tiên thấy anh bắc thang trèo lên mái nhà hàng xóm, thò tay vào giọt gianh lấy ra một tổ 4 con sẻ đã mọc lông măng tôi đã cảm thấy quá cao thủ. Cao thủ hơn cái nữa là anh thả tất vào một cái ***g rồi giao cho tôi quản lý, bắt tôi hàng ngày phải lấy cơm, bắt sâu, đập ruồi cho nó ăn. Bốn con sẻ, tôi nâng niu chiều chuộng đâu được khoảng một tuần, chim sắp bay được đến nơi thì một bữa để ***g dưới đất chạy ra vườn ngót bắt sâu khi quay vào thấy 3 con lăn cu chiêng, toe toét đầy hè, còn con thứ tư thì chắc con mèo thấy người vào nên công chạy đi mất hút, bố khỉ.
    Nói thật là riêng chuyện bắt chim, đan ***g cho tới tận bây giờ tôi vẫn chưa thấy ai hơn được ông anh tôi hồi ấy. Một buổi chiều ngồi hì hụi đan đan vót vót cả nan cũ lẫn nan mới anh phải làm được 3 cái ***g là ít, loại ***g treo để nuôi chim thì nan nào nan ấy tròn vo, vót nhẵn thín xong anh tìm ít giấy nhám hoặc tuốt với cát cho bóng loáng lên rồi mới đan thành các loại ***g vuông, ***g tròn, ***g chữ U, to nhỏ đủ loại, mái vòm, mái chóp có hết. Cửa ***g cũng không thiếu kiểu gì: cửa gài, cửa kéo tự sập, cửa rút (rút một hai nan lên trên là thò tay vào được ấy), có lần anh treo tới hàng chục cái ***g khắp hè trông cứ như một cửa hàng bán chim con con, suốt ngày líu la líu lo, chí cha chí choé nghe vui tai cực. Chủ yếu là sẻ, chích choè, chào mào ấy mà, sang hơn thì có cu gáy, tài sản lớn nhất của anh là 2 con sáo đen, nghe kể, luyện cho nó nói được một hai câu chi đó thì có người hỏi mua thế là anh bán hết. Một lần thơ thẩn ra vườn, thấy anh đang lúi húi đầu ruộng mía,?
    Hết phần một, dài quá!!
    Thôi tổng kết rồi trao giải luôn đi các bạn ơi, topic này để mốc cả tuần mới thấy có người post một bài, lại là bài trích dẫn. Có khi trao giải xong nhiều người thấy hời lại xông vào post liên tục đấy. Thêm tí ý kiến cho ló vui, còn thì tuỳ...
    Được fortress sửa chữa / chuyển vào 21:12 ngày 27/06/2007
  9. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    Bài này em đã đọc ở bên box tiếng Việt. Có điều không hứng nên không sửa lại lỗi. Bữa nay em sửa lại hen.
  10. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Trao giải? Silver đã để ba tháng mà. Tại sao fortress không ở SG để silver trao giải nhỉ? Còn ngoài đó, chắc fortress sẽ đi off cùng anh chị em, đừng từ chối :)
    Ủng hộ fortress, silver kể một chút lúc mình còn nhỏ. Có lẽ, ở đây chỉ kể riêng cho một hoặc hai người. Một người là fortress...và một người khác nữa, hôm bữa silver đã nói, có những điểm giống fortress một chút: "Chảy tồ tồ"
    Ngày xưa, tháng giêng, tháng hai, tháng ba là quê thường có mưa phùn. Mưa ướt các con đường đất, lờ mờ trong hơi nước và hoa xoan sẽ nở trong mùa ấy. Bên cạnh ngôi nhà cũ của tôi là ngôi nhà của bác, anh trai ba tôi - ngôi nhà được ông bà tôi dựng lên từ khi ông bà còn sống. Nếu để kể thì có rất nhiều, nhưng chẳng muốn dài dòng bởi tôi đang nói đến hoa xoan.
    Xung quanh nhà bác tôi, chỗ nào cũng có một cây xoan. Lớn, nhỏ đều có. Bên ngõ nhỏ lên nhà cô bạn Lan Lùn của tôi cũng có hai hoặc ba cây rất lớn. Một buổi sáng tỉnh dậy tôi ra ngõ, hoa xoan rắc tím đường, rơi rớt trên từng tàu lá chuối bên dưới, từng cánh lá ổi mỏng manh bởi nó ở tầng dưới thấp hơn. Tôi choáng ngợp trong mùi thơm thoảng với gió xuân ấy, ngẩn ngơ nhìn từng chùm đong đưa trước nắng. Hoa xoan không thơm ngọt như hoa bưởi, không dịu nhẹ như hoa chanh nhưng mùi ngai ngái nồng nồng, chẳng bao giờ tôi thấy nữa, bởi quê giờ đã hết xoan.
    Ngày nhỏ, ai chẳng đã từng chơi súng hơi bằng ống hóp (loại tre bụi nhỏ). Tôi là con gái mà cũng vẫn bắn súng với bọn con trai như thường. Một trò nghịch dại bởi lỡ đâu bắn vào mắt thì có thể bị mù. Nhưng trẻ con mà, có biết sợ là gì. Loại súng đó có thể bắn bằng giấy ướt, cuộn tròn viên lại rồi nhét vào cái lỗ, tay cầm được cắm vào đầu mật bằng một chiếc đũa., Dùng lực đẩy thật mạnh thì nổ. Nhưng mùa hè đến, hoa xoan thay bằng những chùm quả xoan xanh ngắt. Chúng được hái xuống làm đạn cho những trò chơi bắn súng của chúng tôi. Hì, tôi không biết chơi nhảy dây, không biết chơi chuyền, không biết chơi bất cứ trò gì của con gái. Ngược lại, trò gì của con trai cũng biết. Từ những buổi trưa nắng chang chang theo thằng em ít hơn một tuổi và đám con trai đi bắt chim, đi trèo cây xoan hái quả về bắn súng (đương nhiên bọn chúng trèo, tôi đứng dưới).
    Ờ, bắn súng trưa hè, xa quá còn đâu?
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 21:53 ngày 27/06/2007

Chia sẻ trang này