1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi tìm hiểu, viết cảm nhận về Nam Định (đã bình và trao giải đợt một)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 23/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Ấy, dứt khoát không tổng kết trước thời hạn nhá. Vì nếu đúng hạn thì sẽ trao giải đúng sinh nhật Sì. Sì sẽ gửi vài bài. Dưng mà có thói quen nước đến chân mới nhảy. Đang hiệu đính xiu nhá.
    Tặng bác Fortres vì chuyện hay. Bác đang kể đến ?oông anh lúi húi ngoài ruộng?? gay cấn thế sao lại tịt. Tò mò quá. Ông anh đào được mỏ vàng à ?
  2. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Sì thấy ?ogay cấn? một thì tác giả thấy ?ogay cấn? gấp mười lần, vì đúng là tịt thật, không biết phải viết tiếp thế nào, cứ giằng dai dài răng thì e rằng viết hết 3 ông thần tượng này phải đến sang năm mất.
    Hôm ấy là anh đang bẫy chim chứ không phải đào vàng hay đào khoai gì cả. Còn cái mà Sì bảo là ?onước đến chân mới nhảy,..đang hiệu đính? ấy người ta gọi là om bài chờ chốt hạ. Sì làm thế dễ người khác không biết làm thế hay sao. Yên tâm đi, những bài đỉnh nhất sẽ được post lên ở thời điểm cuối cùng. Muốn giật giải à, đừng có hòng nhé.
    ?các ***g bẫy chim của anh chủ yếu là loại cửa sập, cửa sập ngang thì anh lấy dây thép cuộn tròn mấy vòng ở giữa như làm lò xo, 2 đầu chừa ra một đoạn tạo với nhau hình chữ V, đoạn lò xo được ***g vào then bản lề, 2 đầu chữ V chèn giữa thành ***g với mặt sau cánh cửa, vài cái lò xo như vậy xếp dọc theo cánh cửa cho nhạy hơn, khi kéo cánh cửa ra rồi buông tay thì cửa tự sập trở lại. Ngon ơ. Vẫn cái cửa loại này, về sau anh bỏ 2 đầu chữ V đi chỉ giữ lại đoạn lò xo, 2 đầu lò xo một được đính vào thành cửa, một được đính vào then cửa đầu tiên, khi kéo ra rồi buông tay vẫn sập trở lại như thường mà lại gọn và đẹp hơn nhiều. Cửa ***g loại sập đứng cái thì anh làm bằng tấm sắt tây, cái thì anh đan bằng dây thép, 2 bên thành cửa có khoét 2 rãnh song song như 2 đường ray để kéo cửa lên hay sập xuống khi đóng mở, ***g để bẫy chim thì rãnh phải khoét to để khi buông tay thì cửa tự rơi xuống và sập lại. Loại cửa sập đứng này, anh bảo là nhạy lắm nhưng khi treo ***g hay bị nghiêng, với lại bọn chim hình như nó cứ đứng ngoài ngó nghiêng chứ không bao giờ chui vào.
    ? trong ***g có một con sẻ để làm chim mồi (thường bẫy loại gì thì lấy con chim mồi là chính loại ấy, chủ yếu chỉ bẫy được chim sẻ, chim chích với chim sâu thôi), chim mồi bị buộc chân vào một sợi dây chỉ cho nhảy nhót trong một khoảng nhỏ thôi không nó đạp bừa vào lẫy sập cửa thì vứt đi. Cánh cửa được mở sẵn và gá lại bằng một sợi chỉ buộc hờ vào lẫy, một vài con sâu được bỏ vào trong ***g để làm mồi nhử, bất cứ con chim nào tham ăn chui vào ***g đều bị bắt sống, nó mà chui vào ***g rồi thậm chí mình chạy lại đóng cửa nó cũng không kịp thoát ra ngoài chứ chẳng cần chạm vào lẫy, nhưng nhiều con khôn lắm, cứ bám bên ngoài thành ***g ngó nghiêng chán xong lại nhảy đứng giữa cửa ngó nghiêng tiếp, thấy động là bay mất ngay.
    Đoạn này viết sẵn rồi nhưng dài quá, lại sợ viết còn có điều sai, nên cứ cắt khỏi bài viết và mượn đất post tạm lên đây cho đỡ phí, đợi sau này thuê một ông nhà văn có kiến thức phong phú về chim cò viết hiệu đính lại một bài tổng hợp rồi post lên cho mọi người đọc sau.
  3. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ kể thêm mấy chuyện về anh Phương rồi chuyển. Nói anh bắt chim giỏi nhất thì cũng không phải lắm, chỉ có điều trong con mắt trẻ con thì anh đạt tới cực đỉnh rồi. Treo cái ***g nhử lên đầu ngọn mía xong anh ngồi xuống thu mình một góc rồi chu mỏ huýt sáo. Tu huýt, tu huýt. Huýt sáo một chặp mà không thấy con nào bay đến là anh lại đem ***g ra treo chỗ khác, lại hụp xuống, tu huýt, tu huýt. Áng chừng năm mười phút, khi tôi đã cảm thấy sốt ruột còn anh chắc cũng mỏi mồm, thật may, lúc ấy thể nào cũng có một con bay đến, lập tức nín thở, im lặng tuyệt đối mặc kệ cho con chim mồi trong ***g và con nạn nhân trao đổi với nhau, nhiều con khôn lắm, cứ đậu quanh mãi xong mới bám lên thành ***g ngó nghiêng chán lại nhảy đến giữa cửa ngó nghiêng nữa. Nhưng anh Phương tôi còn khôn gấp vạn, tôi thì sốt hết cả ruột nhưng ngó sang, thấy mũi anh cứ phập phà phập phồng, mắt thì lom lom dòm lên, khi cả thân mình con chim lọt vào trong ***g là Ok, anh chồm dậy, vung tay lên, chát, cửa ***g sập lại, thế là xong. Cẩn thận nhé, khi con chim ở trong ***g rồi nhưng đầu nó quay ra ngoài thì hãy cứ ngồi yên đã, nó bay mất ngay đấy, lúc đấy thì mặc kệ cho cái lẫy cò làm việc (hoặc khi treo ***g trên cây cao cũng vậy). Ngu nhất là bọn chim sâu, nhiều khi chẳng ngó nghiêng gì cả, cứ chui tọt vào ***g mổ lấy mổ để. Nhưng bọn chim sâu này chẳng để làm gì, nuôi thì tốn công, mà thịt thì tanh lòm, có một hôm tôi phải nằn nì mãi anh mới giữ lại thả vào ***g bọn sẻ.
    Gần nhà ông ngoại tôi, qua vườn mía, đi men theo bờ một cái ao nhỏ thì đến vườn nhà ông Ký Cận, nguyên ông này thành phần địa chủ, lại theo Tây nên khi cải cách bị đấu tố.., con cháu về sau bỏ làng di cư hết, đất nhà ông bỏ hoang mấy chục năm thì xã phân cho một nhà khác trồng hoa màu trong đó, xung quanh là hàng rào ruối, tre, trẩy (hóp) rồi đủ thứ cây dại khác dày phải mét rưỡi hai mét. Đây mới là địa điểm hoạt động săn bắt chim chính của chúng tôi, nói chúng tôi cho oai chứ nhân vật chính là anh Phương tôi. Ở đấy chim sâu, chim sẻ, chào mào nhiều vô kể, nhưng quan trọng ở đó có cả sáo, cu gáy, cú mèo và những hoạt động săn chim khác của chúng tôi mà chỉ có những nơi nào có sân chim, vườn chim mới có. Thông thường ở đó luôn có một vài tổ chim các loại còn anh Phương thì biết rõ nó làm tổ ngày nào, đến khi nào chim non ra ràng, bọn chim sâu thì đã bảo là ngu lắm nên chỉ cần đứng ngay dưới đất, móc móc bới bới một hồi là lôi ra cả tổ, nhưng chào mào thì rất khó, nó toàn làm tổ trên đầu những cành la của những cây cao chót vót, có trèo lên cũng không ra tới được. Thế là chỉ săm soi chờ những ngày chim ra ràng, những ngày đó, chim bố chim mẹ đứng trên cao trông cho đàn con tập bay, bọn tôi phải ra từ sớm chui vào một xó kín nào đó cho mát và chờ, khoảng 4 giờ chiều là chúng bắt đầu tập bay, chỉ trong vòng một hai buổi thôi, chim non chưa bay được nhiều thường phải sà xuống đất, khi ấy thì xông ra mà vồ, vì nó cũng không bay lên được ngay đâu, chỉ cần nhanh hơn con chim mẹ, nếu con mẹ trông thấy mình chạy tới là nó sà xuống cắp con chim con bay mất ngay, đồng thời ngay hôm ấy nó cũng dời tổ đi chỗ khác ngay. Có điều nó cũng không thể cắp được 2, 3 con một lúc, nó cứu được con này thì mình vồ con khác. Sao dài thế nhỉ? Con chào mào lông đen tuyền, nhưng túm lông đít lại màu đỏ, trên đầu lại có một túm lông khác dựng ngược lên trông như đội mũ ấy, đẹp mã lắm, thường một tổ có khoảng 5, 6 con chúng tôi phải vồ được một nửa. Nếu cần thiết, về mượn thang dài leo lên bẻ cái cành có tổ ấy lại bắt thêm được một hai con non nở sau, chậm lớn nữa.
    Có vài lần vào lúc chiều tối, chúng tôi đi vụt chim, vẫn chỗ ấy nhưng tôi phải vác gạch đá đứng phía bên trong vườn để xua chim, anh đứng bên ngoài ngay đầu ruộng mạ tay cầm roi đứng theo tư thế chuẩn bị của môn điền kinh, roi là một cành tre non, thon đều, chặt lúc còn tươi xong hơ qua lửa cho dẻo thì vụt mới nhanh và chuẩn được. Chiều tối chim đậu ở hàng rào nhiều lắm, tôi đứng trong ném liền 2, 3 viên gạch để xua chim, chim sẻ, chim sâu vừa nhỏ vừa bay nhanh lắm, kệ nó, nếu may mắn sẽ có một con cuốc, cu gáy hoặc một con khét (con màu đen, to cỡ con sáo nhưng mình dài hơn, đuôi dài hơn) bay ra vừa tầm roi, anh lập tức xuất phát. Véo. Chắc là trượt vì đâu có dễ dàng như thế, nếu là cuốc thì còn đuổi tiếp vụt được chứ những con kia thì đừng hòng. Nếu có ai đi vụt chim trong các sân chim thì nên nhớ một điều là vụt xuôi theo chiều bay của nó chứ đừng vụt ngược nhé, vụt ngược nhanh hơn và bất ngờ hơn nhưng nó nhìn thấy đảo cánh một phát là hụt ngay. Trong những lần đấy, đến lượt anh vào xua chim cho tôi được thực tập và thấy anh bảo như thế, về sau đọc được truyện về anh thương binh Bảy Trầm (cũng nói chuyện chim) mới thấy anh tôi quá là thần thông quảng đại, so sánh thấy những nhân vật trong truyện còn kém xa.
    Thực ra những trò này đều là đi chơi cho vui thôi chứ chẳng được gì mấy, có hôm anh chán vụt thì bỏ roi quay sang vồ bằng tay, anh bảo, chiều tối chim nó bị quáng gà không nhìn thấy gì, thế là cứ chạy sát hàng rào rồi vung bừa tay lên may ra trúng, thế mà anh tôi vồ được thật, có lẽ thế, nhớ cái lần anh xoè tay ra cho tôi xem, thấy một con sẻ hẳn hoi, hay là anh bắt ở đâu từ trước rồi loè tôi chăng, nhưng lúc ấy thấy anh như một tượng đài thật sự, cao to và hùng vĩ vô cùng. Còn vài điều về chim nữa, những cây to trong làng, cây nào có tổ gì, đến ngày nào thì đi bắt được anh đều nắm trong lòng bàn tay, có buổi trưa anh dắt tôi đi thăm chim, cứ thi thoảng anh lại trèo lên, ngó lên ngó xuống một hồi rồi xuống, tôi thì cứ nghển cổ trông lên, lúc nào thấy anh xuống mà lại nói là đợi đến hôm này, hôm này đi bắt lại thấy vui như mở cờ trong bụng mặc dù cho đến hôm nay tôi cũng chưa biết mở cờ trong bụng có nghĩa đen là gì. Anh còn đi soi chim, soi cuốc nghiệp dư, tức đồ dùng chỉ có mỗi vài cái đèn pin (cùng vài người bạn của anh nữa), cái giống chim cũng lạ, buổi tối bị soi đèn thẳng mặt nó cứ đứng trơ ra cho mình leo lên bắt hoặc lấy vợt mà chụp, tất nhiên cũng chẳng dễ dàng gì đâu, còn công đoạn xử lý sản phẩm chắc không cần bàn tới.
    Lại tạm thế đã, chắc đến sang năm thật
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Đọc truyện fortress viết silver cứ nghĩ đang xem bộ phim "đất phương nam". Thằng An, thằng Tý và ông già đó cũng đi bẫy chim, bắt chim kiểu đó. Ôi, nhưng nó làm sao ấy nhỉ? Silver chẳng thấy nó giống quê hương Nam Định mình lắm bởi quê mình không hề có rừng hoặc cánh đồng rộng như những nơi fortress kể. Hoặc là silver sinh ra sau nhiều năm nên không còn được chứng kiến cảnh đó nữa. Không hề có ngoài thỉnh thoảng thấy một đàn cò trắng muốt, đậu men theo những bờ ruộng nho nhỏ trong cái lạnh ngày đông. Cảm giác nhớ lại, rất buồn.
    Mà có đôi khi, những huyện khác nhau sẽ có những cảnh khác nhau fortress nhỉ?
    .....
    "Thành phố nhiều bụi bặm quá nên chẳng nghe thấy mùi của đêm. Ở Gia Lai hay ở quê em, đêm xuống thấy mùi nó trầm và ngọt lắm. Đôi lúc em chẳng biết, có thể là do lãng xẹt nhưng em cảm thấy vậy ấy. Mùi của cây lá, mùi của sương đêm..."
    Viết ra, đọc có vẻ là trầm,và mang một nỗi buồn nào đó đúng không? Nhưng silver đã ngồi cười rồi nói với một người như thế đấy.
    Tối ngồi chatting với một người bạn học cùng. Sau một hồi bạn tỷ tê bộc bạch những chuyện khiến bạn buồn làm mình cũng thấy man mác. Không phải vì đồng cảm với những lời bạn nói mà nghĩ: "Tại sao những người ở quê, anh em sống gần nhau luôn không vui vẻ, luôn bất đồng, khúc mắc, từ khử nhau?". Quanh quanh xóm làng, gần như nhà nào cũng có những chuyện ấy. Nhẹ thì ít hỏi han tới nhau. Nặng thì chẳng còn tình còn nghĩa gì nữa: "Tao không có loại anh/em như mày" và đến lượt bạn mình cũng nói câu: "Hùng thà chẳng có loại em như nó còn hơn".
    Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Khi nào mỗi người lớn ấy mới trưởng thành hơn, bao dung hơn, độ lượng hơn, có lòng trắc ẩn nhiều hơn để biết dành nhiều tình thương cho nhau hơn là việc ngồi tính toán hôm nay ai trả tiền, ai đến chăm sóc bố mẹ...
    "Dù ngày xưa nó có xông vào nó tát tao nhưng rồi tao vẫn nghĩ, sau này khi mình nhắm mắt xuôi tay thì chỉ có nó đến buộc chân buộc tay cho chứ chẳng có ai?! Nếu có tốt với những thằng như thằng T, K thì lúc mình chết chúng nó cũng không phải người đầu tiên có mặt. Con cái thì đi xa hết, ốm đau chẳng bảo nó chở đi bệnh viện thì bảo ai?! Chẳng lẽ ốm một chút là gọi con gọi cháu về cho đi viện à? Ông thì ông ghét nó nhưng bà thì có thể bỏ qua. Những lúc tâm tình, tao vẫn ngồi nói với ông những điều như vậy. Thế nên bây giờ cũng đỡ rồi, nó lên nhà ông không đuổi. Chứ mấy năm trước, cứ thấy nó bén bảng lên tới ngõ là ông hầm hầm hầm hầm, chỉ chực xô ra để đánh nó. Người ta bảo đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Bà đi chùa cũng là để học những điều ấy để tự răn mình, dạy con cháu mình thôi. Lúc nào ông ấy vui vẻ thì thôi chứ khi ông ấy bực mình lên lại quát tao: Bà không biết nhục khi thấy một thằng nó là cháu mình, nó túm lấy cổ áo mình rồi dúi xuống đánh à?...Cái loại vô học, vô đạo đức đấy thế chứ nữa thì cái bản chất cũng không thay đổi"
    Đó là câu chuyện của bà ngoại của silver đã nói với silver khi kể chuyện về một người bác họ trong gia đình ở quê. Sự hiểu biết cũng hạn hẹp nhưng lòng bao dung bao giờ cũng làm cho trái tim người khác lay động. Ngồi type lại những dòng này, muốn khóc một chút khi nhớ đến quê. Bởi bây giờ đã 3:26'' sáng. Thực ra không phải bây giờ mới thế bởi chuyện xô xát xảy ra khi silver mới học lớp 6.
    Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  5. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Đâu phải là những rừng với cánh đồng rộng mênh mông đâu, chỉ là gồ tre gốc dứa, hàng rào bụi rậm, vườn hoang, những nơi đằng sau làng cuối xóm nơi tiếp giáp với cánh đồng thôi mà, Fortress đọc đi đọc lại cũng không biết giống Đất phương nam ở điểm gì, chỉ thấy quê mình đặc sệt. Truyện Đất rừng phương nam Fortress chưa đọc, của Tô Hoài phải không, phim truyền hình thì xem rồi nhưng có thấy cảnh bắt chim nào giống như vậy đâu. Khả năng có cảnh vụt chim giống với truyện về Bảy Trầm nhưng đấy là trong sân chim hàng ngàn hàng vạn con còn chúng tôi đây chỉ đi lùng cuốc, may mắn lắm lùa được con nào ra thì đuổi theo vụt lấy vụt để, trong bài của mình Fortress cũng nói thế mà, tiện tay có con nào bay ra thì cũng cứ thế mà phang chứ có gì đâu, con cuốc Silver đã nhìn thấy bao giờ chưa, khi bị đuổi theo, nó chạy bộ một đoạn rồi mới cất cánh bay được, lúc nó bay rồi thì mình cũng đứng mà nhìn chứ làm gì nữa. Những trò nhử chim, rình tổ, đan ***g thật ra cũng quá bình thường, ở đây toàn là những trò chơi của trẻ con thôi mà, ai cũng đi qua một thời, nhưng có người ham mê cái này, có người ham mê cái kia, lại còn con trai con gái có những khác biệt. Trên quê ngoại không có trò làm súng cao su bắn chim nên không kể chứ ở làng mình, Fortress cùng lũ bạn chơi suốt một thời gian dài, tối nào biết có người đi soi chim, soi cuốc lại háo hức rủ nhau đi theo, soi cuốc thì phải ra đồng lúa, còn soi chim, thường chiều tối đi làm đồng về phát hiện một vài con chim nào hay đậu ngủ đêm ở những cây to trong làng, ngoài uỷ ban xã, rặng tre cuối xóm? thì tối hôm đó người ta vác bình ắc quy, đèn soi, vợt đi bắt về làm bữa thịt chim vậy thôi. Đọc những bài viết của Silver thì thấy Silver không phải làm những công việc đồng áng, cũng không phải đi chăn trâu dắt bò hay ra ngoài đồng, lê la đầu làng cuối xóm nghịch dại nên có thể Silver cũng chưa khám phá được hết đồng đất quê mình chăng.
    Còn câu bên dưới của Silver viết nữa, cần gì phải đến những huyện khác nhau thì mới có những cảnh khác nhau, nhiều khi 2 làng chỉ cách nhau đúng một bờ mương đã khác nhau một trời một vực rồi, như làng Fortress, ruộng thì nửa đồng cát nửa đồng màu còn đất thì chật người thì đông nhưng những làng khác cùng xã lại chủ yếu là đất đồng chiêm trũng, từ quang cảnh xóm làng đến tập quán sinh hoạt hay cách làm ăn cũng khác nhau nhiều, trẻ con làng Fortress phải đi làm cùng gia đình chứ trẻ con những làng khác chỉ chạy rông chơi không.
    Lại cũng đúng là chuyện lứa tuổi, lứa của Fortress trở về trước còn được những tháng ngày rong chơi vì lúc ấy người lớn cũng có làm gì mấy đâu, còn được chứng kiến những khu đất bỏ không hay như sân kho hợp tác to tướng chỉ để tối tối trẻ con, thanh niên tụ tập, xóm làng hồi ấy bờ rào bụi rậm mây tre ruối rồi đủ thứ cây dại chằng chịt, cây cối um tùm chứ sau này từ khi có khoán mười, nhà nào nhà ấy phải dốc sức ra mà làm, tranh thủ mà tăng gia, tận dụng từng mét đất đứa trẻ con nào không phải làm việc cũng làm gì có chỗ mà chơi. Thế nên khi Silver lớn lên, những cảnh ấy và những trò chơi cũng đã khác đi nhiều, chim cò cá mú, chơi khăng đánh đáo cũng hiếm gặp thậm chí hết sạch. À, riêng chuyện chim thì hình như mấy năm gần đây lại nhiều trở lại (như ở quê Fortress), chứ trước nào rắn, nào cua cá cứ dính phải thuốc sâu chết sạch, chuột thì vẫn sống nhăn còn chim thì di cư đi mất.
    Chiều nay, đọc được bài viết của Silver mà thấy bùn thối hết cả ruột lẫn gan, Silver viết có mấy câu còn Fortress giải thích cả đoạn cũng chưa nói hết được ý nghĩ của mình, cảm tưởng trước mặt vẫn đang có đứa nào đứng chửi vào mũi mình. Sao lại lôi cái Đất phương nam là cái đỉnh cao của chuyện chim cò rồng rắn ra nói, Fortress viết vì nhu cầu tâm sự thôi, cần gì phải mượn chuyện người khác ra khoe khoang làm gì đâu.
    À cái thằng thứ 2 trong Đất phương nam hình như tên là Tèo thì phải, còn nữa cò thì thường cả đàn cả đống nhởn nhơ trước mũi mình nhưng bắt được nó thì khó nhất trong các loại luôn, bắn chết được nó cũng phải may mắn lắm. Vừa vào 2 quả liền, hay quá. Silver cũng không cần phải trả lời bài viết này, nếu được, nêu những chỗ bất hợp lý của bài viết trước của Fortress thì tốt quá.
  6. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    @Fortress
    Ồ Sì đọc bài này cũng thấy nhớ ngay đến ?oĐất rừng phương Nam? (của Đoàn Giỏi bác nhá. Ông Tô Hoài là ?oDế Mèn phiêu lưu ký? nhá). Nhưng thế là khen đấy chứ. Giọng văn bác vừa mượt như của nhà văn, lại đọc được bao thân thương thông qua những trò chơi của thời thơ ấu mà ai cũng có. Ông Đoàn Giỏi có hấp dẫn cũng chỉ đến thế.
    Sì hồi nhỏ có trò trốn tìm là say nhất. Hôm nào cả bọn cũng đến khi các bu réo rắt gọi về mới giải tán.
    Sì lại đang nghĩ bác tài thế này thì làm sao tranh giải với bác. Có mẹo bác gọi là gì ấy nhỉ ?, à ?ochốt hạ? thì cũng không ?ohạ? nổi bác.
  7. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Hơ. Nổi hứng với fortress vì được Sì Nhọ khen. Tức rồi này. Viết cho mọi người thấy tuổi thơ của mình này.
    Thật ra thì cũng chẳng có gì nhiều bởi đôi khi viết cũng như một thói quen vậy. Kỷ niệm về bạn bè là nhiều.
    Đó là năm học hết lớp 6 bộ giáo dục ban hành cấm trường chuyên lớp chọn. Lớp 6A chọn tôi đang học bị chia đều ra cùng với các lớp khác. Tôi được phân vào lớp 7A do một người thầy có tiếng dạy giỏi gần nhà tôi chủ nhiệm. Tên bạn thân Thu Milu chơi với tôi từ nhỏ được phân công làm lớp trưởng, tôi làm lớp phó học tập. Buổi học đầu tiên thầy đã xếp chỗ ngồi và ổn định các thành viên trong lớp. Ngày đó trường cấp một và cấp hai (THCS) của xã tôi còn học chung với nhau và là nhà cấp 4. Tại khu trường cấp hai bây giờ chỉ có một phòng học xây mái bằng và ngôi trường hai tầng đang được xây dựng dở. Cái phòng học mái bằng đó, mỗi lớp 7A được ưu tiên học. Vậy mà tôi chẳng lấy làm vinh dự gì. Ra chơi, tôi trở lại ngôi trường cấp một để xem lại đám bạn gần nhà của mình là Lan Lùn, Thắm, Hoài, Tuyết, Hạnh, Dung, Beo Vồ...Bọn nó tập trung hết vào lớp 7C.
    Tôi đến thấy bọn nó đang chơi đùa với nhau rất vui vẻ. Chẳng biết làm sao nước mắt tôi trào ra xối xả. Tôi khóc ầm ầm lên giữa đám bạn, ngay trước văn phòng nơi các thầy cô giáo đang nghỉ giữa giờ. Lan Lùn, Thắm Béo đến bên cạnh tôi dỗ dành đủ thứ nhưng tôi lại càng khóc to hơn. Thế là một thầy trong văn phòng đó đi ra hỏi tại sao tôi khóc. Mấy cô bạn tôi nói, vì bọn em không được học cùng nhau nữa. Tất cả chúng em được vào một lớp, riêng bạn ấy ở đội khác nên vào lớp 7A. Thầy đó nhìn thấy tôi hỏi: "Có phải là cháu ông M bên Nam Trực không?" Bọn bạn tôi thay tôi xác nhận là đúng. Thế là thầy bảo: "Không khóc nữa, sẽ sang lớp 7C học". Vì thầy đó là anh trai của mợ tôi (vợ của cậu tôi và con dâu của ông bà ngoại tôi). Lúc ấy tôi mới biết, thầy là thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi và dạy văn.
    Đó là một bước đi để khiến tuổi học sinh đẹp nhất với tôi. Ngày đầu tiên, thầy xếp tôi bên cạnh một tên con trai tên Hùng (người kể ở bài viết trên khi tâm sự chuyện gia đình ngoài bắc ấy). Lý do xếp như vậy vì tất cả các bàn đều đã xếp đủ trong khi đó hắn chỉ ngồi có một mình bàn trên cùng. Tôi hơi xấu hổ chút nhưng cũng vào ngồi và thấy lòng lâng lâng vì lại được học cùng những người bạn gần nhà của mình.
    Một ngày, hai ngày, ba ngày ... trôi qua. Tôi trở thành một thành viên nổi trong lớp, nhất là môn văn, hay bị thầy giáo gọi chất vấn. Tôi vẫn ngồi bên cạnh Hùng. Một tuần trôi qua êm ả đến một hôm tôi tới lớp, cả bọn con gái thân thiết xúm vào bàn tán, trêu chọc ghép đôi tôi với người ngồi cạnh. Một cảm giác lạ lẫm xuất hiện, tôi biết e thẹn và ngại ngùng khi nghĩ đến người ngồi cạnh. Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ nói ra hoặc thể hiện gì.
    Khóa học hè kết thúc, chúng tôi chuyển về trường mới sau khi khai giảng. Lớp học của tôi là phòng học cuối cùng phía tây của tầng một. Do hai người cùng vần H với nhau nên khi lên danh sách lớp A, B, C tên tôi vô tình đứng sau tên Hùng mặc dù trong lớp có những hai Hùng, hai Huyền. Bọn bạn được thể, càng trêu nhiều hơn. Tôi với người ngồi cạnh bây giờ không ngồi cạnh nhau nữa nhưng tuyệt nhiên không bao giờ nói với nhau điều gì vì ngại ngùng.
    Kể về bạn Hùng này, không có nhiều điều để nói lắm mặc dù trong lòng tôi cũng thấy thích bạn một chút. Lần đầu tiên được ghép đôi với người khác mà lị. Mãi sau này tôi mới biết, trong một tháng học hè, bạn Hùng hay về nhà kể chuỵên với mấy cô bạn trong xóm là Tuyết, Hoài, Hạnh (cách nhà tôi khoảng 400 ở xóm trong. Còn ba cô bạn còn lại là Lan Lùn, Thắm Béo, Hoài Lụt, Beo Vồ chỉ cách có 200m và ở xóm ngoài). Sự tiếp xúc, va chạm đầu tiên với người ghép đôi đó là một buổi tối bọn tôi, tất cả 9 đứa đi chơi. Trong đó có 8 người đã kể tên và một người tên Tranh cũng gần nhà tôi (Thường gọi là Tranh Cóc) học ở lớp 6B cũ chơi cùng. Hôm đó cả bọn đã xô nhau đẩy làm sao để bạn Hùng của tôi ngã vào đống rơm. Tôi bên ngoài, đưa tay ra và bạn vịn tay tôi đứng dậy. Đó là sự va chạm duy nhất giữa hai người cho đến khi tôi vào SG, học ĐH, trở về quê sau 2 năm, bạn Hùng chở tôi đến nhà mình cùng đám bạn đang tụ tập ở đó. Do phóng xe hơi nhanh nên tôi đã suýt té và phải giữ vào hông bạn lúc ấy.
    Bạn của tôi là một người nhút nhát, ít nói trong khi đó đi giữa bạn bè tôi là một người mạnh bạo. Hễ bạn bè mà trêu là tôi lại hùa theo để cười, mặc bạn Hùng im lặng, xấu hổ. Còn trong trường hợp vô tình, chỉ có hai người với nhau, ví dụ trong lúc bạn bè tự dưng biến mất tiêu thì tôi lại tảng lờ lảng vảng ra xa và chẳng nói năng, hỏi han gì. Suốt mấy năm cấp hai chơi cùng gần như chúng tôi không bao giờ nói gì với nhau. Kỷ niệm đáng nhớ nhất giữa hai người là lúc lên lớp 9, bạn Hùng nhờ bạn Dung tư vấn rồi hai người đi mua một cuốn sổ suốt một buổi trưa để tặng tôi. Tôi chắc rằng bạn ấy phải suy nghĩ rất lâu, rất nhiều để viết được lời đề tặng ở đầu cuốn sổ. Ấy vậy mà khi đọc xong, tôi dùng keo, dán chết nó vào trang bìa và chẳng bao giờ đọc lại nữa. Vậy nên giờ chẳng nhớ được bạn ấy đã viết gì.
    Đáp lại tình cảm của bạn, tôi cũng đi chọn mua một cái bút bi theo tôi là nó đẹp, loại 1000 đồng và một tấm thiệp viết đề tặng bạn ấy một câu đại để nội dung là: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Thật ra câu này tôi không nhớ chính xác lắm nhưng chắc chắn câu "hướng tới tương lai" là có. Tôi ngồi cắt một cái hộp để bỏ tấm thiệp và cái bút ấy rất đẹp. Lúc bọn tôi nghỉ học ở trường cấp hai, ra trường cấp ba ôn thi (Trường Nguyễn Trãi bây giờ), tôi đã nói cậu ấy đi ngang qua nhà tôi, chờ tôi một chút vì có chuyện muốn nói. Tôi đứng trong tường hoa nhà mình, cậu ta đứng bên ngoài trên chiếc xe đạp vì tường nhà tôi rất cao. Tôi bảo: "Tặng Hùng cái này" rồi đi luôn vào trong nhà, chẳng ngó nghiêng gì đến nữa.
    Vào cấp ba, tôi vào lớp chuyên văn cùng Hoài, Hạnh. Beo Vồ, Tuyết, Thu Milu vào lớp chuyên toán. Tranh Cóc học bổ túc nên tốt nghiệp sớm hơn bọn tôi một năm. Còn lại tất cả đều vào những lớp bình thường. Nhưng chúng tôi vẫn rất thân nhau và có rất nhiều kỷ niệm.
  8. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Giai đoạn từ lớp 7 tôi có những điểm mốc rất đáng nhớ. Đó là giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi văn và được một xuất chuyển lên trường chuyên của huyện học. Tôi không nhớ gì về ngày đó nhiều, chỉ biết trong lớp có hai người đi thi, do thầy chủ nhiệm của tôi bồi dưỡng đều đạt giải cao. Tôi đạt giải nhất, còn cô bạn thi cùng đạt giải nhì (hiện tại bây giờ mới từ Đà Lạt xuống SG chuẩn bị xin việc hôm qua và cô ấy đang sống cùng tôi). Đề bài văn là: "Tưởng tượng em là một mầm cây trong đất đang chuẩn bị nảy mầm, trồi lên mặt đất. Em hãy kể những câu chuyện mà mầm cây đã thấy trước và sau khi thức dậy cùng ánh nắng mặt trời". Đọc đề lên, không phải một học sinh lớp 7 nào cũng hiểu được ngôn ngữ của nó đúng không? Tôi chẳng biết đã viết gì, chỉ biết nhận điểm là 18.5/20. Trong đó bài văn 14 điểm, ngữ pháp, từ ngữ, viết cảm nhận, bút pháp nghệ thuật của một đoạn thơ chỉ có 6 điểm. Cô bạn tôi được 18 và đạt giải nhì.
    Một chặng đường nhỏ, tôi rời trường làng về trường chuyên để học một năm và đến bây giờ vẫn còn nhiều kỷ niệm với nó. Tuy nhiên, chỉ có tám tháng tôi đi bệnh viện đến sáu lần. Cứ khoảng vài tuần, mẹ tôi ở nhà lại giật thót vì điện báo của trường:"Huyền đang nằm bệnh viện, bác lên ngay". Hơ. Nghĩ đến bệnh viện đó mới thấy bực mình. Chẳng là tôi bị bệnh đau bụng từ khi mới học lớp hai và cũngp hải đi viện nhiều lần rồi. Khi đi học xa nhà, tôi hay bị đau hơn. Mà cứ bị đau khoảng 1h chưa khỏi thì bọn bạn sống cùng phòng tức tốc lấy xe đạp, chở tôi đến bệnh viện rồi báo cho quản lý khu tập thể điện về cho gia đình. Thế là tôi nằm viện. Thế là họ siêu âm bụng, soi bụng rồi bảo tôi bị đủ thứ giun. Giun chui ống mật, giun gì gì đó. Thế, họ cho tôi uống thuốc tẩy giun. Ối dời ơi. Tám tháng tới 5 lần tẩy giun thì còn gì là bao tử của tôi. Lần đau nặng nhất (gần cuối năm học) mẹ tổi quyết định chuyển tôi lên Bạch Mai Hà Nội để khám xem tại sao suốt ngày đau triền miên như vậy. Lên đó, họ chụp điện bao tử của tôi và nó bị loét tứ phía. Tôi nằm viện hơn một tuần khi tiêm kháng sinh đến mức tay thâm đen lại, truyền dịch đến khi vỡ ven ở tay ra vì tôi yếu, lại không ăn uống gì được. Chứa kết thúc 8 tuần học kỳ hai, tôi chuyển về trường làng học lại với chế độ chăm sóc đặc biệt của gia đình. Ngày ăn ba bữa cháo loãng, tuyệt đối không ăn đồ cay, nóng, chua, chát...vv.
    Nghĩ đến cháo bây giờ tôi còn khiếp đảm và rất ít khi ăn cháo. Tôi phải ăn cháo khoảng hơn 5 tháng liên tục. Mẹ tôi hàng ngày còn lo tôi đi học đói bụng do ăn cháo nên còn luộc trứng, làm sữa đậu nành bảo tôi mang theo khi đi học. Nhưng tôi ngại bạn bè nên chưa bao giờ mang theo những thứ ấy. Khủng khiếp nhất đó là phải ăn nghệ đen với mật ong để chữa bệnh đau bao tử. Trời ơi! Nó đắng khủng khiếp. Mùi của nó cứ mỗi lần nuốt là tôi lại ụa ra đầy miệng. Nhưng vì thương bố mẹ nên tôi cố nuốt vào trong ruột. Vì bố tôi rất lo lắng cho tôi, gửi mua nghệ đen, mật ong từ trên rừng, Lào Cai, Yên Bái gì đó chứ không mua tại các tiệm thuốc ở nhà. Mỗi ngày tôi cố gắng ăn hết ba thìa canh với khoảng hơn một chén mật ong (dùng đúng ngôn ngữ miền bắc, chén uống nước chứ không phải chén là bát ăn cơm)
    Trong thời gian này, tôi lại tiếp tục vào đội tuyển văn của trường và tiếp tục đi thi đến tận năm lớp 9. Cả hai năm đều đạt giải ba và hầu như các bài văn trong lớp tôi đều đạt từ 8 điểm trở lên. Trong kỳ thi cuối năm lớp 8, bài văn được 9.5 điểm đã được cả hội đồng chấm thi mang lên trước toàn trường đọc trong ngày thứ 2 tập trung dưới cờ. Và cô giáo dạy văn của tôi nói chuyện với mẹ tôi khi gặp ở chợ, đọc mà phát khóc lên. Ồ, tôi chưa bao giờ quan tâm đến chuyện đó nhưng bây giờ nghĩ lại, bỗng thấy vui vui. :)
  9. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Đó là việc học ở trường. Còn cái đáng nhớ hơn nhiều là nhóm bạn ở gần nhà tôi. Thời đi học cấp hai, tôi thề chưa bao giờ tôi học vào ban ngày mặc dù chỉ đi học buổi sáng. Buổi tối chỉ học từ 7h đến 9h rồi tót ra ngoài xem ti vi với mẹ, rồi đi ngủ đến tận sáng hôm sau khi đến trường. Tôi thấy chúng tôi ngày đó học rất đơn giản, không như bọn trẻ bây giờ, sao mà học đêm học ngày cũng không hết bài. Tôi có những cách học riêng cho những môn con gái sợ như hình học, tôi rất thích môn đó vì chỉ cần vẽ hình ra tôi có cách giải và chẳng bao giờ ghi chép khi đến lớp. Định lý, định nghĩa tôi thuộc ngay tại lớp, về nhà chỉ làm bài tập trong sách giáo khoa rồi đi chơi. Bài tập đại số đa số là cắm cúi làm tại lớp trong khoảng thời gian thầy chữa bài hoặc kiểm tra bài cũ. Con gái sợ hình học, còn tôi bao giờ cũng điểm tối đa hình học, kể cả hình học không gian. Đến bây giờ tôi vẫn thích học hình. Tôi không thích số học nhiều vì phải tính toán nhiều hơn.
    Bọn tôi hầu hết là học sinh khá giỏi trong lớp. Trừ Hùng, Lâm (anh họ của tôi, ngay cạnh nhà tôi) ở dạng trung bình (lý do học thua tôi nên luôn luôn tự ti khi đứng trước tôi), Tranh Cóc học yếu hơn Hùng nữa nhưng lại rất thân với Beo Vồ, lớp trưởng của lớp và học rất giỏi những môn tự nhiên. Năm nào Beo Vồ cũng trong đội tuyển toán lý và năm lớp 9 đạt giải nhì môn lý trong khi tôi thì văn.
    Bọn tôi, thứ bảy nào cũng tụ tập đi chơi với nhau.
    Một năm 12 tháng, mỗi tháng 4 tuần. Vậy là có tất cả 48 cái thứ 7 thì chúng tôi cũng phải đi chơi đến 42 cái, trừ những thứ bảy mưa, thứ bảy vào dịp thi không đi được. Bù lại vào đó, tết, trung, ngày 20/11 thu chúng tôi đi chơi nhiều hơn, quậy phá nhiều hơn.
    Đó là hàng đu đủ ở bờ ao nhà tôi. Đu đủ trồng đất mới, quả rất to. Cái tường hoa bao quanh đất nhà tôi ngày đó chưa cắm mảnh sành (khi tôi học lớp 10 thì căm do một lần bão đổ, xây lại cao hơn và cắm sành cho đến tận giờ). Chúng tôi cứ vịn nhảy phóc lên đó ngồi cả đám rồi tán chuyện với nhau rất vui vẻ. Khi nào chuyện nhạt là chúng tôi bẻ đu đủ xanh, gọt ăn với muối. Tuy nhiên những quả đu đủ chúng tôi bẻ nó cũng đã già, bên trong hơi hồng hồng rồi. Gần như hàng đu đủ hơn chục cây ở đó nhà tôi không bao giờ thu hoạch được một quả nào suốt mấy năm liền như vậy. Ấy vậy nhưng mẹ tôi chẳng bao giờ chửi bới, la hét gì cả.
    Đầu hè, đêm đến nhiều khi bọn tôi đi hái hoa phượng rồi về mang vào ánh điện để xem. Hình ảnh đó với tôi luôn sống mãi. Hoa điện vào đêm dưới ánh điện đỏ, vẻ đẹp thật lạ kỳ, khó tả. Một thứ cảm xúc chen lấn vào tôi đến giờ không quên được nhưng cũng không diễn tả bằng lời được khi lần đầu tiên tôi cầm chùm hoa phượng soi trong ánh trăng, dưới ánh điện trong sân nhà bác tôi cùng đám bạn, trong đó có cả anh họ tôi nữa.
    Có lúc bọn tôi chờ nhau tại ngõ nhà Beo Vồ. Khi chờ nhau ở đó, khóm chuối trước cổng nhà Beo Vồ lúc nào cũng bị sứt mẻ khi ra buồng. Hầu hết nó sẽ bị vặt lẻ tẻ, từ dưới lên, mỗi nải một vài quả. Lá chuối thì bị xé toạc ra. Vì bọn tôi luôn luôn ngứa tay ngứa chân, đôi khi bẻ chẳng để làm gì mà vẫn bẻ.
    Có lúc bọn tôi chán quá, bàn nhau chui vào vườn nhà Thắm Béo bẻ trộm ngô về nướng. Nó cũng đồng tình nên bọn tôi vào trộm. Hôm sau mẹ Thắm Béo biết, bà ấy mắng mỏ mát mẻ bố mẹ chúng tôi rằng: "Không biết dạy con".
    Khi tôi học lớp 8, làng tôi có phong trào khoan giếng cần bơm tay. Nhà Lan Lùn khoan trước tiên. Nước mát, nhìn trong nhưng rất hôi mùi bùn. Tuy nhiên khi nhà tôi chưa có giếng khoan, ngày nào tôi cũng lên nhà cô ấy (ngay cạnh ngõ nhà tôi). Hai đứa lúc đầu sẽ tắm ao. Đùa đẵm chán rồi về tắm giếng. Cô ấy và tôi tắm chung cùng nhau, thay đồ chung cùng nhau từ khi chúng tôi còn cởi truồng chạy long nhong ngoài ngõ. Tôi nhớ năm đó tôi 4 hay 5 tuổi thì phải, cởi truồng chạy từ ngõ nhà cô ấy về nhà tôi. Tôi bị mấy chị bên kia sông cười vì không mặc quần. Thế là từ đó, tôi không bao giờ cởi truồng ra ngõ nữa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tắm chung, thay đồ chung đến khi chúng tôi không muốn để người khác nhìn ngó mình nhiều nữa. Lúc đó thì bọn tôi học lớp 10 hoặc 11 gì đấy.
    Đang quay lại cái vụ khoan giếng. Mỗi lần có một nhà khoan thì trước tiên phải cho ống bằng sắt khoan trước rồi mới cho ống bằng nhựa sau. Loại ống bằng sắt rất nặng, nếu bị lăn vào chân ai đó mạnh sưng chân hoặc bong gân hoặc mạnh hơn là sai khớp như chơi chứ chẳng vừa. Vậy là đội khoan giếng luôn có một cái xe kéo để keó những cái ống sắt ấy. Khoan khoảng 3 ngày mới xong một cái giếng. Vậy là có lần chúng tôi được sử dụng cái xe kéo ấy để đi chơi vào tối thứ 7 khi nhà Hùng khoan giếng. Hôm ấy có ba đứa con trai gồm Beo Vồ, Chanh Cóc, Hùng và 7 đứa con gái gồm tôi, Hoài Lụt, Lan Lùn, Thắm Béo,. Dung, Hạnh, Tuyết đi chơi. Bọn con gái chúng tôi ngồi lên cái xe đó và bọn con trai kéo chạy. Lúc ấy, con đường chạy qua trường học cấp một và cấp hai của chúng tôi là con đường rộng nhất đã được đổ bê tông. Chúng tôi kéo chạy trong chiều dài khoảng 600 - 700m. Cứ thế đi, có lúc tôi cảm giác, bọn nó chạy kiểu gì đó mà rất nhanh, đi vù vù trong gió, cảm giác nhẹ bẫng khi ngồi bên cạnh các cô bạn của mình. Tôi nhớ lắm cái cảm giác bình yên đó.
    Bọn tôi chơi với nhau thân như vậy và gần như không bao giờ chơi với những người khác ở các làng khác trong lớp. Một lần lúc kéo xe qua trường học, tức là sang tới làng khác bọn tôi bị một đám thanh niên bên đó trêu chọc. Ba đứa con trai đã kéo thục mạng bọn tôi chạy về làng mình vì bọn kia cứ đuổi với mục đích để đụng chạm vào đám con gái chúng tôi. Tôi không nhớ tại sao hoặc nguyên tắc nào nhưng kéo cái xe đó nó nhanh hơn nhiều lần so với chúng tôi chạy bộ. Cái này hơi mẫu thuãn nhưng khi bọn con trai lấy được đà, nó sẽ nhảy lên xe ngồi và chỉ cần hai người kéo để đẩy cho xe chạy. Túm lại là thế, tôi không nhớ được nguyên lý hoạt động của chiếc xe. Chỉ nhớ khi chạy nhanh quá, bọn tôi bị sượt qua một cái tường và chân tôi bị trầy ra, chảy máu. Khi về tới nhà, bọn con trai nhìn thấy, đứa nào cũng suýt xoa, tiếc cho tôi vì tôi bị đau. Lúc ấy, tôi cảm động lắm trước những người bạn của mình.
  10. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Trung thu năm nào trường cũng tổ chức cắm trại theo đội. Chúng tôi lang thang ở trường nhìn ngắm hết trại nọ trại kia. Chúng tôi luôn luôn đi đầy đủ mặc dù trong đám tôi và Hùng không bao giờ nói chuyện với nhau. Lan Lùn và Beo Vồ cũng không bao giờ nói chuyện với nhau, lý do tương tự như tôi.
    Năm đó là năm học lớp 9. Ngày 20/11. Buổi chiều chúng tôi đã đi chúc mừng thầy cô với hội phụ huynh của lớp rồi. Nhưng như đã nói, bọn tôi tạo ra mọi dịp, mọi lễ để được đi chơi với nhau trong quan điểm của các ông bố bà mẹ của mình. Tối hôm đó bọn tôi rủ nhau đến nhà cô giáo chủ nhiệm chơi. Chúng tôi bảo, đến không cũng ngại nên đi mua hoa. Có mấy nơi bán hoa thì nó đã hết. Vậy là cả bọn kéo nhau sang làng bên cạnh vào nhà ông đó mua hoa. Nhà ông này có vườn hoa rất rộng với rất nhiều loại hoa. Lúc chúng tôi hỏi mua thì ông ấy bảo, hoa còn nhỏ, với lại giờ đêm hôm rồi không ai ra cắt để bán được. Vậy là cả bọn nháy nhau. Vài đứa ở đằng trước nói chuyện với chủ nhà, một tốp lẻn ra vườn và...vặt hoa. Tôi thuộc tốp thứ hai, đi vặt hoa. Chúng tôi vặt tất cả những gì có thể vặt mà nó được gọi là hoa. Hoa trinh nữ, hoa đồng tiền, hoa huệ, hoa thược dược, cúc vàng, cúc đại đoá, cúc vạn thọ, hồng...vv. Tôi ôm một ôm hoa to đùng trong tay và bắt đầu chạy ra phía cánh đồng đằng sau khi bị phát hiện. Lúc đó đồng đang phơi ải nên gồ ghề, lớm khởm rất khó chạy trong khi ông chủ bán hoa đã hô hào có trộm. Cả bọn chạy bán sống bán chết về phía cánh đồng làng mình.
    Bụp phát! Cả tôi, cả bó hoa to đùng trong tay trở về ôm ấp lòng đất mẹ giữa đồng. Tôi vấp ngã, cả bó hoa tung toé ra xung quanh. Đám bạn tôi vơ chúng vào và tiếp tục đỡ tôi dậy để chạy.
    Cuối cùng bọn tôi thoát nạn, chạy về nhà Tranh Cóc theo đường cánh đồng. Chúng tôi phân loại hoa rồi mua giấy bóng kính để gói. Gói toàn hoa cúc vàng rồi đến tặng cô giáo, trong đó có tôi đang khập khiễng.
    9h hơn bọn tôi trở về nhà đứng ở ngõ nhà Thắm Béo. Chân tôi xưng vù lên làm cả bọn lo lắng. Thế là đứa đi hái lá bưởi, đứa đi lấy đèn dầu rồi về ngồi đó hơ lá bưởi, bóp chân cho tôi. Kỷ niệm bao giờ cũng đẹp. Hết Beo Vồ lại đến Chanh Cóc ngồi suýt xoa thổi phù phù vào chân tôi vì thấy tôi cứ rên lên do đau khi áp cái lá bưởi nóng bỏng vào da mình.

Chia sẻ trang này