1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi tìm hiểu, viết cảm nhận về Nam Định (đã bình và trao giải đợt một)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 23/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Rồi, lại vẫn là năm học lớp 9. Địa bàn hoạt động chơi bời của bọn tôi được mở rộng. Nó không phải là cái ngõ nhà Beo Vồ, không phải cái sân nhà anh họ của tôi, không phải là cái bờ tường với hàng đu đủ của nhà tôi nữa. Chúng tôi sang làng bên cạnh của Mạnh Tây, giáp xã Trực Mỹ (xã tôi là Trực Khang). Bọn tôi đi soi cáy ở cánh đồng khi lúa đang ở thì con gái, khi cánh đồng đầy nước. Vào tháng mấy thì tôi không nhớ nhưng bọn tôi đi soi caý thì ít, đốt lửa để hò hét, chọc choẹ nhau rồi cười, rồi đẩy nhau xuống làn khoan, bờ cấy lúa thì nhiều.
    Mang được ít cáy về, thường để lại ở nhà Chanh Cóc hoặc nhà Thắm Béo hẹn mai đến nấu canh ăn. Nhưng rồi mệt, ngủ đến tận khi mẹ gọi dậy vào ngày chủ nhật, chẳng ai còn nhớ đến đến cáy còng.
    Nhớ nhất trong năm đó là đợt đi đập chuột của chúng tôi. Hôm ấy cũng thứ 7. Lan Lùn, tôi, Thắm Béo đang xem ti vi tại nhà tôi thì được tin Chanh Cóc, Beo Vồ đang ở bên ngoài chờ đợi. Chúng tôi đang xem bộ phim hài "thượng đế cũng phải cười" và ngả nghiêng, nghiêng ngả cười đến đau bụng. Ấy vậy mà khi hay tin, chúng tôi ra ngoài rồi ừ ừ gật gật, bỏ ti vi đi luôn không hề nuối tiếc.
    Tụ tập lại, chúng tôi có 7 nữ (danh sách đã đính kèm ở trên). Trong nhóm chơi thường ngày có 4 nam nhưng hôm nay thêm mấy bạn cùng lớp ở những làng khác đến nữa. Tổng cộng chúng tôi có 16 người, kéo xuống cánh đồng của đội Lan Lùn, Beo Vồ đập chuột. Lúa mới gặt xong nên đồng trống không. Hồi ấy còn có phong trao diệt chuột. Mỗi một cái đuôi chuột đem nộp cho hợp tác xã sẽ được 500 đồng. Bọn con trai mỗi đứa có một cái đèn pin sạc điện, có pha rất sáng và một cây gậy. Bọn con gái chúng tôi xách túi (loại bao nhỏ đựng cám con cò ấy). Chúng tôi lúc đầu đập ở đường lớn, sau đó chạy theo chuột xuống đường ruộng nhưng vẫn lớn, sau đó vẫn chạy theo chuột xuống bờ ruộng nhỏ và cuối cùng, do chạy theo chuột, chúng tôi tấn công vào... nghĩa địa.
    Thôi, hôm nay viết nhiều quá. Hồi mai sẽ viết tiếp. Giờ phải đi ngủ vì huhu, đã 4h kém 15'' sáng, mai em còn phải làm việc nữa. Hẹ hẹ, say mê viết quá mà quên thời gian :(
  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Đi ngủ cũng chẳng ngủ được. Viết tiếp cho cô bác đọc một thể luôn. Mai xin sếp nghỉ vì ốm là cùng. Hẹ hẹ.
    Đoàn chúng tôi vào tham quan nghĩa địa lúc khoảng 9h đêm. Mồ mả, gò đống gì gì, bất kê lớn nhỏ, cũ mới, bọn tôi nhảy lên tuốt, miễn ở đó đangcó con chuột vừa chạy đến.
    Ôi, chuột đựng nhiều kinh khủng. Hai nữ xách hai cái quai của bao cám con cò ấy đi theo từng tốp con trai. Máu của nó thấm vào bao, có khi chảy nhỏ giọt xuống đất mà bọn tôi chẳng ghê gì. Còn bọn chuột, khi bị đèn soi trúng mắt thì cứ đứng đờ đẫn ra nhìn như lũ bị đần, thần kinh, dùng gậy đập một phát chết tươi. Rồi, bọn con trai cầm đuôi nó giơ lên, bỏ tọt vào cái bao do con gái đang khiêng.
    Buồn cười với chúng tôi nhất là đến bờ ruộng đang đuổi một con chuột không lớn lắm nhưng chạy rất nhanh. Nó chạy làm sao đó, chui thẳng vào ống quần của Tranh Cóc. Cậu ta nhảy choi choi giữa ruộng để con chuột rơi ra nhưng nó cứ bám chặt vào quần. Bọn tôi lúc ấy cứ đứng cười nhìn bạn nhảy chứ không đến giúp bạn lôi con chuột ra. Tranh Cóc không chịu nổi, nhảy ùm xuống con mương bên cạnh để giũ con chuột ấy ra khi nó bị ướt. Đến lúc đó khoảng gần 11h đêm, chúng tôi cũng về.
    Hết ca một. Ba cô gái ở xóm dưới là Hạnh, Hoài, Dung, về nhà vì sợ bố mẹ chửi khi đi chơi khuya quá. Bốn cô còn lại, đến nhà Tranh Cóc cùng đám con trai và bố mẹ Tranh Cóc làm thịt chuột.
    Hix. Lúc đó thì bọn tôi mệt, chẳng làm gì cả mà cứ ngồi vậy thôi. Do cũng không biết làm thịt chuột nữa. Chuột đồng mà, ai cũng biết rất sạch và rất béo vì mới thu hoạch lúa xong. Nhưng nhìn bố mẹ Tranh Cóc và bọn con trai lột da con chuột, tôi vô cùng khiếp đảm vì máu me be bét. Tôi sợ hình ảnh đó nên mặc dù lúc làm xong ai cũng nói thịt chuột rất ngon nhưng tôi không dám ăn. Kết thúc bữa thịt chuột là hơn 12h. Chúng tôi ai về nhà nấy. Riêng bọn con trai ngủ lại tại nhà Tranh Cóc. Còn tôi, suy nghĩ làm sao phải trèo tường vào nhà và mở khoá bên trong để ít gây tiếng động nhất. Nhà tôi không hay khoá chốt mà chỉ gài vào thôi. Nhưng cái tường bể nước cạnh ngõ nhà Lan Lùn nó rất cao. Mỗi lần tôi trèo qua là tôi bị xây xước da chân, da tay do cọ sát vào tường. Nhưng tôi luôn trèo được, khi ngồi lên mặt bể rồi tạm biệt, chúc ngủ ngon cô bạn của mình. Nhà cô ấy thì cửa chỉ khép, không có cổng nên cô ấy về ngủ dễ dàng hơn tôi.
    Hôm sau bọn tôi mang đuôi chuột đi nộp và cho số tiền đó vào quỹ lớp. Hình như lớn bé, được gần 200 ngàn gì đấy.
    Lớp 9C của bọn tôi, nữ nhiều gấp gần hai lần nam nhưng là lớp quậy phá nhất khối 9. (Mà điển hình chỉ có nhóm tôi quậy phá). Cô giáo chủ nhiệm của bọn tôi suốt ngày ca những bài ca không tên đa đi cùng năm tháng. Nào là phù hiệu, khăn quàng, trực nhật muộn, quên tưới cây, quên sổ đầu bài, quên lấy phấn..vv và vv.
    Nhưng lại luôn luôn là lớp có nhiều học sinh tham gia thi đội tuyển nhất trong các kỳ thi. Mùa đông đó, bọn tôi lại đi thi HSG. Cả lớp có tát cả 7 người. Bọn tôi quen với Thu Milu bên lớp A nữa nên đi cùng nhau. Trời rét làm tôi tím tái người lại, tay cứng đờ ra. Khi vào phòng thi tôi không chắc mình có cầm bút viết được văn hay không nữa. Cuối cùng bọn tôi cũng thi xong. Lẽ ra phải về trường học buổi chiều nhưng tôi rủ cả đám ra đê Sông Hồng và đạp xe ra thị trấn Cổ Lễ chơi. Bọn tôi ăn trưa ở chợ Cổ Lễ, vào chùa Cổ Lễ tham quan một vòng rồi đạp xe lên thành phố Nam Định chơi đến 8h tối mới về.
    Trong đám 6 người, mỗi mình Beo Vồ với Thu Milu là con trai dám đi, còn lại về hết. Bốn nữ bao gồm tôi, cô bạn thi văn cùng tôi, Hạnh và Tuyết.
    Hôm sau đến trường, cả hội đồng giáo viên gọi bọn tôi lên hỏi tại sao chiều qua không về trường học. Chúng tôi giả vờ nói "không biết đổi lịch". Cô giáo dạy toán của lớp tôi lấy hẳn cái tên : "Hoành độ Cổ Lễ", "Tung độ Nam Định" mỗi khi có dạng bài toán đã học khi chúng tôi bỏ đi chơi. Đó là những kỷ niệm, mỗi khi ngồi lại với nhau, chúng tôi vẫn thường hay nhắc đến.
  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Bọn tôi có rất nhiều những kỷ niệm dễ thương nho nhỏ. Ví dụ sinh nhật ai đó trong ba đứa con gái là tôi, Lan Lùn, Thắm Béo đều được tặng một bó hoa dại nho nhỏ. Nó chủ yếu là hoa dại do bọn con trai hái ở đâu đó, đủ loại nhưng rất đẹp. Riêng khoản hoa hoét, bốn người con gái kia không bao giờ có vì bốn người đó chơi không thoải mái, vô tư như ba chúng tôi. Đôi khi vẫn có những sự cố gọi là đâm bị thóc, chọc bị gạo trẻ con thời ấy giữa 4 người.

    Còn ba chúng tôi, thấy giáo chủ nhiệm lớp 7 của tôi đã từng lấy ví dụ ngữ pháp ra trước lớp rằng với câu Nếu...thì.. rằng: "Nếu ngày nào đó một trong ba bạn Huyền, Lan, Thắm không đi cùng nhau thì có nghĩa là bạn đó bị ốm".
    Chúng tôi duy trì công việc đợi nhau đi học, về học trong nhóm đến tận lớp 12 mặc dù không học cùng lớp. Dù nắng hay mưa, dù sớm hay muộn tất cả đều đứng tập trung tại cây phượng bên cạnh nhà tôi, trước ngõ nhà Lan Lùn rồi lên gọi Thu Milu gần nhà ông ngoại tôi đi học nữa. Từ lớp 10 - 12, Thu Milu luôn luôn tham gia chơi cùng nhóm chúng tôi nên đến bây giờ mỗi lần về quê, đi chơi bạn học lớp cấp hai nhưng lúc nào cũng đi cùng bọn tôi vì lớp 9A năm ấy, chủ yếu đã đi lấy vợ, lấy chồng. Đó là người duy nhất trong đám bạn tôi gọi là "anh", tôi đã kể một số điều tại trang này.
    Tết dương lịch năm lớp 9. Chỉ có tôi, Lan, Thắm và Hoài đi chơi đến tận khuya vì ba nữ người kia về trước do sợ bố mẹ chửi. Lúc ấy, Mạnh Tây ở làng bên cạnh mang cái xe nam (xe có khung trên) sang bên xóm chúng tôi. Hoài Lụt ngồi nói chuyện với bọn con trai. Ba đứa con gái chúng tôi lấy cái xe đó và phóng đi. Tôi thường hay ngồi giữa hoặc ngồi sau đổi cho Thắm. Còn Lan Lùn do thấp bé, cho ngồi lên đầu, phía tay lái. Đêm tối như mực mà bọn tôi lao xuống dốc cầu nhanh như điên, chẳng sợ gì hết. Đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu sao mình có thể đạp được nó trong tư thế ấy. Một người đạp, một người cấm lái bên trên còn có một người khác ngồi lên. Chúng tôi cười, rú rít mỗi lần lao xuống dốc cầu hoặc cống. Rồi đi khiến cho bọn con trai cũng không hiểu nổi, tại sao chúng tôi lái được, chạy được ăn ý với nhau như vậy.
    Bọn tôi rất nghịch ngợm.
    ....
    E*** bài viếtg vì muốn viết thêm dòng này. Còn rất nhiều thứ nữa, nhưng giờ thì muốn đi nằm thật vì đã choáng váng khi nghĩ đến bàn phím. Nếu mọi người muốn đọc tiếp, Silver sẽ kể tiếp. Tất cả các bài đều gõ máy đến chừng nào đó rồi send luôn, chưa đọc lại, chưa rà lỗi chính tả. Có sai sót chỗ nào mong mọi người thông cảm :)
    Chúc thứ 2 tốt lành,

    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 05:09 ngày 02/07/2007
  4. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Eo! Mấy câu này của Sì là tác phẩm hay nhất mọi thời đại luôn, theo Fortress, mấy ông đại thi hào có nghĩ nát óc cũng không thể nào viết hay như thế. Nghe tình củm thía chứ lị, khoái... thía chứ lị.
    Cái trò trốn tìm đúng là trò trẻ con, bọn tớ chỉ chơi có tí rồi bỏ, bắn nhau, chơi u (biết không), chơi cù (con quay ấy), chơi khăng đánh đáo.., lúc nào nổi hứng hoặc bị mấy ông thanh niên khích thì quay sang chơi thụi nhau, vui phết.
    À Sì post bài đi để Fortress còn khen trả nợ.
  5. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Cái Topic này thế nào mà cứ vắng mặt miềng đôi ngày lại tụt xuống cuối bảng xếp hạng thía nhỉ? Hôm nay post thơ viết về Nam Định lên góp vui. Bài thơ này trích trong tập thơ "Tình Trăng Tỏ" của tác giả Đào Liệu, cùng làng với Fortress, khi ông xuất bản tập thơ này, đã cố ý để dành một bản tặng riêng cho Fortress, chỉ tiếc là từ bấy đến nay Fortress vẫn chưa đọc hết tập thơ của ông.
    Trường ca MÙA THU THÀNH PHỐ DỆT
    Trích chương II: KIẾP NÔ VONG
    Mùa thu ấy, Thành Nam đầy dấu chân Nhật, Pháp
    Đường phố gầy ăm ắp lá vàng khô
    Đói rét, tù đày, cuộc sống trắng khăn sô?
    Từ đất ngoại thành, cha chạy vào làm thợ dệt
    Những đồng lương rẻ mạt
    Không đủ cháo nuôi con
    Ngày tháng héo mòn
    Lá thu vàng úa.
    Đồng chiêm trũng, mẹ mò cua xoay từng bữa
    Sợi tô chằng nghẹt cổ kiếp nông phu
    Bụng đói cám dong? đầu nặng oán thù.
    Đói Ất Dậu như cuồng phong tuốt lá.
    Kéo thân gầy theo lá vàng tơi tả
    Ngập phố phường bao xe xác một mồ chôn
    ?
    Trích chương VI: VÌ NHỊP CẦU YÊU THƯƠNG
    Thành Đồng sấm dậy, Vàm Cỏ sóng xô
    Thế nước vỡ bờ, miền Nam thắng lớn
    Tắc lối xâm lăng, giặc Mỹ càng trắng trợn
    Mò ra đất Dệt, hùng hổ leo thang
    Dội bom nhà trẻ, phá sập giáo đường?
    Bầm tím Hàng Thao, máu ghi tội giặc
    Đất ngoại thành bom thù gieo rắc
    Dải đồng xanh trùm trắng khăn tang.
    Nén đau thương trong tư thế vững vàng
    Đưa chiêm trũng lên hai mùa ăn chắc.
    Những chiếc lá Thu cũng sẵn sàng thành dao sắc
    Nắng trời Tháng Tám hoà sức bỏng căm thù
    Súng thoi đan lưới lửa thiêu ?oquạ Mỹ? ra tro
    Dũng cảm đội bom, suối thoi càng chảy xiết
    Nghe đậm đà tình Bắc ?" Nam ruột thịt
    Hai triệu mét vải lên đường thêm ấm sức tiền phương.
    ?
    Nam Định, 1984-2003
    Đào Liệu
  6. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Trăng Quê
    Tôi đã thấy trăng, gió ở rất nhiều nơi khi đêm xuống. Từ những nơi đô thị ồn ào, ngày đêm tấp nập dưới ánh đèn rực rỡ sắc màu đến những vùng nông thôn hẻo lánh như quê mình. Từ vùng cao nguyên quanh năm mây phủ trắng đầu núi non đến nhiều bờ biển ngàn năm sóng vỗ. Từ nơi được người ta gọi là xứ sở của sương mù đến nơi quanh năm chỉ là miền nắng cháy của những đồi cát, những vùng toàn núi đá không một cái cây hay mầm sống nào có thể nhú lên. Đó là những chuyến đi, những chặng đường tôi đã qua. Vậy nhưng, khi thấy, tôi chỉ nhớ về ánh trăng quê mình trong nỗi cô đơn mơ hồ, nỗi buồn man mác khó gọi thành tên.
    Tôi nhận ra trăng từ khi còn rất nhỏ, có lẽ lúc ấy tôi mới 4, 5 tuổi. Đó là những buổi tối ngày mùa ngồi trên hiên nhà hoặc mỗi lần ông bà, ba mẹ, các cậu kéo đá xong một lượt lúa, nghỉ giải lao, tôi lại chạy ra đứng giữa hai cái càng kéo của hòn đá, thử kéo hoặc lại nằm kềnh trên chiếc chiếu trải trên rơm thóc dải phẳng trên sân, giữa mọi người trong gia đình đang ngồi. Cảm giác nằm trên chiếc chiếu giữa sân rơm thóc tươi ấy đến giờ tôi còn nhớ rất rõ bởi mùi hăng của rơm tươi, thơm của lúa, mát của nước, êm, mềm như đang bước trên thảm cỏ dày đặc dưới chân. Ngày đó, quê tôi chưa có máy tuốt lúa, mọi người còn phải kéo đá. Có khi, gần sáng tỉnh dậy tôi đã thấy mọi người trong gia đình kéo đá, vì ngày hè rất nắng, chẳng ai kéo lúc mặt trời còn thức cả. Đã có lần tôi đòi đẩy đá. Mẹ tôi lấy cho một cái chạc gảy rơm và mắc vào cẩn thận. Tôi cầm lấy và cắm đầu cắm cổ chạy theo hòn đá muốn hụt hơi và chỉ mong sao cái chạc không bị rơi ra khỏi hòn đá chứ chẳng nói đến đẩy cho người kéo là ông ngoại được nhẹ hơn. Chạy một hồi quanh sân tôi cũng mệt rồi tự chạy ra quẳng gậy ở góc sân, ngồi thở. Lúc đấy, cả nhà lại xúm vào trêu chọc và cười tôi.
    Tôi biết đến trăng sớm, trăng muộn, trăng non, trăng già từ những kỷ niệm nho nhỏ còn sót lại, từ những lần bất chợt tỉnh giấc ngày xưa ấy.
    Đến bây giờ những hòn đá ấy không hề còn, tôi cũng không thể biết chính xác nó nặng khoảng bao nhiêu. Chỉ biết, hai đầu của hòn đá được mắc vào hai cái càng dành cho một người phía tước kéo và tối đa, có bốn người đẩy đằng sau. Những người đẩy đá, ai cũng có một cái gậy rất chắc chắn để đẩy. Nằm giữa sân, tôi nhìn trăng sáng vằng vặc, lơ lửng trôi đi. Quê tôi, mọi người đang làm việc ngày mùa dưới nó bởi chưa có điện. Cũng là những ngày hè như bây giờ bởi lúc ấy, mùa vụ còn kéo dài hơn. Lúa trồng sáu tháng chứ không phải ba tháng.
    Bây giờ chẳng còn, nhưng khi bị chạm vào, những điều như thế hiện ra trong ký ức, trong kỷ niệm thì lòng tôi luôn man mác, cảm giác buồn đến bình yên.
    Trăng theo tôi trên con đường đất mỗi lần cùng mẹ từ nhà ông bà ngoại về nhà vào buổi tối rồi sau đó lại bắt mẹ dẫn đến nhà ông bà ngủ. Bóng tôi tròn, chắc nịch và thấp bé. Bóng mẹ dài lênh khênh xiêu vẹo, ngoằn nghèo cùng cây lá ven đường.
    Trăng đi cùng tôi vào mỗi tối mùa hè, mẹ đến nhà Lan Lùn chơi với mẹ của cô ấy. Hai đứa tôi chạy nhảy, đuổi nhau ngoài chiếc sân rộng, còn các anh chị lớn hơn trong xóm chơi trốn tìm, chỉ tên trong đêm trăng sáng. Mọi thứ đều bình yên mặc dù thỉnh thoảng mẹ Lan Lùn lại chửi đổng: ?oCha tổ bố chúng mày, xục xạo rồi thể nào cũng bị rắn nó chôn cho. Lúc mảnh sành nó cắm vào chân thì đừng có chạy về kêu tao nhá? ?" Bác ấy chửi thế bởi trong đám cũng có hai đứa con của bác đang chơi.
    Lớn lên một chút chúng tôi chơi đủ trò dưới trăng. Trốn tìm, chỉ tên, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba.... Tôi chơi với bọn trẻ ở gần xóm nhà mình vài hôm. Khi nào không thích nữa, lại lên xóm nhà ông bà ngoại để chơi với bọn trẻ con ở đó, cũng các trò tương tự.
    Cứ thế theo ngày tháng, tôi lớn lên và đêm xuống vào mỗi lần trăng sáng, tôi cũng thay đổi dần.
    Đó là, khi đi chơi với bạn bè buổi tối về, tôi hay đứng một mình trên mái nhà nhìn trời đất chứ không đi ngủ ngay. Chỉ đứng nhìn chứ hoàn toàn không hề nghĩ ngợi gì. Tôi nhìn những mái ngói đen kịt trong đêm, âm thầm hiện ra dưới ánh điện le lói, hắt lên từ những kẽ hở của những ngôn nhà, dưới ánh trăng rất sáng ngay tại nơi mình đứng nhưng trông rộng ra vô tận thì nó vẫn mờ mờ, ảo ảo bởi đêm. Tôi nhìn cây lá im lìm, âm u, lạnh lẽo đến cô đơn khi đêm xuống với những giọt sương rơi tí tách lúc trời chuyển sang thu và nghe tiếng gió của bờ tre xào xạc tần ngần gỡ rối tóc cho chính mình. Đêm quê trong ký ức, cô quạnh buồn.
    Đó là, những ngày học ôn thi, ngỡ ngàng lúc ngó ra chấn song cửa sổ từ bàn học, trăng chiếu vào, lặng lẽ sáng cả một vùng mênh mông trời đất khi nhìn lên. Trăng tròn vành vạch giữa bốn bề cây lá trong vườn. Dựa cửa sổ nhìn ra một khoảng tranh tối, tranh sáng và tôi thấy lòng mình êm đềm trôi đến vô định, chẳng có bến bờ nào. Từ những ngày học lớp 6, lớp 7 tôi đã phát hiện ra vẻ đẹp huyền ảo của đêm như thế. Nó đi vào tôi rất tự nhiên bởi tôi không bao giờ cố tình để ý đến những điều như vậy. Thế, chẳng ngờ đến một ngày, nó lại là chốn bình yên bởi đã in sâu trong tiềm thức.
    Gío biển quê tôi cũng mặn khác thường. Nơi tôi ngủ chỉ cách đê biển khoảng 200m trong ngôi nhà của một người họ hàng gần. Đêm xuống, gió thổi bay thốc hết màn lên nếu như không lèn thật kỹ. Mát lạnh nhưng mặn chát. Những cánh đồng màu xanh sẫm, ướt đẫm sương đêm đứng dưới trăng muộn vào 3h sáng. Tôi tỉnh dậy vì lạ nhà, ra ngoài đứng nhìn những chiếc lá nhỏ nhắn run rẩy trong gió muối. Trăng ở miền biển quê tôi cũng cảm giác nặng hơn trăng ở vùng đồng bằng trồng lúa nước mặc dù chỉ cách nhau khoảng 40km. Gío phi lao hát trong đêm cùng sóng biển, với tôi cũng là buồn đến lạnh người bởi sự cô đơn. Năm ấy tôi mới chỉ 14 tuổi.
    Quê cho tôi tuổi thơ, mang đến cho tôi những cảm xúc, rung động tinh tế nhất về những miền đất tôi đã đi qua khi đã trưởng thành với những khoảnh khắc nho nhỏ. Nếu tôi bảo trăng ở đâu đó đẹp, thanh bình thì đó là vì tôi đã thấy nó đẹp từ quê mình.
    Chỉ có điều, chẳng mấy lần tôi viết lên được những dòng mang cảm xúc vui vẻ khi nói về quê. Bởi nếu không xa nó, không ra đi thì chăng bao giờ tôi biết được nhiều điều như vậy.
    Vì đêm mơ thấy mình được bước trên con đường dẫn ra cánh đồng, tràn ngập trăng gió giữa ngày mùa cùng với một người.
    Ký ức xa xôi, có thường hay trở lại giữa những ngày chủ nhật để lòng bình yên?
  7. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Khoảng lặng giữa phố.
    Tôi vào nhà trẻ mẫu giáo lớn lúc 5 tuổi và đi học lớp 1 lúc 6 tuổi. Ngày đầu tiên đến trường chúng tôi được cô giáo đang dạy dẫn đi chứ không phải mẹ như nhiều người khác. Mọi người trong lớp đi hết, tôi cũng chạy theo mặc dù cô giáo đã bảo tôi không đủ tuổi, phải ở nhà. Đến trường mới, tôi chẳng lạ lẫm hay sợ hãi gì. Những kỷ niệm rất vụn vặt, nếu ngồi kể cả ngày cũng không hết.
    Đó là, khi đi học lớp 1, tôi luôn bị một tên con trai rất nghịch ngợm trong họ hàng bên ngoại của bà trêu chọc. Ở lớp tôi học, có một tên chọc tôi một lần. Trời mùa đông rét cắt da cắt thịt. Tôi khóc, bỏ về nhà cáo ông. Vừa đi vừa khóc và lạnh rung lên lập cập. Nhưng tên trong lớp chỉ có chọc tôi một lần mà các lần sau bị tên anh họ bên ngoại chọc, tôi toàn đổ tội cho tên bạn mình. Cứ hơi tý là tôi lại khóc, bỏ về cáo ông. Ông tôi dắt tôi đến trường. Có lần ông lên hẳn hiệu trưởng để trình bày vì ở đó, ai cũng biết ông do ông là nhà giáo về hưu. Ông tôi nói: Chẳng biết nó trêu chọc gì con bé mà cứ vài ngày lại khóc bỏ về nhà để tím tái người lại?. Ông tôi còn đến tận nhà tên bạn bị vu oan nói với cha mẹ hắn, đến lớp nói với cô giáo, bắt hắn phải xin lỗi. Giờ nghĩ lại, thấy vừa buồn cười, vừa tội nghiệp cho bạn.
    Hết thời kỳ tôi khóc lóc, kiện cáo là đến thời kỳ suốt ngày tôi ngủ gật trong lớp. Tôi ngủ nhiều đến nỗi mất bút, thước, bảng và ?cả dây cột tóc cũng không hề biết. Ngày xưa đi học, chuyện mất đồ là bình thường nên tôi chỉ bị mẹ chửi những lúc nào đó chứ mẹ không hề biết tôi chuyên môn ngủ gật. Ba mẹ tôi chỉ biết khi đi họp phụ huynh, cô giáo nói tôi rất hay ngủ gật trong lớp.
    Ồ, toàn ngủ gật trong lớp mà tôi vẫn lên lớp 2 với vở sạch chữ đẹp nhất lớp.
    Lên lớp 2, chẳng có gì đáng nhớ lắm ngoài việc tôi vẫn duy trì thành tích ngủ gật ấy. Năm đấy, tôi nhớ nhất là một sáng đầu đông đến trường. Cả sân trường tôi chìm ngập trong mênh mông của biển lá bàng vàng. Nhiều nhiều vô kể bởi các cây bàng trên sân trường rất cao to, rất nhiều lá. Dường như sau một đêm, lá cây trút xuống sạch để lại cho tôi nỗi ngẩn ngơ khi ngước lên nhìn những cành trơ trụi, khẳng khiu vài chiếc lá dưới bầu trời xám lạnh giá. Tôi chạy quanh các gốc bàng, mải mê vơ từng nắm lá bàng to trong tay tung cho nó bay lên theo gió, đến mức?quên cả giờ vào lớp. Khi cô giáo gọi tôi mới giật mình nhìn ra, sân trường chẳng còn ai vì họ đã vào lớp hết từ lúc nào đấy. Tôi ấn tượng với mùa đông từ những cành bàng khẳng khiu và những chiếc lá bàng vàng trải thảm từ ngày ấy. Đôi khi, nhớ lại cảnh tượng ấy, tôi thấy nó còn đẹp hơn nhiều so với những bộ phim lãng mạn nhất tôi đã từng xem.
    Lên lớp 3, tôi học chiều. Lớp tôi học phía đông nên buổi chiều mặt trời đỏ quạch chiếu thẳng vào. Tôi hay ngó ra, nhìn mặt trời lặn vào những chiều như thế và tôi thấy, đối diện với cửa lớp mình bên kia sân trường, có một thầy giáo luôn mặc áo sơmi trắng, đứng cầm quyển sách. Bóng chiều đổ xuống khiến dáng thầy trong lớp chỉ là một chấm rất nhỏ màu đen. Tôi nhìn thấy như vậy bởi sân trường khá rộng và đầu óc tôi cứ trôi theo những ý nghĩ vô định, không rõ ràng cho bất cứ thứ gì. Tôi mơ hồ cảm thấy mình ngưỡng mộ thầy giáo ấy mỗi khi chiều xuống. Một hình ảnh thật đẹp trong tuổi thơ. Và sau này, tôi gặp lại thầy khi lên lớp 6, thầy dạy toán kiêm chủ nhiệm lớp tôi. Lần đầu tiên bước vào lớp, những cảm xúc từ ba năm trước trở về làm tôi rất vui, cảm giác như vừa chạm được vào điều gì đó bí mật lắm ở thế giới của mình.
    Những cảnh ở quê, cứ đẹp mãi lên trong tôi với những điều bình thường nhưng vô cùng ấm áp mỗi khi nhớ tới.
    Và, có đi đến bất cứ nơi đâu, tôi bảo nơi ấy đẹp cũng bởi vì tôi đã thấy nó đẹp từ trong một khoảng của quê mình đẹp từ thuở nào đó. Những cảm xúc tôi đã bắt gặp trong ký ức mặc dù không rõ nét với những vùng đất mới, con người mới.
    Đó là những điều tại sao, rất khó có người có thể chạm vào những sợi dây kết nối tôi với thế giới bên ngoài làm tôi rung động.
  8. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Sắp hết thời gian. Đề nghị mọi người nộp bài dự thi. Tớ sẽ tổng kết và tập hợp những bài viết tiêu biểu, cùng với một số bài viết bên topic viết cho quê hương để treo lên trang nhất một thời gian. Sì Nhọ bảo viết để nhận giải vào sinh nhật mà không thấy viết hả?
    Miencotich, motthoang, ozon, conthanbien..
    He he. Ai nhận giải ngoài HN rồi, vào TP.HCM sẽ được nhận giải tiếp từ tớ. Qùa lớn quá còn gì nữa
  9. songdanamdinh01

    songdanamdinh01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    2.729
    Đã được thích:
    0
    Hạnh phúc -- giản đơn?
    Nơi em sinh, đất nghèo, tuổi thơ cuộn tròn trong ký ức ngây thơ "tất cả mọi người trên thế giới cũng sống như mình". Sáng cắp sách đến trường, trưa tranh thủ trốn mẹ đi chơi, chiều giúp mẹ chút việc nhà. Rau ra vườn hái, trái cây là thứ trồng được trong vườn nhà, đôi khi là vài ba quả khế ăn trộm của vườn hàng xóm, tôm cua cá bắt ngoài đồng. Chỉ có bún, bánh cuốn, bánh ú và thịt là phải mua về từ ngoài chợ. Hạnh phúc khi mẹ cho đi tắm sống, mẹ cho đi chơi trốn tìm buổi tối, là khi mệt được dội gầu nước giếng mát rượu rồi nằm gọn trong lòng bà. Cuộc sống rất đơn giản, suy nghĩ trẻ còn và hạnh phúc.
    Giờ đây cuộc sống thay đổi, em có thể bỏ tiền cho những cuộc vui nơi thành phố để giảm stress, hay trong những nhà hàng sang trọng để ăn những món mà ngày xưa em năn nỉ mẹ đừng mua nữa. Những con rạm, những con cua ra rang muối. Hay những món ngày xưa con kiếm về chỉ để cho lợn như châu chấu, nhái. Chỉ có ếch món khoái khẩu của em bi giờ là ngày xưa chưa được ăn vì ... ko dám ăn. Em đang bỏ tiền để mua lại cái gì? Có phải cảm giác quê đang thiếu trong cuộc sống thành thị? Nhưng những gì em nhận được vẫn khác xa cảm giác rất quê mà em từng có.
    Ngày trước ngồi ngắm trăng một mình ngoài bờ sông, em thầm ước có một ngày em ngồi cũng người yêu. Giờ đây hơn cả mong ước đã có người đi cùng em len lỏi từng ngõ xóm. May mắn cho em vì em có thể tìm cho mình một người cũng hiểu và yêu quê như em, một người lớn lên cùng em. Học trường mà sau đó em học, chạy trên cánh đồng mà em "làm việc " miệt mài hồi nhỏ, đi trên con đường mà em đi. Đi cùng anh trong đêm, lắng nghe tiếng quê. Em thấy mình nhỏ lại, nhỏ như cô bé mấy tuổi ngày nào? Một cảm giác nguyên vẹn! Đơn giản phải ko anh?
  10. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Làm dâu Nam Định
    Có đứa bạn nó làm dâu Nam Định. Hai đứa chúng nó đều là bạn học. Cô bạn thì trắng trẻo xinh gái, cộng thêm cái kính trắng trông rất chi là học sinh, đeo thêm cái máy ảnh nhiều người nhầm tưởng người Nhật, xì xồ giở tiếng Tây ra nói. Còn cậu giai thì đã đen như củ súng lại còn đặc nhà quê, ăn nói thì lúng búng không nên hồn, chỉ được cái điểm tốt tính bù lại.
    Giai lớp tớ đều ngưỡng mộ cô nàng, còn với tớ thì nó là thần tượng. Bọn giai trong lớp cũng có ý hằn học, đứa nhẹ miệng thì bảo tay kia ?oMèo mù vớ cá rán?, còn đứa nặng miệng thì bảo ?oHoa Nhài cắm bãi *** trâu?.
    Ồi chúng cưới nhau, ồn ào, vui vẻ không nói làm gì. Về ở với nhau trong một căn hộ, đón cụ mẹ chồng lên ở cùng.
    Bà cụ chưa thể gọi là già. Nhưng cách ăn vận nâu sồng, mắt kèm nhèm? làm tớ rất lúng túng không biết nên xử sự ra sao. Cụ nghe nói tớ là bạn thân của cả hai đứa, nên rất tin cậy kể lể:
    - Cô X gầy như sếu vườn, với lại đeo cái kính xù xụ, lại không quen làm ruộng, nên cả họ không ưng, lo là không biết có đẻ đái gì được không. Cậu Y nhà tôi cô xem răng nó đều tăm tắp, cười tươi nhất làng. Vậy nhưng chúng nó cũng thương nhau rồi nên mình phải ăn ở có đức, cho chúng nó cưới nhau?
    Nghe cụ nói tôi mới ngắm lại thằng bạn. Ờ quả là răng nó đều thật. Nó đen nên khi nó nhẻn miệng cười thì càng có cảm giác là răng nó trắng, hơn cả close-up. Thực ra thì với tớ cái sự tương phản trắng đen ấy càng tôn cái vẻ nhà quê của nó. Còn cái vụ cụ chê con bạn thì không tài nào tiêu hoá được: Người nó như người mẫu thế kia thì lại chê là không được ?omỏng mày hay hạt?, kính nó đeo trí thức thế kia lại chê là mù dở. Rồi cứ nhìn con gái là như nhìn lợn nái, liệu nó đẻ được mấy lứa, nuôi con có mát tay không ?, hết cả lãng mạn ...
    Phục con bạn hơn là nó không tức, không cãi lấy một tiếng. Nó còn răn mình: Chấp làm gì, cũng phải để cụ mát mặt vì con mình chứ, cụ nói thế thôi, nhưng chẳng nghĩ gì đâu.
    Không hiểu mình làm dâu Nam Định thì được mấy bữa.

Chia sẻ trang này