1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi Truyện ngắn... 1.200 chữ của báo TTO

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 02/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Cuộc thi Truyện ngắn... 1.200 chữ của báo TTO

    Bà con VH tham gia cho vui :

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=126722&ChannelID=61

    Cuộc thi Truyện ngắn... 1.200

    TT - Nhằm khuyến khích văn hóa đọc, tìm kiếm thêm nhiều cây bút trẻ trong một thể loại phù hợp với cuộc sống hiện đại, báo Tuổi Trẻ quyết định mở một cuộc thi văn học mang tên Truyện ngắn... 1.200.

    - Cuộc thi dành cho mọi người viết trong và ngoài nước, không giới hạn tuổi tác, đề tài (hãy viết những gì bạn thích). Riêng số chữ thì có giới hạn: dưới 1.200 chữ, viết trên một mặt giấy, chưa đăng trên bất cứ phương tiện thông tin nào. Không chấp nhận các tác phẩm phóng tác hoặc chuyển thể.

    - Truyện ngắn... 1.200 không đánh mã số, không rọc phách, bản thảo gửi dự thi đề nghị sử dụng bút danh quen dùng hoặc tên thật (có ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại để tiện liên hệ).

    - Thời gian nhận bản thảo: từ 1-4-2006 đến 1-4-2007 (tính theo dấu bưu điện). Phát giải vào dịp 30-4-2007.

    - Trong thời gian diễn ra cuộc thi, những truyện ngắn có chất lượng sẽ được chọn đăng trên báo Tuổi Trẻ.

    - Giải thưởng: một giải nhất: 15 triệu đồng, hai giải nhì: 10 triệu đồng/giải, mười giải ba: 3 triệu đồng/giải.

    - Bản thảo tham gia cuộc thi xin gửi về tòa soạn Tuổi Trẻ 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, bì thư đề: Cuộc thi Truyện ngắn... 1.200 hoặc qua email: ngadt@tuoitre.com.vn.

    Rất mong bạn đọc ủng hộ tham gia cuộc thi.

    BAN TỔ CHỨC - BÁO TUỔI TRẺ
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đây là truyện ngắn tham gia cuộc thi viết truyện ngắn dưới 1.200 chữ, báo Tuổi trẻ.
    Nguồn: Báo Tuổi trẻ chủ nhật ngày 2.4.2006
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=130486&ChannelID=61
    Dương cầm
    Truyện ngắn(1.168 chữ) của Trương Thái Du
    1. Cha tôi rất ghét đàn dương cầm. Một lần thấy tôi mê mẩn dán mắt vào màn hình xem buổi biểu diễn hiếm hoi của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn tại nước nhà, cha lầu bầu: ?oTay dẻo thật. Cái đầu gật gà gật gù đến lạ. Chẳng rõ có hiểu gì không hay cố làm sang!?.
    2. Lớp sáu, tôi học trong ngôi trường vốn là cơ sở giáo dục cũ của nhà thờ. Tôi cảm nặng tiếng đàn bập bẹ của một con chiên dễ thương. Hằng ngày nàng đến thụ giáo linh mục đúng giờ ra chơi. Khéo duyên, lên cấp ba chúng tôi lại cùng thầy luyện thi đại học. Nàng chính là mối tình ban sơ của tôi.
    Với nhiều người cuộc chia tay đầu tiên thường có nguyên cớ rất vô duyên, tôi thì không. Nàng bảo nếu chúng tôi muốn cùng nhau đi dọc cuộc đời thì tôi phải nghĩ đến việc học giáo lý và đều đặn lễ nhà thờ với nàng. Không phải vì gia tộc tôi rất sùng Phật mà tôi thấy yêu cầu cương quyết đến cực đoan của nàng nhờn nhợn. Năm thứ hai trên giảng đường, tôi chấp nhận thi lại môn triết và kinh tế chính trị vì lơ là bài vở, để chúi mũi vào mấy quyển kinh sách Phật ?" Chúa. Tôi lý luận như một ông cụ non:
    - Nguyên thủy, Phật giáo hướng con người đến giác ngộ; Công giáo khơi gợi tình yêu thương. Khối óc và con tim đôi khi thật mâu thuẫn nhưng hoàn toàn có thể bổ xung và hoàn thiện nhau. Chính con người chia rẽ tôn giáo chứ tôn giáo không bao giờ chia rẽ con người.
    Đôi mắt bồ câu tròn xoe nhìn tôi xa lạ. Tình đầu trượt ngã vào ký ức.
    3. Con gái lên năm tuổi, tôi muốn cho cháu học dương cầm. Bà xã góp ý:
    - Thời này kiếm món chơi nào dân tộc một tí cho nó lạ.
    - Đúng rồi ?" Cha tôi ủng hộ con dâu ?" Ra thế giới mà gõ phím ngà chẳng khác gì đem ca sĩ làng quê Việt Nam hát tiếng Tây. Cho nó học loại đàn của Thúy Kiều ấy.
    - Kiều là người Tàu, đàn đó là đàn Tàu chứ đâu phải đàn Việt ?" Tôi hết sức bối rối.
    - Đúng là trứng khôn hơn vịt ?" Cha ngâm nga: ?oHiên sau treo sẵn cầm trăng - Vội vàng Kim đã tay nâng ngang mày?. Cái bầu xấu xí của Tỳ Bà Trung Quốc đã được Nguyễn Du chuyển thành một khuôn trăng đẹp.
    - Đàn Nguyệt chính là Nhị mà! Nó có hai dây thôi. Con gái kéo Nhị kỳ lắm cha ơi ?" Tôi thất vọng.
    - Đâu nào - Vợ tôi xổ một tăng - Đàn của Kiều bốn dây cơ. Đàn cho Kim Trọng ?oSo dần dây vũ dây văn. Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương?. Đàn cho Thúc Sinh và Hoạn Thư ?oBốn dây như khóc như than. Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng?. Đàn cho Hồ Tôn Hiến ?oMột cung gió thảm mưa sầu. Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay?.
    Phức tạp quá. Tôi lảng ra rồi ngồi vào máy tính nối mạng, loay hoay tìm kiếm trong Google. Dòng chữ ?oKiều chơi đàn gì? ?" không có. ?oKiều đánh đàn gì? ?" cũng không có. Xào qua xào lại mới thấy chủ đề ?oThúy Kiều wánh đờn gì? trong một diễn đàn. May quá, họ trích dẫn tài liệu của ông Trần Văn Khê, dù cũng chỉ là một giả thuyết:
    Theo sách Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ ?oĐàn Nguyệt là thứ Hồ Cầm cổ còn có tên là Nguyễn Cầm, do ông Nguyễn Hàm (người Trung Quốc) chế ra vào đời Tấn?. Nguyễn Cầm thùng tròn như đàn Nguyệt Việt Nam nhưng có 4 dây như Tỳ Bà. Hiện nay Trung Quốc không còn lưu truyền đàn ấy, nhưng cách đây hơn 200 năm chắc chắn còn Nguyễn Cầm ở Việt Nam vì trong bài thơ chữ Hán ?oLong thành cầm giả ca? của Nguyễn Du có đoạn:
    Long Thành giai nhân
    Tính thị bất kỳ danh
    Ðộc thiện Nguyễn cầm
    Cử thành chi nhân dĩ cầm danh
    Nghĩa là: Người đẹp Thăng Long. Chẳng rõ họ tên. Đánh đàn Nguyễn rất hay. Nên mọi người đều gọi là cô Cầm.
    Tôi trình ngay nội dung này cho cả nhà, trong một bản in cỡ chữ thật to. Mọi người xì xầm: ?oDân Ta bảo tồn văn hóa Tàu ghê nhỉ!?.
    4. Thừa thắng xông lên, mấy tuần sau tôi nhờ người bạn thân rất rành nhạc cụ đi chọn cho cây đàn dương cầm Yamaha dòng Disklavier.
    Disklavier là sáng tạo tuyệt diệu của người Nhật, nối dài chiến công ?onhà hát gia đình? mang tên Karaoke. Disklavier có mọi chức năng và hoàn hảo không khác một cây đàn dương cầm truyền thống. Cái hay và mới của nó ở chỗ: các hệ thống cơ - điện ghép trong thùng đàn có thể kết nối với máy tính hoặc đầu đọc đĩa CD. Nếu chơi đàn bằng máy tính, tập tin midi ghi lại quá trình chơi nhạc của người nghệ sĩ sẽ được Disklavier tái tạo. Với CD thì đơn giản hơn, hộp điều khiển dễ dàng giải mã các đĩa ghi âm sống của bất cứ danh cầm nào. Hàng phím nhảy nhót như được chơi bởi hai bàn tay vô hình. Sắc thái, tình cảm? nguyên vẹn, âm thanh rất trung thực. Người ta hay nôm na Disklavier là ?oDương cầm ma?!
    Ngoài chức năng là dụng cụ học tập của con gái, ?oDương cầm ma? đem đến cho tôi những phút giây thư giãn rất dễ chịu. Bao đêm quên ngủ, lâng lâng thả mình vào các bản dạ khúc triền miên day dứt của Chopin, tôi thường ngoa biện đời mình sẽ mất nhiều ý nghĩa nếu không biết Chopin. Chopin từng tị nạn ngoại xâm tại Pháp, đánh những cây đàn Pháp, chết trên đất Pháp; nhưng nhạc của ông mãi mãi là nhạc của một tâm hồn Ba Lan dạt dào tình yêu xứ sở.
    Con gái nhỏ thân yêu tóc đuôi gà ngồi lọt thỏm giữa chiếc ghế da khổng lồ. Thánh thót giai điệu bài dân ca châu Âu dung dị mở đầu quyển sơ học ?oPhương pháp hoa hồng?. Tôi biết cái ngày con gái mình đàn được trọn vẹn một bản nhạc Việt chuyển soạn cho dương cầm như Trống cơm, Lý con sáo? đã rất gần. Thú thật, trong khung cảnh ấy thỉnh thoảng tôi cũng trộm nghĩ đến nàng ngoan đạo ngày xưa. Tôi là người lạc quan, quá khứ không thể là hạnh phúc. Với tôi hạnh phúc là một tiến trình động, bao hàm cả hiện tại và tương lai. Khi hạnh phúc tù đọng ở một giá trị xơ cứng, nó sẽ đổi tên thành bất hạnh.
    Thung Lũng Đa Thiện,
    Đà Lạt 3.2006
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn 1.200: Nấm mộ mồ côi
    Truyện ngắn (1.088 chữ) của CHÍ NHỊT PHƯỚC
    TT - Từ xóm Tứ Xứ muốn ra ngoài lộ lớn chỉ có một con đường duy nhất là băng qua nghĩa trang. Xóm Tứ Xứ có từ bao giờ nó không biết vì khi nó về đây lúc 5 tuổi thì đã thấy người ta gọi như vậy rồi. Xóm chừng hơn 20 mái nhà tuềnh toàng nằm khuất sau mấy bụi tre già. Chỉ là một mẻo đất trống ai đó về đây dựng lều ở tạm, lâu ngày thành xóm.
    Nối cái xóm nghèo này với thế giới bên ngoài là thế giới của người chết. Một thế giới cũng tứ xứ như chính những con người đang sống ngay sát bên cạnh.
    Nói là con đường cho oai chứ thật ra đó chỉ là một con lộ đất mùa nắng bụi mù mịt, mùa mưa sình lầy nhão nhoẹt cắt ngang nghĩa trang. Vậy đấy nhưng ngày nào ở đây cũng có người qua lại. Lúc thì người ta vô thăm mộ, hôm thì hốt cốt, có khi có tới bốn đám tang, người đưa kẻ tiễn rình rang, trống kèn inh ỏi.
    Bọn trẻ ở chỗ khác vào đây luôn sợ hãi khi đứng bên cạnh những ngôi mộ. Còn bọn nhóc tì trong xóm Tứ Xứ như nó thì ngược lại, xem nghĩa trang như sân chơi của mình. Chúng chạy nhảy qua những ngôi mộ mới chôn, chui vô những ngôi mộ được xây cất kiên cố như tòa biệt thự nhỏ.
    Hôm nay, nó ngồi chống cằm trên thành mộ được ép đá cuội, xây cao như bức tường. Đó là chỗ cao nhất để nó có thể phóng mắt nhìn rõ nhất, quan sát một ngôi mộ nhỏ nằm sát vệ đường, bên cạnh bãi đất lô nhô mới hốt cốt cách đây mấy ngày. Nhìn là người ta biết ngay ngôi mộ này của một đứa bé xấu số nào đó vừa chôn không lâu vì đất vẫn còn tươi. Đầu ngôi mộ cắm một tấm ván ép cao chừng bảy phân, hình như được dùng làm bia, trên nắn nót hai chữ: Tuấn Minh.
    Từ sáng đến giờ cũng có nhiều người đi qua, có hai đám tang buồn lèo tèo vài người thân. Có lẽ tại đám tang nghèo. Nó căng mắt nhìn xem có ai chú ý đến ngôi mộ này không. Ngoài một cô bé mặc đồ bộ lấm chấm bông tím dừng lại nghiêng đầu đọc những chữ viết trên tấm bia dã chiến, còn lại, người lớn đi ngang qua chỉ liếc nhìn hờ hững.
    Ngay đến mấy người trong xóm cũng không quan tâm. Bởi đây là nghĩa trang, việc có thêm hay mất đi vài ngôi mộ là chuyện hết sức bình thường.
    oOo
    Nó là thằng bé mồ côi, bị bỏ rơi ngoài chợ nhỏ. Hôm đó, nó chỉ mặc duy nhất cái quần đùi rộng rinh, người ngợm dơ dáy, mặt mày lem luốc vì khóc. Người đi chợ bu quanh, thương hại, bình phẩm, đoán già đoán non. Nhưng chẳng ai có ý định cưu mang nó, cho đến khi ông nội xuất hiện. Ông mang nó về, tắm rửa, cho ăn. Hỏi nó tên gì, nó trả lời: ?oKhó?. Cái tên này không hay, ông bảo rồi đặt cho nó tên mới: Tuấn Minh. Tuấn là tuấn tú, đẹp trai, còn Minh là sáng sủa, ông giải thích như vậy.
    Nhà ông có lẽ là mạt nhất xóm Tứ Xứ. Hằng ngày, ông lang thang ở nghĩa trang xem người ta cần gì thì làm phụ. Cắt cỏ, đồ lại mấy dòng chữ trên những tấm bia, đắp đất cho những ngôi mộ bị lún. Ông kêu nó gọi ông là ông nội chứ gọi cha thì nghe kỳ vì ông già rồi. Thật ra mới 63 tuổi nhưng nhìn ông lọm khọm lắm. Nó theo chân ông nội, lớn lên bên cạnh những ngôi mộ. Hơn ba năm rồi còn gì. Có lần ông thở dài, nói với nó:
    - Mai mốt ông nội chết, ông cũng sẽ ở đây với con.
    Nó ngây thơ:
    - Ủa, chết rồi thì làm sao mà ở chung với con được hả ông nội?
    Ông xoa đầu nó:
    - Thì con ngủ trong nhà, ông nội ra nghĩa trang mà ngủ. Như người ta vậy đó, ai chết cùng rủ nhau về nghĩa trang nằm cho có bạn.
    - Sao ông nội lại muốn chết? - Nó lại hỏi.
    - Già thì chết chứ sao con.
    - Vậy hả? Mai mốt ông chết, con sẽ ra nghĩa trang chơi với ông hoài. Ngày nào con cũng ra hết á.
    Ông cười khề khà:
    - Cháu ông ngoan quá.
    Thế rồi bất chợt nó hỏi:
    - Ông ơi, nếu lỡ mai mốt con cũng già, cũng chết thì có ai chơi với con không?
    Lớ ngớ trước câu hỏi bất tử của nó, ông ậm ừ cho qua:
    - Dĩ nhiên là có chứ con. Thiếu gì người sẽ chơi với con.
    - Ai vậy, ông nội?
    Ông nội đánh trống lảng:
    - Trời hôm nay nóng nực quá, đi tắm cái đã.
    oOo
    Ai sẽ chơi với nó khi nó chết, khi nó cũng giống ông nội nằm ngủ ngoài nghĩa trang? Thằng Đức, thằng Hùng hay con Mẫn trong xóm? Chắc là không đâu, vì tụi nó đâu có thích chơi với nó, bắt nạt nó hoài. Vậy thì là ai?
    Nó cứ thắc mắc hoài. Nên sáng nay nó thức dậy thật sớm, tìm một chỗ đất trống đắp cái mộ giả làm như mộ của nó. May mà bên cạnh chỗ nó chọn có một ngôi mộ vừa hốt cốt, đất đào lên vẫn còn mềm. Nó hì hục đắp ngôi mộ của mình, vừa làm vừa canh thử có ai thấy không. Khi mặt trời vừa lên thì xong. Nó chạy như bay về nhà rửa tay chân mặt mũi, rồi tìm chỗ cao nhất để ngồi quan sát.
    Nó ngồi từ sáng đến khi ông mặt trời lên tới đỉnh đầu mà chẳng thấy ai thèm thắp cho ngôi mộ của mình vài nén nhang. Nó buồn. Ông nội nói cho có chứ nó biết không ai thèm chơi với nó đâu, nếu sau này nó chết. Tự dưng nó ứa nước mắt khi nghĩ tới ngày ông nội bỏ nó, ra nghĩa trang nằm. Nó vụt chạy về, ôm chầm lấy ông nội.
    - Ông nội đừng có chết nha, ông nội! Ông nội chết không có ai chơi với con đâu, con biết mà!
  4. storylover

    storylover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu ở báo Tuổi Trẻ ai đề nghị là chuyện chỉ được giới hạn 1200 chữ. Tôi nghĩ chắc người đề nghị chưa từng viết truyện ngắn. 1200 chữ thì quá ngắn, không đủ đất cho tác giả khắc hoạ tính cách nhân vật và miêu tả diễn biến câu chuyện. 1200 chữ thì chỉ đủ để viết tản văn thôi.
  5. tuanhai2210

    tuanhai2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Ngày trước có một tờ tạp chí tổ chức cuộc thi truyện ngắn 100 chữ và có nhiều tác phẩm rất hay. Tớ thì nghĩ rằng dung lượng càng ngắn, tác giả có tài năng càng bộc lộ được cái thần trong ngòi bút và các thủ pháp sáng tác của mình. Tớ đã đọc rất nhiều tiểu thuyết ngắn của các tác giả Trung Quốc. Rất được. Tớ nghĩ là cuộc thi này là cơ hội cho những tác giả không chuyên, có năng khiếu tham gia để phát hiện nhân tài. Cũng muốn tham dự nhưng sợ không đủ lực.
  6. storylover

    storylover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn muốn tham dự thì bạn cứ tham dự thôi, đấy là quyền của bạn mà. Có ai đánh thuế nếu bạn không được giải đâu. Vả lại được giải hay không chỉ là nhận xét chủ quan của một số người làm giám khảo, không có nghĩa ấn định là tác phẩm có giá trị hay không, không có nghĩa là độc giả có thích nó hay không.
    Tác phẩm của bạn là kinh nghiệm sống, cảm xúc, cách nhận thức và tài năng của bạn đóng góp cho độc giả, dù thế nào cũng là đóng góp của riêng bạn, không ai có thể có đóng góp giống như thế. Bạn muốn viết bày tỏ lòng mình thì cứ viết thôi, chứ sao lại tự áp đặt cho mình một giới hạn?
    1200 chữ thì truyện chỉ ngắn có hai trang. Những truyện ngắn bất hủ trên thế giới, tớ thấy chẳng có truyện nào 1200 chữ cả, ít nhất cũng phải chục trang, nghĩa là ít nhất cũng phải 6 000 chữ. Tớ viết truyện ngắn cũng thấy rõ lắm, để phác hoạ được một con người, một cảnh ngộ, hai trang thôi chỉ chẳng làm ăn gì được, chỉ đủ mở bài, đấy là chưa kể thêm tình tiết, thắt khúc, mở khúc, tạo cảm xúc cho người đọc, tả cảnh, tả người.
    Tớ chắc chắn cái bác nào ra đề 1200 chữ chắc chưa bao giờ viết truyện ngắn, hoặc chưa bao giờ thành công trong viêc viết truyện ngắn.
  7. DinosTrung

    DinosTrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    1200 chữ thì quả thực là khó để thể hiện những điều muốn lột tả trong một truyện - dù là truyện ngắn. Nhưng "khó" không có nghĩa là không thể viết. Vẫn có những truyện ngắn hay đó thôi. Tôi nghĩ, có thể nó dành cho tài năng, nhưng không có nghĩa là một người muốn viết và có khả năng viết lại không có tác phẩm hay trong 1200 chữ.
    Có thể TTrẻ giới hạn trong 1200 chữ để tiết kiệm mặt báo chăng ? Nếu có thể viết khoảng 2000 chữ thì có lẽ dễ thở hơn. 1200 chữ đòi hỏi tác giả viết thật cô đọng mà vẫn hay. Cứ chờ xem sao, tôi tin là có tác phẩm hay trong khoảng dưới 1200 chữ !
  8. tuanhai2210

    tuanhai2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
  9. storylover

    storylover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Tớ chắc chắn là sẽ có truyện ngắn hay 1200 chữ. Tớ cũng chắc chắn là sẽ có những truyện ngắn rất hay dài hơn 1200 chữ. Một truyện hay không phụ thuộc vào việc nó dài hay ngắn. Một truyện hay khi nó thể hiện được khát vọng, tâm trạng, vấn đề thực của con người, tạo nên cảm xúc ở người đọc, và người đọc thấy một phần người của mình ở đó.
    Mục đích của một truyện ngắn không phải là phải viết thật cô đọng súc tích như một bài luận văn. Mục đích của một truyện ngắn là chuyển tải một chủ đề, một cách nhìn của nhà văn về cuộc sống. Còn chọn cách thể hiện nào, viết 1200 chữ hay là 20 000 chữ là tuỳ người viết thấy phong cách nào thích hợp với mình và với chủ đề mình muốn thể hiện. Ra giới hạn 1200 là rõ ràng đã vô tình gò bó người viết truyện buộc phải chọn một cách thể hiện, không được thử nghiệm bất cứ một cách nào khác. Thế có phải là làm ngược lại chính mục đích của một cuộc thi sáng tạo để tìm những tác phẩm có tính sáng tạo hay không? Thế có phải sẽ ảnh hưởng tới mục đích của cuộc thi là phát hiện nhân tài và đem đến những tác phẩm hay phục vụ người đọc hay không?
  10. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Có mấy cụ nhà văn và nhà phê bình văn học cứ níu đầu bắt đi làm giám khảo mãi các cụ cũng phải ngán, và những người (có ý định) gửi bài dự thi đọc tên các cụ mãi cũng quá nản. Phải có một ban giám khảo mới mẻ và hấp dẫn.
    Thành viên ban giám khảo thế này chẳng hạn:
    1 Một soát vé kiêm chỉ đường rạp chiếu bóng
    2 Một sinh viên ngành thú y
    3 Một bác hát xẩm (nếu species này đã tuyệt chủng thì thay bằng một đào hát cải lương)
    4 Một kỹ sư đóng tầu biển
    5 Một chủ hàng phở gia truyền
    Còn nếu không được như thế thì như thế này vậy:
    1 Một đạo diễn kịch
    2 Một nhà thơ trẻ nhưng không phải Phan Huyền Thư ("Thơ là thị trường của những tâm hồn chứng khoán.")
    3 Một dịch giả
    4 Một họa sĩ nhưng không phải Lê Thiết Cương (nón lá, nón lá)
    5 Thành Lộc (2 trong 1, 2 trong 1)

Chia sẻ trang này