1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi Truyện ngắn... 1.200 chữ của báo TTO

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 02/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bức tranh màu hồng phấn
    TT - Chú Huy nè, đàn cò trên cánh đồng lúa mình vẽ lên bức tranh có màu gì?
    - À chú vẽ nó màu trắng Huyên ạ. Đây nhé, cánh đồng xanh màu lá mạ, phía xa là dòng sông nắng lấp lóa và gần hơn có những mái nhà ngói đỏ dưới nền trời xanh thật xanh thì cánh cò trắng thật đẹp.
    - Con cò bay lả... bay la... bay qua đồng lúa... như mẹ thường ru võng buổi trưa cho cháu ngủ phải không chú?
    - Ừ, đúng rồi, còn cánh đồng xanh thì giống như tháng trước chú đưa cháu đi đấy.
    Đối diện căn nhà tôi trọ nơi hẻm phố nhỏ, vào mỗi sáng sớm có người đàn ông mặc đồ bộ đội sờn cũ cùng cháu bé đang học mẫu giáo ngồi chuyện trò trong góc sân dưới tán cây mận mùa này đang ra hoa trắng. Gương mặt cả hai nhiều tương phản, người đàn ông gầy đen, tóc bạc, vẻ mặt khắc khổ, chiếc gương đen không lấp hết vầng trán rộng; còn cô bé với bộ váy trắng, thắt nơ trắng, gương mặt bầu bĩnh trắng hồng thỉnh thoảng vỗ tay cười. Mỗi lần đi ngang tôi định dừng lại trò chuyện thì cả hai quay nhìn sang hướng khác đợi tôi đi khuất lại cất tiếng cười vang.
    - Chú Huy nè, mặt trời chú vẽ có màu gì?
    - À, chú vẽ ông mặt trời màu hồng phấn Huyên ạ. Trông đẹp và bừng sáng như khuôn mặt cháu đấy, thích không? Và biển nữa chứ, được mặt trời tỏa xuống rực rỡ trên từng cánh buồm căng gió.
    Dưới tán cây hoa trắng, mỗi sáng có hai người thủ thỉ chuyện trò và hôm nay lại có thêm chiếc khung giấy cùng hộp màu trên tay người đàn ông. Tôi đi qua, cả hai im lặng nhìn sang hướng khác. Sau lưng tôi bất chợt lại có tiếng cười trong vắt như thủy tinh.
    Cây mận đã cho quả trĩu cành, màu hồng hồng mọng mọng đong đưa theo gió. Đã hai ngày, ba ngày, rồi bốn ngày tôi không thấy đôi bạn ra sân chuyện trò. Lúc đưa xe ra cổng để đi làm, gặp bà cụ quét lá, tôi hỏi:
    - Hai chú cháu nhà bên mấy hôm rày đi đâu bác nhỉ?
    Bà cụ ngừng chổi, nhìn tôi rồi kể:
    - Chú kia là thương binh hỏng mắt ở viện điều dưỡng nơi mẹ cháu bé làm việc. Nghe bảo chú trở bệnh nặng do chất độc da cam tái phát. Gia đình xin đón về quê dưỡng bệnh. Còn bé Huyên, thật tội, nó không thấy gì từ lúc nhỏ, mà đôi mắt lại thật đẹp. Không có chú ấy nó đâu chịu ra ngoài này. Mấy hôm rồi...
    Hôm sau, vào buổi sáng chủ nhật, tôi vừa mở cửa đã trông thấy Huyên ngồi ở khoảng sân từ lúc nào. Ánh nắng đang dần chiếu nhẹ lên bộ váy trắng, nơ trắng cùng chiếc khung giấy có hộp màu đặt cạnh. Tôi đến bên hỏi nhỏ:
    - Chào cháu Huyên, chú bộ đội bạn cháu đâu rồi?
    Huyên ngước nhìn, đôi mắt trong veo dưới làn mi cong cùng khuôn mặt ửng hồng, nó lắc đầu nhè nhẹ:
    - Mẹ bảo chú Huy về quê rồi, xa lắm, mãi tháng sau mới lên cơ. Mà chú gì ơi, bức tranh vẽ ông mặt trời có phải màu hồng phấn không chú?
    Huyên đưa khung giấy lên trước mặt tôi. Bức tranh chỉ là một màu trắng bong của vải. Tôi nói nghẹn:
    - Ừ đúng rồi, chú Huy vẽ cho cháu ông mặt trời màu hồng phấn thật đẹp. Và có cả biển xanh cùng mây trôi bồng bềnh trên những cánh buồm nữa Huyên ạ.
    Huyên cười, chớp mắt rồi choàng tay ôm nhẹ bức tranh vào lòng. Nắng đã chiếu rọi lên tán mận có những chùm quả dần đỏ mọng hắt lên người Huyên, lên cả bức tranh tạo một màu hồng phấn rực rỡ, sáng bừng.
    Truyện ngắn (676 chữ) của HUỲNH THẠCH THẢO
  2. chang_huu

    chang_huu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngăn 2000-3000 chữ hay 1200 chữ cũng vậy thôi, quan trọng là truyện PHẢI CÓ TRUYỆN. Dài mà đọc dở thì cũng như không, đúng không các bạn?
    Mình theo dõi cuộc thi này từ đầu và rất thích (Thích ý tưởng của cuộc thi) vì muốn viết được một "truyện ngăn 1200 chữ" thì tác giả phải biết chọn lọc chi tiết, thể hiện súc tích. Ngoài ra, nội dung truyện phải LẠ, BẤT NGỜ và khiến người đọc phải suy ngẫm, chứ không phải đọc xong rồi quên.
    Trong những truyện đã chọn đăng, mình thích 2 truyện:
    -Nấm mộ mồ côi của Chí Nhịt Phước
    -Vết thương của Nguyễn Ngọc Tư
    Họ viết CÓ TRUYỆN, đọc rồi phải NGẪM NGHĨ. Bạn thử đọc lại xem.
    Thú thật là hai truyện gần đây đọc...kỳ quá, không biết diễn tả thế nào, nhất là truyện sáng nay "Vở kịch có diễn được không". Có ý đấy nhưng dẫn dắt quá bình thường, bối cảnh cũng cực kỳ đơn giản khiến đọc xong cảm thấy...chán, có cảm giác như đây là một đoạn trích trong truyện dài dành cho tuổi học trò.
  3. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=140335&ChannelID=61
    TTCN (ngày 14-5) có đăng truyện ngắn dự thi Lòng nhân của tác giả Hoàng Mai Quyên (An Giang). Bạn đọc sau đó đã phát hiện: truyện này đã đăng trên tạp chí Văn Nghệ Châu Đốc với tên tác giả là Hoàng Dương Thu Anh.
    Kiểm tra lại, chúng tôi được biết Hoàng Dương Thu Anh là bút danh của tác giả Hoàng Mai Quyên. Thông tin của bạn đọc là chính xác nên Lòng nhân sẽ không được trả nhuận bút vì đã vi phạm nội qui của cuộc thi.
    Mong tất cả bạn đọc thứ lỗi cho sơ suất này.
    Ban tổ chức
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn 1.200: Dòng sông mẹ
    TT - Dòng sông chia hai nhánh, một nhánh chảy qua thành phố và một nhánh chảy về phía biển. Bao lần tôi ngồi ngắm dòng sông suốt từ buổi bình minh đến hoàng hôn nhưng vẫn không khám phá được sự bí ẩn của lòng sông.
    Tôi lớn lên bên cạnh dòng sông. Ba tôi làm nghề lái đò ngang. Tôi biết mình chỉ là con nuôi của một gia đình không con. Dù vậy, ba má rất thương tôi và tôi cũng thương ba má bằng tình cảm sâu nặng.
    Thuở nhỏ, tôi nhớ mỗi lần tôi hỏi mẹ tôi đâu thì ba tôi thường chỉ tay về phía dòng sông và im lặng. Có lần ba tôi bảo: ?oDòng sông là mẹ của con đó...?. Tâm hồn non nớt, tôi không hiểu nổi những lời ba tôi nói ngụ ý điều gì. Sau này, tôi nghe chị Huyền hàng xóm làm nghề chèo đò ngang bảo: ?oCách đây mười bảy năm, giữa đêm trăng sáng ba em gặp một hài nhi bị bỏ rơi trong chiếc giỏ đặt giữa chiếc đò cạnh bờ sông. Ba em đem về nhà chờ mãi không có ai nhận. Lúc đó má em hiếm muộn đang khát khao một đứa trẻ. Hai người giữ đứa bé lại nuôi đến ngày khôn lớn. Đứa bé chính là em đó...?.
    Chị Huyền lớn hơn tôi năm tuổi. Chị Huyền mồ côi cha, sống với người mẹ bị mù lòa. Thuở nhỏ, chị Huyền dạy tôi bắt chuồn chuồn cho cắn rốn để biết bơi. Chị Huyền bảo: ?oCương nè! Sao em không đi thành phố học? Em cần phải có cuộc sống khác để sau này đổi đời?. Tôi nói: ?oEm không muốn đi đâu cả. Bên dòng sông này là cả cuộc đời của em rồi...?. Chị Huyền cất giọng xa vắng: ?oChị nhiều ước mơ lắm. Chị muốn đi xa khỏi dòng sông này và làm nhiều điều mà mình mơ ước. Tiếc là không có ai lo cho má chị cả....?. Tôi nói: ?oChị cứ đi đi... Em sẽ chăm sóc bác thay cho chị...?. Chị Huyền bảo: ?oKhông được đâu em. Chị không nỡ bỏ má đi để tìm hạnh phúc riêng mình....?.
    Tôi nhớ, một đêm trăng, tôi ra ngồi cạnh bờ sông thì gặp chị Huyền vừa chèo đò cập bờ. Gương mặt chị trông xanh xao giữa bóng trăng mờ ảo. Chị Huyền đến ngồi cạnh bên tôi. Chị thì thầm: ?oChán thiệt. Có khi chị thấy thân xác mình thật dơ bẩn. Nhiều khi chèo đò về, chị xuống sông tắm và chị cứ bơi giữa dòng sông để nước mát gột rửa...?. Tôi ngạc nhiên hỏi: ?oChị nói gì em không hiểu. Chị không nên khắc nghiệt với bản thân mình như vậy...?. Chị Huyền cất giọng nghèn nghẹn: ?oLớn lên một chút nữa em sẽ hiểu. Em biết không. Chị chỉ còn em để tâm sự... Lúc này, má chị bị bệnh tim nặng. Không đủ tiền để lo thuốc thang. Chị không biết phải làm sao... Cương nè! Phải chi em lớn thêm vài tuổi nữa... chị sẽ... yêu em?. Chị Huyền ngả đầu vào bờ vai tôi. Dòng nước mắt nóng hổi của chị thấm ướt áo tôi. Tôi cảm nhận được ***g ngực xuân thì của chị run rẩy theo từng tiếng nấc.
    Tôi nhớ trong một lần sinh con, má tôi bị băng huyết và lìa đời. Đứa bé cũng không sống nổi một ngày. Chiếc đò chở má tôi về giữa buổi trưa nắng gắt. Tôi ra bờ sông đón má. Khi ba tôi và ông hàng xóm khiêng má vào nhà, tôi chợt sững người khi trông thấy màu máu đỏ loang khắp khoang đò. Tôi không hiểu nổi máu ở đâu mà chảy nhiều như vậy. Hay là má bị thương? Cái màu đỏ cứ ám ảnh trong giấc ngủ của tôi suốt thời niên thiếu. Trong giấc mơ, tôi thấy màu đỏ loang khắp mặt sông và chảy theo thủy triều đỏ rực cả góc trời. Ký ức của tôi về má chỉ có vậy. Còn với mẹ - người sinh ra tôi và bỏ rơi tôi - thì tôi hoàn toàn không biết gì cả. Tôi nhớ có lần chị Huyền bảo: ?oDòng sông bao la như lòng mẹ. Có khi nào em nghĩ rằng em sẽ bơi ra biển, bơi về phía chân trời để gặp mẹ không??. Tôi đáp: ?oNếu sông như lòng mẹ thì em chẳng cần phải đi đâu để tìm mẹ cả. Mẹ đang ở bên em và đang ôm em vào lòng...?.
    Đêm trăng nọ, ngồi chơi đàn kìm và nhâm nhi rượu đế, ba tôi cất giọng trầm lắng:
    - Con có biết tại sao ba lại làm nghề lái đò và sống bên dòng sông này không?
    - Sao vậy ba?
    - Hồi xưa cù lao này còn hoang vu lắm. Nơi đây là chỗ ở của những người bị bệnh cùi. Họ bị cách ly khỏi xã hội. Ông nội con từ miền Trung vô Nam đã chọn cù lao này để lập nghiệp. Bà nội đã sinh ba trên chiếc đò giữa dòng sông... Sau này lớn lên, sống cạnh dòng sông ba nhận ra dòng sông thật bao dung và rộng lớn như lòng mẹ. Thuở trai trẻ, ba đã lặn lội đi nhiều nơi kiếm sống nhưng cuối cùng lại trở về sống gắn bó với dòng sông.
    - Ba ơi! Khi chiếc cầu bắc qua sông, những người làm nghề lái đò ngang chắc sẽ không còn việc làm...
    - Con đừng lo... Vẫn còn nhiều người thích đi đò trên sông nước. Cảm giác được ngồi trên sông thật thú vị...
    Buổi sáng hôm sau, cả cù lao nháo nhác bởi tin dữ lan truyền. Tôi điếng hồn khi nghe tin chị Huyền đã bị giết chết. Bên bờ sông, đám người lao xao chỉ trỏ và bình phẩm đủ điều. Tôi nhận ra xác chị Huyền với nửa thân người lõa lồ bị kẹt vào những rễ bần cạnh bờ sông. Có người ác miệng bảo: ?oNhỏ Huyền chèo đò chỉ là cái cớ thôi. Nhỏ làm gái... Chắc là bị mấy tay lái sà lan hiếp và giết chết...?. Người khác lại bảo: ?oCon nhỏ này thích tắm đêm và hay bơi về phía cửa sông. Chắc là bị chuột rút?...
    Sau đám tang của chị Huyền, mỗi lần ngồi cạnh bờ sông tôi cứ bị ám ảnh bởi hình ảnh của chị. Trong tâm hồn tôi chợt lóe lên ý định rời bỏ dòng sông để ra đi. Tôi tự hỏi: ?oMình sẽ đi đâu? Tôi phải làm gì để linh hồn chị Huyền thanh thản chốn vĩnh hằng??. Tôi thầm nói: ?oSông mẹ ơi! Tôi sẽ đi và sẽ gặp dòng sông ở phía chân trời?.
    Truyện ngắn 1.141 chữ của VÕ TẤN CƯỜNG
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn 1.200: Ú, òa!
    TT - Khi Hải Anh mới chín tháng tuổi, bé nghịch lắm và rất thích chơi ú tim. Mẹ cứ trốn sau cửa, nấp rồi bất chợt nhào ra: ?oÚ òa, Hải Anh này?. Lúc đầu Hải Anh ngơ ngác, còn khóc ầm lên tìm mẹ. Sau thấy mẹ hiện ra, bé khoái chí, cười như nắc nẻ.
    Bé thích trò này lắm, hôm nào cũng đòi chơi. Lớn dần, Hải Anh biết úp mặt vào tường hoặc nấp sau cửa. Sau đó, mở mắt ra, quay lại chờ một lúc, thể nào mẹ cũng hiện ra: ?oÚ òa!?
    Bây giờ, Hải Anh được hơn 14 tháng. Bố mẹ chia tay nhau. Mẹ nuôi chị Quỳnh Trang tận Hải Phòng. Hải Anh sống với bố ở Hà Nội.
    Sáng tỉnh dậy, cô giúp việc cho ăn. Hải Anh chả thấy mẹ đâu. Con trẻ, ai mà giải thích được chuyện chia ly.
    Buổi trưa, Hải Anh đứng quay mặt vào tường, chờ. Chắc chắn mẹ sẽ hiện ra, mẹ đùa ấy mà. Ú òa, chả thấy mẹ đâu. Bé nấp vào cửa. Ú òa, vẫn chả thấy mẹ đâu.
    Từ đó, ngày nào bé cũng lẫm chẫm quay mặt vào tường, mong mẹ hiện ra. Chắc mẹ đùa ấy mà!
    Truyện ngắn 210 chữ của NGUYỄN QUỐC TOÀN
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn 1.200: Chỗ của Huệ
    * Tối thứ ba
    TT - Huệ ơi, anh là gã đàn ông đa tình nhưng mà ích kỷ. Rốt cuộc, anh chỉ chia sẻ với em những lúc ở gần em. ?oEm ngán ngẩm bia bọt lắm rồi, chỉ muốn đi làm công nhân, dù thu nhập chẳng tới đâu?.
    ?oỪ, nên là như vậy. Bây giờ em mới ngoài hai mươi. Mà em trẻ đẹp, thông minh. Rồi em phải có chồng chứ. Rồi có con nữa. Em không thể không làm mẹ. Một đời người, quí lắm. Sau này già rồi, em ở với ai. Cha mẹ nghèo ở quê thì sẽ không còn nữa...?.
    * Tối thứ tư...
    Huệ ơi, anh là gã đàn ông đa tình mà ích kỷ.
    ?oChắc là tháng sau em sẽ về Long Xuyên. Chị Hai ở nhà đã xin cho em làm công nhân nhà máy đông lạnh. Lâu nay cả nhà đâu biết em bán ở quán bia này, chỉ biết em lên Sài Gòn phụ bán cà phê?. ?oỪ, như vậy là tháng sau em sẽ không còn ở đây nữa. Anh mừng trong bụng lắm. Anh cầu mong cho em bỏ được nghề này.
    Cầu mong cho em rồi sẽ có chồng, có con. Cầu mong cho em đừng có nhớ tới những đêm bia bọt như thế này, dù nó cho em thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng. Bởi vì em không như nhiều cô gái khác ở đây. Em sống nội tâm và em xinh đẹp hơn người?. ?oEm xa đây, em nhớ anh. Rồi có khi nào em gặp lại anh??. ?oCó thể. Khi nào đi làm công nhân rồi thì gọi điện thoại di động cho anh. Anh sẽ về Long Xuyên thăm em chứ?.
    * Đêm thứ sáu...
    Huệ ơi, giá chi mà em đã đọc cái truyện Chỗ của Huệ của Doãn Dân hồi xưa. Anh không muốn kể cho em nghe, sợ em sẽ nghĩ rồi đời mình cũng không thay đổi được, cũng như cô Huệ ấy. Rằng em sẽ cho là xưa nay bao giờ cũng vậy, chẳng làm sao thay đổi được. Rằng chỗ của Huệ vẫn phải là ở đây, vì đó là số phận? Không, anh chẳng muốn tí nào. Cho nên anh phải dằn lòng mình lại, đêm nay.
    ?oAnh, em muốn có một đứa con với người mà mình yêu. Em không hiểu hạnh phúc là gì. Nhưng em muốn. Em muốn lắm. Em là công nhân mà có một đứa con cũng được chứ, phải không anh??. ?oĐừng, không nên đâu em. Rồi em sẽ khổ lắm. Có khi còn khổ hơn bây giờ nhiều lắm?.
    ***
    ? Huệ ơi, anh là kẻ đa tình nhưng mà ích kỷ. Sao em vẫn chưa rời quán bia ấy trở về Long Xuyên?
    Truyện ngắn (472 chữ) của HUỲNH KIM
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn 1200: Tám nghìn đêm
    TT - Một đôi lần, mẹ tôi có kể về căn nhà của ông ngoại tôi ở Huế. Căn nhà cổ có mười tám cột gỗ lim, mái lợp ngói âm dương. Trước sân, ông tôi xây một cái bể cạn hình chữ nhật dài mười hai mét để trồng sen.
    Những hôm trời mưa, mẹ tôi đứng trong gian trước nhìn xuyên qua những hàng nước rơi song song từ mái ngói, thấy mưa rơi nhạt nhòa trên lá sen và bông sen. Năm hai mươi hai tuổi mẹ tôi chửa hoang, ông bà ngoại tôi cấm mẹ tôi ra vào nhà bằng cổng chính, cấm bước lên nhà trên. Mẹ không còn thời con gái, không còn mơ màng vịn cột gỗ lim, nhìn mưa rơi trên lá sen và bông sen sân trước.
    Sen là kỷ niệm duy nhất mẹ tôi mang theo khi ra đi. Không, đó là kỷ niệm duy nhất được nói ra. Những kỷ niệm khác nằm trong niềm im lặng của mẹ tôi, im lặng dài hai mươi hai năm, dài bằng đời tôi và nửa đời của mẹ. Tôi không biết gì về bên ngoại. Tôi không biết gì về tuổi thơ của mẹ tôi.
    Tôi không biết gì về cha tôi. Tôi không biết gì về khoảng thời gian giữa ngày mẹ tôi là cô học trò Đồng Khánh đứng trong một gian nhà xưa ở Huế nhìn ra mưa, và ngày mẹ tôi là thiếu phụ một con không hộ khẩu, đẩy chiếc xe đạp bán rau quanh một cái chợ ở quận Ba Đình, Hà Nội.
    Mỗi năm một lần, tôi hỏi:
    ?oSao cha không cưới mẹ??.
    ?oBao giờ con đủ lớn, mẹ sẽ kể?.
    Nhưng tôi không bao giờ đủ lớn. Hoặc là sự yên lặng đã trở thành cuộc đời của mẹ và nếu nó mất đi, mẹ không biết sống tiếp tục cuộc đời mình như thế nào.
    Mùa xuân trời ấm lại, nhưng mẹ tôi rất yếu và hay ốm. Người mẹ gầy và tóc thưa, đôi bàn tay cằn cỗi, già đi trước gương mặt. Nhiều năm không ngủ vào ban đêm - vì mẹ tôi cất rau sau nửa đêm ở chợ đầu mối - đã làm cho mẹ kiệt sức. Cũng có thể nỗi nhớ nhà làm tàn dần sinh lực. Chúng tôi biết nếu mẹ bỏ chợ, tôi sẽ phải bỏ học. Chúng tôi không muốn nói tới ngày ấy, nhưng nó đã rất gần. Tôi muốn đi học. Tôi không muốn đi bán rau như mẹ tôi cho đến một ngày cuộc đời chưa đi hết nhưng sức đã không còn.
    Tôi dậy cùng với mẹ lúc hai giờ rưỡi khuya để ra chợ đêm. Mẹ tôi nói:
    ?oCon đi ngủ, để sáng còn đi học?.
    ?oSáng con không đi học?.
    ?oThế không có tiết gì à??.
    ?oCon không bao giờ đi học nữa?.
    ?oCon nói gì thế??.
    ?oCon đã bỏ học rồi. Bỏ luôn. Con muốn đi chợ. Con muốn bán rau?.
    ?oCon không được nói như vậy. Mẹ vẫn còn khỏe để lo việc mua bán một mình, không cần có con đi theo. Con sẽ tiếp tục đi học đến ngày ra trường. Không có bất cứ thứ gì trên đời có thể làm con bỏ học được. Hiểu chưa??.
    ?oCon không muốn đi học nữa. Con muốn đi bán. Mẹ chỉ bảo cho con việc buôn bán xong thì mẹ ở nhà. Bây giờ mẹ còn khỏe để cùng đi chợ với con, chỉ bảo công việc cho con. Để năm sau hay năm sau nữa mẹ không đi được, mà con thì không biết đường biết nước thì sao??.
    ?oCon nói gì vậy? Mẹ chưa 50 tuổi. Mới được nửa đời người. Ai nói chuyện nghỉ làm vào tuổi này??.
    ?oMẹ yếu. Mẹ ốm hoài. Mẹ cần nghỉ ngơi, làm một việc nhẹ hơn.?
    ?oĐói thì ăn. Ốm thì uống thuốc. Rồi đâu lại vào đấy thôi?.
    ?oMẹ và con đều biết là chuyện không phải vậy. Mẹ không đủ sức khỏe để làm cái nghề mẹ đang làm. Con sẽ thay mẹ. Mẹ đừng nhắc đến chuyện đi học nữa?.
    Hình như mẹ tôi hơi chao dao như mất thăng bằng. Tôi lấy ghế cho mẹ ngồi, rót cho mẹ ly nước lọc rồi im lặng thay quần áo. Chúng tôi không nói gì trong vài phút sau đó. Rồi mẹ tôi bảo tôi ngồi xuống giường nghe mẹ nói. Mẹ tôi nói nhanh, vì trong đời chỉ có một lần này. Nói thật nhanh, rồi vội vàng trở về với sự im lặng.
    ?oTất cả mọi chuyện trong đời mẹ đều sai. Mẹ sinh lầm nhà, mang lầm họ. Những người mẹ gặp, những việc mẹ làm, nơi mẹ ở, đường mẹ đi, ngay cả những điều mẹ nghĩ vào ban ngày và những thứ mẹ chiêm bao vào ban đêm, tất cả đều sai. Chỉ có con là đúng. Con đúng thì tất cả cuối cùng cũng đúng. Nếu bây giờ con bỏ học thì chính con cũng là một thứ sai của đời mẹ, và không còn gì đúng. Con phải hứa với mẹ là dù bất cứ chuyện gì con cũng không bỏ học. Nếu con không hứa thì để mẹ chết ngày mai, sau đó con muốn làm gì thì làm?.
    Tôi không hứa. Tôi ngồi bệt xuống đất để thở. Tôi chưa hiểu hết những câu đó có nghĩa gì. Tôi cố hiểu, nhưng ý nghĩ của tôi chùng xuống dưới một sức nặng lạ lùng làm rã rời mọi câu chữ. Tôi ngồi nhìn xuống đất, không biết phải nói gì. Một lúc sau tôi ngước lên, nói những điều chính tôi cũng không hiểu hết:
    ?oNếu cuộc đời sai thì tự nó phải đúng trở lại chứ tại sao chờ con làm cho nó đúng? Mẹ không còn đủ sức khỏe để đi chợ nữa, con sẽ bỏ học để thay mẹ kiếm ăn. Chỉ có điều đó là đúng, mọi thứ khác đều vô nghĩa. Cuộc đời xảy ra trước, rồi đúng sai mới đến sau?.
    ?oNếu như vậy thì con người lấy gì để định hướng mà đi??.
    Tôi tiếp tục nhìn mãi xuống đất. Lúc tôi ngước nhìn mẹ, mẹ đã tắt cây đèn nhỏ tự lúc nào, đã đứng dậy và trong bóng tối đang lặng lẽ thay đồ sửa soạn đi chợ. Mẹ muốn tôi đi ngủ, không muốn nghe tôi nói nữa.
    Tôi leo lên tấm ván, nằm nghiêng co đầu gối lên bụng, kéo chăn trùm đầu cố ngủ lại. Một lúc sau tôi nghe tiếng mẹ tôi mở cửa đi ra, rồi tiếng cửa đóng lại, tiếng động âm thầm, thân yêu và tội nghiệp hằng đêm trong tám nghìn đêm tôi lớn lên trong căn nhà của mẹ. Bảy giờ tôi dậy mặc áo. Tôi mở tủ hương lấy tiền quà sáng từ xấp tiền của mẹ tôi để dưới quần áo và ôm tập vở đến trường học.
    ĐOÀN MINH PHƯỢNG
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Truyện ngắn 1.200 chữ
    Vở kịch có được diễn không
    TT - Trước khi biết tên các môn thi tốt nghiệp, trước khi học sinh làm hồ sơ thi đại học, đoàn trường tổ chức trại hướng nghiệp cho khối 12.
    Sáng sớm dựng trại, nghe báo cáo, vui chơi ăn uống, chiều hạ trại.
    Trong đó, phần hấp dẫn nhất là diễn tiểu phẩm, giới thiệu trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp nào đó mà lớp đã lấy làm tên trại. Thí dụ tiểu trại trung học y tế, tiểu trại đại học ngân hàng...
    Học sinh tưng bừng chuẩn bị đạo cụ biểu diễn. Quần ngắn áo dài. Ống nghe, ống chích. Nồi niêu soong chảo...
    Tới lượt lớp 12A15. Thằng Hiệp mập mặc quần lửng cũ xì, đội nón vải rộng vành leo lên sân khấu. Nó cặp ngang hông một cái ghế học trò. Cưỡi lên chiếc ghế như con nít chơi trò ngựa gỗ, hai tay khuỳnh ra, nó kêu ông ổng:
    - Xe ôm đây... ây... Ai... ôm hôn... ôn...?
    Khán giả cười rần rần.
    - Lớp này chọn trường chuyên nghiệp dạy lái xe ôm!
    Hiệp vừa dứt tiếng chào hàng, trên sân khấu có thêm một đứa con gái mặc váy ngắn. Cầm cuốn tập ngoắc ngoắc, con nhỏ cất giọng chảnh chẹ:
    - Ê. Xe ôm.
    Hiệp khom lưng, chà chân xuống sàn để dừng lại chiếc xe tưởng tượng.
    - Ủa! Phải Trang không? Mới thấy là nhìn ra liền. Chân giò vẫn còn đen.
    - Vô duyên. Y như hồi đó.
    Trang kéo ghị váy xuống che đầu gối, ngồi lên phần ghế đằng sau lưng Hiệp. Hiệp rồ ga bằng miệng èn èn èn. Hai đứa diễn rất tự nhiên.
    - Sao? Giờ làm gì?
    - Không làm gì hết. Đang ôn thi đại học.
    - Thiệt hay giỡn? Ra trường bốn năm rồi mà.
    - Còn rớt còn thi. Ông sao?
    - Thi hai lần không đủ điểm, tui ớn, bỏ luôn.
    - Dở thiệt!
    - Tui hay bà?
    - Ông chứ ai. Đàn ông con trai gì mà không chịu học lấy một nghề. Bởi vậy mới mập thù lù.
    - Miệng bà vẫn dữ như xưa.
    Ban giám khảo càng lúc càng nhăn mặt. Cô giáo búi tóc có vẻ muốn cho ngưng vở kịch. Nhưng hai vị kia đưa tay chỉ đồng hồ ra dấu ?ochưa quá thời gian qui định?.
    - Xì tốp. Cho xuống đi. Tới trung tâm luyện thi rồi.
    Trang bước xuống sân khấu, lắc lư như người mẫu, làm ra vẻ không thấy một đứa con trai áo quần chải chuốt, đang đi ngược chiều với mình. Thằng này vai đeo cặp đựng laptop, một tay bỏ túi quần, í ới gọi xe ôm.
    Thằng Hiệp lại à ồ sửng sốt, nhận ra bạn học cùng lớp cũ. Rồi hai đứa ngồi chung cái ghế, diễn tiếp vở kịch.
    Thằng ngồi sau khoe khoang, theo kiểu tấu hài:
    - Nhờ ông anh rể hụt nên vừa học xong cấp III, mình được ký hợp đồng liền. Bây giờ mình vừa làm vừa học tại chức đại học ngoại thương đó.
    Có tiếng chuông điện thoại. Bàn tay cố ý bỏ trong túi quần nãy giờ rút ra một cái máy tính bỏ túi, khách đi xe tỉnh bơ áp lên tai, nói ong óng:
    - Anh yêu đây. Tới liền. Kêu trước đi. Đùi gà. Khoai chiên. Chết cha. Anh lỡ quên ví tiền.
    Đang gò lưng rồ ga òn òn òn, Hiệp bỗng đổi sang kêu két két (tiếng bánh xe lết trên mặt đường). Nó la:
    - Thôi xuống đi. Không thèm chở mày. Xài ké tiền đàn bà mà dám làm cái mặt sang.
    Tên bạn cũ nhảy phóc ra khỏi ghế, cười nhăn nhở:
    - Đời là vậy đó. Bao nhiêu? Chừng nào gặp lại tao trả cho.
    Hiệp không trả lời, nó đang ngửa cổ rao lanh lảnh như mua ve chai, bán thuốc dính chuột gián mối kiến.
    - Xe. Ôm. Bớt mười phần trăm cho người đẹp.
    Thật quá lắm! Cô giáo búi tóc chưa kịp đập tay xuống bàn thì lớp trưởng đã chạy vù lên sân khấu.
    - Kính thưa ban giám khảo. Lớp em chỉ muốn trình bày một suy nghĩ. Diễn kịch chọn trường chỉ là hình thức. Thực chất ở trường mình không mấy ai đủ sức thi đại học. Những nhân vật trong tiểu phẩm này đã từng nuôi nhiều giấc mộng. Nhưng trong thực tế không có mộng. Các bạn hãy chọn lựa trường thi đúng khả năng của mình, để không bị giống như những con người mà bạn vừa xem. Xin cám ơn.
    Ban giám khảo không nói gì, gọi tên lớp kế tiếp.
    Buổi thi kết thúc, giám khảo đang cộng điểm, mấy học sinh 12A15 thập thò ngoài cửa.
    Nhỏ Trang nhóng cổ lên, nặn ra một cái cười nịnh nọt, nó lấy giọng tự nhiên như hỏi một chuyện bình thường trong lớp.
    - Thầy. Lớp em sao thầy?
    Ông thầy nói:
    - Không có sao. Ngày mai không được diễn.
    Trang làm mặt lì, hỏi tới:
    - Vậy chừng nào thầy?
    Cô giáo xõa tóc ân cần trả lời:
    - Bao giờ có kịch bản giới thiệu trường đã chọn như các lớp khác.
    Lớp trưởng giơ tay lên:
    - Tụi em có ý sâu xa mà cô.
    Cô giáo búi tóc nghiêm giọng:
    - Nhưng không đúng yêu cầu.
    Học trò òn ĩ nằn nì, thầy cô dứt khoát:
    - Uổng lắm cô ơi.
    - Muốn khác người thì phải đặc sắc, độc đáo hơn nữa.
    - Tụi em sẽ làm lại cái khác.
    - Không kịp. Sáng mai thi vòng chung kết rồi.
    Bốn năm bàn tay nữa đưa lên:
    - Tụi em sẽ thức suốt đêm, soạn tới đâu tập tới đó.
    Giám khảo nhìn nhau, ba cái đầu cùng gật, cô giáo búi tóc chép miệng:
    - Trước giờ khai mạc trại sẽ duyệt lại. Nghĩ cũng thấy tiếc ý tưởng và khả năng diễn kịch của mấy em nên mới có đối xử đặc biệt đó.
    Học trò nhảy tưng tưng, gào lên cảm ơn thầy cô. Chúng sung sướng bàn bạc.
    - Kể như nắm chắc phần thắng năm mươi phần trăm.
    - Mình phải nghĩ ra cái gì thiệt là độc.
    - Tao không đóng vai ác đâu. Hai bà cô giáo nhìn tao thấy ghê.
    - Mày muốn đóng cái gì?
    Thằng Hiệp giỡn:
    - Chồng con Trang.
    Một đứa vỗ tay bốp bốp, hét:
    - Quá dữ! Tao sẽ viết kịch cho hai tụi bây yêu sớm. Vừa thi tốt nghiệp xong, ngày mai làm đám cưới liền. Không học hành nghề ngỗng gì ráo, tương lai đen thùi tối thui như đêm ba mươi cúp điện.
    Nhỏ Trang giao hẹn:
    - Đừng kêu tui có bầu nha.
    Nhưng lớp trưởng lại vò đầu bứt tóc:
    - Bầu con mắt mày! Không đi học. Không chọn trường thi. Không biết có được diễn không mà đòi không có bầu.
    Truyện ngắn (1.139 chữ) của LƯU THỊ HƯƠNG
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 19/06/2006
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn 1200: Rau sạch
    TT - Lẽ ra chúng tôi đã có thể đến Thành Công đúng giờ hẹn, nhưng phiên chợ họp ở chân dãy Phia Đén có quá nhiều thứ lạ hấp dẫn khách phương xa đã níu chân mọi người lại.
    Dùng dằng mãi gần trưa cả đoàn mới tiếp tục được cuộc hành trình.
    Anh Lù, lái xe của văn phòng tỉnh ủy, phải trổ hết tài nghệ của một tay lái lụa miền sơn cước, khi đi theo đường cái, lúc đi tắt băng qua nương ngô, sân trường học, vậy mà phải gần một giờ chiều chúng tôi mới đến được nơi đã định. Cần phải nói rõ một chút về lý do đoàn nhà báo chúng tôi tìm về Thành Công.
    Đây là quê hương của Anh hùng lao động người Dao Bàn Thượng Đức. Từ những năm 1960 ở thế kỷ trước, ông đã vận động được đồng bào dân tộc Dao vốn thích cuộc sống nay đây mai đó trong rừng trên núi, xuống núi quần tụ trong những dãy nhà tập thể cấp bốn, vào hợp tác xã, làm lụng, ăn uống, ngủ nghỉ theo tiếng kẻng. Cho đến nay vẫn chỉ mình ông lập được kỳ tích đó.
    Trụ sở xã vắng ngắt vắng ngơ, chỉ có một người đàn ông đã đứng tuổi đang gục đầu ngủ trên bàn làm việc, nước miếng đọng trắng phau ở khóe miệng. Nghe tiếng người, anh ta sực tỉnh vùng dậy:
    - Ô, cán bộ đến rồi à. Bí thư Lý chờ mãi không thấy ai đã đi về rồi, để tôi đi gọi.
    Miệng nói chân bước, anh ta hối hả đi về phía ngọn núi trước mặt. Một tiếng sau mới thấy người từ dốc núi đi vào trụ sở. Đó là bí thư Lý, tay phải xách một con gà, tay trái xách bó rau to, vai mang túi vải đựng gạo, miệng túi áo thò ra cổ chai rượu. Không khách khí, cả chủ và khách khẩn trương bắt tay vào mổ gà, nhặt rau, thổi cơm. Loáng cái đã xong. Mâm cơm được bày lên chiếc chiếu trên nền nhà, bí thư Lý lấy chén ra cẩn thận tráng nước sôi rồi rót rượu đưa tận tay từng người:
    - Uống đi, rượu ngô vợ mình nấu đấy.
    Bụng đang đói ngấu, chén rượu ngô đổ vào khiến ruột gan như cùng nhào lộn trong chảo nước sôi. Bí thư Lý chu đáo gắp thức ăn vào bát cho mọi người, miệng giục:
    - Ăn đi, ăn đi, gà sạch, rau sạch đấy đừng sợ.
    Một người trong đoàn nói thêm vào:
    - Tỉnh này không có tên trong danh sách các địa phương bị dịch cúm gà đợt vừa rồi, môi trường thì trong lành, bà con cũng không có thói quen dùng thuốc sâu nên chắc chắn là sạch rồi.
    Bí thư Lý làm một hớp hết cả chén rượu, đầu lắc lắc mấy cái rồi thủng thẳng nói:
    - Nó sạch là vì rau của nhà mình trồng, gà bắt của nhà mình, không phải lấy của dân đâu. Cán bộ cứ yên tâm mà ăn đi.
    Quanh mâm cơm mặt ai nấy đều bừng đỏ. Chắc là tại rượu ngô nặng quá.
    DUY HƯƠNG
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bát cơm thứ hai
    TT - Chuyến xe khách từ Mèo Vạc xuôi về thị xã Hà Giang chật ních người. Tiếng Mông, tiếng Dao líu ríu xen lẫn tiếng Kinh. Những bộ quần áo rực rỡ đỏ của phụ nữ Mông Hoa, Dao Đại Bản đưa con đi viện trông như đang muốn cãi nhau với mấy bộ comlê, cà vạt, sơmi trắng, vest chít eo tối màu của mấy cán bộ nam, cán bộ nữ về tỉnh họp.
    Đúng là chuyến xe đại đoàn kết - Nguyên thầm nghĩ rồi mỉm cười thích thú với khái niệm mà mình mới phát minh. Là một nhà lý luận - phê bình tối ngày hết mân mê chữ nghĩa, sách vở lại nhảy vào mạng ?ochiến đấu? với những kẻ lắm chữ, nhiều nghĩa không cùng khuynh hướng, quan điểm, đầu óc lắm khi cũng mụ mị đi nên Nguyên làm một chuyến ?ogiang hồ vặt? lên miền cực bắc. Đi cho nhẹ người, cho đầu đỡ nặng thôi chứ ở nơi sơn cùng thủy tận này người dân vẫn còn sống theo kiểu bộ tộc, bộ lạc, đời người chỉ quanh quẩn với ?ophát, đốt, chọc, trỉa? làm gì có chỗ dung thân cho lý luận.
    Khách đông đặc như nêm cối, mùi quần áo lâu ngày không giặt, mùi người ít tắm rửa, mùi dầu gió chống say xe... quyện vào nhau thành một thứ mùi không tên nhưng rất khó chịu. Có tiếng trẻ con khóc ré lên rất gần. Một đứa rồi hai, ba đứa cùng khóc. Nguyên ngoái đầu lại, ngay sau lưng ba đứa trẻ lấm lem đang ngoác miệng gào hết cỡ, mẹ chúng - một phụ nữ người Dao còn rất trẻ vẫn thản nhiên ngồi, hai tay bó gối. Ai đó sốt ruột quá, giục:
    - Bảo chúng im đi, điếc tai quá.
    - Miệng của nó, thích thì nó khóc, khóc chán thì nó khắc im, chẳng cần phải nói - người mẹ trẻ thản nhiên trả lời, khuôn mặt bất động như phiến đá bên vách núi. Một khuôn mặt đẹp nhưng không khôn, không có sự hiện diện của trí tuệ - Nguyên thầm nhận xét rồi tò mò hỏi:
    - Mấy tuổi rồi mà nhiều con thế?
    - Mười tám rồi, ba đứa chưa nhiều đâu, còn đẻ nữa, khi nào đủ mười đứa thì thôi.
    - Đẻ nhiều thế xấu người đi không sợ chồng chán bỏ đi lấy vợ khác à?
    Người mẹ của ba đứa trẻ vẫn không thay đổi thế ngồi, mặt vẫn lặng tờ như ao nước cuối thu, buông một câu gọn lỏn, chắc nịch:
    - Không sợ. Bát cơm thứ hai chẳng bao giờ ngon bằng bát cơm thứ nhất đâu mà!
    Nắng chiều lọt qua cửa xe, chiếu vào mặt người mẹ trẻ. Khuôn mặt bất động chợt sáng rỡ lên trông rất sống động. Từ lúc đó cho đến khi về tới thị xã, Nguyên không nói thêm một lời nào nữa và cũng không một lần ngoái đầu lại, cứ như sau lưng có cái gì đó rất ghê gớm, rất uy lực không thể cưỡng lại được.
    DUY HƯƠNG

Chia sẻ trang này