1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CUỘC THI VÀ GIẢI THƯỞNG.

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi acad66, 12/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    nếu các anh thực sự tranh luận trên tinh thần khoa học các a sẽ tìm đcj tiếng nói chung vì khoa học ko có biên giới chỉ có đúng và ko đúng và ai công bố trước thôi ( đấy là Tồ nghĩ thế)
    ------------
    Thôi em xin các hồn, vấn đề cái gì chi phối vũ trụ đã có các cụ râu dài trán hói bên vật lý lý thuyết lo. Còn võ học hiện đại theo em hiểu có mấy dạng cơ bản: học võ để đóng phim(như anh Lý Liên Kiệt);học võ để sống bằng nghề đấm đá đập(mấy anh bảo kê, vệ sĩ); học võ để đấu võ đài(như mấy bác đội tuyển, mấy ôngUFC,K1); học võ để lấy khoẻ, tăng độ tự tin,nhỡ có chuyện yên tâm mà chạy, nói yên tâm vì nhỡ có đuổi kịp mình có vài đòn vụt đại ra để xua. Tất nhiên có ông học võ để dạy thì không bàn vì nghề nào chả có người học để làm thầy.
    Còn Thiếu Lâm Tự đối với tôi chỉ là 1 chiến dịch quảng bá thương hiệu thành công, giống như nói đến hamburger thì người ta nghĩ ngay đến Mc Donald, có biết đâu dân Mỹ nó có ty tỷ loại burger như burger King, burger Queen gì đó. Cũng giống như trong võ đóng phim Thành Long cũng phàn nàn là cái đợt sau khi Bruce Lee đóng phim thành công rồi đứt có bao nhiêu chú ăn theo nào Bruce La, Bruce Li, Bruce bàn, Bruce ghế...mà chú nào cũng phải cởi trần mặt mũi hằm hằm cả.

  2. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    or minimized version: no pain no gain
    Hẹ hẹ nhiều chữ quá, đc nghĩ bao nhiêu kts Việt Nam hiểu được câu này?
    Được A_Y_A sửa chữa / chuyển vào 20:04 ngày 17/12/2005
  3. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Hôm nào anh với Tồ thử trao đổi cái này phát xem thế nào chứ Tồ cứ đưa lên đây anh em sợ chạy mất dép thì sao?
  4. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    To accad: topic của anh nhiều thứ gom lại, tôi cho là anh gom lại một chỗ sau đó phân tích dần ra giống như anh đã trình bày lúc ban đầu. Hy vọng anh luôn giữ vững lòng tin của mình, và bình tĩnh
    To all: tôi chỉ đưa ra được một kết luận -Các anh bị dị ứng với cái Phd. !!
    Ant
  5. acad66

    acad66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng bài viết sau đây sẽ phản biện được phần nào một số « định lý » theo ý kiến chủ quan của tôi là không hoàn toàn đúng mà một số bác đã đưa ra trong diễn đàn này : « Làm nghiên cứu khoa học, hay làm tiến sỹ trong ngành kiến trúc thì rất kém trong việc sáng tác kiến trúc ».
    Các kiến trúc sư tên tuổi trong lĩnh vực nghiên cứu và sáng tác kiến trúc.
    Người đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu với các bạn không ai khác là kiến trúc sư đầy tên tuổi : NORMAN FOSTER.
    [​IMG]
    Những tác phẩm của ông đã để lại ấn tượng rất tốt đẹp không chỉ với riêng cá nhân tôi mà chắc chắn rằng còn rất nhiều người khác nữa. Xin được giới thiệu về ông với tất cả lòng tôn kính và trân trọng. Một kiến trúc sư, một người thầy, một người đồng nghiệp kính yêu.
    Sinh ra tại Manchester ngày 1 tháng 6 năm 1935, NORMAN FOSTER học về kiến trúc và qui hoạch đô thị tại trường đại học Manchester (vương quốc Anh), ông tốt nghiệp năm 1961. Năm 1963 ông hoàn thành luận văn tiến sỹ về kiến trúc tại đại học Yale (Hoa kỳ)(1). Tại đây ông đã gặp Richard Rogers và cùng hai người nữa tạo ra nhóm bốn người (Team 4). Đến năm 1967 ông thành lập tập đoàn Norman Foster.
    Cuộc đời nghiên cứu và sáng tác kiến trúc của ông đã được khẳng định không chỉ qua những giải thưởng cao quí mà còn qua rất nhiều các công trình trên thực tế ông và các cộng sự đă thực hiện trong suốt gần nửa thế kỷ qua.
    Năm 1983 ông đạt được huy chương vàng hoàng gia Anh trao tặng cho chuyên ngành kiến trúc (Royal gold medal for Architecture) Năm 1994 ông đạt huy chương vàng của viện nghiên cứu kiến trúc Hoa kỳ (Gold medal for Architecture ?" American Institude of Architecs). Và đặc biệt năm 1999 ông đă đạt được giải thưởng lớn cho các kiến trúc sư thế giới (Pritzker Architecture Prize)(2).
    Để biết thêm về ông, xin được giới thiệu sơ lược một số công trình mà ông và cộng sự đã thực hiện :
    1.Nhà quốc hội mới của Đức 1993-1999. (3) (Hình 1)
    2.Trụ sở ngân hàng Hồng Kông, và Thượng Hải (1981-1986)(4) . (Hình 2)
    3.Sân bay Stansted (Vương quốc Anh). (1987-1991) (5). (Hình 3)
    4.Phòng hòa nhạc tại Glasgow (Vương quốc Anh). (6) (Hình 4) .
    5.Mời các bạn đóng góp thêm.
    Trên đây chỉ là những giới thiệu hết sức sơ lược để chúng ta có dịp tìm hiểu thêm về ông, Một kiến trúc sư không những chỉ giỏi trong sáng tác mà còn rất uyên bác trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào kiến trúc. NORMAN FOSTER !
    Rất mong sự đóng góp quí báu của các bạn.
    Còn tiếp?
    (1) Philip Jodidio - Architecture now ! ( Kiến trúc ngà nay) Ed Taschen ?" Paris 2005- p56.
    (2) http://www.pritzkerprize.com/main.htm.
    (3) Philip Jodidio Ibis p57.
    (4) http://users.compaqnet.be/cn117945/foster/
    (5) http://users.compaqnet.be/cn117945/foster/
    (6) http://www.pritzkerprize.com/main.htm.
    [​IMG]
    (Hình 1)
    [​IMG]
    (Hình 2)
    [​IMG]
    (Hình 3)
    [​IMG]
    (Hình 4)
    Được acad66 sửa chữa / chuyển vào 07:07 ngày 21/12/2005
    Được acad66 sửa chữa / chuyển vào 07:10 ngày 21/12/2005
  6. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Chú acad66 này, chú là 1 minh chứng sống động cho nhận định của bác 6 "TS không có nghĩa là không ngu(!)" Anh thì đe''''o biết làm khoa học nhưng anh mạn phép dạy chú cách làm khoa học!
    Muốn dùng khoa học thống kê để chứng minh luận điểm của chú là đúng thì phải làm thế này. Chú vào site của giải thưởng priztker lấy list của tất cả các KTS được giải từ trước tới nay. Trong site này dĩ nhiên có tiểu sử của họ, chú thống kê cho anh về học vấn của họ xem tỷ lệ GS, TS, ThS, KTS, không KTS như thế nào ? Những người đoạt giải thưởng này mặc nhiên được công nhận là giỏi sáng tác. Nếu kết quả thống kê là: số người có học hàm, học vị / số người không học vị >50% -> kết luận những người có học hàm học vị thì giỏi sáng tác hơn ...
    Tương tự, nếu có điều kiện, chú làm 1 cái thống kê đối với những người đoạt giải thưởng KT của Hội KTS VN, hội KTS Mỹ, Anh... Mở rộng thêm chú có thể lấy danh sách các KTS nổi tiếng mà chưa đoạt giải priztker ở vô số site kiến trúc để thống kê.
    Anh nhắc chú 1 điều vô cùng quan trọng sau khi làm thống kê là, nếu chú thấy kết quả ngược lại với mong muốn thì không nên post lên đây và không kết luận gì cả, coi như chú chưa hề nghiên cứu! Đấy là phương pháp của các nhà khoa học chân chính!
    Chứ chứng minh nhận định của mình như cái post vừa rồi của chú thì dài dòng mà đe''''o thuyết phục được ai cả. Chú đưa ra ông Fọt tơ thì thằng khác đưa ra ông Le Cor, thế thì cãi nhau cả ngày à?
    Kính chú!
    Được rachmaninoff sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 21/12/2005
  7. archurba

    archurba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Tôi không muốn làm xấu đi trong suy nghĩ của các bạn KTS ở đây về chức danh Ph.D chuyên ngành KT và QH trên thế giới. Nguyên nhân chính là do nhu cầu bằng cấp, địa vị nên TS ở VN đã làm cho các bạn KTS thiếu tôn trọng đến vậy.
    Đây là 1 bài học cụ thể nhất dành cho các bạn trẻ khác đã, đang, và sẽ học tập, nghiên cứu KH nên chú ý đến vấn đề nhạy cảm này. Khi các bạn đưa thông tin có tính public thì nên làm một số bước nhỏ như:
    - Thu thập, thống kê thông tin có hệ thống, với số lượng nhièu nhất thông tin có được
    - Kiểm chứng thông tin mà mình có được, nguồn thông tin có chính xác hay không. (nên kiểm chứng từ nhiều nguồn khác nhau theo nhiều chiều,?)
    - Tổng hợp, Phân tích, đưa ra được các nhận định của mình.
    - Bảo vệ những gì mình nói bằng lý lẽ và dẫn chứng phù hợp với các lý lẽ.
    Thiết nghĩ đây cũng là công việc đàu tiên của người NCKH, bắt đầu phải làm từ khi học Đại học, Master chứ không phải nói lại ở bậc Ph.D.
    Ở đây, anh acad66 đã đưa ra Sir Norman Foster làm ví dụ đầu tiên trong vô số các KTS khác, thật là khó thuyết phục tất cả mọi người. Tuy vậy, thông tin của anh đã đưa ra sai lệch, không hề kiểm chứng và chưa thấy chứng minh bằng các lý lẽ về cái luận đề anh đưa ra là « Làm nghiên cứu khoa học, hay làm tiến sỹ trong ngành kiến trúc thì rất kém trong việc sáng tác kiến trúc » (anh acad66 đưa ra)
    Ai đã từng học trong bậc đại học chuyên ngành Kiến trúc đều biết đến KTS. Norman Foster và từng tìm hiểu về ông, ít nhất là phong cách Kiến trúc và tiểu sử của ông. Và đây, lần đầu tiên tôi được thông tin sai lệch về ông từ một NCS học TS tại Pháp. Không hề có dụng ý xấu với anh, tôi chỉ muốn lấy lại sự thật cho Sir.Norman Foster, bậc thầy mà chúng ta hằng kính trọng.
    Anh acad66 đã nói:
    Sinh ra tại Manchester ngày 1 tháng 6 năm 1935, NORMAN FOSTER học về kiến trúc và qui hoạch đô thị tại trường đại học Manchester (vương quốc Anh), ông tốt nghiệp năm 1961. Năm 1963 ông hoàn thành luận văn tiến sỹ về kiến trúc tại đại học Yale (Hoa kỳ)(1). Tại đây ông đã gặp Richard Rogers và cùng hai người nữa tạo ra nhóm bốn người (Team 4). Đến năm 1967 ông thành lập tập đoàn Norman Foster.
    Nguồn lấy từ
    (1) Philip Jodidio - Architecture now ! ( Kiến trúc ngà nay) Ed Taschen ?" Paris 2005- p56.
    Ngay từ thông tin chứng minh của anh đưa ra tôi đã thấy sai lệch:
    - Năm 1961, Sir. Norman Foster tốt nghiệp đại học (ở Anh gọi là BA)
    - Nhưng năm 1963, ông làm xong TS ở Mỹ.
    Không lẽ ở Mĩ, người ta học trong 2 năm xong Master + Ph.D ư?
    Chính vì vậy, tôi đã thử làm 1 cuộc tìm kiếm nhỏ trên net. Hầu hết các website, ngay cả của Sir. Norman Foster không nói rõ thời gian này, nhưng tôi đã tìm thấy một thông tin thú vị doBBC cung cấp về Tiểu sử của Sir. Norman Foster
    Đường link như sau:
    http://www.bbc.co.uk/dna/h2g2/A1087256
    Với đoạn trích trong đó như sau:
    ?o Foster''s academic successes at Manchester won him a Henry Fellowship to pursue graduate studies at Yale University, USA. There he met Richard Rogers and they began a life-long friendship. After graduating from Yale, Foster travelled throughout the United States for a year, and returned to England in 1962.? dịch sang Tiếng Việt là:
    ?oNhững thành công học đại học của Foster tại Manchester đã mang lại cho ông học bổng theo học bậc trên đại học tại trường đại học Yale, nước Mĩ. Tại đây, ông đã gặp Richar Rogers và họ bắt đầu tình bằng hữu dài lâu. Sau khi tốt nghiệp tại Yale, Foster đi du lịch xuyên Mĩ trong vòng 1 năm rồi sau đó trở về nước Anh năm 1962.?o f Không lẽ người Anh nói sai về Sir của họ.
    Và một website ghi khá đầy đủ Biography của Norman Foster:
    http://www.designboom.com/portrait/foster/bio.html
    với đoạn trích như sau:
    ?o after graduating from Manchester university school of architecture and city planning in 1961, which he entered at age 21, he won a fellowship to Yale university wherever gained a masters degree in architecture and where he got to know Richard Rogers. They became very close friends and in 1963 he worked with him and Sir. Rogers, Gorgie Wolton and his wife, Wendy Foster, as a member of ''team 4'' until foster associates was found in 1967 (now known as foster and partners)?.dịch sang Tiếng Việt là:
    ?o Sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học tổng hợp Manchester, trường kién trúc và quy hoạch năm 1961nơi ông đã nhập học khi 21 tuổi, ông dành học bổng của Trường Đại học Tổng hợp Yale theo học Cao học về Kiến Trúc và là nơi ông quen Richard Roger. Họ trở thành bạn thân của nhau và năm 1963, ông làm việc với Roger, Gorgie Wolton và vợ ông, Wendy Foster, nhưng một thành viên của ?oTean 4?o cho đến khi Công ty Foster thành lập năm 1967 (nay được biết với tên Foster và các cộng sự?o.
    Có lẽ anh acad66 nhầm lẫn nghĩa tiếng Anh của từ fellowship theo từ điển Lạc Việt theo nghĩa: học bổng (dành cho NCS) nên đã suy luận sai chăng?
    Hoặc có thể anh đọc nhầm sách bằng tiếng Pháp chăng
    . Anh nên xem lại quyển sách mà anh lấy thông tin nhé! (Philip Jodidio - Architecture now ! ( Kiến trúc ngày nay) Ed Taschen ?" Paris 2005- p56.).
    Thân
  8. acad66

    acad66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất lấy làm vui mừng khi người đầu tiên trả lời bài viết của tôi là anh Rach, và người tìm ra một thông tin không chính xác là anh Archurba. Quả không nằm ngoài dự đoán của tôi. Tuy nhiên tôi hơi thất vọng hơn sức tượng tưởng của mình với bài viết của anh Rach, mặc dù vẫn biết trong diễn đàn này anh là ai, và là người như thế nào.
    Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vì những đóng góp của anh Archurba, những ý kiến của anh luôn là những bài học bổ ích cho tôi.
    Anh Archurba thân mến, trước khi đăng bài viết này một ngày, tôi đã viết thư cho tác giả, Philip Jodidio và cho người chịu trách nhiệm của nhà xuất bản Taschen.
    Tôi định không đăng bài viết này, nhưng muốn anh hiểu hơn về tôi, và hy vọng chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung. Hơn nữa tôi cũng muốn mọi người tham gia diễn đàn này thấy được sự khác nhau về cách sử sự khi thấy có một thông tin chưa chính xác trên một bài báo hay một quyển sách? và tất nhiên xa hơn nữa là những tình huống trong cuộc sống.
    Xin được tóm tắt nội dung bức thư như sau :
    « Ông Philip Jodidio kính mếm,
    Tôi xin tự giới thiệu, tôi là một sinh viên kiến trúc, một đọc giả của ông. Khi tìm hiểu về kiến trúc sư nổi tiếng Norman Foster tôi đã may mắn được tham khảo hai cuốn sách của ông: ?o Sir Norman Foster ?" nhà xuất bản Taschen năm 1997.? Và cuốn ?oKiến trúc ngày nay, cũng của nhà xuất bản Taschen?.
    Tuy nhiên trong hai cuốn sách của ông đã có những thông tin mâu thuẫn với nhau khi viết về tiểu sử của kiến trúc sư nổi tiếng này. Ở cuốn thứ nhất, ông có nói: ?o năm 1961 sau khi tốt nghiệp kiến trúc ở Anh, Norman Foster đã nhận được một học bổng để theo học cao học tại Yale (Hoakỳ) Ông tốt nghiệm thạc sỹ tại đây và đã gặp Richard Rogers [?].
    Còn tại cuốn thứ hai ông lại viết : ?oNORMAN FOSTER học về kiến trúc và qui hoạch đô thị tại trường đại học Manchester (vương quốc Anh), ông tốt nghiệp năm 1961. Đạt được học bổng của trường đại học Yale, và tại đây ông đã hoàn thành luận văn tiến sỹ về kiến trúc tại đại học Yale năm 1963 tại Hoa kỳ)[?].
    Theo ý kiến chủ quan của tôi thì việc làm thạc sỹ và tiến sỹ trong thời gian hai năm là rất khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên tôi vẫn có những thắc mắc với hai thông tin trên của ông. Hy vọng sẽ sớm nhận được lời giải đáp từ phía ông. Cũng hy vọng đây chỉ là một lỗi nhỏ của nhà xuất bản. Taschen là nhà xuất bản rất được cảm tình của giới sinh viên bởi có rất nhiều ưu đãi về giá cả. Nhưng cũng hy vọng không vì thế mà chất lượng sách lại bị giảm đi.
    Kính thư??
    Việc thông tin mâu thuẫn nhau trong viết lách và nghiên cứu theo tôi là chuyện bình thường, cần phải có những kiểm chứng như anh Archurban nói ở trên. Với tôi, việc đưa lên diễn đàn này cũng là một lần kiểm chứng rất tốt rồi. Vấn đề còn lại là có tiếp thu những cái sai hay không thôi. Tôi thấy rất nhiều người trên đây coi việc làm tiến sỹ là một cái gì đó rất to lớn. Phải thế này, phải thế kia. Với tôi, đó chỉ đơn giản là quá trình học tập để củng cố kiến thức. Có nhiều cách học mà mỗi người thực hiện theo cách khác nhau của mình, di du lịch cũng là một cách ? Tất nhiên có những người họ tự thấy mình giỏi rồi thì đâu cần học nữa.
    To anh Rach: Rất cảm ơn anh đã hạ mình nói chuyện với một thằng ngu dốt như tôi. Tôi viết bài này, và sẽ viết tiếp về những kiến trúc sư vừa làm nghiên cứu vừa sang tác kiến trúc, và họ vẫn thành công trên cả hai lĩnh vực.
    Tôi đồng ý với anh là "TS không có nghĩa là không ngu(!)", và anh đã lấy ra một ví dụ sống động đó là tôi. Rất biết ơn anh nếu anh chỉ ra nhưng sự ngu dốt đó, để tôi có thể sửa chữa.
    Còn việc anh dạy tôi cho phép tôi được từ chối với những lý do như sau:
    - Anh nói rất mâu thuẫn: anh không biết nhưng anh lại dạy tôi, tôi đã dốt ( theo nhận xét của anh) nếu một thằng ngu học một người không biết thì không hiểu tương lai sẽ như thế nào?
    - Bác Hồ có dạy, có tài mà không có đức thì là vô dụng, còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Tôi đã ngu giờ lại học một ngừời nói bạy tùm lum nơi công cộng, thì sớm muộn có giỏi về nghề thì cũng trở thành một thằng vô văn hóa. Thà chấp nhận ngu dốt còn hơn anh ạ. Bài viết có hơi bức xúc một chút bởi tôi rất thất vọng với hình anh của anh ở ngoài đời mà tôi vẫn luôn coi là tấm gương và ở trên diễn đàn này. Hy vọng đây chỉ là con người ảo của anh.
    Anh yên tâm là tôi sẽ chỉ trả lời anh một lần duy nhất này, vì tôi tự biết mình là ai, nhất là chửi nhau lại không phải chuyên môn của tôi khi mà anh lại nghiên cứu về nó rất nhiều.
    To All: Tôi đang tìm hiểu về kiến trúc sư người Nhật HIROSHI HARA, ông cũng là người rất thành công trong cả nghiên cứu khoa học và sang tác kiến trúc. Tuy nhiên, vì thời gian hạn hẹp nên chưa có nhiều thông tin, rất mong sự đóng góp quí báu của các bạn cho bài viết lần sau.
  9. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Anh không có ý kiến gì về việc các chú học tiến sĩ hay lùi sĩ, có điều kiện thì chả tội gì mà không học đúng không?
    Anh chỉ khe khẽ nhắc chú acad66 nên xem lại cách diễn đạt của mình, kể cả trong bức thư chú gửi Norman Foster cũng lủng củng lắm. Hay là học cao thì tư duy nó thế?
  10. technologist

    technologist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý với acad .
    Từ đầu đến giờ, tôi thấy bạn là người khá kiên nhẫn, và cũng yêu nghề,,
    Ko hiểu bạn đang nghiên cứu về vấn đề gì trong kiến trúc, và đang ở đâu, tôi cũng muốn tìm những người cùng "nhịp" để đàm đạo thêm..Tôi đang làm về Technology...
    Tôi thấy bạn cũng đừng nên cố gắng fí lời ở cái nơi này làm gì, bởi vì các KTS lớn trong diễn đàn như " ráchman..." gì gì đấy, đều quá giỏi rồi, và ko cần đàm đạo thêm gì nữa đâu, nói nhiều cũng vô ích thôi.
    Thật sự thấy buồn khi nghe 1 vài ông trong diễn đàn "đàm" về KT... nhưng cũng chả trách gì được.
    Theo tôi, Kiến Trúc VN ngày hôm nay đang đứng trước khó khăn lớn vì fải đối mạt với những thằng ngu như ông Rách ( nói thế ông đừng buồn).
    Ừ thì ông đã đi làm, ông có nhiều kinh nghiệm, nhưng tôi Đ** thể hiểu nổi ông có kinh nghiệm gì...ngoài kinh nghiệm hay khoe dốt. Thật sự tôi muốn biết ông hiểu gì về KT bây giờ
    Kiến Trúc "nhà ta" còn kém nhà bạn đến mấy chục năm, những ông KTS trong nước chỉ nhăm nhăm vào hình khối, diện mạo,hay nói cách khác là nhăm nhăm vào cái đẹp bề ngoài, nào thì nó fải hoành tráng, nó fải sù sì., nó fải mới lạ.. hoặc cùng lắm là sự thuận tiện, mới lạ trong bố cục ko gian.
    Trong khi ở nước ngoài người ta ko còn nghiên cứu sâu về cái đó nữa. KT HIỆN ĐẠI ngày nay la vẻ đẹp cảm nhận bằng tâm hồn, bằng làn da, ở đó con người thấy thoải mái nhất, dễ chịu nhất, sung sướng nhất, mà chi phí thấp nhất.
    Ông có tin là Kiến trúc ngày nay có thể làm ông "lạnh" vào mùa hè, và nóng vào mùa đông không, và ngược lại( Tất nhiên tôi ko nói đến trang thiết bị ) hả ông Rách.
    Ông có tin có vật liệu làm bừng sáng, chói loá cả công trình, khi mặt trời đúng huớng ko.
    Và ông đã nghe về công nghệ đổ bóng trong KT chưa...
    Còn nhiều lắm ông Rách ạh
    Ý tôi là khí hậu, và văn hoá, Kiến trúc ngày nay đang dần điều khiển được nó, làm nó theo ý mình, và vì thế KT đang dần thiên sang Khoa Học hơn là nghệ thuật, ngưòi KTS đang dần chuyển sang nhà khoa học.
    Mới nghe điều này hẳn ông cũng cho là tôi hoang tưởng và nói blah blah , chả có gì lạ bởi khi mà tôi mới tiếp xúc với công nghệ, tôi cũng ko thể tin được.
    Ông chỉ xem sách của FOSTER hay PIANO về hình dạng, thấy đẹp và cố bắt chiếc, đó là KTS VN. mà ko hiểu tại sao nó đẹp, và đẹp ở điểm nào.Các công trình của PIANO ko bao giờ có cái đẹp mà ko có nội dung...và chính cái nội dung đó dẫn đến cái đẹp của công trình..ông hiểu ý tôi chứ.
    Ông có biết Roger nói gì về 3 fương án bảo tàng HÀ NỘI ko: " KO Có gì độc đáo, bởi những công trình này chỉ nhìn chứ ko cảm nhận được "
    Việt Nam chính ra có rất nhiều người giỏi, và có tiếng trên thế giới, có ngưòi cộng tác với PIANO đã nhiều năm nay, nhưng khi hỏi tại sao ko về VN làm, thì họ chỉ cười...và bây giờ thì tôi đã hiểu, bởi VN có những thằng vừa ngu, vừa bảo thủ, cộng thêm tinh tướng như ông.

Chia sẻ trang này