1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CUỘC THI VÀ GIẢI THƯỞNG.

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi acad66, 12/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Người ta đã tìm ra công thức tiêu chuẩn để làm đẹp rồi à
  2. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    acac 66 và các bạn khác,
    Tôi mạn phép viết một cách không khoa học nhé (nghĩa là không trích dẫn đầy đủ vì không nhiều thời gian)
    --------------
    Để rộng đường thảo luận, tôi xin phép cung cấp vài thông tin về tiến sĩ. Từ "Tiến sĩ" (doctor) xuất thân từ Hy Lạp, nghĩa là thầy giáo, nguời dùng kiến thức uyên bác của mình để dạy cho người khác. Có 3 loại tiến sĩ:
    1. Tiến sĩ khoa học Doctor of Philosophy (PhD): Loại này chủ yếu là nghiên cứu lý thuyết và rất giỏi về lý thuyết. Trong kiến trúc, loại này khá phổ biến thường là Doctor of Philosophy in Architecture
    2. Tiến sĩ chuyên ngành: Doctor of Architecture (ArchD) Doctor of Medicine, Doctor of Law, ect....) Loại này rất giỏi về nghiên cứu thực hành.
    3. Tiến sĩ danh dự: Doctor of Honorary : Loại này không có kiến thức thực hành lẫn lý thuyết, nhưng thường do đóng góp lớn vào danh tiếng, các công việc khác và được công nhận bằng.
    Cả 3 loại trên đều gọi là Dr. cả, tôi không biết Acad66 đang làm loại nào, theo tôi có lẽ là PhD.
    Kiến trúc là một ngành nghệ thuật hơn là khoa học, nếu đi sâu sáng tác thì càng ít khoa học, nghĩa là không thể đưa ra 1 tiền đề, thử, và xác định tiều đề. Vì vậy, các PhD thường về lịch sử kiến trúc, công nghệ kiến trúc, môi trường...v.v.những thứ mà có thể đong đếm được. Chính vì lý do đó, đa số các giáo sư kiến trúc bên Mỹ thường học đến Master thôi, vì có học đến PhD thì cũng ít ai quan tâm, lý do tôi đã nói ở trên.
    Nhưng nói vậy không có nghĩa là không cần PhD, các tiến sĩ này chính là người tạo tiền đề cho các môn lịch sử, quang, môi trường, v.v..không thể thiếu của kiến trúc. Vì vậy, nếu bạn chọn học PhD kiến trúc, 99% bạn sẽ đi dạy và ít làm sáng tác. Riêng ArchD thì khác, 99% đi làm và rất nổi tiếng...
    Cá nhân tôi thấy nguời Việt quá tôn sùng danh hiệu, nhất là tiến sĩ, mà ít ai biết được giá trị thực sự của tiến sĩ, có lẽ tại Việt nam quá nhiều TS giấy. Các KTS bên Mỹ thường có bằng ĐH và Thạc Sỹ, rất ít lên đến tiến sĩ. Chỗ tôi làm có công thức sau: 2 năm đi làm = 1 năm ĐH, nói cách khác, một KTS đi làm 10 năm có kiến thức tưởng đương một tiến sĩ mới ra trường.
  3. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    "Kiến trúc là một ngành nghệ thuật hơn là khoa học, nếu đi sâu sáng tác thì càng ít khoa học, nghĩa là không thể đưa ra 1 tiền đề, thử, và xác định tiều đề. Vì vậy, các PhD thường về lịch sử kiến trúc, công nghệ kiến trúc, môi trường...v.v.những thứ mà có thể đong đếm được" - trích từ Goblue
    Theo tôi câu này nên nói ngược lại !!!
    Ant
  4. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Chú 66, anh phê bình chú vì cái tội hay dỗi vặt, nhớn rồi, TS lên đến cổ rồi mà vẫn hay dỗi như thằng trẻ con bị người lớn mắng. Chẳng qua cũng tại thành công đến với chú sớm quá trong khi vẫn chưa chưa có những trải nghiệm cần thiết. Một trong những trải nghiệm đó là đương đầu với những chỉ trích. Chú bị sốc lắm phải không? Làm gì chả sốc khi bị 1 thằng tự nhận là không biết nghiên cứu ?odạy? 1 thằng TS lên tới cổ (vẫn thiếu cái đầu), cách làm khoa học!
    Anh đã làm vô số chú phải nổi điên khi tranh luận, khi máu đã bốc lên đầu thì chỉ muốn nghĩ ra cách bật lại mà quên suy xét nên càng dễ mắc sai lầm, dẫn đến lại càng ?ngu. Vì chú và nhiều chú khác dị ứng với từ ?ongu? nên từ giờ trở đi anh tạm viết là ?okhông khôn?.
    Cái không khôn thứ nhất: Đấy là khả năng đọc hiểu.
    Không ai nói « Làm nghiên cứu khoa học, hay làm tiến sỹ trong ngành kiến trúc thì rất kém trong việc sáng tác kiến trúc ». Các bác ở đây chỉ nói đại ý ?o Người làm nghiên cứu KT không nhất thiết phải giỏi sáng tác. Người có học hàm học vị cao chưa chắc đã giỏi sáng tác hơn người không có học hàm học vị. Nghiên cứu KT và sáng tác KT có 1 khoảng cách nhất định.? Vậy tại sao chú gắn cái nhận định (do minh hiểu sai) kể trên vào mồm các bác ở đây để rồi mất công phản bác lại? Cách đặt vấn đề đã sai rồi thì giải quyết vấn đề chả có ý nghĩa.
    Cái không khôn thứ 2 là: Làm việc thiếu tính khoa học.
    Để chứng minh những luận điểm mang tính tương đối kiểu ?o Người làm nghiên cứu thì không kém trong sáng tác? (như ý chú muốn chứng minh), thì cần phải có sự thống kê càng nhiều càng tốt rồi mới đưa ra kết luận. Thống kê như thế nào thì bài post trước anh đã ?odạy? chú. Còn cách làm của chú là đưa ra 1 vài ví dụ đơn lẻ để chứng minh 1 vấn đề tổng quát là cách làm thiếu khoa học. Tất nhiên trong thực tế vẫn có nhiều GSTS giỏi sáng tác và vô số KTS sáng tác chuyên nghiệp nhưng lại dốt sáng tác, nhưng đó chỉ là những cá nhân đơn lẻ chúng ta không bàn tới ở đây.
    Cái không khôn thứ 3 : Cách đánh giá về 1 con người.
    Nói bậy (trên forum) không đồng nghĩa với vô văn hoá, vô văn hoá không đồng nghĩa với thất đức. Học (kiến thức của) 1 người hay nói bậy trên forum không có nghĩa là mình cũng trở thành vô văn hóa.
    Anh luôn tự nhận là không biết nhiều thứ, nhưng thực sự là có không biết tất cả những thứ đó không là do sự nhạy cảm của mỗi người. Chú tự biết có học được ở anh cái gì không. Anh với chỉ biết nhau sơ sơ ở ngoài đời, thế mà chú đã lấy anh làm tấm gương thì có vội vàng quá không? Anh tự thấy mình chưa làm được gì để đàn em lấy làm gương. Thực tế thì chú thành công hơn anh rất nhiều, thế thì anh phải lấy chú làm gương chứ nhỉ?
    Chả biết sau này chú đối xử với anh thế nào chứ anh gặp chú ngoài đời thì vẫn tay bắt mặt mừng bình thường. Anh có mắng chú "không khôn" thì xét cho cùng chú vẫn là người hưởng lợi từ điều đó, hi vọng chú hiểu bụng anh.
    Chú tech, anh mắng bất cứ ai là ngu bao giờ cũng kèm theo vô số các dẫn chứng để người đó thấy rằng bị mắng là ngu có khi còn nhẹ. Như thế gọi một cách khoa học là "tính biện chứng trong văn hoá chửi". Hi vọng là chú đủ trình độ để làm như anh.
    Còn cái đống bầy nhầy blah blah còn lại của chú thuần tuý là để khoe chữ không hề ăn nhập với đề tài anh em đang bàn luận, vì thế anh cũng không bình luận.
  5. 13_friday

    13_friday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    @Go Blue: đến đây thì tôi phải bênh các tiến sỹ khác.Cá nhân tôi luôn coi trọng cái CHỮ mà họ bỏ công bỏ sức, đôi khi có cả máu và nước mắt ra để nghiên cứu, sáng tạo (research+invention). Tôi x thèm nói đến những thằng PhD xào nấu và lùn lách. Khi anh nói PhD để làm những thứ đong đếm được phải chăng là mâu thuẫn với chính danh từ Doctor of Philosophy?? (tất nhiên ngày nay danh từ PhD được hiểu rộng ra ngoài nghĩa hẹp của nó)
    10 năm đi làm = 1 chú tiến sỹ. Một luận văn làm khoảng 4 đến 5 năm. Trừ trường hợp ăn vạ nhà nước thì đến 10 năm. Rõ là có rất nhiều cách để thành công, nhưng có vẻ làm PhD nhanh hơn nhỉ.
    Có vài chú thợ mộc, thợ nề, kỹ sư, họa sỹ thích đi chu du thì nói làm gì. Vấn đề ở đây là vấn đề con người. Khi mà vẫn có những thằng coi phd làidentity của nó thì việt nam còn nhiều lùi sĩ.
    Ngược lại có rất nhiều kẻ cấp tiến mà luôn được đánh giá cao như là một đại diện cho chủng Mongoloid của Châu á thái bình dương. Thì sẽ có rất nhiều điều thú vị để bàn. Tôi hy vọng thế.
    Khi quan điểm của anh cho rằng thì là Kiến trúc được tạo thành bởi Sáng tác > Khoa học thì đây lại là cả vấn đề lớn để bàn luận. Tôi cho là ngược lại.
    Có điều hài hước ở đây là, vấn đề này tôi đang hỏi anh Đốc thì các anh hay thích trả lời hộ. Khác gì bảo Đốc dốt.
    @nhà công nghệ: anh phân tích hộ 13 tôi xem cái đẹp của fọt tơ và piano đẹp ở đâu, nội dung ra sao? Cụ thể?
    Chứ anh đừng nói đến con người, làn da..blah blah, nghe vui tai lắm.( mà anh có thể lập một tô bíc khác về các miếng của mấy chú này, anh có thể góp ý cùng. Có thể đem củ dưa chuột muối của fọt tơ ra bàn cho kịp thời đại.)
    @ anh Đốc: đến bài viết vừa rồi của anh thì tôi đánh giá cao anh Rách và archurban.
    Hôm qua tôi mất ít thời gian gọi cho bác Philip, định hỏi sao nhầm lẫn ngu thế ? Bác ý thanh minh thanh nga ngay là tại thằng dịch. Bao biện mà thôi.Phỏng?
    Cơ mà anh đừng đem 5 lời dạy thiếu niên nhi đồng ra đây. Các cháu năm nhất nó ngại.
    @Rách: chính ra anh thấy đặt cho ông Đốc cái tai tồ là Lùi sĩ đến bây giờ lại có lý của nó.
    13
  6. technologist

    technologist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Thứ 1 : tôi ko có thời gian để cãi nhau với mọi người về mấy cái vấn đề đàn bà này.
    Tiến sỹ hay ko cũng chả quan trọng gì, quan trọng là làm được gì, hơi đâu để tự dưng bàn luận về ông giỏi lý thuyết với ông giỏi thực hành, để làm cái m** gì, Quan trọng là có gì hay mới lạ, vì đây là topic về học hành, tôi nghĩ mọi người phát hiện ra điều gì hay thì chia sẻ cho người khác, chứ ko fải cãi nhau về mấy cái thứ vớ vẩn đấy, chả giúp ích gì đc cả, chỉ tổ chửi nhau
    Thứ 2 : Xin lỗi anh Rách vì đã cắt lời anh về việc Tiến Sỹ, nhưng sở dĩ tôi viết vậy là vì thấy anh ở topic nào cũng chả bao giờ coi ý kiến người khác ra gì, tôi nghĩ chắc hẳn anh fải giỏi lắm,, nhưng nếu anh cho là những thứ tôi nói là blah thì đúng là anh chưa biết nhiều.chưa hiểu nhiều.
    @" thứ sáu ngày 13" : Nếu bạn đọc sách của NORMAN hay RENZO rồi thì hẳn phải nhận ra sự phức tạp trong công nghệ của mỗi công trình, mỗi công trình đều được tính toán rất chi ly và chính xác về ánh sáng, gió, sự thuận tiện và văn hoá, để làm sao có hiệu quả cao nhất mà lại đẹp. Nếu bạn thực sự chưa cảm thấy được cái đẹp của KT qua làn da thì đó là sự đáng tiếc lớn..nếu ở nước ngoài thì bạn nên qua trung tâm văn hoá Tjiboul do renzo làm, còn nếu ở VN thì qua Cafe113, đó là cái đẹp đjc cảm nhận chính xác bằng làn da theo nghĩa đen chứ tôi ko hề bóng gió gì ở đây cả,.mong bạn hiểu và đừng lấy thế làm nực cười. Còn cái đẹp cảm nhận bằng tâm hồn chính là văn hóa, bạn đạt được cái đẹp về văn hoá, bạn sẽ đạt được cái đẹp về tâm hồn. Nếu bạn thích 1 ngày tôi sẽ chia sẻ về nội dung trong công trình của renzo, nouvel, hay norman.chứ tôi ko rành về tiểu sử các ông lớn này lắm, mà cũng chả hơi đâu để tìm hiểu làm gì.Khi bạn thực sự hiểu nó bạn mới thấy KT tuyệt vời thế nào, và ko hề dễ để "bắt chước" được.
    Thứ 3: tôi nghĩ nên top cái Phd lại đươc rồi, vô bổ lắm,
  7. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    chào cả nhà , chuẩn bị noel đên đâu rồi ?????
  8. Parfumdete

    Parfumdete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bạn lập ra chủ đề này hay, tuy nhiên nội dung thì quá lủng củng , chả hiểu bạn đang định nói điều gì ?
    Theo tôi bạn nên xác định cụ thể một đề tài ví dụ "Các kiến trúc sư tên tuổi trong lĩnh vực nghiên cứu và sáng tác kiến trúc" mà bạn đă nói ở trên .Nếu không tôi tưởng bạn đang '''' nói thì nhiều nhưng làm thì ...''''
    PS. Ở nước ngoài,theo tôi làm tiến sĩ PHD đa số là theo con đường nghiên cứu và giảng dạy . Sinh viên ra trường kiến trúc rất ít ai theo PHD, vì rất khó...Hy vọng bạn sẽ thành công .
  9. acad66

    acad66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên xin cho acad66 được gửi lời xin lỗi tới tất cả các bác vì sự gián đoạn của mình. Do thời gian và công việc ko cho phép mong các bác bó quá cho.
    Xin được tiếp tục topic bằng một thông tin cho những người quan tâm:
    thứ tư ngày 11 tháng 01 sẽ có một buổi thảo luận về chủ đề Bảo Tàng do KTS RENZO PIANO và các đồng nghiệp thuyết trình tại bảo tàng LOUVRE - Paris. Ngoài những bài thuyết trình của các giáo sư, các kiến trúc sư quay quanh chủ đề bảo tàng thì RENZO PIANO sẽ giới thiệu về các bảo tàng của ông và về công trình : "High Museum of Art, Atlanta. Công trình vừa được ông hoàn thành phần mở rộng và khánh thành ngày 4 tháng 11 năm 2005. ( Phần hiện tại do Richard Meier thiết kế năm 1983).
    (Thông tin chi tiết : http://www.aroots.org/notebook/breve493.html)
    Vì vậy bác nào đang ở Pháp có điều kiện và quan tâm đến chủ đề bảo tàng và các công trình của Renzo thì đến tham gia. Hôm đó chắc acad66 sẽ có mặt nên bác nào không có điều kiện đến mà quan tâm đến buổi thảo luận này, có thể đặt câu hỏi, acad66 sẽ cố gắng hết sức để chuyển tới kiến trúc sư nổi tiếng này. Rất vui khi được chia sẽ cùng các bác.
    Dưới đây xin được phép sưu tầm một số hình hành về bảo tàng mà RENZO vừa hoàn thành:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    nguồn : http://194.185.232.3/index.asp
    Được acad66 sửa chữa / chuyển vào 06:25 ngày 10/01/2006
  10. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    MB này sẽ rõ hơn liên hệ giữa toà nhà cũ của Richard Meier và phần mở rộng của Renzo Piano
    [​IMG]

Chia sẻ trang này