1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi viết - tưởng niệm 8 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( 16/03/2009 ??" 26/03/2009) - T

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi nhienkhong, 16/03/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhienkhong

    nhienkhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Cuộc thi viết - tưởng niệm 8 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( 16/03/2009 ?" 26/03/2009) - TRIỂN LÃM BÀI DỰ THI tr.1 - BGK bắt đ

    8 năm là một quãng thời gian đủ dài để trải nghiệm và chiêm nghiệm những khoảng trống mà người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã để lại trong lòng người yêu nhạc. Đến hẹn lại lên, đêm nhạc "Cánh chim cô đơn" sẽ được tổ chức vào tối thứ sáu, ngày 03/04/2008 để những người yêu mến và trân trọng cố nhạc sĩ được ngồi lại bên nhau, hát và lắng nghe những giai điệu vừa đẹp đẽ vừa xót xa của ông. Cùng với hoạt động thường niên ấy, Diễn đàn nhạc Trịnh - mạng Trái tim Việt Nam Online tổ chức cuộc thi viết - tưởng niệm 8 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với mong muốn được lắng nghe những cảm xúc của các bạn, những người yêu nhạc Trịnh, những cảm xúc hẳn là đang đầy lên và thiết tha hơn khi ngày 01/04 đang đến gần.

    Rất mong chờ sự tham gia và đóng góp nhiệt tình của các bạn.

    Thay mặt Ban tổ chức,

    Nhiên Không.


    DIỄN ĐÀN NHẠC TRỊNH ?" MẠNG TRÁI TIM VIỆT NAM ONLINE
    CỘNG ĐỒNG YÊU NHẠC TRỊNH ONLINE - TFOC


    CUỘC THI VIẾT - TƯỞNG NIỆM 8 NĂM NGÀY MẤT CỐ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN ( 01/04/2001 ?" 01/04/2009)

    1. Mục đích, ý nghĩa
    1.1. Cuộc thi nhằm khuyến khích các cá nhân, nhóm, tổ chức chia sẻ và thể hiện những cảm xúc về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân dịp tưởng niệm 8 năm ngày mất của ông.
    1.2. Qua những bài viết, tác phẩm tham gia, cuộc thi nhắm tới góp phần mở rộng cộng đồng những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn, đưa nhạc Trịnh đến với công chúng một cách sâu sắc và truyền cảm hơn.

    2. Đơn vị tổ chức
    CỘNG ĐỒNG YÊU NHẠC TRỊNH ONLINE - TFOC

    Trụ sở chính: Diễn đàn nhạc Trịnh ?" Mạng Trái Tim Việt Nam Online
    Địa chỉ website: http://ttvnol.com/forum/f_301.ttvn
    Đại diện ban tổ chức cuộc thi:
    Phạm Thanh Hằng (NhiênKhông)
    Tel: 0959.145 .081
    Email: boxnhactrinh.ttvnol@gmail.com

    3. Đối tượng dự thi
    3.1. Là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam hoặc nước ngoài
    3.2. Độ tuổi của thí sinh dự thi là không hạn chế.

    4. Sản phẩm dự thi
    4.1. Bài dự thi ở dạng viết, độ dài không quá 300 chữ, mang nội dung diễn đạt cảm xúc (kỉ niệm, nét ấn tượng?) của tác giả về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cụ thể là cuộc đời, các tác phẩm âm nhạc, văn chương hay hội họa của ông.
    4.2. Sản phẩm dự thi phải thể hiện được mục đích của cuộc thi, không vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam.
    4.3. Mỗi cá nhân dự thi gửi không quá 02 bài viết

    5. Cách thức gửi bài dự thi
    Thí sinh gửi bài dự thi theo 1 trong 2 cách sau đây:

    5.1. Với đối tượng đã đăng ký tài khoản tại mạng ttvnol.com
    Gửi bài thi trực tiếp lên topic ?oCuộc thi viết bài tưởng niệm 8 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn? trên box nhạc Trịnh tại địa chỉ:

    5.2. Với đối tượng chưa hoặc không đăng ký tài khoản tại mạng ttvnol.com.
    Gửi bài thi về địa chỉ email:
    Boxnhactrinh.ttvnol@gmail.com

    5.3. Mẫu đăng ký dự thi:
    Ngoài bài viết (tối đa 300 chữ), mỗi thí sinh gửi bài dự thi cần cho biết các thông tin cá nhân để BTC tiện liên lạc trong quá trình tổ chức:
    Họ và tên:
    Ngày sinh:
    Số điện thoại:
    Email:
    Địa chỉ liên lạc:

    6. Các mốc thời gian của cuộc thi:
    - 16.03.2009 : Phát động cuộc thi và bắt đầu hệ thống bình chọn bài thi online
    - 16.03.2009 ?" 26.03.2009 : Thời gian nhận bài dự thi.
    - 27.03.2009: BTC công bố danh sách toàn bộ bài dự thi cùng mã số trên topic của cuộc thi. Việc bình chọn bài thi online sẽ kết thúc vào 0h ngày 27/03/2009. Một thành viên có thể bình chọn nhiều lần, nhưng chỉ được tính bình chọn cuối cùng.
    - 27.03.2009 ?" 01.04.2009:
    o Công tác chấm thi.
    o Tổng kết bình chọn online
    - 02.04.2009: Công bố top 5 bài thi được lọt vào vòng chung kết. 5 tác giả của 5 bài thi này sẽ được mời đến dự đêm nhạc ?oCánh chim cô đơn?.
    - 03.04.2009: Lễ công bố và trao giải 02 bài thi xuất sắc nhất ở 2 hạng mục giải.

    7. Giải thưởng

    7.1. Năm bài viết lọt vào vòng chung kết:
    - Mỗi tác giả được nhận 02 vé mời tham dự đêm nhạc Cánh chim cô đơn (20g ngày 03/ 04/ 2009)
    - Mỗi tác giả nhận được một bằng khen và chứng nhận của cuộc thi.
    - Mỗi tác giả được tặng 01 CD nhạc Trịnh ?oMẹ - Cánh chim cô đơn?, CD do ca sĩ ?" KTS Thái Hòa cùng những người bạn thực hiện, Phương Nam Corp phát hành.

    7.2. Hai bài viết cho hai hạng mục giải: Giải BGK bình chọn và Giải những người yêu nhạc Trịnh bình chọn:
    - Trị giá tiền mặt: 200,000đ/ tác giả
    - Mỗi tác giả nhận được một bằng khen và giấy chứng nhận ?oGiải đặc biệt? của cuộc thi.

    8. Ban giám khảo
    Hội đồng ban giám khảo gồm có:
    - Nhà thơ Anh Ngọc, người có rất nhiều sáng tác thơ, bài phê bình, báo chí về TCS
    - Ca sĩ ?" KTS Nguyễn Hữu Thái Hòa
    - Nguyệt Ca ?" Điều hành cộng đồng yêu nhạc Trịnh online

    9. Cách thức chấm thi và bình bầu
    - Toàn bộ các tác phẩm dự thi sẽ được đánh mã số dự thi và chuyển cho Hội đồng ban giám khảo
    - Tiêu chí chấm thi của Hội đồng ban giám khảo:
    Khả năng truyền đạt cảm xúc
    Tính sáng tạo, độc đáo
    Tính súc tích, ngắn gọn
    Tính thẩm mỹ
    - Toàn bộ các tác phẩm dự thi sẽ được đưa lên topic cuộc thi và đưa vào hệ thống bình chọn của các thành viên box nhạc Trịnh. Các thành viên box nhạc Trịnh sẽ trực tiếp bình chọn trong topic cuộc thi. Hình thức bình chọn như sau:
    Ví dụ: thành viên A muốn bình chọn cho bài viết có mã số YNT012, sẽ post bài:
    Bình chọn: YNT012, kèm theo đó là một số nhận xét sau khi đọc bài viết hoặc lý do tại sao bình chọn ( nếu có)

    10. Trao giải
    - Giải thưởng sẽ được trao vào đêm nhạc tưởng niệm 8 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cụ thể: 20g ngày thứ Sáu, 03/ 04/ 2009 tại địa điểm tổ chức: phòng trà Vọng xưa, số 8 đường Trần Đại Nghĩa, Q.HBT, HN.
    - Các thí sinh được nhận giải sẽ được nêu tên và lên trực tiếp nhận giải nếu có mặt, hoặc giải thưởng sẽ được chuyển đến tận tay thí sinh nếu thí sinh đó vắng mặt.


    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 28/03/2009
  2. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Không gian trưng bày các bài dự thi
    Không gian số 1.

    YNT01 CÕI ĐÃ TẠM VẮNG ANH - Nam Lê
    Kể từ khi người ca thơ rời bỏ cõi tạm lên đường phiêu linh, chúng ta chỉ còn thấy anh trong tim của mỗi người mộ điệu.
    Dòng nhạc anh cứ cuồn cuộn chảy mãi trong trời đất này, mặc cho chúng ta không còn thấy hình ảnh con người gày gò khắc khổ ấy cất lên giọng ca mỏng manh.Chỉ còn lại đây, những người yêu anh, hằng năm vẫn cất tiếng ca, ngợi ca diễm tình, ngợi ca quê hương hay tiếng hát đau đáu về người Việt da vàng.Nhớ anh, lại nhớ đến những tâm niệm của anh, những nhắc nhớ sống ở cõi đời, nhắc nhớ về tấm lòng và sự yêu thương của con người.Yêu thương nhau nữa đi, bao dung nhau nữa đi.Càng nghe, càng thấm thía, càng thấy mình lớn lên, càng thấy mình yêu cuộc đời này, và càng thấy âm nhạc của anh đã ảnh hưởng thế nào đến mình.
    Chúc anh trên đường phiêu linh, được mỉm cười nhìn quê hương thênh thang, nhìn người yêu thương nhau.
    YNT02 MỘT DÒNG SUY NGẪM - Nguyễn Thị Tình
    Hai lăm tuổi, nghe nhạc Trịnh được 10 năm. Những năm tháng ấy,có lúc tôi say mê nghe. Nghe không chán. Nhưng cũng có lúc tôi hững hờ, hai ba tháng liền không hề nghe một phút. Liệu có phải đó là một tình yêu không trọn vẹn? Tôi không biết và cũng không bao giờ lý giải.
    Có đôi khi tôi nghĩ, nếu một ngày kia, trong đám tang của mình, có những người bạn của mình, biết mình nghe nhạc Trịnh, liệu họ có dám tự tin đứng trước quan tài hay phần mộ của mình để hát một bài Trịnh tiễn biệt mình không? Hay thậm chí chỉ cần nhẩm trong miệng thôi cũng được.
    Lúc đó, liệu tâm hồn mình sẽ cảm thấy được an ủi, ngậm cười mà ra đi, hay lại thấy tiếc nuối cuộc đời, chỉ muốn ở lại. Tôi chẳng bao giờ có được câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi đó cả. Mười năm nay, tôi chưa bao giờ cắt nghĩa được cảm giác phân vân, khắc khoải và day dứt khi nghe nhạc Trịnh. Tôi luôn bị cuốn vào một vòng xoáy mà tôi không bao giờ biết được sẽ đi đến đâu. Tôi còn quá trẻ chăng? Hay mười năm là chưa đủ?
    Song có một điều mà tôi luôn nắm bắt và chắc chắn được đó là tôi đã và đang được nghe những tiếng nói từ trái tim của một tâm hồn luôn yêu thương, khát khao yêu thương và sẵn sàng hiến dâng tất cả cho tình yêu thương đó.
    Tôi biết, bạn nghe nhạc Trịnh khác hoàn toàn với tôi nghe và cảm nhận của bạn cũng khác với cảm nhận của tôi. Ấy vậy mà không hiểu sao, tôi luôn thấy vui và như tìm được tri kỷ khi thấy ai đó hát nhẩm một khúc Trịnh hoặc mỉm cười hỏi nhỏ tôi một câu: ?oBạn cũng nghe Trịnh đó hả??
    Và có lẽ, mỗi lần như thế, bên kia thế giới cũng có một tâm hồn đang mỉm cười và nhủ thầm: ?o Phải chăng, quãng đời đó mình đã sống thật không uổng phí!? rồi lại tiếp tục bay đi nhẹ nhàng cùng làn gió./.
    YNT03 - TRỊNH CÔNG SƠN VÀ NHỮNG THÁNG NGÀY THANH XUÂN CỦA TÔI - Phạm Thanh Hằng
    ?oTôi luôn luôn nhớ thương tuổi trẻ - tuổi của tình yêu nồng nàn. Khi tôi yêu thương cái tuổi đời ngào ngạt hương hoa này thì đồng thời tôi cũng yêu một cõi đời tôi đã mất.? ?" TCS
    Tôi luôn có nghìn nghìn thứ để viết về tuổi trẻ của mình. Vì tôi Hai Mươi tuổi. Và tôi rất nồng nàn.
    Thời thanh xuân của tôi là những tháng ngày yêu đương nồng nàn. Một tình yêu đủ đầy và không thay thế. Thời thanh xuân của tôi là những tháng ngày mải miết đi, đến những miền đất lạ - quen, đến những góc quán quen - lạ, để nối dài thêm cho những mối tình đã bền lâu, đang chớm nở, và sẽ chắp cánh. Thời thanh xuân của tôi là những tháng ngày thảnh thơi không suy tính, ngồi nhấp ngụm trà ấm nóng, nghe tiếng hát khàn khàn của những gã trai không tuổi, đã hát những bản tình ca chậm và nồng nàn ấy đến cả nghìn lẻ một đêm. Thời thanh xuân của tôi là những tháng ngày yêu thương và được yêu thương. Hạnh phúc-đủ đầy-ấm êm.
    Khi nghe Trịnh, đọc Trịnh, ngẫm Trịnh và sống với quá nhiều cảm xúc được thắp lên bởi Trịnh, mặc nhiên tôi nghĩ về Trịnh Công Sơn như một phần của tuổi trẻ mình. Một phần đẹp đẽ và xót xa. Cũng mặc nhiên, tôi đặt Trịnh Công Sơn vào những tháng ngày thanh xuân của ông. Có phải người trẻ tuổi nào cũng có một thời đặt mọi điều vào một thứ trục chỉ xoay quanh tuổi trẻ của mình?
    Nhưng, thật thà tôi hiểu đã 8 năm từ khi người thân, người quen và người đời thắp những nén nhang trước linh cữu người nghệ sĩ tài hoa ấy. Dòng sông ấy đã qua đời. Để mỗi ngày 01/04, không chỉ người thân, người quen mà cả người đời sẽ nhớ đến Trịnh Công Sơn nhiều hơn bao giờ hết, sẽ ngồi bên nhau hát lại, hát mãi, mãi mãi mãi mãi những bản tình ca của ông. Hoặc không, họ sẽ ngồi thật yên, thật thảnh thơi nghe giọng Khánh Ly cũ rè, vừa nồng nàn vừa thờ ơ, nghĩ về những điều Trịnh Công Sơn đã gửi lại đời sống này.
    ?oNhư thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm.?- TCS
    YNT04 - TRỊNH CÔNG SƠN, MỘT CUỘC ĐỜI KÌ LẠ MANG MỘT TRÁI TIM KÌ DIỆU - Vothuongca
    Một con người kỳ lạ đã sinh ra vào ngày cuối cùng của một tháng duy nhất trong năm và ra đi vào một ngày đầu tháng khi không ai ngờ rằng ông sẽ ra đi vào ngày đó. ...Một người đã ra đồng giữa Ngọ ....
    ...một người như từ lâu lắm rồi... đã chiêm nghiệm ra thời khắc mà mình sẽ ra đi ấy..
    Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không
    Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong
    Tan trong cuộc đời làm lời ru êm
    Tan trong cội nguồn...
    Hơn 60 năm một chuyến hành hương đi về với chừng 600 tác phẩm đủ ngẫu nhiên tạo ra không biết bao nhiêu thế hệ yêu nhạc của ông, ngẫu nhiên tạo nên một dòng nhạc kỳ vĩ ung dung dạo chơi giữa cõi vô thường. Nhạc Trịnh đẹp buồn... như một chút hồng phai...Cõi Trịnh đẹp buồn... như nắng vàng phai...
    Hồng đi nhé môi cười giữa ngọ, vàng phai sẽ nhớ em một mùa......
    Âm nhạc Trịnh Công Sơn thế đấy, tựa một dòng kinh lâu bền chảy vào cõi tạm này... ru mềm những tâm hồn sỏi đá, ấm lại những phận người cát bụi, nuôi lành những cuộc tình vá khâu... Dưới nhà nguyện tình yêu ấy, đời sống trả lại ông muôn vàn trái tim mộ điệu - những trái tim bốn mùa vẫn ngồi lại bên nhau, thành kính bên Trịnh Công Sơn và dịu dàng ngân lên những âm giai bất tử...
    Dù đến dù đi tôi cũng tạ ơn người, tạ ơn ai đã cho tôi tình như sao sáng xuống từ trời...
    Cõi Trịnh, một cõi kỳ lạ mang một mùa kỳ diệu...
    YNT05 - CÓ MỘT DÒNG SÔNG ĐÃ QUA ĐỜI - TrangNEU
    Nếu trừ cái hồi trẻ con nghe "bị động" mấy bài Diễm xưa và Biển nhớ từ loa nhà hàng xóm, thì đây là một trong những bài nhạc Trịnh đầu tiên mình nghe đấy bạn ạ. Nghe "chủ động" ấy. Nhạc Trịnh có một đặc điểm là nghe hai lượt thuộc ngay giai điệu, nhưng lời thì đố mà thuộc được, ấy thế mà với bài này, mình thuộc cũng được kha khá. Thích nhất câu "mười năm sau áo bay đường chiều", thích từ hồi mới nghe đến bây giờ.
    Nếu hỏi mình vì sao mà thích nhạc Trịnh Công Sơn thì mình sẽ chỉ nói được hai lý do: Lời hay và nhạc hay. Nói cụ thể hơn thì nhạc Trịnh với mình hơi giống Kinh Phật, nhẹ nhàng trầm lắng, mình thấy ở đó nỗi buồn man mác, cả sự tự do tự tại, và thái độ điềm tĩnh trước tất cả mọi biến cố. Nhưng bây giờ và chắc mãi cả sau này, mình sẽ không thể hiểu hết được nhạc Trịnh.
    Có một dòng sông đã qua đời cũng không nằm ngoài lề trạng thái ấy. Trước mình thấy bài này hay vì cái chữ "mười năm". Mười năm là một khoảng thời gian quá dài đối với tuổi hai mươi, nhiều năm sau tuổi hai mươi mình cũng vẫn thấy mười năm là rất xa.
    Mười năm sau áo bay đường chiều, bàn chân trong phố xa lạ nhiều... Có khi nào bạn tưởng tượng mười năm sau thế nào không, còn mình thì cứ nghĩ đến khung cảnh của một buổi chiều nhiều gió mười năm sau, những người đã mười năm rồi không gặp?
    Có một điều, mình không tin như Trịnh viết, là nhìn nhau ôi cũng như mọi người, mình chẳng tin thế đâu, dù mười năm sau thì có khi đã có mười dòng sông qua đời chứ không chỉ một đâu nhỉ?
    YNT06 MỘT TÌNH YÊU NHO NHỎ... - bizoonzoon
    Tôi biết nhạc Trịnh từ bao giờ nhỉ, có lẽ là rất lâu rồi, từ khi tôi còn là cậu học trò nhỏ hăng hái hát "Em là hoa hồng nhỏ " cho tới " Tuổi đời mênh mông " và " Nối vòng tay lớn ". Nhạc Trịnh với tôi đơn giản là những bài hát về tình yêu cuộc sống trong sáng và tình đoàn kết_theo cách hiểu của tôi thủa ấy. Chỉ đơn giản vậy thôi.
    Tôi yêu nhạc Trịnh từ bao giờ nhỉ, có lẽ là từ khi tôi lớn lên, biết yêu thương, biết hờn giận, biết tới những cảm xúc khác sâu sắc và người lớn hơn. Khi tình yêu chớm nở, tôi hân hoan và tìm thấy niềm vui, niềm lạc quan, yêu cuộc sống trong " Hoa xuân ca ", trong " Đóa hoa vô thường '''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' hay trong " Quỳnh hương ", khi tình yêu tàn úa, tôi tìm được sự đồng cảm và sẻ chia ở " Cuối cùng cho một tình yêu " ," Tình sầu "...Rồi tôi biết đến tình yêu thương đồng loại, yêu hòa bình và yêu những con người da vàng của đất nước Việt Nam nhỏ bé, tôi hình dung ra " Người con gái Việt Nam " như thế nào, tôi cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh trong " Tình ca người mất trí" hay " Tôi sẽ đi thăm "....
    Ở bất kì một trạng thái cảm xúc nào đó, tôi đều cảm thấy nhạc Trịnh tồn tại sự đồng cảm và sẻ chia đến kì lạ....như một người bạn trò chuyện với mình bằng lời ca chứ không chỉ là một bài hát. Có lẽ những tình cảm bản năng nhất và nhân ái nhất đã làm cho nhạc Trịnh gần gũi và thân thiết đến thế. Tôi yêu những triết lý đơn giản mà sâu sắc trong nhạc Trịnh về cuộc sống, về tình yêu, về thân phận con người....Nhạc Trịnh đi vào cuộc sống của tôi đơn giản và nhẹ nhàng tựa như một sự sắp đặt trước. Rồi tôi cũng hiểu nguồn gốc và hiểu thế nào là " Diễm xưa " , " đường Phượng bay ", "con tinh " và " Hạ trắng"....Hiểu và yêu nhạc Trịnh là cả một quá trình và là một tình cảm thực sự chứ không phải là thứ tình cảm một sớm một chiều mà có được. Tôi dành cho nhạc Trịnh một thứ tình cảm nhỏ bé, bình dị và nhẹ nhàng nhất, chẳng cần khoe khoang, chẳng cần ca ngợi, chẳng cần phải phô trương.
    Nghe nhạc Trịnh, tôi hiểu được rằng tình cảm được xây dựng từ những điều giản dị nhất, chân thành nhất và đời nhất thì sẽ bền vững nhất. Đã biết bao nhiêu thế hệ người Việt Nam đã nghe, đã yêu và đã tìm hiểu về nhạc Trịnh và chắc hẳn tình cảm đó sẽ chẳng bao giờ tàn phai, những ca khúc của Trịnh Công Sơn sẽ mãi mãi tồn tại trong tâm trí mỗi chúng ta.
    Thỉnh thoảng, ngồi nghe nhạc Trịnh, tôi thầm nghĩ: sau này, con mình rồi sẽ yêu nhạc Trịnh chứ....hẳn là như thế rồi, và rồi tôi sẽ dạy cháu hát:......Em sẽ là mùa xuân của mẹ, em sẽ là màu nắng của cha...và có lẽ cháu sẽ đi thu nhặt hành trang cho nó về nhạc Trịnh và rồi cháu cũng sẽ hiểu...thế nào là " Diễm..... của những ngày xưa ..."
    YNT07 BÀI DỰ THI -mtn_35
    "Hạ trắng" vang lên đầy da diết giữa trưa vắng từ một ngôi nhà xa lắc lơ nào đó đã miên man choáng ngợp trí óc của một con bé lớp 3, tôi đã nhớ như in khoảng khắc ấy. Khoảng khắc tôi bước vào không gian của ông, nhưng tôi không dám bước qua lằn thời gian bởi tôi là gì mà có thể hiểu những gì ông đã sống, đã viết.
    Bất kì cái gì đầu tiên cũng luôn ám ảnh, bất kì những gì ngẫu nhiên cũng là duyên phận, tôi tin như thế. Tôi đã từng lùng sục từng bài hát của ông, và phát rồ lên khi tìm được, vui mừng và khóc lóc.
    Có đợt tôi nghiền tới mức, tôi nghe từ ngày này sang ngày khác, tôi tưởng như không thể nghe được loại nhạc nào khác nữa. Cái mãnh lực của nhạc Trịnh hút lấy tôi, cuốn lấy tôi. Tôi sợ quá, cố tự dứt mình ra, bắt mình nghe đa dạng hơn, để trở về thế giới trẻ trung của tuổi 22. Nhưng rồi tôi lại phải quay lại để tìm.
    Tôi có tật nghe nhạc Trịnh mỗi khi tôi vui, khi phấn khích, tôi nghe để chùng xuống đôi chút, để không tự đắc, không vui mừng mà bỏ quên thế giới xung quanh. Thoảng khi buồn tôi cũng nghe, tôi nghe vì tôi thấy được những niềm vui, hy vọng nhen nhóm trong những bài ca của ông.
    Hôm nay tôi lại nghe niềm vui ùa về trong những bài hát, trong ?o một buổi sáng mùa xuân ?ođầy nắng, vì tôi còn ngồi đây, viết những dòng về ông, về duyên nợ của chúng tôi, về những ca khúc bất hủ, và về tình yêu không bao giờ tắt nơi tôi.
    YNT08 NHỮNG TIẾNG LÒNG CHÂN THẬT - nguoi_thuong
    Những bài ca của Trịnh Công Sơn tại sao ở lâu và phân tán vào trong lòng người sâu vậy? Bởi khi viết chúng, bản thân Trịnh không cố công thuyết phục, cố công mê hoặc lòng người. Những lời ca đôi khi biến mất, đôi khi hiện ra lấp loá, giản dị và giống con người tới mức họ phải quay lại để nhìn ra mình, tìm thấy mình.
    Rồi những lời ca đó cũng tự nhiên đến độ cho người ta tin rằng chính họ tìm kiếm được lấy bản thân. Nhạc Trịnh đã đến và ở lại với người đời từ đó. Nó giữ nguyên trong mình tính ngẫu nhiên, tính nhìn nhận tự thân - cái giá trị con người muôn đời mong đợi.
    Tôi đâu phải đang hát nhạc Trịnh, tôi đang hát những tiếng lòng tôi thôi.
    YNT 09 TRỊNH KHÚC VÀ TÔI ?" Vũ Nhật Tuấn
    Những chuyện bình thường chẳng thể nào ru mãi những khúc tình ca. Tôi đến với nhạc Trịnh như thế đấy, đơn giản và trọn vẹn trong hai chữ ?obình yên?.
    Tôi trải dài những yêu thương của mình trong từng ca khúc của ông, tôi phiêu diêu trong từng ca từ và thanh âm, để rồi nhặt lại mình trong đó, nguyên vẹn một kiếp người. Từng giai điệu thấm đẫm trái tim, cho dù Khánh Ly đã ?oxay mòn? những khoảng trời mà ông đã vẽ ra giữa cõi con người mờ nhạt.
    Tôi tìm thấy sự ?otạ ơn?, tôi biết mở lòng để yêu thương những điều mà tôi đang có, tôi biết nhận những ?ovết thương? riêng cho mình dù đời có ?ophụ tôi? đến mấy. Tôi học được lòng bao dung, sự yêu thương một tình yêu không trọn vẹn, để một ngày tâm hồn tôi sẽ ?onhẹ nhàng như mây? trôi bềnh bồng.
    Có những nỗi buồn rất ?oTrịnh?, có những tình yêu rất ?oTrịnh?, để cho những Trịnh khúc sẽ ?oru mãi ngàn năm? những yêu thương và buồn tủi giữa cuộc sống trần gian mê mải này.
    YNT10 CÕI ĐÁ TRỊNH ?" Tạ Hòa Phương
    Bằng cảm quan tinh nhạy của một nghệ sỹ tài năng, Trịnh Công Sơn đã nhìn thấu được sự vần xoay của vũ trụ, thấy được cội nguồn sản sinh ra con người và tình yêu, cũng như từng viên cuội lăn, từng hạt bụi bay trên thế gian này, không gì khác hơn là Mặt Trời rạng rỡ: Mặt trời nào soi sáng tim tôi / Để tình yêu xay mòn thành đá cuội. Những viên cuội trắng phau, tròn trịa đã trở đi trở lại trong ca từ của ông: Tôi xin làm đá cuội / Và lăn theo gót hài, hoặc: Như từng viên đá cuội / Rớt vào lòng biển khơi...
    Trịnh như cảm nhận được mọi niềm đau nỗi khổ của nhân gian. Và, tột cùng của những tình cảm con người trong trái tim nghệ sỹ của ông là hình tượng nỗi buồn hoá đá: Người còn đứng như tượng đá trong rừng cây già. Còn đứng, có nghĩa là chưa cam phận, chưa buông xuôi. Trịnh cho ta thấy, hoá đá chưa hẳn là siêu thoát: Làm sao em biết bia đá không đau... Và Đá-Trịnh luôn khắc khoải một niềm yêu: Tình như đá hoài những chờ mong; Sỏi đá trông em từng giờ... Đá của Trịnh không bao giờ là vật vô tri cả. Trái tim ông từng thốt lên một dự cảm vĩnh hằng: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
    Vì thế, không lạ, khi trong ca từ một bài hát của Trịnh không hề có từ «đá », thì tên bài hát vẫn là "Tuổi đá buồn". Đó là cõi đá của riêng Trịnh Công Sơn, của người nhạc sỹ, thi sỹ, họa sỹ tài danh của Việt Nam trong thế kỷ hai mươi.
    Được nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 25/03/2009
  3. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Không gian trưng bày các bài dự thi.
    Không gian số 2.
    YNT11 - Trịnh Công Sơn- NGƯỜI TÌNH CỦA CUỘC SỐNG - Tác giả: Phan Tú
    Đã 8 năm kể từ ngày nhạc sĩ tài hoa: Trịnh Công Sơn kết thúc cuộc hành trình dương thế. Nhạc sĩ đã đến giữa cuộc đời này, sống và viết hết mình, viết bằng cả tâm hồn và nhiệt huyết, rồi ra đi.. để lại cho đời nhiều khúc ca bất hủ?
    Trịnh Công Sơn được coi là ca nhân- người hát thơ về tình yêu. Tình yêu anh viết không phải là tình cảm vụn vặt, uỷ mị mà trái lại rất cao khiết, thánh thiện : Tình yêu như cơn bão đi qua địa cầu?Tình yêu như đốt sáng con tim tật nguyền?Tình xa như trời. Tình gần như mây khói. Tình trầm như bóng cây. Tình reo vui như nắng. Tình buồn làm cơn say?Những tình khúc của anh ngày càng làm lắng đọng nỗi đam mê của con người như chính men say của tình yêu?
    Tình yêu trong nhạc Trịnh còn là tình yêu quê hương, đất nước. Nhạc sĩ nói đến sự vô lý của chiến tranh (người chết hai lần, thịt da tan nát); tội ác của bom đạn (Một buổi sáng mùa xuân/ một em bé ra đồng/ đạp trái mìn nổ chậm/ xác không còn đôi chân)? Những bài hát về quê hương của Trịnh không còn những ẩn dụ, những hình ảnh biểu tượng hay hơi hướng siêu thực. Anh trang trải tình yêu với những người già co ro, em bé loã lồ, bà mẹ lom khom tìm con trên bãi vắng?
    Quê hương cũng có khi là con phố với những kỷ niệm một thời :" Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng. Nhớ phố xưa chưa quen biết tên bàn chân?". Hoặc phố cổ Hà Nội cổ kính, linh thiêng :" Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đổ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu"?
    Trịnh Công Sơn còn được coi là triết gia về thân phận con người. Anh viết về nỗi khắc khoải ngàn đời của con người :" Bao nhiêu năm rồi còn mãi đi xa. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt?". Cái chết thì chỉ như một chuyến lãng du: " Hòn đá lăn bên đồi. Hòn đá rớt xuống cành mai. Rụng cánh hoa mai gầy. Chim chóc hót tiếng qua đời. Người ôm lấy muôn loài. Nằm trong tiếng bi ai"?
    Sau cuộc hành trình dài "rong chơi cùng nhật nguyệt", Trịnh Công Sơn đã " ra đi về chốn xa xăm cuối trời" để hoá thân cùng cát bụi. Nhưng tên tuổi và những khúc ca của anh sẽ mãi sống với những đời sống không- thời- gian...
    Tháng 3/ 2009
    YNT12 - Ước gì quay ngược thời gian! - Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Sâm
    Tôi mê nhạc Trịnh từ năm mười lăm tuổi. Ngày ấy, anh hàng xóm cạnh nhà hay ôm ghi ta đàn, hát rất nhiều bản nhạc hay. Nhưng lắng đọng trong tim tôi là ca từ ?oGọi nắng trên vai em gầy, đường xa áo bay? Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau?? hay ?o Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, ...ngày sau sỏi đá vẫn còn có nhau??. Rồi tôi biết đó là bản ?oHạ trắng? và ?oDiễm xưa? cuả cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Thưở đó tôi nào có hiểu gì về tình yêu, nhưng tôi rất thích nghe giai điệu và ca từ nhẹ nhàng, tình cảm, da diết của bài hát.
    Lớn lên, càng nghe nhạc Trịnh tôi càng yêu thích. Tôi mua rất nhiều băng, đĩa nhạc Trịnh. Tôi thuộc gần như hầu hết các bài nhạc của anh. Tôi biết làm thơ và viết khá nhiều thơ về tình yêu, về thân phận con người.
    Hàng ngày, tôi hay đi làm ngang qua ngôi nhà của anh ở đường Phạm Ngọc Thạch, đã nhiều lần tôi rất muốn vào thăm anh như là một người hâm mộ, và hy vọng anh dạy cho phổ nhạc mấy bài thơ cuả tôi! Nhưng rồi tôi cứ ngại ngần, sợ anh không tiếp.
    Những đêm nhạc Trịnh tổ chức ngoài trời ở quán ?oThanh niên? tôi đều có mặt, để được nghe, và để ?được thấy anh lên sân khấu khi thì hát cùng ca sỹ, khi thì anh trò chuyện rất thâm mật, giản dị cùng với khán giả. Sau này tôi rất tiếc là mình đã không mạnh dạn gặp anh ?
    Tôi chỉ được gặp và nghe anh nói chuyện lần cuối tại đây, khi ấy anh bắt đầu bị bệnh, giọng anh đã yếu. Anh gầy guộc, chậm rãi đi lên sân khấu hát bài ?o Nối vòng tay lớn? , tất cả khán giả đều nồng nhiệt hát theo?
    Vóc dáng anh nhỏ bé, mong manh nhưng tâm hồn thì vĩ đại vô cùng! Hãy nghe nhạc của anh, và lắng nghe tâm hồn mình thanh thản, nhẹ nhàng giữa ?obờ cát trắng đêm khuya?, nghe lời ru ?ovang vọng một đời? để ?omỗi ngày tôi chọn một niềm vui? sống những năm tháng đẹp đẽ để rồi? một mai ?otrở về với cát bụi? nhẹ nhàng, hư vô.
    ?Ngày mồng một tháng tư buồn thảm ấy, vô tình đi qua đường nhà anh, chợt thấy xe tang xếp đầy hoa trắng! Tôi cố kìm nén những giọt nước mắt xót thương vô hạn. Dòng người ngày một dồn lên tắc nghẽn hàng giờ đường Điện Biên Phủ. Nhớ thương anh vô cùng! Chợt thấy đời người mong manh quá! Anh đã đi về với chốn thiên thai! Đã không còn ?oở trọ? cuộc đời. Nhưng những bản nhạc của anh vẫn còn sống mãi với chúng ta, với cả thế giới.
    Ứơc gì quay lại được, hỡi thời gian!
    YNT13 TÔI VÀ TRỊNH - Đậu Thị Dung
    Đó là ngày mưa bụi tháng Hai, tôi bước chân vào phố Phái nhìn phố dài hút tầm mắt theo năm tháng rêu hoang rồi chợt nhớ đến phố Trịnh rong ruổi những cơn mưa thiên thu vào mùa chưa dứt.
    Tên đời là cõi tạm, tên tình là phôi pha. Trịnh nhìn sự vật như đốm nắng chiều dễ tàn lụi rồi đêm về giăng kín mịt mùng. Chỉ khi xa cõi tạm này, loài người mới thôi rệu rã, lê thê. Ở nơi đó, gió hoang vu không hát nữa, loài người ngoan hiền những giấc mơ rong. Đó là cõi thiên thu không còn không mất, cõi ngàn năm một lối đi về.
    Với tôi, nhạc Trịnh mãi là ám ảnh. Vì sao nghe rồi yêu đến mệt mỏi tôi không biết. Đã có lúc tôi sợ những nốt nhạc ấy, sợ chất giọng Khánh Ly ma mị cột chặt vào không thể thoát ra, sợ thế giới của chim ưu phiền mang đầy nắng quạnh hiu, thế giới của tình sầu, tình xa, tình vọng, lời buồn thánh niệm trầm buổi chiều chủ nhật cô liêu. Nhưng rồi không hiểu sao tôi vẫn đi về đó như một kẻ mộng du, xa vắng và cô đơn.
    Tôi vẫn ngồi đó, chôn chân trong những bạc khúc của Trịnh. Lời bề bộn này rồi sẽ tan đi như khói. Những giấc mộng của đời không thực này cuối cùng chỉ là phù du. Sau làn mưa bụi nhạt nhoà cả này, tôi đi rồi có gặp con nắng nào không?
    Chỉ biết bây giờ, đêm và Trịnh là tri kỉ!
    YNT14 HAI LẦN BỊ ĐÁNH VÌ HÁT NHẠC TRỊNH - Lê Minh Hoàng
    Tôi thuộc khá nhiều nhạc Trịnh nhưng chỉ hát khi ?o bị? đề nghị và oái oăm làm sao, trong những lần phải hát như thế có 2 lần tôi bị đánh.
    Đầu năm 1973, sau khi hiệp định Paris được ký kết, lúc đó tôi đang học lớp 9 ở một trường trung học nhỏ. Cứ hai tuần một lần vào sáng thứ hai học sinh chúng tôi phải tập trung nghe tuyên truyền về ?o Cộng sản Bắc Việt xâm lược, ********* phá hoại??. Tuyên truyền viên duy nhất là ông phó quận . Lúc nào ông ta cũng mặc bộ quần áo đen của lính bình định nhưng lại đội nón tay bèo và mang dép ?o râu?. Chừng nửa giờ cuộc tuyên truyền xong và lần nào cũng vậy, học sinh phải hát vài bài. Các lớp trên hát trước, thường là những bài về lính cộng hòa. Có bài sau này tôi mới biết là tâm lý chiến. Ví như Tiếng chim gọi đàn, Nhịp cầu tri âm?Sáng thứ hai nọ đến lượt lớp tôi. Tôi là lớp trưởng nên bị đùn lên. Nhớ bài Nhịp cầu tri âm có câu mở dầu : ?o Người từ là từ phương bắc, đã qua dòng sông?? cũng ?o Từ Bắc vô Nam??, tôi hát bài Nối vòng tay lớn. Cả sân vỗ tay theo một cách hứng khởi làm tôi hát đến hai lần. Nhưng sao ông phó quận không vui như mọi lần ?
    Sau khi vào lớp, giám thị xuống gọi. Tôi lên phòng hiệu trưởng, ông quận cũng ở đó. Tôi vừa khoanh tay thưa thì bất thần ông ta đứng dậy và giáng cho tôi một tát tay chúi nhủi. Mắt hoa tai ù cả lên. Ông phó quận nghiến răng gầm ghè : ?o Ai xúi mày đồ công sản con?? Thật tình tôi hát vì thuộc và thích chứ nào có ai xúi đâu. Lần này tôi bị đánh theo nghĩa đen.
    Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi đang là bí thư chi đoàn cơ quan. Trong một buổi sinh hoạt lệ, tôi lại ?o bị? đề nghị hát. Tôi hát bài Em còn nhớ hay em đã quên. Ngày hôm sau bí thư chi bộ triệu tập họp chi đoàn đột xuất và tôi bị ?o đánh? tơi tả và cuối cùng, tất cả đoàn viên trong chi đoàn theo ánh mắt của bí thư chi bộ lần lượt đưa tay biểu quyết tán thành cách chức bí thư chi đoàn của tôi vì cái tội hát bài hát đang bị cấm. Mà thật tình tôi cũng không biết ai cấm và vì sao cấm. Lúc đó thì đành chịu. Lần này cũng bị đánh nhưng theo nghĩa bóng.
    Giờ đã quá năm mươi chẳng ai còn đề nghị hát nhưng ngẫm lại, mình cũng có duyên với nhạc Trịnh.
    YNT15 BÀI DỰ THI - Đinh Đức Long
    Nếu có một cuộc bình chọn ?oHiện tượng âm nhạc lớn nhất Việt Nam thế kỷ XX?, tôi sẽ không ngần ngại bỏ phiếu cho Trịnh Công Sơn, và chắc chắn rằng số phiếu của ông sẽ không hề nhỏ?
    Nhạc Trịnh Công Sơn từng được giải thưởng Đĩa vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con trong Ca khúc da vàng phát hành trên 2 triệu bản năm 1972 có mấy ai quên?
    Mỗi khi nghe một bài hát, công chúng phát hiện ra người nhạc sỹ của mình, Trịnh Công Sơn đó, dấu ấn riêng luôn tạo ra ấn tượng không dễ gì phai nhạt.
    Vào cái ngày Trịnh ?ovề làm cát bụi?, hàng nghìn người lầm rầm hát đưa tiễn ông về chốn ?ohư không?. Tình khúc Trịnh Công Sơn trở thành Thánh ca, tất cả mọi người đều trở thành ?ongười tình?, thành ?obạn bè? của Trịnh?
    Để viết được tình ca, chỉ cần một nguồn cảm hứng nhưng để viết được nhạc phản chiến, phải cần một trái tim. Nhạc Trịnh Công Sơn mang một thứ tôn giáo, tôn giáo của tình thương mà nền tảng là một thứ triết lý riêng Trịnh Công Sơn tạo nên từ quan niệm của Đạo Phật và chủ nghĩa hiện sinh phương Tây. Giữa hai làn đạn, Trịnh chỉ biết dựa vào âm nhạc để thể hiện khát khao sống bình yên và an lành, chuyển thông điệp của con tim đến mọi người dân máu đỏ da vàng.
    Trịnh Công Sơn là thế! Một nhân cách lớn, một tài năng trác tuyệt với một thế giới nghệ thuật riêng. Tất cả tạo nên một ngọn núi luôn chờ những kẻ đủ TÂM, đủ TẦM chinh phục?
    YNT16 BÀI DỰ THI - Ngô Thị Thủy
    Ngày mùng 1.4.2008, bắt đầu giờ học, cô xách một chiếc ghita lên lớp. cả lớp ngơ ngác không hiểu. Cô vẫn giảng bài bình thường như mọi ngày. Cả lớp chú ý lắng nghe nhưng thực ra vẫn tự đặt những câu hỏi??? về cây đàn ghita.
    Tiết cuối ngày học hôm đó, cô mới nói lí do vì sao có cây đàn: "Cô là người rất mê nhạc Trịnh. Với cô, đây là thể loại nhạc được ưa thích nhất. Hôm nay cũng là kỉ niệm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cô dành một tiết học để cả lớp mình cùng bày tỏ tấm lòng thành kình yêu thương tới nhạc sĩ...". Chúng tôi đã hát say sưa những bài nhạc Trịnh. Đó cũng là hôm đầu tiên tôi có khái niệm yêu nhạc Trịnh.
    Có lẽ tôi là người đến với nhạc Trịnh hơi muộn. Điều đó làm tôi nhiều phần ăn năn. Nhưng sau buổi học hôm đó, tôi say mê nó đến cuồng nhiệt. Tôi thích nghe nhạc Trịnh về đêm, có lẽ đó là lúc người ta đối diện thực nhất với con người mình... Và cũng thích nhất: "Một cõi đi về".
    Người ta vẫn luôn muốn lắng lại sau bộn bề những lo toan. Người ta vẫn muốn tìm về một chốn bình yên để thấy nhẹ lòng sau muôn vàn nhức nhối. Nhạc Trịnh đem lại cho tôi cảm nhận ấy.
    YNT17 BÀI DỰ THI - Linh Nguyen
    Có lẽ trong số những người yêu nhạc Trịnh tôi là người nghe ít nhất. Tôi tự nhận thấy điều đó. Có nhiều người có thể kể vanh vách các sáng tác của ông, có thể nhớ rất nhiều câu chuyện liên quan đến ông, có thể hát rất hay nhạc của ông? Tôi không làm được những điều đó và nói không ngoa thì tôi là ngoại đạo trong cụm chữ ?oyêu nhạc Trịnh?. nhưng nó không có nghĩa tôi là người thích nhạc Trịnh cho nó có, cho nó hợp thời hay thế nào đó. Bởi tôi biết rằng có gì đó rất lạ mỗi khi tôi nghe nhạc Trịnh. Đó không chỉ là sự rung động trong sâu thẳm tâm hồn mà còn là sự đồng điệu tôi tìm thấy trong ca từ và giai điệu trong các sáng tác của ông với những gì tôi trải nghiệm. Mỗi lần nghe là một lần cảm khác nhau. Mỗi lần nghe là một lần phát hiện ra điều gì đó mới hơn cho riêng tôi. Tôi không muốn tìm và nghe bằng được bài hát này bài hát kia của ông bởi đơn giản tôi muốn ở vào một hoàn cảnh nào đó tôi lại được nghe nhạc ông vang lên một cách tự nhiên. Tôi muốn để dành những lần nghe như thế. Và chính điều đó giúp tôi yêu nhạc Trịnh. Có lẽ tôi yêu nhạc Trịnh chẳng giống ai?
    YNT18 RU ANH - Cao Ngọc Bích
    Kính tặng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Từ thuở mười ba
    Theo anh về gác trọ
    Chập chùng mây viễn xứ
    Giăng đầy lối nhỏ rong rêu
    Địa đàng hoang vu cánh vạcnghiêng chiều
    In dấu chân ai về miền cát trắng
    Nơi em sớm chiều vai gầy gánh nặng
    Nơi mẹ một đời nước mắt mồ hôi
    Nơi ấy đêm đêm đại bác ru người
    Giấc ngủ hoả châu lập loè mộng mị
    Nơi ấy hắt hiu đèn vàng phố thị
    Đơn côi chân về vườn cũ tường vi
    Người chưa kip về đã lại ra đi
    Kiếp trọ trần gian loanh quanh mỏi mệt
    Thôi, ngủ đi anh - rừng xưa đã khép
    Cát bụi vô thường
    về với
    thiên thu
    Nghĩa trang Gò Dưa, ngày Anh mất
    * Những chữ in nghiêng là ca từ của NS Trịnh Công Sơn
    YNT19 TA VẪN LUÔN GẶP NÚI - Nguyễn Quang Vinh
    Vâng , ta ( là tôi ?" bạn ?" anh ?" chị..) vẫn hôm nào cũng thấy còn có Ông trong cuộc đời chung rộng lớn,dù rằng đã 8 lần 365 ngày- người mang tên có nghĩa là ?onúi? đã ?o khuất núi?- để về cõi muôn thuở vĩnh hằng.
    8 năm ấy, có ban mai- chiều buông- khuya đêm nào mà không có những ca khúc đậm chát tâm khúc của Trịnh Công Sơn chẳng dìu dặt ngân vang song hành vạn bước dấn lên.Trên sàn diễn hoành tráng- nơi quán bar xinh nhỏ ?" ở một căn phòng lắm cửa sổ đón những cánh hoàng lan toả thơm...vv, hôm nào cũng thủ thỉ những giai điệu mà thoáng nghe nét nhạc đầu tiên , ta biết ngay do Ông sáng tạo.
    Và Hà Nội sắp tròn ?o nghìn thu Thăng Long? ơi, sao cứ mỗi chớm thêm lần vào 8 mùa đẹp nhất trong năm ấy, tôi chẳng thể quên thầm hát ?o cây com nguội vàng, cây bàng lá đỏ ? nhớ tới một người??, hát với rừng rực cảm xúc theo từng ca từ cứ vỗ sóng vào hồn .Để , nếu được bình chọn, dám xin đề cử ?o Nhớ mùa thu Hà Nội? vào 1 trong 3 bài hay nhất về mùa ấy của Thăng Long.
    Xong, trên tất cả các ?ohạt ngọc? mà Ông, sức đồng hành lớn nhất với hôm nay và mai sau thuộc về ?o Nối vòng tay lớn?.Tôi đã nhiều lúc lặng người, tách riêng ra khỏi đám đông, để nghe và nhìn những người Việt yêu dấu vừa hát ?" vừa nắm tay xoay vòng tròn: ?oRừng núi giang tay nối lại biển xa?Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam??ở trường cấp 1 dưới chân núi Hoàng Liên- ở Nam Giang ( Quảng Nam) ngày khởi công một đoạn của đường Hồ Chí Minh.Đất nước hôm nào cũng có , và sẽ ngày càng nhiều cuộc ?o đồng lòng ra quân? như thế, để sẽ vạn triệu lần ?o ?và nụ cười nổi trên môi? vang tầm cộng hưởng.
    Chỉ vậy thôi, đủ để hạnh phúc lắm lắm rồi khi hằng ngay ta luôn gặp ? ?oNúi?!
    được nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 26/03/2009
  4. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Không gian trưng bày các tác phẩm dự thi.
    Không gian số 3.
    YNT20 NƯỚC MẮT RUNG CUNG ĐÀN - Bảo Thanh
    Một ngày mùa hè buồn, lặng lẽ đón cái chết của ông. Từng cơn gió rít khô cóng trên từng cánh lá, trên đầu lưỡi của mỗi con người .
    Ông qua đời trước cái sôi động náo nhiệt của cuộc sống và nền âm nhạc thời đại đang trên đỉnh cao, những đỉnh cao vô định hướng, một cách ngạo ngược và điên dại.
    Bầu trời để tang ông, hoa cỏ ẩm ướt rũ rượi, mặt trời sưng húp, những tảng mây nặng sương vung vãi trên những rừng thông.
    Ông qua đời trong thời đại phồn vinh, trong từng tâm hồn đang thay da đổi thịt. Lẽ ra, ông không nên chết lúc này, cái chết của Ông hình thành cho ta cảm giác côi cút, đau nhói con tim người.
    Thật ra, tôi cũng có những sóng gió trong cuộc đời, những nỗi bất hạnh và nếu một ai đó hỏi về mình, tôi thật sự khó diễn đạt. Viết về Trịnh Công Sơn lúc này cũng khó như vậy.
    Đó là nỗi bất hạnh đối với ai yêu thơ nhạc của Trịnh Công Sơn, một con người mềm ra từ hoa cỏ, khao khát trong tình yêu, đồng cảm với mọi thứ, giản dị trước những cao sang. . .
    Ông là lương tâm của chúng ta, là tinh hoa của chúng ta. Lời thơ không lừa dối một đứa trẻ, không làm phiền một người già.
    Chúng ta không thể dối mình về sự nghiêm khắc với những ý đồ mà thơ nhạc của Trịnh Công Sơn đã mang đậm chất cân bằng và chia sẻ.
    Đến với âm nhạc của Ông, mỗi người đã tìm ra cho mình một chân lý. Ông đã khai quật được nỗi đau đời từ con người cho đến thiên nhiên. Ai cũng có thể tìm thấy trong ông một dũng khí, đó là lý do để nhìn lại cội rễ tài năng nội tại của mình trong sâu thẳm nghĩ suy.
    Một Trịnh Công Sơn của Một thời, giờ bỏ lại Người - bỏ lại Ai? Rồi đây, chẳng biết bao tài năng đang lên cao vội tụt xuống, rồi lướt qua đời nhau như cái bóng; chẳng mấy chốc bị quên lãng trong chuỗi thời gian vô tâm đến tận cùng.

    YNT21 ĐÀ LẠT NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN - Trần Thanh Hùng

    Thấm thoắt, đã tám năm, Trịnh bỏ mọi người, trên đôi cánh thiên thần, Trịnh về với mây ngàn gió nội. Trịnh bỏ tiếng vó ngựa lóc cóc trên con dốc vắng mỗi sớm mỗi chiều. Trịnh bỏ ngàn thông trầm tư trong sương lạnh. Nhưng người Đà lạt không bao giờ quên Trịnh. Ở đây luôn có những bản tình ca bất tử của Trịnh vang lên, trên môi người bán rong, trên những môi người làm vườn trồng hoa hay ở những buôn làng heo hút.
    Mỗi một lần ngẫm nghĩ, sau mỗi một lần nghe lại một ca khúc của Trịnh Công Sơn, tôi lại như ?ongộ? ra được một điều mới mẻ. Tôi cứ nghĩ, những giai điệu thiết tha, những ca từ khúc chiết thấm đẫm tình yêu thương con người mà phảng phất ?omùi thiền ?o của Anh, phải chăng là một loại ?othánh ca? của một thứ tôn giáo nào đó? Tôn giáo đó, bây giờ ?" khi Anh đã vĩnh biệt chúng ta sáu năm trời ?" khoảng thời gian đủ để lắng lại ?" tôi đã gọi được tên : tôn giáo ?o Tình Yêu Con Người?. Và trong thế giới tôn giáo đó, Anh là một Mohamet ?" một nhà tiên tri, một người truyền đạo không mệt mỏi, một Thiên sứ đi lang thang trong cuộc đời để mặc khải cho mọi tín đồ về khoảng khắc vô thường, ngắn ngủi của kiếp người, để mong mọi người sống nhân hậu hơn, bao dung hơn và yêu thương nhau hơn... Trong thế giới tôn giáo đó của Anh, không có Trời, không có Phật, Chúa và cũng không có Thánh Ala, mà chỉ có CON NGƯỜI với nghĩa viết hoa.
    Cũng đã tám năm qua, thêm một cánh ?oChim Việt? nữa trong ?oĐàn Chim Việt? của Văn Cao vỗ cánh bay vào cõi Thiên thu. Và ?oCành Nam? mà những cánh ?oChim Việt? lớn như Văn Cao, Trịnh Công Sơn đã từng đậu sẽ mãi mãi là một khoảng trống lớn không bao giờ bù đắp được.
    Từ những ngày xa lắm, lúc Trịnh ghé thăm Đà lạt, cho đến nay, Đà Lạt vẫn có Quán Cá phê nhạc ?oMột cõi đi về?, lại có quán Karaoké ?oDa vàng? ở đường Bùi Thị Xuân; cũng có quán Tình nhớ, quán Biển nhớ, quán Ướt Mi, quán Hạ Trắng. . . Mọi người luôn nhớ Anh ?" một cách nhớ thật đặc biệt và cũng rất Dalat.
    Cũng biết đời người ngắn ngủi như ?obóng câu qua cửa sổ?, nhưng một thời ?oở trọ? mà để lại được một gia tài đồ sộ trong lòng người yêu âm nhạc như Anh chắc cũng chẳng có mấy ai.
    Anh Sơn ơi ! Đà lạt luôn nhớ Anh ?" một thi sỹ - nhạc sỹ ?" một Thiên sứ. Và lòng người cũng như cỏ cây hoa lá, sỏi đá Đà lạt vẫn mong một ngày nào, hương hồn Anh lại ?o theo chân ngựa về? thăm lại chốn xưa.
    YNT22 MỘT MIỀN TRỊNH TRONG MĨ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI - Lê Trí Dũng
    8 năm sau khi nhạc sỹ Trịnh Công Sơn qua đời, nguồn Trịnh chưa hề vơi cạn trong lòng công chúng mến mộ, cảm thụ âm nhạc Trịnh với những cách thể hiện riêng, phá cách luôn được giới nghệ sỹ khát khao tìm kiếm và ở một góc độ nào đấy nó cũng được giới thưởng ngoạn hết lòng cổ vũ, đơn giản vì nó làm đậm hơn, sâu sắc hơn cho một tình yêu lớn đã vượt ra khỏi biên giới và không gian nước Việt, song tất cả những tấm lòng dành cho Trịnh Công Sơn và âm nhạc của ông dường như chưa bao giờ đủ, với hội hoạ và mỹ thuật cũng vậy, những khám phá, trình diễn dưới góc nhìn của giới hoạ sỹ đang ngày một đưa nhạc Trịnh đi theo những miền riêng.
    Ngày tôi đến Sài Gòn (tháng 1/2009) tham dự cuộc trình diễn giữa đất và lửa của một nghệ nhân gốm trẻ đất Bắc thì Phạm Trí đang tất bật cho một cuộc triển lãm tranh đương đại ở Mỹ, một khuynh hướng sáng tác hoàn toàn mới theo trường phái bán hiện thực dựa trên sự kết hợp của nhiều chất liệu độc đáo, những dự đoán cho bước đột phá của Phạm Trí sau triển lãm này đã bắt đầu được nhen nhóm, thì giờ đây, một miền Trịnh đang hình thành để ra mắt công chúng mến mộ tại Sài Gòn vào tháng 4.
    Với ý tưởng cách tân nghệ thuật, đưa hiệu quả mỹ thuật thoát ra khỏi những gò bó bởi những chất liệu truyền thống, Phạm Trí đã thành công với những đột phá táo bạo của mình, đó là bằng compo*** để tạo nên ?oMột cõi đi về? với ý niệm về luôn hồi và những hệ luỵ của cuộc đời; với sơn mài kết hợp dát vàng trên giấy cotton để tạo nên ?oRừng xưa đã khép? cho hoài niệm về một cuộc tình dưới ngôn ngữ hội hoạ; lá khô mục trên nền giấy catton bọc vải dát bạc để tạo nên một ?oRu tình? cho những chất chứa buồn vui, trăn trở trong tình yêu, hay một ?ođoá hoa vô thường? cho những cảm nhận đầy màu sắc nhân sinh quan theo triết lý Phật giáo; đặc biệt với tác phẩm ?oĐi - về? thể hiện chân dung Trịnh Công Sơn với góc nhìn bán hiện thực như đưa chúng ta vào sâu hơn trong cõi Trịnh, như hiện thực, như hư vô mà đầy tình yêu thương.
    Mảng màu sắc chủ đạo trong tranh Phạm Trí là những nét đượm buồn, nó tái hiện từ cõi lòng những tiếng gọi của tình yêu da diết, lẩn khuất trong đó là những hờn ghen giận tủi, những sự đi về của vô thường, của con người trong một kiếp trầm luân, phong ba, nó phảng phất đâu đó hiện thực, hư vô, vĩnh viễn kiếp nghệ sỹ đang bị đè nặng bởi những gánh nợ trần ai, những khối tình, những hệ luỵ, những ràng buộc như níu kéo, như giải thoát cho người nghệ sỹ. Những sự vô định ấy kết hợp với ca từ của nhạc Trịnh, ca từ đó là thơ, văn chương, triết học, tư tưởng chứ không phải âm nhạc đơn thuần, ở phương diện nào đấy đã gặp nhau để cho Phạm Trí một nguồn cảm hứng mới, làm cho nghệ thuật đi theo những miền riêng, tôi gọi đó là một miền Trịnh ở trong tranh Phạm Trí.
    Sự gặp gỡ này theo Phạm Trí đó là một cuộc gặp không định trước, nó cũng hết sức ?ovô thường?, như sự ào ạt trở về từ những cõi mù sương, thiên định, và nó được hiện thực hoá bằng ngôn ngữ hội hoạ để làm nên tình yêu cho một tình yêu lớn, đó là Trịnh Công Sơn với âm nhạc của ông.
    Lê Trí Dũng
    Chú thích ảnh:
    - Ảnh 1: Tác phẩm ?oĐi-Về?, chân dung Trịnh Công Sơn
    - Ảnh 2: Tác phẩm ?oNhư cánh vạc bay?
    - Ảnh 3: Tác phẩm ?oRu tình?
    - Ảnh 4: Tác phẩm ?oRừng xưa đã khép?
    - Ảnh 5: Tác phẩm ?oĐoá hoa vô thường?
    - Ảnh 6: Tác phẩm ?oMột cõi đi về?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    YNT23 - TRỊNH CÔNG SƠN - NGƯỜI ĐÃ YÊU CUỘC ĐỜI BẰNG TRÁI TIM - Tác giả: langtu4 (Nguyễn Bình Phương)
    Tôi biết đến nhạc Trịnh sau bao nhiêu dòng nhạc khác nhưng tôi lại neo đậu lại với Trịnh.
    Không hẳn là si mê vì có đôi khi sợ nghe nhạc Trịnh .
    Không hẳn là xu thời vì nhạc Trịnh không bao giờ là mốt thời thượng và vì quanh tôi ít người thích nhạc Trịnh .
    Tôi yêu nhạc Trịnh theo cách của Trịnh : thật lòng !
    Cái thật lòng ấy thật giản đơn mà sâu sắc .
    Bạn có thật lòng với người không ?
    Bạn có thật lòng với chính bạn không ?
    Tôi thường hát thầm cho tôi nghe lời : " ...dạy cho con tiếng nói thật thà ,mẹ mong con chớ quên ......" , " ...những đồng cỏ lá từng giọt sương thu yêu em thật thà .." , " ...những sáng mênh mông tôi ngồi nhớ yêu em trái tim thật thà..''''''''''''''''
    Còn gì hạnh phúc hơn khi được yêu với một trái tim thật thà. Còn gì đáng sợ hơn những mối tình vờ, những mối tình hờ.
    Đã có nhiều bài viết về nghệ thuật ngôn từ ( những ca từ lấp lánh ) , về tình yêu con người ( qua những bản tình ca bất hủ ) , về tình yêu hoà bình ( qua những bản nhạc phản chiến ), về tính nhân bản ( luôn đau đáu kiếp nhân sinh bằng những bản du ca về thân phận con người ) ...nhưng trên hết và xuyên suốt những
    điều ấy là : tiếng nói thật thà !
    Trịnh đã yêu thật , chờ đợi thật, hy vọng thật , phẫn nộ thật , đấu tranh thật ...
    Đó mới là điều khiến tôi yêu Trịnh thật .
    Lời nói thật lòng này là nén tâm nhang trong ngày giỗ Trịnh .
    Chúng ta hãy cùng đến với Trịnh với một tấm lòng chân thật và rồi để gió cuốn đi...để gió cuốn đi.....
    YNT24 - NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI DƯNG - Tác giả: Nguyễn Thị Thuận
    Chẳng họ hàng, chẳng bạn bè, chẳng quen biết, chỉ là người dưng, vậy mà những giọt nước mắt cứ nghèn nghẹn từng giọt lăn dài khi tôi đang vừa ăn sáng vừa xem thời sự trước khi đi học vào buổi sáng thứ hai ngày mùng hai tháng tư năm hai ngàn lẻ một, một ngày sau khi Trịnh Công Sơn rời xa cõi tạm.
    Đã một ngày trôi qua nhưng dường như tôi vẫn chưa thể tin rằng mình sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được gặp và trò chuyện với người nhạc sỹ mà tôi đã si mê từ rất nhiều năm. Một cảm giác hẫng hụt và cảm thấy cuộc sống như chẳng còn ý nghĩa gì nữa chiếm trọn đầu óc của một con bé học lớp 12 là tôi.
    Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ mãi mẩu tin ngắn buổi sáng ấy, cái mẩu tin không bất ngờ về sự ra đi của một người dưng nhưng đã khiến tôi đau đớn như vừa mất một người ruột thịt.
    YNT25 NHỮNG KHUÔN MẶT TRỊNH - nguoikinhbacyeumuathu
    Trông Trịnh lúc nào cũng gày gò, đôi kính cận to, trắng che kín 2 tròng mắt, khuôn mặt thư sinh, rất hiền, rất mong manh, rất Huế. Nhưng lấp loá phía sau đôi kính trắng ngỡ vô ưu kia là cả thế giới ưu tư, phiền muộn, nhọc nhằn, trăn trở của những kiếp nhân sinh. Khuôn mặt Trịnh chứa đầy sự khắc khổ, không thấy sự sung sướng hiển hiện, không thấy sự bình yên, có cảm giác Trịnh đã nhận về mình hết cả những âu lo của kiếp người.
    Tôi thấy trên khuôn mặt Trịnh có khuôn mặt của những người chết. Đó là cái chết của đồng loại, cái chết của người thân, mùi thuốc súng, mùi bom đạn, trực thăng, mùi bom napan cháy khét lẹt, mùi thịt người cháy, mùi của những cánh đồng chết.
    Những cánh đồng đầy xác người. Và Trịnh đang hát trên những cánh đồng ấy. Hát trên những xác người. Những tiếng bi phẫn, ai oán, đau đớn, nhức nhối. Ta tìm thấy nhiều hình ảnh này trong những ca khúc phản chiến của Trịnh.
    Tôi thấy trên khuôn mặt Trinh có khuôn mặt của người đang cố níu kéo cuộc sống, cố gắng gượng dậy, cố lấy lại niềm tin, sự thăng bằng trong cuộc sống sau cú vấp ngã, sau nỗi tuyệt vọng tận cùng.
    Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng
    Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng
    .......................................................................
    Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh
    Có cảm giác Trịnh đang tự ru mình, tự an ủi, vỗ về mình và ta.
    Tôi thấy trên khuôn mặt Trịnh có khuôn mặt của người khách giang hồ, cô đơn, lấy chim muông, cây cỏ thiên nhiên làm bạn, bỏ quên nhân gian thế sự xoay vần, nhưng vẫn nặng lòng hoài về quá khứ, về những gì xưa cũ. Trong "Phôi pha" hay "Dấu chân địa đàng", "Một cõi đi về"...
    Tôi thấy trên khuôn mặt Trịnh có khuôn mặt của người không được viên mãn trong Tình yêu, hạnh phúc. Khi một người tình bỏ ta đi trái tim ta đã chết một nửa, nhưng Trịnh thì nhiều hơn thế, trái tim Trịnh đã bị tổn thương nhiều, u sầu nhiều.
    Tình yêu mật ngọt mật ngọt trên môi
    Tình yêu mật đắng mật đắng trong đời
    ......................................................................
    Môi nào hãy còn thơm cho ta phơi cuộc tình
    Nhưng mọi chuyện tình ở đời đều là do duyên phận, ta chỉ thấy Trịnh buồn mà tuyệt nhiên không thấy Trịnh trách cứ ai. Để rồi đọng lại chỉ còn là những kỷ niệm, những hồi ức, những sự dang dở, lỡ làng, những hạnh phúc không hình hài.
    Tôi thấy trên khuôn mặt Trịnh có khuôn mặt của những người con gái tinh khôi như ban mai buổi sáng, dịu dàng như tà áo tím Huế, thánh thiện như Đức Mẹ Maria, trinh nguyên như thiếu nữ đồng trinh. Trong "Nắng thuỷ tinh" hay trong "Hạ trắng",...
    Màu nắng hay là màu mắt em
    Mùa thu mưa bay cho tay mềm
    Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
    Có cảm giác Trịnh thần thánh hoá những người con gái ấy, không bao giờ dám động vào, sợ sẽ tan ra như bong bóng nước. Trịnh như một chú bé mới lớn nhìn người con gái như một tấm gương trong, không dám để bụi dính vào. Nhưng lại có cảm giác Trịnh cũng yếu mềm, dễ vỡ như một người con gái quá nhạy cảm.
    Tôi thấy trên khuôn mặt Trịnh có một khuôn mặt bình thản của một người sắp đối diện cái chết, coi cái chết chỉ là sự lãng du, trần gian là cõi tạm. Theo Trịnh, chết không phải là hết mà là chết để trở về cõi vĩnh hằng, trở về với thế giới mà mình tồn tại vĩnh viễn, xa rời sự mệt mỏi, muộn phiền của kiếp con người.
    Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
    Để một mai tôi về làm cát bụi
    Tôi thấy trên khuôn mặt Trịnh có khuôn mặt của bà mẹ Việt Nam da vàng nhiều mất mát, bị ám ảnh, tủi cực, đau khổ nhiều trong chiến tranh nên mẹ mong con được sống an lành, không còn tiếng súng.
    Gia tài của mẹ,là nước Việt buồn
    Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ
    Mẹ mong cho con không "nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình" như mẹ.
    Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương
    ..............................................................
    Dạy cho con tiếng nói thật thà
    Mẹ mong con chớ quên màu da
    Con chớ quên màu da, nước Việt xưa
    Mẹ mong trông con mau bước về nhà
    Mẹ mong con quên hận thù.
    Lòng mẹ Việt Nam thật rộng lượng, bao la, con miền nào cũng là con, mẹ thương những đứa con Việt Nam "Tuổi còn bơ vơ thế giới hằn thù chiến tranh ngục tù".
    Nhưng thật lạ lùng trên những khuôn mặt sầu ca những kiếp người Trịnh lại có khuôn mặt của một em bé, hồn nhiên, yêu đời, vừa đi vừa hát yêu cuộc sống, thánh thót như chim sơn ca trong "Em là bông hồng nhỏ".
    Em sẽ là mùa xuân của mẹ
    Em sẽ là màu nắng của cha
    Em đến trường học bao điều lạ
    Môi hé cười là những nụ hoa
    Còn nhiều, rất nhiều khuôn mặt Trịnh nữa mà do hữu hạn của bản thân tôi không thể kể ra hết được.
    Được nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 23:13 ngày 26/03/2009
    Được nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 26/03/2009
  5. meo_ko_an_ca

    meo_ko_an_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

     
    Cõi tạm đã vắng anh - Nam Lê
    Kể từ khi người ca thơ rời bỏ cõi tạm lên đường phiêu linh, chúng ta chỉ còn thấy anh trong tim của mỗi người mộ điệu.
    Dòng nhạc anh cứ cuồn cuộn chảy mãi trong trời đất này, mặc cho chúng ta không còn thấy hình ảnh con người gày gò khắc khổ ấy cất lên giọng ca mỏng manh.Chỉ còn lại đây, những người yêu anh, hằng năm vẫn cất tiếng ca, ngợi ca diễm tình, ngợi ca quê hương hay tiếng hát đau đáu về người Việt da vàng.Nhớ anh, lại nhớ đến những tâm niệm của anh, những nhắc nhớ sống ở cõi đời, nhắc nhớ về tấm lòng và sự yêu thương của con người.Yêu thương nhau nữa đi, bao dung nhau nữa đi.Càng nghe, càng thấm thía, càng thấy mình lớn lên, càng thấy mình yêu cuộc đời này, và càng thấy âm nhạc của anh đã ảnh hưởng thế nào đến mình.
    Chúc anh trên đường phiêu linh, được mỉm cười nhìn quê hương thênh thang, nhìn người yêu thương nhau.
    Thông tin người viết
    Tên: Nam Lê
    Ngày sinh: 23/04
    Email: namvule@gmail.com
    Mobi:0919 989 289
     

    được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 21:40 ngày 16/03/2009
  6. nhienkhong

    nhienkhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Thay mặt Ban tổ chức, cám ơn bạn Nam Lê vì bài dự thi đầu tiên.
    Cá nhân mình thích nhất câu ở trên của bạn , có lẽ chung quy đời sống cũng chỉ nên gồm 2 chữ "yêu" và "thương" mà thôi.
  7. meo_ko_an_ca

    meo_ko_an_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

     
    Còn phải có tấm lòng nữa bạn ạ, phải có tấm lòng mới yêu và thương được.
    được nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 19/03/2009
  8. Su_That

    Su_That Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Không thấy bài nào nữa nhỉ
  9. nhienkhong

    nhienkhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0

     
    BÀI DỰ THI
    ?o CUỘC THI VIẾT- TƯỞNG NIỆM 8 NĂM NGÀY MẤT CỐ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN?
    MỘT DÒNG SUY NGẪM - Nguyễn Thị Tình
    Hai lăm tuổi, nghe nhạc Trịnh được 10 năm. Những năm tháng ấy,có lúc tôi say mê nghe. Nghe không chán. Nhưng cũng có lúc tôi hững hờ, hai ba tháng liền không hề nghe một phút. Liệu có phải đó là một tình yêu không trọn vẹn? Tôi không biết và cũng không bao giờ lý giải.
    Có đôi khi tôi nghĩ, nếu một ngày kia, trong đám tang của mình, có những người bạn của mình, biết mình nghe nhạc Trịnh, liệu họ có dám tự tin đứng trước quan tài hay phần mộ của mình để hát một bài Trịnh tiễn biệt mình không? Hay thậm chí chỉ cần nhẩm trong miệng thôi cũng được.
    Lúc đó, liệu tâm hồn mình sẽ cảm thấy được an ủi, ngậm cười mà ra đi, hay lại thấy tiếc nuối cuộc đời, chỉ muốn ở lại. Tôi chẳng bao giờ có được câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi đó cả. Mười năm nay, tôi chưa bao giờ cắt nghĩa được cảm giác phân vân, khắc khoải và day dứt khi nghe nhạc Trịnh. Tôi luôn bị cuốn vào một vòng xoáy mà tôi không bao giờ biết được sẽ đi đến đâu. Tôi còn quá trẻ chăng? Hay mười năm là chưa đủ?
    Song có một điều mà tôi luôn nắm bắt và chắc chắn được đó là tôi đã và đang được nghe những tiếng nói từ trái tim của một tâm hồn luôn yêu thương, khát khao yêu thương và sẵn sàng hiến dâng tất cả cho tình yêu thương đó.
    Tôi biết, bạn nghe nhạc Trịnh khác hoàn toàn với tôi nghe và cảm nhận của bạn cũng khác với cảm nhận của tôi. Ấy vậy mà không hiểu sao, tôi luôn thấy vui và như tìm được tri kỷ khi thấy ai đó hát nhẩm một khúc Trịnh hoặc mỉm cười hỏi nhỏ tôi một câu: ?oBạn cũng nghe Trịnh đó hả??
    Và có lẽ, mỗi lần như thế, bên kia thế giới cũng có một tâm hồn đang mỉm cười và nhủ thầm: ?o Phải chăng, quãng đời đó mình đã sống thật không uổng phí!? rồi lại tiếp tục bay đi nhẹ nhàng cùng làn gió./.
    được nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 19:52 ngày 21/03/2009
  10. nhienkhong

    nhienkhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi
    TRỊNH CÔNG SƠN VÀ NHỮNG THÁNG NGÀY THANH XUÂN CỦA TÔI
    ?oTôi luôn luôn nhớ thương tuổi trẻ - tuổi của tình yêu nồng nàn. Khi tôi yêu thương cái tuổi đời ngào ngạt hương hoa này thì đồng thời tôi cũng yêu một cõi đời tôi đã mất.? ?" TCS
    Tôi luôn có nghìn nghìn thứ để viết về tuổi trẻ của mình. Vì tôi Hai Mươi tuổi. Và tôi rất nồng nàn.
    Thời thanh xuân của tôi là những tháng ngày yêu đương nồng nàn. Một tình yêu đủ đầy và không thay thế. Thời thanh xuân của tôi là những tháng ngày mải miết đi, đến những miền đất lạ - quen, đến những góc quán quen - lạ, để nối dài thêm cho những mối tình đã bền lâu, đang chớm nở, và sẽ chắp cánh. Thời thanh xuân của tôi là những tháng ngày thảnh thơi không suy tính, ngồi nhấp ngụm trà ấm nóng, nghe tiếng hát khàn khàn của những gã trai không tuổi, đã hát những bản tình ca chậm và nồng nàn ấy đến cả nghìn lẻ một đêm. Thời thanh xuân của tôi là những tháng ngày yêu thương và được yêu thương. Hạnh phúc-đủ đầy-ấm êm.
    Khi nghe Trịnh, đọc Trịnh, ngẫm Trịnh và sống với quá nhiều cảm xúc được thắp lên bởi Trịnh, mặc nhiên tôi nghĩ về Trịnh Công Sơn như một phần của tuổi trẻ mình. Một phần đẹp đẽ và xót xa. Cũng mặc nhiên, tôi đặt Trịnh Công Sơn vào những tháng ngày thanh xuân của ông. Có phải người trẻ tuổi nào cũng có một thời đặt mọi điều vào một thứ trục chỉ xoay quanh tuổi trẻ của mình?
    Nhưng, thật thà tôi hiểu đã 8 năm từ khi người thân, người quen và người đời thắp những nén nhang trước linh cữu người nghệ sĩ tài hoa ấy. Dòng sông ấy đã qua đời. Để mỗi ngày 01/04, không chỉ người thân, người quen mà cả người đời sẽ nhớ đến Trịnh Công Sơn nhiều hơn bao giờ hết, sẽ ngồi bên nhau hát lại, hát mãi, mãi mãi mãi mãi những bản tình ca của ông. Hoặc không, họ sẽ ngồi thật yên, thật thảnh thơi nghe giọng Khánh Ly cũ rè, vừa nồng nàn vừa thờ ơ, nghĩ về những điều Trịnh Công Sơn đã gửi lại đời sống này.
    ?oNhư thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm.?- TCS

    Họ và tên: Phạm Thanh Hằng
    Ngày sinh: 25/08/1988
    Email: hang.pt.88@gmail.com
    SĐT: 0959.145.081
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này