1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi viết - tưởng niệm 8 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( 16/03/2009 ??" 26/03/2009) - T

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi nhienkhong, 16/03/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhienkhong

    nhienkhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG NHẠC TÌNH CỦA TRỊNH CÔNG SƠN - Trần Thanh Hà
    Huế - mảnh đất của văn hóa, của tâm linh. Cái vẻ trầm mặc, ưu tư của thành cổ và lối sống bình lặng của chốn cố đô đã tạo nên một phong chách ?" phong cách Huế. Người Huế đa số theo đạo Phật. Tư tưởng Phật giáo như thấm sâu vào cách sống, lối sống và tâm hồn.
    Trịnh Công Sơn (1939-2001), ông sinh tại Đắc Lắc, lúc nhở ông sống ở Huế, trưởng thành ở Đà Lạt, Quy Nhơn, Sài Gòn. Có thể nói, Đắc Lắc cho ông một tính cách cô đơn, mãnh liệt; Đà Lạt nuôi thơ và tâm hồn mộng mị; Huế mang đến một không gian buồn bã, lắng đọng. ở Huế, TCS theo học các trường Lyceè Francais, Provindence Huế, sau vào Sài Gòn học triết ở trường Tây Lyceè J.J Rousseau Sài Gòn. Triết học là chìa khóa duy nhất giải mã cho tâm hồn người thanh niên non nớt này về cuộc sống, bản thân, đặc biệt về Phật giáo. Chính TCS khi trả lời phỏng vấn các nhà báo cũng đã từng nói: ?oHuế và đạo phật ảnh hưởng sâu đậm trên tình cảm thời thơ ấu của tôi. Tất cả những gì thuộc về cuộc sống đều có ảnh hưởng trên đời sống tinh thần và tình cảm của tôi.? Trong dòng ca khúc của TCS, có thể thấy rõ quan niệm sáng tác qua từng giai đoạn: Dòng ca khúc trữ tình, dòng ca khúc chống chiến tranh (phản chiến), và dòng ca khúc âm ỉ thứ ba: giải thoát bản ngã. Ca khúc trữ tình là phần nghiêng trong sáng tác của TCS, đặc biệt là vào thời kỳ trước 1975, trong số 400 bài được xuất bản và phổ biến. Ở những ca khúc đầu tay, thời gian được xóa nhòa trong cõi mộng, gờn gợn thứ âm nhạc liêu trai, một chút cô đơn, một ít tuyệt vọng và chưa thể hiện rõ tư tưởng Phật gióa trong những sáng tác của mình. Cuộc sống nhiều cọ sát đã mang đến cho ông thêm những triết lý về cuộc đời để những ca khúc trở nên bớt gập ghềnh hơn, sâu sắc hơn và những nhạc phẩm mà ông tạo ra trong giai đoạn sau đã có sự hội tụ giữa Đạo và Tình. Triết lý nhà Phật thấm sâu trong tâm hồn, trong tư tưởng với những xúc cảm giữa đời thường đã được nhạc sĩ gửi gắm trong những ca khúc của mình. Điều đó thể hiện qua cái nhìn về cuộc đời, về con người, về tình yêu.
    Phật giáo ?" một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội của người Phương Đông. Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo thể hiện tín ngưỡng con người mà còn thể hiện tư tưởng triết học qua cái nhìn và cách lý giải về con người, về đời sống, về xã hội. Ở Việt Nam, Phật giáo được truyền vào rất sớm, từ thế kỷ I và II, đến thời Lý ?" Trần (thế kỷ X và XIV) Phật giáo đã là quốc đạo, từ triều Lê đến triều Nguyễn (thế kỷ XV đến XIX) Phật giáo không còn ở địa vị quốc đạo nhưng chỗ đứng của Phật giáo vẫn còn vững chắc trong đời sống con người Việt Nam.
    Tư tưởng triết học trong Phật giáo thể hiện quan niệm về thế giới, về con người. Triết lý Đạo Phật cho rằng: Thế giới này là thế giới vật chất, biến đổi không ngừng (vô thường) và mỗi sự vật hiện tượng đều bị chi phố bởi quy luật Nhân ?" Duyên, Sắc ?" Không là hai dạng tồn tại của vật chất, thời hạn, thời gian, không gian là vô cùng, vô tận. Quan niệm này được bộc lộ ở hai phạm trù vô ngã, vô thường. Về con người, Phật giáo cho rằng: ?oĐời người là bề khổ?. Khổ đau là vô tận và tuyệt đối. Phật ví sự khổ của con người bằng hình ảnh ?onước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển?!
    Phạm trù vô ngã của triết học Phật giáo chưa đựng tư tưởng biện chứng mối quan hệ giữa tồn tại và không tồn tại. Xét từ góc độ cảm tính, đặt trong sự so sánh giữa cái hữu hạn và cái vô hạn thì quan niệm Phật giáo cho rằng cái hữu hạn không tồn tại, cái vô hạn tồn tại. Nếu xét từng mối quan hệ so sánh với các giá trị khác thì sự tồn tại của các sự vật hiện tượng cảm tính chỉ là vô cùng nhỏ bé về mặt không gian và thời gian. Phải chăng vì thế mà ca khúc của TCS ?" lời thương cho thân phận ngắn ngủi của kiếp người sao mà đau đáu đến da diết, buồn thương đến tuyệt vọng?! Những ca khúc phản chiến của TCS đã thể hiện cái không khí chết chóc, đau thương của chiến tranh, sự ngắn ngủi của kiếp người, cái bấp bênh của thân phận. Những giọt nước mắt, những cái chết bi thương, những nỗi đâu không gì bù đắp được thể hiện trong ca khúc Da vàng. Tuy nhiên, lời thương cho thân phận làm người trong những ca khúc Da vàng là lời thông cảm, yêu thương dành cho những nạn nhân trong chiến tranh. Đó là thân phận con người trong chiến tranh loạn lạc nói riêng. Còn những ca khúc trữ tình của TCS lại nói về nỗi đau khổ chung của con người khi hiện hữu giữa cuộc đời này. Dù sự hiện hữu ấy thật ngắn ngủi. Ngay trong cái khoảnh khắc ngắn ngủi của kiếp người thì tình yêu lại càng ngắn ngủi. Tính đến và đi như một cánh vạc cuối trời, vụt hiện, vụt mất. Tình có, tình không như những cơn mưa cuối chiều muộn mằn, vội vã. Một điều ta cảm nhận được từ nhạc Trịnh chính là tình thì hư vô mà nỗi đau lại rất thật; tình không tồn tại mà xót xa ngậm ngùi lại hiện hữu rõ ràng: Cuộc tình nào đã ra khơi khi ta còn mãi nơi đây. Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi! Những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa (Tình xa); hoặc Tình yêu như thắp sáng con tim tật nguyền. Tình lên êm đềm rộn ràng nhưng chóng quên, vội vàng nhưng biến nhanh. Tình mong manh như nắng (Tình sầu). Giống như Rabindranath Tagore (1862-1941) nhà thơ lớn, nhà văn hóa lỗi lạc của Ấn Độ đã so sánh tình yêu là những gì rất mênh mông bất tận nhưng lại vô hình: Em ơi, đời anh là một trái tim/ Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó/ Em là nữ hoàng của vương quốc đó/ Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu. Và TCS cũng đã so sánh tình yêu như nắng, như gió hay như một đóa quỳnh nở muộn giữa đêm. Tất cả đều rất đẹp nhưng lại khó nắm bắt và vội qua mau. Ở đây cái hữu hạn không tồn tại là tình, còn cái vô hạn luôn tồn tại là nỗi sầu mênh mang. Chính cái đẹp đã được thăng hoa từ nỗi mất mát, từ cái không tồn tại của tình yêu. Và vô ngã chính là nguyên nhân dẫn đến ?ovô thường?. Theo quan niệm của nhà Phật thì thế giới luôn vận động, biến đổi không ngừng. TCS dường như đã thấu hiểu điều đó và hiểu rằng tình vụt mất vì con người, lòng người luôn biến đổi. Vì thấu hiểu nên bao người đã đến rồi đi qua cuộc đời, không còn gì, có chăng chỉ một vết xước trong trái tim rớm máu. Thế nhưng, không một lời hờn trách dù còn muôn trùng nỗi nhớ: Em đi biền biệt trùng quá. Từng cơn gió và từng cơn gió. Em đi gió lạnh đến xa bờ. Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ (Còn ai với ai). Hiểu được quy luật của thế gian này, tình yêu này thì oán trách đâu có nghĩa lý gì. Đối với nhạc sĩ, tất cả chỉ là những Vết thương hồn nhiên, trong nỗi đau tình cờ. Vì thế dù em đã xa nhưng em Hãy cứ vui chơi cuộc đời, đừng cuồng điên mơ trăm năm sau, còn đây em ngọt ngào đứng bên này yêu dấu.
    Được mất là lẽ thường, không có gì tồn tại mãi mãi và cũng đừng ảo tưởng về sự bất biến của lòng người. Vậy nên, em không cần bận bịu gì vì để lại sau lưng cuộc tình một tâm hồn hoang vu, một cõi lòng tan nát mà vẫn đầy thương mến. Tình thương mến ấy như bao trùm lên cả khoảng cách của sự chia xa, của nỗi đau ẩn giấu trong tâm hồn để Ru em dù đã chia xa. Ru em tình nghĩa vu vơ. Yêu em yêu thêm tình phụ. Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ (Ru em). Em và tình như đóa hoa vô thường nên cho dù đã chờ ở kiếp trước, đã hẹn ở kiếp này nhưng chia xa vẫn không thể tránh khỏi. Tình đến, tình rộ rồi tình tàn lụi, héo rữa và chết đi cũng là chu trình ?oThành, trụ, hoại, không? như đời người ?oSinh, lão, bệnh, tử?. Mất đi để đầu thai kiếp khác. Tình chết đi để tái sinh cuộc tình mới. Cái còn thì chẳng còn, cái mất thì chẳng mất. Tình cũng như thế giới này, sinh sinh diệt diệt, biến chuyển không ngừng. Đã là quy luật thì cưỡng lại sao lời cảm tạ: Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời đã đưa em về chốn này (Tạ ơn); hãy cùng bước đi cho bình minh đang tới, cho đời chút ơn biết tà áo nọ. Em là đóa hoa cho đời sắc hương, là lời hát ca cho trần gian (Cho đời chút ơn) và Em đã cho tôi, cho tôi bầu trời. Em đã cho tôi thêm yêu loài người (Em đã cho tôi bầu trời).
    Sẽ có người cho rằng: Nếu nhạc sỹ họ Trịnh không oán trách người tình sao những ca từ lại ảo não, đau đớn đến như vậy Tình réo, tình âm thầm, sầu réo sầu bên bờ vực sâu hoặc Tình yêu như nỗi chết cơn đau thật dại, tình không môi cười hay Xin vỗ tay cho đều khi đêm đổ xuống đời ta. Xin vỗ tay cho đều khi tình tôi đã trôi xa và Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi. Đã có người cho rằng: Âm nhạc của TCS chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Đã là chủ nghĩa hiện sinh thì con người bao giờ cũng cô đơn, thấy cuộc đời mình ?onhư thừa ra?, xã hội như không có nhu cầu gì về sự tồn tại của mình, con người không đối tượng hóa được nên cuộc đời thành vô nghĩa. Đó là nỗi đau khổ của con người. Điều đó cũng chưa hẳn, tuy ít nhiều nhạc sỹ họ Trịnh chịu ảnh hưởng của Albert Camus khi tự ví mình là phận cỏ hèn: Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do hoặc Sống chết mong manh như thân cỏ hiền mọc đầy núi non. Tuy nhiên, TCS cũng không cho rằng ?omình là người thừa ra?, mình không đứng ngoài lề của cuộc đời này và nỗi buồn thương, sầu khổ và tuyệt vọng cũng không phải lời tách cứ, không phải là nỗi niềm nuối tiếc. Đó là tiếng lòng yêu người và đó là bể khổ, bể khổ của cõi tình. Bản chất con người là khổ mà yêu lại càng khổ. Khổ không phải vì bị phụ lòng, khổ không phải vì mất tình yêu mà khổ vì còn là người và còn yêu, mãi yêu. Tránh sao được cái khổ của đời, của tình? Thế nên, tốt nhất là đối mặt với nó, gặm nhấm nỗi cô đơn muộn phiền bên bãi đời hiu quạnh, trên lòng đường buồn tênh, trong bóng đêm heo hút, giữa tường trắng lặng câm.
    Những tình khúc của TCS là sự kết hợp giữa triết lý nhà Phật và trái tim yêu người của ông. Vì đời là tình, người là tình nên quan niệm nhân sinh của ông cũng kết tinh trong chữ Tình. Đời người hư vô thì tình cũng là hư vô, đời người ngắn ngủi nên tình cũng thật ngắn ngủi. Thế giới này luôn biến đổi thì tình cũng luôn thay đổi, đời là bể khổ thì tình cũng là bể khổ. Hai yếu tố Đạo và Tình đã gắn kết với nhau, nhạc sĩ nhìn tình yêu của cuộc đời bằng tư tưởng nhà Phật để tạo nên những tác phẩm bất hủ. Vậy nên, ta thường bắt gặp trong những tình khúc của ông quy luật bất biến của thế giới này theo quan niệm nhà Phật ?" ?oGọi tên bốn mùa? là một ví dụ điển hình. Bài hát bắt đầu từ sự luôn chuyển của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông để thấy được sự luôn chuyển của cuộc đời, của tình yêu và thấy được từ khi tình yêu đến cho đến lúc tựa cánh chim bay. Để rồi kết thúc nhạc phẩm là một lời ai oán não nề Trẻ thơ ơi! Trẻ thơ ơi! Tin buồn từ ngày mẹ cha mang nặng kiếp người.
    Trong ca khúc ?oNgẫu nhiên? nhạc sỹ đã lý giải sự hiện hữu của con người và vạn vật của cuộc đời này là ngẫu nhiên mà mỗi chúng ta cũng không biết được điểm đến, điểm dừng, điểm đi của thân phận mình Không có đâu em này, không có cái chết đầu tiên và có đâu bao giờ, đâu có chết sau cùng. Hòn đá lăn bên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai, rụng cánh hoa mai gầy, chim chóc hót tiếng qua đời. Người ôm lấy muôn loài nằm trong tiếng bi ai. Cuộc sống ngẫu nhiên còn cái chết là tất nhiên nên con người với cuộc đời này chỉ là ?oỞ trọ?: Tôi nay ở trọ trần gian, bâng khuâng vì những đôi mắt rất hồng. Cũng từ quan niệm ấy mà nhạc sỹ đã hiểu điều trong Kinh thánh viết ?ocát bụi lại trở về với cát bụi?: Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi. Lá úa trên cao rụng đầy. Cho trăm năm vào chết một ngày. Phải! Trăm năm rồi cũng kết thúc bởi thân phận con người là thế. Cái chết là lẽ tự nhiên, là một cõi đi về của đời người, vì thế Đường nào dìu tôi đi đến cơn say. Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời. Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy. Giật mình tỉnh ra ô nắng lên rồi (Bên đời hiu quạnh). Chỉ một câu hát mà chứa đựng biết bao nguồn cảm xúc. Lòng không buồn bởi lẽ sinh tử là chuyện thường tình, thế nhưng lệ rơi vẫn thể hiện sự gắn bó, yêu thương đối với trần thế và thoát khỏi cơn mơ thấy màu nắng lên vẫn hy vọng đợi chờ vào một ngày mai. Dù rằng, đối với tư tưởng Phật giáo thì muốn thoát khỏi bể khổ con người phải hướng tới nghiệp lành, diệt trừ nghiệp ác. Ở nhạc Trịnh khổ cũng là tình mà sự cứu rỗi, giải thoát cũng chỉ là tình. Tình là một cõi đi về của bước chân vô định mà nhạc sỹ họ Trịnh đã bước trên cõi đời này. Dù phiêu du một đời, dù không còn ai, dù có đêm thấy mình là thác đổ, dù có lúc giật mình vì chiếc lá thu phai, thì bên bước chân của kẻ lữ hành cô độc ấy vẫn là tình. Tình đối với người, đối với đời. Nhạc Trịnh buồn, nhiều ý kiến cho rằng sướt mướt, rên rỉ nhưng xét cho cùng thì: Nếu không yêu cuộc đời này thì sao phải buồn khi xa nó? Nếu không yêu người thì sao phải sầu héo khi xa người? Nếu không thương kiếp đời người thì sao phải buồn thương cho số kiếp làm người? Điều mà trong quan niệm nhà Phật tâm niệm và được thể hiện qua nhạc Trịnh là tình yêu thương dành cho con người. Đó chẳng phải là chiều sâu của tính nhân bản sao? Và phải chăng là lý do mà mỗi người trong chúng ta ai ai cũng từng cất tiếng hát hoặc thấy ngân nga trong hồn giai điệu của một Diễm xưa, tình xa hay Một cõi đi về.
    Khi nói về nhạc tình của TCS, người đời gọi ông là ?okẻ du ca về phận người?, ?osứ giả của tình yêu?, ?ongười hát rong của thế kỷ XX?, hoặc như Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nhà văn, một nhà phê bình văn học, một con người xứ Huế, một người bạn gắn bó với Trịnh Công Sơn đã từng cho rằng; khỏi phải e ngại rằng TCS định làm triết lý thay vì âm nhạc. Điều mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn nói tới: TCS muốn ?omượn? âm nhạc để thể hiện những quan niệm, tư tưởng của mình về cuộc đời, về con người. Nhưng chưa hẳn như vậy, nhạc của TCS được thăng hoa từ những cảm xúc yêu thương từ những nỗi đau ngọt ngào vì con người, vì cuộc sống mà ẩn chứa trong đó là cái nhìn mang tính triết lý, triết lý của nhà Phật?
    Những tư tưởng triết lý của Phật giáo đã vượt qua giới hạn của một tôn giáo để đi vào đời sống xã hội và tâm thức con người. Không chỉ những tín đồ Phật giáo mà cả những người bình thường cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng ấy trong cách nghĩ, cách sống, cách ứng xử. Nhạc tình của TCS do ảnh hưởng của quan niệm Phật giáo nên tình thương đối với con người rất sâu sắc, tấm lòng của con người đối với con người đã trở nên rất nhân hậu, bao dung. ?oSống trong đời sống cần có một tấm lòng? - Phải chăng đó là cái tâm theo quan niệm của Đạo Phật. Với nhạc TCS những tư tưởng triết lý ấy được nói lên tự đáy lòng của ông, từ xúc cảm rất thật của ông trước cuộc đời. Nó không chỉ nói lên những suy nghĩ, những triết lý của ông về cuộc đời mà nó còn nói hộ tấm lòng, suy nghĩ của những mảnh đời ngắn ngủi, những tình yêu chợt hiện, chợt mất. Có thể vì lẽ đó mà nhạc tình TCS đã đi vào lòng người một cách tự nhiên như một lẽ thường tình, và nó còn sống với đời sống tinh thần của nhiều người Việt Nam như sự sống của tôn giáo ?" Phật giáo.
  2. nhienkhong

    nhienkhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH CÔNG SƠN VỚI NHỮNG CA KHÚC TRONG PHIM - Đoàn Tuấn
    Hầu như bất cứ ngôi nhà nào của người Việt Nam chúng ta ?" dù ở trong nước hay ở nước ngoài ?" đều cất giữ một vài băng hay đĩa nhạc Trịnh Công Sơn. Điều đó có nghĩa là ca khúc của ông được muôn triệu tâm hồn Việt lưu giữ. Người ta lưu trữ nhạc Trịnh bằng rất nhiều phương tiện. Và điện ảnh, với nhiều bộ phim trên chất liệu nhựa của mình, cũng là một nơi cất giữ nhiều giai điệu và ca khúc của người nhạc sỹ như thiên sứ vừa đi qua cõi nhân gian đầy đau đớn trong tiến trình lịch sử dân tộc.
    Nhiều người lập niên biểu Trịnh Công Sơn nhưng không lưu ý đến mảng nhạc phim mà nhạc sỹ đã cộng tác với nhiều đạo diễn. Chưa có con số thống kê chính xác, song dư luận phỏng đoán Trịnh Công Sơn đã viết nhạc cho khoảng 20 bộ phim, bao gồm cả phim truyện và phim tài liệu. Có lẽ người yêu nhạc Trịnh biết đến nhiều nhất là ca khúc Đời gọi em biết bao lần mà Trịnh Công Sơn viết cho phim Tội lỗi cuối cùng. Bộ phim này do đạo diễn Trần Phương dàn dựng, xí nghiệp phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1979. Nội dung bộ phim kể về quá trình hòan lương đầy vất vả và đớn đau của một nữ tướng cướp có biệt danh Hiền Cá sấu (Phương Thanh đóng). Lời ca cất lên, khán giả không những được thấy hình ảnh nhân vật hiển hiện trong phim mà còn hình dung bao nhiêu thân phận đau thương khác đang vất vưởng ngoài đời.
    ?oĐi về đâu hỡi em?
    Khi trong lòng không chút nắng
    Giấc mơ đời xa vắng
    Bước chân không chờ ai đón
    Một đời em mãi lang thang
    Lòng lạnh băng giữa đau thương?
    Để có được những lời ca chân tình xót xa này, Trịnh Công Sơn và Phương Thanh đã có nhiều ngay đi thực tế trong trại giam, sống cùng các phạm nhân, lắng nghe và chia sẻ những nỗi lòng của họ. ?oNhớ cuộc đời quá!?, ?oNhớ xã hội quá!?, đó là những câu thở than chung mà bất cứ phạm nhân nào cũng đều cất lên khi gặp người ngoài vào thăm. Họ bị cách ly với cuộc đời. Và Trịnh Công Sơn cũng muốn chân thành nhắc với họ rằng, tình cảnh của họ ở đây chỉ là tạm thời. Ngoài kia, cuộc đời vẫn bình thường trôi. Ngòai kia, cuộc đời vẫn giang tay độ lượng chờ đón họ. Đời gọi em biết bao lần mang tính nhân bản, như một thông điệp mang tính triết học nhẹ nhàng (John C.Schayer).
    ?oEm về đâu hỡi em
    Có nghe tình yêu lên tiếng
    Hãy chôn vào quên lãng
    Nỗi đau hay niềm cay đắng
    Đời nhẹ nâng bước chân em
    Về lại trong phố thênh thang
    Bao buồn xưa sẽ quên
    Hãy yêu khi đời mang đến
    Một nhành hoa giữa tâm hồn.?
    Những lời ca giản dị như bàn tay vỗ về dịu nhẹ, như những lời kinh của một thiên sứ an ủi, khích lệ bao số phận trong những giờ phút cam go của cuộc đời.
    Hai năm sau, vào năm 1981, đạo diễn Long Vân làm bộ phim Cho cả ngày mai đã mời Trịnh Công Sơn viết nhạc. Bộ phim như một bài ca sư phạm, nói về một thế giới tuổi thơ của một đất nước còn đầy vết thương chiến tranh, dù sống và học tập trong điều kiện gian khổ nhưng các em đều mang trong trái tim nhỏ bé của mình một niềm tin vào tương lai tốt đẹp. Như mọi người đều biết, Trịnh Công Sơn ít viết nhạc thiếu nhi. Song với tình yêu cuộc đời và tình yêu con người không phút nào mệt mỏi, Trịnh Công Sơn đã tặng cho bộ phim ca khúc Em là bông hồng nhỏ thật tuyệt vời. Đây có lẽ là một trong những bài ca trong sáng nhất, tươi tắn nhất và tha thiết tình đời nhất của tuổi thơ. Lời ca với bao nhiêu hình ảnh đẹp như tiếng lòng đầy tự tin cất lên trong không gian đầy tình thương ấm áp:
    ?oEm sẽ là mùa xuân của Mẹ
    Em sẽ là màu nắng của cha
    Em đến trường học bao điều lạ
    Môi mỉm cười là những nụ hoa
    Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ
    Em gối đầu trên những dòng thơ
    Em thấy mình là hoa hồng nhỏ
    Bay giữa trời là tháng ngày qua?
    Tôi đã đọc ở đâu đó ý kiến của một người rất đáng kính trọng nhận xét về nhạc Trịnh Công Sơn rằng, lời ca của ông rất sâu sắc song lại được đan quyện bằng những giai điệu tươii trẻ. Trong ca khúc Em là bông hồng nhỏ, chúng ta thấy giai điệu và ca từ đều tươi vui tha thiết. Có lẽ, khi viết ca khúc này, Trịnh Công Sơn, nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã biến thành ?oHòang tử bé?. Năm viết ca khúc này, Trịnh Công Sơn đã ở tuổi ngoài 40. Nhưng ở người nghệ sỹ thường song song tồn tại hai lứa tuổi. Đó là tuổi đời và tuổi tâm lý.Có thể nói, tuổi tâm lý trong con người Trịnh Công Sơn đầy biến ảo. Khi già như tuổi nước non, khi trẻ như nụ hoa hé nở. Cao trào của ca khúc vút lên và tan biến, ngân vang:
    ?oTrời mênh mông đất hiền hòa
    Bàn chân em đi nhè nhẹ
    Đưa em vào tình người bao la?
    Đạo diễn Long Vân nhớ lại, khi chiếu bộ phim này tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người đã khóc. Nhưng những giọt lệ đó không bi lụy, mà đó là ?oNhững giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời / Chảy bình minh đang hé giữa làn môi?. (Nguyễn Mỹ).
    Năm 1983, đạo diễn Hải Ninh làm bộ phim Bãi biển đời người và cũng đã mời Trịnh Công Sơn viết nhạc. Bộ phim nói về một hiện tượng bi thảm của đất nước trong những năm tháng đó ?" hiện tượng vượt biên. Có lẽ trên thế gian này, người Việt là một trong số các dân tộc đau đáu nhất với quê hương, đất nước. Giai điệu của bài Quê hương cứ trở đi trở lại trong phim. Lời ca bình dị như xóm làng, tự nhiên như thời tiết nhưng sau đó lại là máu thịt, là tâm hồn chúng ta:
    ?oBao nhiêu mưa gió bay trong lòng quê hương,
    Mang qua thôn xóm những câu chuyện bình thường,
    Cho em yêu mãi nhé tâm hồn cỏ non
    Quê hương trẻ mãi những tâm hồn thiêng liêng
    Em đi qua đó không bao giờ buồn phiền
    Xanh xanh cây lá biển hát chiều mưa.?
    Tiếc rằng ca khúc không tìm được điểm rơi đích đáng trong bộ phim. Lời ca cất lên trong một trường đoạn mà đạo diễn sử dụng cỡ cảnh toàn miêu tả đôi trai gái (không được giới thiệu từ trước) Trinh (Phương Thanh) và Khanh (Đặng Việt Bảo) đang đùa vui bên bờ biển, khiến khán giả chưa được chuẩn bị về mặt tâm lý và tình cảm để đón nhận ca khúc. Nhưng dù sao ca khúc này vẫn có một vị trí xứng đáng trong phim. Nó được nhạc sỹ Thanh Tùng dàn dựng với sự tham gia của dàn nhạc Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
    Năm 1987, Trịnh Công Sơn tham gia làm nhạc cho bộ phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Bộ phim nói về thân phận của Nguyệt (Minh Châu), cô gái điếm trên sông Hương trước sự éo le của nhân tình thế thái. Trong tập Tượng đài sông Hương (NXB Trẻ - 2004), đạo diễn Đặng Nhật Minh kể lại: ?oPhim đã quay được gần một nửa mà tôi vẫn chưa quyết định nên mời ai làm nhạc. Tôi bỗng nhớ đến nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, một người rất nặng lòng với Huế, bèn gọi điện vào thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ cần nói tôi đang ở Huế, đang làm một bộ phim về Huế, và có ý định mời Sơn làm nhạc cho phim, lập tức anh nhận lời ngay không chút do dự, mặc dù chưa biết nội dung phim... Hôm thu nhạc cho phim, Sơn bị sốt cao nhưng vẫn cố đến phòng thu để theo dõi, sửa chữa những chỗ cần sửa, làm việc với dàn nhạc do nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu chỉ huy. Âm nhạc mềm mại và sâu lắng của Sơn đã hỗ trợ cho phim rất nhiều?. Người viết bài này nhớ mãi trường đoạn Nguyệt tắm trên đầu nguồn sông Hương sau khi đưa người cán bộ Cách mạng về căn cứ. Cô neo thuyền dưới bóng cây đôn hậu, khỏa trần trong dòng nước trong xanh. Những nét nhạc của Trịnh Công Sơn như những đốm nắng hồng trải xuống sông Hương, tỏa xuống đời cô. Giai điệu nhạc rất đẹp như dòng sông đầy hương thơm tẩy trần, thanh lọc đời Nguyệt.
    Ngoài ra, Trịnh Công Sơn còn viết nhạc cho một số phim truyện điện ảnh kkhác, trong đó có Cho đến bao giờ (1985 ?" Đạo diễn Huy Thành), Cầu Rạch Chiếc (1986 ?" đạo diễn Hoàng Lê (tức Lê Mộng Hoàng) ). Tại chiếc cầu nổi tiếng này, một đơn vị đặc công đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ mục tiêu, góp phần đưa đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.
    Không những viết nhạc cho phim truyện mà Trịnh Công Sơn còn làm nhạc cho phim tài liệu. Trong thư gửi cho họa sỹ Bửu ý ngày 23/9/1982, Trịnh Công Sơn viết: ?oMình vừa đi một vòng miền Tây và gần biên giới Campuchia. Về viết nhạc cho một bộ phim tài liệu... Năm nay viết cho 7 phim, cả Hà Nội lẫn Sài Gòn?. (Theo www.vnmedia.com 20/03/06). Với những người nghệ sỹ lớn, dù làm một công việc nhỏ, song hết sức thật trọng. Họ đi thực tế, xuống tận hiện trường, chấp nhận gian lao để sáng tạo. Ở Trịnh Công Sơn hầu như không có sự khác biệt trong sáng tác giữa hai giai đoạn trước và sau 1975. Bởi ở ông đã sớm ổn định một phong cách. Tư tưởng của Phong cách này chính là tình yêu hướng đến cuộc sống và những người cần lao.
    Mỗi ca khúc của Trịnh Công Sơn viết cho phim không những góp phần làm bộ phim sang trọng và đẹp hơn mà những ca khúc này còn có giá trị riêng của chúng. Thực tế cho thấy các ca khúc ấy được nhiều ca sỹ yêu thích và thể hiện với những nét đẹp riêng. Những người yêu nhạc Trịnh hy vọng sẽ có một đĩa nhạc riêng của ông với những ca khúc và giai điệu mà ông dành tặng cho Nghệ thuật thứ Bảy.
  3. yeutrinh

    yeutrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi: Những giọt nước mắt cho người dưng
    Chẳng họ hàng, chẳng bạn bè, chẳng quen biết, chỉ là người dưng, vậy mà những giọt nước mắt cứ nghèn nghẹn từng giọt lăn dài khi tôi đang vừa ăn sáng vừa xem thời sự trước khi đi học vào buổi sáng thứ hai ngày mùng hai tháng tư năm hai ngàn lẻ một, một ngày sau khi Trịnh Công Sơn rời xa cõi tạm.
    Đã một ngày trôi qua nhưng dường như tôi vẫn chưa thể tin rằng mình sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được gặp và trò chuyện với người nhạc sỹ mà tôi đã si mê từ rất nhiều năm. Một cảm giác hẫng hụt và cảm thấy cuộc sống như chẳng còn ý nghĩa gì nữa chiếm trọn đầu óc của một con bé học lớp 12 là tôi.
    Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ mãi mẩu tin ngắn buổi sáng ấy, cái mẩu tin không bất ngờ về sự ra đi của một người dưng nhưng đã khiến tôi đau đớn như vừa mất một người ruột thịt.
    Họ và tên: Yeutrinh
    Ngày sinh: 05/7/83
    Số điện thoại: 0915546070
    Email: nguyen.t.thuan@gmail.com
    Địa chỉ liên lạc: 502B tập thể 78 Láng Hạ
  4. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Nguyet-ca xin phép tổng kết số lượng bình chọn cho các bài viết. Các bài viết rất đa dạng về phong cách và thể loại, thú vị về nội dung, trau chuốt trong cách thể hiện.
    Tuy nhiên, có thể do tính cách của những người nghe nhạc Trịnh, đặc biệt là box Trịnh lại đa phần là các thành viên từ 22 - 50 tuổi nên có vẻ mọi người ngại ngần trong việc bình chọn.
    Hiện nay các bài dự thi đã được tổng hợp và trưng bày ở trang đầu tiên của topic. Việc bình chọn bài thi online sẽ kết thúc vào 0h ngày 27/03/2009. Một thành viên có thể bình chọn nhiều lần, nhưng chỉ được tính bình chọn cuối cùng. Vậy mọi người hãy bình chọn để động viên các tác giả đã rất có tấm lòng với nhạc Trịnh, cả nhà mình nhé!
    Kết quả bình chọn tính đến lúc này.
    YNT01 - CÕI ĐÃ TẠM VẮNG ANH - Nam Lê (03 phiếu)
    YNT02 - MỘT DÒNG SUY NGẪM - Nguyễn Thị Tình (01 phiếu)
    YNT03 - TRỊNH CÔNG SƠN VÀ NHỮNG THÁNG NGÀY THANH XUÂN CỦA TÔI - Phạm Thanh Hằng (01 phiếu)
    YNT04 - TRỊNH CÔNG SƠN, MỘT CUỘC ĐỜI KÌ LẠ MANG MỘT TRÁI TIM KÌ DIỆU - Vothuongca (01 phiếu)
    YNT05 - CÓ MỘT DÒNG SÔNG ĐÃ QUA ĐỜI - TrangNEU
    YNT06 - MỘT TÌNH YÊU NHO NHỎ... - bizoonzoon
    YNT07 - BÀI DỰ THI -mtn_35
    YNT08 - NHỮNG TIẾNG LÒNG CHÂN THẬT - nguoi_thuong
    YNT 09 TRỊNH KHÚC VÀ TÔI ?" Vũ Nhật Tuấn (22 phiếu)
    YNT10 - CÕI ĐÁ TRỊNH - Tác giả Tạ Hòa Phương (03 phiếu)
    YNT11 - Trịnh Công Sơn- NGƯỜI TÌNH CỦA CUỘC SỐNG - Tác giả: Phan Tú
    YNT12 - Ước gì quay ngược thời gian! - Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Sâm
    YNT13 - TÔI VÀ TRỊNH - Đậu Thị Dung
    YNT14 - HAI LẦN BỊ ĐÁNH VÌ HÁT NHẠC TRỊNH - Lê Minh Hoàng
    YNT15 - BÀI DỰ THI - Đinh Đức Long
    YNT16 - BÀI DỰ THI - Ngô Thị Thủy
    YNT17 - BÀI DỰ THI - Nguyễn Trường Linh
    YNT18 - RU ANH - Cao Ngọc Bích
    YNT19 - TA VẪN LUÔN GẶP NÚI - Nguyễn Quang Vinh
    YNT20 - NƯỚC MẮT RUNG CUNG ĐÀN - Bảo Thanh
    YNT21 - ĐÀ LẠT NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN - Trần Thanh Hùng
    YNT22 - MỘT MIỀN TRỊNH TRONG MĨ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI - Lê Trí Dũng
    YNT23 - TRỊNH CÔNG SƠN - NGƯỜI ĐÃ YÊU CUỘC ĐỜI BẰNG TRÁI TIM - Tác giả: langtu4 (Nguyễn Bình Phương)
    YNT24 - NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI DƯNG - Tác giả: Nguyễn Thị Thuận
    Tính đến thời điểm hiện tại, tác giả Vũ Nhật Tuấn đang dẫn đầu danh sách bình chọn online với 22 phiếu, thứ nhì là 2 tác giả Nam Lê và Tạ Hòa Phương. Xin chúc mừng các bạn.
    Chỉ còn 21 giờ nữa là kết thúc hạn dự thi cũng như bình chọn. Chúng ta hãy cùng hồi hộp chờ kết quả cuối cùng.
  5. nhienkhong

    nhienkhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    em vote một phiếu cho bài của anh vothuongca
  6. doan_chinh_thuan19

    doan_chinh_thuan19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Tớ bình chọn 1 fiếu cho bạn YNT09. Đọc bài của bạn tớ thấy cảm nhận của bạn về nhạc Trịnh rất thân quen với tớ. Gần 10 năm tớ nghe nhạc Trịnh, cũng không phải là một thời gian quá dài, nhưng cũng đủ để cảm nhận được những tình cảm, giá trị nhân văn và sự biết ơn cuộc đời và tình yêu. Cám ơn bạn đã viết những dòng suy nghĩ đồng cảm trong cuộc thi này. Chúc bạn đạt giải.
  7. cafenau25

    cafenau25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2007
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Ôi, còn 1 ngày nữa là hết thời gian bình chọn và viết bài rồi à. Tiếc thật. Thôi thì lần này không tham gia thì ủng hộ cho các bạn đã dự thi vậy. Tớ vote 01 phiếu cho bạn VŨ Nhật Tuấn - mã số YNT09 nhé. Bài viết rất hay và sâu sắc. Khánh LY đúng là đã "xay mòn" những ca khúc của bác Trịnh, mà xay mòn cả cuộc đời rồi mà vẫn chẳng mòn. Bài viết hay lắm.
  8. bagiadanhda

    bagiadanhda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    2.090
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay thực sự là một ngày tình cờ tôi định vào đây tìm các hình ảnh của ca sĩ Khánh Ly thì đọc được cuộc thi này của các bạn. Một cuộc thi ý nghĩa cả về nội dung và ý tưởng. Các bài thi viết rất hay và trau chuốt về ngôn từ, hình ảnh. Một số bài viết theo chiều hướng tích cực, một số bài lại theo một nỗi buồn vô vọng. Tôi thích cách suy nghĩ và xử lý của bạn Tuấn - mã số YNT09. Cho tôi vote 1 phiếu cho bạn này nhé. Thankssss.
  9. haidinh3686

    haidinh3686 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2008
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    1 phiếu cho em mã số YNT09. Rất thích câu này của em: "Có những nỗi buồn rất ''Trịnh'' ". Chúc em đạt giải lần này
  10. kamikaze1982

    kamikaze1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đi lang thang lại gặp bác Tuấn ở đây - mà lại là thí sinh dự thi nữa chứ. hehe. Công nhận bác viết hay thật. Em vote 01 fiếu cho bác. Nhớ bác hát Khúc Thụy Du lần trước, có người đã khóc cơ mà.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này