1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi viết về nơi mình đã sống - Giải thưởng 149.2K Gold (Bài dự thi post tại đây).Thông báo mới

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi meoCara, 09/05/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dulich5

    dulich5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    TÔI VÀ NHỮNG BỜ ĐÊ
    Cứ mỗi lần nhắc đến quê, tôi lại nhớ da diết đến những bờ đê quanh nhà. Mỗi bờ đê là một kí ức, đúng hơn là một trải nghiệm giúp tôi vấp ngã, giúp tôi tự mình đứng vậy. Và tôi lớn lên...
    Có người hỏi tôi: bờ đê thôi, có gì mà đáng nhớ với những hòn đất khô cằn, nằm chông chênh không theo một trật tự nào cả? Nếu ai hỏi vậy, tôi chỉ cười và thầm thương thầm tội nghiệp cho họ. Họ, cũng sống ở chốn quê như người ta vậy mà không nhận ra điều giản dị: Bờ đê giúp làng xóm tránh khỏi cơn cuồng nộ của chàng Thủy Tinh, bảo vệ nhà cửa, mùa màng. Tôi nhớ, ngày tôi chừng 6 - 7 tuổi, chị tôi và mấy người bạn của chị chiều chiều hay ra bờ đê hóng mát, nói đủ thứ chuyện trên trời. Làn tóc của các chị bay phấp phới trước gió, hương keo (gội đầu bằng nước keo) nhè nhẹ bay. Trên bờ đê ấy, biết bao nhiêu cặp tình nhân đã bẽn lẽn, đã hò hẹn để rồi đi đến một quyết định cuối cùng...
    Đó còn là bờ đê trên những cánh đồng bạt ngàn quê tôi. Đồng ruộng rộng lớn nên bờ đê trở thành "ranh giới" để phân biệt ruộng của anh Sáu, chị Ba, của Bác Bảy, Bác Tám. Bờ đê nhỏ nhắn, hai bên bờ là lớp cỏ chỉ mọc đầy, đi chân đất êm ru. Thưở nhỏ, tôi vẫn tung tăng chạy quanh bờ đê ruộng mình, lúc thì đem cho Ba ca nước khi đồng trưa, lúc thì tản bộ bắt cào cào, châu chấu... Thích nhất là khi lúa trổ đòng đòng, cả cánh đồng như được ai đó nhuộm màu và ướp hương. Và đôi chân tôi lại tung tăng trên những bờ đê để ngắm nhìn cây lúa "dậy thì" ra sao, hay tách 1 nhánh lúa non ra ăn thử, thưởng thức vị ngọt, thơm tho của nó.

    Nhưng đó chưa là tất cả, vì điều tôi thích nhất là bờ đê trên con đường tôi đi học. Ngôi trường cách nhà 4 cây số, nhưng chúng tôi lại thích đi đường tắt, hơi lớn, gập gồ độ khoảng 2,5 cây số. "Đường đi" là bờ đê mới mở, hai bên rợp bóng dừa, còng, huynh diệp... Đường đến trường được rút ngắn nên chúng tôi tha hồ vừa đi vừa nô đùa, thỉnh thoảng lại bày trò đá thun (chun), bắn bi, đá cầu... ngay trên bờ đê đi học.
    Ngồi kể chuyện bờ đê, lại thấy thương ơi là thương bọn trẻ con sau này. Chắc gì chúng nó hình dung ra bờ đê chạy dọc con sông Cổ Chiên đón luồng gió ào ạt, hay cởi giày ra để chạy tung tăng khắp ruộng đồng? Và nữa, bọn trẻ cũng không biết được "đường làng em đi học" tựa như "cộ xòe ô che nắng" vì con đường ngày xưa nào còn? Có chăng, những bờ đê - điều giản dị, chỉ tồn tại trong kí ức và lời những ghi chép, những câu chuyện kể cho thế hệ mai sau.
    P/s: Đăng kí thành viên rồi mà không biết bao giờ mình mới được reg nick. MeoCara và trungtruc2005 coi dùm nghen.
    Được dulich5 sửa chữa / chuyển vào 02:02 ngày 21/06/2007
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Bài viết tham dự cuộc thi ?oviết về nơi bạn từng sống? 
     
    Ai cũng có một nơi đã sống và để nhớ?dù trải qua bao thăng trầm trong cuộc đời, vì dấu ấn của nó khó phai nhoà trong trí nhớ.
    Tôi cũng có một nơi như vậy, dù nơi đó không phải là quê hương bản sở gì cả; chỉ là nơi tôi đến để theo học trung học chuyên nghiệp trong 2 năm tại trường Thương nghiệp Vũng Tàu?
    Tôi xin viết bài thơ cho sóng,
    từ đất liền gởi biển rộng bao la,
    để mai này mình có phải chia xa!
    Còn nhớ mãi trường Thương trên đất Vũng?(1979)
    Thời đó (1979-1980) còn bao cấp nặng nề, đời sống mọi người ai cũng khổ cực nên ?othằng nhà quê? tôi xách cái đệm bàng đi xe đò từ dưới Long Xuyên ra đến Vũng Tàu mà không ai thấy lạ! Chớ bây giờ mà xách bị đi như vậy dám bị mọi người tránh xa vì sợ? bị móc túi!!!
    Mất gần hai ngày mới ra tới nơi, dù quãng đường chưa tới ba trăm cây số; vì tham gia XHCN (xếp hàng cả ngày) để có được vé xe đò qua ba chặng LX-CT- SG-VT. Tới nơi tôi hầu như hết hơi vì đói và khát ( trời ơi,con đường đi tìm tri thức hay đúng ra là kiếm cần câu cơm) của thanh niên thế hệ 6x sao mà nhiều mồ hôi và? nước miếng (vì đói) đến như vậy?
    Bù lại, nhờ làn gió biển mát và lạ làm tôi cũng an ủi đôi phần. Thằng tôi nào giờ hưởng gió đồng thì phủ phê chớ gió biển có được hưởng bao giờ đâu, nên nghe gió biển nó mát? hơn gió nhà, và? mặn nữa! (tưởng tượng ra thôi, chứ mặn thiệt có nước chết khát).
    Sinh viên vô trường được nhà nước nuôi cơm ngày ba bữa, hằng tháng lại có lương, dù chỉ có mười mấy đồng. Và mỗi tháng được mua nhu yếu phẩm như xà bông kem để giặt đồ?, thuốc lá Hoa Mai nữa chứ, bởi vậy tụi tui ghiền thuốc lá là nhờ nhà nước ?oquan tâm và giúp đỡ? chứ không thì làm gì có tiền mua thuốc hút mà ghiền!
    Được mấy bữa ăn không ngồi rồi là tới tháng học?lao động! Ái chà, tội cho mấy đứa con gái nào giờ có biết đào ao cuốc đất gì đâu, bây giờ xắn quần xuống móc sình thấy dễ thương ác?, đây là cơ hội cho mấy anh chàng Don Kihote thời đại ra sức o bế mấy nàng; cũng hổng phải tốt lành gì, mà tranh thủ cơ hội làm quen để ăn cơm chung ( mấy nàng mắc cỡ nên ăn ít), vậy là? tèn tén ten.
    Đúng ra thì cũng vài mối tình bàn cơm trở thành tình bãi biển. Chiều chiều sau buổi lao động, mấy đôi kết nhau cùng lang thang trên bãi Chí Linh để làm?gì, có trời biết! Ăn uống kham khổ thiếu thốn, vậy mà tình yêu lúc nào cũng có chỗ dung thân; bởi vậy cho nên? bây giờ nước ta mới phải đối mặt với nạn nhân mãn?
    Khu Chí Linh nơi trường chúng tôi làm rẫy, lúc đó phải đi từ Rạch Dừa vào,  hầu như toàn cát và cát? mọc những chòm dương biển ken dày, trừ những vạt có pha đất thì người ta trồng khoai lang hay bầu bí? Mà ngộ lắm, thấy sát mé biển vậy chứ đào xuống chừng hai mét là có giếng nước ngọt, nhờ vậy mới có nước để trồng trọt chớ! Vun giồng khoai ở đây cũng hổng giống ai hết, dẫy cỏ độn giữa rồi vun đất lên mà đất gì bời rời như cát; trời nắng mà không tưới chừng một bữa là dây lang héo queo như bị luộc. Hồi đó dân miền đông bị đói, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đầu tôi lại nghỉ tại? hổng biết làm rẫy nên đói là phải! Thật tức cười.
    Bãi Chí Linh lúc đó còn hoang sơ và sạch sẽ lắm, trên bãi có loài sò nhỏ tí, nhiều màu. Các cô bạn học mê lắm, gom về cả bịch và vài ngày sau thì không ai chịu nổi cái??hương biển? này! Hết phong trào lụm ốc tới gom rong biển về chất đầy cho khô rồi? vụt. Đúng là trò chơi trẻ con?
    ***
    Và tôi cũng có một mối tình? nho nhỏ tại nơi này.
    Nói là mối tình cho ra vẻ vậy thôi! Chứ thực ra chỉ dám để ý ?ongười ta? nhưng? lời không dám ngỏ.
    Nàng thuộc dạng hoa khôi của lớp, quê TN. Lúc đó tôi chỉ dám ngắm và? làm thơ. Còn nhớ lúc đó làm bài thơ tặng em mà mẫu tự đầu mỗi câu ghép lại thành tên của nàng.
    Vơ vẩn nhìn mây bay,
    Ôm khối tình trong tay.
    Nảo nùng trên bãi vắng,
    Gởi lòng trong đắng cay 
    Ơi này! Cô em nhỏ,
    Có hiểu nổi lòng anh.
    Dùng dằng không muốn thức,
    Ươm mộng đẹp vì em. 
    Ơi người đẹp, ta mê nàng?
    Nhưng lời không dám ngỏ!
    Gởi gắm nỗi lòng trong mấy vần thơ. 
    Ngây ngô và dại dột vậy đó?, nhưng cũng làm nàng cảm động, và chúng tôi có những ngày chúa nhật cùng nhau dung dăng dung dẻ suốt từ bãi Sau qua Ô Quắn với con tàu sắt bị mắc cạn, đi vòng ven biển qua bãi Trước với bờ kè xi măng trước khách sạn Thắng lợi?
    Qua bãi Dâu với những tảng đá to bằng cái nhà, bên trên cây cối um tùm. Khi mỏi chân chúng tôi chui xuống ngồi nghỉ, nghe sóng biển vỗ vào bờ đá ì ầm, xao xuyến dữ lắm nhưng lời ILL không dám ngỏ? chỉ dám xem nhau là bạn thân.
    Hè năm thứ nhất, tôi còn dám theo về quê nàng,
    Anh đi cùng em về quê xưa,
    đường quanh cây trúc lá đong đưa?
    Chỉ vậy thôi?,và vẫn không dám ngỏ lời.
    Đến năm sau thì tôi phải bỏ học, vì hoàn cảnh gia đình neo đơn, khốn khó!
    Đành rời xa VT, với mối tình đầu của tôi, với vùng biển nhiều sóng và gió?
    Ơi cô gái Vũng Tàu da ngăm vì sương gió!
    Có cặm sào trên bến đợi đò xưa?
    Hay cô sợ đời tôi mãi đong đưa?
    Trôi đi mãi không trở về bến cũ.
    ??
    Và mãi gần 25 năm sau, tôi mới có dịp trở lại thăm VT với người xưa, cảnh cũ.
    Nhưng người xưa giờ ở nơi nao?
    Cảnh vật cũng thay đổi quá nhiều, con đường mới mở chạy vào khu Chí Linh ngày ấy, ven đường nhiều toà chung cư đang mọc lên. Nhà cửa đẹp hơn, đường xá khang trang nhiều? Không thể nhìn ra cảnh cũ!
    Tôi ngồi tại resort Biển Đông, nơi ngày ấy bọn trẻ chúng tôi gom rong bắt ốc; giờ đã là khu du lịch đẹp đẽ, sang trọng. Nhiều cặp tình nhân tay trong tay qua lại?
    Chạnh lòng, tôi cảm thán câu thơ của Thế Lữ:
    Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu.
    (Thế Lữ)
    Than ôi! Thời tuổi trẻ nay còn đâu.
    (Lyenson đạo thơ để?than thân)
    Đoạn kết:
    Năm 2006 trên đường từ PhnomPenh về VN, ngang SvayRieng, tôi ghé vào uống nước 1 quán ven đường. Thấy cô chủ quán có vẻ quen quen, nên hỏi thăm, ngờ đâu là người ấy trong bài viết trên?
    Nàng có chồng là sỹ quan biên phòng, và sang Campuchia lập nghiệp hơn 10 năm nay, giờ đã? 8 đứa con (hic)
    Qua phút giây bủi ngủi bùi ngùi, nàng e dè ?thả câu:
    - Hồi đó em ?thương anh lắm! Mà anh nhát quá, phải chi?.
    Ừ, phải chi?
    Về nhà, tôi kể lại chuyện này với cô bạn online, cô bạn cười khanh khách và type:
    - Phải chi anh mà lấy được nàng, chắc giờ anh còn? khốn nạn hơn!
    Phải à nghen, thà tình lỡ dỡ vậy mà giờ đây tôi có cái để nhớ và để?viết. Chứ tưởng tượng cảnh tôi và nàng cùng bầy con 8 đứa bên Campuchia, chắc? CHẾT CÒN SƯỚNG HƠN.
     
  3. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Hí hí, nhận gùi nà má Lý Thông ơi
  4. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, các bạn viết hay qúa, làm cổ động viên cho các bạn bấy lâu nay mà neweco không biết phải bình chọn cho ai cả Mà toàn viết về chuyện có thật thôi thì dĩ nhiên là hay rồi. Khó chọn quá.
    [pink]Ở vùng đất giáp biên giới có cái tên rất bình an, BÌNH PHƯỚC... Em sẽ yêu quê hương anh như em đã và đang yêu anh. Em sẽ yêu quê hương anh như máu thịt của mình.
    Tạm biệt nhé và em sẽ trở lại vì em đã trót bỏ quên một trái tim ở chốn ấy.[/pink]

    Mười tám cây số đường lộ 16?Bước vào cổng nhà vuờn là gặp ngay Homestay mái lá?Trời vừa sập tối?khoảng quá 14 giờ chúng tôi khởi hành đi Cần Thơ.
    Ai cũng biết An Giang quê tôi vẫn còn nghèo lắm nên làm sao tôi có thể tô hồng... tôi sẽ chỉ nói cho bạn hãy nghĩ về một An Giang của tương lai khi trái tim tôi, của những người con đã được quê hương An Giang nuôi dưỡng, cho ăn học tại Sài Gòn, tại Singapore, tại Berlin, tại Paris, tại New York , được thấy thế nào là Seoul, Amsterdam, Luxumburg rộn rã nhịp đập quê mình.
    Tôi đợi 14 tuần 1 ngày nữa để về với mãnh đất nằm ở một góc khuất nhỏ của tấm bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long mang hình của giọt nước sông Tiền-sông Hậu xanh trong, giọt nước mắt của những người con mong nhớ và hình dáng của một viên ngọc quý. An Giang -quê tôi.
  5. ngtoithuong

    ngtoithuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Nếu ai hỏi tôi nghĩ đến nơi nào khi nói đến "một nơi đã từng sinh sống có ấn tượng sâu sắc nhất", tôi sẽ nói không phảilà một thành phố, một vùng quê, mà là một căn nhà, vâng, căn nhà tôi đã sống.
    Tôi không sinh ra và lớn lên trong nhà đó. Năm tôi 10 tuổi, ba tôi đột ngột qua đời vì xuất huyết não, mẹ tôi bán căn nhà đang sống và đưa các con về quê, một huyện ngoại thành của thành phố HCM ?" quê mẹ mà cũng là quê cha, vì hai xã chỉ cách nhau một cây cầu. Bà mua căn nhà vừa với số tiền ít ỏi trong tay, và chúng tôi đã trải qua "những năm tháng không thể nào quên" ở đó.
    Căn nhà này nằm ở cuối một hẻm nhỏ, diện tích 3mx6m, mái tôn, vách lá, nền xi măng đã bắt đầu tróc lở, không có điện nước, phía sau là một con lạch dẫn ra sông. Trong những năm đầu gia đình tôi ở đó, người ta còn có thể chèo ghe nhỏ từ sông vào hoặc ngược lại. Điều quan trọng nhất mẹ tôi không được biết và khi bà hỏi những người hàng xóm đã nói dối vì sợ mất lòng nguời chủ cả khu nhà đó là khi nước lớn nhà sẽ bị ngập. Nếu biết như vậy chắc chắn không bao giờ bà mua, nhưng khi đã lỡ mua rồi thì chỉ có cách là chấp nhận.
    Chỉ qua một năm cả gia đình tôi đã trở rhành những chuyên gia về sông nước. Chúng tôi biết ngày nào, tháng nào trong năm mực nước sẽ lên cao nhất, biết thời gian khi nước bắt đầu dâng lên đến khi rút hết là bao lâu, và chúng tôi đã tập được những thói quen để "sống chung với nước ngập" trong một thời gian rât dài trước khi có khả năng đổ đất và nâng nhà lên cao hơn.
    Một điều may mắn là chúng tôi thừa hưởng tính khôi hài của cả cha lẫn mẹ nên cả gia đình đều có thể cười hoàn cảnh và làm giảm bớt những cực khổ.
    Lần đằu tiên nước tràn vào nhà, mẹ tôi cười to: Vui quá, lần đầu mới biết chuyện này! Cả nhà vội vàng dọn dẹp đồ đạc, và mẹ tôi lại nói: Mình ở giống đồng bào Thượng quá (cả nhà ngạc nhiên quay lại nhìn bà), cái gì cũng thượng lên cao hết!
    Chiều chiều khi nước bắt đầu lớn, chị tôi thường hay hỏi "nước đứng chưa?" tôi ra cửa sau nhìn và nói: Đứng, nhưng mà là đứng lên!
    Có buổi tối chị e m tôi nằm trong giường, nhìn nước dâng, chị tôi nghêu ngao hát nhại bài Tình anh bán chiếu "Đêm hôm nay khi nằm chờ nước rút, tôi thấy đời tôi sao cực khổ vô cùng..." anh tôi ngồi nhà trước nói vọng vào: Tụi bây có thấy cái thuyền của tao trôi vô trỏng không? Cả đám phá lên cười, tôi ngồi dậy, kiếm cây chổi khua nước để đẩy cái thuyền ra, chị tôi chuyển tông hát: "Còn chi thú bằng vào ngày mưa thả thuyền, ngồi bên hiên cùng chờ mong nước lớn, rồi buông những thuyền hồng vàng xanh tím huyền, thuyền mang theo mộng đẹp thắm tâm hồn..."(không dám viết hết bài hát vì sợ bị nói là kéo cho dài hơn 500 chữ)
    Tôi vẫn nhờ những việc rất kỳ quặc mà không ở trong cảnh thì không thể hiểu được: trước giờ nước lớn, tôi gom hết giày dép cả nhà đi bỏ vào cái thau nhựa giặt đồ, để mặc cho nó trôi trong nhà, thường là trôi vào dưới giường rồi nằm đó cho đến khi nước rút, và sáng ra tôi lại lấy chổi khều nó từ dưới giường ra để lấy dép đi..., phải canh giờ nước rút để lấy chổi chà quét thật nhanh cho nhà sạch, lợi dụng chiều nước rút để quét cả những rác đã trôi theo dòng nước vào...
    Không hiểu sao tôi lại đặc biệt nhớ một buổi tối tháng 10 khi tôi, cô sinh viên năm thứ tư khoa Anh ĐHSP đi học về (đằng nào cũng đã khai báo nghề nghiệp khi đăng ký nick rồi). Tháng 10 tối sớm, khi xe bus dừng ở đầu ngõ đã tối đến không thấy mặt người, tôi mệt mỏi đi vào và chuyển rất nhanh từ lội bộ sang lội nước, vì đây là tháng nước lên cao nhất không những nhập nhà mà còn ngập cả ngõ... Mọi người chưa về, chỉ có chị kế tôi ở nhà, tôi nói ngay sau khi chị ấy mở cửa: Hôm nay em học cả ngày ở trường, nào là học, nào là thảo luận, cũng nói tiếng Anh giòn bôm bốp như mọi người cả một ngày, và bây giờ về lội nước ngập, chị thấy thế nào? Chị tôi nói ngay không hề ngập ngừng suy nghĩ một giây: Second to none! (nghĩa là "có một không hai", năm ấy chị đang học Đại Học tại chức năm thứ hai ở trường ĐHKHXHNV). Cả hai cùng cười, vừa tự hào vừa cay đắng...
    Dĩ nhiên tất cả những khổ cực ngày xưa ấy vĩnh viễn đã là quá khứ, nhưng tôi nhận ra một điều: chính căn nhà tồi tàn ấy đã rèn cho tôi nhiều tính tốt: có thể chịu đựng và vượt qua tất cả khó khăn về vật chất mà không bao giờ than vãn, trách móc, có thể cười chính mình và những khó khăn thất bại mình gặp (nói cầu kỳ là tinh thần lạc quan đấy ạ), và sự thông cảm với người khác và sẵn sàng giúp đỡ khi có thể...
    Tôi biết ơn căn nhà ấy về những gì tôi có được ngày hôm nay.
    (muốn viết dài hơn nữa nhưng sợ hết giờ rồi )
    Được ngtoithuong sửa chữa / chuyển vào 23:06 ngày 23/06/2007
    Được ngtoithuong sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 23/06/2007
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    cái này ciêu bèn: QÍNH TRỐNG QÊN DÙI
  7. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Thông báo: Đã có poll để bình chọn - Xin mời các bạn tham gia:
    [topic]934110[/topic]​
    Được Wildman1979 sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 25/06/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này