1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi viết về nơi mình đã sống - Giải thưởng 149.2K Gold (Bài dự thi post tại đây).Thông báo mới

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi meoCara, 09/05/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của anh AnotherFruit. Tự dưng thía xúc động và nhớ quê quá. Cho em góp vui 1 tẹo
    Long Xuyên (AG)?"Tuổi thơ qưê hương tôi
    ?oVề An Giang xem cây lúa trổ bông. Về An Giang xem cây lúa ngoài đồng??
    Mỗi lần câu hát này vang lên. Tui lại nhớ đến ngày tui hay lon ton chạy trên cánh đồng vào mùa gặt hái. Ngày ấy gia đình tôi sống bằng nghề nông, trồng lúa chân chính. Tui và anh hai mỗi ngày chủ nhật hay cùng ba mẹ ra đồng nhổ cỏ. Nhưng chủ yếu tui và ông anh đi quanh ruộng, đạp dẹp lép mí cây lúa thì đúng hơn. Tui làm gì bíêt phân biệt cây nào là cỏ, cây nào là lúa. Nhìn cây nào coi bộ không có hạt lúa non nèo là bứt tuốt.
    Ba mẹ liếc sang nhìn xem 2 đứa thấy coi bộ con tui làm thì dở, ăn là giỏi . Nên cũng ít khi bắt 2 đứa làm đồng nữa. Cho ngồi chơi trên bờ giữ đồ đạc. Bởi thế, những khi ra ruộng, tui ít khi tung tăng đi mọi nơi như ông anh, chỉ thường ngồi trên bờ đê cạnh con rạch nhìn theo mấy tàu lá dừa nhẹ nhàng trôi theo dòng nước. Lòng miên man nghĩ ngợi cho đến khi mẹ giục gọi về nhà. Tui rất thích cảnh hòang hôn chìm dần trên cánh đồng, trông rất nên thơ, không hiểu sao hình ảnh này nó hay gợi trong tui 1 chút gì đó buồn buồn, luyến tiếc.
    Quê tui ngày ấy không có gì để chơi bời như bọn trẻ bây giờ đâu. Trò chơi ngày ấy là chơi tạt u (gồm 1 thanh trúc dài và 1 thanh ngắn, khoét 1 cái lỗ dưới đất và đặt thanh ngắn xuống rồi dùng thanh dài đập vào than ngắn cho bay lên và đập vào nó càng xa càng tốt và đứa còn lại lượm thanh ngắn phải u?u.u. bằng miệng ko đc đứt quãng chạy trở về nơi xuất phát, nếu ko thì thua cuộc), chơi ô quan, chơi bắn ná, chơi đếm đũa (gồm 1 trái banh tenis và mấy cây đũa) và trốn tìm Nhắc về trò trốn tìm thì chưa bao giờ tui chơi vào ban đêm, đơn giản vì tui rất sợ ma. Tui sợ tui đang núp ở gốc cây nào đó, tự dưng có con ma thè lè mũi xanh mũi đỏ mà người ta hay nói đứng đằng sau lưng túm con 1 phát chắc con té xỉu wá.
    Ngày ấy nhà nội tôi có khỏanh đất khá rộng. Trước sân là giàn mồng tơi ngay cổng ra vào. Và dĩ nhiên tụi tui hồi đó hay lấy trái mồng tơi này dầm ra để làm mực. Mực đâu không thấy chỉ thấy mỗi đứa như thằng hề. Lấm lem 1 màu tim tím khắp mặt. Mặt dù ở quê, nhưng tui và ông anh lại có thú vui hít sức tao nhã là rất khóai chơi đánh cờ vua hay cờ tướng. 2 anh em ngồi chơi rất ư là trầm tư như các cụ ta thường ngồi. Tui nổi tiếng láu cá và chơi ăn gian. Chỉ đợi khi ông anh lơ đãng quay chỗ khác là tui nhanh tay giấu biến con xe hay con ngựa của ổng, (he he, chỉ còn mỗi con vua là chưa giấu thoai). Và không bao giờ tui chịu nhận mình thua cuộc cả, cứ chơi thấy mình sắp bí rồi là tui chạy lon ton đi chỗ khác, nghĩ chơi. He he, ông anh hồi đó cáu tui vì vụ này gê gớm lắm. Nhưng dù có cáu mà hễ có trò gì là anh em tui đều rủ rê nhau chơi cùng.
    Nhớ có lần 2 anh em tui cùng lũ hàng xóm đi câu cá. Eo oai, câu cá thì phải có mồi câu chớ. Đầu tiên là trứng kiến (con kiến vàng to to á). Nói nào ngay, mồi này bén hơn mí con giun đất nhiều. LẤy cái ***g hái xòai chọt cho ổ kíên rơi tơi tả xuống, khiều khìêu cho kiến bò tứ tung, xót lại là trứng kiến trắng phơi phới. Mí con cá nà khóai mồi bén nì lém. CÂu cá chán thì lại đi mò cua bắt ốc. Lũ hàng xóm thì giao cho tui nhiệm vụ hết sức cao cả, là xách cái giỏ đựng cá lon ton theo tụi nó. Tui chỉ mỗi việc khi thấy đứa nào chộp đc con gì là chìa cái giỏ ra liền.
    Có những dịp lũ về, có lần cả bọn chèo ghe đi hái bông điên điển, đi hái sen, và bông súng. Mọc khắp các bờ ao và ven các cánh đồng. Cây điên điển thì vàng um cả cây, hái đến mỏi cả tay vẫn chưa hết. Bông này thì nấu canh chua hay dùng thay giá nấu bánh xèo ngon ra phết. VÀ rồi chuyện cả bọn đi chôm chĩa mấy trái mận, trái ổi, hem biết seo đồ chôm ăn nó ngon lạ.
    Nói về món ăn thì tui lại rất ưa món cá lóc nướng trui, thọt cái cây tre vào họng con cá, rồi lấy rơm đốt lên lụi con cá vào cho đến khi khét. À lộn, cho đến khi chín, và khét khét cái da ngòai của nó. Choa, thơm nức mũi, cái mùi rất hấp dẫn, chỉ còn làm nước chấm me và rau nhiếp cá, rau sống là ko chê đâu đc. Chẹp chẹp, lại thèm??
    Hồi đó những lúc chơi bời quá trớn anh em tui rất sợ cây roi mây của ba. Lần nào cũng ăn đòn.. Ông anh này thì mít ướt hơn cả mình. Bị oánh có mí cây là thút thít ôm gối đi ngủ. còn tui lại hay ra ngòai vườn chơi, nhìn mí trái xòai đu đưa, và vài con chim bay nhảy. Thế thoai là hết buồn
    Lớn hơn 1 tí, tui đc chuyển ra thành phố sinh sống. Đó chính là Long Xuyên. Nơi này không còn cảnh cánh đồng mà anh em tui hay lon ton nữa, không còn nơi để ăn trộm me xoài, không có con sông, bờ đê nào cả. Cuộc sống thành thị đã hòan tòan khác lạ. Thành phố này tui thích nhất con đường gần Hồ Nguyễn Du mà người ta hay gọi con đường có lá me bay. Thật ra chẳng có cây me nào ở đây cả. Chỉ có điều đường này mùa nào cũng có lá bay lã chã, nhìn nên thơ tợn. Và chính tại LX đây tui đã quen bíêt đc 1 nhóm bạn rất chân thành. Chúng tui thường ra hồ Nguyễn Du ăn bò bía, chè bưởi, cá viên chiên. Lâu lâu thì mua vài con cút khìa trãi báo ra ngồi cháp. Mèn, giữa gió trời ***g lộng, đc cầm trên tay con cút ngồi mát mẻ nơi đây thì còn gì bằng.
    Tui iêu quí những người bạn này và xem đó như gia tài. Chưa bao giờ tui nghĩ sẽ rời xa nhóm bạn này. Nhưng rốt cuộc cũng có 1 ngày tui bỏ nơi này ra đi. Người bạn yêu mến của tui ngồi khóc, lòng tui bùn bã chẳng dám nhìn nó. Chỉ biết rằng dù có thế nào tui cũng sẽ không quên được nhóm bạn này. Hơn 10 năm, những lá thư của bạn bè vẫn còn giữ dù chưa chắc ai cũng còn nhớ. Ngày tui xa rời đất Long Xuyên, tui vẫn còn nhớ mãi câu thơ của 1 ngừơi bạn đã tặng :
    ?oLong Xuyên vấn vương
    Nhớ thương người lắm
    Mình dù đôi phương
    Vẫn thương mãi - mãi thương? ​
    Trong ký ức của tui đó mãi là những kỷ niệm đẹp về bạn bè, về cuộc sống tuổi thơ nơi miền quê và thành thị chỉ quanh quẩn đất Long Xuyên. Đấy, quê tôi đấy. Hiền hòa và êm ả. Không ồn ào náo động như bất kỳ 1 thành phố nào. Nhưng nó là nơi tui không bao giờ quên. Và sẽ không sao quên!!
  2. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của anh AnotherFruit. Tự dưng thía xúc động và nhớ quê quá. Cho em góp vui 1 tẹo
    Long Xuyên (AG)?"Tuổi thơ qưê hương tôi
    ?oVề An Giang xem cây lúa trổ bông. Về An Giang xem cây lúa ngoài đồng??
    Mỗi lần câu hát này vang lên. Tui lại nhớ đến ngày tui hay lon ton chạy trên cánh đồng vào mùa gặt hái. Ngày ấy gia đình tôi sống bằng nghề nông, trồng lúa chân chính. Tui và anh hai mỗi ngày chủ nhật hay cùng ba mẹ ra đồng nhổ cỏ. Nhưng chủ yếu tui và ông anh đi quanh ruộng, đạp dẹp lép mí cây lúa thì đúng hơn. Tui làm gì bíêt phân biệt cây nào là cỏ, cây nào là lúa. Nhìn cây nào coi bộ không có hạt lúa non nèo là bứt tuốt.
    Ba mẹ liếc sang nhìn xem 2 đứa thấy coi bộ con tui làm thì dở, ăn là giỏi . Nên cũng ít khi bắt 2 đứa làm đồng nữa. Cho ngồi chơi trên bờ giữ đồ đạc. Bởi thế, những khi ra ruộng, tui ít khi tung tăng đi mọi nơi như ông anh, chỉ thường ngồi trên bờ đê cạnh con rạch nhìn theo mấy tàu lá dừa nhẹ nhàng trôi theo dòng nước. Lòng miên man nghĩ ngợi cho đến khi mẹ giục gọi về nhà. Tui rất thích cảnh hòang hôn chìm dần trên cánh đồng, trông rất nên thơ, không hiểu sao hình ảnh này nó hay gợi trong tui 1 chút gì đó buồn buồn, luyến tiếc.
    Quê tui ngày ấy không có gì để chơi bời như bọn trẻ bây giờ đâu. Trò chơi ngày ấy là chơi tạt u (gồm 1 thanh trúc dài và 1 thanh ngắn, khoét 1 cái lỗ dưới đất và đặt thanh ngắn xuống rồi dùng thanh dài đập vào than ngắn cho bay lên và đập vào nó càng xa càng tốt và đứa còn lại lượm thanh ngắn phải u?u.u. bằng miệng ko đc đứt quãng chạy trở về nơi xuất phát, nếu ko thì thua cuộc), chơi ô quan, chơi bắn ná, chơi đếm đũa (gồm 1 trái banh tenis và mấy cây đũa) và trốn tìm Nhắc về trò trốn tìm thì chưa bao giờ tui chơi vào ban đêm, đơn giản vì tui rất sợ ma. Tui sợ tui đang núp ở gốc cây nào đó, tự dưng có con ma thè lè mũi xanh mũi đỏ mà người ta hay nói đứng đằng sau lưng túm con 1 phát chắc con té xỉu wá.
    Ngày ấy nhà nội tôi có khỏanh đất khá rộng. Trước sân là giàn mồng tơi ngay cổng ra vào. Và dĩ nhiên tụi tui hồi đó hay lấy trái mồng tơi này dầm ra để làm mực. Mực đâu không thấy chỉ thấy mỗi đứa như thằng hề. Lấm lem 1 màu tim tím khắp mặt. Mặt dù ở quê, nhưng tui và ông anh lại có thú vui hít sức tao nhã là rất khóai chơi đánh cờ vua hay cờ tướng. 2 anh em ngồi chơi rất ư là trầm tư như các cụ ta thường ngồi. Tui nổi tiếng láu cá và chơi ăn gian. Chỉ đợi khi ông anh lơ đãng quay chỗ khác là tui nhanh tay giấu biến con xe hay con ngựa của ổng, (he he, chỉ còn mỗi con vua là chưa giấu thoai). Và không bao giờ tui chịu nhận mình thua cuộc cả, cứ chơi thấy mình sắp bí rồi là tui chạy lon ton đi chỗ khác, nghĩ chơi. He he, ông anh hồi đó cáu tui vì vụ này gê gớm lắm. Nhưng dù có cáu mà hễ có trò gì là anh em tui đều rủ rê nhau chơi cùng.
    Nhớ có lần 2 anh em tui cùng lũ hàng xóm đi câu cá. Eo oai, câu cá thì phải có mồi câu chớ. Đầu tiên là trứng kiến (con kiến vàng to to á). Nói nào ngay, mồi này bén hơn mí con giun đất nhiều. LẤy cái ***g hái xòai chọt cho ổ kíên rơi tơi tả xuống, khiều khìêu cho kiến bò tứ tung, xót lại là trứng kiến trắng phơi phới. Mí con cá nà khóai mồi bén nì lém. CÂu cá chán thì lại đi mò cua bắt ốc. Lũ hàng xóm thì giao cho tui nhiệm vụ hết sức cao cả, là xách cái giỏ đựng cá lon ton theo tụi nó. Tui chỉ mỗi việc khi thấy đứa nào chộp đc con gì là chìa cái giỏ ra liền.
    Có những dịp lũ về, có lần cả bọn chèo ghe đi hái bông điên điển, đi hái sen, và bông súng. Mọc khắp các bờ ao và ven các cánh đồng. Cây điên điển thì vàng um cả cây, hái đến mỏi cả tay vẫn chưa hết. Bông này thì nấu canh chua hay dùng thay giá nấu bánh xèo ngon ra phết. VÀ rồi chuyện cả bọn đi chôm chĩa mấy trái mận, trái ổi, hem biết seo đồ chôm ăn nó ngon lạ.
    Nói về món ăn thì tui lại rất ưa món cá lóc nướng trui, thọt cái cây tre vào họng con cá, rồi lấy rơm đốt lên lụi con cá vào cho đến khi khét. À lộn, cho đến khi chín, và khét khét cái da ngòai của nó. Choa, thơm nức mũi, cái mùi rất hấp dẫn, chỉ còn làm nước chấm me và rau nhiếp cá, rau sống là ko chê đâu đc. Chẹp chẹp, lại thèm??
    Hồi đó những lúc chơi bời quá trớn anh em tui rất sợ cây roi mây của ba. Lần nào cũng ăn đòn.. Ông anh này thì mít ướt hơn cả mình. Bị oánh có mí cây là thút thít ôm gối đi ngủ. còn tui lại hay ra ngòai vườn chơi, nhìn mí trái xòai đu đưa, và vài con chim bay nhảy. Thế thoai là hết buồn
    Lớn hơn 1 tí, tui đc chuyển ra thành phố sinh sống. Đó chính là Long Xuyên. Nơi này không còn cảnh cánh đồng mà anh em tui hay lon ton nữa, không còn nơi để ăn trộm me xoài, không có con sông, bờ đê nào cả. Cuộc sống thành thị đã hòan tòan khác lạ. Thành phố này tui thích nhất con đường gần Hồ Nguyễn Du mà người ta hay gọi con đường có lá me bay. Thật ra chẳng có cây me nào ở đây cả. Chỉ có điều đường này mùa nào cũng có lá bay lã chã, nhìn nên thơ tợn. Và chính tại LX đây tui đã quen bíêt đc 1 nhóm bạn rất chân thành. Chúng tui thường ra hồ Nguyễn Du ăn bò bía, chè bưởi, cá viên chiên. Lâu lâu thì mua vài con cút khìa trãi báo ra ngồi cháp. Mèn, giữa gió trời ***g lộng, đc cầm trên tay con cút ngồi mát mẻ nơi đây thì còn gì bằng.
    Tui iêu quí những người bạn này và xem đó như gia tài. Chưa bao giờ tui nghĩ sẽ rời xa nhóm bạn này. Nhưng rốt cuộc cũng có 1 ngày tui bỏ nơi này ra đi. Người bạn yêu mến của tui ngồi khóc, lòng tui bùn bã chẳng dám nhìn nó. Chỉ biết rằng dù có thế nào tui cũng sẽ không quên được nhóm bạn này. Hơn 10 năm, những lá thư của bạn bè vẫn còn giữ dù chưa chắc ai cũng còn nhớ. Ngày tui xa rời đất Long Xuyên, tui vẫn còn nhớ mãi câu thơ của 1 ngừơi bạn đã tặng :
    ?oLong Xuyên vấn vương
    Nhớ thương người lắm
    Mình dù đôi phương
    Vẫn thương mãi - mãi thương? ​
    Trong ký ức của tui đó mãi là những kỷ niệm đẹp về bạn bè, về cuộc sống tuổi thơ nơi miền quê và thành thị chỉ quanh quẩn đất Long Xuyên. Đấy, quê tôi đấy. Hiền hòa và êm ả. Không ồn ào náo động như bất kỳ 1 thành phố nào. Nhưng nó là nơi tui không bao giờ quên. Và sẽ không sao quên!!
  3. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0

    Về đi em,
    Lắng nghe giọng hò trầm bổng
    Ru cả đời người, một cõi mênh mông
    Về đi nghe em,
    Nhấp lên phím đàn Tài Tử
    Giữ giọng cội nguồn đẫm cả dòng sông
    Và trong mơ, cũng rầm rề con nước
    Em lại về, ?ovườn? điên điển kết bông
    Để dòng sông cũng nhuốn màu tươi trẻ
    Và cùng em, với mẹ, lúa vào mùa.
    V.T.M
    Đã bao lần hợp rồi lại tan tựa một cuộc tình dang dở. Đã bao lần chìm, nổi, lênh đênh như Lục Bình đơn côi trên sông. Đã bao nhiêu lần trở thành bất tử trong điệu hò của cô chèo đò ngang, trong thơ và nhạc. Những cuộc tình dở dang bao giờ cũng đẹp, những nổi chìm sẽ đến lúc bình yên. Miền Tây dù thế nào cũng vẫn là Miền Tây. Thật khó để có thể dung những từ ngữ, câu văn, hay gói gọn trong vài nghìn chữ để nói về nơi ấy. Nơi, đã trở thành một phần quen thuộc với tôi - một người con của xứ Bắc. Nơi, trà trề tình cảm và long hiếu khách. Nơi, tôi có được những người bạn tuyệt vời như thế. Một Miền Tây êm đềm mà sôi nổi, chân thành mà thẳng thắn, hiếu khách mà cũng lạnh lung đến kỳ lạ. Và tối hôm nay, giữa xứ Bắc yêu thương, chợt nghe một giọng miền Tây êm nhẹ, long tôi lại không ngừng thổn thức nhớ thương như con nước vào mùa.
    ?oAnh Minh có quay lại nữa không?? ?" Câu hỏi tưởng chừng như giản đơn như thế mà lại có một sức hút mạnh mẽ khiến cho tôi không bao giờ có thể biền biệt rời xa xứ ấy. Lần nào tôi về và đi Bé Út cũng hỏi, câu hỏi duy nhất. Không như cái nhìn với quầng mắt nhăn nheo và mái tóc bạc phơ của Ngoại, không phải nụ cười tươi như hoa Cải của Dì, càng không phải là khuôn mặt lấp ló, e thẹn sau cánh cửa của Chị Hai hay cái bắt tay siết chặt của Anh Út khi đưa tôi ra ghe về Sài Gòn và ra Bắc. Câu hỏi đó lạ lắm. Lạ như lần đầu tiên bạn biết yêu thương, biết gần gũi, biết xót xa trên cuộc sống non trẻ. Có một cái gì đó mà bạn đang muốn giữ, ghì thật chặt và biến thành của riêng mình. Có một cái gì đó mà bạn không bao giờ muốn nó bị biến đổi, sợ mất và thoảng qua.
    Trà Ôn, Măng Thít, Tam Bình?Những địa danh mà mới cách đó 2 năm tôi chưa bao giờ được nghe khi còn ở xứ Bắc. Có người từng nói :? Điều tuyệt vời nhất trong số phận của mỗi con người là không có số phận nào cả. Và số phận đến từ đôi chân ?obiết đi? của bạn?. Tôi may mắn vì mình có một đôi chân ?obiết đi?, để rồi gặp Anh trong một chiều Sài Gòn trong xanh, dịu nắng. Chúng tôi, hai kẻ xa lạ, rồi thân thiết lúc nào không hay trên cùng một đam mê với quê hương và những câu chuyện chưa bao giờ có hồi kết. Những câu chuyện chứa đầy tình cảm, tôi cảm nhận được. Và anh có lẽ cũng cảm nhận đuợc điều đó từ những câu chuyện của tôi. Tôi ấn tượng với những con đường san sát dừa nước, những cây cầu nhỏ xíu nối liền các bờ sông về quê anh. Và những đàn cò trắng, những con đường chỉ vừa hai người đi, trải dài theo bờ hoa Bụt, Thiên Lý, Me?Hay cả chiều lang thang trong vườn đầy hoa trái, tát mương, chài cá, tắm sông. Cả một tuổi thơ tôi tưởng chừng như đã bị lãng quên với bộn bề lo toan, vật chất đã bừng dậy như chưa bao giờ mãnh liệt như thế. Rồi tôi đã yêu lúc nào không hay. Một tình yêu mà tôi đã trải trên hầu hết những cung đường Đất Việt yêu thương, với những con người một nắng hai sương, bộn bề đồng áng. Những chuyến đi trở thành thường lệ. Khi ngắn, lúc dài.
    (Còn nữa)

  4. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0

    Về đi em,
    Lắng nghe giọng hò trầm bổng
    Ru cả đời người, một cõi mênh mông
    Về đi nghe em,
    Nhấp lên phím đàn Tài Tử
    Giữ giọng cội nguồn đẫm cả dòng sông
    Và trong mơ, cũng rầm rề con nước
    Em lại về, ?ovườn? điên điển kết bông
    Để dòng sông cũng nhuốn màu tươi trẻ
    Và cùng em, với mẹ, lúa vào mùa.
    V.T.M
    Đã bao lần hợp rồi lại tan tựa một cuộc tình dang dở. Đã bao lần chìm, nổi, lênh đênh như Lục Bình đơn côi trên sông. Đã bao nhiêu lần trở thành bất tử trong điệu hò của cô chèo đò ngang, trong thơ và nhạc. Những cuộc tình dở dang bao giờ cũng đẹp, những nổi chìm sẽ đến lúc bình yên. Miền Tây dù thế nào cũng vẫn là Miền Tây. Thật khó để có thể dung những từ ngữ, câu văn, hay gói gọn trong vài nghìn chữ để nói về nơi ấy. Nơi, đã trở thành một phần quen thuộc với tôi - một người con của xứ Bắc. Nơi, trà trề tình cảm và long hiếu khách. Nơi, tôi có được những người bạn tuyệt vời như thế. Một Miền Tây êm đềm mà sôi nổi, chân thành mà thẳng thắn, hiếu khách mà cũng lạnh lung đến kỳ lạ. Và tối hôm nay, giữa xứ Bắc yêu thương, chợt nghe một giọng miền Tây êm nhẹ, long tôi lại không ngừng thổn thức nhớ thương như con nước vào mùa.
    ?oAnh Minh có quay lại nữa không?? ?" Câu hỏi tưởng chừng như giản đơn như thế mà lại có một sức hút mạnh mẽ khiến cho tôi không bao giờ có thể biền biệt rời xa xứ ấy. Lần nào tôi về và đi Bé Út cũng hỏi, câu hỏi duy nhất. Không như cái nhìn với quầng mắt nhăn nheo và mái tóc bạc phơ của Ngoại, không phải nụ cười tươi như hoa Cải của Dì, càng không phải là khuôn mặt lấp ló, e thẹn sau cánh cửa của Chị Hai hay cái bắt tay siết chặt của Anh Út khi đưa tôi ra ghe về Sài Gòn và ra Bắc. Câu hỏi đó lạ lắm. Lạ như lần đầu tiên bạn biết yêu thương, biết gần gũi, biết xót xa trên cuộc sống non trẻ. Có một cái gì đó mà bạn đang muốn giữ, ghì thật chặt và biến thành của riêng mình. Có một cái gì đó mà bạn không bao giờ muốn nó bị biến đổi, sợ mất và thoảng qua.
    Trà Ôn, Măng Thít, Tam Bình?Những địa danh mà mới cách đó 2 năm tôi chưa bao giờ được nghe khi còn ở xứ Bắc. Có người từng nói :? Điều tuyệt vời nhất trong số phận của mỗi con người là không có số phận nào cả. Và số phận đến từ đôi chân ?obiết đi? của bạn?. Tôi may mắn vì mình có một đôi chân ?obiết đi?, để rồi gặp Anh trong một chiều Sài Gòn trong xanh, dịu nắng. Chúng tôi, hai kẻ xa lạ, rồi thân thiết lúc nào không hay trên cùng một đam mê với quê hương và những câu chuyện chưa bao giờ có hồi kết. Những câu chuyện chứa đầy tình cảm, tôi cảm nhận được. Và anh có lẽ cũng cảm nhận đuợc điều đó từ những câu chuyện của tôi. Tôi ấn tượng với những con đường san sát dừa nước, những cây cầu nhỏ xíu nối liền các bờ sông về quê anh. Và những đàn cò trắng, những con đường chỉ vừa hai người đi, trải dài theo bờ hoa Bụt, Thiên Lý, Me?Hay cả chiều lang thang trong vườn đầy hoa trái, tát mương, chài cá, tắm sông. Cả một tuổi thơ tôi tưởng chừng như đã bị lãng quên với bộn bề lo toan, vật chất đã bừng dậy như chưa bao giờ mãnh liệt như thế. Rồi tôi đã yêu lúc nào không hay. Một tình yêu mà tôi đã trải trên hầu hết những cung đường Đất Việt yêu thương, với những con người một nắng hai sương, bộn bề đồng áng. Những chuyến đi trở thành thường lệ. Khi ngắn, lúc dài.
    (Còn nữa)

  5. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Thời gian trôi nhanh lắm nhưng khi ta mang trong lòng nỗi nhớ da diết thì thời gian lại chậm một cách vô cùng.
    Thoát tôi đã tốt nghiệp đại học rồi đi làm vậy là xa An Giang 7 năm, nhanh thật! Nhớ ngày nào cứ trông chờ tới hè để được ba cho ?zđi lên Sài Gòn chơi?o. Chuyến đi chơi chỉ dài bằng 1 ?" 2 ngày công tác của ba nhưng sẽ là những câu chuyện bất tận để tôi huyên thuyên cùng bạn bè. Lớn hơn khi cả bọn ngồi mơ mộng về tương lai đứa sẽ thi y dược, đứa muốn thành giám đốc ngân hàng, đứa sẽ là cô giáo, lên Sài Gòn đứa sẽ ở quận 5, đứa tìm nhà ở Thủ Đức rồi mỗi cuối tuần cả bọn sẽ gom nhau lại mà đi uống cafe để kể chuyện nhau nghe,...hầu như là chủ đề duy nhất của những chuyến đi chơi Đồi Tức Dụp, Núi Sập, Núi Sam năm cuối cấp. Sài Gòn là giảng đường đại học, là những căn phòng trọ rất sinh viên, là những quán cafe, quán cơm bụi để cho những ước mơ bay cao với lời hẹn ?z5 năm nữa đúng 20 tháng 11 tất cả mọi đứa sẽ tụ họp về trường?o. Sài Gòn chỉ là một điểm để đi rồi về. Thế mà 7 năm rồi giờ tôi lại ngồi đây trên mãnh đất cách xa quê tôi hơn 12 giờ bay cộng thêm 5 giờ đi xe nữa để đếm từng ngày một cho tròn con số 8.
    Có ai đã bao giờ hỏi ?znhớ nhà là gì??o không? Là nỗi nhớ da diết những món ăn mà ba mẹ cho mình ăn lúc thuở nhỏ. Ôi nhà văn Sơn Nam sao mà ông lại nói đúng thế. Tôi thèm món bánh khọt nóng chỉ có bột và nước dừa chấm với nước mắm làm thật ngon của dì Hai trong hẻm. Tôi nhớ cái mùi của lẩu mắm cá linh Ngoại làm mà Ngoại nói là làm cho ba tôi ăn nhưng cả nhà ai cũng đều được 1 buổi no nê với một bụng căng đầy với đủ các loại rau. Những buổi tối chạy rong ruổi dạo quanh thành phố cùng bạn bè, nói là thành phố cho oai chứ chỉ mất chưa đầy 15 phút, rồi ngồi nhâm nhi món chuối nướng, bánh khoai mì nướng, bò bía, bò cá viên chiên với nước mía, tàu hủ đá, chè bưởi ở góc hồ Nguyễn Du (hồ mà đến giờ tôi vẫn cho rằng là lãng mạn nhất thế giới) là những hình ảnh không thể nào phai trong tôi được.
    Giờ đây, tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa là được về nhà. Nhà tôi nằm ngay dưới chân cầu Nguyễn Trung Trực mà người xóm tôi thường gọi là cầu Quay. Tôi cũng chẳng biết chắc chắn tại sao lại có tên gọi cầu Quay nhưng tôi biết ngay dưới dạ cầu là 1 khu xóm ọp ẹp chuyên ?zmần bò?o để bán thịt cho các chợ từ lâu lắm rồi, lâu hơn tôi biết nhiều. Nhà tôi không giàu nhưng cũng được xây cất kiên cố cứ rung lên mỗi khi có xe tải, xe chở hàng chạy qua và bụi thì dù có siêng lau dọn đến mấy cũng chịu. Bụi một phần cũng do công trình mở rộng mặt đường trước nhà tôi qua hơn 3 lần giải toả nhà kéo dài cũng phải hơn 12, 13 năm rồi vẫn còn dang dở.
    Tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa để được về thắp lên bàn thờ Nội và ông Ngoại mà đáp ơn là ?znhờ ông bà phù hộ mà con đã đi tới nơi ?zdề?o tới chốn?o. Ông Ngoại tôi yên nghỉ tại xã Định Mỹ huyện Thoại Sơn với con đường về quê ngoại hai bên là ruộng lúa bát ngát với mấy con cò trắng con bay, con đậu xa xa là núi Sập mà lúc nhỏ tôi hay tưởng tượng là giống hình đầu của con cá sấu. Ông Nội tôi thì nằm kề bên những đồng đội ở Nghĩa trang liệt sĩ của Tỉnh, và chỉ mất thêm vài mươi phút ngồi xe nữa là tôi có thể đến Vàm Xáng Vịnh Tre - Châu Phú để nhận được cái vỗ đầu và chúc mừng của ông bà Nội Tư và các cô chú.
    Tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa để được báo cáo với ba mẹ, với các cô chú cậu dì, anh chị những gì tôi đã thấy được, học được và để hồi đáp lời dặn dò của cậu lúc tôi chuẩn bị lên đường vào đại học ?ztụi tao làm hoài không khá thì cho mày đi ăn học để kiếm cái gì về làm cho khá lên?o.
    Tôi đợi 14 tuần 1 ngày nữa để về với mãnh đất nằm ở một góc khuất nhỏ của tấm bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long mang hình của giọt nước sông Tiền-sông Hậu xanh trong, giọt nước mắt của những người con mong nhớ và hình dáng của một viên ngọc quý. An Giang -quê tôi./.
  6. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Thời gian trôi nhanh lắm nhưng khi ta mang trong lòng nỗi nhớ da diết thì thời gian lại chậm một cách vô cùng.
    Thoát tôi đã tốt nghiệp đại học rồi đi làm vậy là xa An Giang 7 năm, nhanh thật! Nhớ ngày nào cứ trông chờ tới hè để được ba cho ?zđi lên Sài Gòn chơi?o. Chuyến đi chơi chỉ dài bằng 1 ?" 2 ngày công tác của ba nhưng sẽ là những câu chuyện bất tận để tôi huyên thuyên cùng bạn bè. Lớn hơn khi cả bọn ngồi mơ mộng về tương lai đứa sẽ thi y dược, đứa muốn thành giám đốc ngân hàng, đứa sẽ là cô giáo, lên Sài Gòn đứa sẽ ở quận 5, đứa tìm nhà ở Thủ Đức rồi mỗi cuối tuần cả bọn sẽ gom nhau lại mà đi uống cafe để kể chuyện nhau nghe,...hầu như là chủ đề duy nhất của những chuyến đi chơi Đồi Tức Dụp, Núi Sập, Núi Sam năm cuối cấp. Sài Gòn là giảng đường đại học, là những căn phòng trọ rất sinh viên, là những quán cafe, quán cơm bụi để cho những ước mơ bay cao với lời hẹn ?z5 năm nữa đúng 20 tháng 11 tất cả mọi đứa sẽ tụ họp về trường?o. Sài Gòn chỉ là một điểm để đi rồi về. Thế mà 7 năm rồi giờ tôi lại ngồi đây trên mãnh đất cách xa quê tôi hơn 12 giờ bay cộng thêm 5 giờ đi xe nữa để đếm từng ngày một cho tròn con số 8.
    Có ai đã bao giờ hỏi ?znhớ nhà là gì??o không? Là nỗi nhớ da diết những món ăn mà ba mẹ cho mình ăn lúc thuở nhỏ. Ôi nhà văn Sơn Nam sao mà ông lại nói đúng thế. Tôi thèm món bánh khọt nóng chỉ có bột và nước dừa chấm với nước mắm làm thật ngon của dì Hai trong hẻm. Tôi nhớ cái mùi của lẩu mắm cá linh Ngoại làm mà Ngoại nói là làm cho ba tôi ăn nhưng cả nhà ai cũng đều được 1 buổi no nê với một bụng căng đầy với đủ các loại rau. Những buổi tối chạy rong ruổi dạo quanh thành phố cùng bạn bè, nói là thành phố cho oai chứ chỉ mất chưa đầy 15 phút, rồi ngồi nhâm nhi món chuối nướng, bánh khoai mì nướng, bò bía, bò cá viên chiên với nước mía, tàu hủ đá, chè bưởi ở góc hồ Nguyễn Du (hồ mà đến giờ tôi vẫn cho rằng là lãng mạn nhất thế giới) là những hình ảnh không thể nào phai trong tôi được.
    Giờ đây, tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa là được về nhà. Nhà tôi nằm ngay dưới chân cầu Nguyễn Trung Trực mà người xóm tôi thường gọi là cầu Quay. Tôi cũng chẳng biết chắc chắn tại sao lại có tên gọi cầu Quay nhưng tôi biết ngay dưới dạ cầu là 1 khu xóm ọp ẹp chuyên ?zmần bò?o để bán thịt cho các chợ từ lâu lắm rồi, lâu hơn tôi biết nhiều. Nhà tôi không giàu nhưng cũng được xây cất kiên cố cứ rung lên mỗi khi có xe tải, xe chở hàng chạy qua và bụi thì dù có siêng lau dọn đến mấy cũng chịu. Bụi một phần cũng do công trình mở rộng mặt đường trước nhà tôi qua hơn 3 lần giải toả nhà kéo dài cũng phải hơn 12, 13 năm rồi vẫn còn dang dở.
    Tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa để được về thắp lên bàn thờ Nội và ông Ngoại mà đáp ơn là ?znhờ ông bà phù hộ mà con đã đi tới nơi ?zdề?o tới chốn?o. Ông Ngoại tôi yên nghỉ tại xã Định Mỹ huyện Thoại Sơn với con đường về quê ngoại hai bên là ruộng lúa bát ngát với mấy con cò trắng con bay, con đậu xa xa là núi Sập mà lúc nhỏ tôi hay tưởng tượng là giống hình đầu của con cá sấu. Ông Nội tôi thì nằm kề bên những đồng đội ở Nghĩa trang liệt sĩ của Tỉnh, và chỉ mất thêm vài mươi phút ngồi xe nữa là tôi có thể đến Vàm Xáng Vịnh Tre - Châu Phú để nhận được cái vỗ đầu và chúc mừng của ông bà Nội Tư và các cô chú.
    Tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa để được báo cáo với ba mẹ, với các cô chú cậu dì, anh chị những gì tôi đã thấy được, học được và để hồi đáp lời dặn dò của cậu lúc tôi chuẩn bị lên đường vào đại học ?ztụi tao làm hoài không khá thì cho mày đi ăn học để kiếm cái gì về làm cho khá lên?o.
    Tôi đợi 14 tuần 1 ngày nữa để về với mãnh đất nằm ở một góc khuất nhỏ của tấm bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long mang hình của giọt nước sông Tiền-sông Hậu xanh trong, giọt nước mắt của những người con mong nhớ và hình dáng của một viên ngọc quý. An Giang -quê tôi./.
  7. tuan13a1

    tuan13a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    KIÊN GIANG, TUỔI THƠ VÀ KÝ ỨC
    Khi nhắc đến tuổi thơ của mình tôi cảm thấy mình là một người thật may mắn. May mắn không phải vì gia đình tôi khá giả, không phải là vì tôi có một tuổi thơ với đầy đủ vật chất .... không phải như vậy. Mà điều gần như ngược lại mới thật sự làm cho tôi cảm thấy mình thật sự may mắn, thật sự hạnh phúc mỗi khi nghĩ về những ngày còn thơ bé.
    Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng thôn quê ở tỉnh Kiên Giang. Lúc đó quê tôi còn nghèo lắm, nhà người dân chủ yếu mái lá vách đất ( đất lấy dưới sông, ao lên trộn với rơm và tro sau đó đắp lên những cây trúc được cắm nối tiếp với nhau. Gần giống như bê tông cốt thép bây giờ đó mà). ở trên sông thì toàn cầu khỉ tìm đỏ con mắt mới thấy được 1 cây cầu bê tông. Gia đình tôi cũng không đến nỗi quá khó khăn nhưng tôi cũng phần nào cảm nhận được cuộc sống khó khăn lúc đó.
    Những bữa cơm đạm bạc cứ quanh đi quẩn lại với những món rau nhà tôi trồng. Lúc đó tôi rất thích ăn món mắm mỡ. gồm thịt mỡ của con heo đem chiên lên ch ra mỡ sau đó cho nước mắm, chan vào cơm ăn. Rồi thì món kho quẹt, bông điên điển xào,rau càng cua? Những bữa cơm với thịt rất hiếm hoi. Những bữa cơm với thịt tôi thường rất háo hức, cứ mong sao cho mau đến bữa cơm để được thưởng thức món thịt kho thơm phức mà mẹ tôi chế biến.
    Tuy cuộc sống vật chất khó khăn nhưng về mặt tình cảm giữa người với người, tình hàng xóm láng giềng ở quê tôi rất tốt đẹp. Từ đầu xóm đến cuối xóm gặp nhau ngoài đường thì cũng gật đầu chào hỏi nhau. Còn những đứa trẻ như tôi thì phải khoanh tay và chào cho thật to mỗi khi gặp những người lớn tuổi. hầu như mọi thứ bạn đều có thể vay mượn hàng xóm từ tiền bạc, đến lúa gạo, đến những thứ rất bình thường. Tôi đây cũng đã từng rất nhiều lần cầm cây đèn dầu đi qua nhà hàng xóm để xin lửa ( ở nhà chỉ có 1 cái hộp quẹt, nếu nó bị lạc đi đâu mất hoặc bị hư ). Rồi thì mang ấm nước đi xin nước mưa ( nhà tôi không có bể chứa nước mưa).
    Những khó khăn vất vả đó là chuyện của người lớn, đối với bọn trẻ con chúng tôi thì còn quá nhỏ để suy nghĩ, để quan tâm đến những chuyện đó . Nói thiệt nha, bọn trẻ nhà quê chúng tôi lúc đó khờ lắm. Chúng tôi chỉ biết vui chơi, những trò chơi dân gian, rất nhiều rất nhiều những trò chơi tập thể trong đó không thiếu những trò chơi nguy hiểm mà bây giờ nghĩ lại tôi có thể tóm gọn trong 2 chữ ?o chơi dại !?.
    Những trò chơi của bọn con trai chúng tôi thường là những trò chơi mang tính chiến đấu. trong bọn thường được chia thành 2 phe. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lấy cọng của lá cây sắn mì, bằng những cành nhỏ của cây trúc sau đó cắt thành từng đoạn khoảng 3 ?" 4 cm. Sau đó gấp những đoạn đó làm đôi kẹp vào sợi dây thung ( sợi thung tròn tròn dùng để cột bịch nylon bây giờ đó). Có đứa tỏ ra chuyên nghiệp hơn thì tìm những cây chạng ( từ 1 cành cây chia ra thành 2 cành nhỏ khác như hình chữ Y ) nhỏ làm ná để bắn cho mạnh. Như mọi chiến binh tôi cũng bị dính rất nhiều phát đạn, những phát đạn đau muốn phát khóc,có khi bị những vết bị bầm tím đến 3 - 4 ngày.
    Miền Tây vốn dĩ nổi tiếng với hệ thống kinh rạch chằng chịt, nên tắm sông là chuyện đương nhiên. Hầu như chiều nào bọn tôi cũng tụ tập để tắm sông cả. hết biểu diễn nhảy từ trên cầu xuống sông lại bày trò chơi đuổi bắt dưới sông. Hôm thì chia ra làm 2 phe lấy bùn dưới sông ?. chọi nhau. Những cuộc chạm chán, có khi giáp lá cà, Có đứa bị chọi vào mắt khóc om sòm. Nghĩ lại cũng sợ thật vì chiến thuật tấn công lúc đó chủ yếu nhằm vào ? mặt của đối phương. Những trò chơi thì nhiều lắm nào là chơi năm mười ( chơi trốn tìm ), chơi bắn súng, chơi nhảy ngựa ?..
    Chơi với nhau những trò chơi đó có khi cũng nhàm chán. Thế rồi mới bàn nhau đi phá làng phá xóm đi ăn trộm trái cây vặt. có một lần tôi đi qua nhà 1 bà già kế bên nhà: tôi đang ung dung ngồi trên cây trâm để thưởng thức những trái trâm chín ngọt thì bà già bước ra chỗ gần gốc cây và nhìn lên. Tôi gật mình chết lặng người trên gần ngọn cây, sợ đến mức không dám thở luôn. Chỉ sợ bà bắt được vì bà này cũng nổi tiếng vì khó tính. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, sau khi nhìn một hồi không thấy gì bà ta bước vào nhà. Tôi vội vàng tụt xống chạy thật nhanh về nhà ? ngồi thở.
    Thật sự, rất, rất khó nếu như tôi kể hết những cảm xúc trong tôi, những suy nghĩ trong tôi về nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Đâu đó có câu hát rằng:
    ?o ????????.
    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khủa nước ven sông.
    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    ?????????..?
    Nếu tôi là một nhà văn tài giỏi, chắc chắn với những gì tôi đã trải qua trong thời thơ ấu của mình, trên quê hương tôi, trên mảnh đất Kiên Giang. Tôi sẽ viết thành một tác phẩm, một tác phẩm thật lớn, thật dài và thật hay. Tôi muốn chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi với tất cả mọi người. Đó là quê hương của tôi, đó là tuổi thơ của tôi! Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đã có những ngày tháng tươi đẹp và êm đềm ở Miền Tây.
  8. tuan13a1

    tuan13a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    KIÊN GIANG, TUỔI THƠ VÀ KÝ ỨC
    Khi nhắc đến tuổi thơ của mình tôi cảm thấy mình là một người thật may mắn. May mắn không phải vì gia đình tôi khá giả, không phải là vì tôi có một tuổi thơ với đầy đủ vật chất .... không phải như vậy. Mà điều gần như ngược lại mới thật sự làm cho tôi cảm thấy mình thật sự may mắn, thật sự hạnh phúc mỗi khi nghĩ về những ngày còn thơ bé.
    Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng thôn quê ở tỉnh Kiên Giang. Lúc đó quê tôi còn nghèo lắm, nhà người dân chủ yếu mái lá vách đất ( đất lấy dưới sông, ao lên trộn với rơm và tro sau đó đắp lên những cây trúc được cắm nối tiếp với nhau. Gần giống như bê tông cốt thép bây giờ đó mà). ở trên sông thì toàn cầu khỉ tìm đỏ con mắt mới thấy được 1 cây cầu bê tông. Gia đình tôi cũng không đến nỗi quá khó khăn nhưng tôi cũng phần nào cảm nhận được cuộc sống khó khăn lúc đó.
    Những bữa cơm đạm bạc cứ quanh đi quẩn lại với những món rau nhà tôi trồng. Lúc đó tôi rất thích ăn món mắm mỡ. gồm thịt mỡ của con heo đem chiên lên ch ra mỡ sau đó cho nước mắm, chan vào cơm ăn. Rồi thì món kho quẹt, bông điên điển xào,rau càng cua? Những bữa cơm với thịt rất hiếm hoi. Những bữa cơm với thịt tôi thường rất háo hức, cứ mong sao cho mau đến bữa cơm để được thưởng thức món thịt kho thơm phức mà mẹ tôi chế biến.
    Tuy cuộc sống vật chất khó khăn nhưng về mặt tình cảm giữa người với người, tình hàng xóm láng giềng ở quê tôi rất tốt đẹp. Từ đầu xóm đến cuối xóm gặp nhau ngoài đường thì cũng gật đầu chào hỏi nhau. Còn những đứa trẻ như tôi thì phải khoanh tay và chào cho thật to mỗi khi gặp những người lớn tuổi. hầu như mọi thứ bạn đều có thể vay mượn hàng xóm từ tiền bạc, đến lúa gạo, đến những thứ rất bình thường. Tôi đây cũng đã từng rất nhiều lần cầm cây đèn dầu đi qua nhà hàng xóm để xin lửa ( ở nhà chỉ có 1 cái hộp quẹt, nếu nó bị lạc đi đâu mất hoặc bị hư ). Rồi thì mang ấm nước đi xin nước mưa ( nhà tôi không có bể chứa nước mưa).
    Những khó khăn vất vả đó là chuyện của người lớn, đối với bọn trẻ con chúng tôi thì còn quá nhỏ để suy nghĩ, để quan tâm đến những chuyện đó . Nói thiệt nha, bọn trẻ nhà quê chúng tôi lúc đó khờ lắm. Chúng tôi chỉ biết vui chơi, những trò chơi dân gian, rất nhiều rất nhiều những trò chơi tập thể trong đó không thiếu những trò chơi nguy hiểm mà bây giờ nghĩ lại tôi có thể tóm gọn trong 2 chữ ?o chơi dại !?.
    Những trò chơi của bọn con trai chúng tôi thường là những trò chơi mang tính chiến đấu. trong bọn thường được chia thành 2 phe. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lấy cọng của lá cây sắn mì, bằng những cành nhỏ của cây trúc sau đó cắt thành từng đoạn khoảng 3 ?" 4 cm. Sau đó gấp những đoạn đó làm đôi kẹp vào sợi dây thung ( sợi thung tròn tròn dùng để cột bịch nylon bây giờ đó). Có đứa tỏ ra chuyên nghiệp hơn thì tìm những cây chạng ( từ 1 cành cây chia ra thành 2 cành nhỏ khác như hình chữ Y ) nhỏ làm ná để bắn cho mạnh. Như mọi chiến binh tôi cũng bị dính rất nhiều phát đạn, những phát đạn đau muốn phát khóc,có khi bị những vết bị bầm tím đến 3 - 4 ngày.
    Miền Tây vốn dĩ nổi tiếng với hệ thống kinh rạch chằng chịt, nên tắm sông là chuyện đương nhiên. Hầu như chiều nào bọn tôi cũng tụ tập để tắm sông cả. hết biểu diễn nhảy từ trên cầu xuống sông lại bày trò chơi đuổi bắt dưới sông. Hôm thì chia ra làm 2 phe lấy bùn dưới sông ?. chọi nhau. Những cuộc chạm chán, có khi giáp lá cà, Có đứa bị chọi vào mắt khóc om sòm. Nghĩ lại cũng sợ thật vì chiến thuật tấn công lúc đó chủ yếu nhằm vào ? mặt của đối phương. Những trò chơi thì nhiều lắm nào là chơi năm mười ( chơi trốn tìm ), chơi bắn súng, chơi nhảy ngựa ?..
    Chơi với nhau những trò chơi đó có khi cũng nhàm chán. Thế rồi mới bàn nhau đi phá làng phá xóm đi ăn trộm trái cây vặt. có một lần tôi đi qua nhà 1 bà già kế bên nhà: tôi đang ung dung ngồi trên cây trâm để thưởng thức những trái trâm chín ngọt thì bà già bước ra chỗ gần gốc cây và nhìn lên. Tôi gật mình chết lặng người trên gần ngọn cây, sợ đến mức không dám thở luôn. Chỉ sợ bà bắt được vì bà này cũng nổi tiếng vì khó tính. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, sau khi nhìn một hồi không thấy gì bà ta bước vào nhà. Tôi vội vàng tụt xống chạy thật nhanh về nhà ? ngồi thở.
    Thật sự, rất, rất khó nếu như tôi kể hết những cảm xúc trong tôi, những suy nghĩ trong tôi về nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Đâu đó có câu hát rằng:
    ?o ????????.
    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khủa nước ven sông.
    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    ?????????..?
    Nếu tôi là một nhà văn tài giỏi, chắc chắn với những gì tôi đã trải qua trong thời thơ ấu của mình, trên quê hương tôi, trên mảnh đất Kiên Giang. Tôi sẽ viết thành một tác phẩm, một tác phẩm thật lớn, thật dài và thật hay. Tôi muốn chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi với tất cả mọi người. Đó là quê hương của tôi, đó là tuổi thơ của tôi! Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đã có những ngày tháng tươi đẹp và êm đềm ở Miền Tây.
  9. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Thông báo:
    1. Wildman1979 tài trợ thêm 25.000 Golds cho cuộc thi, tổng cộng là 31.500 golds (đã chuyển cho meoCara 20.000 golds)
    2. Để cuộc thi thành công rực rỡ, kính mong các nhà tài trợ gấp rút làm thủ tục để chuyển golds cho BTC (cụ thể là meoCara)!
    3. Ngày 9.6.2007 sắp đến gần, rất mong sự tham dự và ủng hộ cuộc thi của các thành viên box Miền Tây!
  10. coldbutcool

    coldbutcool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2006
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    Cara vào đây lấy Gold nha ^^
    http://www9.ttvnol.com/forum/gameshow/920869/trang-54.ttvn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này