1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi Ý tưởng cửa ô phía Nam Hà Nôi_Bạn về các Phương án đoạt giải

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi arcvubale, 31/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Cuộc thi Ý tưởng cửa ô phía Nam Hà Nôi_Bạn về các Phương án đoạt giải

    Mời các bạn cho ý kiến về vấn đề này:

    Mọi người đã tham quan các phương án dự thi được trưng bày ở Trụ sở Hội KTSVN chưa? Xem cả tin này nữa:

    http://www.ashui.com/chitiet3.php?k=3&d=20031226224913

    Không biết ý kiến của mọi người thế nào? Còn mình thì chưa thật "sướng" lắm với các phương án đoạt giải, hình như, những nét kiến trúc này chúng ta xem đã quá nhàm? Cái mới ở đâu? Nét đột phá không có?

    Mình muốn nghe thêm nhận xét của các bạn cho khách quan..
    Cuộc thi "Ý tưởng kiến trúc Cửa ô phía Nam Hà Nội"
    (26-12-2003)

    Chiều nay (26/12), tại Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã diễn ra buổi họp báo công bố kết quả Cuộc thi "Ý tưởng kiến trúc Cửa ô phía Nam Hà Nội". Tham dự có đại diện lãnh đạo Hội KTSVN, Tạp chí Kiến trúc, các tác giả đoạt giải, nhiều phóng viên, nhà báo và những người quan tâm. ASHUI.COM xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số kết quả của Cuộc thi này.

    Cuộc thi được phát động từ ngày 26/8/2003 đến 31/10/2003, nhằm khơi dậy sức sáng tạo của giới kiến trúc sư (KTS), sinh viên kiến trúc về kiến trúc Cửa ô phía Nam của Thủ đô Hà Nội, qua đó góp một phần trí tuệ và sức lực của mình cho Thăng Long - Hà Nội sắp tròn 1000 năm tuổi.



    Ban tổ chức đã nhận được 100 đồ án dự thi với 3 nhóm ý tưởng chính:

    Nhóm I (09 phương án) quan niệm cửa ô chỉ là một dấu mốc, có thể là một tuyến công trình hay một tuyến vật thể kiến trúc được tổ hợp thành tuyến hay thành cụm để tạo ra "cảm giác cổng". Hình thể kiến trúc của nhóm này có hai cách biểu hiện: sử dụng hình tượng kiến trúc dân tộc như đầu đao mái đình, đầu rồng, hình tượng rồng vàng, bó tre,... Cảm giác cổng được tạo nên từ hình ảnh quen thuộc của cái cổng thật được biến điệu. Cách thứ hai là các vật thể tự thân như hệ thống các tấm chắn, chuỗi các bức tường được sắp đặt để tạo chuỗi hình ảnh về "cảm giác cổng". Cách này dễ đạt được cái mới, cái lạ nhưng khó tạo ra hình ảnh "cửa ô", chưa vượt qua được hình ảnh quen thuộc về cổng.

    Nhóm II (69 phương án) quan niệm cửa ô như "một cổng biểu tượng". Hình tượng Sao Khuê (Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám), hình tượng rồng, ngôi sao, chim Lạc được sử dụng nhiều nhất. Kế đến là hình tượng cây đa, cổng Khải hoàn, cánh chim, cổng thành Hà Nội xưa, Tháp Rùa, trống đại,... hay chỉ đơn thuần là hình dạng tự thân của các khối hình học đơn giản, quen thuộc của tạo hình kiến trúc: cung vòm, khung chữ nhật, các biến thể động tạo mặt cong bậc hai (cinetique), các đường cong, đường xoắn bậc hai. Biểu tượng cổng có thể nằm chính trục giao thông, một bên đường cao tốc hay một khu vực nào đó trên đường vào Hà Nội từ phía Nam.

    Nhóm III (15 phương án) quan niệm đó là một quần thể công trình kiến trúc tạo ấn tượng cổng, hình ảnh cổng nhưng không có yếu tố kiến trúc của cổng. Có thể đó là một trung tâm văn hóa, một trung tâm giao dịch thương mại, khách san văn phòng. Quần thể đó là tổ hợp kiến trúc.

    Qua hai ngày làm việc, Hội đồng giám khảo đã chọn đồ án mang số 95, dạng tuyến của nhóm KTS Trần Nguyễn Hoàng, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hoành, Nguyễn Đông Giang (Công ty Kiến trúc HAAI - Trường ĐH Kiến trúc HN) đoạt Giải Nhất. Đồ án đã thể hiện được khái niệm cổng mà không phải là cổng; hình tượng đầu rồng gần gũi nhưng tổ hợp thành chuỗi, tạo cảm giác biến trượt, động và nhắc lại trên một tuyến ngắn hai bên đường cao tốc vào Hà Nội. Yếu tố "khả dĩ" quy lại ở hình ảnh quen thuộc của cổng, ở hình tượng rồng quen thuộc của văn hóa truyền thống, ở lối bố cục đơn giản mà tạo hiệu quả mạnh, ở chất "thượng võ hào hoa" như nhóm tác giả đã đặt tên cho phương án.

    Giải Nhì thuộc về đồ án mang số 80, dạng cổng biểu tượng, của nhóm sinh viên kiến trúc Hồ Mộng Long và Đỗ Văn Bình (lớp 99K5 Trường ĐH Kiến trúc HN). Đồ án dùng hình tượng "chuyển mình cất cánh của chim Lạc, là sự vươn lên của Hà Nội trong thiên niên kỷ mới". Ý tưởng là vậy mà hình tượng còn gượng và thật cũng không mới về quan niệm cửa ô. Vẫn là cái "cổng chào", nơi có con đường xuyên qua. Nhưng trong nhóm cổng biểu tượng, đồ án đạt được chất khỏe khoắn của đường nét, hệ thống các dây căng tạo được các biến hình động của hình tượng. Các tác giả chưa thật tinh trong việc chọn hình ảnh, phối cảnh chính phụ để thể hiện trên bản vẽ.

    Hội đồng giám khảo chỉ chọn được 01 đồ án Giải Ba thay vì 2 đồ án như Điều lệ cuộc thi đã công bố. Giải Ba thuộc về đồ án mang số 91 của nhóm KTS Trịnh Hồng Việt, Nguyễn Thanh Tùng cùng các sinh viên lớp 2000K1 Trường ĐHKTHN: Đặng Quang Nhung, Trần Văn Ngân, Đặng Văn Hiếu và Lế Trương Khôi. Các tác giả quan niệm Cửa ô phía Nam như một "Cổng ngõ phía Nam", nơi giao nhau của các đường vành đai 3, quốc lộ 1A và 1B, nơi mà tất cả mọi con đường từ phía Nam vào hà Nội đều phải đi qua. Ở giữa khoảng giao đó các tác giả đặt một biểu tượng "Rồng bay". Chưa thật rõ ý, chưa thật chuẩn hình và cũng chưa tiên liệu được cái bất khả giữa các giao tuyến tốc độ cao và hình tượng nghệ thuật cho cửa ô. Nhưng đồ án gợi được chất hiện đại và viễn cảnh của một cửa ô giao thông phía Nam Hà Nội vào năm 2010.

    Ngoài ra, Cuộc thi còn có 05 đồ án Khuyến khích: số 5 (KTS Lê Hồng Minh), 26 (KTS Trần Đức Phú, KTS Lê Thanh Thủy), 73 (KTS Trương Chí Thành, KTS Phạm Ngọc Nguyên, KTS Đỗ Xuân Hà), 76 (KTS Nguyễn Hải Long, KTS Trần Đình Sơn, KTS Trần Thái Nguyên), 93 (KTS Nguyễn Đông Giang, KTS Lê Trung Hiếu, KTS Trần Nguyễn Hoàng, KTS Nguyễn Hoành, KTS Nguyễn Xuân Khôi, KTS Lê Đăng Tùng, SV Vũ Minh Tú).

    Cuộc thi đã khép lại, nhưng những ý tưởng kiến trúc, và cao hơn là những tấm lòng yêu thiết tha Hà Nội, sự chân thành muốn cống hiến nhiều hơn cho Hà Nội của các KTS trẻ, của những KTS tương lai sẽ còn vọng mãi, tụ cùng âm vang của ngàn chiếc trống đại thúc lên lời chào Hà Nội - Thăng Long 1000 năm tuổi.

    100 đồ án dự thi được trưng bày tại Trụ sở Hội Kiến trúc sư Việt Nam, 23 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội đến ngày 31/12/2003 nhằm giới thiệu và lấy ý kiến công chúng và giới nghề về những ý tưởng kiến trúc Cửa Ô phía Nam Hà Nội.

    ASHUI.COM



    Arch:VŨ BA LÊ
  2. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Đã xem, đã đọc và đã nghe nhiều người nói. Bản thân tôi cũng thấy chưa được sướng. Tôi đồng ý với ý kiến của anh ViệtKhang, cả 3 Đồ án còn mang đậm nét Đồ án SV. Chưa có chất nhà nghề.
    Ở Đồ án giải nhất : tại sao tác giả chọn số 8 mà không phải 7 hoặc 9. Có lẽ vì đối xứng. Tại sao lại giải quyết vấn đề cổng mà không phải là cổng, trong khi đề bài đặt ra là Cửa Ô phía Nam?
    Nhìn vào ta có cảm giác đây là 2 hàng đầu đao chứ hoàn toàn không thấy cái thượng võ và hào hoa gì cả. Có cần đưa quá nhiều ngụy biện vào một cuộc thi mang đầy tính thực tiễn này không nhỉ?
    Các chi tiết hơi rườm rà không hiệu quả nếu đặt trên đường Cao tốc như PA đề xuất. Sự cảm nhận ở đây là rất nhanh chắc khó mà thấy hết những cái đẹp như trong phối cảnh toàn người đi bộ kia.
    Ở Đồ án giải Nhì : Có lẽ không cần nhìn tên tác giả cũng biết là SV. Đây cũng là 1 Đồ án tốt nếu xét về góc độ của SV. Còn riêng tôi thấy nếu xây lên thì chắc nó sẽ thành 1 khối vô cảm. Không thể tìm ra được vị trí nào để có thể nhìn thấy cái hình tượng chuyển mình cất cánh của chim Lạc. Nếu cho tôi đi đi lại lại 10 lần liên tiếp qua cái cổng này chắc cũng nhìn không ra. Không hiểu bây giờ là năm bao nhiêu rồi mà các bác KTS chấm giải còn tin vào mấy cái ý tưởng sặc mùi tiểu thuyết này???
    Đồ án giải 3 theo tôi khả dĩ hơn Đồ án giải 2 nhưng có lẽ mang tính Điêu khắc cao hơn Kiến trúc. Tự nhiên ở PA này Hội đông chấm giải lại quan tâm đến vấn đề tốc độ cảm nhận trên đường cao tốc. Tại sao thế nhỉ? Sao 2 cái trước không đặt ra vấn đề này???
    """Chưa thật rõ ý, chưa thật chuẩn hình và cũng chưa tiên liệu được cái bất khả giữa các giao tuyến tốc độ cao và hình tượng nghệ thuật cho cửa ô. """
    Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ rằng nếu đặt ra vấn đề cảm nhận thì nó vẫn giải quyết được, nghĩa là dễ nhìn ra Ý đồ của tác giả hơn 2 cái kia. Đúng không nhỉ???
    TẠISAOTHẾNHỈ?????????????????????????????????????
    http://www.ashui.com/~forum/showthread.php?s=&postid=1256#post1256
    Arch:VŨ BA LÊ
  3. Helloweener

    Helloweener Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Em chẳng dám có ý kiến gì nhiều về chuyên môn nhưng có một điều thắc mắc là em nhìn mãi không thấy cái nào nó giống với thực tế Ô Cửa Nam bi giờ nhỉ, chắc đây là để tương lai cho con cháu, ah quên cháu chắt chúng ta xây dựng thôi.
    Nơi em ngồi ngày xưa còn ấm lắm.Anh gối lên và ngủ một giấc dài.Em có biết đời cho em là mộng.Để anh về cứ tưởng một thành hai
  4. KienToRuc

    KienToRuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác, em là sinh viên nên nhận xét của em thế nào mong các bác thông cảm.
    Em thấy chả có cái nào em thấy sự đồng cảm cả, cái thứ nhất làm cứ như mấy ông Kiến Trúc Sư ngày xưa, chẳng qua hoa hoè hoa sói thêm chút đỉnh.
    Còn hai cái còn lại nó cứ thế nào ý, cứ như là bài đồ án sinh viên vậy!
    Chẳng lẽ KTS nước nhà chỉ sáng tác được bấy nhiêu đó thôi à
  5. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Híc híc ... Sáng tác như thế là hay quá rồi !
    Không biết sắp tới mình có làm được như họ không đây nữa ?
    New Architecture

Chia sẻ trang này